Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:51:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Theo vết xích xe tăng - Tập 1  (Đọc 67343 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #40 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2009, 10:12:55 am »

Vợ Coóng đỏ mặt bẽn lẽn hồi lâu mới nói:

- Báo cáo thủ trưởng và các anh. Em là giáo viên dạy cấp một. Chúng em cưới nhau xong là anh Coóng đi bộ đội ngay. Em “chưa có gì”. Anh Coóng về lần này ít ngày quá, lại gặp “không may ‘. Phong tục quê em khổ lắm cô dâu chưa có con thì chưa cho về nhà chồng, nên em đánh liều bỏ dạy học mấy ngày để theo anh Coóng xuống đây. Chỉ mong “có” là em về. Anh Coóng đi chiến trường bao lâu cũng được.  Thủ trưởng và các anh biết đấy, anh Coóng đi chiến đấu dù gian khổ, hy sinh, nhưng luôn luôn có đồng đội bên cạnh. Còn em ở nhà vò võ một mình không có đứa con thì buồn lắm. Mà biết đâu...  Vợ Chồng bỏ lửng câu nói. Nhưng chúng tôi đều hiểu. Không khí trầm hẳn xuống. Thực ra đây không chỉ là tâm tư của riêng vợ chồng Coóng mà cũng là nỗi lòng của nhiều chiến sĩ thiết giáp ra tiền tuyến đánh giặc cứu nước.

Lát sau Coóng thành thực nói:

- Biết em đi chiến trường vợ em theo .. luôn, không kịp chuẩn bị tiền, gạo gì cả. Còn mấy đồng ăn đường trả phép, hai vợ chồng dè xẻn chi tiêu đến đây cũng vừa hết.

Tôi suy nghĩ giây lát rồi nói:

- Được rồi, vợ chồng cậu cứ yên tâm ở lại đây cho đến ngày đơn vị lên đường. Đừng phải lo lắng tiền nong ăn uống gì, đồng chí Coóng được nghỉ tiếp một ngày nữa.

Về đơn vị tôi triệu cán bộ lên hội ý. Mọi người đều nhất trí là hoàn cảnh của cậu Coóng là trường hợp đặc biệt, nhất là đối với phong tục người dân tộc thiểu số. Đơn vị cần hết sức giúp đỡ: Một là: Còn ngày nào chưa đi chiến trường thì nên bố trí cho Coóng công tác gần và miễn giảm một số thời gian sinh hoạt không cần thiết. Hai là: Đơn vị còn một số gạo tăng gia và tiền qũy có thể trích ra một phần, hàng ngày quản lý cấp hai suất gạo và thực phẩm cho Coóng, đưa ra trạm đón tiếp gia đình quân nhân để hai vợ chồng tự nấu ăn riêng.

Rất may là kế hoạch hành quân được trên thông báo tạm hoãn 20 ngày nữa. Chúng tôi ra thăm thấy vợ chồng Coóng ngày một phấn khởi, béo khoẻ ra: Ai nấy đều vui mừng. Còn vợ chồng Coóng luôn miệng ríu rít cảm ơn.

Ngày lên đường đã tới, chúng tôi ra thăm vợ chồng Coóng lần cuối. Mỗi người góp một ít tiền, giúp cô ấy đủ một suất xe và ăn đường về đến nhà.  Chị cảm động nói: Hai mươi ngày qua là 20 ngày hạnh phúc nhất của vợ chồng chúng em. Em hy vọng lần này mà có kết quả thì đứa con của chúng em thật sự là đứa con của bộ đội tăng thiết giáp. 

Mười tháng sau, chúng tôi nhận được thư của chị Coóng báo tin đã sinh được một cháu trai. Chị viết: Bố, mẹ em và em đặt tên cháu là Lâm, để kỷ niệm những ngày ở Cam Lâm được cả đơn vị, các anh hết lòng thương yêu đùm bọc.

Lá thư được truyền tay nhau đọc, ai nấy đều mừng cho vợ chồng Coóng và hạnh phúc của hai người.

Ga Bến Đá

Cuộc kháng chiến chống Mỹ giữa ta và địch ở vào thời kỳ gay go quyết liệt. Việc xây dựng lực lượng, tăng cường trang bị vũ khí kỹ thuật cho quân đội ngày càng khẩn trương.

Tàu hoả chở vũ khí trang bị kỹ thuật từ Hải Phòng về, từ Trung Quốc sang, phần lớn xuống ga quân sự Bến Đá (cách Phủ Lỗ 4 - 5km) vào ban đêm phải bốc dỡ nhanh, sơ tán nhanh ra khỏi khu ga để đầu máy toa xe đưa đi sơ tán tránh máy bay Mỹ bắn phá. Nhất là ga Bến Đá nằm trong hành lang sân bay Nội Bài lại là mục tiêu đánh phá trọng tâm của không quân Mỹ.

Vào một đêm tháng 10 năm 1969, Binh chủng Tăng - Thiết giáp được nhận bốn bộ xe chở tăng (maz-32) bao gồm bốn đầu kéo và bốn moóc. Đầu máy nặng 32 tấn, moóc 28 tấn. Mỗi toa tàu hoả chở được một đầu máy hoặc một móc. Cả thảy được đặt trên 8 toa tàu hoả theo thứ tự một toa đầu kéo, một toa moóc.

« Sửa lần cuối: 10 Tháng Bảy, 2009, 10:15:22 am gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #41 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2009, 10:13:28 am »

Hai giờ sáng xuống được một xe, một moóc, đến đầu xe thứ hai máy không nổ cả 3 người sửa chữa không được trời đã gần sáng. Tôi vào liên hệ với đại diện quân vận và đường sắt có phương cách gì giúp không. Đồng chí quân vận trả lời:

 “Chúng tôi chỉ làm nhiệm vụ liên hệ với đường sắt và giao hằng cho đơn vị tại toa xe”. Tôi đề nghị đại diện đường sắt điều đầu máy cắt 2 toa rỗng ra để cho toa có đầu kéo chết tiếp cận vào xe mới kéo xuống được. Được đại diện đường sắt trả lời: “Đầu máy đã cắt đi giấu, lúc này không ai được phép điều đầu máy để làm mồi cho máy bay Mỹ”.

Tình thế thật gay cấn, xe không nổ máy, trời đã sáng. Tôi trao đổi với hai lái xe: Nguyễn Văn Đại, Nguyễn Văn Chấn lúc này ba chúng ta phải giải quyết. Tôi quyết định lấy đầu kéo xe đã xuống đồng chí Đại lên lái xe tôi chỉ huy. Bước đầu tập thống nhất tín hiệu, thuần thục ga, phanh, tay lái, tiến lùi 3 lần trên đường bằng. Sau 3 lần tập, hợp đồng ăn khớp với nhau cho xe vào lùi, lên dốc tại ke. Đồng chí Chấn đứng làm chuẩn nơi tiếp giáp giữa mép toa bên trái, chiếu thành một đường thẳng, lấy đá đặt cách quãng 2 - 3 mét 1 hòn để làm cọc tiêu.

Khó khăn nhất là độ dốc xe quá lớn, vì xe chủ yếu để xuống khỏi toa các loại xe xích. Khi còn ở dưới thấp chỉ huy còn dễ, lúc xe lùi lên dốc thì chỉ huy phải đứng cách xa, phải tập trung đôi mắt nhìn vào lái xe, cọc tiêu nhìn vào đồng chí Chấn chỉ huy cho xe nhích từng tí một, cuối cùng thì chuyển được hai bánh sau, bốn bánh sau và cả xe đã vào được toa. Lúc này chỉ này lái xe trên toa xe cũng là việc căng thẳng, bánh xe thì to cả hai bên đều thừa ra mép ngoài 10 cm, chỉ cần chệch tay lái là đổ xe.

Những phút căng thẳg đã qua đầu máy đã lùi hết toa thứ nhất, sang toa thứ hai đúng vị trí, móc được dây cáp vào đầu máy chết. Xe này do Nguyễn Văn Chấn lái. Từng bước thận trọng cả ba chúng tôi đã đưa được đầu máy chết xuống đất an toàn. Tiếp đó đầu máy phải lùi qua ba toa tàu hoả, kéo được móc xuống. Tiếp đó bộ xe moóc thứ ba, thứ tư giải phóng khỏi toa xe an toàn.

Xe xuống xong đã 9 giờ sáng, thật hú vía máy bay định chưa hoạt động. Các đồng chí quân vận, đường sắt ra bắt tay chúng tôi: “Các đồng chí giỏi quá, thông minh quá, dũng cảm quá, chúng tôi rất lo cho số xe Maz không xuống được thì số phận ga Bến Đá hôm nay không biết ra sao với bọn giặc lái Mỹ .

Cả ba chúng tôi thở phào đã hoàn thành nhiệm vụ, sau đó, đưa xe Maz đi sư tán. Xong việc rồi lấy phong lương khô ra ăn, mặt mũi anh nào cũng nhọ nhem, hốc hác vừa đói, vừa buồn ngủ.  Nhưng trên nét mặt ai cũng rạng rỡ vừa trải qua một thử thách thật gây cấn trong đời lái xe.

Dùng xe Ô tô kéo bia di động

Từ một Trung đoàn xe tăng 202, Bộ Tổng tư lệnh quyết định thành lập Binh chủng Tăng - Thiết giáp và những năm sau phát triển thêm một số trung đoàn xe tăng. Do đó yêu cầu huấn luyện, số lần tập bắn súng, pháo trên xe tăng tại trường bắn Cam Lâm tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng tăng lên. 

Từ năm 1963 trường bắn đã có đường ray ngang, đường ray chéo để kéo bia. Song vẫn là kéo bia thủ công do hai chiến sĩ quay tời cuộn dây cho bia di động, tiến, lùi, ẩn, hiện theo giáo trình tập bắn. Nhưng chưa đạt yêu cầu về tốc độ nhanh, chậm, ẩn hiện của bia, đồng thời hai chiến sĩ kéo bắn liên tục quá mệt.

Đồng chí Tạ Mậu trợ lý bắn súng của Trung đoàn 202 đã trực tiếp trình bày khó khăn về kéo bia với trợ lý xe Ô tô trung đoàn. Cả hai chúng tôi đã ra thực địa quan sát và thảo luận thống nhất có thể dùng xe. Ô tô kéo bia thay cho người kéo tay. Sáng đó, tôi dẫn lái xe Ma Văn Tráng ra trường bắn nghiên cứu và đã dùng một vành bánh xe GAT-63 hàn rộng thêm hai bờ vành 20 cm. Đồng chí Tạ Mậu đưa xe ra trường bắn thực nghiệm.

Xe Ô tô được đặt vào vị trí cố định, chèn thật chắc chắn, kích bổng hai bánh sau, tháo một bánh xe ra, lắp vành bánh cải tiến vào để cuốn dây cáp Tay ga cố định khi bia ẩn hiện bình thường. Khi cần bia vận hành nhanh hoặc chậm, tiến, lùi lái xe điều chỉnh ga, theo sự chỉ huy của đồng chí Tạ Mậu. Kết quả dùng xe tô kéo bia phục vụ cho xe tăng tập bắn đạt yêu cầu tốt của giáo trình huấn luyện. Tôi và Tạ Mậu và các đơn vị tập bắn rất vui hoan nghênh kết quả xe Ô tô kéo bia di động. 

Đồng chí Tạ Mậu đã phát biểu: “Từ trước tới nay chúng tôi’ chưa nghĩ ra, cùng một đơn vị mà không biết quan hệ phát huy thế mạnh của nhau.  chúng tối rất hoan nghênh ngành xe tô đã giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ tập bắn súng. Ngành xe tô đã thiết thực góp phần xây dựng Binh chủng. 

Từ đó, kế hoạch sử dụng xe, hàng tháng của Trung đoàn 202 có thêm mục xe Ô tô kéo bia của phòng Tham mưu. Lái xe Ma Văn Tráng được đặc trách sử dụng xe Ô tô kéo bia cho các đơn vị tăng tập bắn từ năm 1966 đến năm 1976 cho đến khi trường bắn được Liên Xô viện trợ thiết bị hiện đại, Binh chủng xây dựng trường bắn hiện đại mới không sử dụng Ô tô kéo bia di động.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #42 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2009, 10:35:13 am »

SÔNG PÔCÔ VẪN CHẢY XUÔI .

Thiếu tướng Lê Xuân Kiện,
Nguyên Tư lệnh Binh chủng tăng
-Thiết giáp (1980-1989)


Năm 1972, Bộ Tổng tư lệnh quyết định sử dụng Tăng - Thiết giáp vào chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên. Cuối tháng 11 năm 1971, sau 4 tháng trèo đèo, lội suối tổ cán bộ Tăng - Thiết giáp chúng tôi cùng cán bộ các binh chủng, cán bộ Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị đã có mặt tại sở chỉ huy mặt trận Tây Nguyên (B3).

Thời gian này tôi đảm nhiệm chức trách Tham mưu phó Binh chủng.  Trong một cuộc họp, anh Hồ Đệ, Phó tham mưu trưởng mặt trận phổ biến kế hoạch tác chiến cho chúng tôi: “Mặt trận giao cho Trung đoàn đặc công 198 của Mặt trận Tây Nguyên đánh trước, chiếm một số mục tiêu quan trọng của căn cứ Tân Cảnh để mở màn chiến dịch. Sau đó bộ binh, xe tăng, pháo binh, pháo cao xạ, công binh, theo cách đánh hiệp đồng sẽ tiến công dứt điểm, tiêu diệt căn cứ Tân Cảnh - Đắc Tô”.

Anh Hồ Đệ còn nhấn mạnh “Đây là kế hoạch tác chiến chiến dịch đã được Đảng uỷ Bộ Tư lệnh Mặt trận B3 thông qua. Cơ quan tham mưu mặt trận đã tổ chức tập huấn cho cán bộ từ cấp trung đoàn trở lên rồi” .

Về kế hoạch tác chiến, chúng tôi cảm thấy chưa ổn, nên đề nnghị Phó tham mưu trưởng:

Một là, đoàn cán bộ các binh chủng được Bộ Tổng tham mưu giao nhiệm vụ vào tăng cường cho Mặt trận B3 và giúp chiến trường xây dựng kế hoạch tác chiến hiệp đồng binh chủng, vậy chúng tôi có được tham gia ý kiến vào kế hoạch tác chiến của chiến trường không ?

Hai là nếu đặc công đánh trước vào Tân Cảnh sau đó pháo binh bắn chuẩn bị, chi viện cho bộ binh và xe tăng xung phong, thì số thương binh của đặc công nằm rải rác trên các hướng tấn công, cả pháo binh xe tăng rất khó bảo đảm an toàn cho thương binh.

Ba là, ta tấn công Tân Cảnh vào ban đêm, trời tối làm sao phân biệt được lô cốt nào đặc công đã chiếm, với lô cốt còn có địch. Khi xe tăng tung hoả lực tiêu diệt lô cốt, ụ súng của địch, sẽ giải quyết ra sao để khỏi bắn nhầm nơi đặc công đã chiếm ? 

Nghe xong anh Hồ Đệ chưa giải đáp, cử cán bộ báo cáo và xin ý kiến Bộ Tư lệnh Mặt trận. Mười lăm phút sau, Thiếu tướng Hoàng Minh Thảo tư lệnh và đại tá Thế Môn chính uỷ mặt trận đến phòng họp.

Tư lệnh Hoàng Minh Thảo nói: “Mặc dầu kế hoạch tác chiến chiến dịch đã chuẩn bị và được Đảng uỷ thông qua, nhưng nếu các đồng chí có phương án tác chiến tốt hơn, thì Bộ Tư lệnh sẽ báo cáo với Đảng uỷ bỏ kế hoạch đã chuẩn bị và phê chuẩn kế hoạch mới”.

Chúng tôi thật sự vui mừng và nghĩ thầm: thật là một vị tướng xông pha chiến trận nhiều trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, kinh nghiệm dày dạn, lại biết lắng nghe ý kiến của quần chúng. . .

Tôi phấn khởi trình bày ý kiến của mình:

- Thưa Tư lệnh, Chính uỷ và các đồng chí, nếu đánh theo phương án cũ, giả thiết đặc công không chiếm được bàn đạp và mục tiêu quan trọng căn cứ Tân Cảnh thì khi sử dụng xe tăng, bộ binh, đánh tiếp sẽ khó khăn hơn. Diện tích căn cứ Tân Cảnh rất rộng, hàng chục héc ta, phía Bắc có sở chỉ huy Trung đoàn 42 và sở chỉ huy tiền phương Sư đoàn 22 quân nguỵ, phía Nam có trận địa pháo binh lớn, vì vậy nên giao cho Trung đoàn đặc công 198 tiêu diệt trận địa pháo binh, cho phép đặc công hoàn toàn chủ động nổ súng thích hợp vào đêm 23 - 4. Còn phía Bắc căn cứ Tân Cảnh giao cho bộ binh, xe tăng, pháo binh, cao xạ, có sự đảm bảo cơ động của công binh, vận dụng cách đánh hiệp đồng binh chủng qui mô vừa là phù hợp.

Sau một lúc suy nghĩ, Tư lệnh Hoàng Minh Thảo trao đổi với Chính uỷ và quyết định: Trận địa pháo binh ở phía Nam căn cứ Tân Cảnh, giao cho Trung đoàn đặc công 198, tiến công tiêu diệt. Khu phía Bắc Tân Cảnh giao cho Trung đoàn bộ binh 66 được tăng cường một đại đội xe tăng, một trung đội pháo cao xạ tự hành 57 ly, dưới sự chi viện của pháo binh, pháo cao xạ chiến dịch, tiến công tiêu diệt. 

Tân Cảnh - Đắc Tô 2 là cụm cứ điểm then chốt án ngữ phía Bắc tỉnh Kon Tum, nằm sát quốc lộ 14 và 18, mặt đường rộng từ 6 - 8m, được rải nhựa. Dựa vào thế núi hiểm trở, có sông Pô-cô và suối Đắc-ta-can bao bọc nên quân nguỵ rất chủ quan. Chúng đã nhiều lần huênh hoang tuyên bố với đồng bào Tây Nguyên: “Bao giờ nước sông Pô-cô chảy ngược thì Việt Cộng mới đánh được Tân Cảnh”. 

Lực lượng địch phòng thủ Tân Cảnh là Trung đoàn bộ binh 42, có sở chỉ huy tiền phương, Sư đoàn 22, được tăng cường chi đoàn thiết giáp gồm 40 xe M113 và M41, một trận địa pháo có 41 khẩu 105 và 155 milimét. .

Lực lượng phòng thủ Đắc Tô 2 là Trung đoàn bộ binh 47 được tăng cường trận địa pháo có 10 khẩu 105 và 155 milimét và một chi đoàn thiết giáp M41 và M113.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #43 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2009, 10:35:27 am »

Bộ Tư lệnh Binh chủng Tăng - Thiết giáp chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh, đã tăng cường cho mặt trận Tây Nguyên một tiểu đoàn xe tăng, gồm 37 xe tăng hạng trung và hạng nhẹ. Cuối tháng 2 - 1972, tiểu đoàn xe tăng, vượt Trường Sơn đến tập kết tại vùng ngã ba biên giới Việt - Lào -Cămpuchia.

Ngày 8 tháng 4 năm 1972, theo phương án tác chiến tôi ngồi trong chiếc xe tăng đầu tiên trong đội hình để trực tiếp chỉ huy đơn vị xe tăng vào khu tập kết chiến dịch, cách căn cứ Tân Cảnh khoảng 20 ki-lô-mét.

Đêm 23 tháng 4, Đại đội xe tăng 7 và trung đội pháo cao xạ tự hành (zcy-2-57) từ khu tập kết chiến dịch đã bí mật hành quân, từng xe một tiến vào khu vực tập kết chiến đấu, cách căn cứ Tân Cảnh 5 ki-lô-mét.

Đúng 24 giờ ngày 23 tháng 4, Trung đoàn đặc 198 nổ súng đánh địch ở trận địa pháo binh côn Nam. Địch đối phó rất quyết liệt. Đúng 04 giờ 35 phút ngày 2l tháng 4 pháo binh của ta lên tiếng, từng loạt, dồn dập trút xuống căn cứ Tân Cảnh.  Trên các hướng bộ đội ta đồng loạt nổ súng tiến công, Đại đội xe tăng 7 dùng tốc độ cao vọt lên tuyến triển khai chiến đấu ở phía Đông và Đông Nam Tân Cảnh, pháo của xe tăng bắn sập các lô cốt địch và đè rào xung phong . . .

Một tình huống khó khăn xuất hiện, xe tăng ở phía Đông Tân Cảnh gặp suối Đắc-ta-can, đoạn nhiều bùn, lầy lún, nước lại quá sâu nên không thể vượt qua suối được. Tình thế lúc này rất khẩn trương và cũng rất căng thẳng, nhờ đã đi trinh sát suối Đắc-ta-can biết được khó khăn trên, tôi quyết định lệnh cho đơn vị xe tăng quay trở lại thị trấn Tân Cảnh, vận động theo quốc lộ 18, vượt cầu đánh thẳng vào cổng chính căn cứ Tân Cảnh.

Phân đội bộ binh thuộc Trung đoàn 66, đang bị một khẩu- trọng liên 20 mi-li-mét bắn rất mạnh cản đường, không tiến lên được. Các chiến sĩ bộ binh đang sử dụng bộc phá để phá rào thép gai, thì xe tăng ta bất ngờ xuất hiện, vượt cầu xông lên húc đổ cổng chính căn cứ, ổ trọng liên bỏ chạy, tận dụng thời cơ, bộ binh của ta lao lên xung phong vào căn cứ Tân Cảnh.

Trên các hướng xe tăng hiệp đồng cùng bộ binh tiêu diệt hết mục tiêu này đến mục tiêu khác. Trận đánh đầu tiên của bộ đội xe tăng trên chiến trường Tây Nguyên đã thắng lợi ròn rã . . .  Trời sáng dần, sương đêm còn đọng trên tán lá cây rừng, long lanh như sung sướng đến rơi lệ vì ngày vui giải phóng đến gần.

Trên bầu trời yên tĩnh bỗng rộ lên tiếng gầm rú các loại máy bay “thầu sấm”, “con ma” của giặc Mỹ. Chúng ồ ạt bắn phá vào cổng chính căn cứ Tân Cảnh. Quân ta bắn trả rất mãnh liệt, tiếp tục chi viện cho các phân đội bộ binh thọc sâu, chia cắt đội hình địch trong căn cứ. Xe tăng số 352 đã dũng cảm tiến sát sở chỉ huy Sư 22 nguy, dùng pháo xe tăng bắn tung hầm cố thủ, rồi dùng xích sắt nghiến nát các ụ súng còn chống cự. Tên đại tá Lê Văn Đạt sư đoàn trưởng Sư 22 và một số số quan tham mưu bị diệt tại sở chỉ huy. . .

Tiếp đó, các trung đội xe tăng tiến đánh tiếp khu vực sở chỉ huy Trung đoàn 42 nguỵ. Xe tăng ta đã bắn cháy 6 xe tăng M41 ở khu vực thiết giáp trong căn cứ.  Địch hoảng loạn, khi thấy xe tăng của ta xuất hiện trên các hướng, sau này tôi được nghe một hàng binh, kể chuyện lúc đó chúng nói với nhau “Xe tăng của Việt Cộng, con báo Châu á đã xuất hiện, quân lực Việt Nam Cộng hoà, tam thập lục kế, chỉ có kế chuồn là thượng sách. . .”.

Trước nguy cơ bị tiêu diệt, viên chỉ huy ở Tân Cảnh điện xin cấp trên cho bỏ Tân Cảnh, tướng tư lệnh Quân khu 2, Ngô Huy Du đã chấp thuận, nhưng cố vấn Mỹ lại không chuẩn y. Bất chấp lệnh tử thủ của quan thầy Mỹ, địch ở căn cứ Tân Cảnh đã vứt bỏ tất cả: xe tăng, pháo . . . rút chạy, nhưng đại bộ phận đều bị lực lượng bao vây của ta bắt sống. 

Đúng 10 giờ ngày 24 tháng 4 năm 1972, toàn bộ quân địch ở căn cứ Tân Cảnh bị tiêu diệt và bắt sống. Ta đã làm chủ hoàn toàn phía Bắc căn cứ Tân Cảnh, ở trận địa pháo phía Nam, địch còn chống trả quyết liệt. Được lệnh của Tư lệnh tiền phương chiến dịch tôi lệnh cho đại đội trưởng xe tăng Bùi Đình Đột điều 3 xe tăng xuống phía Nam chi viện cho đặc công chiến đấu. Khi xe tăng của ta tới cách lô cốt địch 600 mét, đã dùng pháo xe tăng bắn sập lô cốt, chi viện cho đặc công đánh chiếm.

Đúng 11 giờ 30 phút địch ở trận địa pháo phía Nam đã thò khăn trắng ra ngoài lỗ châu mai ở lô cốt còn lại, xin hàng.  Thừa thắng Tư lệnh tiền phương chiến dịch lệnh điều một trung đội xe tăng (3 chiến) và phân đội pháo tự hành 57 mi-li-mét, cơ động theo quốc lộ 18 đến hiệp đồng với trung đoàn bộ binh của Sư đoàn 2 tiến công Đắc Tô 2.

Trung đội trưởng xe tăng Nguyễn Nhân Triển, tuy nhận được lệnh quá gấp, địa hình lại chưa rõ, nhưng đồng chí đã chỉ huy đơn vị tiến thẳng đến căn cứ Đắc Tô 2. Phát hiện xe tăng của ta có ít, địch đã điều hàng chục xe tăng M41 ra phía Đông sân bay để ngăn chặn. Mặc dù mới chỉ có một xe đi đầu tới nơi, đồng chí Triển đã chỉ huy xe tăng số 337 dũng mạnh xông thẳng vào giữa đội hình xe tăng địch liên tiếp bắn cháy liền 4 xe tăng M41 của địch. Đội hình xe tăng địch hoàn toàn rối loạn, đúng lúc đó có 2 xe tăng của ta đến kịp và hiệp đồng được với trung đoàn bộ binh, tiến công đánh chiếm căn cứ Đắc Tô 2.  Thế là toàn bộ căn cứ Tân Cảnh và Đắc Tô 2 bị diệt, ta bắt sống 1700 tù binh trong đó có 50 sĩ quan.

Sau chiến thắng, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã đến thăm bộ đội xe tăng Quân giải phóng và tấm tắc khen “Voi sắt của bộ đội giải phóng rất bự, rất ghê, hèn chi quân nguỵ thua to, chúng nói: bao giờ nước sông Pô Cô chảy ngược thì Việt Cộng mới đánh được Tân Cảnh là nói láo”.

Viết lại những dòng kỷ niệm này, trong tôi lại hiện lên những gương mặt thân quen. Biết bao đồng bào, đồng chí đồng đội đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng Tổ quốc Việt Nam chúng ta.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #44 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2009, 10:53:47 am »

ĐỘI 33 - ĐƠN VỊ TĂNG – THIẾT GIÁP ĐẦU TIÊN
CỦA QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM

Đại tá Võ Ngọc Hải,
nguyên Chánh uỷ Bộ đội Tăng - Thiết giáp  B2


Từ năm 1964 để xây dựng lực lượng thiết giáp Quân giải phóng miền Nam, Trung đoàn 202 theo lệnh Bộ đã cử nhiều đoàn cán bộ, chiến sĩ thiết giáp vào B2, tham gia nhiều trận chiến đấu ngoài mục đích diệt địch còn nhằm mục đích đoạt xe tăng, thiết giáp địch để xây dựng đơn vị thiết giáp ở B2. 

Ngày 18-1-1966 ta đánh vào trường thiết giáp Thủ Đức, lấy được 01 xe địch, nhưng không đưa được ra căn cứ. Ngày 22-3-1966 trong trận tập kích vào căn cứ Trung đoàn 1 thuộc Sư đoàn 5 nguỵ tại Gò Đậu Phú Cường ta thu được một M41 đưa về trú ở rừng già Long Chiếu, xã Long Nguyên, huyện Bến Cát.

Năm 1989 tôi và các đồng chí phụ trách đơn vị lúc bấy giờ tìm đến đây để xác minh vị trí. Quang cảnh đã khác xưa, nhưng dấu vết vẫn còn. Trận đánh này có anh Phùng Văn Mười, thiếu uý nguỵ, cơ sở binh vận của ta, chi đội trưởng 01, chi đội đã cùng anh em binh sĩ giác ngộ đánh từ bên trong ra, kết hợp với Quân giải phóng đánh từ ngoài vào. Ta lấy được một số xe do anh em binh sĩ yêu nước lái ra.  Nhưng bị địch chặn đánh, chỉ đưa về căn cứ được 1 chiếc do anh cán bộ kỹ thuật thiết giáp đã tổ chức đón xe vào đưa về căn cứ.

Anh Lê Như Hoà, người tham gia trận đánh, đồng thời là đại đội trưởng chỉ huy đào hầm giấu xe, tổ chức cho các đơn vị đến học để biết sử dụng xe tăng địch. Địch tổ chức truy tình đánh phá. Căn cứ lúc bấy giờ rừng già rậm rạp (nay là sở cao su).

Có lúc địch phải dọn bãi đổ bộ cho trừ thăng xuống vài trăm mét cách chỗ đóng quân nhưng không phát hiện được. Sau 4 năm từ năm 1966 đến năm 1969, không có thời cơ sử dụng nên đào hầm chôn giấu xe, dấu vết đến nay vẫn còn. Khi rút đi ta đào 3 hố chôn 3 thùng khuy như 3 nấm mộ để đánh lạc sự chú ý của địch.

Từ năm 1966 đến năm 1973 ta đánh chiếm thu được 42 xe tăng, thiết giáp dùng trang bị cho ta.  Mùa khô 1970-1971 ta tập trung một số cán bộ, chiến sĩ thiết giáp đã vào chiến trường những năm trước đó để chuẩn bị tiếp nhận xe từ miền Bắc đưa vào nhưng xe chưa vào nên chuyển sang làm nhiệm vụ thu xe cơ giới địch .

Ngày 25-5-1971 Bộ chỉ huy Miền quyết định thành lập Đội 33, quân số ban đầu 9 người (6 đảng viên, 2 đoàn viên, 1 ngoài Đảng), với nhiệm vụ lấy xe địch đánh địch. Đến tháng 7 năm 1971 Đội 33 được bổ sung thêm tân binh, biên chế thành 2b, quân số chung được 64 đồng chí. Ban chỉ huy gồm có đồng chí Vũ Đức Hùng giữ chức đội trưởng, Đỗ Ngọc Tịch làm chính trị viên, Đỗ Khắc Giàu đội phó kỹ thuật.

Ngay sau khi thành lập đơn vị đã lên đường tìm thu xe tăng địch. Đội 33 vừa lấy xe vừa tự mò mẫm học cách sử dụng và sửa chữa vì trước đó không ai được học kỹ thuật cơ giới địch. Tài liệu không có, chỉ có đồng chí Hùng, đồng chí Luông có thời gian ngắn sử dụng M41 tại Gò Đậu.

Quá trình lấy xe và sử dụng xe thật gian khổ.  Sau khi lấy xe địch chạy bỏ lại ở đường 6 (Chenlahai), ở Đầm Be (Oát thơ mây), Đội 33 có 6 xe nhưng có 5 kiểu khác nhau. Anh em phải tốn công sức mò mẫm nghiên cứu huấn luyện sử dụng từng loại. Ở Snoul Đông Bắc Cămpuchia năm 1971 quân nguỵ Sài Gòn bị đánh tơi tả, bỏ lại chiến trường nhiều xe tăng, thiết giáp. Chiến sĩ Đội 33 lần theo vết xích đi tìm. Qua 2 ngày đêm tìm được 2 xe M113. 

Kiểm tra xe và phát động thì 01 chiếc nổ được máy, nhưng không chạy được vì hỏng hộp số, 1 chiếc khi phát động thì cứ chạy lùi. Anh em khắc phục sửa chữa đưa về căn cứ, lại còn lấy thêm hàng tấn khí tài của địch, thu 3 khẩu pháo, có 1 khẩu còn nguyên vẹn, lần này được thưởng 0 1 Huân chương Chiến công hạng 3 . Có lần lấy được xe hỏng phanh nhưng phải đưa qua phà. Phát huy sáng kiến khi xuống dốc cho xe khác kéo lại và giảm tốc độ để xe chậm lại xuống phà.

Trận Lộc Ninh tháng 4-1972 chiếm được 20 xe gồm 4 xe M41, 16 xe M113 (có 3 xe phun lửa, 1 xe xích vận tải, 1 xe công trình cần trục). Có 1 chiếc M113 còn nguyên vẹn nhưng lại có 1 tên lính nguỵ thết rã xác trong xe. Đồng chí Lê Văn Đức bịt mũi, bịt miệng vào xe hốt hết đống xương đưa ra ngoài, lái xe đưa xuống suối rửa. Để sửa chữa xe, anh em khắc phục làm cần trục bằng gỗ, cẩu được máy nổ nặng hàng 400 - 500 kg, đi bộ khiêng hộp số nặng hàng 200kg, lùng khắp nơi tháo gỡ thu nhặt khí tài về thay thế. Những thứ này không thể mua được, ngoài Bắc không có, thế mà trong kho Đội 33 có nhiều phụ tùng thay thế.

Hiệu chỉnh pháo rất khó khăn, kính ngắm chính không có, dùng kính ngắm phụ, hiệu chỉnh điểm ngắm xa 1000 m không trúng. Khi đưa bia vào 200m thì bắn trúng. Anh ern bàn nhau khi tác chiến phải đưa xe vào sát mục tiêu bàn mới trúng. Trận Ma Sát đã chứng minh điều đó. Có xe rồi phải huấn luyện người lái. Đội 33 mở lớp đầu tiên gồm 30 đồng chí học lái xe M41, M113 và bắn súng. Lái xe phải có thời gian học lái chính thức tối thiểu 16 đến 20 giờ. Nhưng hoàn cảnh ở chiến trường nên chỉ lái nhiều nhất 40 phút. 

Đội 33 đã chiến đấu nhiều trận thắng lợi, mở đầu là trận Samát (Tây Ninh) trong chiến dịch Nguyễn Huệ đánh vào 01 đơn vị đồn trú của Sư đoàn bộ binh 25 nguỵ. Samát là cửa khẩu trên biên giới giữa ta và Cămpuchia. Ngày 1-4-1972, súng nổ đầu tiên trên hướng phụ của chiến dịch. Lần đầu tiên dùng xe M24 bắn pháo trực tiếp trong cự ly 70m, một hình thức đánh “giáp lá cà” của xe tăng, thể hiện truyền thống đánh gần của Binh chủng.

Nếu như ngày 25-5-1971 đánh dấu sự ra đời của một phân đội đầu tiên của bộ đội thiết giáp B2 thì 1-4-1972 ghi nhận chiến công đầu của Binh chủng tại chiến trường miền Đông Nam Bộ. Đại đội 33 tham gia chiến đấu nhiều trận trước và trong chiến dịch Hồ Chí Minh bằng xe chiến lợi phẩm, tham gia chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, làm nhiệm vụ quốc tế Cămpuchia. Chiến công của đơn vị làm rạng rỡ lịch sử Binh chủng, xứng đáng danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang. Ngày 8-9-1975, Đại đội 33 được tuyên dương Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân.

Quân đội cách mạng không bao giờ chịu bó tay trước kẻ thù, mà phải tìm vũ khí tấn công chúng, đoạt vũ khí địch đánh địch. Từ ngày ấy, ngày 25-5-1972 trên chiến trường Narn Bộ (B2 cũ) xuất hiện một binh chủng mới, Binh chủng Thiết giáp nhân dân.

Trong các năm 1972,  1973, 1975 các đoàn xe tăng thiết giáp từ miền Bắc vượt Trường Sơn lần lượt vào B2, cùng với Đại đội 33 và các cán bộ, chiến sĩ vào trước hợp thành bộ đội Tăng - Thiết giáp, tham gia chiến đấu liên tục 6 chiến dịch và một đợt hoạt động, đánh hơn 70 trận lớn nhỏ trên các địa hình rừng núi, trung du, đồng bằng, sông rạch, làng mạc, thành phố, có nhiều trận đánh hay góp phần làm phong phú nghệ thuật quân sự Việt Nam, nghệ thuật sử dụng xe tăng thiết giáp trên chiến trường miền Nam. Bộ đội Tăng - Thiết giáp B2 đã góp công xứng đáng vào các chiến dịch lớn như Nguyễn Huệ, Phước Long, Hồ Chí Minh... . 

Ngày nay, Đại đội 33 Anh hùng đang nằm trong đội hình đoàn tăng thiết giáp Quân khu 7, đang phát huy truyền thống đơn vị và Binh chủng trong xây dựng, sẵn sàng chiến đấu.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #45 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2009, 11:10:33 am »

GIỜ PHÚT LO LẮNG, HỒI HỘP VÀ SUNG SƯỚNG

Đại tá Nguyễn Chí Tam
nguyên Phó tư lệnh kỹ thuật Quân đoàn 26



Tháng 2 năm 1975, đang làm Hiệu phó trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp, tôi được Bộ Tư lệnh Binh chủng giao cho nhiệm vụ đi kiểm tra và giúp đỡ Trung đoàn 175 đi làm nhiệm vụ. Sau khi hoàn thành công việc, về tới nhà, tôi đang chuẩn bị đi ngủ thì nghe tiếng gọi cổng. Mở cổng tôi nhận ra là anh Phí Văn Hải đến báo tin về ngay Bộ Tư lệnh để đi cùng đồng chí Tư lệnh Binh chủng Đào Huy Vũ vào chiến trường. Gấp rút chuẩn bị đồ đạc ra tới bờ sông đã quá nửa đêm. Phải nói khó với bác lái đò mới qua được sông rồi lên xe tô đợi sẵn. Về tới đơn vị, gà vẫn chưa gáy sáng.

Sáng 7 tháng 3 đoàn cán bộ của Bộ Tư lệnh Binh chủng và các cơ quan lên dường. Nửa đêm 8 tháng 3 năm 1975 đã đến thung lũng A Lưới, nơi sở chỉ huy mặt trận đang dừng chân. Trước khi Lữ đoàn xe tăng 203 tấn công Phan Rang, Bộ Tư lệnh và Thường vụ Đảng uỷ Bộ Tư lệnh tiền phương của Binh chủng ở sở chỉ huy mặt trận quyết định: tôi xuống tăng cường cho phòng thiết giáp Quân đoàn 2, thời gian này cơ quan thiết giáp Quân đoàn có 4 cán bộ: tôi trưởng phòng và 3 cán bộ là các anh: Hoan, Độ và Chuyên. Tôi là Bí thư Chi bộ cơ quan thiết  giáp.

Sau chiến thắng Phan Rang, ngày 17 tháng 4, Tư lệnh Quân đoàn 2, Thiếu tướng Nguyễn Hữu An biên thư cho tôi báo tin: “Theo ý kiến Tư lệnh xe tăng Đào Huy Vũ và Tham mưu trưởng mặt trận - anh Ngô Hùng, tôi phải quay lại phía sau, đôn đốc hai tiểu đoàn xe tăng của Lữ đoàn tiến mau cho kịp thời cơ”. Anh còn nhắc thêm: “Cố gắng đưa nó lên càng nhanh càng tốt. Nó vào chậm giờ tiến công của Quân đoàn có thể phải chậm lại”.

Tôi thầm cám ơn các anh đã tin ở tôi, tôi hiểu các anh lo nhất là vấn đề kỹ thuật phải xử lý trong hành quân, nên đã phó thác công việc cho tôi, vì tôi là cán bộ kỹ thuật xe tăng của Binh chủng.  Ngay chiều 17-4, cả phòng chúng tôi lên đường, cán bộ trong phòng tự lái xe quay về Đà Nẵng.

Tiểu đoàn 1 và 2 dừng lại ở nam phà An Tân vì còn đợi tiểu đoàn công binh Quân đoàn quay lại bảo đảm. Đồng chí Quế phó phòng công binh đi cùng xe tăng đã điện về Quân đoàn. Phổ biến cho đồng chí Tùng và các tiểu đoàn trưởng lệnh của Quân đoàn, anh em lo lắng chưa có công binh bảo đảm làm sao mà vào nhanh được?

Tôi, anh Tùng và một số cán bộ tiểu đoàn, đại đội ra nghiên cứu chiếc cầu đầu tiên ở nam phà An Tân. Đây là một chiếc cầu sắt dài khoảng 70-80m, hai đầu cầu gối vào hai bờ. Đầu phía Bắc có một số chỗ lún trên đường. Hai đầu cầu đều không có biển ghi tải trọng. Tìm hiểu dân xem có thấy xe tăng M48 của Mỹ đã qua cầu này bao giờ chưa? Họ nói không. 

Do quên mất công thức tính toán cầu nên chúng tôi cũng không xác định được tải trọng của nó. Tuy vậy tôi nhớ lại câu chuyện về đồng chí Toàn tiểu đoàn phó kỹ thuật đưa xe tăng T54 từ Hoà Lạc về Vĩnh Yên qua phà Sơn Tây xong đến cầu Tứ Trưng, cầu từ trước đến nay xe tăng T54 không được qua vì trọng tải chỉ 8 tấn, nhưng đồng chí vẫn cho xe tăng qua, cầu không việc gì. Nếu so với cầu Tứ Trưng thì cầu này còn tốt, khoẻ hơn. Hơn nữa, nhớ lại lời dặn của anh An, tôi nghĩ từ đây vào Sài Gòn còn mấy chục cây cầu loại này, phải nhờ công binh ra làm phà bảo đảm thì làm sao vào sớm được. Tôi nói với anh em: theo kinh nghiệm của tôi, xe tăng ta qua cầu này được chỉ cần anh em làm đúng các động tác lái xe qua cầu.

Chọn một số lái xe, cán bộ kỹ thuật chỉ huy xe giỏi, tôi hướng dẫn quay lại quy tắc lái xe như: đi số thấp, vòng quay ổn định, không đột ngột tăng chân dầu không chuyển hướng gấp chỉ phân ly, động tác chỉ huy lái xe phải dứt khoát, lái xe và cán bộ chỉ huy phải thống nhất ký hiệu chỉ huy. . . Lại quy định thêm phải mở cửa tháp pháo, động tác thoát khỏi xe khi xe chìm , cửa tháp pháo sập xuống. . .  Chuẩn bị mọi mặt xong, chiếc xe đầu tiên chuẩn bị qua cầu. Tôi xuống dưới gầm cầu, đồng chí Chuyên nhìn ký hiệu chỉ huy của tôi, chuyền lại cho người chỉ huy xe vượt cầu.

Tôi ra lệnh cho xe đầu tiên qua. Xe tăng nổ máy từ từ lăn bánh, bắt đầu đè lên cây cầu, cầu rung lên, võng xuống, tôi cáng mắt nhìn, xe tiếp tục đi cầu võng thêm rồi không võng nữa, toàn xe tăng đa nằm trên cầu. Xe tiếp tục chạy rồi vượt qua cầu an toàn. Tôi chạy lên đường reo lên “An toàn rồi, xe có thể qua cầu được rồi”.

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #46 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2009, 11:10:53 am »

Cho xe dừng lại, quan sát kỹ cầu, thống nhất với nhau động tác lái qua cầu. Rồi cho các đơn vị chuẩn bị qua cầu.

Trong đời làm cán bộ kỹ thuật có nhiều lần tôi phải có quyết định về kỹ thuật như khi “cứu” , kéo, lái qua vật cản, cho xe chạy thử, thì lần này làm cho tôi lo nhất: Lo, cũng như anh em, nếu cầu bị sập lúc tiền tuyến đang cần người, cần vật tư, công tác vận chuyển bị ngừng lại thì tình hình sẽ ra sao ? Tội của mình với đơn vị không phải nhỏ. Sau nghĩ đến việc này tôi vẫn tự hào về quyết định đúng của mình, tôi đã đóng góp một phần cho xe tăng vào kịp tham gia chiến dịch trước ngày nổ súng hai ngày.

Trong số xe này có 2 xe tăng 390 và 843 đầu tiên tiến vào dinh Tổng thống nguỵ. Tôi tự hào và cảm động khi đồng chí Bùi Văn Tùng chính uỷ Lữ đoàn, người buộc Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước Đài Phát thanh Sài Gòn, 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, viết thư cho tôi: “Sau này mới thấm thía, nếu không có anh và anh Chuyên chỉ đạo về kỹ thuật hành quân vượt qua các cầu yếu thì không hiểu Lữ đoàn 203 có vào kịp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh hay không? 

Xe tăng qua cầu đầu tiên xong, tôi điện về báo cáo với Tư lệnh Quân đoàn và Tư lệnh Vũ: Xe đã lên đường. Sau này nghĩ lại không biết việc hai tiểu đoàn tăng vào sớm có ảnh hưởng gì đến quyết định của Quân đoàn 2 xin nổ súng sớm một ngày, ngày 26 tháng 4 năm 1975 hay không?

Toàn bộ tiểu đoàn chiều 18 tháng 4 năm 197,5 bắt đầu hành quân. Đường số 1 phẳng lý, bóng loáng, xe chạy với số 3 có lúc số 4, tôi nghĩ đến những ngày đêm hành quân trên đường Trường Sơn, xe chạy dưới ánh sáng của đèn lắp thêm ở gầm xe, lại thường xuyên bị địch thả pháo sáng, trời mua đường trơn, vượt qua nhiều suối, có chặng chạy suốt đêm chỉ được 30 - 40 km.

Ngồi trên xe Jeep chạy trước đội hình, chúng tôi luôn luôn phải dừng lại các quán nhỏ bên đường mà đồng bào tạm lập lên để tiếp tế cho các anh bộ đội giải phóng: tiếp tế quà bánh, hoa quả, nước uống.  Quán nào cũng muốn xe tăng phải dừng lại để thoả lòng đồng bào. Tôi xuống xe xin mọi người thông cảm vì nhiệm vụ của đơn vị xe qua nhiều quán đều phải đi chậm lại, mở cửa xe nhô người ra vẫy tay cảm ơn.  Đồng bào chạy theo bám vào xe đặt lên xe đủ thứ quà. Lần đầu tiên tôi được nếm quả vú sữa.  Nhìn nét mặt đồng bào, nghĩ đến cảnh đồng bào miền Bắc tiếp tế cho bộ đội xe tăng khi dừng lại trong hành quân, thì nay đồng bào miền Nam cũng làm như vậy. Đồng bào Bắc hay Nam đều coi bộ đội như con em của mình. Tôi càng thêm thấm thía: “Bộ đội nhân dân, bộ đội Cụ Hồ”.

Vào Nha Trang liên hệ, đồng chí Lơ Giang là Chủ tịch ủy ban Quân quản đề nghị tôi cho đơn vị xe tăng đi vào thành phố để đồng bào nhìn thấy xe tăng T54 vì khi giải phóng Nha Trang không có xe tăng loại này. Tôi ra quan sát cầu Đồng Đế, cầu bị địch thả bom thủng một lỗ lớn, cầu yếu đành phải đi theo đường số 1 qua đèo Rù Rì. Cũng tiếc.  Mặc dù đường tốt nhưng phải đi qua nhiều cầu yếu lại đi cả tiểu đoàn nên mỗi ngày cũng chỉ chạy được trên dưới 150 km.

Đến chỗ nghỉ, phải thực hiện đúng nội dung bảo dưỡng. Rút kinh nghiệm nhất là kinh nghiệm về nhưng sự cố kỹ thuật nhưng việc xảy ra trong ngày và cách giải quyết như có lần T54 xích kẹt vào bánh chủ động, xích quá căng không làm sao tháo được chốt xích. Đồng chí tiểu đoàn phó kỹ thuật định dùng lựu đạn làm đứt xích, nhưng khi hướng dẫn cho anh em cách khởi động: nhả cắt ly hợp, xe nhích dần, cuối cùng không phải cắt xích nữa. 

Bổ sung xăng dầu được nhanh do ta đã có một số xe chở dầu cỡ lớn. Ăn uống ít phải lo vì đồng bào mang quà đến giúp đỡ thổi nấu, quân dân trò chuyện. Bao nhiêu câu hỏi của đồng bào, bao nhiêu câu chuyện sau nhiều năm chờ đợi. Nghe chuyện, dân càng tăng tin tưởng vào thắng lợi, quân càng tăng thêm chí căm thù, lòng quyết tâm khi nghe những chuyện đau lòng mà dân phải chịu đựng..” Tiếng khóc xen tiếng cười.

Qua Nha Trang, Cam Ranh, Ba Ngòi, Du Long rồi đến nơi chiếc xe tăng K63-85 bị máy bay bắn, xe đã kéo đì nhưng không biết các chiến sĩ bị thương giờ ra sao ? Ở đâu ? Lòng bùi ngùi. . . Qua Phan Rang rồi đến Phan Thiết. Đầu cầu Phan Thiết, một chiếc xe K63 của ta lăn xuống ruộng không có ai coi giữ, tôi cho anh em dừng lại tháo khẩu súng 14,5mm rồi đem cả súng, đạn giao cho đơn vị.  Qua Phan Thiết mới giải phóng, đồng bào đi xô ra đón đoàn xe tăng đi qua, vẫy chào, lại qùa bánh để lên xe. Nhiều nơi gặp những xe tô chở cả bắp từ Đà Lạt xuống, dân xếp bắp cải, rau quả đầy thành xe .

Lại thêm một chuyện đáng ghi nhớ cho chúng tôi là khi xe chạy đến bờ biển Sa Huỳnh, thấy xe chạy chếch ra bên trái đường tôi vội giật tay lái đáng sang phải. Vòng quá đột ngột xe lật úp vào thành núi, nhảy xuống xe nhìn thấy một bên là vực, môi bên là núi không lật kịp xe sẽ lao xuống vực. Vẫn còn may, đồng chí Đô bị thương vào trán, tôi bị dập tay, vỡ đồng hồ. Đang loay hoay lật xe thì xe đồng chí  Tùng quay lại, đồng chí nói: “Đợi mãi anh không thấy xe lên. Lại thấy đèn xe chiếu lên đỉnh đồi, biết có chuyện nên quay lại” . Mọi người xúm lại lật lại xe, cũng may không hỏng gì. Lại lên xe tiếp tục tiến. 

Khoảng 3 giờ sáng 24 tháng 4, hành quân đến kilômét 1768, khu vực Lữ đoàn 203 đang trú quân. Như vậy là hai tiểu đoàn đã đi trên quãng đường khoảng 900km có nhiều cầu xe đi từng chiếc một. Đi hết 132 giờ, đến trước giờ bắt đầu chiến dịch Hồ Chí Minh khoảng 63 giờ.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #47 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2009, 11:38:19 pm »

3100 KM: DỪNG XE

Thượng tá Nguyễn Khắc Nguyệt,
nguyên chiến sĩ lái xe tăng Lữ đoàn 203



Vâng, nếu tính từ ngày đơn vị tôi rời khỏi vị trí tập kết ở Cố Thổ - Xuân Mai - Hoà Bình trên đất miền Bắc lên đường vào Nam chiến đấu thì vết xích xe tăng của đơn vị đã lăn qua quãng thời gian 3 năm có lẻ và chuyển động theo chiều dài của đất nước, một quãng đường là 3100 ki-lô-mét. 

Đại đội xe tăng 4 nằm trong đội hình Tiểu đoàn 512 của Trung đoàn 203, tháng 2-1972 đã di chuyển vào phía nam Quảng Bình để chuẩn bị tham gia chiến dịch Quảng Trị. Đại đội 4 cùng với một đại đội xe tăng lội nước PT76, cơ động vào khu vực sân bay A Lưới (Tây Huế) để làm mũi vu hồi giải phóng Huế khi có thời cơ.

Khi bắt đầu cuộc hành trình Nam tiến, Đại đội 4 trang bị 8 xe tăng T59, lúc đó anh Bùi Quang Thận là đại đội trưởng, chính trị viên là anh Quản Đức Đàn, đại đội phó về kỹ thuật là anh Lê Văn Phượng, còn anh Vũ Đăng Toàn là chính trị phó đại đội .

Để đưa xe tăng đến đích theo dự định, cấp trên đã chỉ định cho 2 đại đội tăng 3 và 4 đi theo một hành trình khá díc-dắc: vượt Trường Sưn sang đất bạn Lào, đi xuôi xuống phía Nam và một lần nữa vượt Trường Sơn để trở về đất Việt.

Mấy trăm km đường quân sự làm gấp trên 2 sườn dãy Trường Sơn, lại thường xuyên bị bom đạn Mỹ cày xới đã thật sự là một thử thách lớn đối với những tay lái mời chỉ được điều khiển xe trên những bãi tập miền trung du Vĩnh Yên, Xuân Mai.

Cho đến giờ, ngồi nhớ lại tôi vẫn chưa quên cái cảm giác gai gai, rờn rợn dọc sống lưng khi phải điều khiển khối sắt thép hơn 30 tấn vượt qua những Cổng Trời, Dốc Đá, Dốc Mèo... Bởi vì chỉ lỡ tay một chút thôi là xe sẽ lăn không biết bao nhiêu vòng xuống vực.

Và nếu để ý một chút, hẳn bạn đọc sẽ thấy những chiếc xe tăng đã vượt Trường Sơn thì không xe nào lá chắn bùn còn nguyên vẹn. Nguyên nhân ư? Thật là đơn giản vì chúng tôi luôn luôn phải bám sát ta-luy dương để căn đường và tâm niệm: thà đâm vào ta-luy còn hơn sa xuống vực thẳm.

Lính xe tăng sợ nhất khi hành quân trên đường Trường Sưn là sa lầy. Suốt dọc đường hành quân, mỗi con suối, con sông, mỗi cái ngầm, mỗi thung lũng, mỗi khe núi đều là cạm bẫy đồi với những chiếc xe tăng nặng nề kia. Có nhiều buổi, chỉ vừa ra khỏi chỗ trú quân ít phút xe đi đầu đã bị sa lầy, đầu tiên là kíp xe, sau đó là trung đội, đại đội và có khi cả lực lượng công binh trên tuyến tập trung vào cứu kéo, hì hục, nhầy nhụa suốt đêm đến gần sáng lại quay về giấu xe chỗ tối hôm trước. Và trong một lần cứu kéo nhau ấy, lái xe Nguyễn Văn Lạc đã hy sinh - đó là tổn thất đầu tiên của đại đội chúng tôi.

Từ khi bước vào đường Trường Sưn hầu như chúng tôi chỉ hành quân đêm, còn ngày thì nghỉ và được bắt đầu từ sẩm tối, nhưng chiếc xe tăng mình cắm đầy lá nguỵ trang, đèn gầm mờ đục chỉ chiếu lờ mờ 3 – 4 m trước đầu xe, điện đài tất cả các xe sáng chỉ để ở thu canh, khi rất cần thiết mới được phát.

Mặc dù vậy, khi hành quân động cơ xe tăng toả ra một lượng nhiệt lớn, tiếng nổ lại to . . . nên hình như đã bị các thiết bị trinh sát hiện đại của Mỹ phát hiện và hầu như đêm nào cũng bị máy bay oanh tạc ngăn chặn. Mấy đêm đầu, khi bị AC.130 chặn đánh, chúng tôi còn dừng lại tránh, nhưng về sau biết AC.130 chỉ có súng đại liên 20 ly và cối 40 ly bắn vào xe tăng chỉ như gãi ghẻ nên chúng tôi mặc chúng “xuyên thùng”, cứ đóng cửa mà đi, chúng bắn chán rồi bỏ.

Hành quân đến gần sáng chúng tôi dừng lại tìm chỗ giấu xe. Có khi đó là một cứ cũ cách đường vài phút, có khi đó chỉ là một cái “mang cá” nằm ngay cạnh đường. Có thể nói việc nguỵ trang, xoá vết xích, giấu xe của lính Đại đội 4 đã trở thành nghệ thuật - có xe nằm ở ngay cạnh đường mà người qua lại trên đường không hề hay biết, nói gì đến thằng OV mù bay tít trên trời.

Và có lẽ vì vậy mà trên suốt chặng đường hành quân, chúng tôi không lần nào lộ vị trí trú quân để máy bay địch đánh trúng đội hình.  Thế nhưng, trong một lần đi tìm vị trí giấu xe trưởng xe Nguyễn Văn Tình đạp phải bom vướng đã ra đi mãi mãi.

Và trong một lần trú quân ở khu vực sân bay A Lưới một trận bom toạ độ của máy bay B52 đã đánh trúng đội hình, một quả bom tấn hất lộn ngửa chiếc xe 388, cả kíp xe 4 người Lược, Luyến, Kiếm, Hùng hy sinh cùng một lúc. Vì đây là trọng điểm đánh phá của địch nên chỉ sau đó ít tháng anh em quay lại tìm đã không thấy phần mộ của 4 liệt sĩ đâu nữa.

Cứ đi rồi sẽ đến, đầu tháng 4 Đại đội 4 đã có mặt ở đường 72 theo quy định. Tuy nhiên, do tình hình phát triển gặp nhiều khó khăn nên ý định sử dụng mũi vu hồi xuống Huế tạm thời gác lại, Đại đội 4 chúng tôi được lệnh bí mật giấu quân đợi thời cơ.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #48 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2009, 11:38:51 pm »

Đó là những ngày chờ đợi dài dằng dặc trên con đường 72 đầy bất trắc. Là con đường từ đồng bằng lên thượng du nên hầu như toàn bộ chiều dài con đường một bên là ta - luỵ dương cao vút, một bên là vực thẳm sâu hun hút. Trong khi đó lại chỉ cách vùng địch kiểm soát chưa đầy 20km nên tìm cho được vị trí trú quân bí mật cho một đại đội xe tăng là điều không đơn giản. Phải bảo đảm yêu cầu bí mật, vững chắc song lại phải tiện cơ động khi cần thiết, tiện cho sinh hoạt và cho công tác kỹ thuật. 

Cuối cùng ban chỉ huy đại đội quyết định giấu xe rải rác trên đoạn đường gần 3 km, tổ chức ăn uống, sinh hoạt theo từng xe. Đội hình trú quân của đại đội bị sông Bồ chia làm hai. Con sông Bồ lúc thường hiền lành lắm, song vào mùa mưa thì thật đáng sợ, lòng sông trong chốc lát mở rộng ra gấp bốn năm lần, nước cuốn băng băng sẵn sàng nuốt chửng mọi thứ. 

Ngoài ra, điều đáng sợ nhất của mùa mưa là tắc đường. Những cơn mưa Huế dài dằng dặc làm sạt lở nhiều đoạn đường, nói dại nếu lúc ấy mà địch nống ra thì chỉ còn cách bỏ xe để đánh bộ thôi.  Những ngày ở đây lính “Xê 4” có một cái thú là câu cá Chình. Cá Chình là một loại cá khá to, hình thù giống như con Trạch chấu, có khi đến 2 - 3 kg một con, thịt rất thơm ngon và chỉ có ở thượng nguồn các con sông ở miền Trung.

Bây giờ có dịp qua Huế Đông Hà, gọi một cái lẩu cá Chình cho 3 - 4 người ăn mất ngót trăm nghìn song cũng chỉ được vài khúc cá chừng 3 đến 4 lạng. Còn dạo đó, cá Chình là món ăn thường ngày của lính “Xê 4” chúng tôi.

Như trên đã nói, hành quân vào tây Huế ngoài Đại đội tăng 4 còn có Đại đội tăng bơi nước 3.  Đầu tháng 7-1972 Đại đội 3 mới vào đến vị trí tập kết ở cây số 108 đường 70 (phía nam sân bay A Lưới gần 20km) và cấp trên quyết định sáp nhập hai đại đội xe tăng độc lập thành tiểu đoàn xe tăng 408 trực thuộc mặt trận B4 (Trị Thiên - Huê).

Về phía Đại đội 4 cũng có sự thay đổi, chính trị viên Quản Đức Đán do yếu sức khoẻ đã về tuyến sau, lên đảm nhiệm chính trị viên là anh Vũ Đăng Toàn. Thay anh Toàn làm chính trị viên phó là anh Nguyễn Ngọc Nam - trung đội trưởng trung đội 2. Dấu ấn đáng nhớ nhất trong thời gian này là chuyển chế độ sinh hoạt. Là lính xe tăng có tiêu chuẩn khá cao, khi đi độc lập được ưu tiên, lại không phải mang vác gì cả, cứ việc chất thoải mái lên xe nào gạo, thịt hộp, đường, sửa, lương khô, bột đậu, bột trứng. . . vì vậy sinh hoạt cũng khá sung túc. Nhưng ngay khi thành lập tiểu đoàn, toàn bộ lương thực thực phẩm để rải rác ở từng xe được kiểm kê và quản lý tập trung, thống nhất, toàn thể cán bộ, chiến sĩ được hưởng tiêu chuẩn 4 lạng gạo ruột ngày, 7 lạng muối và 70 gam mì chính một tháng, thịt có thì cấp không thành tiêu chuẩn. Có thể nói, cho đến lúc đó cánh lính xe tăng chúng tôi mới thật sự trở thành “Quân giải phóng”, thành “lính Bê 4”.

Những ngày chờ đợi càng như dài thêm trong mùa mưa. Mưa tầm tã như không bao giờ dứt, suối thì thành sông, còn sông thì thành đại Trường giang, quần áo lúc nào cũng ẩm sì sì và khét mùi khói. Mưa gió, ẩm ướt kéo theo những cơn sốt rừng và lái xe nguyên Văn Chính đã bị một cơn sốt rét ác tính quật ngã giữa những ngày mưa gió ấy. 

Những thất bại của địch trên các chiến trường đã buộc chúng phải ký kết Hiệp định Pa ri về Việt Nam. Nắm lấy thời cơ mở rộng vùng giải phóng, chúng tôi được lệnh tham gia đánh chiếm Bình Điền: một chi khu quan trọng ở vùng tây Huế. Cùng tham gia chiến đấu với chúng tôi là một phân đội bộ binh được tập hợp lại từ các bộ phận phục vụ ở “căn cứ 2” của quân khu.

Trận chiến đấu bắt đầu khoảng rạng sáng 27-1-1973, sau khi đến vị trí triển khai, tất cả các xe đều dùng pháo bắn mạnh lên cứ điểm. Ở khoảng cách trên dưới 1500 mét, mặc dù trời chưa sáng rõ, song cũng đã nhìn thấy các ụ súng, lô cốt trên các cứ điểm địch và các pháo thủ thi nhau trổ tài. Khi công binh báo đã mở cửa xong các xe bắt đầu xung phong và trận đánh diễn ra không mấy khó khăn, khi xe tăng lên được điểm cao thì bọn lính đã hoảng hốt bỏ cứ điểm, lợi dụng các sườn dốc chạy thẳng về Bình Điền. Tuy nhiên, do đường quá xấu, xe đi đầu bị sa lầy nên ý định giải phóng Bình Điền không thực hiện được và chúng tôi trở về khu vực giấu quân cũ trước giờ hiệu lực của Hiệp định Pari.

Những ngày sau đó, do bọn nguỵ lại nống ra chiếm lại Tà Nương, một lần nữa, “xê 4” lại phải ra quân nhưng cũng như trận trước chỉ cần nghe tiếng động cơ xe tăng gầm rú vài phát đạn pháo chúng đã kéo nhau chạy và vùng giải phóng ở đường 72 được giữ vững hoàn toàn.

Sau Hiệp định Pari, Tiểu đoàn 408 tổ chức đóng quân gọn lại trong một khu vực nằm ở phía tây bắc sân bay A Lưới. Sau hơn một năm ngủ hầm, ngủ xe các Chàng lính xe tăng bắt đầu dựng nhà cho mình và cho cả xe. Thôi thì cũng đủ cả: nhà “xê bộ”, nhà ở các trung đội, nhà ăn, nhà bếp, còn những chiếc xe tăng cũng được ở trong hầm, trong lán. 

Khu vực trú quân của Tiểu đoàn xe tăng 408 nằm kề bản A Lê Nốc - quê hương của Anh hùng Vai, Anh hùng Kan Lịch. Có tiếp xúc với bà con ở đây mới thấy khó có bút nào tả xiết tinh thần triệt để hy sinh vì cách mạng của những người dân Pa Cô thuần hậu, chất phác, họ sẵn sàng ăn sắn quanh năm để dành gạo cho cách mạng.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #49 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2009, 11:39:33 pm »

Sau khi công việc xây dựng nhà cửa đã hòm hòm, toàn tiểu đoàn tập trung vào huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và củng cố xe máy, vũ khí. Mỗi tuần có 2 - 3 ngày huấn luyện, 2 - 3 ngày lao động, còn thứ bảy để làm công tác kỹ thuật. Theo chủ trương của trên, từ cuối năm 1973 tiểu đoàn chúng tôi trở thành Tiểu đoàn 4 của Lữ đoàn xe tăng 203, song vị trí đóng quân vẫn không thay đổi.

Những ngày cuối 1974, đầu 1975 có một cái gì đó khác lạ mà ngay cả những người lính bình thường nhơ bọn tôi cũng cảm thấy đó là sự chuẩn bị rất khẩn trương nhưng cũng rất thầm lặng và bí mật.  Bằng linh cảm của những người lính chúng tôi hiểu rằng có một cái gì đó hết sức to lớn sắp xảy ra.

Và điều đó đã đến, sáng 18-3-1975 chúng tôi nhận lệnh chuẩn bị đi chiến đấu. Mọi công tác chuẩn bị hoàn thành trong vòng 1 ngày và sáng 20-3-1975 toàn đại đội xuất phát.
Từ vị trí trú quân, chúng tôi đi theo đường B70 chừng 30km thì rẽ xuống hướng đông theo đường 74. Đây là con đường mà ta mới tranh thủ mở trong những năm sau Hiệp định Pa ri, vì vậy nó chưa thật hoàn chỉnh và nhất là rất hẹp, đang đi nếu phát hiện thấy xe ngược chiều thì phải tìm ngay chỗ tránh nếu không sẽ rơi vào trường hợp hai con dê cùng qua một cây cầu. Cũng chính vì đường hẹp như vậy nên khi xe 382 bị hỏng giảm tốc sườn thì xe 389 đi sau cũng đành nằm lại không thể vượt qua được đồng thời hàng trăm xe tô cũng bị ùn lại ở hai đầu.  Để khắc phục ách tắc giao thông, công binh đã phải xẻ ta - luỵ dương xuống gần như lấp cả chiếc xe tăng hỏng để thông xe .

Xuống đến Nam Đông chúng tôi bắt đầu vào đường 14, đây là con đường chiến lược đi dọc cao nguyên nên đường khá tốt và dốc đỡ hiểm trở hơn.  Chiều 22-3 toàn đại đội (thiếu 2 xe 382 và 389) tập kết ở đỉnh Động Ruồi chuẩn bị chiến đấu. Tám giờ tối bắt đầu cơ động tiếp cận địch.

Cuộc hành quân chiếm lĩnh trận địa này có thể ghi vào lịch sử hành binh xe tăng bởi vì từ khi vượt qua đỉnh Động Ruồi chúng tôi hoàn toàn lái mò, không một chút ánh sáng đèn, chỉ dựa vào ánh sao trời và pháo sáng từ các cứ điểm phía dưới hắt lên. Còn tại sao ư? Thật đơn giản vì từ dưới nhìn lên thì chỉ cần một đốm sáng nhỏ cũng rõ mồn một và các trận địa pháo ở Mỏ Tàu, La Sơn hỏi thăm ngay.

Khi chúng tôi còn cách núi Bông khoảng 3km thì trời đã hửng sáng. Đó cũng là lúc hoả lực chuẩn bị bắt đầu, không gian như bị xé nát ra bởi những chùm đạn pháo, đạn cao xạ hạ nòng và toàn đại đội dạt vào một cái khe cạn cách đường vài chục mét rồi lập tức dỡ bỏ các thứ cố định trên xe xuống. Toàn bộ các thứ bỏ lại được giao cho hai chú pháo hai, người Đông Anh mới bổ sung vào đơn vị được hơn tháng trông nom, bảo quản.

Sau vài phút việc dỡ cố định đã xong, đại đội thành một hàng dọc nhằm phía pháo nổ chạy với tốc độ cao nhất. Đi đầu là xe 386, sau đó là xe 381, 380, 387 và 390. Qua khỏi một khúc quanh, theo hàng lộ tiêu mà cánh công binh đã vạch ra, chúng tôi bỏ đường cái leo lên sườn một ngọn đồi đối diện với cứ điểm Núi Bông. Lúc này trời sáng, đã nhìn rõ những đụn khói do đạn pháo gây ra trên cứ điểm, chúng tôi hình thành một hàng ngang và bắt đầu nổ súng tiêu diệt mục tiêu.

Sườn đồi chúng tôi triển khai ngăn cách với chân Núi Bông bởi một cái lũng hẹp và không ai ngờ cái lũng hẹp này lại là một vật cản thiên nhiên cản bước chúng tôi. Sa khi hai xe bị xa lầy, cấp trên đồng ý cho chúng tôi dừng tại chỗ dùng hỏa lực chi viện cho bộ binh xung phong.

Trận đánh trở thành bài tập bắn cho mấy tay pháo thủ, bởi vì thừ sườn đồi bên này nhìn sang cứ điểm Núi Bông chỉ hơn 1km, các ụ súng, công sự hiện ra rõ mồn một và là những miếng mồi ngon cho những khẩu pháo xe tăng bắn trực tiếp.

Đến buổi trưa thì sở chỉ hy thông báo xe tăng đich chuẩn bị rút chạy và lệnh cho chúng tôi dùng đạn xuyên để tiêu diệt địch. Song thật đáng tiếc chỉ ở trên sở chỉ huy thì mới nhìn thấy xe tăng địch còn chỗ chúng tôi thì không nhìn thấy. Khi anh Thận đề nghị truy kích thì trên không cho vì đoạn đường 14 dưới chân Núi Bông rất nhiều mìn, công binh chưa gỡ được. Cũng cho đến lúc này chúng tôi mới bieeys xe 387 bị mìn không tham gia chiến đấu được.

Thật là lạ, mãi về sau chúng tôi vẫn không giải thích được tại sao chỉ có một con đường độc đạo mà ba xe đi trước lại không bị dính mìn đến xe đi thứ 4 lại bị, mà không phải chỉ một quả.

Cho đến rạng sáng 25-3 thì đường thông. Toàn Đại đội chúng tôi lúc này còn 4 xe, được lệnh “cõng” một đại đội bộ binh hành tiến đánh địch. Khoảng 8h sáng chúng tôi đã đến sát quốc lộ 1. Thận trọng dàn đội hình chiến đấu nhưng không thấy động tĩnh gì, chúng tôi ào lên chiếm La Sơn. Thì ra bọn địch cũng đã bỏ chạy còn dân chúng thì không biết đã bỏ đi đâu mà phố xá không một bóng người.

Hơn 9h đại đội đã đên Phú Bài. Đoạn đường vòng tránh khá xa nên khi chúng tôi quay lại được đường 1 thì đã quá trưa, phía trước vẫn yên ắng nên chúng tôi tăng tốc chạy về phía Huế . Vượt cầu Tràng Tiền khoảng 2h chiều thì chúng tôi đến được Mang Cá. Tại đây chúng tôi được thông báo là Huế đã được giải phóng hoàn toàn, lá cờ giải phóng đã được kéo lên lúc 12h trưa.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM