Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:20:37 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương (Phần 2)  (Đọc 287301 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #60 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2013, 04:06:58 pm »

   Đọc đến đây em chợt nghĩ mình mải mê chuyện bàn là dép tông quá mà không để ý bác Thanh học khoa gì. thế có chết em không !  Grin Bác phân tích lịch sử , địa lý chính trị hiện đại của cộng hòa Séc hay không kém giáo sư nghiên cứu sử Đảng nói về Đảng cả  Cheesy !

  Thôi em lại kiếm đôi dép lào lót ngồi chờ bác viết tiếp. Thỉnh thoảng chẳng qua em còm tý để bác biết em cũng rất say môn này và theo dõi chuyện của bác đấy nhé !

 

Hì hì, mình học kinh tế công nghiệp chả ăn nhập gì với chính trị, chính em cả  Grin, Tuy nhiên tư liệu bây giờ thì cả "đống" Séc có, Việt có, chỉ chịu khó kết hợp với những "kỷ niệm" thời mình học ở Tiệp những môn lịch sử ĐCS Tiệp, lịch sử hiện đại Tiệp Khắc, lịch sữ KTQD Tiệp Khắc ... thì cũng có thể tái hiện chút gì để chia sẻ với mọi người, âu cũng là một lần. một cơ hội để nhớ lại,...

Nhớ những cái đã có ít nhiều hồi ức, tuy hơi khó, hơi chậm và có thể lộn xộn nhưng sẽ ... nhớ, còn những cái "bàn là LX" thì tôi chịu vì chả có chút ký ức nào về nó, nên bác LQY yện tâm ... hy vọng không làm bác thất vọng  Grin 
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #61 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2013, 09:00:50 am »

Một yếu tố theo quan điểm của tôi là thiên thời, hay nói dân dã, dễ hiểu hơn là thời cơ, nhưng phải là thời cơ chín mùi, thật, thật chín mùi, như kiểu CM T8 1945 của dân tộc ta vậy. Trở lại sự kiên “mùa xuân Praha năm 1968” vấn đề thiên thời, thời cơ có thật sự chín muồi hay chưa?

Về nội bộ, sau 20 năm cầm quyền, xây dựng nền kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa XHCN, mô hình này có thế mạnh khi sản xuất phát triển trên diện rộng, số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng nào đó và đảm bảo không “khủng hoảng thừa” như nên kinh tế TBCN, mặt khác nền kinh tế Tiệp Khắc vốn dĩ thừa hưởng di sản một nền công nghiệp trong top 10 thế giới, khi ấy do chiến tranh nên ngưng trệ, nhưng khi đi vào phát triển kinh tế theo mô hình XHCN thì bước đầu là phù hợp, nên trong vòng 10 năm đầu, kinh tế Tiệp Khắc có những bước phát triển, sau đó bắt đầu giảm sút từ thập niên 1960 và rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Mặt khác cùng với quá trình chống lại tệ sùng bái Stalin diễn ra tại LX khi khi Nikita Khrushchev lên cầm quyền, một quá trình hồi phục cho các nạn nhân thời Stalin diễn ra không chỉ ở LX mà hầu hết các nước XHCN Đông Âu, tuy chậm hơn tại Tiệp Khắc, và quá trình này dẫn đến các nới lỏng các quy định, tạo điều kiên cho các tổ chức, hiệp hội trong đó Hội nhà văn Tiệp Khắc đi “tiên phong” bắt đầu thận trọng lên tiếng về sự bất bình, các thành viên cấp tiến thậm chí cho rằng văn học phải độc lập với học thuyết của Đảng. Và hậu quả, tại một cuộc họp của đảng, một quyết định cần phải có biện pháp hành chính chống lại các nhà văn công khai thể hiện ủng hộ sự cải cách được đưa ra,, và thậm chí các thành viên của đảng sau này là những nhà cải cách chính - gồm cả Dubček - tán thành các động thái đó. Tới năm 1967, chủ tịch Antonín Novotný do những sai lầm của mình đã đánh mất sự ủng hộ, thậm chí lãnh đạo LX khi đó: Brezhnev ủng hộ việc loại bỏ ông khỏi chức vụ  lãnh đạo ở Tiệp Khắc. Nhờ vậy A. Dubček lên thay A. Novotný trở thành Bí thư thứ nhất của Đảng CS Tiệp Khắc ngày 5 tháng 1 năm 1968, và ngày 22 tháng 3 năm 1968, A. Novotný từ chức chủ tịch nước, Ludvík Svoboda, người sau này cho phép cuộc cải cách diễn ra, thay thế ông làm chủ tịch nước.

Đến đầu năm 1968, sau khi Alexander Dubček và  Ludvík Svoboda lên nắm quyền, phe “cải cách” trong ĐCS Tiệp Khắc có vẻ đã nắm thế “thượng phong”. Tuy vậy lực lượng bảo thủ  vẫn tồn tại trong lòng ĐCS và chính họ cũng là một trong những tác nhân của sự kiện 20.8.1968 khi quân đội khối Warzsawa tiến vào Tiệp Khắc.

Chủ trương cải cách kinh tế lẫn xã hội, xây dựng CNXH nhân tính, tháng 4.1968, Alexander  Dubček đưa ra một "Chương trình hành động" tự do hoá, gồm tăng tự do cho báo chí, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do di trú, nhấn mạnh định hướng nền kinh tế chuyển sang sản xuất hàng hoá tiêu dùng, xây dựng liên bang CHXHCNTK với 2 thành viên bình đẳng là Séc và Slovensko, nhưng tất cả mọi cải cách phải được đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCS Tiệp Khắc.  Dù Chương trình hành động cho rằng cải cách phải được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, nhưng áp lực của xã hội đòi thực hiện cải cách ngay lập tức. Các công dân cấp tiến ngày càng "đi xa hơn": những cuộc bút chiến chống Liên xô xuất hiện trên báo chí. Thậm chí những người Dân chủ Xã hội bắt đầu thành lập một đảng riêng biệt, và những câu lạc bộ chính trị mới phi đảng phái được lập ra. Những người thân Liên Xô trong đảng hối thúc các biện pháp trấn áp, nhưng Alexander  Dubček không có hành động thái quá và chỉ tái nhấn mạnh sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Trong suốt 20 năm ( tính đến 1968 ) Đảng CS Tiệp Khắc nắm quyền, thành công có, sai lầm cũng có và sự kiện “mùa xuân Praha” năm 1968 dưới một góc độ nào đó cũng ghi đậm dấu ấn tiên phong đổi mới của Đảng CS, tuy nó cũng chứa đựng những sai lầm như để các tổ chức chống cộng nổi dậy, đòi đa nguyên, đa đảng, … nhưng nó cũng đã dũng cảm nắm bắt những dư luận trong xã hội Tiệp Khắc đòi hỏi phải đổi mới sau 20 chục năm phát triển rồi suy thoái và bắt đầu xuất hiện những rạn nứt trong lòng xã hội Tiệp … nền kinh tế suy thoái, xuất hiện tình trạng thị trường chợ đen, người dân ngày càng bày tỏ sự bất mãn và săn lùng hàng hóa phương tây … Việc đưa ra những cải cách nền kinh tế như : gia tăng cho các xí nghiệp, nhà máy quyền tự chủ trong kinh doanh, hướng nền kinh tế đến những nguyên tắc thị trường, ưu tiên phát triển sản xuất hàng tiêu dùng … nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước ( tương tự như những gì đang diễn ra hiện nay tại VN )… là quyết sách được lòng dân Tiệp thời đó!. Về những cải cách dân chủ, theo quan điểm cá nhân: trong bối cảnh Đông – Tây đối đầu, những cải cách đó có thể sẽ khiến đảng CSTK mất quyền lãnh đạo và các nước XHCN không thể để một mắt xích quan trọng như Tiệp Khắc rơi vào tay phương Tây. Và minh chứng thực tế tại thời điểm đó đã chứng minh điều đó. Trong nước, ĐCS TK đang có vẻ như “mất dần” sự kiểm soát, bên cạnh công luận dồn ép ĐCS TK phải cải cách triệt để, nhanh hơn, mạnh hơn, còn một thực tế tôi cho rằng ĐCSTK đang mất kiểm soát: dù ĐCSTK không chấp nhận đa đảng, nhưng các đảng phái đối lập, các tổ chức phi chính trị … đua nhau thành lập, đáng chú ý nhất là Đảng Xã hội Dân chủ TK, các phong trào chống cộng, chống LX công khai trên báo chí, đòi hỏi đa nguyên, đa đảng … và bản thân phái cải cách chiếm ưu thế trong ĐCS TK trong thời điểm đó cũng có vẻ “buông xuôi” và không có những quyết sách để bảo vệ quyền lãnh đạo của mình.
...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #62 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2013, 12:11:02 pm »

Bác thanhh63 nói đúng đấy. Năm 1968 thì Tiệp bị bóp là phải, năm 1986 ở Việt Nam và năm 90 ở Tiệp lại khác, Liên Xô cũng quá chán mô hình cũ rồi, và quan trọng là TBT là cụ Chốp chứ không phải cụ Nép hay cụ Pốp. Có một điều mà Dubcek tỉnh táo là không kêu gọi quân đội chống lại Hồng Quân và quân đội các nước khối Vác-xô-vi, nếu không hậu quả sẽ khôn lường. Năm 68 quân dù Nga sư đoàn Đổ bộ đường không 103 áp tải Dubcek và một số nhà lãnh đạo CS Tiệp về gặp bác Nép tại Mốt-Cu để giải trình, đại khái "báo cáo anh Nép, chúng em đâu dám, chúng em hơi say bia Plzen thôi anh ạ..."

Thơ của đảng viên kỳ cựu Đảng Cộng sản Tiệp Khắc Nezval đây (bản dịch của nhà thơ Tế Hanh):

Lời từ biệt và chiếc khăn
   
Từ biệt nhé và nếu là lần cuối
Cũng đủ rồi, cũng kỳ diệu chứ sao
Từ biệt nhé và nếu còn hẹn nữa
Không phải ta đây trở lại đâu nào

Kỳ diệu quá nhưng niềm vui có hạn
Hãy im đi ta biết nỗi buồn rồi
Cái hôn, chiếc khăn, hồi còi tàu rúc
Đôi tiếng cười rồi ta vẫn mình ta

Từ biệt nhé và nếu lời đã cạn
chút kỷ niệm còn rung mãi lòng ta
nhẹ như chiếc khăn, nhẹ như tấm thiếp
làm say lòng với mùi thoảng bay qua

Nếu ta thấy những gì người chẳng thấy
Em chỉ phương nam chiếc tổ đợi chờ
Hỡi chim én, say trời xanh, đành vậy
Phận em là đôi cánh, ta là lời ca

Từ biệt nhé và nếu là lần cuối
Mặc trong ta chút hy vọng tàn hơi
Nếu mong gặp lại, đừng ly biệt
Chiếc khăn tay, lời từ biệt - Ơi đời!


Sau vụ này, nhiều trí thức Tiệp lưu vong sang Tây Âu, trong đó có Milan Kundera sang Paris. Rất may, ta đọc thêm được nhiều tác phẩm hay của ông ấy.
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #63 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2013, 02:23:24 pm »

Bác thanhh63 nói đúng đấy. Năm 1968 thì Tiệp bị bóp là phải, năm 1986 ở Việt Nam và năm 90 ở Tiệp lại khác, Liên Xô cũng quá chán mô hình cũ rồi, và quan trọng là TBT là cụ Chốp chứ không phải cụ Nép hay cụ Pốp. Có một điều mà Dubcek tỉnh táo là không kêu gọi quân đội chống lại Hồng Quân và quân đội các nước khối Vác-xô-vi, nếu không hậu quả sẽ khôn lường. Năm 68 quân dù Nga sư đoàn Đổ bộ đường không 103 áp tải Dubcek và một số nhà lãnh đạo CS Tiệp về gặp bác Nép tại Mốt-Cu để giải trình, đại khái "báo cáo anh Nép, chúng em đâu dám, chúng em hơi say bia Plzen thôi anh ạ..."

Đồng ý với bác qtdc về sự khác biệt khi so sánh Mùa Xuân Praha 1968 với CM Nhung 1990. Chỉ thêm 1 ý nữa, đó là việc bức tường Bá Linh sụp đổ có tác động rất lớn tới tinh thần nhóm lãnh đạo Diễn đàn dân sự ( bộ óc của CM Nhung) cũng như trong giới sinh viên. Ông Havel cũng thừa nhận đây là "1 cú hích" quan trọng vào thời điểm quyết định này.

Về nhân vật Dubcek, tôi nhận thấy Ông là 1 người CS đích thực. Là 1 nhà cải cách, Ông mong muốn sửa chữa những khiếm khuyết của CNXH, muốn cải thiện cho nó tốt đẹp hơn. Chính vì vậy, Ông rất được lòng những người CS cấp tiến và nhân dân. Khi lần đầu tiên tái xuất hiện cùng Havel ở ban công trong cuộc biểu tình lớn, quần chúng đã hô lớn tên Ông chứ không phải Havel. Cho đến lúc này, Ông vẫn không thôi lý tưởng của mình, nên không có vị trí quan trọng trong hàng ngũ những người làm cuộc CM Nhung.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #64 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2013, 03:19:55 pm »

Đúng vậy bác tuanb5, cái đó gọi là "Chủ nghĩa xã hội mang khuôn mặt con người". Dubcek chết sau này, có nguồn cho rằng bị ám sát không biết do ai. Tiếp đi bác thanhh63.
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #65 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2013, 07:37:30 am »

Đúng vậy bác tuanb5, cái đó gọi là "Chủ nghĩa xã hội mang khuôn mặt con người". Dubcek chết sau này, có nguồn cho rằng bị ám sát không biết do ai. Tiếp đi bác thanhh63.

Bác qtdc dịch chính xác đến đáng sợ  Grin, em không dám dịch như vậy, nên chỉ thay khuôn mặt người = nhân bản  Grin. Đấy cũng là một điểm "thiếu" thiên thời của Alexander Dubček, nội cái tên gọi về một mô hình CNXH "kiểu Alexander Dubček" đã "vả" vào mặt tôn chỉ của CNXH, và chẳng khác nào "bóng gió" chỉ rằng CNXH tại thời điểm đó đang không mang "mặt người"  Grin và ông anh cả, lẫn anh 2, anh 3, .... thời đó, làm sao chấp nhận được?  Grin
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Năm, 2013, 07:49:23 am gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #66 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2013, 04:27:10 pm »

... Tiếp cái "thiên thời" của "mùa xuân Praha 1968"  Wink

Và những “biểu hiện” đó thật đáng “lo ngại” cho phe XHCN thời đó. Dù vẫn có nhiều ý kiến khác nhau đối với cải cách ở Tiệp Khắc nhưng tại cuộc họp ngày 23 tháng 3 tại Dresden, các lãnh đạo của nhóm "Warsaw Five" (Liên xô, Hungary, Ba Lan, Bulgaria và Đông Đức) đặt câu hỏi với phái đoàn của Tiệp Khắc về các cuộc cải cách, cho rằng bất kỳ cuộc trò chuyện nào về "dân chủ hoá" đều là một lời chỉ trích công khai với các chính sách khác. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Tiệp Khắc bị chia rẽ giữa những nhà chủ trương cải cách (Josef Smrkovský, Oldřich Černík, and František Kriegel) ủng hộ A. Dubček, và những người bảo thủ  : Vasil Biľak, Drahomír Kolder, và Oldřich Švestka…có lập trường chống cải cách.

LX đồng ý các cuộc đàm phán song phương với Tiệp Khắc, từ 27.7 đến 1,8.1968 tại Čierne nad Tisou nằm gần biên giới giữa Tiệp Khắc và LX đã diễn ra cuộc họp giữa lãnh đạo LX và Tiệp Khắc. Tại cuộc họp này lãnh đạo Tiệp Khắc tái tuyên bố tái khẳng định sự trung thành không thể lay chuyển với Chủ nghĩa Mác-Lenin và chủ nghĩa vô sản quốc tế và tuyên bố một cuộc chiến đấu không ngừng nghỉ chống lại tư tưởng "tư sản" và mọi thế lực "chống chủ nghĩa xã hội". Tại cuộc gặp, A. Dubček cũng đã bảo vệ chương trình của phái cải cách bên trong Đảng Cộng sản Tiệp Khắc trong khi hứa hẹn trung thành với Khối hiệp ước Warzsawa, Comecon và ngăn cản sự hồi phục của Đảng Dân chủ Xã hội Tiệp Khắc, và kiểm soát báo chí một cách hiệu quả hơn. Những người Xô viết đồng ý rút quân (vẫn ở Tiệp Khắc sau cuộc tập luyện vào tháng 6) và cho phép Đại hội đảng ngày 9 tháng 9 diễn ra.

Lãnh đạo LX cũng thể hiện ý định can thiệp vào một quốc gia thuộc Khối hiệp ước Warsaw nếu một hệ thống "tư sản" - một hệ thống đa đảng gồm nhiều đảng chính trị đại diện cho các phe phái khác nhau của tầng lớp tư bản - được hình thành . Ngày 3.8.1968, các đại biểu từ Liên xô, Đông Đức, Ba Lan, Hungary, Bulgaria, và phái bảo thủ trong ĐCS Tiệp Khắc lại họp tại Bratislava, và tại hội nghị này các bên đã chính thức công bố “thư mời” đến lãnh đạo LX yêu cầu có những hành động giúp đỡ chống lại các thế lực phản động. Ngày 18.8.1968, trên cơ sở “thư mời” đó, tại Moskva, hành động can thiệp quân sự chống lại phái phản động trong giới lãnh đạo ĐCSTK. Đêm 20 rạng 21.8.1968, hành động quân sự can thiệp vào Tiệp Khắc đã diễn ra….
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #67 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2013, 05:02:20 pm »

  Từ từ chút bác thanh ơi ! em nghe nói vụ can thiệp của Tập đoàn quân Liên xô hay khối Vacsava vào tiệp khắc là một trong những lần hành quân có tốc độ lớn và nhanh nhất thế giới cho đến bây giờ phải không bác ?

  Em có thắc mắc hỏi tý một dần dần bác nhé , không đúng thì bỏ quá cho em !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #68 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2013, 11:23:04 am »

Hi hi, bác thanhh63 thân mến, cái từ "chủ nghĩa xã hội mang khuôn mặt con người" đó nghe nó hay thật, rất kêu. Nhưng chủ nghĩa nào chẳng mang mặt người kể cả chủ nghĩa phát-xít. Vì nó đều do con người phát minh ra cả. Để chứng minh mặt tao con người hơn mặt mày thì người ta đấu tranh, người ta dùng vũ khí. Vũ khí đó có thể = cuốc xẻng gậy gộc, bom hạt nhân hoặc có thể chỉ là một cái hố tử thần trên một con đường nào đó của Hòn Ngọc Viễn Đông chẳng hạn hoặc làm một quả lãi suất khủng để hút tiền xong em bùng nhé, chào các bác ở lại quê hương dọn dẹp cho em. Một trong những thể loại khó nhất của hội họa và điêu khắc là thể hiện chân dung con người. Bức "La Joconda" của Leonardo Da Vinci, rồi tượng 4 mặt ở Cam-bốt đều là những ví dụ điển hình.
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #69 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2013, 06:52:19 pm »

" Từ từ chút bác thanh ơi ! em nghe nói vụ can thiệp của Tập đoàn quân Liên xô hay khối Vacsava vào tiệp khắc là một trong những lần hành quân có tốc độ lớn và nhanh nhất thế giới cho đến bây giờ phải không bác ? " LQY

Thật tình thì tôi không quan tâm lắm đến chi tiết này, nhưng như bác qtdc đã còm: quân dù Nga sư đoàn Đổ bộ đường không 103... hình như lực lượng này đã chiếm các sân bay lập cầu hàng không cho các máy bay vận tải quân sự vận chuyển khí tài cùng các đơn vị quân đội. Bởi vậy không nhanh mới là lạ phải không bác LQY, còn nhanh nhất hay không thì ... nhà em chịu  Grin

"Hi hi, bác thanhh63 thân mến, cái từ "chủ nghĩa xã hội mang khuôn mặt con người" đó nghe nó hay thật, rất kêu. Nhưng chủ nghĩa nào chẳng mang mặt người kể cả chủ nghĩa phát-xít. Vì nó đều do con người phát minh ra cả. Để chứng minh mặt tao con người hơn mặt mày thì người ta đấu tranh, người ta dùng vũ khí. Vũ khí đó có thể = cuốc xẻng gậy gộc, bom hạt nhân hoặc có thể chỉ là một cái hố tử thần trên một con đường nào đó của Hòn Ngọc Viễn Đông chẳng hạn hoặc làm một quả lãi suất khủng để hút tiền xong em bùng nhé, chào các bác ở lại quê hương dọn dẹp cho em. Một trong những thể loại khó nhất của hội họa và điêu khắc là thể hiện chân dung con người. Bức "La Joconda" của Leonardo Da Vinci, rồi tượng 4 mặt ở Cam-bốt đều là những ví dụ điển hình". qtdc

Vâng, bác chí phải, em vẫn phục bác dũng cảm mà  Grin. Nhưng cũng phải công nhận bác Dub. "nhà" TK cũng quá "dũng cảm", tấm gương CM Hung năm 1956 còn sờ sờ ra đó nhưng vẫn muốn "thử" vuốt râu hùm khi tuyến bố CNXH TK có "khuôn mặt người" còn nơi khác thì mặt ... và kết quả: Do hùm này không phải hùm gánh xiếc, nên "lãnh đủ"!  

Và suy nghĩ lẫn ký ức của tôi về " mùa xuận Praha " xin kết thúc ở đây.  Grin

Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM