Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:35:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương (Phần 2)  (Đọc 286929 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #370 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2014, 04:05:10 pm »

Mới đây mà đã 7 năm qua rồi, nhanh quá bác ag1 hả.
Bữa đó đi trên đường thì mình láy xe, còn đi dưới sông thì mình láy bobo, vui quá. Nhưng nhìn lại thấy cũng tiếc, mới cách đây có 7 năm mà lúc đó ngồi dưới sông vẫn câu được rất nhiều tôm càng xanh, con nào cũng to bằng cổ tay, câu lên là để vô bếp lò than nướng ăn liền, ngon không kể hết. Anh chị Cường tỏ ra rất ngạc nhiên vì từ đó tới giờ chưa bao giờ nhìn thấy con tôm to như thế. Tôm câu lên nướng ăn không hết còn đem về, vậy mà bây giờ thì nằm mơ cũng không còn câu được tôm ở khúc sông đó nữa rồi, ô nhiễm môi trường do nuôi cá và con người tàn sát hết trơn rồi.

Ăn "chay" không hết bao nhiêu chai cha? uống không hà nên không hết là phải  Grin, chẹp chẹp, thèm quá tay! bây chừ tiếc! Grin

Còn cái giò của bác loicuti dạo này "xuống ký" chưa?  Roll Eyes

Mà còn tấm hình này tui théc méc mãi bác có cái "tay"  đứng sau bác Thọ, để chỗ quá ... thèm!  Shocked... là ai zậy ? Định hỏi hổm rồi quên !  Grin

« Sửa lần cuối: 27 Tháng Hai, 2014, 04:10:23 pm gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Cutichiuchoi
Thành viên
*
Bài viết: 251


« Trả lời #371 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2014, 05:38:14 pm »

Trước hết xin báo cáo với bác thanhh63 đấy chính là cái "tay" của đồng chí Đà, bạn của bác tuan_qd3 chứ không phải của "em".
Sau là cảm ơn bác đã quan tâm, cái chân em từ hôm anh em trên SG xuống thăm và mở hàng cho em ra khỏi nhà đến hôm nay đi lại đã rất tốt rồi, chắc vài ba bữa nữa là chạy khỏe.
Anh em mình ở dưới này không ai ăn chay đâu bác thanhh63 à, toàn dân chơi hết mình và hết hàng luôn không hà  Grin Grin Grin
Logged
Cutichiuchoi
Thành viên
*
Bài viết: 251


« Trả lời #372 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2014, 09:07:35 am »

Bác thanhh63 bỏ nhà bỏ cửa đúng một tháng trời rồi không ghé thăm gì hết, để nhện giẳng tơ tùm lum hết trơn.
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #373 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2014, 08:52:38 am »

Bác thanhh63 bỏ nhà bỏ cửa đúng một tháng trời rồi không ghé thăm gì hết, để nhện giẳng tơ tùm lum hết trơn.

Cũng chưa "kéo" được hứng lên, tất nhiên sẽ tiếp tục, tôi sẽ tiếp mạch năm 1989 - sự kiện CM Nhung tại Tiệp Khắc!  Wink
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #374 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2014, 04:32:53 pm »

Một trong những dấu lặng còn hằn mãi trong tâm trí thôi cho đến tận bây giờ là các phong trào “nhố nhăng” của đám thanh niên, kể cả choai choai bên Tiệp những ngày tháng đó và theo như tôi biết chúng vẫn còn kéo dài đến tận bây giờ!. Những năm 80, khi hệ thống XHCN ở Đông Âu bắt đầu rệu rã thì cũng bắt đầu “có đất” cho các trào lưu vô chính phủ, phát xít mới ngo ngoe trỗi dậy. Tôi không bàn về lịch sử hình thành và phát triển của các phong trào này vì nó vốn dĩ đã tồn tại trong thế giới phương tây trước đó rất lâu, việc nó thâm nhập vào Tiệp Khắc cũng đơn giản thôi, vì đất nước này nằm giữa châu Âu và các chính sách giao lưu văn hóa, du lịch với phương tây dù không “mở toang” nhưng cũng không hề “khóa trái”!. Tôi nhớ, thanh niên Tiệp mới lớn có, choai choai có, bụi bặm, bẩn thỉu trong những bộ đồ da, hay đồ jean sờn rách, đi những đôi giày lính “Mỹ” đầu tóc thôi thì đủ loại … ngồi vật vờ nơi quán xá, ga tàu điện ngầm phì phèo thuốc lá và nốc bia… nhìn thấy đã phát hãi!. Những ngày mới sang, không chỉ các chú bác trên sứ quán xuống thăm anh em mà các anh người Việt mình cũng luôn lưu ý anh em chúng tôi không nên la cà những nơi nhạy cảm thường là ổ của đám du thủ du thực đó, nếu lỡ thấy chúng phải hết sức cảnh giác, nếu chúng có biểu hiện gì bất thường thì trong 36 chước, ù té quyền là tối ưu! Những lưu ý kiểu như vậy nhiều đến mức anh em chúng tôi khi ra đường đều phải trông trước ngó sau, hễ loáng thoáng thấy bọn này là lẩn ngay cho yên chuyện.

Xin nói kỹ hơn một chút về lũ này, trong đám du thủ du thực đó nổi bật có 2 nhóm: Đầu trọc và đầu mồng gà! Lũ đầu trọc hay còn gọi shinhead là đám dữ tơn nhất, đây là lũ phát xít mới, có tôn chỉ bài ngoại dữ dằn nhất, trai gái trong nhóm này dễ nhận biết bởi cái đầu trọc lóc, chúng thường bận những bộ đồ đen hay đồ nhà binh, đi giày lính. Nhóm thứ 2 là nhóm “mào gà” hay còn gọi là Pankači với cái đầu với bộ tóc đỏ ối vuốt ngược lên như cái mào gà! Nói chung cả hai nhóm này anh em chúng tôi gọi chung chúng một chữ: Phủi! Lũ phủi này, trong những năm mới sang, tuy cũng nghe nhiều và thấy nhiều, nhưng chúng tôi có cảm giác chúng chưa dám quậy! Có chăng lợi dụng những trận bóng đá ( tụi này thường hay núp dưới danh nghĩa Fan club của một đội bóng đá nào đó cho dễ quậy ), những trận bóng kỳ phùng địch thủ, lũ phủi này thường quậy trog sân lẫn ngoài sân sau trận đấu. Vấn nạn lũ phủi quậy thậm chí còn được dựng thành cả 1 bộ phim khi chúng đập tan nát một đoàn tàu chúng đang đi về sau trận bóng, chưa hết hành khách trên các toa được phen hãi hung với đám này!. Hay thi thoảng có “trận” biểu tình nào đó ở Praha, tụi này thường là lực lượng xung kích hét hò cật lực. Ngoài ra bình thường chúng chưa dám quậy, tôi còn nhớ có lần cậu em tên Ph. trong đoàn bị chúng túm được, nhưng chỉ dọng 1 cú thâm quầng con mắt, thi thoảng anh em về kể: có đụng phủi, chú thì lủi được, chú thì bị chúng khoác vai xin đểu từ thuốc lá đến tiền, nếu có cho vài điếu hay vài koruna là chúng cười hềnh hệch bỏ đi …

Mào gà ...


Skinhead...

Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #375 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2014, 09:00:22 am »

Tuy nhiên, từ năm 1989 trở đi, sự lộng hành của lũ phủi càng trở nên táo tợn, cảm nhận mất an toàn của chúng tôi cũng hiển hiện rõ rệt, nếu như trước đây khi gặp đám cizí ( người nước ngoài ), đám phủi cũng có đứa manh động, cũng thượng cẳng chân hạ cẳng tay, nhưng không có ý thức “triệt hạ!”, đa phần vẫn chỉ là những hành động hù dọa để xin đểu, thêm nữa trước đây chúng chỉ đi lẻ vài ba đứa và cảnh sát Tiệp ngày trước rất ghét tụi này, chỉ cần manh động hay ồn ào là hốt liền, nhưng tình hình đã “thay đổi”, chúng tôi phải đối mặt với một lũ phát xít mới, côn đồ, bài ngoại thực thụ. Anh em chúng tôi cũng nghe nhiều hơn về những vụ hành hung người nước ngoài ngày càng táo tợn hơn, việc đưa tin về các vụ hành hung người nước ngoài cộng với sự “thờ ơ” của cảnh sát Tiệp hình như có tác dụng ngược,càng “khuyến khích” lũ phủi hoành hành khắp nơi. Nếu trước đây lũ phủi không dám nghênh ngang đi lại những nơi đông đúc, chúng chỉ dám “tập kích” những người nước ngoài đi lẻ, vô tình lạc vào “địa bàn” của chúng thì lúc đó không còn lý do nào khiến chúng e sợ, chúng bung ra khắp nơi, thậm chí cả những nơi trước đây ít khi thấy chúng xuất hiện như khu trung tâm Praha, nơi anh em chúng tôi rất yên tâm, nhưng từ 1989 trở đi chúng tôi khi lui tới những nơi này phải hết sức chú ý. Tình hình căng thẳng đến mức lan cả về Việt Nam, khổ cho các cụ phụ huynh ở nhà cũng lo ngay ngáy, đứng ngồi không yên, thậm chí còn viết thư khuyên tôi nếu quá mất an toàn thì chủ động lên Sứ quán Việt Nam để xin về học trong nước.

Trên con đường tôi đến trường hàng ngày, việc phải lui tới những trạm xe buýt, bến tàu điện ngầm …là việc không thể tránh khỏi, có lẽ chỉ có trạm xe buýt ngay khu KTX  phía Nam Praha này là an toàn nhất, tuy là nơi có đông sinh viên ngoại quốc nhưng do cũng có nhiều sinh viên Tiệp cũng ở đó, mà họ cũng chẳng ưa gì đám phủi nên đám phủi không dám lui tới nơi này. Tuy vậy tình hình ở các trạm tàu điện ngầm thì khác hẳn, bắt đầu từ đây chúng tôi phải tăng cường quan sát, đồng thời tránh đi lẻ, mà phải nhanh chân hòa chung vào dòng người đang nhanh chân xuống tàu điện ngầm, tôi có thói quen lên tàu điện ngầm phải có tờ báo trên tay đọc để giết thời gian và khi lũ phủi chưa hoành hành, tôi thường ghé vào quán báo mua 1 tờ rồi mới xuống tàu điện ngầm, nhưng khi cảm thấy bị đe dọa thì … hết dám!. Lên tàu rồi, bình thường tôi hay tìm một chỗ vắng để yên thân, trong suốt chặng đường gần nửa giờ trên tàu điện ngầm, tôi thường dành khoảng thời gian này dành cho việc đọc báo, ôn bài thậm chí chợp mắt … nhưng khi phủi hoành hành, tôi khẩn trương lủi ngay vào chỗ đông người, mỗi lần tàu dừng bến, tôi phải quan sát ngay hai cửa ra vào xem có chú phủi nào lọt vào toa hay không, nếu có thì khẩn trương hoặc núp kín rồi khi đến ga kế tiếp thì khẩn trương thoát qua toa khác … Ấy vậy mà chạy trời không khỏi nắng, một lần cũng trên tàu điện ngầm, sau khi quan sát không thấy tên phủi nào, tôi vừa ngồi xuống ghế thì một bán tay khều nhè nhẹ vào vai, tưởng ông già bà lão nào muốn “đòi nhường chỗ”, tôi ngước lên: Trời! một thằng skinhead, đầu trọc lóc, to cao đang lù lù trước mặt tôi, cũng may trong toa khá đông người, mấy người Tiệp thấy thằng phủi vừa định hành hung tôi liền chen vào giữa tôi và nó, một mặt họ đẩy tôi ra phía cửa, một mặt quay thằng skinhead lại xỉ vả cho nó một trận, tôi được dịp lách ra phía cửa, tàu dừng trạm, tôi thoát ngay ra cửa, thay vì vào ngay toa kế, tôi té thật nhanh xuống 2 toa nữa và đợi đúng thời khắc cửa tự động bắt đầu đóng tôi mới lách vào toa nhưng không quên nhìn lại xem hắn có đuổi theo tôi không, hú hồn, vào toa rồi mà tôi vẫn chưa hết sợ!       
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #376 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2014, 08:20:31 pm »

Phải "kéo lên" chứ, bác cứ để "tuột"... hoài chịu sao nổi- bên này, hình như không ai đi tây như bác- cả nhà chỉ có bác là nhất- tranh thủ viết cho anh em người ta đọc nữa chứ.
Năm nay, lịch trình về miền Tây của bác  có như năm vừa rồi không?.
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #377 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2014, 10:38:45 am »

Phải "kéo lên" chứ, bác cứ để "tuột"... hoài chịu sao nổi- bên này, hình như không ai đi tây như bác- cả nhà chỉ có bác là nhất- tranh thủ viết cho anh em người ta đọc nữa chứ.
Năm nay, lịch trình về miền Tây của bác  có như năm vừa rồi không?.

Cũng đang "cố kéo" lên đây bác ag1 à  Wink ...
Còn lịch trình về miền tây chắc chỉ kết thức ở Tiền Giang quá!, mà năm nay các bác qua anh TG thăm thú chút chút nha?  Wink
...
Xin tiếp mạch những gì đã xảy đến với tôi trong năm 1989 ...  Wink

Một dấu ấn quan trọng nhất sảy ra trong năm 1989 đảo lộn cuộc sống, công việc, học hành cũng như tư duy của nhiều tầng lớp dân Việt trên đất Tiệp Khắc: Cách mạng Nhung nổ ra ngày 17.11. 1989. Ngày 17.11 hàng năm là ngày kỷ niệm sinh viên quốc tế, hàng năm, cứ vào ngày này rất nhiều loại hình kỷ niệm “ngày sinh viên” cả chính thức lẫn không chính thức. Kể từ sự kiện mùa xuân Praha 1968, ngày sinh viên hàng năm thường được các lực lượng đối lập sử dụng để chống lại chính quyền khi đó, vào những ngày này, sinh viên Việt Nam được Đại sứ quán Việt Nam tại Tiệp Khắc yêu cầu không tham gia, không la cà đến các khu vực nhạy cảm, vi phạm sẽ có thể kết thúc việc học tại Tiệp Khắc. Ngày 17.11.1989, chúng tôi cũng hững hờ đón nhận cả sự kiện biểu tình như cơm bữa của 1 nhúm sinh viên lẫn “nhắc nhở” từ Đại sứ quán. Tôi nhớ ngay ngày 17.11.1989, chúng tôi còn đùa với các bạn sinh viên Tiệp cùng lớp khi rủ họ ra  quảng trường Váslavák vào buổi chiều hôm đó, nhưng cái mà chúng tôi nhận được cũng hững hờ không kém: những cái phẩy tay vô cảm! Ý đám bạn tôi muốn nói: trò hề!. Ấy vậy mà đâu có ai đoán biết được rằng: những đứa phẩy tay, sau vài ngày thì tích cực kinh hồn, độ tích cực của sinh viên Tiệp khi đó tăng lên hàng ngày. Tôi nhớ có những ngày lên lớp, nhìn qua nhìn lại: đám sinh viên ngoại quốc không khéo còn đông hơn sinh viên Tiệp. Ngay cả chúng tôi cũng không thể ngờ tình hình diễn biến nhanh đến như vậy…

Có thể nói giống như các nước Đông Âu, Tiệp Khắc những năm trước CM cũng áp dụng chính sách tự cô lập với thế giới phương tây. Trong những năm 1988, 1989, cũng sảy ra vài cuộc biểu tình nhỏ chống chính phủ nhân kỷ niệm các năm chẵn của sự kiện “Mùa xuân Praha 1968” và các tình tiết liên quan đến cuộc CM này như kỷ niệm 20 năm ngày mất của SV Jan Palach. Cuộc biểu tình này đã bị các lực lượng cảnh sát và bán vũ trang giải tán, các lãnh đạo đối lập như Mr Vaslav Havel thậm chí bị bắt giam. Các cuộc biểu tình tiếp theo diễn ra ngày 12.8 và 28.10.1989… Tháng 11.1989, ngày kỷ niệm 50 năm ngày phát xít Đức ra lệnh đóng cửa toàn bộ các trường đại học trên đất Séc 17.11.1939 đang đến gần, ngày này hàng năm trên các quảng trường trung tâm Praha luôn có các cuộc mít tinh kỷ niệm, tất nhiên các cuộc mít tinh thời đó phần lớn hoặc do các tổ chức chính thức hay chính quyền tổ chức ví dụ: liên đoàn thanh niên XHCN Tiệp Khắc và được cấp phép tổ chức, nhưng sau khi kết thúc, chúng biến thành các cuộc biểu tình đòi tự do, dân chủ do các lực lượng đối lập chi phối. Thực tế chi tiết và diễn biến của cuộc Cách mạng Nhung này tôi không thể nhớ rõ và ngày ấy những chi tiết này cũng không thể cập nhật vì nhiều lý do khác nhau, nhu cầu tìm hiểu một sự kiện mà tôi từng là “chứng nhân” thôi thúc tôi tìm hiểu các tài liệu trên mạng bằng tiếng Séc, dịch và cung cấp nguồn, mục địch duy nhất là để nhớ lại và hiểu chi tiết những gì đã sảy ra ngày ấy và xin phép không bình luận về sự kiện này, hy vọng cũng có nhiều anh em trang nhà cũng có mối quan tâm như tôi về sự kiện này…  Wink
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #378 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2014, 08:29:28 am »

link: http://www.totalita.cz/1989/1989_1117_dem_02.php

Cuộc Cách mạng Nhung 1989

Sự chuẩn bị cho hoạt động tưởng nhớ sự kiện 17.11

Chuẩn bị cuộc diễu hành
Tháng 9.1989 nhóm sinh viên tự do Praha đã tụ họp với ý tưởng tổ chức trong ngày 17.11.1989 hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày mất của sinh viên Jan Opletal hy sinh ngày 15.11.1939 trong sự kiện phát xít Đức đàn áp dã man cuộc biểu tình của sinh viên Séc. Do họ cho rằng trong bầu không khí căng thẳng của xã hội Tiệp Khắc năm 1989, các cơ quan chính quyền sẽ không muốn tổ chức sự kiện này, nên họ đã liên kết với Ủy ban sinh viên thành Praha thuộc liên đoàn thanh niên XHCN Tiệp Khắc ( SSM ) nhằm tổ chức sự kiện này.

Xin phép..
Do liên đoàn thanh niên XHCN TP Praha đã phê phán tình hình xã hội Tiệp Khắc trong suốt vài tháng, Ủy ban thành đoàn Praha của SSM đã không gặp vấn đề trong việc ủng hộ kế hoạch này và hứa đảm bảo sự đồng thuận về chính trị cho việc tổ chức lễ kỷ niệm. Chủ tịch UB thành đoàn SSM Praha Martin Ulčák cùng với lãnh đạo của ban công tác thanh niên độc lập thuộc thành đoàn SSM Praha Jane Daňhel tổ chức bàn bạc cùng lãnh đạo thành ủy Praha.

Thành ủy Praha đã tổ chức cuộc họp đầu tiên vào trung tuần tháng 10 và bác bỏ kế hoạch kỷ niệm. Ulčák cùng Daňhel thuyết phục tổ chức sinh viên độc lập để cuộc tuần hành tưởng niệm không hướng về trung tâm Praha mà ra khu vực Vyšehrad, nơi đoàn tuần hành có thể đặt hoa lên mộ Karel Hynek Mácha (1810–1836), một nhà thơ Tiệp. Các nhà tổ chức kỷ niệm đồng ý với hành trình mới của cuộc tuần hành và thành ủy Praha đồng ý cho phép tổ chức.

Thay đổi hành trình
Việc thay đổi hành trình tuy nhiên đã vấp phải sự phản đối của một nhóm sinh viên và lãnh đạo thanh niên đối lập và họ vẫn tiếp tục tuyên truyền cho hành trình ban đầu, theo đó đám tang năm 1939 đã từng diễu hành: Từ Albertova ngang qua quảng trường Václavské náměstí về phố Opletalova và qua nhà ga chính  Hlavní nádraží.

Sự chấp thuận của UBTW Đảng CS TK (KSČ)
Ngày 7.11.1989, UBTW KSČ đã đồng ý cho phép tổ chức cuộc tuần hành và 1 ngày sau đó quận ủy Praha 2 đã được yêu cầu cho phép cuộc diễu hành và quận ủy Praha 2 cũng đã chấp thuận. Sau đó, trong cuộc họp của thành ủy Praha ngày 14.11 đã bàn bạc các biện pháp đảm bảo về yếu tố chính trị và tổ chức.

Sự vào cuộc của các cơ quan an ninh.
 Chánh văn phòng thành ủy Praha đ/c Kašpar và trưởng công an thủ đô Praha và tỉnh Trung Tiệp JUDr. Antonín Chmelíček được giao nhiệm vụ chuẩn bị “phương án can thiệp chống lại các hành động khiêu khích có thể có của những nhóm sinh viên diễu hành theo hướng khác ( Hướng đường Opletalova )”. Cả hai quan chức nói trên sau đó từ 13 đến 17.11 đã qua Moskva công tác! Vậy là lần đầu tiên cơ quan an ninh can thiệp vào sự chuẩn bị của cuộc diễu hành của sinh viên.

Ulčák cùng Daňhel ngày 15.11 đã gặp bí thư thành ủy Praha chịu trách nhiệm công tác thanh niên:  Viktor Pázler cùng phó trưởng công an Praha về chính trị đại tá Bečvář. Họ muốn được các nhà chức trách đảm bảo rằng các lực lượng an ninh sẽ không can thiệp chống lại sinh viên. Bečvář đã hứa với một điều kiện rằng cuộc tuần hành sẽ không lệch hướng khỏi chương trình đã được chính thức chấp thuận.

Không có bất kỳ chính trị gia đối lập
Sau đó Ulčák cùng Daňhel làm việc với các sỹ quan phòng 2 thuộc lực lượng cảnh sát mật quốc gia (StB) về việc “bảo vệ thanh niên”. Họ bày tỏ sự lo lắng không chỉ trong trường hợp các lực lượng chống đối trà trộn vào cuộc tuần hành, mà cả các nhóm thanh niên dân chủ, những người sau hoạt động tuần lễ Palach đã rất cực đoan, họ đã có liên hệ với những tổ chức dân chủ và đối lập, họ tham gia tất cả các cuộc biểu tình và tham gia hoạt động ký tên chống chế độ: Một vài câu. Ulčák cùng Daňhel do đó ngày 16.11 đã họp cùng Václav Benda và Rudolf Battěk và yêu cầu họ không để cho các lực lượng đối lập tham gia tuần hành và đảm bảo bí mật về hướng tuần hành mới trước các hang truyền thông nước ngoài. Benda và Battěk đã đồng ý và đã thực hiện yêu cầu.

Đối phó của Cơ quan an ninh
Các cơ quan chính trị lẫn an ninh tuy vậy vẫn nhận định rằng hoạt động của sinh viên, thậm chí ngay cả được hỗ trợ bởi tổ chức đoàn thể chính thức cũng biến thành cuộc biểu tình chống chế độ. Do đó, phó trưởng công an Praha, đại tá Bytčánek đã bàn bạc cùng lãnh đạo bộ nội vụ liên bang về việc tuyên bố hành động an ninh đặc biệt.
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #379 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2014, 02:14:13 pm »


Cám ơn bác đã bỏ thời gian dịch tài liệu, giúp ai quan tâm hiểu thêm 1 giai đoạn Lịch sử đầy biến động, tại Tiệp Khắc nói riêng và Đông Âu nói chung, cách nay đã phần tư Thế kỷ.

Công bằng ra, có thêm lời bình của bác-Chứng nhân- Nói như cụ Nam Cao thì “thật là hòa toàn”. Nhưng được như vầy cũng quý lắm rùi, bác ạ! Grin

Cho đến thời điểm này, tình hình chưa có gì nghiêm trọng xảy ra. Chính quyền đã đồng ý cho Sinh viên tiến hành cuộc tuần hành. Về phía Sinh viên cũng đồng ý lộ trình như phía chính quyền yêu cầu. Điều gì sẽ xảy ra sau đó để biến sự kiện này trở thành bước ngoặt dẫn đến CM Nhung? Mong chờ bài viết tiếp của bác.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM