Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 10:08:30 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương (Phần 2)  (Đọc 286687 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #580 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2014, 11:01:47 pm »

Tiếc quá mất một "nhân chứng sống" đất Bun sau khi anh Zivkov ra đi... nhưng không biết bên bác BY sau CM ra sao, chứ bên Tiệp tụi em, cuộc sống mới có nhiều "khúc" để nhớ!  Wink

 thanhh63@ không phải tiếc. "Chiến binh" VN trên vùng đất Balkan năm 1999 còn một lần nữa quay trở lại "chiến trường" xưa mà. Grin

Cần mẫn vốn là đặc tính tốt. Nhưng cần mẫn đến mức “làm” nốt cái Elka như mấy bác ở trên thì đúng là “ngoại hạng” rùi. Grin

Tôi có thằng em đồng hao (cọc chèo) cũng có tiếng cần mẫn. Tuy nhiên, nó cần mẫn hiền lành, chứ không dám cầm súng lục dí vào đầu con người ta như mấy bác ở trên bác BY nói chuyện. Nó rất chăm chỉ, chịu khó. (Không  như cái thằng tôi, nên đằng ngoại quý nó lắm. Grin) Vào những năm xa xưa ấy, nó đi Nga xuất khẩu lao động. Khi bác Chốp rời điện Cẩm Linh, nó cũng rời xứ sở Bạch dương về nước.

 Khoảng mùa hè năm 1988 thì ở Bul có thêm nghề tay trái là may áo in bác tuanb5@ ạ.

 Vải phin pha nylon trắng hoặc màu xanh, vàng rất rẻ, giá khoảng 1 leva/m khổ 90cm là cùng, có lẽ không đến giá đó đâu, có khi rẻ hơn nữa ấy, VC ta cắt vải theo mẫu áo rồi mang in lưới, đâu hình cái tháp Epphen với chữ Paris ở túi áo, vài hình lằng nhằng trước ngực và sau lưng rồi may lại, đường kim mũi chỉ thì "cẩu thả" hết mức, in ấn thì lệch lạc, màu sắc thì đơn điệu và kiểu may cũng cực kỳ đơn giản. Thế là VC ta đua nhau làm "thợ may", máy khâu thì cứ mua máy của Balan cho bền rồi chia nhau mỗi người mỗi công đoạn mà "thi công", máy khâu thì dùng điện nên cứ phải gọi là vù vù và ào ào tuồn sản phẩm ra. Giá bán buôn là 15 leva/cái và các con buôn Digan tập nập tới đặt hàng. Dân ta cũng vớ được một mớ kha khá, nhưng năm sau thì "quên đi" bởi họ quá biết chất sản phẩm do VC ta sản xuất ra tại chỗ rồi. Grin

 Sang hè 1989 thì ở Bul có 1 "chiến dịch" được VC ta đặt tên là chiến dịch Thổ. Người Thổ Nhĩ Kỳ ở Bul mấy trăm năm rồi trở về nước, ào ạt mấy trăm ngàn người như người Hoa ở VN về nước năm 1978. Nhiều đời nay họ tích góp tài sản thì khi về nước chỉ mang theo trên xe ô tô, vì vậy nhà cửa, bất động sản và nhiều vật dụng khác bỏ lại hết, tiền bạc của họ gửi ngân hàng được rút ra và nhập ngoại tệ mạnh như USD hoặc Mark Tây Đức và đương nhiên là phi người VN thì không thể "thành công" rồi. Người VN chúng ta tranh thủ bán cho họ tất cả những gì bán được với giá trên trời, thế là cũng vớ được 1 món kha khá.

 Bul nằm trên tuyến đường xuyên Á sang Âu trên đường bộ và đường sắt Quốc tế, Thổ Nhĩ Kỳ lại là Trung Quốc ở Châu Âu, nó là trung tâm của hàng giả, hàng nhái, hàng đểu cung cấp khắp cho cả 1 vùng rộng lớn. Vì vậy, ở Bul thì "quên đi" chuyện sản xuất mà nên tập trung vào kinh doanh. Quần bò Thổ rẻ như cho so với hàng hiệu chính hãng mà độ đẹp bắt mắt cũng quên sầu, giá cả cũng rất hợp lý. Tuy nhiên, "dân chơi" thì không xài hàng Thổ mà dùng hàng Mỹ, Ý, Anh, Pháp, Tây Ban Nha và các Corecom ở Bul thì bán đầy, chỉ có điều nó rất đắt và buộc phải mua bằng ngoại tệ mạnh. Khoảng cuối năm 1990 khi kinh tế khối Đông Âu đang trên đường "vật vã" thì hàng Tầu cũng bắt đầu len lỏi sang, từng bước lấn chiếm thị trường. Cuối thế kỷ 20 thì người Tầu nhan nhản khắp nơi và họ có "chiến lược" kinh doanh thì phải nói là thôi rồi, có lẽ nên phong cho họ danh hiệu "Buôn bán xuất sắc" nhất trên Thế giới, ở họ có một "tố chất" mà bất kể dân tộc nào cũng không thể bằng họ. Đó là tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau, cộng thêm chiến thuật kinh doanh dưới sự lãnh đạo "sáng suốt" của các nhà tài phiệt Tầu cùng sức mạnh và hỗ trợ kinh tế từ Cố quốc nên họ từng làm mưa làm gió một thời, khiến cho VC ta chỉ có nước "ngửi khói", ngay đến hàng hóa của Thổ còn bị đánh dạt và không biết đã trôi tới bến bờ nào nữa. Grin

 BY không "ca ngợi" anh Tầu, nhưng cái gì hay, cái gì đáng học hỏi thì mình phải công nhận và học hỏi ở họ. Bữa nào rảnh BY sẽ nói kỹ hơn về cái giỏi của người Tầu trong kinh doanh mà mình từng biết. Tại sao? ... Tại sao và rất nhiều tại sao, rất nhiều thắc mắc của cá nhân chúng ta mà cứ nghĩ tới nát óc cũng chưa có được câu trả lời. Có lẽ qua đây, nhiều câu hỏi Tại sao về người TQ trong kinh doanh ở nước ngoài sẽ có vài lời giải đáp từ góc nhìn mà BY từng thấy. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #581 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2014, 12:14:59 am »

Các bác bàn đến chủ đề ấy hay đấy.
Tôi có một ông em họ vốn là lính sư 312 thời 72-75, thành tích quân quản ở Sài Gòn là phá nhiều xe Honda của bà con. Khi trở về học tiếp rồi sang Bul làm tiến sĩ, ông ấy cũng bỏ cả luận văn để đi buôn rồi sang Ba Lan định cư. Chủ yếu buôn bán hàng may mặc. Lúc đầu cả hàng ta lẫn Tàu, rồi sau này hàng Tàu là chính, sang Tàu đặt hàng tận nơi sản xuất. Lúc nào gặp cũng thấy hắn lắc đầu thán phục chứ tín của thương nhân Tàu.
Bản thân tôi đã chứng kiến người Hoa họ giao tiền, vận chuyển tiền Việt ở miền nam sau giải phóng từ miền tây lên Sài Gòn và ngược lại, thời mà tiền lẻ nhiều còn phải nhét đầy bao tải, vậy mà giao nhận không cần đếm cũng chẳng thiếu một xu.
Khác với người Việt, người Trung Hoa có truyền thống giao thương buôn bán lâu đời từ thời cổ đại với cả thế giới. Có lẽ quá trình đó đã luyện cho họ có những "tố chất" ấy. Sản xuất giỏi, buôn bán cũng giỏi nên hàng hóa của họ có mặt ở mọi nơi trên thế giới. Được cả sản xuất lẫn buôn bán nên họ ăn cả gốc lẫn ngọn và họ phát triển mạnh cũng phải thôi.
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #582 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2014, 07:41:04 am »

Tiếc quá mất một "nhân chứng sống" đất Bun sau khi anh Zivkov ra đi... nhưng không biết bên bác BY sau CM ra sao, chứ bên Tiệp tụi em, cuộc sống mới có nhiều "khúc" để nhớ!  Wink

 thanhh63@ không phải tiếc. "Chiến binh" VN trên vùng đất Balkan năm 1999 còn một lần nữa quay trở lại "chiến trường" xưa mà. Grin


Có thế chứ bác BY  Grin

Khoản áo thì đúng là thua, bên này nhập từ VN những cái áo thêu, lúc đầu cũng ấm mấy ông chủ, sau ồ ạt "chơi"... vậy là vỡ mặt, giá hạ từ 150, xuống 100, sau xuống 80, thậm chí 50 korun... hết chơi, kiểu đánh hàng nhà ta vui lắm, đúng kiểu theo "phường" như em đã nói: từng có 1 thời áo pilot, áo "phao" ( kiểu áo như áo đông, nhưng mỏng, màu xám em cũng chả nhớ chính xác, mang máng hình như tên vậy )... cũng chung cảnh như áo thêu, từ cao chót vót hạ âm dưới đất!

Nói hàng thổ thì đủ thứ, sau này hàng vải bên Tiệp chủ yếu hàng thổ, hàng Balan, hàng Tàu... còn hàng VN mình ngày đầu còn sung, sau từ từ lép kẹp!  Sad
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #583 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2014, 07:48:08 am »

Hai nguyên tắc: lấy ngắn nuôi dài và duy trì một “sức hút” cho quầy hàng … tôi cũng giữ vững được trong suốt thời gian kinh doanh ở chợ Brandýs. Nói “lấy ngắn nuôi dài” là vô cùng chính xác với đặc điểm kinh doanh của chúng tôi khi đó vì sức mua của dân Tiệp tuy cũng khác nhau trong từng thời điểm nhưng nếu là hàng thiết yếu, giá cả chấp nhận được thì đều hút khách. Ngày đó, trong khi mọi người đa phần tiềm lực tài chính hung hậu, thì lực tôi lại quá mỏng, khi ra chợ Brandýs tôi chỉ là con tép riu trong số họ, mọi người đua nhau đầu tư những gian hàng kèm hàng hóa đắt tiền với giá trị cả trăm ngàn korun: áo da, áo len cao cấp, đồ jean … chật quầy, tôi thèm lắm, nhưng làm gì có tiền mà đầu tư như họ. Hầu hết các quầy trong thời gian đầu đó đều giống như nhau, ban đầu ít quầy bán, giá cao, lợi nhuận nhiều, mọi người đánh hơi hay lắm, chỉ cần ngày hôm sau hàng cùng loại tràn đầy, để bán được hàng, giá phải giảm. Có ông bà tây hôm trước mua giá trên trời, hôm sau hãnh diện khoác đồ dạo chợ, niềm vui dài chưa quá gang mặt đã xám ngoét vì mặt hàng mới mua hôm qua nay giá đã giảm một khoản khá khá và thế là họ chuyển sang tâm trạng nghi ngờ, cứ dạo chán, ngày này sang ngày khác bao giờ Xù ta mất hết kiên nhẫn vì hàng ngậm, ngày càng lỗi mốt, chưa kể mưa nắng làm giảm chất lượng, nhưng lo nhất là giam vốn, nên tiếp tục hạ giá thì họ mới móc hầu bao, khối nhà vì vậy mà vỡ mặt vì can tội “đu” theo người. Bản thân tôi cũng phải nếm trải và cảm nhận chuyện hàng giống hàng, ngồi ngáp vặt trong thời gian “tập sự” ở chợ Český Brod khi vợ tôi hứa sẽ từ từ dạy tôi việc buôn bán từ việc lấy hàng nào rồi bán hàng ra sao vì cô ấy vốn có kinh nghiệm kinh doanh buôn bán 1 thời dù là bán hàng dưới thời bao cấp cho công ty rau quả TPHCM trước khi qua Tiệp. 

Ai buôn bán trên đất Tiệp thời đó đều thấm thía kinh nghiệm: thời điểm cao điểm – thấp điểm trong tháng, trong năm … khi bán hàng, cao điểm trong tháng là khi bà con khách hàng người Tiệp của chúng tôi vừa nhận lương, còn cao điểm trong năm là dịp mua sắm trước lễ Vánoce và năm mới, còn thấp điểm là những ngày “giáp hạt” – tuần trước khi nhận lương. Doanh thu bán hàng trong tuần nhận lương thường kéo dài vài ngày khi dân Tiệp rủng rỉnh nên sẵn sàng rộng rãi trong chi tiêu mua sắm nên các tất cả các mặt hàng kể cả hàng đắt tiền đều bán tốt, nhưng qua tuần đó, doanh thu giảm dần, khi những quầy bán hàng “to tiền” ngáp vặt thì chính là lúc những quầy có những mặt hàng giá “nhỏ nhỏ” như của tôi vẫn tiếp tục “năng nhặt, chặt bị”, và chính hiệu ứng bán những hàng nho nhỏ vừa sức mua và cũng dễ móc “hầu bao” không cần phải suy nghĩ dắn đo nhiều khiến quầy của tôi luôn đông khách, trong khi mọi người “ngáp”, vợ chồng tôi vẫn “gói” mỏi tay! Nhưng vì là “năng nhặt tiền lẻ…” nên lúc đầu cũng không thuyết phục các quầy khác do họ thích “1 đập – nặng túi”, mặt khác do họ tập trung vào hàng to tiền, chiếm diện tích quầy nhiều, vốn giam nhiều không thể không bày bán, nay muốn bán hàng nhỏ như tôi thì cũng không có vị trí nên cũng đành chịu … do vậy tôi không có đối thủ cạnh tranh trong khoảng thời gian khá dài, khiến tôi càng trung thành với “chiến thuật” mình đã chọn! Bán những hàng nhỏ tuy doanh số không cao, nhưng tỷ suất lợi nhuận của tôi luôn ngất ngỏng: từ 25 – 30% cho những hàng nhỏ, trong khi chấp nhận hàng nền không độc đồng giá với các quầy ( 10 – 15% ) thì những hàng nền độc phải có tỷ suất lợi nhuận tương tự như hàng nhỏ. Bởi vậy doanh số của tôi bán thường thì chỉ bằng 2/3 của các quầy nhưng lợi nhuận tôi thu được chắc chắn cao hơn các quầy khác, cũng chính vì doanh số thường không quá cao nên cũng có tác dụng “ru ngủ” các ông chủ khác, hạn chế sự dòm ngó, cạnh tranh với quầy của tôi! ..
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #584 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2014, 12:35:57 am »


...Thú thật, chả ai muốn ấn cái bằng của mình ra chợ cả, nhưng khổ nỗi tất cả mọi đường đều "bít" chừa lại ...  mỗi con đường này nên phải đi theo chứ hay ho gì đâu các bác ôi!  Wink. Ngày nay, nhìn thấy các bác Việt bên xứ Ucraina chui ra chui vào cái container ... nhớ quá!  Grin

Đọc chỗ này không hiểu lắm. Cuối cùng phải liên tưởng tới những cái lều sắt Grin. Không biết có đúng với ý  bác chủ không nữa? Chỉ nghe nói xứ Uy Kiên rất nhiều chợ có lều sắt kiểu như vầy.

Giá như chợ Brandýs cũng rứa, nhẽ tốt.

Công bằng mà nói, dùng thứ lều này yên tâm lớn, lại nhàn. Liên Xô có khác, gì cũng là anh cả kia mà. Grin


Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #585 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2014, 08:30:56 am »


...Thú thật, chả ai muốn ấn cái bằng của mình ra chợ cả, nhưng khổ nỗi tất cả mọi đường đều "bít" chừa lại ...  mỗi con đường này nên phải đi theo chứ hay ho gì đâu các bác ôi!  Wink. Ngày nay, nhìn thấy các bác Việt bên xứ Ucraina chui ra chui vào cái container ... nhớ quá!  Grin

Đọc chỗ này không hiểu lắm. Cuối cùng phải liên tưởng tới những cái lều sắt Grin. Không biết có đúng với ý  bác chủ không nữa? Chỉ nghe nói xứ Uy Kiên rất nhiều chợ có lều sắt kiểu như vầy.

Giá như chợ Brandýs cũng rứa, nhẽ tốt.

Công bằng mà nói, dùng thứ lều này yên tâm lớn, lại nhàn. Liên Xô có khác, gì cũng là anh cả kia mà. Grin


Đây nè bác b5


Nhìn mấy cái "hộp" sắt của bác thật mê, nhưng ngày đó bác biết rồi chỉ những nơi cố định là chợ thì có thể dựng cố định quầy sắt, quầy gỗ, quầy bằng container... Còn những nơi cho phép bán hàng theo giờ thì quầy phải cơ động, đến dựng, bán, dọn trả lại mặt bằng như quảng trường T. Masaryk ở Brandýs vậy.

Tiền thân của cái trung tâm Sapa bên Praha có thời từng là chợ bằng container, chủ chợ mua các container đã hết thời gian sử dụng chuyên chể hàng về đặt sát nhau thành ... quầy. Hàng hóa để trong cont, sáng đến mở cửa cont bày hàng ra bán, thậm chí người mua vào hẳn bên trong cont để lựa hàng. Công dụng cont cũ này bao la lắm, thậm chí có những đoàn công nhân ở Tiệp dùng cả nhà lắp ghép từ cont đó bác!  Grin
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #586 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2014, 08:36:51 am »


Chúng tôi bán hàng nhỏ “tiền” lâu đến nỗi thành “thương hiệu”, sau này khi buôn bán ngày càng khó khăn hơn, nhiều quầy cũng chuyển sang bán hàng nhỏ như chúng tôi, nhưng do họ ra sau nên không có “thương hiệu” nên khách vẫn có thói quen tập trung ở quầy của tôi tha hồ mà lựa, tất nhiên sau này tôi phải “sáng chế” ra nhiều kiểu bán hàng nữa trong khuôn viên cố định của quầy hàng, điều này tôi sẽ thưa sau!. Một trong những ad hoc quan trọng nữa, đòi hỏi óc phán đoán, nhận xét, thậm chí dẫn dắt “nhu cầu” của khách … đó là “săn hàng độc”!. Hàng độc có thể hiểu là hàng không ai có hoặc không ai bán, dân ta đa số có nhược điểm: bán những thứ hàng đã được bán trên thị trường, ít người dám tiên phong mở “hàng” mới, chỉ khi có ai đó đã bán, thậm chí thấy bán chạy, mọi người mới nhảy vô!. Tất nhiên tôi cũng vậy, đó là hàng “nền”mà tôi đã thưa và sau này tỷ trọng mặt hàng đó ngày càng giảm trong quầy của tôi, những lúc đi lấy hàng tôi thường xoi mói những mặt hàng mới, nhưng thường không phải từ các ông chủ hàng sỉ người Việt vì 2 lý do: thứ 1: rất ít khi họ có hàng mới do bị chi phối theo tâm lý bầy đàn, thứ 2: nếu hàng nào mới thấy bán sỉ được nhiều là họ bung ra ngay và chả mấy chốc chúng thành hàng thường và giá giảm ào ào không kịp đỡ! Nhưng khổ nỗi tại các chợ sỉ của người Việt những loại hàng cần tìm rất ít, và lý do này đã buộc tôi khi cũng có chút vốn liếng, phải bắt đầu các chuyến đi xuống chợ sỉ đầu mối Ostrava để tìm hàng mình cần. Như đã giới thiệu, chợ đầu mối Ostrava nằm gần biên giới Séc với Ba Lan, cách Praha khoảng 400 Km, trong đó một nửa đi theo cao tốc Praha – Brno, nửa còn lại đi theo quốc lộ, thời gian khoảng từ 5 – 6 giờ chạy xe. Một vấn đề đặt ra: phương tiện! tất nhiên tôi cũng có thể dùng chiếc xe cùi của tôi để vượt 400 km xuống Ostrava, tuy nhiên rủi ro sẽ rất lớn, mặt khác lượng hàng dự kiến thật ra chưa đủ lớn để có thể tự lái xe đi nên phương án tối ưu là 2, 3 nhà đi chung 1 xe, vừa tiện vì có thể thay nhau lái, vừa kinh tế vì chia chi phí cũng đỡ cho chủ xe và chiếc Favorit của nhà giàu H – B được “ưu tiên”.

Chợ Ostrava bây giờ không thể tìm được qua bác Gúc Gồ Mép đơn giản vì tôi không thể nhớ chính xác vị trí, chỉ biết đấy là khoảng đất trống rất rộng, có rào và cổng vào. Nó giống như một bãi Parking rất lớn, các xe của cả người bỏ hàng cũng như đi lấy hàng đều vào trong và đậu ngay ngắn theo ô, đến giờ thì mở cửa ra bán hàng. Khác với các chợ lẻ, đây là chợ sỉ lớn nhất Tiệp ngày ấy, các chủ hàng bỏ sỉ đa phần chở hàng đến đây bằng xe tải, xe thùng, … còn dân đi lấy hàng bán lẻ thì đi xe nhỏ, nếu đi bằng xe thùng kiểu Ford transit, Iveco … đa phần là dân lấy hàng sỉ ở chợ Ostrava đi bỏ sỉ ở các chợ sỉ khác sâu trong nội địa hay biên giới Đức - Tiệp ở phía Tây như chợ Tep ( Teplice ) chợ Ka ( Karlový Vary ) hay chợ Cheb… Khác với các trung tâm bỏ sỉ ở Praha như Kosík …, chủ yếu là các chủ hàng sỉ người Việt, ở chợ Ostrava chủ hàng rất đa dạng: người Việt, người Tiệp, người Ba Lan là nhiều nhất, cũng có chủ hàng người Bun, người Thổ… nhưng ít hơn. Chợ Ostrava họp 2 lần 1 tuần: thứ Năm và Chủ Nhật, những ngày đầu đi chợ Ostrava chúng tôi đa phần đi vào ngày chủ nhật, sau này khi đã tham gia đội quân “đổ hàng” chúng tôi phải chuyển sang đi chợ Ostrava vào ngày sáng thứ Năm để kịp quay về đi đổ hàng ở 2 chợ Tep – thứ Bảy và chợ Ka – sáng Chủ nhật.

Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #587 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2014, 07:20:33 pm »

...
Tiền thân của cái trung tâm Sapa bên Praha có thời từng là chợ bằng container, chủ chợ mua các container đã hết thời gian sử dụng chuyên chể hàng về đặt sát nhau thành ... quầy. Hàng hóa để trong cont, sáng đến mở cửa cont bày hàng ra bán, thậm chí người mua vào hẳn bên trong cont để lựa hàng. Công dụng cont cũ này bao la lắm, thậm chí có những đoàn công nhân ở Tiệp dùng cả nhà lắp ghép từ cont đó bác!  Grin

Cái này thì tôi thực sự không biết.

Không biết cũng phải thôi. Ở trời Tây loáng thoáng thời gian ngắn, nên tôi chả hiểu biết bao nhiêu những ngóc nghách của đời sống bên ấy. Thứ nữa, thời ấy giai cấp công nhân còn hùng mạnh. Thành trì cách mạng vững vàng, bác Chốp cùng đồng sự chưa làm cho nó sụp đổ: Kiểu kinh doanh theo đường hướng tư bản tư nhân không thể diễn ra được. Chắc chắn rồi!

Quảng trường như tôi biết, bao giờ cũng vắng vẻ, thanh bình. Ngày mùa Đông cuối năm thêm vài cửa hàng bán cá chép, cùng cây thông treo những quả chuông óng ánh. Bóng đèn màu rạo rực cho mùa Veselé Vánoce a šťastný nový rok (No-en vui vẻ và năm mới hạnh phúc).
 
Mùa Hè, quảng trường rực nắng vàng như được ướp mật ong nhưng cũng vắng vẻ lắm. Thơ thẩn đàn bồ câu mải mốt nhặt  bánh mì vụn từ tay các cụ già ngồi sưởi nắng (hay sưởi lại ký ức xa xăm nhỉ?).

Túm lại, nhịp sống ở quảng trường rất thong thả, chậm rãi như…mặt hồ Thu của cụ Nguyễn Khuyến ấy chứ. Nó chưa xuất hiện lều vải hay công. Các bác ạ! Smiley

Lại biết: Nhà ở của 1 số lao động người Việt được bố trí trong công. Tôi từng ái ngại cho đoàn ở Vlasim khi thấy họ phải sử dụng chung khu bếp. Bởi lẽ nơi tôi ở, 2 người 1 phòng khép kín. Rất tiện nghi. Thì ra luật bù trừ ở đây chứ đâu: Khi về nước lơ ngơ chả biết gì về kinh tế thị trường, đầu vào đầu ra và hàng trăm thứ rắc rối khác. Hehe!

Một quảng trường gần nhà bác thanh63 hồi ở phố nhớn Praha lấy từ...Nét.
Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #588 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2014, 08:26:38 pm »

Nói cho công bằng thì người Việt rất có khiếu, rất ham buôn bán kinh doanh và rất chịu khó, nhất là khi mình làm cho bản thân mình hưởng. Điển hình là cái chợ. Ở đâu có người Việt ở đó có chợ, ở đâu có chợ ở đó có người Việt. Dù ở Mỹ hay ở Pháp, hay ở Đức, nơi nào đông người Việt, chẳng hạn như Boston hay Ca-li, chợ Việt có đủ thứ, từ cọng rau thơm trở đi. Mấy chục năm rồi tôi vẫn nhớ một thằng sĩ quan Nga bảo tôi ở Cam Ranh: chúng mày làm đường to để họp chợ.

Còn nói về cái công, đúng là vô cùng tiện lợi, Nhưng nó chỉ bắt đầu được dùng ở Việt Nam là từ khi có phương tiện cẩu chuyển cơ giới. Thời những năm 80, ở Cam Ranh, mỗi cái công là một chiếc lều chỉ huy-nghỉ ngơi dã chiến của người Nga giữa biển cát mênh mông trắng lóa, hơi nóng ngùn ngụt. Khoét cửa sổ, ốp các tấm xốp cách nhiệt, lắp điều hòa, làm nội thất, thế là có một ốc đảo ngọt ngào giữa sa mạc. Chỉ mỗi tội, điều hòa LX chạy kêu như cháy nhà, ù cả tai. Thế mà bọn sĩ quan tây nó ở được cũng tài, nhưng còn hơn thò mặt ra ngoài bãi cát nắng như đổ lửa.   
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #589 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2014, 09:44:03 pm »

Chúng tôi bán hàng nhỏ “tiền” lâu đến nỗi thành “thương hiệu”, sau này khi buôn bán ngày càng khó khăn hơn, nhiều quầy cũng chuyển sang bán hàng nhỏ như chúng tôi, nhưng do họ ra sau nên không có “thương hiệu” nên khách vẫn có thói quen tập trung ở quầy của tôi tha hồ mà lựa, tất nhiên sau này tôi phải “sáng chế” ra nhiều kiểu bán hàng nữa trong khuôn viên cố định của quầy hàng, điều này tôi sẽ thưa sau!. Một trong những ad hoc quan trọng nữa, đòi hỏi óc phán đoán, nhận xét, thậm chí dẫn dắt “nhu cầu” của khách … đó là “săn hàng độc”!. Hàng độc có thể hiểu là hàng không ai có hoặc không ai bán, dân ta đa số có nhược điểm: bán những thứ hàng đã được bán trên thị trường, ít người dám tiên phong mở “hàng” mới, chỉ khi có ai đó đã bán, thậm chí thấy bán chạy, mọi người mới nhảy vô!. Tất nhiên tôi cũng vậy, đó là hàng “nền”mà tôi đã thưa và sau này tỷ trọng mặt hàng đó ngày càng giảm trong quầy của tôi, những lúc đi lấy hàng tôi thường xoi mói những mặt hàng mới, nhưng thường không phải từ các ông chủ hàng sỉ người Việt vì 2 lý do: thứ 1: rất ít khi họ có hàng mới do bị chi phối theo tâm lý bầy đàn, thứ 2: nếu hàng nào mới thấy bán sỉ được nhiều là họ bung ra ngay và chả mấy chốc chúng thành hàng thường và giá giảm ào ào không kịp đỡ! Nhưng khổ nỗi tại các chợ sỉ của người Việt những loại hàng cần tìm rất ít, và lý do này đã buộc tôi khi cũng có chút vốn liếng, phải bắt đầu các chuyến đi xuống chợ sỉ đầu mối Ostrava để tìm hàng mình cần.

 Công nhận lão thanhh63@ có nhận xét đúng về tính chất kinh doanh mô hình nhỏ của người Việt. Thiếu tính "sáng tạo" nắm bắt thị hiếu của thị trường, rất ít người bỏ chút đầu óc, tư duy và chịu đi tiên phong tìm kiếm mặt hàng mới, cứ là buôn đuổi, thấy người khác làm sao thì mình tào lao làm vậy, thằng nọ dẫm lên chân thằng kia mà buôn, có lúc tranh giành, xâu xé nhau mà mua hàng để rồi trơ "thổ địa" ra với nhau cả đám. Buôn quần áo, ai có mắt thời trang tý chút, chịu quay mặt hàng, biết nắm bắt thị hiếu và dũng cảm đi "tiên phong" thì thường thắng đậm, làm 1 phát rồi thôi luôn chứ đừng tham lam làm thêm cú nữa thì có ngày "vỡ mồm". Grin

 Khoái nhất cảm giác "chiến thắng" từ những bài toán kinh tế của mình. Đôi khi tiền bạc lại chỉ là chuyện phụ và cảm giác "mạnh" mới là chuyện chính. Cheesy
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM