Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 09:14:31 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương (Phần 2)  (Đọc 286680 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #70 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2013, 02:24:57 pm »

“...Và suy nghĩ lẫn ký ức của tôi về " mùa xuận Praha " xin kết thúc ở đây.”- Thanhh63.

Tính gởi vài cái mũ tặng ông, nhưng ông dừng mất rồi! Còn đâu nhung, hồng, mùa xuân.....
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #71 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2013, 05:23:42 pm »

“...Và suy nghĩ lẫn ký ức của tôi về " mùa xuận Praha " xin kết thúc ở đây.”- Thanhh63.

Tính gởi vài cái mũ tặng ông, nhưng ông dừng mất rồi! Còn đâu nhung, hồng, mùa xuân.....


Công nhận ông bạn tôi "thâm" như da trâu Khe Lang vậy  Grin, nhưng nhớ mũ "sắt" nha, tên bay đạn lạc còn nhiều mà  Grin...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #72 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2013, 09:53:45 am »

Công nhận ông bạn tôi "thâm" như da trâu Khe Lang vậy- nhưng nhớ mũ "sắt" nha, tên bay đạn lạc còn nhiều mà.”- Thanhh63
Thì cũng ông nhắc tôi, thấy không ổn gì gì đó- thì cũng chọc lại chơi thôi mà- Nhưng cũng có thể như  người ta nói: “Viết một bài báo dở, bạn có thể mất việc, viết một bài báo hay, bạn có thể mất mạng”.
“ Ðã biết cửa quyền nhiều hiểm hóc,
    Cho hay đường lợi cực quanh co" .
Logged
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #73 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2013, 09:58:24 am »

Không chính trị- Mà cũng không chính em, thì chính chủ- Kể chuyện học hành nữa đi chứ ông Thanhh63, cho nó “lành”.
Thấy ông chú tâm học tập quá- Không bị hư như tui:
Học hành ba chữ lem nhem,
Thấy gái thì thèm như chửa thèm chua.

Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #74 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2013, 11:38:23 am »

Công nhận ông bạn tôi "thâm" như da trâu Khe Lang vậy- nhưng nhớ mũ "sắt" nha, tên bay đạn lạc còn nhiều mà.”- Thanhh63
Thì cũng ông nhắc tôi, thấy không ổn gì gì đó- thì cũng chọc lại chơi thôi mà- Nhưng cũng có thể như  người ta nói: “Viết một bài báo dở, bạn có thể mất việc, viết một bài báo hay, bạn có thể mất mạng”.
“ Ðã biết cửa quyền nhiều hiểm hóc,
    Cho hay đường lợi cực quanh co" .


Gớm, đã "cho mũ sắt" để giữ "gáo" mà vẫn lo ... đủ thứ vậy?, thôi "tặng" luôn áo giáp chống đạn cho an tâm luôn đi ông bạn  Grin. Vậy có đủ bộ rồi "sợ gì" mà không xung phong tiếp  Grin Grin Grin...

...

Trở lại một chút năm 1987, khi chúng tôi bắt đầu đặt chân lên đất nước Tiệp Khắc, tuy những thông tin kiểu “nhập gia tùy tục” là quan trọng nhất, những thông tin dạng đó được trang bị ban đầu và tiếp tục cập nhật thông qua 1 năm sinh hoạt học tập tại trường tiếng Tiệp Teplice và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí tạp chí …. Nhưng bên cạnh đó, những thông tin về đời sống chính trị và những biểu hiện, những hoạt động chống đối cũng không hề bị xem nhẹ chút nào, tất nhiên những thông tin này được cung cấp theo chiều có lợi cho chính quyền lúc đó và những ai chống lại chính quyền đều bị gọi là lực lượng tư sản phản động, là lực lương tay sai, thân phương tây… Sau 1 năm ở Teplice, anh em chúng tôi ai về trường nấy, không còn bị “kiềm kẹp” bởi các thầy cô nội trú, tất cả việc “mưu sinh” đều trong nằm bàn tay và khối óc khiến chúng tôi rất hồ hởi để tìm hiểu và khám phá. Mặt khác, các đàn anh đi trước cũng có rất nhiều luồng quan điểm, ý kiến về các sự kiện đã diễn ra trong quá khứ không chỉ ở Tiệp … cũng “mở mắt” thêm cho chúng tôi khá nhiều. Vả lại đối với anh em sinh viên nghiên cứu sinh đi học thì các vấn đề về chính trị rất dễ gây sự thu hút, đây là khác biệt với anh em đi học nghề hay lao động, họ ít quan tâm có thể vì mưu sinh, vì những hạn chế về ngôn ngữ khiến anh em ít được cập nhật thông tin …

Việc chúng tôi học trong một môi trường “phức tạp” khiến các cơ quan chức năng của ta ở Tiệp phải có sự chuẩn bị các biện pháp từ việc cung cấp thông tin, đến cảnh báo … vì thật ra không khó để biết các sự kiện đó, vấn đề là làm sao tránh để các sự kiện đó ảnh hưởng không tốt đến suy nghĩ của chúng tôi, huống hồ việc nhìn nhận các sự kiện đó cho dù nó đã trôi qua hai chục năm vẫn còn nhiều luồng ý kiến khác nhau và nó âm ỉ nhen nhóm trong đời sống chính trị xã hội của Tiệp, nhất là khi tại các nước láng giềng như Ba Lan, Hung … lớp lực lượng đối lập như công đoàn Đoàn Kết ở Ba Lan hay các công cuộc cải tổ đang diễn ra âm thầm tại Hung từ sau sự năm 1956 vẫn diễn ra và rõ ràng cuộc sống ở những nơi đó đang “dễ thở” hơn rất nhiều, từ việc dân cư những nơi đó được "tự do đi lại" đến hàng hóa phương Tây tràn ngập trong khi ở Tiệp để “tiếp cận” được nó ôi thì lắm nhiêu khê, mỗi lần có ai đó từ Ba Lan hay Hung qua chơi, hoặc thậm chí những ông bạn Hung mà tôi quen ở Teplice cũng là nguồn cung cấp những hàng hóa đó nếu ai đó có nhu cầu, tất nhiên có rẻ hơn khá nhiều thị trường “chợ đen” ở Tiệp. Đồng thời với những chuyển biến theo hướng “tự do” hơn trong các nước XHCN Đông Âu, sự nghiệp “Perestrojka” của Gorbachev từ đầu thập niên 80 tại LX cũng chứng tỏ bản thân “ông anh cả” cũng chất chứa trong nội tạng quá nhiều vấn đề đang phải tự giải quyết, bản thân các chú lính LX đóng quân trên đất Tiệp từ sau sự kiện “mùa xuân Praha” cũng “nhiệt tình đổi mới” khi trở thành các “đầu nậu” buôn rượu Vodka “nhãn đỏ” nổi tiếng của LX vào thi trường Tiệp với giá rẻ hơn 30% so với giá ở các cửa hàng rượu …. Thêm nữa cuộc đối đầu giữa 2 khối Nato - Warszawa thông qua cuộc chiến tranh lạnh cũng trên đà “giảm nhiệt” … Nói như vậy không phải trong lòng xã hội Tiệp Khắc những năm sau sự kiện “mùa xuân Praha” không có những “bất ổn” về chính trị, như đã đề cập từ trước, bản thân những bất đồng về chính trị vẫn âm ỉ cháy, mà biểu hiện nổi bật nhất là tổ chức “Hiến chương 77” trong đó cố Tổng Thống Tiệp Khắc Vasláv Havel là một trong những nhừng đồng sáng lập. Và vì vậy ông đã có một thời gian dài bị giam cầm.

Một sự thật đáng buồn với anh em chúng tôi lúc đó khi có dịp đi sâu vào xã hội Tiệp thông qua thời gian đi Brigada, đi hái quả … Khi biết chúng tôi đến từ Việt Nam, thái độ của những người chúng tôi tiếp xúc có những khác biệt rõ rệt. Những ông bà già, tuy cũng có những e dè, nhưng nhìn chung vẫn còn thiện cảm với anh em chúng tôi, họ cũng có những nhìn nhận khác hẳn giới trẻ, cũng có người chưa bằng lòng, có người than phiền, nhưng nhìn chung không quá khích như lớp trẻ. Còn giới trẻ, trung niên thì có vẻ thất vọng, thất vọng không chỉ vì một lượng lớn người Việt đang làm việc, sinh sống, học tập trên đất Tiệp và họ cho rằng chúng ta đang “cướp” công ăn việc làm của họ hoặc “ăn bám” họ như anh em chúng tôi, mà còn khi biết chúng ta vẫn là một nước XHCN do ĐCS lãnh đạo, nói đến đây họ thường phẩy tay… những lúc đó tôi bực lắm, dù tiếng vẫn mỏng nhưng vẫn cố tranh luận với họ, khi biết tôi hiểu lầm ý họ, họ nói: cái phẩy tay là dành cho ĐCS TK … tôi cũng không rõ có phải hoàn toàn như vậy không, tuy nhiên đó cũng là những phản ánh từ xã hội để cho thấy mức độ ảnh hưởng của ĐCS TK trong xã hội Tiệp ra sao vào những năm đó…
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #75 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2013, 02:54:48 pm »

“...Còn giới trẻ, trung niên thì có vẻ thất vọng, thất vọng không chỉ vì một lượng lớn người Việt đang làm việc, sinh sống, học tập trên đất Tiệp và họ cho rằng chúng ta đang “cướp” công ăn việc làm của họ hoặc “ăn bám” họ như anh em chúng tôi, mà còn khi biết chúng ta vẫn là một nước XHCN do ĐCS lãnh đạo, nói đến đây họ thường phẩy tay… những lúc đó tôi bực lắm, dù tiếng vẫn mỏng nhưng vẫn cố tranh luận với họ, khi biết tôi hiểu lầm ý họ, họ nói: cái phẩy tay là dành cho ĐCS TK … tôi cũng không rõ có phải hoàn toàn như vậy không...”- Thanhh63

   Vậy là lúc đó Thanhh63 cón “hung...” lắm. Vẫn còn tràn đầy tinh thần QTCS trong sáng, anh em chung phe phải hỗ trợ nhau phải không?
   Ở Long Xuyên cũng có mấy ông bạn qua Tiệp làm công nhân, sau khi bên ấy chia, tách thì quay về kèm theo vài thùng đồ. Phải công nhận rằng, những món đồ đó, ở thời điểm đó là cực kỳ có giá trị: Sử dụng thì rất tốt, mà bán thì nhiều tiền.
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #76 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2013, 06:45:08 pm »


   Vậy là lúc đó Thanhh63 cón “hung...” lắm. Vẫn còn tràn đầy tinh thần QTCS trong sáng, anh em chung phe phải hỗ trợ nhau phải không?
   

Ở đây, tôi lại hiểu hơi khác với bác ag1 chút xíu Grin

Nhìn thấy gã trung niên Tiệp phẩy tay, bác cựu QĐ3...nóng mắt lên: Ông sang đây là theo Hiệp định ký kết giữa 2 Chính phủ nhá, không phải ông ...tự nhiên sang nhá. Sau khi nghe cha kia giải thích mới biết rằng lầm. Thì thôi. Mặc xác mày, phẩy tay vì lý do khác thì OK đi nhá Grin

...quay về kèm theo vài thùng đồ. Phải công nhận rằng, những món đồ đó, ở thời điểm đó là cực kỳ có giá trị: Sử dụng thì rất tốt, mà bán thì nhiều tiền.
Điều này thì tôi nhất trí với bác, xe máy Babetta, xe đạp SK, len,vải...vv của Tiệp những năm bao cấp là những món đồ có giá trị cao với người dân.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #77 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2013, 09:05:19 am »


   Vậy là lúc đó Thanhh63 cón “hung...” lắm. Vẫn còn tràn đầy tinh thần QTCS trong sáng, anh em chung phe phải hỗ trợ nhau phải không?
   

Ở đây, tôi lại hiểu hơi khác với bác ag1 chút xíu Grin

Nhìn thấy gã trung niên Tiệp phẩy tay, bác cựu QĐ3...nóng mắt lên: Ông sang đây là theo Hiệp định ký kết giữa 2 Chính phủ nhá, không phải ông ...tự nhiên sang nhá. Sau khi nghe cha kia giải thích mới biết rằng lầm. Thì thôi. Mặc xác mày, phẩy tay vì lý do khác thì OK đi nhá Grin

...quay về kèm theo vài thùng đồ. Phải công nhận rằng, những món đồ đó, ở thời điểm đó là cực kỳ có giá trị: Sử dụng thì rất tốt, mà bán thì nhiều tiền.
Điều này thì tôi nhất trí với bác, xe máy Babetta, xe đạp SK, len,vải...vv của Tiệp những năm bao cấp là những món đồ có giá trị cao với người dân.

Thưa 2 bác, thật ra 2 bác phán đều đúng cả, vì vốn dĩ nhà iem khá "bôn"  Grin...

Còn liên quan đến chuyện "đóng thùng" ... định bụng viết sau, nhưng 2 bác đã "nhắc" thì nhà iem xin "đi tắt" vậy  Grin vì thật ra khái niệm này đã "nhảy" vào đầu tụi iem từ những ngày học ở Thanh Xuân khi thấy các thầy vẫn nhận đều hàng thùng đóng khối từ Đông Âu chuyển về theo đường tàu biển mặc dù đã "về nước" và dạy học từ năm nảo năm nào  Grin, vậy iem xin từ từ trình các bác, bác nào có ký ức về nó xin mời góp cho ạ  Wink Grin...

Đối với người Việt đi lao động, học nghề hay du học ở các nước Đông Âu trong những năm trước biến cố xụp đổ phe XHCN ở Đông Âu thì khái niệm ĐÓNG THÙNG không có gì là lạ. Tất nhiên với chúng tôi giới sinh viên, nghiên cứu sinh cũng … không lạ, dù không có tiêu chuẩn “đóng thùng” nhưng vì đâu đâu cũng nghe đóng thùng, đóng thùng, đóng hàng … nên nghe riết nhập tâm thành quen thuộc.

Khái niệm đóng thùng hàng phát xuất từ nhu cầu “gói gém” đồ đặc, hàng hóa, dành dụm từ tiền công lao động làm việc trong suốt thời gian sống ở Tiệp Khắc của những người Việt Nam là lao động, học nghề, còn sinh viên không có khái niệm này vì không nằm trong nhóm đối tượng ưu tiên nêu trên, tuy nhiên nói như vậy không đồng nghĩa với việc sinh viên, nghiên cứu sinh không thể “đóng thùng” vì vốn dĩ có rất nhiều cửa để … lách luật.

Việc đóng thùng nghe đâu được quy định rõ ràng, mỗi người lao động, học nghề có thời gian lam việc tại Tiệp Khắc bao nhiêu năm đó khi về nước được ưu tiên đóng 1 thùng hàng tương đương 1 khối ( cũng nghe đồn như vậy ), không quan tâm đến lương hàng hóa ít hay nhiều nhồi trong khối hàng đó, và đương nhiên không bao gồm những mặt hàng quốc cấm, hàng không có nguồn gốc rõ ràng … và thùng hàng này sẽ được gởi bằng đường hàng hải, thường là qua đường cảng biển Ba Lan sau khi đã hoàn tất các thủ tục hải quan và đóng tiền cước ưu đãi khoảng 1000 kcs / khối ( tương đương 25 – 35 USD tại thời điểm trước CM ).

Tiêu chuẩn “khối” thì có rồi, chắc ăn như đinh đóng cột, đảm bảo bất cứ người lao động, hay học nghề Việt Nam nào cũng đều có và cái còn lại quyết định cái khối đó có hay không tùy thuộc vài “nội dung bên trong” của nó, và rất nhiều chuyện dở khóc, dở cười, trúng quả hay tra tay vào … còng đều … liên quan đến “ nội dung bên trong” đó...
 
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #78 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 08:14:39 am »

...
Để có được “nội dung” mà đóng khối theo tiêu chuẩn, người lao động Việt Nam không phải ai cũng ung dung, mà đa phần đều lo sốt vó. Ngày đó, đâu có khái niệm xách 1 cái samsonite đầy ắp tiền korun hay đô la  Shocked … khi kết thúc hợp đồng lao động, hay tốt nghiệp … ra sân bay, ung dung khai báo hải quan sở tại, rồi”đường bệ” như doanh nhân lên khoang VIP của máy bay, bay về nước, khai báo “thật thà” với nhà chức trách nước mình và … ung dung hưởng phước, thật nhàn hạ! nếu được kết thúc như vậy sau một hợp đồng lao động tại xứ người… ( viết đến đây tự dưng nhà iem lại nhớ đến cái vali tiền của vị nào đó cũng có chức có quyền từng bỏ quên ở sân bay Cam Ranh nhà mình …). Ngày đó, người Việt xuất ngoại cho dù là lao động, học nghề, hay dù là giới trí thức gì gì đi chăng nữa thì không thể loại mong muốn có một chút gì đó mang về quê hương để cho đời đỡ cơ cực phần nào. Với anh em chúng tôi, mục đích kinh tế không phải là tối thượng, nhưng với anh chị em lao động, học nghề thì khẩu hiệu: cày, chấn hàng, đóng thùng … luôn chi phối cuộc sống của mọi người  Roll Eyes.

Tôi nhớ, ngày còn ở Teplice, thi thoảng khi vào chơi với các anh đồng hương miền Nam ở nhà máy gần trường tiếng, tôi cũng thi thoảng được các anh rủ đi “dạo phố”. Cánh sinh viên chúng tôi ngày đó mới qua chưa có kinh nghiệm cứ lao đầu vào những khu trung tâm mua sắm Prior nằm chễm trệ giữa trung tâm thành phố, còn các bác ấy lại tăm về những vùng ven, những cửa hàng nhỏ chuyên bán những mặt hàng nhất định như cửa hàng xa máy, xe đạp, hoặc cửa hàng dụng cụ đi săn … Chúng tôi cũng ngạc nhiên lắm, hỏi ra mới biết, cửa hàng càng hẻo lánh, càng có cơ hội “săn hàng” độc. Đi cùng với các bác ấy mới vỡ ra nhiều thứ, ví như khi đi Prior, anh em sinh viên chúng tôi đụng nhau chan chát, còn đi về những “hang cùng ngõ hẻm”, những cửa hàng Sleva ( hạ giá ) thì các bác ấy lại va nhau lộp bộp, thậm chí mới thoáng từ xa là lo né rồi, né vì không phải ngại chào mà vì coi như hôm đó tại khu vực đó chẳng sơ múi gì. Có hôm không đụng ai cả nhưng khi vào vì nhẵn mặt, các bác ấy nhờ tôi vào để hỏi, phần vì biết tiếng, phần vì lạ mặt nên mấy bà già bán hàng cũng còn kiên nhẫn để trả lời, còn các bác ấy, chỉ ngó rồi đi ra, nếu có hàng cần săn mới hỏi, nhưng hỏi cũng chưa chắc đã được trả lời vì hoặc là hàng đã được ai đó trong số người Việt đặt cọc ( người Việt mình tài lắm, lui tới riết rồi mua luôn cửa hàng, nếu hàng về, chỉ cần phone tới là cửa hàng đã có lời! )…hoặc quá nhẵn mặt nên mấy bà bán hàng “ghét khơi khơi” nên không bán, thậm chí có những bà chống Xù đến mức thấy anh em ta bước vào là họ tỏ thái độ khó chịu ngay khiến ai non gan chỉ có nước quay đầu bước ra mà thôi  Sad.
...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #79 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 01:31:27 pm »


...những cửa hàng nhỏ chuyên bán những mặt hàng nhất định như cửa hàng xe máy, xe đạp, hoặc cửa hàng dụng cụ đi săn …

Những mặt hàng này của Tiệp Khắc, có thời chiếm vị trí tôn trọng trong sự lựa chọn hàng hóa của người dân xứ Việt Grin

Vào những năm 8x, thanh niên quê tôi có con Babetta màu bạc đi cưa gái thì tự tin lắm. Như thể đi nhổ chốt mà được cấp trên tăng cường thiết giáp vậy Grin Phải thừa nhận nền công nghiệp nhẹ của họ đáng bậc thày, săm, lốp xe đạp (vỏ, ruột) của hãng Barum cực tốt, hơn đứt cái tang Sao Vàng của ta (ta trồng được cây Cao su nhé). Của họ, đi trọc lóc gai, mỏng dính mà vẫn ngon lành.

Dụng cụ đi săn, bác Thanh63 có kiếm được cây súng hơi để ngày nghỉ đi bắn chim không? Hình như nó có tên là Slavia (trùng tên 1 đội bóng đá khá hay của Sec) Cây súng hơi Tiệp này bắn rất thích, những ai có thú vui bắn chim thời kỳ đó, hẳn đều biết đến loại súng hơi danh tiếng này.

Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM