Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 01:07:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương (Phần 2)  (Đọc 286712 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
tamhg1
Thành viên
*
Bài viết: 54


« Trả lời #560 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2014, 03:03:41 pm »

"Cái vụ này: trở về chiến trường xưa, chắc bác Tamhg1 hưởng ứng liền quá vì theo tui được biết còn một địa chỉ nữa mà đã 3 lần trở lại bác HG1 này chưa ghé thăm.
Khoảng năm 80-81, trong chuyến công tác, một buổi tối lang thang bác HG1 chợt nghe những giai điệu lãng đãng, thiết tha của nhạc sĩ TCS. Vào những năm đó, ở vùng rừng núi sa xôi, buồn hưu hắt mà được nghe những lời ca thì :“Không gì vui,Thì hãy gắng nhớ đôi lần”:
“Nắng có hồng, bằng đôi môi em
Mưa có buồn bằng đôi mắt em
Tóc em từng sợi nhỏ
Rớt xuống đời, làm sóng lênh đênh”
ag1

Ag1 nói vậy là không phải rồi, mình tin luật nhân quả lắm, nên nhớ sai hoặc làm sai chuyện gì củ trong quá khứ mình đều sợ ảnh hưởng đến mình và những người bạn mình trong tuơng lai lắm. Chắc ag1 muốn nhắc chuyện cô giáo T ở bản Vạn Thủy, xã Đồng Ý, Bắc Sơn chứ gì?
Không phải mình lang thang mà gặp cô ấy đâu. Lúc đó mình cùng đơn vị hành quân vào Vạn Thủy để khai thác gỗ, nứa về củng cố căn cứ và xây dựng chốt phòng không (C16 mà). Mình trọ trong bản Nùng (Tày khác Nùng ở chổ là nam nữ mặc đồ giống người Kinh, người Nùng nữ mặc áo có tà dài hơn và phải nhuộm màu chàm (màu xanh nhạt)). Hàng ngày sáng sớm mình phải nắm cơm cùng anh em lên rừng chặt nứa, khi vác bó nứa về tới bản là cũng quá trưa rồi, lăng xăng đan thành những tấm lợp nứa thì trời cũng sam tối, chỉ có ngày Chủ nhật thì đơn vị mới thư thả đi giúp dân làm công tác dân vận. Trường Cấp 1 của bản nằm kế chổ mình ở, nói là trường chứ chỉ dăm ba phòng học lợp tranh, vách đất. Nhưng tiếng ê, a của học trò cũng làm cho núi rừng, bản làng ấm áp hơn. Ngày Chủ nhật đầu tiên tụi mình đi làm vệ sinh trường ( lao động xhcn) cùng thầy cô giáo và các e, thế là quen với Cô giáo T. Cô T học xong 10+ 2 dưới Thai Nguyên thì mới về đây, Cô không đẹp lắm nhưng có duyên, mái tóc dai chấm lưng, đặc  biệt là Cô đàn ghi ta rất hay. Đêm ở bản Vạn Thủy cũng heo hút, giá rét như bao bản làng rừng núi cao Việt Bắc khác, những đêm trăng sáng khung cảnh rừng núi thiên nhiên càng hùng vĩ, bí ẩn, tụi mình hay xách đàn vào khu nhà trọ của Cô T chơi, ngồi bên bếp lửa, đàn để nghe cô hát hoặc thưởng thức cô vừa đàn vừa hát. T thích hát nhạc Trịnh, nhất là bài Cát bụi, cô vẫn thường hát bài này với giọng buồn man mác hay là để chia sẽ với những người lính xa nhà, nhớ quê hương. Nhất là khi đơn vị về hết mình ở lại giữ gỗ, nứa thêm tuần lễ nữa, lúc đó  mình thấy cảm giọng hát của cô gái trẻ càng hay và day dứt hơn nữa, nhưng lúc đó mình chẳng làm gì được để giúp cô ấy, dang còn chiến tranh, ngày mai sẽ ra sao với người lính như mình. Ngày trở về mình tạm biệt cô ấy lên xe chở gỗ để về đơn vị mà lòng buồn da diết, nhưng mình cũng vui tự hào vì có them người bạn gái sống ý nghĩa với các em nhỏ nơi chốn xa xôi này, biết rồi sẽ chẳng bao giờ gặp lại nữa nên cô có tặng minh chiếc khăn mà tới bây giờ mình vẫn giữ. Chẳng biết giờ cô đang ở phương trời nào?!!!!
Cám ơn AG1 đã chọc ngứa, để mình đưa lên trang lính này để tâm sự
Logged
Cutichiuchoi
Thành viên
*
Bài viết: 251


« Trả lời #561 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2014, 03:10:09 pm »

Bác Tamhg1 tự coi lại mình đi nha, thấy chỗ nào còn ngứa thì cứ gãi tự nhiên đi cho anh em chung vui với chứ bác cứ chờ anh em ngừi ta chọt bác mới thấy ngứa rồi mới gãi thì coi bộ lâu quá nóng ruột. Grin
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #562 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2014, 05:37:08 pm »

Bác Tamhg1 tự coi lại mình đi nha, thấy chỗ nào còn ngứa thì cứ gãi tự nhiên đi cho anh em chung vui với chứ bác cứ chờ anh em ngừi ta chọt bác mới thấy ngứa rồi mới gãi thì coi bộ lâu quá nóng ruột. Grin

Chọt mạnh đi bác Ag1, lão "sông Hậu" này phải quăng xuống dòng sông Hậu cho ních no nước mới chịu ọc ra! Mà những chuyện chơi "đàn" của bác tam_hg1 nghe chừng chưa hết đâu, hồi tưởng nhiều chút cho anh em cùng thưởng thức cái tài của bác nha, mà "nhét" cái hồi tưởng của bác qua bên phần 5 đi! "ế" thấy ớn luôn! dạo này lão ag1 chót chưa đủ "đô" nên mạng nhện giăng kín "nhà" rồi!  Grin
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #563 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2014, 07:43:47 pm »

Đành rằng chạy tán loạn, bên em cũng vậy, cứ Đức mà chạy!  Grin, nhưng những người ở lại bên bác BY có vác lều xuống đường như bên Tiệp không bác ?.

Còn các bác lên bằng "máu" thì cũng xuống nhanh lắm, bên này cũng vậy thôi, những năm sau này "bộ đội" dạt từ Đức về mỗi khi có truy quét bên ấy cũng gây khối chuyện nhức đầu, bản thân em cũng là nạn nhân ... hehe  Roll Eyes

 Sang 1991 thì BY đã hồi hương rồi, chấm dứt những ngày tháng "tha hương". Từng đó đủ rồi, hiểu lắm rồi và cả biết rồi. Grin

 Hê ... hê! Giai đoạn đó là cơ hội cho những ai muốn ra đi và nhiều người đã nắm lấy cơ hội đó. Còn BY thì nghĩ khác và làm khác, mình đi "ngược" lại xu hướng của nhiều người khi đó, tất nhiên là có nhiều người cũng giống mình và có hoàn cảnh khác không thể ra đi. Và nước Đức là đích cuối cùng của họ.

 Nghe anh em ở lại Bulgaria kể lại: Thời sau "loạn lạc" lắm và VC ta kiếm ăn từng bữa, chợ búa chưa hình thành và cơ chế vẫn còn "vướng mắc" thì VC phải lặn lội đường xa rất vất vả, an phận hơn thì kiếm cái khu nào đó tương đối an toàn rồi treo đồ lên mà bán, bờ tường, góc phố và cả khoác đồ trên vai mà mời chào khách. Nghe kể xong thì mình cũng tự nhận là cái quyết định trở về nước của mình lúc ấy lại là "cao kiến". Quả thật là mình không quen cách lăn lộn này. Grin

 Số anh em ra đi thì có nhiều dạng, hiền lành chân chất thì đủ ăn đã là may, loại "bất khuất" thì mới có cơ nên cơm nên cháo và họ "bất khuất" kiểu gì thì mình xin chịu, không biết. Thế mới biết, chúng nó cũng khá "tinh đời", khi rủ rê nhau đi thì toàn nhè mấy lão lính "thải ra" như mình mà rủ. Thời XHCN đám bộ đội về hay CA cho sang Tây rồi ra khỏi ngành ở Bul nhiều lắm, bên Thầu khoán hay Hợp tác giữa 2 thành phố HN và Sophia nhận rất nhiều công nhân qua, đám này "chợ chiều" nên toàn phải xơi rau già cá ươn nên "bất mãn" tệ, quậy ở Bul thì không xong rồi, vụ đầu năm 1991, an ninh, cảnh sát Bul nó hạ AK bắn thẳng vào đám người VN chống lại bằng vỏ chai bia và củ đậu bay, phe ta "hy sinh" luôn 1 chiến sỹ người Thanhhoasky, bị thương nặng 1 chiến sỹ sau cũng "hy sinh" nốt tại "phẫu "tiền phương", vài chiến sỹ nữa bị thương nhẹ hơn. VC ta chạy toán loạn và chẳng Anh Hùng anh Bão gì nữa. Tất nhiên là việc hạ súng "quất" thẳng của họ cũng có lý do và theo BY biết thì không oan uổng gì đâu, VC ta cũng làm nhiều chuyện "bố ngáo bố nghếu" lắm. Sau này, cũng nghe nói đám "chiến sỹ" của cả 2 ngành Anh Hùng này dồn hết sang Tiệp để đi Đức. "Bộ đội" Bul 1 thời khuấy nước ở giời Tây, số ít chạy qua Nga và cũng là "bộ đội" kiên cường.

 BY có thằng bạn, bản chất hiền lành và chăm chỉ, sống rất tiết kiệm cho mình nhưng lại rất rộng giãi với bạn bè, từng là chủ hàng nhơ nhỡ, có chung mối trên 1 vài lĩnh vực với BY, nó được anh em quý bởi tính thật thà, chân chất. Nó về VN rồi, mua nhà HN sắm xe cho vợ con đầy đủ nhưng "nẫu cảnh" nên lại đi tiếp lần nữa năm 1992, nó qua Nga. Vẫn theo phong cách ở Bul, lần đầu ra chợ buôn quần áo, kéo theo cái xe cút kít đồ, thấy trời lạnh, tuyết rơi dày nên nhờ thằng đứng bán hàng bên cạnh trông hộ hàng để đi mua cafe cho cả 2 thằng. Lúc quay về thì hỡi ơi chẳng còn gì nữa và cũng chẳng biết tìm thằng kia ở mô. Được vài ngày, buồn quá nó bỏ tiền ra mua cái TV để xem truyền hình, bữa đó có người gõ cửa phòng, mở cửa ra thì có 3 thằng VC nhà ta bịt mặt kín tay lăm lăm súng hô: Tất cả ngồi im rồi nằm xuống nền nhà, thằng nào cựa quậy hay chống lại là bắn chết. Chúng nó lục tung cả nhà lên, vét không còn 1 đồng cắc, 1 thằng bê luôn cái TV ra cửa, còn thằng khác thì hỏi: Còn cái Elka đâu? Thằng bạn BY nghe từ Elka thì cố ngoái cổ lên để xem là thằng nào vì từ Elka thì chỉ có VC ở Bul dùng từ này chỉ cái điều khiển từ xa, còn tiếng Nga thì gọi là Remod. Tức khắc nó bị 1 thằng đạp lên đầu bắt nằm yên và hình như thằng kia hơi sững người khi nhận ra thằng bạn BY là ai. Hôm sau, đi chợ về nó thấy cái hòm TV để trước cửa, mở ra thì thấy cái TV của mình, bên trong có tờ giấy ghi mấy câu xin lỗi nhưng không nói rõ là ai. Khoảng 1 tháng sau nó nhận được 1 cái phong bì, bên trong có số tiền gần tương đương số tiền bị cướp hôm nào. VC ta khi "không có gì để mất" thì bạt mạng vô chừng, nhưng phải nói là cũng khá chí khí.

 Ở Nga được 18 tháng, cám cảnh VC hải ngoại, nó lên đường về nước. Giờ vui vẻ chấp nhận lái taxi và sống bên vợ con chứ không muốn đi nữa. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #564 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2014, 07:49:27 am »

Đành rằng chạy tán loạn, bên em cũng vậy, cứ Đức mà chạy!  Grin, nhưng những người ở lại bên bác BY có vác lều xuống đường như bên Tiệp không bác ?.

Còn các bác lên bằng "máu" thì cũng xuống nhanh lắm, bên này cũng vậy thôi, những năm sau này "bộ đội" dạt từ Đức về mỗi khi có truy quét bên ấy cũng gây khối chuyện nhức đầu, bản thân em cũng là nạn nhân ... hehe  Roll Eyes

 Sang 1991 thì BY đã hồi hương rồi, chấm dứt những ngày tháng "tha hương". Từng đó đủ rồi, hiểu lắm rồi và cả biết rồi. Grin
...

Tiếc quá mất một "nhân chứng sống" đất Bun sau khi anh Zivkov ra đi... nhưng không biết bên bác BY sau CM ra sao, chứ bên Tiệp tụi em, cuộc sống mới có nhiều "khúc" để nhớ!  Wink
...
Một trong những nỗi nhớ của quãng ngày tha hương...
Nhờ bác Gúc Gồ Mép tôi mới có thể nhớ lại những con đường ngày ấy dẫn tôi về với Brandýs…


Lâu đài Brandýs ... một sự tiếc nuối  Sad




Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #565 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2014, 02:12:02 pm »

...
 Được vài ngày, buồn quá nó bỏ tiền ra mua cái TV để xem truyền hình, bữa đó có người gõ cửa phòng, mở cửa ra thì có 3 thằng VC nhà ta bịt mặt kín tay lăm lăm súng hô: Tất cả ngồi im rồi nằm xuống nền nhà, thằng nào cựa quậy hay chống lại là bắn chết. Chúng nó lục tung cả nhà lên, vét không còn 1 đồng cắc, 1 thằng bê luôn cái TV ra cửa, còn thằng khác thì hỏi: Còn cái Elka đâu?


Cần mẫn vốn là đặc tính tốt. Nhưng cần mẫn đến mức “làm” nốt cái Elka như mấy bác ở trên thì đúng là “ngoại hạng” rùi. Grin

Tôi có thằng em đồng hao (cọc chèo) cũng có tiếng cần mẫn. Tuy nhiên, nó cần mẫn hiền lành, chứ không dám cầm súng lục dí vào đầu con người ta như mấy bác ở trên bác BY nói chuyện. Nó rất chăm chỉ, chịu khó. (Không  như cái thằng tôi, nên đằng ngoại quý nó lắm. Grin) Vào những năm xa xưa ấy, nó đi Nga xuất khẩu lao động. Khi bác Chốp rời điện Cẩm Linh, nó cũng rời xứ sở Bạch dương về nước.

Nó kể: Làm việc ở một nhà máy khá hiện đại, nhưng chuyên ngành của nó là lái xe nâng hàng. Công việc không nặng nhọc nhưng bận bịu suốt ca. Bữa ăn cũng vội vàng bởi bọn Tây nó ăn…nhanh quá, chậm chút là nó réo ầm, y như cô thu tiền truyền hình cáp cuối tháng vậy.

Nhưng quan trọng, thu nhập lại rất bèo. Dành dụm cả năm chả mua sắm được cái gì ra hồn để lo đóng hàng. Tôi cười: Thùng hàng to như con voi, chật cả con Zin 130, nhẽ gấp đôi dân đi Tiệp còn kêu ca nỗi gì?

Quả thật, trong thùng cơ man sản vật. Tuyền những thứ đỉnh cao của sản xuất tập trung: Nào bình bịch Min Khơ, tủ lạnh Xa ra tốp. Nào loa thùng S-90D, máy dệt len…vv. Ấy là những thứ có hình dạng nhớn nhao thôi, còn những vật nhỏ hơn, được chèn cứng xung quanh chả kể làm gì.

Vẫn theo lời nó kể, hồi ấy bọn Tây choai mới lớn rất khoái quần áo bò mài. Nhưng hàng này xịn thì đắt kinh khủng. Hàng nhái rẻ hơn nhưng giá vẫn cao, lại hiếm. Trong khi đó ngoài của hàng, vải bò (hình thức gần giống) bán hàng cuộn. Rẻ bèo.

Không biết ông Cô lông bô tìm ra Tân thế giới có mừng như nó khi phát hiện ra điều này không? Cả đêm thao thức tính toán. Sáng hôm sau, nó dồn tiền mua luôn cái máy khâu, tiến hành công đoạn tiếp theo của ý tưởng thiên tài đó. Hehe.

Đầu tiên, nó tỷ mẩn tháo chỉ cho rời từng mảnh vải của chiếc quần bò.Chuyển kích cỡ sang bộ mẫu bằng bìa cứng. Có mẫu, nó kẻ cắt giấy báo làm vật thí nghiệm cho công đoạn may cho đến khi thành thạo. Nó cậy cục nhờ mua tem nhãn Lơ vít. Lại kiếm hóa chất ngâm sản phẩm, trước khi đem vào bồn tắm hì hục mài bạc (bò mài mà). Thế mới tài!

Ấy mà rồi khá trông thấy. Đầu tiên còn tranh thủ ngày nghỉ, nhảy tàu hỏa đi bán rong như các tay phe 1 thời ở chợ Giời, chợ Phùng Hưng. Sau bán buôn, hàng không có mà bán. Chán luôn việc lái xe nâng hàng trong nhà máy. Lãi lắm. Công việc ngon trớn được hơn 1 năm thì hết hợp đồng, phải về nước. Nó bảo: Thế là may lắm rồi, anh ạ.


Trong lần trò chuyện gần đây về đề tài đi Tây. Tôi hỏi, bây giờ còn giữ được cái gì từ thời ấy không? Nó cười, chỉ tay vào góc tủ kính: Còn nhõn cái ấm Sa mô va kia, mấy lần vợ con đòi cho ra đồng nát cho khỏi chật tủ. Nhưng em không chịu…

Cái ấm Sa mô va gia bảo của nó, giống hệt cái này.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #566 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2014, 07:41:21 am »

@ bác tb5: Thế bác quên mất nghề đánh mốc vải bò ở Tiệp sao? cũng một thời phát lắm mà, em nhớ các bác LĐ bê từng cây vải bò xuống metro mặc cho tây mắt tròn, mắt dẹt!  Grin
...
Chính vì  Brandýs trở thành miếng mật nhỏ, trong khi “ruồi tây lẫn ta” thì khắp nơi xung quanh đổ về nên có khá nhiều ký ức về khu chợ này mà đến bây giờ tôi còn nhớ rõ. Có thể nói mùi vị những ký ức đó ngọt đắng đủ cả …

Thuở ban đầu, khi Brandýs mới cho họp chợ ở quảng trường trung tâm T. Masaryk, chính quyền chỉ cho phép họp chợ nơi đây 3 ngày trong tuần: thứ 3, 5, 7, từ 7h sáng đến 18h tối. Trong những ngày họp chợ, lão chủ chợ có tên Misa sẽ đi bán vé thu tiền thuế chợ cho tòa thị chính, thuế chợ những ngày đầu ấy rất rẻ, hình như chỉ có 50 korun cho 1 lều 2 m, lều của dân ta toàn 4m nên thuế chợ là 100 korun. Doanh thu bình quân ngày thường lều tệ cũng trên 5000 korun, cứ qua ngưỡng 1000 là đủ xăng + thuế chợ … nên mọi người cả tây lẫn ta rất hào hứng. Về lý thuyết, các lều dựng theo chu vi quảng trường, mặt tiền các quầy quay vào nhau, cách nhau khoảng 3 m tạo thành con đường cho khách mua hàng đi xem hàng, nhưng do thói quen của người bán dựng quầy tập trung dọc theo bãi đậu xe trên đường lớn để tiện xuống hàng và có thể để xe tại chỗ, so với bãi đậu xe đường đối diện nhỏ hơn không được phép đậu xe nên khi chợ hình thành, dãy chính bao giờ cũng là dãy sát đường lớn, khách hàng vì thế cũng chỉ đi xem hàng ở dãy quầy chính đó mà ít người đi qua dãy thứ 2 nên khi dựng quầy, mọi người tranh nhau dựng ở dãy chính, ai xui không còn chỗ đành phải dựng ở dãy phụ và ngày đó cầm chắc chữ ế!. Tình hình tranh chấp chỗ bán dẫn đến việc cả ta lẫn tây tranh thủ đi “chấn chỗ”, đầu tiên là sáng sớm, tây chấn chỗ đâu chỉ cho mình mà cả cho họ hàng, bạn bè, ta không chịu thua, đi trễ  không có chỗ bán thì đi sớm lên, ta sớm, tây cũng sớm … sớm riết có người ra chấn chỗ trong đêm và ngủ luôn trong xe để giữ chỗ! Khổ nỗi, sức đâu mà ngày nào cũng đi chấn chỗ trong đêm? Vậy là cả tây lẫn ta áp dụng chiến thuật 1 người đi chấn cho cả 1 đống người khác. Chưa hết, dân ta chấn chỗ thường để thanh lều lên chỗ bán làm dấu, sau đó yên chí chui vào xe thức để canh, tôi nhớ mãi anh H. đến phiên đi chấn, chấn xong thức để canh, canh hoài chả thấy thằng tây nào ra, tưởng ngon, tính chợp mắt, ai dè, khi mở mắt ra …. thấy toàn thanh sắt lạ, tây ngồi trong xe đang canh! Vậy là nhân lúc quân ta ngủ quên, tây đến quăng hết thanh lều của dân ta, thay vào đó bằng thanh lều của họ!. Tranh chấp cứ như vậy mà lên thành cao trào: thanh lều làm vũ khí, cả ta lẫn tây lao vào ẩu đả, tuy mạng chưa mất nhưng máu đã chảy…

Và cũng trong những ngày tháng “căng thẳng”đó, tôi lại quen với cặp vợ chồng Tiệp bán đối diện, qua họ tôi cũng kết thân với vợ chồng cậu con trai của họ cũng cùng buôn bán ở đây. Thú thật cũng nhờ cái vốn tiếng dài và cái mark “kỹ sư kinh tế” nên tôi dễ tâm sự , chia sẻ cùng dân bản sứ và nhất là làm nhiệm vụ phiên dịch bất đắc dĩ giải quyết những lùm xùm phát sinh giữa ta và tây, mỗi khi phát sinh mâu thuẫn lão chủ chợ Ivo lại chạy đi tìm tôi… Cặp vợ chồng mới quen này rất xởi lởi, dễ gần và cũng thuộc diện “quái”, sáng nào cũng vậy họ phải “ghé” qua quầy tôi để ngía, thấy hàng nào ưng mắt là họ năn nỉ tôi để giá sỉ cho họ, mất mát gì, lời ít, quay vòng nhanh, tôi chấp nhận. Sự kết hợp của 2 bên khiến cả 2 cùng hài lòng, họ bán được hàng lấy từ tôi, tôi cũng có lời, nhưng quan trọng nhất là có thêm bạn Tiệp, và không biết bằng cách nào 2 vợ chồng bản xứ đó lúc do ở ngay Brandýs nên rất có lợi thế để chấn chỗ và cho dù họ hay đám bạn Tiệp của họ đi chấn chỗ, tôi và họ luôn có 2 vị trí đối diện nhau, nếu đứa Tiệp nào có ý muốn tranh giành là họ lên tiếng “khuyên giải” ngay! Bằng mối quan hệ đó, tôi “sống” và buôn bán rất hòa bình “lọt thỏm” trong đám thương nhân người Tiệp!...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #567 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2014, 01:22:31 pm »

Do gắn bó lâu ( gần 4 năm ) với Brand ý s, thêm nữa đây là 1 thị trấn nhỏ và quảng trường nằm trên các trục lộ chính nên tôi dễ dàng nhờ bác Gúc tìm dùm vị trí của quảng trường T. Masaryk, thật may hình hài của nó hầu như vẫn còn như "xưa", không thay đổi nhiều! Vẫn còn đó những nhà chờ xe, tuy rằng đã thay bằng nhà chờ mới, vẫn còn 2 kiến trúc trên quảng trường như thời anh em chúng tôi ở đó.Cuối quảng trường là tòa Thị chính TP ...


Và tôi vẫn có thể hình dung vị trí các quầy dựng bao quanh quảng trường, kể cả những vị trí của tôi, sau này do nhu cầu chỗ bán tăng cao, chủ chợ bằng mọi cách bố trí thêm chỗ bán, vì thế các dãy ngang bên trong mới ra đời ...


Sát ngay khu nhà chờ xe buýt này là nơi chúng tôi dựng quầy trong suốt gần 3 năm ( 93 - 96 )


Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #568 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2014, 07:54:40 am »

Tình trạng “căng thẳng” do cung quá ít so với cầu và ưu thế của dân bản xứ dẫn đến quyết định tổ chứ lại khu chợ Brandýs của tòa thị chính. Nếu như trước đây chỗ bán được “chấn” hàng ngày, dẫn đến tranh giành, thậm chí ẩu đả … thì lần “cải tổ chợ” lần ấy tòa thị chính quyết định: 1. Nâng vé chợ gấp đôi và vé chợ bán cả tháng, thay vì hàng ngày; 2. Ưu tiên cho những người có giấy phép kinh doanh cá thể như giấy tôi đang có và kinh doanh ổn định thời gian dài tại Brandýs. Ngày ấy khi đối mặt với những thay đổi này cũng khiến chúng tôi khá “bất ổn” vì nghe đâu tòa thị chính chỉ chấp nhận một số lượng nhất định người nước ngoài kinh doanh ở đây để ưu tiên cho “dân bản xứ”, việc tăng giá lên gấp đôi, tuy lợi nhuận có giảm sút, nhưng do tính ổn định khá tốt của thị trường khu vực Bradýs và xung quanh nên cũng cố mà “nuốt”, vả lại trong hoàn cảnh người người, nhà nhà, cả tây lẫn ta … đều đổ ra chợ thì việc có 1 địa bàn, 1 “ hậu phương” ổn định là vô cùng quan trọng, nhưng điểm những khuôn mặt “mốc” ở đây cũng đủ bất ổn, hầu như chúng tôi ( trong làng Mochov ) đều phải đi “cửa sau” nhà lão chủ chợ Ivo để lọt vào danh sách đề xuất của lão lên tòa thị chính, đi “cửa sau” chắc ai cũng phải đi, nhưng đi rồi vẫn chưa hết lo vì ai lão cũng hứa khi nhận quà, phong bì và luôn kèm theo câu thòng: tòa thị chính quyết định chứ không phải lão ấy!. Nỗi lo nữa của mọi người có giấy kinh doanh khác tôi, lý do tòa thị chính đưa ra: nhân viên các công ty đã có cửa hàng, trụ sở, còn những người buôn bán nhỏ ( sở hữu Živnostenský list ) mới cần những nơi như các khu chợ ngoài trời để buôn bán, vậy là lại nháo nhào lo đi “đổi giấy”, khi có giấy rồi lại đối mặt: Ưu tiên cho dân trong vùng Praha Východ, may mắn cho tôi dịp đó giấy Živnostenský list của tôi tuy không do Praha Východ nhưng vẫn do Praha 4 cấp, cộng thêm cái tiếng dài và mối quan hệ tốt với chủ chợ , cộng đồng dân bản xứ tại chợ nên lão Ivo nói chắc như đinh đóng cột: “Mày chắc chắn có 4 m ở vị trí cũ, không thay đổi! “ Tôi tin lão nói thật vì những lợi thế của bản thân mà những người khác không có!.

Đúng như lão chủ chợ đã hứa, tôi cũng giữ được vị trí của tôi, hầu hết bà con Mochov và các vùng xung quanh cũng giữ được chỗ bán của mình tuy phải co lại do trước đó họ quá bành trướng từ 4 m lên 6 m, rồi chồng 1 quầy, vợ 1 quầy … trong khi thiếu chỗ cho những người khác. Ổn định gần 1 năm lại sảy ra chuyện lùm xùm, nghe lão chủ chợ buồn rầu thủ thỉ: chợ sắp đổi chủ! Mà chủ nhân mới là người Việt! Tin choáng, cả tây lẫn ta xôn xao, hàng loạt các câu hỏi kèm theo tâm trạng lo lắng vẫn không thể có câu trả lời, tôi không thể đoán ra là ai đã thầu lại khu chợ từ tòa thị chính cho đến một ngày ông bạn ông chủ mà tôi đã đề cập phần trên chính thức “mở bài”, trước đó cũng có những tin đồn này nọ, nhưng không ai ngờ là ông P.A. đó lại thầu chợ. Sau khi biết ông bạn mình thầu chợ, tâm trạng tôi từ lo lắng nhanh chóng chuyển sang hả hê vì sau lời hứa của ông bạn tôi sẽ dành lô 4 m thứ 2 cho chúng tôi. Cám ơn trời đất, nếu như trước đây “bị đày” qua dãy thứ 2 là hết cửa, nhưng đến thời điểm đó tình hình đã khác, do chợ hoạt động ổn định, chỗ bán thuộc 2 dãy chính kể như lấp đầy, khách hàng không còn chỉ đi trong dãy chính, thậm chí do dãy thứ 2 gần bến xe buýt hơn nên khách chờ xe tập trung tại đầu dãy 2 nhiều hơn và vị trí dầu dãy trở nên “hot”. Chỗ đầu tiên là 1 ô 2m của 1 thằng Tây bán đồ chơi, thằng này bám trụ tại đó từ lúc dãy 2 còn vắng nên không thể đẩy nó đi được. Tuy nhiên thằng này bữa bán bữa nghỉ, sau này tôi thỏa thuận với nó ngày nó nghỉ tôi sẽ “ bành trướng “ phần 2 m của nó và tôi cũng đỡ cho nó 1 phần thuế chợ. Lại nói về thuế chợ: cứ mỗi lần thay đổi là 1 lần tăng giá, thuế chợ lần này tăng lên 350 korun/ ngày cho quầy 4 m đầu dãy như tôi, vị trí bên trong rẻ hơn: 300 korun/ ngày, những dãy phụ bên trong còn rẻ hơn: từ 200 – 250 korun/ ngày, thuế chợ vẫn phải nộp theo tháng như cũ, tuy vậy vị trí của tôi khối người thèm, 350 korum chứ 400 tôi cũng không buông. Và tứ đó, tôi ổn định “cắm sào” trên bến đó đến tận những ngày đầu năm 1996, trước khi về Việt Nam, khi tôi đánh tiếng “sang” khối người lên tiếng muốn làm chủ vị trí đó...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #569 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2014, 04:55:13 pm »

   Bác Thanh63 cho em hỏi vớ vẩn tý. Nhìn cái lều của bác như vậy, trung bình bác chứa hàng hóa giá trị khoảng bao tiền ạ. Quy ra USD cho dễ hiểu bác ạ !

   Mà bác đứng cả ngày ở quảng trường như vậy, cũng " bí bách " lắm nhỉ ! Em từng đứng chợ nội địa kiểu ấy em hiểu cái cảm giác đó lắm, bỏ đi sợ mất hàng, ở thì ...sôi sùng sục !  Grin
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Chín, 2014, 05:04:53 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM