Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 06:53:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương (Phần 2)  (Đọc 286739 lần)
0 Thành viên và 4 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #570 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2014, 08:03:15 am »

  Bác Thanh63 cho em hỏi vớ vẩn tý. Nhìn cái lều của bác như vậy, trung bình bác chứa hàng hóa giá trị khoảng bao tiền ạ. Quy ra USD cho dễ hiểu bác ạ !

   Mà bác đứng cả ngày ở quảng trường như vậy, cũng " bí bách " lắm nhỉ ! Em từng đứng chợ nội địa kiểu ấy em hiểu cái cảm giác đó lắm, bỏ đi sợ mất hàng, ở thì ...sôi sùng sục !  Grin

Hì hì, vậy là lính QY có "trải" rồi  Grin!. Giải quyết nhu cầu cá nhân thì bên Tiệp "ổn" hơn mình nhiều, dân họ ít mắc "bệnh đái đường" do hệ thống nhà vệ sinh công công khá hoàn chỉnh, ở Praha thì xuống các bến Metro, còn lại các quảng trường luôn luôn có, nếu chưa tìm thấy "xin" giải quyết ở các quán bia, các nhà hàng, chủ họ đồng ý hết!  Wink

Còn hàng hóa trong quầy thì khó nói, nhưng chí ít cũng trên 10K korun, tương đương 3000 USD, còn những quầy toàn hàng "cao cấp" như đồ da, đồ lông thú ... thì 150 - 200 K korun hoặc hơn, tương đương 8000 - 10000 USD  Cheesy
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #571 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2014, 11:32:33 am »

Ngoài chỗ cố định tại quảng trường Brandýs, chúng tôi còn “tác chiến” xa khi đi các chợ phiên vào ngày chủ nhật ở Kolín, một thành phố tầm trung cũng thuộc tỉnh trung tâm Tiệp, cách làng Mochov chừng 70km. Vì là chợ phiên nên chợ chỉ họp vào ngày chủ nhật trên một bãi đất trống của 1 khu liên hợp thể thao trong thành phố Kolín, thú thật bây giờ không thể nhớ chúng tôi đi đến Kolín chính xác bằng con đường nào và họp chợ ở đâu, chỉ biết rằng tứ Mochov rẽ ra cao tốc E61 Praha - Brno nhưng chỉ gần đến Podebrady là rẽ về Kolín. Thành phố Kolín cũng thuộc cấp quận nên lớn hơn rất nhiều so với thị trấn Brandýs và tôi cũng từng có dịp đặt chân đến đây rất nhiều lần khi lui tới làng Velim suốt hơn năm trời. Ngày ấy Kolín chỉ cách Velim 2 ga tàu chậm nên chị em đoàn Velim cứ tan tầm là nhảy tàu đi Kolín để đi chợ đồng thời ghé các “điểm chấn hàng” xem có hàng “độc” chấn để dành. Khi về Mochov, thật không ngờ “cơ duyên” dun dẩy, hàng tuần tôi lại “đánh xe” về lại Kolín, nhưng không phải như Tây đi thăm thú, mà là đi kiếm miếng cơm! Không phải Brandýs không họp chợ ngày chủ nhật, chợ vẫn họp nhưng chỉ đến 12h trưa là phải dọn, tuy nhiên dù tiền thuế chợ Brandýs vẫn phải trả nửa ngày chủ nhật vì phải đóng theo tháng, tệ hơn nữa do chợ có hàng ngày, mà chủ nhật chỉ có nửa buổi, nên ế vô cùng, riết rồi nếu vì lý do nào đó mà không đi chợ Kolín thì chúng tôi cũng chẳng thiết đi ra Brandýs để cố bán bù sở hụi!  nhưng chúng tôi vẫn chấp nhận đi xa vì chợ phiên tuy cũng chỉ họp nửa ngày nhưng thường rất đông do dân chúng cũng tranh thủ buổi sáng chủ nhật này vừa cùng gia đình đi dạo chợ, vừa kết hợp mua sắm, thêm nữa thuế chợ chỉ 100 korun, quá rẻ so với Brandýs. 

Buôn bán ở Kolín thú thật tôi nhớ rất ít, đơn giản vì mỗi tuần chỉ có 1 sáng chủ nhật, mặt khác sau này khi không còn thuận tiện vì chúng tôi chuyển nhà, đường xá xa xôi nên chúng tôi không còn đi chợ Kolín nữa nhưng có 2 điều tôi rất nhớ mỗi khi hồi tưởng đến Kolín. Số là cũng giống như Brandýs, những ngày đầu đi chợ Kol ín quá nhiêu khê! Do chưa có chỗ, bà con ta từ Mochov rồng rắn kéo nhau ra đi từ 2 giờ sáng, đến chợ tầm 3 giờ, nối vào dòng xe chờ mở cổng, tranh thủ chợp mắt … 5 giờ, cổng chợ mở, dòng xe nối đuôi nhau vào chợ. Lúc đầu đi trễ, xe vào, may thì còn chỗ, xui xẻo: hết chỗ, không dựng được quầy, kiếm chỗ đút xe đi dạo chợ vì không thể đánh xe ra về ! Chính vì vậy mới có cảnh đi trong đêm, lên đến chợ xếp hàng … và ngủ. Mùa hè thì còn đỡ khổ, mùa đông thì thôi rồi, xe cứ phải để nổ máy chạy lò sưởi cho ấm, nếu không đủ ấm thì bật thêm lò sưởi ga, nhưng nguy hiểm vô cùng vì xe có xăng, sưởi bằng ga nghĩa là có lửa rất dễ phát cháy, thêm nữa: có 1 cặp bật sưởi ga để trong xe cho ấm để ngủ, không rõ tại sao, lửa tắt, khí ga gây ngạt chết cả cặp! Sau này cũng mua chỗ theo tháng nên cũng đỡ phải đi sớm, ngủ trong xe, 4 giờ sáng bắt đầu khởi hành, lên đến chợ là vừa vặn mở cửa. Chuyện thứ 2: Cảnh sát Tiệp chặn xe của dân ta để moi lỗi mà vòi tiền. Dân ta dù trong hay ngoài nước khi buôn bán rất ngại đụng chạm với cảnh sát, bên Tiệp cũng vậy, bà con mình vốn mang trong mình cái dị ứng đó, thêm nữa: tiếng đa phần mỏng, không đủ để giải thích, biện minh cho hàng hóa hay các lỗi về xe cộ. Có lẽ vì vậy hễ cứ gặp cảnh sát là díu tờ 100 korun cho xong chuyện. Đầu tiên là hoạnh họe hàng hóa, nhưng do đều có hóa đơn ( cứ đưa cả xấp hóa đơn là CS hoa mắt ), chuyển qua hoạnh xe. Tôi nhớ 1 lần xe tôi bị chặn, sau xe tôi cũng còn vài xe nữa, lão CS khom xuống gầm xe, quẹt vào máy, đưa ngón tay đen thui nói xe bị chảy dầu, phạt! Tôi cũng làm y chang như lão CS ấy, cũng chìa ngón tay đen thui: xe CS cũng chảy dầu! ( mánh này do lão thợ sửa xe chỉ để đối phó với CS ). Lão CS ớ họng, chuyển sang xin đểu tiền hút thuốc, tôi cười khềnh khệch quyên góp đoàn xe bị chặn mỗi người vài chục cho 2 lão CS và nói: nếu cần tiền thì xin, không nên kiếm cớ hoạnh họe! Từ đó chở đi xe tôi không bị chặn nữa, nhiều lúc thấy mấy lão CS “quen” tôi còn chủ động vẫy tay chào!...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #572 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2014, 08:21:21 am »

Vài hình ảnh về vị trí và địa danh thành phố lớn trong top 10 này của Tiệp...


Quảng trường tòa thị chính TP

Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #573 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2014, 06:38:17 am »

Được vị trí bán hàng tốt coi như tôi cũng cơ bản ổn định “hậu phương”, nhất là sang năm 1993 đoàn Mochov chính thức hết hạn hợp đồng. Vậy là chúng tôi lại phải chuyển nhà một lần nữa, thật lòng tôi vẫn cảm thấy may mắn khi tìm được một chỗ ở “lý tưởng” sau khi ra trường, phần vì tôi được ở chung với bà xã tôi sau khi cô bạn ở chung phòng về nước trước hạn, phần vì từ Mochov qua Brandýs khá gần, thuận tiện cho việc buôn bán. Nay khi đoàn Mochov chính thức kết thúc hợp đồng, chúng tôi lại một lần nữa chuẩn bị “ra đường”. Việc tìm nhà được lên kế hoạch, mục tiêu là một ngôi nhà độc lập, do buôn bán đi sớm về khuya nên rất bất tiện nếu sống chung với dân bản xứ. Mục tiêu đặt ra là vậy nhưng rất khó tìm được 1 căn nhà như vậy ở ngay TP Brandýs dưới góc độ tài chính. Dù nhóm của tôi cũng được 4 người, nhưng 1 căn nhà riêng biệt đòi hỏi chi phí thuê khá lớn, dạo quanh thám thính, căn nào cũng vượt ngưỡng vài ngàn korun mỗi tháng, thế mới biết chúng tôi may mắn cỡ nào khi hầu như cả khu Mochov ai cũng ra chợ, nhưng hầu như chẳng phải trả đồng nào cho tiền nhà, nay thì cuống lên để lo chỗ ở. Mang chuyện lo lắng về chỗ ở tâm sự với 2 vợ chồng ông bạn Tiệp, ai dè lại gặp may, số là ông chồng cũ của bà xã ông Tiệp có 1 căn nhà cũ bỏ không đã lâu ở làng Kostelní Hlávno,  một ngôi làng nhỏ yên tĩnh nằm trên đường đi TP Mladá Bosleslav, căn nhà đó bà ấy từng sống với ông chồng trước và khi cả anh cả ả ai chọn đường nấy thì căn nhà thành nhà hoang, đóng cửa để đó, ông ấy hiện vẫn sống ở làng ấy nhưng ở gần đấy, còn bà lên xe hoa với chồng khác và chuyển vền Brandýs. Tôi ngỏ ý muốn xem, bà ấy hứa sẽ hỏi dùm tôi và nếu được chúng tôi sẽ đi xem nhà sau đó.

Căn nhà thuộc tuýp nhà nông thôn của Tiệp, tiện nghi chỉ đạt mức tối thiểu: điện, nước! Còn nước nóng phải đun, sưởi bằng điện, toilet khô như ở nông thôn VN vậy, thậm chí nhìn nó tôi liên tưởng ngay đến những cái hố xí doanh trại quân đội ngày chúng tôi còn tại ngũ, chỉ hơi khác là trong toilet có 1 chậu vôi bột, “cắt bom” xong làm ơn rắc vôi bột vào và đậy nắp lại! – riêng khoản toilet là không ưng ý chút nào! Tuy vậy được cái nhà cũng rộng rãi, có sân, có garage, cổng lớn xe có thể de vào trong sân, nếu sắp khéo có thể đậu 3 chiếc ngon lành, đó là điều tôi ưng nhất. Ông chủ nhà khẳng định: do bà vợ cũ và con ông ta là bạn của tôi nên ông ấy lấy giá hữu nghị như bà vợ cũ đã nói: 1500 korun / tháng, điện nước tính riêng! Thú thật: giá chấp nhận được vì chúng tôi phải đánh đổi những tiện nghi tối thiểu, mặt khác do ngày trả nhà đã gần kề, thôi thì cứ tạm chấp nhận rồi tính sau vậy. Vậy là chúng tôi chuyển về nhà “mới”, khi chuyển, có cặp vợ chồng cậu em bán cùng ở Brand ý s cũng đang tìm nhà, vậy là thêm 1 cặp nữa ở trong ngôi nhà đó, tiền nhà vì thế giảm 1/3, nhóm chúng tôi trả 1000, cặp kia chịu 500 vậy là Ok! Nói thêm một chút về hàng xóm mới của chúng tôi, ngôi nhà đối diện với chúng tôi có 2 ông bà cụ không có con, vẫn biết dân quê thường thật thà, xởi lởi hơn dân thành phố, nhưng chúng tôi cũng cảm thấy “xốc” trước sự nhiệt tình của 2 ông bà cụ. Trước ngày chuyển về nhà mới cũng cần một đôi chút chỉnh sửa, đang loay hoay vì thiếu dụng cụ thì 2 cụ hàng xóm chủ động sang thăm chủ nhân mới, qua cách nói chuyện xởi lởi và nhiệt tình, chúng tôi quá mừng vì được làm hàng xóm của 2 cụ. Vợ chồng cậu em có 1 đứa con gái nhỏ, ông bà thương nó vô cùng, đúng là 2 cụ không con, khi về ở, những lúc rảnh chúng tôi thường qua ngồi chơi với 2 cụ, sau này khi chuyển về Kladno, chúng tôi được biết 2 cụ đã nhận 2 vợ chồng cậu em đó là con và cho đất để họ làm nhà cạnh 2 ông bà, đúng là chúng tôi đã từng có ông bà hàng xóm tuyệt vời, thật tiếc vì không thể ở đó lâu hơn được!...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #574 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2014, 01:20:34 pm »

Hình ảnh về căn nhà đó lấy từ không ảnh:


Còn đây là căn nhà chúng tôi thuê ở Kostalní Hlavno, số nhà 19 ( khoanh vòng tròn ), còn căn nhà nhỏ có mũi tên có lẽ là của Ng. - H., phần đất do ông bà hàng xóm tốt bụng cho, ngày ấy căn nhà chúng tôi thuê là một trong những căn nhà cuối cùng trên con đường cụt đó, ngày nay nhìn không ảnh, làng Kostelní Hlavno đã phát triển khá nhiều, ít nhất cạnh căn nhà chúng tôi thuê có rất nhiều căn nhà mới đã mọc lên ...

Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #575 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2014, 05:21:39 pm »

Lính đại đoàn đồng bằng vừa học vừa đi buôn!? tài thiệt.
Thì ra cảnh sát Tây cũng như ta. Đó là nghề mưu sinh chứ không phải phục vụ.
Theo hẹn , đọc " một trang một chén" . Vậy khi gặp thanhh63 bình riệu của bạn dung tích phải lớn mới đủ đấy Grin Grin
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #576 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2014, 09:12:10 pm »

Ông chủ topic nhận là may thì coi là có may đi. Nhưng sao mà may mãi được, căn bản là bác thanhh63 dân vận giỏi đấy chứ, bác học kinh tế là đúng rồi, kiến thức có, tiếng Tiệp rành sáu câu, quan hệ công chúng tốt, marketting cũng tốt nếu không thành công mới là chuyện lạ. Chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam Anh hùng đi dân nhớ ở dân thương mà. Giá mà bác gieo thêm vài mầm cải tạo giống dân Tiệp thì phúc cho dân tộc Tiệp Khắc quá.  Wink
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #577 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2014, 07:50:40 am »

Ông chủ topic nhận là may thì coi là có may đi. Nhưng sao mà may mãi được, căn bản là bác thanhh63 dân vận giỏi đấy chứ, bác học kinh tế là đúng rồi, kiến thức có, tiếng Tiệp rành sáu câu, quan hệ công chúng tốt, marketting cũng tốt nếu không thành công mới là chuyện lạ. Chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam Anh hùng đi dân nhớ ở dân thương mà. Giá mà bác gieo thêm vài mầm cải tạo giống dân Tiệp thì phúc cho dân tộc Tiệp Khắc quá.  Wink

Cám ơn 2 bác Đức Cường và bác qtdc quyết "dồn" thằng em dại cho bằng được  Grin, em đã thú nhận rồi mờ: Các bác sứ ngày ấy bảo : chưa về VN là yêu nước! Em yêu nước lắm nên ở lại! nhưng trước đây được ba mẹ, rồi quân đội, rồi chính phủ Tiệp ... nuôi! đến khi yêu nước chưa về thì bầu sữa còn mỗi bì da nên phải tự mưu sinh kiếm cách mà tồn tại  Grin! Thú thật, chả ai muốn ấn cái bằng của mình ra chợ cả, nhưng khổ nỗi tất cả mọi đường đều "bít" chừa lại ...  mỗi con đường này nên phải đi theo chứ hay ho gì đâu các bác ôi!  Wink. Ngày nay, nhìn thấy các bác Việt bên xứ Ucraina chui ra chui vào cái container ... nhớ quá!  Grin
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #578 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2014, 08:06:29 am »

Thuyết minh một chút về “không gian” sống của chúng tôi!


Phải công nhận không ảnh chụp rất rõ căn nhà chúng tôi từng ở: Trước nhà, bên kia đường là nhà ông bà cụ hàng xóm tốt bụng, trước nhà ông bà ấy là khoảng “sân” khá rộng, nhờ tiếp giáp với cái quảng trường nhỏ phía trước hơi chếch về phía phải. Cái cổng được sơn lại màu trắng, hình như mái ngói cũng được lợp lại vì màu của chúng còn “rất tươi”? hay tại ngày ấy chúng tôi chẳng có thời gian để cảm nhận màu mái nhà mình từng ở? 2 bên cổng là 2 căn “phòng” nhỏ: biệt lập với nhà chính là kho củi và 1 cái “phòng” chó, khi về đây tôi đã mua 1 chú berger nhỏ, nó lớn nhanh kinh khủng và “sống” trong căn “phòng” nhỏ này ban đêm và tung tăng từ nhà ra sân cho tới lớn và trong một ngày “xấu trời” do quên cài cổng, nó đã thoát ra ngoài và một đi không trở lại dù chúng tôi đã cố tìm nó. Căn phòng nhỏ còn lại nối với hành lang nhỏ để vào khu vực chính của căn nhà, đây là phòng tắm, tôi nhớ trong phòng tắm ấy có 1 cái lò nấu nước nóng bằng củi, vừa là lấy nước nóng, vừa là để sưởi cho cái phòng tắm lạnh lẽo ấy!. Có lẽ cái sân, cái garage có mái màu xám và liền với nó là cái hố xí khô … là ít thay đổi nhất! Giữa sân vẫn là cái cây mà ngày ấy chúng tôi đã đề nghị chặt bỏ để xe dễ ra vào vì chúng tôi phải sắp xếp chỗ đậu trong sân cho 3 đến 4 xe do cái garage thì được sử dụng như một kho hàng, nhưng ông chủ nhà không đồng ý, và nay nó vẫn còn đó tại vị trí giữa sân nhưng nay thì um tùm hơn khi xưa. Căn nhà chính kiến trúc 1 trệt 1 lầu, cầu thang chính giữa chia đôi căn nhà, vợ chồng tôi ở tầng dưới, bên trái, bên phải cầu thang là gian bếp và phòng vợ chồng Ng, - H., M., em tôi sống trên lầu. Vì nhà không có hệ thống sưởi hơi nước nên chúng tôi phải trang bị lò sưởi điện, cũng may ngày ấy điện nước ở Tiệp coi như Free nên vô tư sưởi mà không lo tốn điện, trong phòng thì ấm, tuy vậy ra nhà tắm và nhà vệ sinh thì tệ hơn nhiều, đúng kiểu mặc áo đông đi toilet.

Chúng tôi chỉ sống ở làng Kostelní Hlavno chừng hơn 1 năm, đây là lần đầu tiên chúng tôi sống trong làng và trong lòng dân bản xứ. Trước đây sống ở Mochov, mọi người sống trong ký túc xá, biệt lập với dân Tiệp và có thể sống theo kiểu “Việt”, còn nay chúng tôi “lọt thỏm” trong làng, xung quanh là dân bản xứ sống cùng chúng tôi và cách nhau chỉ 1 bức tường rào. Cũng may cuộc sống của chúng tôi khá “đơn giản”: Sáng sớm ra đi, chiều tối mới về, về đến nhà mệt nhoài, nhanh nhanh nấu chút gì bỏ bụng rồi leo lên “chuồng” lấy lại sức, sáng hôm sau đi “chiến đấu” tiếp, có chăng chỉ có chiều ngày chủ nhật và quãng ngày nghỉ lễ Vánoce và năm mới là ở nhà. Những lúc ở nhà dài ngày mọi người lại thiết kế các tour đi thăm thú nhau vì sau khi đoàn Mochov giải tán, mọi người tùy nghi di tản, những người vẫn bám trụ chợ Brandýs thì vẫn gặp nhau thường xuyên, chỉ có những người chuyển về các thành phố xa mới ít có cơ hội gặp gỡ. Ngẫm nghĩ cũng lạ, chữ tình người Việt xa sứ cũng rất dễ tìm được sự đồng cảm, chúng tôi chỉ là những người chung chữ Việt, nhưng khi sống với nhau thì thân thiết lạ lùng, ai sanh, ai bệnh, ai có sinh nhật hay con thôi nôi, ới nhau một tiếng là “bay” đến với nhau ngay, giống như chỉ chờ có cớ để đi vậy! …
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #579 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2014, 07:58:28 am »

Sau khi đoàn Mochov bị kết thúc hợp đồng, tôi nhanh chóng lo giấy tờ kinh doanh cho vợ tôi vì tôi có quyền bảo lãnh cho 1 người nữa theo luật định. Giấy kinh doanh, thẻ xanh cư trú dài hạn, nhà cửa thuê xong, ổn định chỗ ở, vợ tôi chính thức tham gia buôn bán cùng tôi. Thêm nữa sau thời gian tích lũy, tôi cũng đã trả xong tất cả những món vay bằng hàng hóa trả trậm và cũng bắt đầu “tự đứng trên chân mình”, cũng tự tìm con đường “riêng” phù hợp với khả năng của mình. Thú thật, quãng ngày lấy hàng trả chậm là quãng ngày buôn bán khó khăn nhất của tôi, do vốn mỏng, hàng hóa giống nhau, buôn bán cạnh nhau nên ai “bề thế” hơn sẽ hút khách và thật xui nếu lều của mình đứng cạnh những lều bề thế đó. Dù đa số người Việt đều kinh doanh theo kiểu anh bán gì chạy tôi bán cái đó theo đúng lời ông bà ta dạy: Mua có bạn bán có phường…, Nhưng khó là ở chỗ bán theo phường đó được mọi người hiểu rằng: cứ copy 100%, để bán được hàng mọi người không ngại ngần áp dụng chiêu giảm giá,  giá anh bán cao tôi tranh thủ giảm chút chút để “giật” khách, thậm chí có người còn áp phương châm: Không cho chúng nó thoát! Giá nào cũng bán! … và cuối cùng hậu quả nhãn tiền, giá giảm mãi, giảm mãi cũng phải đến điểm dừng, nhìn lại: lãi teo quắt lại, không bù đủ thứ chi phí, … cho dù đã qua rồi cái thuở dân Tiệp ưng là mua ngay, họ cũng lõi lọc, dạo chợ chán chê, dọ giá, trả giá, thậm chí còn “tung” hỏa mù: quầy kia, quầy nọ bán giá này, giá kia thấp hơn quầy này … và  ABCD gì gì đó! Cũng may cái thời “quầy khủng” hết thời tồn tại do chủ chợ chỉ chấp nhận mỗi người – mỗi giấy kinh doanh một quầy, tối đa 4 m, và lão Ivo đó cũng tiếp xúc với dân buôn bán cả ta lẫn tây đủ lâu để hiểu hết và không chấp nhận các mánh khóe của dân ta cũng như dân Tiệp kiểu như: chồng 1 giấy, vợ 1 giấy đăng ký quầy liền nhau để thàng 8 m hay 6 m cũng chấp nhận.

Có chút lưng vốn, đồng nghĩa với việc có thêm “quyền tự chủ trong kinh doanh”, tôi dần dần thoát hẳn việc lấy hàng trả chậm, hàng ký gửi … từ các chợ sỉ ở Praha hay Mladá Boleslav, dần dần từng bước xây dựng danh mục hàng riêng, lấy hàng tận gốc, hàng ít trùng lặp, nhưng nếu trùng không phải trùng hết mà phải có “ khác biệt”. Quan điểm của tôi: Phải tạo sự khác biệt! phải chọn hàng “hốc” ( ad hoc ) mà chơi, sự khác biệt ngay cả trong việc phải đảm bảo 1 lượng hàng nền, thậm chí trong quầy luôn phải có hàng “mồi” để câu và tạo hiệu ứng quầy luôn đông khách. Việc tôi áp dụng các kiến thức Marketing trong công việc làm ăn ít nhiều cũng giúp tôi từ từ phát triển và duy trì một “ấn tượng” riêng về quầy của tôi. Trước tiên nói về “hàng nền”, nôm na theo ông bà hay nói: lấy ngắn nuôi dài! Thực tế trong kinh doanh mỗi người luôn duy trì một lượng hàng hóa mang lại một mức doanh thu cố định nào đó, tôi cũng vậy, tuy nhiên ngay từ đầu, khi còn “mượn hàng” để kinh doanh, tôi đã không chủ trương lấy danh mục hàng này làm chủ lực, nó chỉ có tác dụng làm nền, một cái nền tạm ổn cho các chi phí cố định hàng ngày: thuế chợ, xăng xe, ăn uống, nhà cửa …! Tỷ trọng hàng nền cũng phũ thuộc vào “sức mạnh” tài chính bản thân, do không thể để một quầy hàng trống tải, lèo tèo trong khi tiềm lực chưa đủ nên tôi phải chấp nhận “mượn vốn” và đương nhiên khi lệ thuộc vào ai đó thì ta phải nghe họ, và họ đưa gì ta phải nhận nấy! Tuy vậy cũng phải rải hàng nền ra một mặt sao cho chủng loại phong phú,  mặt khác đủ để không quá lớn về mặt hàng hóa, không quá nhiều về mặt tài chính để có thể chấp nhận được cả từ chủ hàng lẫn từ “chiến lược kinh doanh” của riêng tôi. Ngoài ra nếu được, như đã nói: hàng nền cũng phải có sự khác biệt cũng theo kiểu ad hoc! Tôi chỉ duy trì lượng hàng nhỏ để theo kiểu: lọt sàng xuống nia! còn lại hàng nền cũng phải có yếu tố độc: ví như: hàng cực khủng, hay cực nhỏ… không ai có, tôi có và tây đã vào quầy tôi không thể bước ra, cho dù có bước ra cũng vẫn phải quay lại để mua với giá chấp nhận được, không hề bị chặt chém vì … độc và tôi cam kết giữ chữ tín trong thực hiện những cam kết của mình!...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM