Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 01:42:52 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Theo vết xích xe tăng - Tập 1  (Đọc 67444 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #70 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2009, 05:54:21 pm »

Núi Thanh Tước cũng có hai mỏm như Làng Vây. Để giữ bí mật cho xe tắt máy rồi dùng dân quân lấy sào chống đẩy như chống thuyền, kết hợp với dùng dây kéo đến sát tuyến xuất phát xung phong mới cho nổ máy tiến lên tuyến xuất phát xung phong cùng bộ binh dùng hoả lực trực tiếp chi viện cho công binh mở cửa xong thì xe tăng dẫn dắt đội đột kích đánh chiếm đầu cầu và thực hành thọc sâu đánh vào sở chỉ huy quân địch, nhưng cũng không tạo ra tình huống này để xử trí.

Còn một điều anh cũng muốn nói là: trên hướng Nam sông Sê Pôn lên gặp anh Thái Dũng lần cuối cùng anh Thái Dũng cũng không hề giao cho Đại đội 9 sẵn sàng phát triển sang cứ điểm Làng Vây cũ nên không có suy nghĩ gì về nhiệm vụ này. Nên khi Làng Vây cơ bản đã bị tiêu diệt thì có một đội gồm công binh có bộc phá ống, bộc phá khối, có đặc công, trinh sát bộ binh. Người ở chỗ anh Hồ Bá Thi sang gặp anh để tổ chức cho hai xe tăng cơ động xung phong tiến công vào Làng Vây cũ, anh bảo Đại đội 9 không có nhiệm vụ này.

Với tư tưởng còn thời gian còn chuẩn bị nên các lái xe, trưởng xe đều được trinh sát đường cơ động đến khe húc cho xe xuống sông để bơi vào bến làng Troài: đến các cuộc thảo luận trên bàn cát giữa xe tăng với bộ binh, đặc công đến tập luyện thực tế các mô hình của xe tăng. Bộ binh được xem xe thực tế và cách lên xuống xe tăng (động tác lên xuống xe tăng thật).

Công tác động viên chiến đấu như tổ chức lễ xuất quân trao cờ cho Đại đội 9, các cán bộ cao nhất của Binh chủng (chính uỷ Lê Ngọc Quang), cán bộ cao nhất của Sư đoàn 304 (chính uỷ Trần Nguyên Độ) và đồng chí Hợp, Phó Chính uỷ Sư đoàn 304 xuống từng hầm xe động viên khí thế quyết tâm đánh thắng trận đầu, giành chủ động trong mọi tình huống, còn người còn xe còn chiến đấu. Không chỉ có đánh đêm mà ngày càng quyết tâm đánh đến tiêu diệt hoàn toàn quân địch.

Ngày 5 tháng 2 năm 1968 chuẩn bị mọi mặt để xuất kích nhưng do một khó khăn nào đó nền hoãn lại.

13 giờ 30 phút ngày 6 tháng 2 năm 1 968 vượt suối vượt đồi dưới sự đe doạ của các loại máy bay Thần sấm, Con ma (F16, F4H) gầm thét. Anh cùng các chiến sĩ thông tin cơ động theo đội hình của Tiểu đoàn bộ binh 3, Trung đoàn 2 Sư đoàn 304 tiến vào các vị trí xuất phát tiến công của trận đánh tiêu diệt cứ điểm làng Vây.

18 giờ cùng ngày pháo binh ta bắn chế áp lần một xe tăng bắt đầu từ đồi Pésai cơ động lên bến Khe Húc thành đội hình cơ động chiến đấu dưới dòng sông. Theo thứ tự trung đội trưởng 1, đại đội trưởng, chính trị viên trưởng, trung đội trưởng 3.  Thời gian cơ động của xe tăng dưới dòng sông theo tính toán của anh với anh Nghiêm và anh Hồ Bá Thi chỉ tính bằng nửa tốc độ người đi bộ, vì tính cả những bất trắc dọc đường có thành viên lái, pháo thủ dự bị, y tá, kỹ thuật viên cùng đi trên đội hình của.

Sau đợt bắn chế áp lần một, pháo binh ta bắn tốc độ đều chi viện cho xe tăng theo sự chỉ dẫn của công binh, ngâm mình dưới nước sông giá lạnh trong đêm tối. Anh lại nhớ đến hình ảnh của Trung đội phó công binh Bùi Ngọc Dương sau khi cứu kéo xe tăng khỏi sa lầy trong trận Tà Mây đã nhảy lên xe tăng sử dụng súng 12 ly 7 nắp trên xe tăng bắn trả máy bay địch quyết liệt anh bị thương nhưng vẫn bám xe tăng xung phong vào cứ điểm và anh dũng hy sinh.

Hình ảnh của ác chiến sĩ công binh bảo đảm cho xe tăng trong trận Làng Vây khi tiến lên xung phong cũng như lúc xe tăng rời khỏi trận địa về khu tập kết không bao giờ quên.

20 giờ 20 phút đến bến Khe Húc triển khai xong đội hình dưới lòng sông Đại đội 9 cho xe cơ động đến bến làng Troài, có con đường địch dùng để lấy cát về xây dựng cứ điểm Làng Vây nên rất tiện cho ta khi có lệnh xuất phát xung phong. Từ làng Troài đến cứ điểm Làng Vây 1800m, Đại đội 9 phải dừng lại chờ gần hai tiếng đồng hồ. 

23h15 Đại đội 9 nhận được lệnh xung phong  dưới sự chi viện của pháo binh bắn chế áp lần hai.  Đại đội 9 bắt đầu tiến lên vị trí xuất phát xung phong, dùng pháo bắn trực tiếp chi viện cho công binh mở cửa. Mở cửa xong đặt mũi đột kích một xung phong đánh chiếm đầu cầu.  Rạo rực khi nhận được điện của xe đại đội trưởng Đại đội 9 cùng các xe của Võ, Ngà hiện đang chi viện cho nhau và đột kích một đánh chiếm đầu cầu. Nhận được điện của xe Thành bị lạc đường bật đến chiếu sáng để quan sát vào vị trí bắn chi viện cho mũi đột kích 2.

Nhận được tin bộ binh Đại đội 40, Đại đội 9 đang bị hoả lực của địch chặn lại chưa vượt qua được cửa mở, bộ binh yêu cầu xe tăng dùng pháo tiêu diệt hoả điểm của địch, xe tăng yêu cầu bộ binh dùng đạn vạch đường bắn chỉ thị mục tiêu. Bộ binh bảo đạn vạch đường không có xe tăng yêu cầu bộ binh lên xe chỉ thị mục tiêu.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #71 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2009, 05:56:08 pm »

Trước tình hình đó, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn bộ binh 3 cho liên lạc sang gọi anh sang chỗ đồng chí trao đổi tình hình nhất trí điều hai xe ra cửa mở để dẫn dắt bộ binh vào. Qua suy nghĩ anh biết hoả lực mìn chống tăng ở hàng rào không có nên anh Hồ Bá Thi đã lệnh cho đại đội trưởng Đại đội 9 cho xe ra dẫn dắt bộ binh vào và chỉ sau mấy phút xe tăng và bộ binh đã hiệp đồng chặt chẽ.

Xe của Thành đã dùng pháo bắn chi viện cho đột kích hai và chi viện cho bộ binh vào tung thâm chiến đấu. Do mở cửa nắp ụ pháo ra quan sát bọn địch đã dùng hoả lực bắn đồng chí Thành hy sinh.

3h45 ngày 7 tháng 2 quân địch dùng máy bay B52 rải thảm bom xuống các cao điểm 54 1, 634.  Nhận được điện của anh Thái Dũng báo Đại đội 3 hiệp đồng với Trung đoàn 24 của Sư đoàn đã diệt được quân địch ở 102, 103 đánh vào Sở chỉ huy và cho hai xe cơ động sang Làng Vây cũ. Đồng thời ở bên này anh. cũng nhận được lực lượng tăng cường của cấp trên mà anh Hồ Bá Thi cho liên lạc dẫn xe tăng phát triển sang Làng Vây cũ nhưng phần thì biết hướng Tây đã thực hiện phần thì trong tư tưởng không có chuẩn bị nên để anh em quay ra. 

4 giờ ngày 7 tháng 2 năm 1968 căn cứ Làng Vây bị tiêu diệt người chiến sĩ Tăng -Thiết giáp thấy mình lớn lên, với anh cũng thấy mình lớn lên trong công tác tổ chức chỉ huy và thực hành chỉ huy. 

Được lệnh rời khỏi trận địa về khu vực tập kết ban đầu, nhưng do trời đã sáng, xe cộ bị hư hỏng nhiều phải cứu kéo nhau dưới dòng sông nên không  về đến Pésai được.

8 giờ ngày 7 tháng 2 năm 1968 anh cùng tổ liên lạc ra làng Troài gặp lại anh Ngô Xuân Nghiêm đại đội trưởng Đại đội 9 nắm lại tình hình trú quân ở chân làng Troài, thống nhất cách đánh khi địch phản kích và bắn máy bay trực thăng của địch. 

Cả ngày 7 tháng 2 không có phản ứng gì, đêm 7 tháng 2 cho xe về Pésai, cả đêm về không gọn còn hai xe phải cho nằm lại giấu ở bãi sậy mép bờ sông Sê pon cho ngụy trang bằng cây sây tủ kín xe nhưng không buộc. Anh và anh Nghiêm, anh Đại, anh Lan đứng trên bờ quan sát đã nói vui với nhau: kín thế này thì bố OV1O (máy bay trinh sát) phát hiện ra được.

Khoảng 8 giờ thì OV10 đến quan sát, soi mói, bắn đạn vạch đường vào khu vực đó. Khoảng 12 giờ thì máy bay trực thăng từng tốp 3 chiếc một đến quần lượn vòng quanh, thấp đến nỗi cánh quạt quạt gió mạnh làm các cây sậy không có dây buộc vào xe nên bay đi lộ thân xe ra chúng dùng hoả lực trên trực thăng bắn nhưng không thiệt hại lớn cho ta. 

Khoảng 15 giờ chiều thì có hai chiếc F16 và F4H lên thả bom toạ độ vào khu vực đó. Anh và anh Nghiêm  ra kiểm tra lại, xe an toàn còn cán bộ ta trụ lại đó đồng chí Lan trợ lý kỹ thuật của Trung đoàn 203 hy sinh. Đồng chí Đại đại đội phó kỹ thuật và anh em thành viên của hai xe an toàn.

Trước tình hình này anh Đại và anh Nghiêm đã làm cáng, cáng anh Lan về nghĩa trang của xe tăng chôn cất chu đáo và tối ngày 8 tháng 2 mới giải quyết toàn bộ Đại đội 9 về khu vực tập kết đủ 7 xe, còn một xe bị cháy và xích bị quấn dây thép gai không thể kéo được nằm lại trong đồn, ta dùng 50 kg bộc phá phá huỷ và cho đất lấp kín không cho địch phát hiện.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #72 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2009, 05:58:15 pm »

Lại đi trinh sát tiếp. Sáng nay trời hơi mù, con đường 9 sau khi giải phóng Làng Vây quân địch đã đánh phá hết các ngầm và rải bom lá gan để ngăn cản vận động của bộ binh và cơ giới của ta.  Em có nghĩ đi đêm thì sợ bom lá gan, đi ngày thì sợ máy bay oanh tạc, sương mù lại ngại bom toạ độ của máy bay B52. Nếu suy nghĩ như vậy thì chỉ còn một cách là nằm trong hầm chữ A kiên cố để kiếm lẽ sống của kẻ mất nước phải không em. 

8 giờ ngày 26 tháng 2 trên con đường 9 mới giải phóng các anh đã dùng bút chì xanh đỏ gạch chéo các cứ điểm Chuội San, Tà Mây, Tà Lùng, Bục két, Lao Bảo, Làng Vây trên bản đồ mang theo của người đi trinh sát Tà Cơn (bí danh là A1). 

Các hố bom của lũ cướp nước và lũ bán nước lỗ chỗ hai bên đường, những bản làng bị cháy, các đàn dê không chủ đang ăn lá cây rừng còn sót lại trên cánh rừng mới được tự do. Càng đi sát Làng Vây thì hố bom càng dày đặc, có đồng chí nói: “Bọn bán nước và bọn cướp nước cộng lại cứ chôn mỗi đứa một hố thì cũng còn thừa hố bom mà tụi nó thả trên đất nước ta anh ạ”. Câu nói đơn giản đó đã ghi lại những gì đơn giản trong đầu óc anh, nói gì với anh về kẻ thù trước mắt, về sự dã man quá sức tưởng tượng của bọn bán nước và cướp nước.... :

13 giờ ngày 6 -3:l968 các anh lên đài quan sát tại Húc Thượng trông thẳng vào vị trí A1 (bí danh của căn cứ Tà Cơn), cứ điểm Tà Cơn đang bị quân ta bao vây 4 mặt, cắt tiếp tế bằng đường bộ và hạn chế tiếp tế bằng đường hàng không. Sau 2 giờ quan sát, suy nghĩ về cách sử dụng xe tăng đánh Tà Cơn, dùng xe tăng vào làm pháo bắn ngắm trực tiếp để tiêu diệt hoả điểm của chúng trong căn cứ là hố chôn tụi lính thuỷ đánh bộ của Mỹ trong các ụ súng đó nhưng sau này ta không dùng).

Sau những ngày đi trinh sát về gặp lại anh em Đại đội 9 dưới các hầm xe nơi ăn ngủ sinh hoạt của anh em. Anh em vây quanh anh bắt anh kể cho nghe về địch trong cứ điểm Tà Cơn, pha cho anh cốc nước đường, bát sữa, mời anh ăn cơm nói: “Hôm nay có cá cải thiện, có rau rừng tăng chất, có ruốc B bốc hơi”, kể những chuyện ở hậu cứ cho anh nghe lại càng thương mến anh em.

Bao hình ảnh về cuộc sống trong những ngày đánh Pháp trước đây, bây giờ đánh Mỹ tình cảm của lính lại thêm đậm nét hơn. Tình cảm xương máu không biết bút mực nào viết hết cho được.

Anh đọc lá thư của em Phương cho các chiến sĩ nghe, anh em bắt anh đọc 2 lần các câu thư em Phương gửi cho anh

"Thư đi em ở lại đây
Bấm tay tính đốt đợi ngày nhận thư”
   

Và đọc 2 lần câu thư của anh gửi cho Phương:   
   
“Nhận thư trên đường hành binh 
Gửi thư trong lúc chiến chinh rộn ràng”


Tháng ngày, ngày tháng cho đến giờ đã qua bao kỷ niệm anh vẫn bỏ lá thơ đó trong túi. Sau khi nghe xong các chiến sĩ đề nghị anh sửa lại 2 câu thơ đó:

“Thư đi em ngồi lại đây
Tin anh mất hút, quên ngày nhận thư”


Thế là một cuộc nối thơ tập thể tại hầm xe tăng nổ ra bắt đầu:

“Đánh Làng Vây thư này bỏ túi
 ôm ấp lòng ngày hội gặp nhau
Vui vui kể siết dường bao
Lính quan cá nước máu đào keo sơn".
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #73 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2009, 01:56:21 pm »

GẶP LẠI NGƯỜI “TRÓT BẮN”

Lê Đức Tuân,
nguyên Trợ lý Bản tin 1972
Binh chủng Tăng – Thiết giáp.
 


Thuở đường ra trận ngày nào cũng đẹp, người lính chúng tôi rất dễ quen thân nhau, nhất là những người đang “tạm dừng”  trong vùng ngày Bắc, đêm Nam. Tôi biết và nhớ mãi Đỗ Văn Hường bởi cái lần vì quá sợ thốt ra “Em trót bắn rồi...”.

Đấy là ngày 5-10 -1968, kỷ niệm lần thứ 9 thành lập Binh chủng Tăng - Thiết giáp ngày nay. Hôm ấy từ trưa đến tối ríu rít tin bay về trung đoàn bộ 202, về Bộ Tư lệnh tiền phương của Binh chủng, về Bộ Tư lệnh Quân khu 4, về Bộ Tư lệnh Mặt trận B5: Trung đội 3, Đại đội 1 Tiểu đoàn 177 xe tăng K3B: Trung đoàn 202 Bộ Tư lệnh Thiết giáp bắn rơi một máy bay F100 (Thanh Bảo Kiếm) Mỹ bằng súng 12 ly 7. 

Hôm ấy tôi theo đại đội phó Đại đội 3 cùng một sĩ quan tác chiến tiểu đoàn đến gặp Đỗ Văn Hường. Đỗ Văn Hường là pháo thủ xe tăng số 711 (nhập ngũ ngày 27-7-1967) nhằm đúng phiên làm anh nuôi cho đơn vị. Tổ anh nuôi có ba người, một người đi chợ, một người xuống sông Kiến Giang xách nước chưa về. Cả đại đội đang tập trung lắng nghe chính trị viên trưởng ôn lại lịch sử truyền thống Binh chủng. Hường đang đảo chảo cơm đầy phè, những lo cơm không dẻo, chợt gió táp muốn đổ bếp, bay mái. Vội vã Hường cắp nách thanh ghế cơm quên cả bỏng vồ lấy vung đậy kín chảo cơm  tránh bụi.

Nhìn vuốt theo chiếc máy bay bay thấp xoẹt qua. Bỗng nó làm một đường vòng ngoặt lại. Hường nghĩ: “Thằng ăn mảnh này chắc đánh hơi thấy gì.  Được tạt bỏ mẹ nó đi. Truyền thống của quân đội chẳng đã có một người, một súng cũng tiến công đó sao. Thấy hiện tượng nó lại vòng về đúng hướng bay cũ. Hường nhìn nhanh lên trận địa 12 ly 7 trên đỉnh đồi. Đây là trận địa 12 ly 7 cũ đơn vị đến trước làm nay đã đi theo kiểu cuốn chiếu vào Nam. Trận địa có ba cọc chân chống còn cả ổ xoay, giá đỡ.

Nhìn về đơn vị các tợp cảnh giới đã vào vị trí theo phương án định sẵn), thấy chiếc xe tăng để dưới hầm gần nhất khẩu 12 ly 7 đã đặt lên giá. Hường bổ đến, bằng động tác thành thạo qua tập nhiều lần ở hậu phương, chỉ hai bước nhảy anh đã tháo được súng, tay xách hòm đạn băng lên đỉnh đồi. Lắp đạn, bật kính ngắm, dạng vững chân chĩa nòng súng về phía vật đen từ biển lao vào.

Với kiến thức và kinh nghiệm bắn máy bay bằng pháo đối không bảo vệ sân bay Thủ đô năm trước anh bình tĩnh đưa mục tiêu vào vòng kính ngắm. Ngón tay trỏ đã thử co duỗi đang nằm trong vòng cò. Vật đen im phắc trương dần lên. Hồi hộp tự nhủ: Hãy chờ đúng thời cơ.

Vật đen đầy chặt một góc trục tung trục hoành, Hường xiết điểm xạ một. Vật đen trùm kín kính ngắm, đầu chui đúng điểm tâm, Hường xiết điểm xạ hai. Vật đen trườn khỏi vòng ngắm rát qua đầu tuôn ra tiếng gào rít. Buông tay cò xoay súng bám theo mục tiêu định bắn bồi đã thấy chiếc máy bay bùng lửa, đuôi phụt khói đen. Máy bay bỗng ngóc lên, vòng về phía biển. Nó như con ác thú bị thương lồng chạy về chỗ chết.

Hường buông súng, súng chổng phốc lên trời như cười theo tiếng Hường hét:

- Rơi, máy bay Mỹ rơi

Như cùng một nhịp từ nhiều nơi đều có tiếng reo: “Máy bay rơi, máy bay rơi!”.  Đang còn mải theo hút vệt khói đen loang to về phía chân trời nhiều người đã vây quanh anh. Đại đội trưởng hỏi:

- Hường, cậu bắn à?
- Vâng. Máy bay cháy đẹp quá anh ạ. 

Một người nào đó chen ngang:

- Đẹp đẹp cái con ếch!   - Lệnh truyền ra: Tất cả chuẩn bị chiến đấu.  Không có lệnh không được nổ súng. Các xe về vị trí chiến đấu bảo vệ xe.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #74 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2009, 01:56:45 pm »

Chỉ một loáng các ngọn đồi có trận địa phòng không súng các loại đã được triển khai theo phương án có sẵn. Tíu tít, người vác đạn, lắp đạn trong không khí báo động: tiếng nhắc nhở, đôn đốc...  Hường hiểu ra một vấn đề nghiêm trọng đang đến.  Chỉ lệnh đầu tiên truyền xuống: Pháo thủ Đỗ Văn Hường làm báo cáo kiểm điểm, tường trình. 

Loay hoay mãi trên trang giấy mà Hường vẫn chỉ đẻ ra mấy dòng mào đầu, còn động cơ nổ súng, nhận thức tác hại hậu quả, tầm quan trọng của khu vực giấu quân... ong ong đầu, nhức nhối toàn thân.  Thấm thía quá, có thể chỉ ít phút nữa thôi máy bay Mỹ sẽ bu đến như nhặng xanh, ầm ào xâu xé. Một máy bay Mỹ đâu đổi được một tiểu đoàn xe tăng ém chờ vượt sông Bến Hải: ôi, nếu xảy ra... trời ắng lặng như chì. Người sĩ quan tác chiến tiểu đoàn từ tốn hỏi:

- Đồng chí Hường nổ súng lúc mấy giờ? 

- Em không biết. Đại đội trưởng nói em suy ra chừng mười giờ.

- Thế vì sao bắn? 
   
- Hường ậm ờ, đắn đo rồi thốt ra :

- Em trót bắn rồi thủ trưởng ạ.. Người cán bộ tác chiến suýt phì cười, anh hỏi để lấp ý nghĩ vui vui về Hường.

- Thế cậu bắn bao nhiêu viên?
 
- Anh em kiểm tra sau đó bảo bắn 11 viên. Em bắn hai loạt.

Theo các câu hỏi gợi, Hường kể quên cả nỗi sợ tất cả diễn biến của trận đánh - trận đánh chỉ khởi đầu và kết thúc chưa đầy nửa giờ. Người cán bộ tác chiến cẩn thận ghi điền những điều cần thiết vào sư đồ đường bay và bản báo cáo sự việc. 

Sáu giờ chiều tin vui chính thức bay về: Bộ Tư lệnh Quân khu và Mặt trận công nhận chiến công bắn rơi một máy bay F100 của Mỹ cho Đại đội 3, Tiểu đoàn 177, Trung đoàn 202 xe tăng và được tặng thưởng một Huân chương Chiến công hạng Ba.

Đêm ấy quân và dân thôn Tám Hạ xã Thái Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ mở hội “Hát cho nhau nghe”.  Tốp ca đại đội vừa cầm giấy vừa hát bài ca của nhạc sĩ “cây nhà lá vườn  sáng tác ứng khẩu: “... ơ, Thanh Bảo Kiếm tan thây, mồng Năm tháng Mười lừng danh”. 

Tĩnh vi dân, chúng tôi mỗi người một nghề. Để giúp vợ con Hường sắm bộ đồ đơn giản ngồi ngay trước vỉa hè nhà mình số 3 phố Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - cũng là nơi anh ra đi nhập ngũ, chữa xe đạp xe máy. Biết vậy có đợt tôi đẩy chiếc xe đạp cà tàng của mình đến.  Anh chữa vá cẩn thận sau lại khéo lời: “Lần sau đến chữa mình lấy tiền một thể”.

Vài lần “một thể  như vậy tôi ngại vì biết chỗ ấy có giá “mậu dịch”. Song lại biết chót nghĩ sai về anh vì anh tâm sự: Được gặp lại nhau sau chiến tranh là “lãi  lắm rồi”.  Có lần tôi đi tuần tra thấy khoảng vỉa hè nhà anh đông người xúm lại, có cả chiếc xít đờ ca của công an đậu ven đường. Biết anh sắp bị xử lý vi phạm vỉa hè, tôi đến với bộ cảnh phục nghiêm trang định xin cho anh một lần phạt này. Thấy tôi Hường bước vội ra chặn họng:

- Thôi, Tuân à mình vi phạm thật để mình chịu phạt. Kể ra chú ý một tý mình để dọc chiếc xe đạp của khách mà chữa thì đỡ choán vỉa hè hơn...  Lần ấy bước đi mà lòng tôi rưng rức lại chót nghĩ chưa đúng về Hường.

Bẵng một thời gian không gặp lại nhau, một lần tiễn người nhà về Quảng Ninh tôi sang bến xe Gia Lâm. Nghe tiếng người mời chào khách quen quen tôi ngoảnh lại hoá ra là Hường. Giờ anh đổi nhà cũ sang 35 đường Bến Xe (nay là phố Ngô Gia Khảm, thị trấn Gia Lâm) bán cơm phở mà anh gói chệch đi là: Phục vụ Cơm phở bằng dân. 

Cho đến lần gặp này tôi chót quên đến mắc tội là hứa cùng các đồng đội khác cùng anh đi đến bất kỳ đâu cần đến, phải đến để đề nghị nâng mức khen thưởng xứng đáng cho anh, vì hơn 30 năm trước riêng anh đã bắn hạ một Thanh Bảo Kiếm Mỹ trên bầu trời Quảng Bình mà mới chỉ nhận được một giấy khen cấp tiểu đoàn do Đại uý, chính trị viên trưởng tiểu đoàn Bùi Văn Tùng ký (anh Tùng nay là Đại tá, nghỉ hưu ở thành phố Hồ Chí Minh, và là người chứng kiến lời đầu hàng không điều kiện của Tổng thống nguỵ Dương Văn Minh). Chiến công ấy đã được xác định bằng hiện vật bày trong Bảo tàng Truyền thống Binh chủng Tăng - Thiết giáp gắn với tên anh.

Lâu nay, dù nắng hay mưa vào ngày 30 tháng Tư chúng tôi cũng tìm nhau. Nhìn Đỗ Văn Hường quanh đàn cháu gọi bằng ông, những người lính cũ chúng tôi bảo các cháu: Đấy, Đỗ Văn Hường lúc 21 tuổi đời 1 tuổi quân đã dìm chết 1 phản lực Mỹ với một tờ giấy khen giá bằng một Thanh Bảo Kiếm Mỹ.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Bảy, 2009, 02:21:50 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #75 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2009, 02:22:30 pm »

KỶ NIỆM VỀ MỘT BỨC TRANH HAY
TỪ CON NGỰA SẮT ĐếN 1000 CON NGỰA

Họa sĩ Lê Trí Dũng,
hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam,
giảng dạy tại trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
và Viện Đại học Mở Hà Nội,
nguyên cán bộ cơ quan chính trị Binh chủng Tăng - Thiết giáp.
 


Tháng 12-1991, các cựu chiến binh Mỹ với ba tổ chức liên kết: Winiam Joiner Center (một Trung tâm nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam); Chương trình nghệ thuật Đông Dương và Học viện Philip ở Boston thuộc bang Masachuset - Mỹ mời tôi sang triển lãm tranh, thế là tôi trở thành hoạ sĩ cựu chiến binh đầu tiên vào Mỹ sau 1975.

Cái thời còn cấm vận ấy vào Mỹ là khó, vậy tại sao lại có cuộc triển lãm ấy? Nguyên nhân là từ một bức tranh, bức tranh ấy lại được vẽ từ mảnh đất đã nuôi dưỡng tôi thời trai trẻ: Binh chủng Tăng - Thiết giáp. Nó có cái tên “Vượt trọng điểm” (Ảnh bìa sách) hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Mệt mỏi sau 36 giờ bay vẫn phải lao ngay vào treo tranh vì chỉ còn vài giờ nữa là khai mạc. Đứng giữa căn phòng ngổn ngang khung, giá vẽ, ký hoạ chiến tranh... cạnh những cựu binh Mỹ từng đối mặt gần 20 năm trước giờ đang treo tranh cho mình, tôi bồi hồi nhớ lại..., Đầu năm 1972, rời khỏi Sư đoàn bộ binh 338 tôi về Trường Sĩ quan Thiết giáp làm học viên, cuối năm ấy lại chuyển lên Ban Tuyên huấn, Phòng Chính trị Binh chủng. Được sự ủng hộ hết lòng của Phó chính uỷ Đào Văn Xuân, tôi được vào chiến trường với tư cách là hoạ sĩ - phóng viên mặt trận và cũng vì thế diện hoạt động của tôi khá rộng, với mũ tai bèo, ba lô cóc, AK47, cặp vẽ và máy ảnh.

Tuổi trẻ sức thừa, máu phiêu lãng của sinh viên Mỹ thuật năm cuối,cộng với máu “lính tăng” tôi “lang bạt  khắp các đơn vị xe tăng, đông từ Phó Hội, Cửa Việt, Triệu Phong  (Quảng Trị) sang Do Linh, Ái Tử, Cam Lộ, Dốc Miếu... tây tới A Lưới, A Sầu... Hàng trăm ký hoạ và ảnh ra đời, nào là: trước giờ xuất kích, nuôi lợn trên chốt, đánh cờ dưới gầm xe tăng, làm nhà giúp dân, nào là chân dung các chiến sĩ xe tăng có thành tích...

Mặc dù vậy, tôi vẫn nung nấu vẽ cho được một bức tranh thật “lính”, thật “thiết giáp”... mấy tháng trôi đi mà vẫn chưa thấy gì. Cho đến một hôm, Đại đội 4 (Anh Bùi Quang Thận chỉ huy và 30 - 4 - 1975 là người cắm cờ chiến thắng trên nóc Dinh Độc Lập) xuất kích, phía trước là một “Cổng trời” vừa qua một trận bom ác liệt, dưới ráng chiều đỏ rực của buổi hoàng hôn, chiếc tăng đột ngột chồm qua khúc ngoặt, toàn thân xây sát như một mãnh hổ qua trận mạc, nguỵ trang bay phần phật, xích xe cày nát mặt đường, nòng pháo kiêu hùng quay theo vách đá nham nhở và hùng vĩ...

Tôi chỉ kịp lấy cặp vẽ, vồ lấy túi bút, thỏi chì than phác nhanh... khói bom và cây rừng cháy dở, cô thanh niên xung phong quấn khăn dù, cây cổ thụ như muốn bay khỏi bờ vực... mãi sau này tôi mới biết khoảnh khắc ấy chính là lúc tôi vượt qua “trọng điểm” của đời mình, Binh chủng và dân tộc tôi cũng đang vượt qua “trọng điểm” của chiến tranh mà chỉ hơn 1000 ngày sau, một trong những chiếc tăng chiều hôm ấy sẽ húc tung cánh cổng Dinh Độc lập,  kết thúc cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ. 

Tháng 3 năm 1974, khi những cơn mưa rừng bắt đầu trút xuống đại ngàn Núi Dài, các khe cạn bắt đầu dâng nước gây trở ngại rất nhiều cho bộ đội xe tăng. Cùng khi ấy dưới chân Tam Đảo, rừng cọ cũng trổ lá non xoè ra xanh mướt như những mặt trời xanh, tôi nhận được lệnh về Trại Sáng tác Mỹ thuật toàn quân vẽ một tranh lớn về Binh chủng để tham gia cuộc triển lãm mỹ thuật toàn quân sẽ khai mạc vào 22/12 năm ấy.

Cùng với các hoạ sĩ của các quân binh chủng bạn, chúng tôi hối hả phác thảo, tìm rồi xoá... tôi băn khoăn quá, vẽ gì đây để xứng đáng với Binh chủng Anh hùng, để đáp đền tấm lòng của nhân dân và đồng đội, để đủ tầm với một cuộc triển lãm cỡ ấy... ? Phác thảo đầu tiên của tôi có tên là: “Trận đấu Tăng lịch sử  vẽ về trận Cửa Việt, trên một dải cát dài hơn 2km, xác xe tăng cả ta lẫn địch nằm ngổn ngang, địch chết nhiều, rất nhiều chiếc lao ra biển hòng tránh cái nóng chảy thép của B40, máu loang trên mặt cát, rặng phi lao bị đạn pháo phang cụt ngọn băm toè ra như những chiếc bút lông dựng ngược. Trong tiếng gầm rú của động cơ, dưới loang loáng của hàng chục ngọn đèn pha xe tăng, lính tăng bỏ xe cận chiến quanh những chiếc M4 1, M48 bị tung xích lật nghiêng, khét lẹt, cháy ngùn ngụt. Biển đêm vẫn hồn nhiên tung sóng, từng đánh từng đám mây dần dật như vô can với trận hỗn chiến...

Khi đệ trình lên, Hội đồng nghệ thuật cho rằng: khốc liệt quá, đẫm máu quá, e rằng không tranh thủ được tình cảm của nhân dân thế giới. Thế là tôi lâm vào thế bí, cả đêm không ngủ được. Gió đầu hạ Hà Nội lộng rợn người làm tôi nhớ tới mưa rừng đang trút xuống từng hầm xe tăng nơi chiến trường. Đúng lúc ấy, hình ảnh chiếc xe tăng kiêu hãnh chồm qua khúc ngoặt trong ráng chiều cháy đỏ ngày nào bất ngờ bật ra. Và tôi đã vẽ bằng tất cả sức lực bị dồn nén của mình. Tranh làm bằng chất liệu dân tộc truyền thống, sơn mài. Vách đá gắn bằng vỏ trai, vỏ trứng, nền trời lót son đỏ rực, hoàng hôn dát vàng, sương chiều và khói bom rây bạc, cây bờ vực: sơn then, một con đường đất đỏ như son mà trên nó hằn rõ những vệt xích xe tăng thân thiết đến nao lòng... Bức tranh được nhân dân, bộ đội rất khen ngợi, Hội đồng nghệ thuật Quốc gia đánh giá cao, Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia đã mua và lưu giữ cho đến ngày nay.

Rồi chiến tranh qua đi, chúng tôi ra quân làm nhiệm vụ mới, lòng nhẹ tênh với ý nghĩ:

“Lúc đất nước lâm nguy ta cũng đã có mặt để chia sẻ” và kỷ niệm về số phận bức tranh lẽ ra đến đây là kết thúc nếu như không xảy ra ba chuyện liên quan đến nó mà tôi xin mạn phép kể ra cùng đồng đội sau đây:
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #76 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2009, 02:22:54 pm »

Chuyện thứ nhất: “Vượt trọng điểm” được treo trong gian chính sảnh Bảo tàng Mỹ thuật. Hàng ngày có vô số khách nước ngoài đến xem, trong đó có  nhiều cựu chiến binh Mỹ. Họ đến Việt Nam có thể là để tìm lại tuổi trẻ của mình, cũng có thể là để xem làm một cái gì đó cho lương tâm được thanh thản hơn. Hoặc cũng có thể, trong cuộc chiến tranh bất công và phi lý, quá ư là chênh sức ấy họ tìm thấy ở một dân tộc nhỏ lại ẩn chứa một tấm lòng lớn, một  nhân cách cao thượng trong bể khổ mà đồng tiền thống trị này.

Và vì thế một triển lãm hội hoạ có tên: “Cái nhìn từ hai phía” ra đời. Triển lãm này gồm 20 hoạ sĩ Việt Nam và 20 hoạ sĩ Mỹ tham gia, tất cả đều từng là lính.

Có 4 người rất nhiệt tình trong việc tổ chức cuộc triển lãm này, đó là: Kevil Bo Wen, Davit Hunter (Đồng Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam), Davit Tho Ma (giám đốc chương trình nghệ thuật Đông Dương) và đặc biệt là Winiam Short hoạ sĩ nhiếp ảnh gia giảng dạy tại Học viện Phillip và cộng tác với hai chương trình trên). Anh nguyên là lính thuộc Sư đoàn Anh Cả đỏ, hay còn gọi là Sư đoàn kỵ binh số 1 từng đóng quân ở Bến Cát gần Sài Gòn năm 1969. Do hiểu ra tính phi nghĩa của việc quân Mỹ có mặt ở Việt Nam, anh chống lệnh hành quân và bị chỉ huy phạt giam, nhét vào công-ten-nơ phơi nắng 2 ngày liền giữa mùa hè đỏ lửa của vùng Đông Nam á.

Sau khi bị tống về nước, quãng thời gian còn lại anh tham gia các cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam, tại đây, anh đã gặp chị Wina, một phóng viên truyền hình cùng lý tưởng (sau này là vợ anh) cả hai anh chị đã sang Việt Nam 4 lần, cùng viết chung một cuốn sách tựa đề: “Việt Nam - những sự thật tôi nhìn thấy”. Và cùng với bức “Cánh rừng Dioxin” nói về hậu quả chất độc da cam của tôi. “Vượt trọng điểm” cũng có mặt trong triển lãm này dù chỉ là ký hoạ, nó chu du khắp nước Mỹ trong gần 2 năm, trở về Thành phố Hồ Chí Minh và bế mạc tại Hà Nội. Và cũng từ triển lãnh “Cái nhìn từ hai phía” này 3 tổ chức cựu chiến binh liên kết mới mời tôi sang triển  lãm cá nhân như đã kể trên.

Chuyện thứ hai: Vào một sớm mùa xuân năm 2000. Chuông điện thoại reo vang, đầu dây bên kia là tiếng của thủ trưởng Đào Văn Xuân: Mình muốn cậu vẽ cho các cựu chiến binh xe tăng đã học ở Liên Xồ một bức “Vượt cổng trời” (ông gọi như thê) để làm tặng phẩm cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp Đại tướng 90 tuổi. Tôi lặng người. Trời, mới đó mà đã 29 năm, tôi tưởng chừng như buổi sớm mùa xuân năm ấy lại nhận lệnh của thủ trưởng vào chiến trường. Giọng ông vẫn sang sảng như ngày nào, tình cảm như ngày nào.

Nghe nói, nhiều năm nay ông luyện tập môn Khí công (tĩnh công) rất hiệu quả. Vừa giữ được và tăng cường sức khoẻ của mình và người thân, vừa cứu giúp rất nhiều đồng đội sức khoẻ bị suy sụp sau chiến tranh, cuộc đời bể dâu, có lẽ chỉ còn lại chút tình giữa cõi trầm luân này sau khi hy sinh không đắn đo cả cuộc đời cho quân đội... 

Tất nhiên 7 ngày sau các thủ trưởng đã có tranh, được Đại tướng ban khen và giữ trong phòng lưu niệm của ông. Duy có một điều tôi khó nói ra là bức tranh có phần thơ mộng hơn. Trường Sơn có hùng vĩ hơn, ráng chiều có đỏ hơn nhưng không hiểu sao dù rất cố bức tranh không thể nào trần trụi ngang tàng và quyết liệt như thủa nào. Lẽ nào cuộc sống bon chen thường nhật, bươn trải mưu sinh lại có thể làm tiêu đi cái tâm khí không gì đánh đổi được ngày ấy?  Tôi không tin, nhưng mà biết đâu, trong cõi trần ai này có điều gì mà không xảy ra được.

Giờ đây, khi ngồi viết những dòng này, khi những kỷ niệm chỉ còn là dĩ vãng nhất là khi đã nếm đủ vị của đời...thì tôi dám chắc rằng: Quãng đời đẹp nhất của tôi là thời làm Lính. Ngày ấy, chúng tôi đã trong sáng đón nhận bộ quân phục màu cỏ, với hàm binh nhì đỏ chói có hình xe tăng. Ngày ấy, tôi đã được sống với những Con Người tốt nhất: Đồng đội của tôi!

Ngày 5 - 10 năm ngoái, đau bệnh nằm nhà không đến Binh chủng được, lần giở tập ký hoạ năm xưa nhiều bức đã ố vàng mủn nát. Nhưng trận Cửa Việt còn đó, bãi xác xe tăng địch vẫn còn kia. Lạ thay, đám xương rồng mọc dữ dội trên cát nóng vẫn nở hoa vàng rực mặc cho trận đánh đẫm máu đến dường nào...lòng tối lại bừng lên: Thế nào cũng phải dựng lại bức trận Cửa Việt với khuôn khổ lớn bằng sơn dầu hẳn hoi, sẽ không còn cảnh lính tăng cận chiến và khói lửa mịt mù, chỉ còn là đống thép hùng vĩ với những hình thù kì quái. Và cận cảnh là một chú bé Quảng Trị đang ngồi trên nòng pháo M41 cao ngất, mắt dõi nhìn biển xa...lại nghe nhà văn Nguyễn Thế Tường nói: Toàn bộ đống thép khổng lồ ấy đã được dân địa phương “mổ thịt” làm sắt vụn. Quả thật trong cõi trần ai này, không điều gì mà không thể xảy ra... 

Chuyện thứ ba: Chuyện xảy ra vào tối hôm bế mạc phòng tranh cá nhân tại Boston. Trong vô so người xem hôm ấy, lẫn trong các sinh viên, thương gia, cựu chiến binh, người Việt lưu vong... có một bà mẹ người Mỹ, mẹ tóc bạch kim, nhỏ thó, mặc một bộ đồ gụ cực nhã làm tôi liên tưởng tới các bà mẹ Việt Nam nơi tôi đóng quân ở Vĩnh Phú. Tay cầm cái kính lúp, bà xem rất kỹ từng bức tranh, nhất là những ký hoạ chiến trường. Tới “Vượt cổng trời” bà kéo tay cô cháu gái cùng đi: “Này, trông như một con tuấn mã”. Tôi choáng người - tuấn mã.

Thủa bé tôi cũng đã từng vẽ bao nhiêu là tuấn mã. Rồi các đợt vè trên mạn ngược với hàng đàn tuấn mã của lính biên phòng. Rồi số phận thế nào sắp đặt tôi vào bộ đội lại : vào binh chủng “Thiết mã”. Và bạn biết không, từ đó tôi vẽ ngựa như “điên”. Hơn 10 năm trời, hàng nghìn con ngựa phi tứ tung khắp chân trời góc bể. Các nhà phê bình nghệ thuật cho là: “Từ con ngựa sắt (ý nói : vượt trọng điểm) đến 1000 con ngựa tôi đã có một vị trí trong Mỹ thuật Việt Nam”. Nhân dân thì gọi tôi bằng cái tên thân thiết - hoạ sĩ Ngựa của Việt Nam. 

Tết Nhâm Ngọ vừa qua, ngựa tôi cũng được dịp tung vó khắp mặt báo và truyền hình. Đồng đội mừng cho: tôi đã có được con ngựa sau biết bao chìm nối, tôi rất cảm ơn và nghĩ: Tuy vậy, ít ai biết điều này: Dù tôi có vẽ ngựa Xích Thố, ngựa Ô Truy, ngựa Chiến, Mông Cố hay ngựa nòi Ả Rập, dù tôi có vẽ những con ngựa Mèo nhỏ bé trong các phiên chợ tình hay các con ngựa lai vùng sông Đông mà lính biên phòng thường cưỡi khi tuần tiễu nơi biên ải, dù tôi có vẽ những con ngựa cỏ Lâm Đồng hay vô vàn ngựa thồ chất phác... thì trong lồng ngực của những con ngựa  ấy đều có một quả tim, trái tim của: Người lính xe  tăng.

Giao thừa năm Nhâm Ngọ
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #77 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2009, 02:56:31 pm »

NƯỚC MẮT DÀNH CHO NGÀY GẶP MẶT

Đại tá Đào văn Xuân,
nguyên Phó chính ủy, Bộ Tư lệnh Tăng - Thiết giáp (1971-1978)


Tôi đang làm nhiệm vụ Chính uỷ Trung đoàn 9, Sư đoàn 304 (năm 1960) được Quân uỷ và Bộ Tư lệnh cử sang học tại Học viện Tăng - Thiết giáp mang tên Ma-li-nốp-xki ở Mát-xcơ-va. Năm 1964 về nước, được giao nhiệm vụ Chính uỷ Trung đoàn xe tăng 202 - Trung đoàn xe tăng đầu tiên của Quân đội ta. Từ ngày đó, tôi và anh Đào Huy Vũ - Trung đoàn trưởng, gắn bó với nhau trong suốt quá trình xây dựng và chiến đấu của Binh chủng. Tôi muốn ghi lại vài nét về sự đoàn kết, gắn bó giữa hai chúng tôi trong một chặng đường chống Mỹ cứu nước. 

Ngày 24-3-1975, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương họp đánh giá tình hình cuộc Tổng tiến công, tình hình chung thuận lợi và phát triển tốt. Ở chiến trường Trị Thiên ta đã dứt điểm nhanh. Quân địch bỏ chạy về co cụm ở Đà Nẵng, “cần nhanh chóng tiến công Đà Nẵng”.

Chấp hành mệnh lệnh trên Thường vụ Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh Thiết giáp họp gồm 3 đồng chí: Phạm Sinh - Bí thư, Chính uỷ, Đào Văn Xuân - Phó bí thư Phó chính uỷ, Đào Huy Vũ - Uỷ viên – (Tư lệnh) quyết nghị: Đồng chí Đại tá Đào Huy Vũ và tôi thay mặt Thường vụ Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh Binh chủng cùng một số cán bộ các cơ quan đi làm nhiệm vụ tham mưu xe tăng ở sở chỉ huy mặt trận Quảng Đà. Đến ngày 25-3-1975, chúng tôi đã vào tới sở chỉ huy mặt trận ở tây Đà Nẵng.

Đà Nẵng là một căn cứ quân sự lớn của Mỹ ngụy. Chúng tập trung ở khu vực này tới gần 10 vạn quân, gồm sở chỉ huy Quân đoàn 1, Sư đoàn linh thuỷ đánh bộ tiểu lữ đoàn 174, Sư đoàn bộ binh 3, Liên đoàn biệt động quân 11, Thiết đoàn 11, 8 tiểu đoàn và 2 đại đội pháo, 326 máy bay các loại...  Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống nguỵ quyền Sài Gòn đã ra lệnh: “Tử thủ”.

Ngày 27-3-1975, quân ta bắt đầu tiến công. Lữ đoàn xe tăng 203, lữ trưởng là trung tá Nguyễn Tất Tài, Chính uỷ là trung tá Bùi Văn Tùng, cả hai đều được đào tạo kỹ về xe tăng ở ngoài nước. Lữ đoàn 203 gồm 101 xe tăng và thiết giáp, được phối thuộc cho các Sư đoàn 324, 325, tiến công trên hai hướng: Tây và Tây Bắc. Hướng Tây Nam, Sư đoàn 304 từ Thượng Đức tiến về... Sư đoàn 2 thuộc Quân khu V được phối thuộc Trung đoàn xe tăng 574 gồm 31 xe tăng - thiết giáp tiến công từ hướng Nam. 

Sau 32 giờ chiến đấu, trưa ngày 29-3-1975 ta đã giải phóng hoàn toàn Đà Nẵng.  Sáng ngày 30-3-1975, anh Đào Huy Vũ, tôi cùng 2 cán bộ cơ quan: thiếu tá Phùng Văn Minh, tại uý Trương Công Hằng vào thành phố Đà Nẵng làm nhiệm vụ. Trên đường vào Đà Nẵng điều đập vào mắt tôi là: trên đường đi, chúng tôi không hề gặp một tên lính nguỵ nào. Thấy rất nhiều đàn ông, đầu tóc bù xù, mặc đủ kiểu rất luộm thuộm, nhiều người  cởi trần, chân đất, mặt mũi nhớn nhác, hối hả toả ra ngoài thành phố... Bên lề đường từng đống quẩn áo, giầy mũ, cả súng ống vứt ngổn ngang... Tôi chợt hiểu: trăm ngàn quân “tử thử ấy đã tan tác như bọt xà phòng trước sóng biển của chiến tranh nhân dân.  Ra tới Cảng Nước Mặn, nhìn xe tăng và xe bọc thép địch bỏ lại ngổn ngang, cái chìm, cái nổi, ngả nghiêng. Tôi và anh Đào Huy Vũ nói với nhau: Cảnh hỗn độn này cho ta thấy ngày giải phóng Sài Gòn không còn xa nữa.

Sau khi gặp các đơn vị xe tăng thuộc Lữ đoàn 203, tìm hiểu tình hình, chúng tôi rất chú ý đến tình huống: Một đại đội của Tiểu đoàn xe tăng 4 đi đầu đội hình tiến công, xe tăng tiến rất nhanh, đuổi địch chạy tán loạn trên đèo Hải Vân, chớp nhoáng vượt đèo đánh chiếm cầu Thuỷ Tứ, lính công binh của quân nguỵ tháo chạy không kịp gài mìn phá cầu.  Tình hình này làm cho chúng tôi hiểu sâu sắc hơn mệnh lệnh của Tổng Tư lệnh: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa”. Đồng thời cũng hé mở ra phương hướng sử dụng xe tăng trong tình thế mới: tập trung xe tăng - thiết giáp, tạo thành mũi đột kích mạnh, đánh địch trong hành tiến. 

Ngày 2-4- 1975, tướng Cao Văn Viên - Tổng Tham mưu trưởng nguỵ quân Sài Gòn ra lệnh: “Tử thủ từ Phan Rang trở vào”. Địch cố gắng với mọi khả đăng để giữ Phan Rang. Chúng bố trí ở Phan Rang tới 8000 quân chủ lực và 4000 bảo an 2 tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn dù số 2, Liên đoàn biệt động 31, 2 trung đoà thuộc tiểu khu Ninh Thuận, 2 tiểu đoàn pháo 105 ly, 1 chi đội xe tăng - thiết giáp (có 7 xe). Ở sân bay Thành Sơn cách Phan Rang 9 ki-lô-mét là căn cứ của Sư đoàn không quân số 6. Cách Phan Rang 6 ki-lô-mét là quân cảng Ninh Chữ, Căn Cứ của một hải đoàn...
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #78 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2009, 02:56:54 pm »

Trong đội hình cánh quân Duyên Hải Lữ đoàn xe tăng 203 đã được Bộ Tư lệnh Binh chủng bổ sung tiểu đoàn thiết giáp 5 của Trung đoàn 574 (quân khu V). Trước khi đánh Phan Rang, Lữ đoàn 203 được củng cố đủ 4 tiểu đoàn, tổng số có 89 xe chiến đấu.

Từ kinh nghiệm sử dụng xe tăng ở Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Quân đoàn II, đã sù dụng tập trung toàn bô sức mạnh của Lữ đoàn xe tăng 203 vào chiến đấu, tôi chức thành đơn vị thọc sâu đi đầu đội hình quân đoàn. Lữ đoàn được tổ chức thành 2 thê đội. Thê đội một làm nhiệm vu “mũi nhọn” đi trước. Lực lượng thê đội I gồm Tiều đoàn xe tăng 4, có 16 xe tăng, được tăng cường 1 tiểu đoàn pháo cao xạ 37 mi-li mét, 1 đại đội pháo 85 mi-li-mét, 1 đại đội bộ binh.  Nhiệm vụ theo dọc Quốc lộ số 1 tiến công địch trong hành tiến. Trận tấn công Phan Rang có những cái mới trong nghệ thuật sử dụng tăng - thiết giáp  trong chiến dịch, vì vậy, trước khi Lữ đoàn xuất phát tấn công, tôi và anh Đào Huy Vũ xuống Lữ đoàn đề kiểm tra các mặt theo trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Binh chủng.

Tới Lữ đoàn, lữ trưởng Nguyễn Tất Tài đã đón gặp, anh Tài đề nghị tôi nếu họp Đảng uỷ Lữ đoàn thì ủng hộ anh, vì anh chủ trương sẽ cùng thiếu tá Lê Văn Minh, chủ nhiệm chính trị Lữ đoàn, đi trực tiếp với đại đội đi đầu thê đội 1. Tôi và anh Đào Huy Vũ đều cho ý kiến đó là đúng. Quả nhiên khi họp, không ai phản đối ý kiến ấy, vì đó là một quyết tâm chính xác.

Mờ sáng ngày 16-4-1975, Tiểu đoàn xe tăng 4, dẫn đầu đội hình binh chủng hợp thành tấn công thị xã Phan Rang. Đến sát thị xã, đích chống cự quyết liệt. Chúng huy động cả máy bay cường kích và trực thăng vũ trang ngăn chặn xe tăng của ta. Tiểu đoàn xe tăng 4 có tổn thất. Đến 10 giờ ngày 16-4-1975, thị xã Phan Rang được hoàn toàn giải phóng. 

Trong trận này, tôi lại có thêm một kỷ niệm đẹp đẽ về Đại tá Tư lệnh Binh chủng Đào Huy Vũ. Trước khi ta nổ súng tấn công Phan Rang, anh có bàn với tôi: ông là cán bộ lãnh đạo của Binh chủng, trong tình huống này, không cần thiết phải đi trong đội hình chiến đấu của lữ đoàn tăng, còn tôi là cán bộ chỉ huy, với trách nhiệm là tham mưu cho Bộ, trận này dùng tập trung cả Lữ đoàn tăng, đánh trong hành tiến, sẽ có nhiều cái mới cần nghiên cứu.  Tôi sẽ đi trong đội hình chiến đấu của Lữ đoàn. Sau khi cân nhắc các mặt, với danh nghĩa Thường vụ Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh Binh chủng, chúng tôi nhất trí phương án: Tư lệnh đi trong đội hình chiến đấu của xe tăng, nhưng cần gọn, nhẹ, do đó đi theo anh Vũ có thiếu tá Phùng Văn Minh cán bộ cơ quan tham mưu và đại uý Trương công Hằng cán bộ cơ quan chính trị. Phương án này được Trung tướng Lê Trọng Tấn, Tư lệnh cánh quân Duyên Hải phê chuẩn. 

Sáng 16-4- 1975, khi quân ta. tiến công lên phía sân bay Thành Sơn, tình hình chiến đấu diễn biến rất nhanh. Anh Vũ phán đoán xe tăng ta đã tiến xa, do đó xe Ô tô của anh phóng thẳng lên phía trước. Hai đồng chí Minh và Hằng tinh mắt, phát hiện với anh Vũ: có cánh quân từ hướng sân bay đi ngược lại. Chưa ai phán đoán ra sao, xe Ô tô vẫn tiếp tục lao lên... Tới khoảng cách vài trăm mét mới rõ là quân nguỵ đang tiến ngược lại. Trên xe các anh đều là những người dày dạn kinh nghiệm chiến đấu, đều có trang bị tiểu liên AK, nhưng xe Ô tô, là loại xe dùng đi công tác ở phía sau, lại ngồi chật, chưa ai kịp phản ứng, thì địch đã nổ súng. Đạn chiu chịu quanh xe. Thượng sĩ lái xe Nguyễn Văn Nam, đã bình tĩnh quay đầu xe. Khi quay được xe, thì lốp xe đã bị bắn thủng. Lái xe Nam, tiếp tục phóng xe trở lại khi gặp đội hình quân ta thì lốp xe đã cháy nát vụn.

Nếu lái xe Nguyễn Văn Nam không can đảm và bình tĩnh xử trí thì không biết việc gì sẽ xảy ra.  Trên 40 năm sống trong quân ngũ, gần một nửa thời gian ấy tôi sống và làm việc ở Binh chủng Tăng - Thiết giáp. Mỗi khi nhớ tới một thời chiến tranh, trong tâm trí tôi lại tái hiện biết bao hình ảnh đẹp đẽ về người lính xe tăng... Lái xe Nguyễn Văn Nam là một trong những hình ảnh đáng yêu ấy. 

Sáng ngày 17-4-1975, hai chiến sĩ dẫn đến một tù binh. Anh Đào Huy Vũ nói: Đây là nhiệm vụ trên giao, ông thay tôi (vì anh Vũ mệt) cùng với thượng tá Đào Lan, tham mưu trưởng Binh chủng Pháo binh hỏi cung tù binh. Tôi muốn ghi lại đôi nét về vị chuẩn tướng, lữ đoàn trưởng Lữ dù số 2 ấy.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #79 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2009, 02:57:21 pm »

Hỏi: Chức vụ và nhiệm vụ của anh là gì ? 

Trả lời: Thưa tôi là Lữ đoàn trưởng, Lữ dù số 2, mới được tăng viện ra để cố thủ Phan Rang. 

Hỏi: Lữ đoàn của anh hiện ở đâu ?

Trả lời: Tôi dẫn quân từ sân bay Thành Sơn xuống tăng viện cho thị xã, dọc đường chúng thấy xe tăng của các ông đã vào thị xã, chúng bỏ chạy cả, tôi không chỉ huy nổi.

Hỏi: Cơ quan tham mưu của anh hiện ở đâu, tại sao lại bị bắt một mình ?

Trả lời: Chỉ huy sở của tôi ở ven đường cách thị xã 3 ki-lô-mét, nhưng quân đã bỏ chạy, các sĩ quan cũng trốn nốt, còn lại mình, tôi cởi bỏ sắc phục định đêm nay về Sài Gòn thì bị bắt. 

Hỏi: Anh có muốn nói gì thêm không ?

Trả lời: Xin các ông cho một bộ quần áo. 

Tất nhiên lời xin đó được thoả mãn.

Tôi nói suy nghĩ của mình với anh Đào Lan, lực lượng dự bị chiến lược của quân nguỵ Sài Gòn, những “thiên thần mũ đỏ”, chỗ dựa của ước vọng “Tử thủ Phan Rang, trước thế tấn công như “chẻ tre” của lực lượng vũ trang cách mạng đã tả tơi, tan tác. Sắp tới cuộc đại tấn công vào Sài Gòn, nhất định thắng lợi...”. 

Ngày 25-4-1975, tôi và anh Đào Huy Vũ vào chỉ huy sở, báo cáo với Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh về tình hình bộ đội xe tăng... Chúng tôi vừa đến trước lán, Tư lệnh đã ra đón, cũng như mọi khi, bao giờ Đại tướng cũng niềm nở, vui vẻ và thân mật nói trước: “Hai chàng xe tăng đã đến. Vào lán, tôi đã thấy Đại tá Hoàng Ngọc Diêu, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân ở đó. Đại tướng cho phép chúng tôi ngồi cạnh anh Diêu và tiếp tục giao nhiệm vụ cho không quân. Chúng tôi vô cùng sung sướng được chứng kiến những phút giây lịch sử ấy. Tư lệnh chiến dịch căn dặn anh Diêu: “...chậm nhất ngày 28-4-1975 phải hoàn thành nhiệm vụ, dùng máy bay đánh phá sân bay Tân Sơn Nhất, nếu không đánh kịp sẽ không còn thời cơ nào nữa...”.

Đại tá Hoàng Ngọc Diêu hứa kiên quyết chấp hành nhiệm vụ và xin phép ra ngay Phan Rang để chuẩn bị cho trận đánh.

Chúng tôi báo cáo ngắn gọn tình hình Binh chủng Thiết giáp trong chiến dịch, đặc biệt ở cánh quân hướng Đông. Sau đó Đại tá Đào Huy Vũ ở lại nhận nhiệm vụ, còn tôi đi gặp Trung tướng Lê Quang Hoà, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Phó chính uỷ chiến dịch để nhận chỉ thị. 

Ngay đêm 25-4-1975, theo mệnh lệnh của Đại tướng Tư lệnh chiến dịch, tôi và anh Đào Huy Vũ trở về ngay sở chỉ huy cánh quân hướng Đông.  Cánh quân hướng Đông được vinh dự nổ súng mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.  Gần như toàn bộ lực lượng chiến đấu của Binh chủng Tăng  Thiết giáp được tung vào trận quyết chiến chiến lược này, với tổng số 398 xe tăng và xe thiết giáp.

Hướng Bắc, nằm trong đội hình Quân đoàn 1 Lữ đoàn Tăng - Thiết giáp 202 đã được bổ sung thêm một tiểu đoàn tăng. Tổng số có 67 xe (35 xe tăng, 29 xe thiết giáp, 3 xe cao xạ tự hành). 

Hướng Tây Bắc, Trung đoàn xe tăng 273 chiến đấu trong đội hình Quân đoàn 3. Tổng số có 83 xe (59 xe tăng, 24 xe thiết giáp).  Đoàn M26 - lực lượng Tăng - Thiết giáp B2 đã được bổ sung 2 tiểu đoàn từ Lữ đoàn dự bị của Bộ, Bộ Tư lệnh thiết giáp B2 (đoàn M26) đã tổ chức lực lượng tham gia chiến đấu trên hai hướng: Tây, Tây Nam và Đông Bắc.

Ở hướng Tây và Tây Nam, trong đội hình Binh đoàn 232, lực lượng Tăng - Thiết giáp có 81 xe (47 xe tăng, 33 xe thiết giáp, 1 xe kéo xe tăng).

Hướng Đông Bắc chiến đấu trong đội hình Quân đoàn 4, có 3 tiểu đoàn xe tăng. Tổng số 69 xe (61 xe tăng, 7 xe thiết giáp, 1 xe kéo xe tăng).  Hướng Đông, Lữ đoàn xe tăng 203 chiến đấu trong đội hình Quân đoàn 2. Tổng số có 81 xe 46 xe tăng, 34 xe thiết giáp, 1 xe kéo xe tăng).  Dự bị chiến dịch có 17 xe tăng.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, vào 7 giờ sáng bên bờ bắc cầu Sài Gòn, địch chống trả quyết liệt, 3 xe tăng của ta, khi vượt cầu đã bị bắn cháy. Tiểu đoàn trưởng xe tăng Ngô Văn Nhỡ mở nắp cửa chỉ huy đứng quan sát, anh đã hy sinh, nằm gục trên tháp pháo xe tăng. Anh làm sao còn có thể chứng kiến cảnh hào hùng, khi Đại đội xe tăng 4, đơn vị đi đầu đội hình của Tiểu đoàn hoàn thành nhiệm vụ đánh chiếm dinh Độc Lập của nguỵ quyền Sài Gòn.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM