Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 08:38:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Theo vết xích xe tăng - Tập 1  (Đọc 67443 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #30 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2009, 11:13:35 pm »

THỰC HIỆN LỜI BÁC, TIỂU ĐOÀN XE TĂNG 297 HÀNH QUÂN THẮNG LỢI

Đại tá Đinh Như Thường
nguyên Phó chủ nhiệm chính trị,
Binh chủng Tăng - Thiết giáp.


Sau thắng lợi trên đường số 9 - Nam Lào, một tình thế mới, một thời cơ lớn đã hé mở. Tiểu đoàn xe tăng 297 được lệnh chuẩn bị hành quân vào chiến trường Tây Nguyên (B3). Tất cả háo hức chuẩn bị lên đường với ý chí, quyết tâm thực hiện di chúc của Bác Hồ “. . . Chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn”.

Nhiều đoàn cán bộ, từ các đồng chí trong Bộ Tư lệnh Binh chủng, cũng nhơ ở các cơ quan đã lên đường. Đến đầu tháng 9 năm 1971, tôi lúc đó là cán bộ tổ chức và anh Lê Viết Lưỡng cán bộ Tuyên huấn cơ quan chính trị Binh chủng được anh Đào Văn Xuân giao nhiệm vụ: trực tiếp đi cùng Tiểu đoàn xe tăng 297, vừa giúp đỡ đơn vị và qua thực tiễn hành quân, chiến đấu mà tổng kết kinh nghiệm về mặt công tác Đảng, công tác chính trị. . . 

Đoàn 297 là đơn vị đã tham gia chiến đấu trong chiến dịch đường số 9 Nam - Lào đầu năm 1971; sau chiến dịch đã được Bộ Tư lệnh Binh chủng bổ sung quân số, trong đó có cả một số cán bộ đã được đào tạo ở Đoàn 10 (tiền thân của Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp ngày nay - trường 600).  Nói là một tiểu đoàn, nhưng là tiểu đoàn xe tăng trang bị kỹ thuật rất đa dạng và phức tạp.  Tổng số 57 xe các loại (33 xe tăng, 2 xe tăng bắc cầu (Mty), 3 cao xạ tự hành (zcy - 2 - 57), 3 xe công trình sửa chữa xe tăng, 16 xe vận tải và đơn vị thông tin. 

Tổ công tác của cơ quan chính trị Binh chủng, chúng tôi cùng anh Đổng Hữu Thạo chính trị viên Tiểu đoàn 297, nghiên cứu, đánh giá tình hình, chuẩn bị đưa ra bàn trong tập thể Đảng uỷ tiểu đoàn. Qua tình hình, chúng tôi thấy được nét lớn về tư tưởng trong cán bộ chiến sĩ: phần đa số rất phấn khởi chờ đón nhiệm vụ, bên cạnh đó trong một số, tuy không nhiều lắm, thấy tình hình thương vong, tổn thất trong chiến dịch đường 9 - Nam Lào nên có những biểu hiện nghi ngại ác liệt, hy sinh, ngại gian khổ kéo dài . . . Một số khác thì không vui vẻ có những lo lắng về hoàn cảnh khó khăn của gia đình ở hậu phương . . . Số cán bộ mới bổ sung hay mới được cất nhắc thì còn ngại va chạm, chưa mạnh dạn trong trách nhiệm chỉ huy, quản lý bộ đội... Các biểu hiện trên dẫn đến tình trạng kỷ luật có phần lỏng lẻo. 

Tình hình trên nếu không được giải quyết tốt thì sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến nhiệm vụ hành quân chiến đấu tới, nhất là đường hành quân thì dài trên 600 ki-lô-mét, phải vượt nhiều đèo, dốc, đường hẹp “cua” gấp. Đường hành quân lại qua nhiều trọng điểm máy bay Mỹ đánh phá. Chúng tôi thấy trách nhiệm những người làm công tác Đảng - công tác chính trị thật nặng nề, nếu không biết phát huy cao độ sức mạnh về công tác tư tưởng, sức mạnh của các tố chức, nhằm đúng khâu then chốt để đột phá thì làm sao có thể -phát huy được trí tuệ và sức mạnh của tiểu đoàn, đưa số lượng lớn trang bị kỹ thuật của tiểu đoàn đến đia điểm an toàn và sẵn sàng bước vào chiến đấu được.

Sau khi phân tích đúng tình hình, được sự nhất trí của Thường vụ Đảng uỷ tiểu đoàn, về nhặt công tác Đảng - công tác chính trị phải làm đồng thời trong thời gian đơn vị triển khai khẩn trương cùng các công tác: huấn luyện bổ xung cho chiến sĩ lái xe tăng, về mặt kỹ thuật thì sửa chữa, khôi phục xe máy, bổ xung khí tài, vật chất theo yêu cầu nhiệm vụ hành quân, chiến đấu tới.

Sau khi báo cáo về Bộ Tư lệnh Binh chủng và được sự chỉ đạo của trên, đồng thời có sự trực tiếp hướng dẫn của Thủ trưởng và Đảng uỷ Trung đoàn 203, Tổ công tác chúng tôi đã cùng đồng chí Bí thư Đảng uỷ Tiểu đoàn 297 tiến hành một loạt các biện pháp:

- Tiến hành kiểm tra Đảng uỷ Tiểu đoàn, đồng thời kiểm tra một số mặt công tác chiến đấu chính của tiểu đoàn trên các mặt: Huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; khôi phục, bảo quản, bảo dưỡng trang thiết bị kỹ thuật và các mặt đảm bảo cho hành quân chiến đấu.

- Tiến hành sinh hoạt chính trị để quán triệt tình hình nhiệm vụ chung và trước mắt của tiêu đoàn, củng cố quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hành quân chiến đấu.

- Bồi dưỡng cho các Chi uỷ và cán bộ chính trị, các Bí thư Chi đoàn thanh niên về công tác chính trị trong hành quân, chiến đấu của Binh chủng; đi dôi với bồi dưỡng về mặt nhận thức, chú trọng việc rút kinh nghiệm qua từng đợt thi đua, qua từng nhiệm vụ để thiết thực nâng cao năng lực công tác cho cán bộ.

- Sau các hoạt động trên, tiến hành Đại hội Đảng bộ Tiểu đoàn, Đại hội các Chi bộ và các tổ chức quần chúng nhằm đánh giá đúng tình hình đơn vị trước khi hành quân và cũng nhằm củng cố vững chác nhận thức về tình hình, nhiệm vụ và quyết tâm chiến đấu . . .

- Sau hai tháng chuẩn bị các mặt, riêng về mặt công tác Đảng - công tác chính trị đã góp phần quan trọng tạo nên sự chuyển biến tình hình tốt trong toàn Tiểu đoàn 297 tạo nên một không khí hồ hởi chờ đón nhiệm vụ.

Ngày 8 - 12 - 1971, Đồng chí tiểu đoàn trưởng Đăng Vụ và đồng chí chính trị viên tiểu đoàn Đồng Hữu Thạo đã lên Bộ Tư lệnh chiến dịch 559, nhận lệnh hành quân. Sau khi tiểu đoàn họp bàn nhiệm vụ lãnh đạo hành quân, kế hoạch cụ thể được quán triệt cho toàn thể cán bộ.

Đường hành quân tới vị trí tập kết dài trên 600 km. Toàn chặng hành quân được chia thành 4 cung, 14 chặng. Những cung, chặng sẽ có thời gian đế nghỉ ngơi, bổ xung nhiên liệu và bảo dưỡng kỹ thuật.

Công tác Đảng - công tác chính trị đã chuyển sang trọng tâm: Đảm bảo đưa toàn bộ lực lượng đến dịa điểm kịp thời gian qui định, an toàn, người khoẻ, xe máy, trang bị kỹ thuật tốt, sẵn sàng chiến đấu được ngay. Các hình thức, biện pháp công tác, công tác Đảng - công tác chính trị, gắn chặt với các mặt chỉ huy và quản lý trang bị kỹ thuật như cổ vũ, biểu dương các gương tốt và qua các tổ chức kịp thời nhắc nhở uốn nắn mặt yếu:

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #31 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2009, 11:13:49 pm »

- Phòng chống máy bay địch, giữ gìn bí mật cao trong hành quân, trú quân.

- Bảo dưỡng, cứu kéo xe hư hỏng kịp thời, hạn chế tối đa tổn thất trong hành quân, trú quân.

- Chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ chiến sĩ, đặc biệt sức khoẻ cho chiến sĩ lái xe, đội ngũ cán bộ, chiến sĩ kỹ thuật.

- Bố trí, phân công cán bộ, đảng viên sát đội hình, đề cao vai trò tiền phong gương mẫu của cán bộ đảng viên trong những thời điểm khó khăn, nguy hiểm. Khẩu hiệu hành động là: “Nơi khó khăn có chỉ huy, lúc gian nguy có lãnh đạo”.

- Phát động phong trào trong các chi đoàn thanh niên qua hành quân chọn lọc các đoàn viên ưu tú kết nạp vào Đảng.

- Phát động đợt thi đua có chỉ tiêu phấn đấu, có thời hạn để sơ kết: đợt 1 vào dịp kỷ niệm 22-12- 1971 , đợt II vào dịp kỷ niệm 42 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3-2-1972. 

Thế là sau hơn 2 tháng chuẩn bị các mặt đến ngày 17 - 12 - 1971 có lệnh bắt đầu hành quân vào B3, đến ngày 27-12-1971 toàn bộ đội hình Tiểu đoàn 297 đến vị trí tạm nghỉ của cung 1 .

Tranh thủ sơ kết đợt hành quân: sau 7 ngày đêm hành quân, đã vượt qua được chặng đường 185km. Như vậy là tốc độ hành quân trên 26 km/đêm.  Vì Xét về tính năng kỹ thuật của xe tăng hạng trung (của Liên Xô) T54 thì tốc độ trung bình trên đường xấu là 20 - 25 km/giờ. Nhìn vào số liệu thì thấy quá chậm, nhưng căn cứ vào địa hình Trường Sơn phức tạp lại phải hành quân đêm, còn máy bay địch gần như làm chủ trên không, mà đến đích an toàn đó là thắng lợi ban đầu.

Xem xét về mặt kỹ thuật, chúng tôi thấy hơi lo, vì mỗi xe đã sử dụng từ 20 - 25 giờ máy nổ để đi được một quảng 185 km, về tính năng kỹ thuật thì hành trình của xe tăng lại được tính bằng số giờ máy nổ, mà máy nổ của xe tăng T54 là 400 giờ, song xét về hành trình nếu đi theo các chế độ đường loại trung bình (theo tiêu chuẩn của Liên Xô) thì xe tăng T54 có một hành trình khoảng từ 6000 km - 7000 km, do đó chúng tôi thấy yên tâm. 

Ngày 28 - 12 - 1971 tiểu đoàn có lệnh hành quân tiếp đến 5 giờ ngày 2-1-1972, đơn vị đến vị trí tạm nghỉ của cung 2, thuộc phạm vi trạm 34, binh đoàn 559 phụ trách. Do hoàn cảnh chưa có nhiên liệu bổ xung, nên phải nghỉ lại và chờ đợi, tranh thủ thời gian, cấp uỷ và chỉ huy tiểu đoàn tiến hành sơ kết các mặt qua 2 cung hành quân: sau 15 đêm hành quân, tiểu đoàn đã vượt được chặng đường 360km, trung bình mỗi xe sử dụng hết 40 - 45 giờ máy nổ, tiêu hao nhiên liệu trung bình 200 l/xe.

Trong quá trình hành quân, trú quân, máy bay Mỹ đánh phá, ngăn chặn trên đường rất ác liệt, có một lần địch ném bom trúng vào nơi trú quân, có một đồng chí trung đội trưởng bị thương, xe tăng hư hỏng nhẹ. Có 8 lần địch dùng máy bay C 130 dùng pháo 40 mm bắn vào đội hình hành quân, một chiến sĩ lái xe tăng hy sinh.

Qua những lúc khó khăn, ác liệt như vậy cán bộ chiến sĩ xe tăng đều thể hiện một ý chí quả cảm, có nhiều gương cán bộ rất tốt, xông xáo, sâu sát đơn vị để kiểm tra trong những lúc khó khăn. Mặc dầu địch đang đánh phá ác liệt vẫn dũng cảm bám vị trí, bám xe, giúp nhau cứu kéo xe . . . như các đồng chi Nguyễn Nhân Triển - trung đội trưởng, Đại đội xe tăng 7, đại đội trưởng Bùi Đình Đột, đồng chí Đỗ Quang Thành kỹ thuật viên, và tiểu đoàn phó kỹ thuật. . .

Qua kiểm điểm tự phê bình và phê bình, hầu hết đảng viên, cán bộ đều được đánh giá cao về vai trò lãnh đạo, chỉ huy, hoàn thành tốt chức trách được phân công. Tuy nhiên mặt yếu cũng còn, nhưng mọi cán bộ, chiến sĩ đều quyết tâm khắc phục trong cung hành quân tiếp.

Chặng đường hành quân tiếp còn 250 ki-lô-mét nhưng đường khó khăn hơn, nhất là phải vượt qua nhiều đoạn trống là trọng điểm đánh phá của máy bay Mỹ. Vấn đề lớn nhất là tổ chức rút kinh nghiệm về các mặt chỉ huy, vấn đề giữ bí mật và các mặt công tác qua các lần máy bay Mỹ đánh vào nơi trú quân và đội hình hành quân. Cáe biện pháp khắc phục được bàn kỹ và nêu thành các mục tiêu thi đua với khẩu hiệu: “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hành quân, đưa toàn bộ lực lượng tới đích an toàn, đúng thời gian tập kết để chào mừng 42 năm ngày thành lập Đảng 3-2-1972”.

Tháng 1 năm 1972, tiếp tục hành quân, đến ngày 4-2-1972, Đại đội xe tăng 7, đơn vị đầu tiên của tiểu đoàn đã đến vị trí tập kết theo mệnh lệnh, sau đó 2 ngày toàn bộ tiểu đoàn đã vào vị trí tập kết theo mệnh lệnh của Bộ chỉ huy Mặt trận Tây Nguyên (E3).

Như vậy, sau 47 ngày đêm (thực sự trên đường hành quân là 21 đêm) phấn đấu gian khổ, vượt qua mọi khó khăn, ác liệt, toàn bộ lực lượng Tiểu đoàn 297 đến đích đảm bảo 87% quân số (có 17 ốm đi viện, 4 bị thương, 3 hy sinh), về xe tăng cũng đến đích 84% (có 3 xe tăng bị máy bay bắn hỏng, chưa sửa chữa kịp, nên còn ở lại dọc đường). Xe ô tô đến đích 87%, xe công trình đến đích 100%.  Đó là một thắng lợi lớn, qua gian khổ, ác liệt, nhiều đoàn viên ưu tú được kết nạp vào Đảng.

Tính từ lúc xuất phát đến khi tới vị trí tập kết, toàn Đảng bộ tiểu đoàn đã kết nạp được 17 đảng viên mới, bằng tổng số đảng viên mới, Đảng bộ Tiểu đoàn 297 kết nạp được trong cả năm 1970. Rõ ràng nếu lãnh đạo tốt, không những chỉ khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần cách mạng trong quần chúng để hoàn thành nhiệm vụ, mà qua đó còn bổ xung vào hàng ngũ Đảng những con người ưu tú đã được rèn luyện thử thách.

Tiểu đoàn 297 đã được Bộ Tư lệnh Mặt trận B3 nhận xét là đơn vị hoàn thành nhiệm vụ hành quân khá nhất trong các đơn vị trong Binh chủng rnà Bộ Tư lệnh tăng cường cho Mặt trận B3 năm 1972.

Ngày nay nghĩ lại cuộc hành quân đã diễn ra cách đây 30 năm, tôi nhớ lại đến một việc mà ngày đó không những cán bộ làm công tác Đảng, công tác chính trị chúng tôi quan tâm mà nhiều cán bộ chỉ huy kỹ thuật cũng chú ý đó là bài báo do đồng chí Đào Văn Xuân Phó chính uỷ Binh chủng viết, bài báo có tiêu đề: “Công tác chính trị đi sâu vào khoa học kỹ thuật của Binh chủng”( tin “Thiết Giáp” số 6/1977).

Trong bài đó đồng chí có nhắc đến tổng kết của Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân: “Công tác chính trị muốn thực sự là mạch sống, là linh hồn của quân đội không thể chỉ nắm những nguyên tắc chung của chủ nghĩa Mác - Lênin, mà phải đi sâu vào các mặt hoạt động của Quân đội, thoát ly đời sống thực tế đó của Quân đội, công tác chính trị sẽ trở thành chung chung, thiếu sức sống, kém tác dun g” .

Nghĩ lại, chúng tôi thấy mình đã làm tốt, quả thật vậy, nếu các hoạt động về công tác Đảng, công tác chính trị thoát ly mọi hoạt động cụ thể của đơn vị, thì công tác mình làm còn có ý nghĩa gì ?
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #32 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2009, 02:27:08 am »

CHÚNG TÔI ĐI TÌM A7 TRONG CHIẾN DỊCH QUẢNG TRỊ


Đại tá Bùi Duy Hưng,
nguyên Phó Tham mưu trưởng
Binh chủng Tăng - Thiết giáp


A7 là tên mật của Trung đoàn Bộ binh cơ giới đầu tiên của Quân đội ta. Trung đoàn được thành lập từ quý II-1972, nòng cốt là Trung đoàn xe tăng 202 và được bổ sung tiểu đoàn Bộ binh của tỉnh Quảng Ninh và Nam Hà. Trung đoàn bộ binh cơ giới có biên chế một tiểu đoàn xe tăng lội nước (K63-85) và 2 tiểu đoàn bộ binh cơ giới trang bị xe bánh xích. 

Mỗi tiểu đoàn Bộ binh cơ giới có thêm một đại đội tăng K63-85, phục vụ chiến đấu của trung đoàn có 5 đại đội: trinh sát, thông tin, công binh, sửa chữa, vận tải đều được trang bị xe xích. Sau gần 3 tháng tập huấn, luyện tập kỹ thuật chiến đấu hiệp đồng, tháng 3 năm 1972, Trung đoàn bộ binh cơ giới 202 được lệnh hành quân vào Vĩnh Linh nhận nhiệm vụ “Dự bị chiến dịch”.

Chiến dịch Quảng Trị bắt đầu, sau khi ta chiếm được các vị trí vòng ngoài phía bắc Quảng Trì chuẩn bị đánh chiếm Đông Hà và tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn theo mục tiêu của chiến dịch.  Trung đoàn Bộ binh cơ giới được lệnh chuyển thuộc Bộ chỉ huy cánh Bắc của chiến dịch và nhận lệnh từ Vĩnh Linh vượt Cửa Tùng tiến qua Gio Linh lên đường 1 dùng sức mạnh vượt sông và tiến qua cầu Đông Hà phối hợp với bộ binh thọc sâu đánh chiếm Đông Hà từ phía Đông.

Sau khi khắc phục các khó khăn về kỹ thuật Tiểu đoàn Bộ binh cơ giới 66 đi đầu của trung đoàn đã vượt được Cửa Tùng sáng 2-4-1972 đã tiến vào địa phận Gio Linh, trung đoàn bộ 202 đi sau đội hình Tiểu đoàn 66.

Tối 3-4-1972 Bộ chỉ huy cánh Bắc mất liên lạc với Trung đoàn Bộ binh cơ giới 202, trong khi đó Sư đoàn Bộ binh 308 được phối thuộc Tiểu đoàn xe tăng 512 chuẩn bị tiến công Đông Hà từ phía Bắc (sau trận tiến công Đông Hà lần thứ nhất) .

Ngay sau khi mất liên lạc với Trung đoàn Bộ binh cơ giới 202, bộ chỉ huy cánh Bắc lập tức cử một đoàn phái viên tác chiến sang mặt trận phía Đông tìm liên lạc và truyền đạt mệnh lệnh khẩn trương thực hiện “thọc sâu tiến công Đông Hà” của Bộ chỉ huy chiến dịch. Đoàn phái viên tác chiến gồm: Trung tá Quế phái viên tác chiến của Bộ, tôi cán bộ tác chiến của Bộ Tư lệnh Thiết giáp và 1 thiếu tá cán bộ của Cục Bảo vệ Tổng cục Chính trị.

Chúng tôi có mang theo một đài vô tuyến điện 15W. Đoàn đi ôtô đến Lĩnh Vinh rồi theo đường hành quân của Trung đoàn Bộ binh cơ giới 202 vào Gio Linh. Trên đường đi Đoàn gặp nhiều trận pháo kích dữ dội từ các hạm tàu ngoài khơi bắn vào, những trận bom B52 và toạ độ dọc đường nhưng đều tránh được và vượt qua tấtcả các đoạn đường nguy hiểm.

Khoảng 11 giờ trưa 4- 4-1972 đã tìm được liên lạc với đồng chí Ngô Văn Ny (là trưởng tiểu ban tác chiến của Trung đoàn 202  (nay đồng chí Ny là Thiếu tướng đã nghỉ hưu ở Hà Nội). Sau đó gặp đồng chí Nguyễn Văn Lãng, trung đoàn trưởng tại Mai Xá Thị huyện Gio Linh. Sau khi truyền đạt nhiệm vụ, chúng tôi được biết Tiểu đoàn Bộ binh cơ giới hành quân đến Vinh Quang Thượng thì máy bay địch phát hiện oanh tạc tổn thất nặng không thể tiếp tục hành quân ngay.

Chúng tôi báo cáo ngay về Bộ chỉ huy cánh Bắc. Lúc này tình hình địch ở Đông Hà đã thay đổi không thuận lợi cho cuộc tiến công nhanh của ta. Bộ chỉ huy chiến dịch Quảng Trị đã lệnh cho trung đoàn đưa tiểu đoàn Bộ binh cơ giới 66 ra Vĩnh Linh củng cố và sau này đưa toàn Trung đoàn Bộ binh cơ giới 202 chuyển thuộc cho Bộ chỉ huy cánh Đông của chiến dịch, phối hợp với bộ binh (hoạt động ở mặt trận phía Đông chiến dịch Quảng Trị - như vậy nhiệm vụ chiến đấu của Trung đoàn bộ binh cơ giới 202 thay đổi. Phương hướng sử dụng Trung đoàn Bộ binh cơ giới có thay đổi: kết hợp với bộ binh và sử dụng số lượng ít tăng thiết giáp trong từng trận đánh trên chiến trường đồng bằng ven biển do đó Trung đoàn Bộ binh cơ giới 202 đã hoàn thành nhiệm vụ.

Sau khi tìm được A7 truyền đạt được mệnh lệnh, Đoàn phái viên tác chiến trên đường về, đồng chí trung tá Quế vấp mìn bị thương phải đưa về tuyến sau. Tôi được lệnh lên Sở chỉ huy Sư đoàn 308 cùng thiếu tá xe tăng Trần Nam giúp đồng chí trung đoàn phó Trung đoàn xe tăng 203 chỉ huy các đơn vị tăng phối thuộc cho Sư đoàn 308, còn đồng chí thiếu tá Cục Bảo vệ và bộ phận đài 15W trở về Sở chỉ huy cánh Bắc.

Từ sự kiện nối được liên lạc với A7 trên rặt trận phía Đông chiến dịch, điều hết sức quan trọng là “Bộ chỉ huy chiến dịch đã kịp thời rút kinh nghiệm tìm ra cách đánh thích hợp cho A7 trong điều kiện: trình độ tổ chức chỉ huy của cán bộ còn hạn chế, máy bay địch hoạt động rất mạnh, còn lực lượng phòng không của ta chưa đủ mạnh yểm trợ đắc lực cho một đơn vị cơ giới lớn bước vào chiến đấu:

Mặt khác điều kiện địa hình phức tạp của nước ta, đường sá lại kém phát triển, việc sử dụng lượng tăng thiết giáp trong từng trận đánh cũng có quy mô thích hợp mới phát huy được hiệu quả của trang bị kỹ thuật
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #33 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2009, 09:31:40 am »

QUÂN GIẢI PHÓNG CHỈ BIẾT ĐÁNH KHÔNG BIẾT HÀNG
   
Xuân Lâm


Hôm nay nhân dịp về Hà Nội, tôi ghé vào nhà thăm thủ trưởng cũ: Đại tá Đào Văn Xuân, may sao lại gặp cả anh Cao Sinh Học. Bác Xuân tuy tuổi đã cao mà vẫn còn tinh tường, ngồi tiếp cơm chúng tôi.Chính uỷ cũ hỏi anh Cao Sinh Học về trận chiến đấu cũ của anh cách đây gần 40 năm. Tôi xin kể lại câu chuyện của những người lính xe tăng chúng tôi trong buổi gặp mặt, anh Học kể:

Quê tôi ở thôn Khui Đùm, xã Huyền Tụng, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. Năm 1957 tôi mới 17 tuổi đã nằn nì mãi mới được đi bộ đội. Lúc đầu tôi ở Tiểu đoàn 4, Lử đoàn 374, thuộc đoàn pháo binh Đông Khê. May mắn làm sao, vào năm 1960, tôi được lựa chọn về Trung đoàn xe tăng 202. Tôi ở Đại đội 1, Tiểu đoàn 1, ngày đó Trung đoàn ở Km6 đường Vĩnh Yên đi Tam Đảo. Đến năm 1961 tôi được bổ nhiệm giừ chức vụ Trưởng xe chỉ huy 1 xe tăng).

Trong 4 năm làm lính xe tăng, các môn học về kỹ thuật, về bắn đại bác, tôi đều đạt khá, giỏi. Thật là không may, vào năm 1964, khi tôi được tin Trung đoàn lựa chọn 50 đồng chí ưu tú nhất, để vào chiến  trường miền Nam chiến đấu, thì tôi lại đủ hạn 5 năm phục vụ quân đội, nên được phục viên. . . Là người con của núi rừng Việt Bắc, tôi nhất định không bỏ lỡ dịp và nhất định phải lên đường đi đánh giặc, thế là tôi làm đơn xin không phục viên mà tình nguyện vào Nam chiến đấu.

Thủ trưởng Trung đoàn gặp tôi nói “Đồng chí là người dân tộc, hiện nay Đảng và Quân đội chưa yêu cầu đến đồng chí, khi nào Tổ quốc eần sẽ gọi sau”. Tôi nhất định không chịu về, lại tiếp tục đưa đơn tình nguyện vào Nam chiến đấu cho Thủ tưởng Trung đoàn Trung tá Đào Huy Vũ, và chính trị viên tiểu đoàn Lê Đức Ôn.  Ôi thật sung sướng, ngày hôm sau tôi được báo tin: Đảng uỷ và Thủ tưởng Trung đoàn đã chấp thuận cho tôi ở lại đơn vị và luyện tập lên đường chiến đấu. Ngày nay, kể lại, tôi vẫn còn cảm giác sự xúc động ngày đó.

Những ngày luyện tập ở đất Thọ Xuân, Thanh Hoá, chúng tôi đã được các cấp trên: Thiếu tướng Tô Ký, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đến căn dặn.  Tháng 7-1964, chúng tôi lên đường, đến tháng 11-1964 chúng tôi đã đến nơi tập kết, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh; miền Đông Nam Bộ. Bộ phận chúng tôi được anh Mai Văn Phúc và Lâm Kim Chung lớp cán bộ xe tăng Trung đoàn 202, đã vào đợt trước ra đón.

Từ tháng 12-1964 trở đi chúng tôi đi nghiên cứu các bãi xe tăng, xe thiết giáp của Mỹ - nguỵ, để đánh lấy xe tăng địch, tổ chức thành lực lượng Tăng - Thiết giáp ở chiến trường, vì ngày đó xe tăng ở miền Bắc chưa có điều kiện vào chiến trường miền Nam. ..

Cuối năm 1964, đầu 1965, chúng tôi xuống xã An Nhơn Đông, An Nhơn Tây, được nhân dân ở Hố Eo che giấu, chúng tôi đi nghiên cứu tình hình ở trường sĩ quan Thiết giáp nguỵ ở Thủ Đức, ngoại thành Sài Gòn. Đến 16 rạng 17 tháng 1 năm 1966 đội chúng tôi do anh Văn Lương Thành và Trần Nhật Chiêu chỉ huy. Tôi là mũi trưởng gồm các đồng chí Nguyễn Xuân Tình (đồng chí Tình sau này được phong Anh hùng lực lượng Vũ trang), Nguyễn Văn Chính, Lê Thiện, Huỳnh Long, nhiệm vụ đánh thẳng vào cổng, rồi nhanh chóng xông vào bãi để xe tăng - thiết giáp nguỵ.

Toàn bộ trận đánh do Thiếu tá Phạm Thiệp là chỉ huy trưởng, Anh hùng Tư Tăng biệt động Sài Gòn chỉ huy phó .

Đúng 1 giờ ngày 18- 1- 1966 ta nổ súng. Tôi nhẩy lên kẹp cổ tên gác cổng và tiêu diệt, đập vỡ bóng đèn chiếu sáng ở cổng, chúng tôi xông thẳng vào bãi xe.

Cảnh tượng lúc đấy thật khó tả cho đầy đủ.  Súng của ta, của địch nổ rung trời, các loại xe tăng, xe thiết giáp của địch, ùn ùn ra cản xung phong.  Anh em chúng tôi dùng thủ pháo, lựu đạn diệt xe tăng của địch. Mũi của tôi chỉ có một khẩu B40 (súng bắn xe tăng cầm tay) nhưng chỉ có 4 viên đạn, đã bắn hết và diệt được 4 xe tăng. Riêng tôi dùng thủ pháo diệt được 3 xe tăng thiết giáp M113 và lính bộ binh ngồi trên xe . . .

Lực lượng đặc công chúng tôi ít quân, địch ùn ùn ra phản kích, tôi vừa bắn những tên địch ngồi trên xe M113 để nhử chúng về phía mình và lệnh cho anh em trong mũi của tôi rút lui. Cổng chính đã bị chúng dùng xe tăng bịt kín. Tôi cùng anh em vượt rào, nhưng đúng lúc này tôi bị thương nặng không thể đi được nữa, tôi cúi người để anh em lấy đà vượt rào, tôi bảo anh em để lựu đạn, thủ pháo lại cho tôi để tôi cản địch.

Anh em rất xúc động, hơi chần chừ song tôi là chỉ huy mũi, nên không thể chần chừ, tôi nhắc anh em rút nhanh, kẻo hy sinh hết . . . Anh em đã vượt rào ra thoát, tôi thấy lòng mình thanh thản, tay cầm lựu đạn chờ giặc tới. . . Bọn lính địch có chó béc-giê đi theo, tôi đợi chúng đến gần ném lựu đạn vào chỗ đông nhất. Bọn sống sót không dám lùng sục tiếp, còn tôi không còn đủ sức để thoát ra ngoài hàng rào nữa.

Sáng hẳn chúng đưa xe tăng và xe M113 ra, cả chó béc-giê nữa, lúc này tôi đã kiệt sức, lại mất máu nhiều nên đã ngất, khi chó béc-giê cắn vào cổ chân tôi mới tỉnh. . . Chúng dí súng vào đầu tôi quát : Đầu hàng đi. Tôi hét thật to: “Quân giải phóng chỉ biết đánh, không biết hàng”. Mấy thằng Mỹ, mặt đỏ gay như gà chọi ra hiệu cho lính nguỵ buộc dây vào cổ chân tôi rồi lôi ra khỏi hàng rào, chúng nhớn nhác lùi xa vì sợ tôi cho nổ lựu đạn . . .

Sau khi kéo tôi ra khỏi hàng rào, chúng bắt đầu thi nhau đấm, đá, rồi lấy báng súng đập vào tôi và hỏi “Chúng mày rút đường nào?”. Tôi rất đau, môi, mặt dù sưng nhưng vẫn cố đĩnh đạc nói to “Đường rút quân tao không biết, nếu biết tao không còn nằn ở đây. Sau này, khi ra tù, tôi mới biết sau trận đánh đó Đảng uỷ Bộ Tư lệnh xe tăng miền Đông Nam Bộ đã kết nạp tôi vào Đảng và truy tặng tôi Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Ba, các đồng chí tưởng tôi đã hy sinh rồi nên đã báo tử về địa phương. 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #34 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2009, 09:32:08 am »

Anh Học kể đến đây, thấy bác Xuân buông đũa, mắt nhìn ra cửa sổ. Tưởng thủ trưởng cũ đã mệt, vì đã vào tuổi 75 rồi, nên Học im lặng không nói. Không ngờ bác Xuân quay lại nhìn Học mỉm cười nhẹ nhàng hỏi sao Học lại không kể tiếp ?  Học nói: Tôi tưởng thủ trưởng cao tuổi rồi, mệt nên tôi ngừng kế.

- Không mệt đâu, tôi đang suy nghĩ về những con người Việt Nam anh dũng của chúng ta, trong thời đại Hồ Chí Minh.

Cầm đũa gắp thức ăn cho tôi và anh Học, bác Xuân nói: Học ạ, gần đây Hạ nghị viện Mỹ thông qua đạo luật nói về nhân quyền ở Việt Nam, vậy Học hãy kể nốt những “cái nhân quyền” của đế quốc Mỹ nó đã cho anh em hưởng trong nhà tù ra sao. 

Học kể tiếp: Nhiều người từng bị tù đầy trong nhà tù của Mỹ - nguỵ đều nói rằng: “Đó là cái địa ngục ở trần gian” thật là đúng thế đó.  Sau khi đánh đập chán, ngay sáng 18-1-1966 chúng còng chân, còng, tay, bịt mắt quăng tôi lên xe Ô tô chở vào Sài Gòn. Ở đấy chúng lại đánh tiếp, có một thằng cục cằn nói: “Tao là đại tá Phạm Ngọc Liễn - Tổng trưởng Nha Cảnh sát đây. Mày phải nói thật nếu không mày sẽ chết” .

Nó hỏi: Chúng mày đánh vào trường võ bị Thủ Đức để làm gì ?

Tôi trả lời: Để đánh Mỹ và bè lũ tay sai ác ôn.  Thế là chúng thi nhau đánh tôi, còn cái thằng tự xưng là Đại tá ấy, dùng giầy đá vào đầu vào mặt tôi. Tôi ngất đi, chúng lấy nước lạnh đổ vào mặt cho tỉnh lại rồi đánh tiếp, từ đó tôi đau quá không thể nói được, chúng vừa đánh vừa hỏi, tôi chỉ lắc đầu.  Tôi mê man, nhưng vẫn nghe loáng thoáng tiếng chúng nói: “Đù mẹ bọn Việt cộng dám đánh vào trường xe Tăng - Thiết giáp Thủ Đức, nơi các ngài cố vấn nói là bất khả xâm phạm. Chúng mày dám đụng vào, thì chúng mày phải chết”. 

Sau khi ở Tổng nha Cảnh sát, chúng không khai thác được gì, chúng lại khênh tôi lên xe chở về nơi thẩm vấn hỗn hợp Việt - Mỹ, thuộc Bộ Tổng tham mưu, quân lực nguy. Ôi, ở đây đủ loại hiện đại và sáng tạo của Hoa Kỳ, nào là treo người lên xà nhà rồi đánh - chúng gọi là cho đi tàu bay; trói chân tay tôi rồi dìm vào bể nước cho ngạt thở - chúng gọi là cho đi tàu ngầm, dí cực điện vào người, lấy dùi sắt nhọn đâm, rồi trói chân tay nhét vào thùng phuy đem phơi nắng. . .

Có những lần chúng bắt anh em tù binh hô: “Đả đảo Hồ Chí Minh”, anh em ta không hô, còn tôi lại hô to “Hồ Chí Minh muôn năm”, thế là mưa gậy lại rơi vào tôi, lúc này tôi không phải là hát, mà là hét thật to “Bao chiến sĩ anh hùng, lạnh lùng. . .”’ Chúng nhìn tôi rồi lắc đầu nói: mày thật đáng mặt anh hùng, thì cho mày chết luôn. . .  Tôi không sợ gì hết, vì tôi quyết dù sống hay chết cho xứng đáng với người con của quê hương tôi, căn cứ địa cách mạng Việt Bắc.

Chúng giam tôi ở nơi này độ khoảng 10 ngày thấy vết thương của tôi hôi hám quá, chúng cho tôi vào Tổng y viện của chúng để mổ lấy đạn ra... Lúc tôi tỉnh dậy thấy một người mặc áo trắng nói: “Tôi là bác sĩ Quảng, anh đừng sợ, bọn chúng bảo tôi anh cứng đầu lắm, cẩn thận kẻo nó vượt ngục”, rồi ông nói nhỏ: “Cái gì nó đã biết thì mình ừ, còn cái gì nó không biết thì đừng nói luyên thuyên, nó sẽ đánh liên tục đấy”.

Tôi không nói gì, trong bụng thầm cảm ơn ông. Ở bệnh viện được 18 ngày, chúng lại quẳng tôi vào nhà lao Lê Văn Duyệt. Bọn cai ngục ở đây bắt anh em tù binh tra tấn lẫn nhau. Ai không thi hành thì chúng tra tấn đến chết đi sống lại. Một hôm, nó bắt tôi phải đánh một đồng chí Quân giải phóng mới bị bắt tên là Để, tôi không đánh, nó hỏi tôi: Tại sao mày không đánh ? Trả lời: Tôi không đánh đồng chí mình.

Thế là tôi lại chịu đựng đủ mọi loại đòn thù. Đến tháng 6-1966, chúng chuyển tôi đến nhà lao Biên Hoà, tôi bị chúng nhốt vào nơi biệt giam. Nhiều bạn tù đã chứng kiến cảnh chúng tra tấn tôi và dũng khí của tôi trước quân thù, nên đã báo cáo với Đảng uỷ Đảng bộ Cộng sản bí mật trong nhà lao. 

Đến tháng 11 năm 1966, bọn Mỹ đã bốc toàn bộ anh em tù binh ở Biên Hòa ra giam tại nhà lao trên đảo Phú Quốc. Tại Phú Quốc tôi đã được tổ chức Đảng ở đấy giao nhiệm vụ: Trưởng ban bảo vệ của Đảng uỷ nhà lao và phụ trách khối thanh niên.  Chúng tôi đã phát động phong trào không đi làm hàng rào cho địch, không đi đào công sự cho địch không làm các dịch vụ cho binh lính nguy. Địch đàn áp dã man, chúng tôi vận động tù binh tuyệt thực để phản đối. Chúng lại lôi tôi ra để tra tấn, thằng cai ngục tên là Thạch đá tôi, tôi hất chân giật nó ngã, thế là chúng lại ùa vào tra tấn rồi nhốt tôi vào chuồng cọp, ôi “những cái địa ngục ở trần gian”. 

Đến ngày 18 tháng 2 năm 1973, chúng phải trao trả tôi tại bờ sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị.  Thế là sau 7 năm (1966 - 1973) sống trong các địa ngục ở trần gian tôi lại được trở về với Đảng, với nhân dân. Sau khi an dưỡng, do bị tù đầy, sức khoẻ giảm sút, tôi được chuyển ngành về Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bắc Thái (01 - 9 - 1974) , đến nã in 1983, tôi được nghỉ hưu. Tôi trở về quê hương - tỉnh Bắc Kạn, nơi tôi đã sinh ra, lớn lên và từ đây tôi ra đi nhập ngũ.

Thủ trưởng cũ của chúng tôi hỏi: Thế tình hình hiện nay của chiến sĩ đặc công cơ giới dũng cảm ra sao ? Học rất quý thủ trưởng nên chuyển xưng hô sang anh và em - Thưa anh, gia đình em hiện nay kinh tế cũng ổn, các con em ăn học và trưởng thành.  Vợ em là lao động chính trong gia đình và tham gia công tác phụ nữ ở xã. Còn em sinh hoạt chi bộ Đảng ở địa phương, tham gia công tác của Hội Cựu chiến binh và Tổ trưởng dân phố.

Tiễn chúng tôi ra về, Chính uỷ cũ bắt chặt tay Học nói: “Học ơi ? Học rất xứng đáng với danh hiệu cao quý - Anh bộ đội Cụ Hồ”’
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #35 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2009, 09:33:31 am »

KHOA MỤC BỊ BỎ QUÊN
Nguyễn Thế Tường,
nguyên chiến sĩ lái xe tăng cấp I,
Lữ đoàn 202.


Đúng vào ngày hôm đó Nguyên đã vắng mặt. Vì lý do gì ? Nhiều năm trôi qua rồi, bây giờ hồi tưởng lại tôi không còn nhớ nứa. Chỉ chắc chắn rằng anh đã không lên lớp trong tiết học định mệnh ấy.  Các bạn đừng vội phản đối, cho cái từ “định mệnh” tôi vừa dùng là ngoa ngữ. Đúng vậy đấy, với Nguyên, sự vắng mặt hôm ấy đã trả một giá cay đắng.

Lớp học lái xe tăng của chúng tôi đã vào giai đoạn cuối. Mới ngày nào nhập trường còn ngỡ ngàng trước những khối thép xám xịt, nặng trịch, mà bây giờ mỗi chàng đều đã có thể làm chủ cái xe tặng 36 tấn của mình. Hứng chí có lúc làm Făngtêsi vài đường cua hành tinh điệu nghệ. Thảng hoặc qua vùng làng xóm thấp thoáng vài cô thôn nữ, bọn chúng tôi đã chủ động thả tay khỏi cần lái, nâng ghế lên cao thò đầu lên trên cửa xe vẫy chào các em.  Trong các khoa mục cuối cùng có tính bổ túc trước khi bước vào thi đạt cấp I có một ngày dành cho kỹ thuật chống phản chuyển hướng.

Cho phép tôi dừng một chút quanh thuật ngữ nặng tính chuyên môn này. Như các bạn đã biết, xe tăng thiết giáp hay các loại xe chạy bằng xích nói chung không điều khiển bằng vô lăng mà là bằng cần lái. Hai tay cầm phần đầu cần kéo co vào theo ba nấc: phân ly, hành tinh và nấc kéo hãm. Tuỳ từng nấc kéo mà chiếc xe cua vòng rộng, vòng hẹp hoặc xoay tròn tại chỗ, kéo cần bên trái, bên phải theo yêu cầu chuyển hướng.  Tất nhiên khi kéo cần lái còn phải kết hợp cả chân ga. Chuyển hướng thì như vậy. Còn phản chuyển hướng? Nói một cách đơn giản như chính ý nghĩa của cụm từ trên đây đã tự nói là khi muốn chuyển hướng sang phải thì xe lại đột ngột ngoặt sang trái ngược lại hẳn ý muốn của mình. Vì sao vậy ?

- Điều cần nhất của người lái xe là đừng bao giờ để mất thói quen: Tay kéo cần lái thì chân ga phải dận xuống. . .

Giọng đồng chí trung uý giảng viên ngân nga như hát. “Bản nhạc” nghe có vẻ du dương nhưng là những nốt nhạc hát bên bờ vực thẳm. Hẵng cứ sai một ly mà xem. Cứ gọi là trả giá ngay.

- Nếu một đồng chí nào vô tình làm ngược lại. Nghĩa là tay kéo cần lái chuyển hướng mà nới lỏng chân ga thì . . .

Gót chân A Sin ở chỗ đó.

Tôi nhìn sang không thấy Nguyên, lòng cứ thắc mắc không biết cái thằng này biến đi đâu. Một tiết học thật không nên vắng mặt. Và không phải chỉ tiết học ấy, cả một ngày hôm đó chúng tôi cùng với trợ giáo quần thảo suốt ở bãi lái. Tất cả các chiến sỹ đều làm thử vài lần theo cách thao tác sai “quy lát” cho xe phản chuyển hướng, để rồi tập thành phản xạ gần nhơ vô điều kiện, để mãi mãi không vấp cái lỗi trên nữa.

Và những chú chim ra ràng - Những chàng linh lái xe tăng cấp I.

Nhưng, Nguyên đã vắng mặt cả ngày hôm đó rnà vô tình cán bộ chỉ huy đã không để ý. Anh đi đâu làm gì, thì mãi đến hôm nay gần ba mươi năm trôi qua, một ngày tháng sáu oi ả ngồi viết những dòng này tôi cũng quên, không kịp hỏi Nguyên. Gần một phần ba thế kỷ, bão lũ, phong ba, vinh quang, cay đắng đã lùa qua đầu anh, đầu tôi. Đã mấy mươi lớp lá thu vàng rữa nát trên phần mộ của bạn bè chiến hữu xe tăng chúng tôi.

Chúng tôi lên đường đi chiến đấu. Đoàn xe tăng gầm lên, cài số, tăng ga hùng dũng xuất phát, cuồn cuộn tung lên một “con rồng bụi đỏ”. Con rồng đỏ sẽ kéo ra tận ga tàu hoả là nơi chúng tôi có dịp biểu diễn khoa mục lái xe tăng lên tàu.  Thế nhưng chúng tôi đã không đến được ga tàu thông suốt. Những chiếc tăng đi đầu đột ngột dừng lại. Tôi cũng được lệnh dừng xe tắt máy.

Các bạn thử hình dung xem, hàng mấy chục chiếc tăng T54, máy Đieden 500 mã lực đang gầm thét bỗng tắt máy lặng phắc. Cùng với lớp bụi dày đỏ quạch đang dần tan đi là những tiếng kêu thất thanh, khản đặc.  Một viên chỉ huy bế xốc một cái xác mềm nhũn đẫm tháu chạy rất vội về phía làng. Một người lính lôi từ đáln bụi ra một cái xe đạp bẹp dúm. Bên thành xe, Nguyên đứng chết trân, gương mặt trắng bệch nhơ hoá thạch. Nguyên ! Trời ơi ! chiếc xe của Nguyên đã gây tai nạn.

Cả đoàn tăng còn chưa qua hết một đường cua nghiêng. Đường cua vừa tầm một kéo hành tinh. Thông thường, khi gặp những đoạn cua nghiêng với góc chừng 45 độ, các tay lái thành thạo thường kéo nấc hành tinh, tăng mạnh ga cùng với việc hơi ấn bàn đạp hãm. Xe tăng sẽ lượn một đường cong rất mềm, rất điệu. Lần lượt những chiếc tăn lướt qua vòng cua. Đến lượt xe Nguyên tiến lên, chân ga gầm rú đang ở mức cao nhất. Phía trái đường xuất hiện một người phụ nữ dắt xe đạp. Lẽ ra Nguyên phải lập tức giảm ga rồi mới kéo cần lái chuyển hướng cùng với việc tăng ga trở lại. . . 

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #36 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2009, 09:34:00 am »

Cái chết của nạn nhân thì đã rõ. Nhưng, yêu cầu quân sự ! Mệnh lệnh hành quân ? Những khái niệm này bây giờ đây vào những năm cuối thế kỷ tuy vẫn còn ý nghĩa nhưng sức mạnh thực tiễn chỉ bằng vài phần trăm thời chiến tranh chống Mỹ. Có cảm giác như chỉ cần có mệnh lệnh hành quân ra chiến trường thì. . . dù nước thuỷ triều đang xuống cũng phải làm sao cho nó dâng lên để phục vụ yêu cầu quân sự. Người ta gọi công an, xã đội trưởng đến.  Biên bản được lập ngay. Mọi hậu quả tai hại trên đây được để lại hậu phương giải quyết. Đoàn quân tiếp tục lên đường. Đó là vào mùa hè năm 1972.  Chiến dịch đang kỳ khói lửa. “Cối xay thịt” Quảng Trị đang quay. Quân ta chiến đấu trong thành cổ hết sức dũng cảm và cũng thiệt hại rất lớn. Chiến trường đang rất cần lực lượng đột kích và hoả lực của chúng tôi.

Hai năm trôi qua. Đơn vị chúng tôi chiến đấu chừng dăm trận. Thắng nhiều, thua cũng có. Đặc biệt nhất là cuộc đọ tăng ở bãi cát Cửa Việt rạng sáng ngày 28- 1- 1973 đã để lại một trang vàng trong truyền thống Binh chủng. Có một bài báo hơi bốc đồng đã ví trận này với cuộc đấu tăng khổng lồ trên vòng cung Cuốcxcơ trong đại chiến thế giới lần thứ hai.

Nguyên vẫn âm thầm thực thi nhiệm vụ của người lái xe. Trong vài ba trận sát cánh cùng anh, trong tôi hằn lên một cảm giác mơ hồ, tuồng như có lúc Nguyên cố ý mạo hiểm, bất cẩn thái quá. Cuộc sống ở chiến trường không cho phép chúng tôi tự hỏi và cũng không hình dung được những gì đang chờ ở hậu phương nếu anh sống sót quay về. Tất nhiên ý nghĩ trên đây chỉ là cảm giác thôi. Còn thì suốt cả chiến dịch Nguyên là một lái xe mẫu mực. Cái phần thiếu hụt tí ti trong khoa mục chống phản chuyển hướng ngay sau đó chúng tôi chỉ kèm anh vài mươi phút là xong.

Trước khi rút quân ra Bắc củng cố, bổ sung, tất tật chúng tôi đều được tặng bằng khen. Có người được thưởng huân chương chiến công.  Nơi chúng tôi đóng quân lại củng cố là vùng bán sơn địa thuộc xã Xuân Nguyên, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hoá). Lại những bài bản cũ: ban ngày thao diễn chiến thuật, bảo dưỡng xe, học chính trị, ăn theo chế độ an dưỡng, chơi thể thao và sinh hoạt văn hoá văn nghệ. . . Chờ một chiến dịch mới.

Cái vụ tai nạn hai năm trước chắc chắn Nguyên còn nhớ rõ và đang hồi hộp chờ một hình thức xử lý nặng nề, nhưng chúng tôi đã quên béng, cho vào kho ký ức.  Tôi và Nguyên ở cùng trong đội bóng chuyền đại đội, từng giật giải trong hội thao lữ đoàn. Trong đội, tôi là cây nêu chuẩn. Nguyên có cú đập trái chiêu rất ăn điểm. Tính anh giản dị và hay nhường nhịn. Nhiều lần tôi nêu bóng đẹp nhưng anh đập hỏng. Tôi càu nhàu văng tục, anh đều xoa dịu: Thôi, thôi lành lại quả khác.

Một buổi chiều như bao chiều khác, ở bóng chuyền đại đội. Một anh hùng Tiểu đoàn 66 anh hùng, thuộc Lữ đoàn xe tăng 202 (cũng gần anh hùng) đang thi đấu với đội bóng Đại đội 3. Chiều hôm trước một cột lưới bị gãy. Đại đội trưởng đặc cách cho đánh một chiếc T54 ra sân bóng, giương nòng 100 mm lên buộc lưới vào đấy. Trọng tài ngồi luôn trên tháp pháo thổi còi. Chiến sĩ hai đại đội hò hét cổ vũ rất hăng. Và cũng như mọi bận, bóng qua lưới cậu Khanh pháo thủ bắt chuyền một, tôi nêu bóng và Nguyên nhún người bay lên. 

Có tiếng động cơ rất lạ từ phía cổng doanh trại. Ở các đơn vị xe tăng thiết giáp động cơ Đieden dù gầm thét đến mấy vẫn không làm ai để ý. Vậy mà, chỉ một tiếng động cơ máy xăng rất khẽ đã hút bao nhiêu cặp mát về phía cổng. Một chiếc com- măng-ca mui trần cắm cờ đuôi nheo tiến vào sân.  Trên xe, ở hàng ghế đầu, ngoài người lái xe còn có một sĩ quan quân hàm sáng choang tay áo đeo băng đỏ Ghế sau là hai chiến sĩ vệ binh dựng súng cắm lưỡi lê sáng quắc. Trong một loáng, ký ức ù loà của chúng tôi không phán đoán nổi điều gì sẽ diễn ra. Xe chạy về phía nhà xê bộ rồi từ đó họ cùng đại đội trưởng tiến về phía sân bóng. Chúng tôi dừng cả lại, lặng yên nghiêm trang như sắp ra trận. Một điều gì đó rất nghiêm trọng sắp xảy ra. Người sĩ quan tiên lên dõng dạc hỏi:

- Ai là binh nhất Bùi Nguyên ? .

Nguyên lăn quả bóng ra rìa sân, mặt hơi tái đi nhưng giọng vẫn rõ:

Tôi Nguyên đây, thượng sĩ . . .

- Được, chúng tôi có lệnh bắt Bùi Nguyên, chiến sĩ lái xe tăng đại đội. Lúc phạm tội anh là binh nhất - Bỗng người sĩ quan giật giọng :Vệ binh ?

- Có - hai tiếng đáp đều.

Hai chiến sĩ vệ binh giương lê tiến lên phía Nguyên.

Có cậu nào đó từ trong hàng quân của chúng tôi:

- Làm chó gì mà ghê thế.

- Xuỵt, quân lệnh như sơn.

Nguyên đứng đó, quần đùi, áo may ô, gương mặt còn đẫm mồ hôi, dáng vẻ vô cùng buồn nản. Hai chiến sĩ cảnh vệ áp sát anh, còn người sĩ quan giở ra một cái còng sắt hình số 8. Bỗng từ hàng quân chúng tôi rền lên một luồng âm thanh gì như tiếng thở gấp, tiếng rên, tiếng nấc và giữa mớ hỗn tạp ấy vang lên chói tai một tiếng thét rợn như xé vải:

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #37 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2009, 09:34:24 am »

- Khoan. . . .Rồi người ta thấy từ cửa pháo thủ trên tháp pháo cái xe tăng giữa sân, Khanh đu người ra khỏi khoang cửa: Lại một cú nhảy nhẹ như mèo rơi xuống đất, tay trái anh cầm khẩu AK báng xếp, tay phải kéo cơ bẩm đánh xoạc: .

- Thằng nào léng phéng tao bắn bỏ mẹ, thằng Nguyên tội gì ?

Mặt Khanh đỏ nọc. Người sĩ quan dừng ngay lại. Không khí căng thẳng như dây đàn. Coi chừng đổ náu đến nơi. Nhiều anh em trong chúng tôi đều là lính chiến trường về, máu công thần không ít.  Thằng Khanh lại nổi tiếng cục tính. Ngón tay nó đặt trên vòng cò run bần bật. Hắn lại nói, giọng đầy tử khí:

- Thằng vớ vẩn nào dám đến đây bắt nạt lính Đại đội Một ?

Nói rồi, hắn chĩa súng bước lên một bước. Bất giác, chúng tôi cũng nhất loạt bước lên một bước.  Hai cậu vệ binh lùi lại. Đúng lúc đó trung uý đại đội trưởng Lê Tám bước ra. Anh nhẹ tay đẩy nòng súng của Khanh hướng ra phía đồi, giọng nhỏ nhẹ:

- Đưa súng đây, đưa đây cho anh.

Bình thường, trung uý Lê Tám cũng nổi tiếng mạnh mẽ, hơi có phần nóng nảy. Vậy mà chiều hôm ấy không hiểu sao anh lại tỏ ra rất đằm tính. Nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, trung uý tháo khẩu AK khỏi tay thằng Khanh, mở băng đạn bỏ túi, kéo khoá nòng cho viên đạn còn lại trong súng văng ra, hướng nòng lên trời bóp cò cho kim hoả kêu, khoá an toàn lại nhẹ nhàng khoác vào vai. Đoán anh quay ra hơi cao giọng:

- Các đồng chí chiến sĩ đại đội Một, đại đội Ba! Các bạn thân yêu của tôi.

Thốt nhiên Tám dừng lại, mặt cúi xuống. Anh đứng im như thế rất lâu. Tất cả lặng đi. Nghe rõ cả tiếng xào xạc của gió nam chiều trên lá bạch đàn.  Một ai đó thở dài, rồi có tiếng sụt sịt.
- Có thể có vài chiến sĩ mới bổ sung gần đây thì không biết. Trong chúng ta nhiều người còn nhớ cách đây hai năm khi mới xuất phát đi chiến dịch, đồng chí Nguyên đã vi phạm Luật Giao thông, gây tai nạn chết người. Gia đình nạn nhân đã không tha thứ gửi nhiều đơn lên Cục Quân pháp.

- Trời ơi, gửi đơn làm gì - Có nhiều tiếng thở hắt ra và giọng ai đó thẻ thọt.

Đại đội trưởng quay sang người sĩ quan: ~

- Tôi xin giới thiệu với các đồng chí, đây là đồng chí sĩ quan Quân pháp Bộ Tư lệnh có nhiệm vụ dẫn giải phạm nhân về nhà tạm giam chờ toà.  Hai từ “xét xử” cuối cùng Tám phát âm nhoà đi Trấn tĩnh một lúc anh nói tiếp:

- Các em nghe anh, dán ra để các đồng chí ấy làm nhiệm vụ. Chúng ta là một đội quân cách mạng có kỷ luật.

Thông thường, cái giọng lên lớp bất ngờ này của Tám rất dễ bị vài câu vặc lại của đám cựu binh, nhưng lúc này tất cả chúng tôi đều im lặng dán ra, dán ra .

Nói vậy thôi chứ Nguyên rồi cũng được dành khoảng một giờ để tắm rửa, chuẩn bị quân trang, ôm hôn chúng tôi. Rồi thì, khi chiếc xe com- măng-ca mui trần nổ máy phóng như bay trên con đường bụi đỏ quen thuộc, chúng tôi vẫn đứng nghiêm nhìn theo tấm lưng áo quân phục của Nguyên chập chờn giữa hai mũi lê vệ binh chấp chới trong nắng chiều.

Vẫn không ai tin rằng Nguyên sẽ đi tù. Mọi người cứ nghĩ rằng một ngày kia, ngày kìa, khi đang chơi thể thao hay đang thao diễn chiến thuật sẽ thấy Nguyên trở về, mặt mày tươi tỉnh, giọng vẫn nhỏ nhẹ :

- Họ nhầm, họ xin lỗi.

Rồi thì anh khẽ khàng cởi áo đứng vào sân đúng lúc Khanh đón quả bóng, chuyền sang, tôi nêu bóng dựng đứng cách lưới hai gang và tấm thân cao gầy của Nguyên bật lên.

Các bạn ơi! Khi người ta viết kỷ niệm sâu sắc trong đời bộ đội thường lục tìm những dòng ký ức vui thắm thiết, anh hùng. Còn tôi, dòng kỷ niệm của tôi có lẽ cũng sâu đấy nhưng buồn lắm phải không ? Nhưng nếu có buồn thật thì vẫn cứ phải bộc lộ ra. Vết thương dù hiểm nghèo đến đâu nếu không chết thì cũng có ngày liền sẹo. Phải kể lại thật tỷ mỹ trường hợp bị thương để cho mình, cho đồng đội biết tránh đỡ tổn thất đặng trong mọi lúc mọi nơi giành được thắng lợi mà giảm thiểu thiệt hại.

Như trường hợp bạn tôi. Nếu như ngày hôm ấy anh không vắng mặt trong khoa mục chống phản chuyển hướng ? .  Nhưng câu chuyện này cũng không hẳn buồn dẫu rằng cái giá phải trả với Nguyên cũng không rẻ.  Anh đã im lặng nhẫn nhục thi hành án tù giam  mãn hạn, về quê anh ôn thi vào học một trường chuyên nghiệp. Ra trường, đi làm , lấy vợ sinh được hai thằng “Tăng con”, sống cuộc sống bình thường nhơ bao người đàn ông khác. Kể ra như vậy cũng đã là hạnh phúc.

Bây giờ tháng tháng 6 năm 1999, chỉ còn ba tháng nữa là Binh chủng Tăng - Thiết giáp kỷ niệm 40 năm thành lập. Trong ba tháng tới tôi sẽ liên lạc với anh, rủ anh và số bạn bè chiến. hữu cũ ở lớp lái xe I khoá 2 và ở Đại đội Một anh hùng năm xưa tăng về Bộ Tư lệnh Thiết giáp một ngày, uống với cùng với nhau một trận rồi cùng nắm tay nhau mà hát,

Rằng: Năm anh em trên một chiếc xe tăng
Rằng: Một người đau ta tất cả quên ăn.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #38 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2009, 09:46:39 am »

NĂM THÁNG TRƯỜNG SƠN

Đại tá Trương Quang Sinh,
nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức,
Cục Chính tri, Bộ Tư lệnh Tăng - Thiết giáp.
 


Tôi vào chiến trường và ở Trường Sơn, từ cuối năm 1968 đến cuối năm 1970, nhận nhiệm vụ Chính trị viên một đơn vị xe tăng. Hai năm mai phục tại đây, để góp phần cho trận đánh thắng trên đường 9 - Nam Lào năm 1971, Tiểu đoàn xe tăng của chính trị viên Lê Cối đã xông lên điểm cao 543 bắt sống tên đại tá Lữ trưởng dù 3 Nguyễn Văn Thọ cùng toàn bộ Ban Tham mưu. 

Hai năm ấy, tôi đã cùng đồng chí, đồng đội lăn lội với bom đạm “toạ độ”, B52... cùng với chỉ huy trưởng tổ chức đơn vị đương đầu hàng chục lần với địch xăm xé trận địa. Bất kỳ đêm ngày, địch đánh phá vào đâu là lập tức cây rừng được vá kín đến đó, công sự, xe pháo được củng cố, khôi phục sẵn sàng chiến đấu ngay.

Có nhiều đêm trắng trời, nhiều ngày rực lửa, lính xe tăng đã đổ mồ hôi và đổ cả máu để trụ vững và sẵn sàng xốc tới, khi có thời cơ. Chúng tôi đã động viên nhau sẽ có ngày ra quân toàn thắng, hãy kiên gan chịu đựng trước sự đánh phá ác liệt của kẻ địch.  Địch xăm ta bịt, khi không bịt được nửa thì lại hành quân di chuyển, thay đổi nơi trú quân liên tục.  Cứ thế mà băng rừng, luồn núi, lách sông ẩn giấu tung tích bí mật, an toàn, âm thầm mà bừng sáng, gia truân mà phấn khởi.

Tôi vẫn còn nhớ những đêm chuyển quân hiểm nguy vất vả mà không kém phần thơ mộng.  Dưới trời đầy sao, máy bay địch đủ các loại C130, OV10, B52 - giăng pháo sáng oanh kích, thế mà đội hình xe tăng vẫn lăn xích, leo núi, vượt đèo, vẫn bình thản lượn lờ bơi lội ven sông lấp lánh, lung linh bóng hình mình trôi. Cảnh tượng thật hào hùng và có phần ngoạn mục nửa, chẳng thế mà khi hoàn thành nhiệm vụ di chuyển lính ta đã nói vui: “Ta đi có địch theo hầu thắp pháo sáng, đốt pháo nổ hộ tống tưng bừng. . . Xe tăng Việt Nam cừ ghê!” . 

Bao lần chuyển quân là bấy lần xây dựng- lại trận địa và “doanh trại” hết sức căng thẳng, gian khổ. Tuy nhiên, trước sau vẫn thể hiện được “chuyển quân hiên ngang, trú quân vững vàng”, ăn ở quy củ, đàng hoàng ,vui tươi.

Mùa mưa về, dẫu trời buồn ảm đạm; quân rút đi một ‘nửa, người vắng vẻ hơn; công việc bảo quản, bảo dưỡng xe pháo sẵn sàng chiến đấu nặng nề hơn.  Nhưng cuộc sống ở đây vẫn giữ được cái cốt cách chính quy, lạc quan của nó. Cuộc sống đó mang hơi thở ấm áp của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn, của chiến tranh nhân dân Việt Nam vô địch đã sản sinh ra Binh chủng Thiết giáp anh hùng này. 

Cuộc sống đó được chăm lo chu đáo từ nơi ăn, chốn ở, bãi tập sân chơi. Cái gì có được ở hậu phương mà điều kiện chiến trường cho phép thì cũng có được tại đây. Người lính xe tăng rất sáng dạ, khéo tay. Họ đã chế tạo ra nhiều thứ mà tưởng chừng khó có thể làm được. Như đài bán dẫn, đàn bầu, nhị, sáo, xà đơn, xà kép, lồng bàn... Trong tình huống chiến tranh, phải ẩn nấp ngụy trang kín đáo, họ vẫn sản xuất được rau, làm dưa để ăn và pha chế được cả rượu để uống nữa.

Nhân đây, tôi xin giới thiệu một chứng tích về cuộc sống ấy.

Đó là cái Bi đông - một kỷ vật quí giá tôi còn đang lưu giữ - Cái Bi đông này, thuở ấy, tôi đựng đường ướp với quả dâu-gia hái ở rừng. Không ngờ ướp hơn mười ngày, dâu đường trở thành rượu thơm ngon. Và bất ngờ hơn là sự biến dạng của nó: Bi đông căng phồng, má lõm cũng nhơ má lồi.  Tôi đưa Bi đông cho cháu ngoại xem, cháu reo lên thích thú. Tôi đã kể lại cho cháu nghe bằng một bài thơ sau đây:

Chuyện kể cái Bi- đông

Ngày xưa Ông ra trận
Bên hông thắt bi- đông
Hành quân khát, ông uống
Dẻo dai, nước mát lòng.

Thuở ấy ở Trường Sơn
Đựng đường ướp dâu quả
Bên mình vẫn bi - đông
Thành rượu uống thơm nồng
.

Bi đông chứa trong lòng
Phúng phính má căng phồng
Rượu ngon như thế đó
Béo tròn bi - đông nhôm.

Liên hoan vui tưng bừng
Bi - đông tuôn rượu mừng
Chiến công reo vang dội
Rung đại ngàn Trường Sơn !

Chuyện vậy đó cháu ơi
Cái bi - đô ng đẹp đời
Tầm thường mà kỳ diệu
Kể lại còn thấy vui !

Cháu nghe có thích không
Chuyện kể cái bi đông
Thả hồn cháu mơ tưởng
Người xẻ dọc Trường Sơn
!
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Bảy, 2009, 09:51:27 am gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #39 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2009, 10:12:20 am »

NHỮNG KỶ NIỆM MỘT THỜI

Nguyễn Văn Chính,
nguyên trưởng ban Quản lý xe bánh lốp,
Ban Quản lý xe - phòng Kỹ thuật.


Đứa con của đơn vị.

Trời nhập nhoạng tối. Đồng chí Hưng lái xe vừa về đến đơn vị đã oang oang thông báo:

-A lô! Có một tin quan trọng đây. Mấy chiến sĩ đang dạo mát trước sân lập tức lên tiếng:

- Tình hình gì đấy ? Mới được lĩnh chất khói hả?

- Không! Tin cậu Coóng đi phép đã về, lại kèm theo cả cô vợ nữa nhá. Một cô gái Tày hẳn hoi.  Rất xinh.

- Có thật không? Vợ chồng cậu ấy đâu ? 

- Lại không thật. Tớ đang đỗ xe ở thị xã Vĩnh Yên thì chúng nó nhận ký hiệu xe nhà. Tớ chở cả hai vợ chồng đến ngang chiêu đãi sở thì xuống, tranh thủ vào đăng ký phòng hạnh phúc mà. 

Nghe tiếng bàn tán, tôi từ trong phòng làm việc bước ra. Khi nghe thuật lại sự tình, chúng tôi đều thở phào. Thế là yên tâm rồi. Đầu tháng 10 năln 1967, đơn vị vận tải của Trung đoàn 202 Binh chủng Thiết giáp được lệnh chuẩn bị kỹ thuật xe tốt, lái xe tốt để vào phục vụ chiến trường phía Nam. Cấp trên chỉ thị đột xuất cho những đồng chí lái xe đi chiến trường, mỗi người 10 ngày phép, và phải có mặt trước giờ hành quân 3 ngày, chúng tôi đã chọn đủ 10 đồng chí.

Một sáng hạ tuần tháng 10 năm 1967, 9 người đã có mặt tại đơn vị. Anh nào cũng phấn khởi vì đã giải quyết được việc gia đình, riêng tư. Bây giờ cậu Coóng đến nữa là đủ quân số. Nghĩ cũng tội cho Coóng. 9 anh ở dưới xuôi chỉ đi cùng lắm là hai ngày sẽ về đến nhà, được 7 - 8 ngày ở nhà thoải mái. Còn Coóng quê mãi Hoà An, Cao Bằng, đường xa hàng trăm cây số, trong lúc chiến tranh xe cộ đâu có dễ, vợ lại mới cưới trước khi đi bộ đội.

Hơn một năm nay, hết chương trình huấn luyện bộ binh lại đến chương trình học lái xe, công việc khẩn trương, Coóng chưa lần nào được nghỉ phép về nhà. Lúc cho cậu ấy đi phép, chúng tôi chỉ lo cậu ấy trễ phép hoặc có thể ở lại nhà không đi nữa. Song chúng tôi cũng tin rằng, một con người của quê hương cách mạng, sẽ không bao giờ làm nhơ thế. Nhưng sao cậu ấy lại mang theo cả vợ lên, muốn đề nghị gì chăng?  Sinh hoạt tối xong, tôi cùng một số anh em ra thăm vợ chồng Coóng. Sóng ra sân gặp tôi, vợ Coóng khép nép đứng đằng sau. Coóng ngượng nghịu nói:

- Em không cho nó đi, nó cứ đi theo. Bây giờ em chả biết làm thế nào ?

Phòng hạnh phúc chỉ có một chiếc bàn con và hai cái ghế anh em ngồi cả lên giường trò chuyện, Coóng kể:

- Đường về Cao Bằng hiếm xe khách lắm, em cứ thấy xe bộ đội là vẫy. May trên ve áo em có đeo phù hiệu vô lăng cùng cảnh “lính xế” cả. Các anh ấy thông cảm cho lên xe ngay. Ngồi ca bin hẳn hoi. Có lúc họ còn nhờ em lái giúp một đoạn. Vì thế chỉ hai ngày là em về đến nhà. Hôm đi cũng vậy, em lại vẫy đi nhờ xe bộ đội. Xuống đến Vĩnh Yên lại gặp đúng lúc xe anh Hưng đi công tác về, may quá . Còn về lý do cô ấy đi theo em về đây thì để cô ấy trình bày.  Này em, nói đi. . . , Thủ trưởng của anh đấy.

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM