Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 09:56:40 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương (Phần 2)  (Đọc 286685 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
tamhg1
Thành viên
*
Bài viết: 54


« Trả lời #550 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2014, 10:02:30 am »

"ở trong nước lúc bấy giờ mình với chú Lễ (8!-86) học ĐHBK TPHCM phải vừa đi học vừa đi dạy thêm. Cũng may lúc ấy SG đã mở cửa, nhiều tầng lớp DN tư nhân bắt đầu làm ăn phát triển, có của ăn của mà lại nghèo thời gian nên đã đầu tư cho con cái, thuê sinh viên dạy kèm, tụi mình không có vốn mua bán ( vừa khg biết mua bán nữai) nên đành phải dạp xe đi dạy, cũng đỡ kiếm thêm tiền sinh hoạt và mua sách. Lúc đó nhìn du học sinh dem ban Là Liên Xô, xe gắn máy Babeta cáu cạnh về nước với cặp mắt ngưỡng mộ lắm. Thế hệ thứ tư mình giỏi ghe bác Thanhh63 nhỉ? tamhg1 đã viết

* Xin lổi: mình là Lễ học DHBK 86-91
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #551 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2014, 08:48:24 am »

"Ngay như nhiều ông chủ cả Tiệp lẫn Việt từng mở những khu bán hàng trong nhà gần giống như chợ khi cũng có những kios nhỏ cho thuê khhiệm i mời dân ta vào buôn bán nhưng chỉ được một thời gian ngắn, mọi người lại nhao ra chợ. Chính vì những lý do trên cho dù kinh doanh trong lều bạt có những bất tiện như thời tiết, bảo quản hàng hóa, chỉ kinh doanh ban ngày, không thể kinh doanh buổi tối, không thể trang hoàng, trang trí cửa hàng thật bắt mắt, thật thu hút … nhưng đại đa số người buôn bán nhỏ như chúng tôi vẫn chọn loại hình này!" Thanhh63

* Bác Thanhh63: có trãi nghiệm phong phú ở xứ người quá. Học Quản trị công nghiệp bằng quá trình vừa học vừa làm với nhiều kinh nghiệm thực tế,chắc lúc ở Bắc Thái cũng có tập tành mua bán phải không. Mình ở Lạng Sơn được về phép và đi CT Miền Nam cũng được 2 lần, lúc về mua Trà Bắc Thái, Thuốc lá sợi, và Tỏi khi trở ra thì mua Bột Ngọt, vải, Radio bán lại cũng kiếm được khá, anh em đồng hương tằn tiện sinh hoạt khấm khá cũng vài tháng
* ở trong nước lúc bấy giờ mình với chú Lễ (8!-86) học ĐHBK TPHCM phải vừa đi học vừa đi dạy thêm. Cũng may lúc ấy SG đã mở cửa, nhiều tầng lớp DN tư nhân bắt đầu làm ăn phát triển, có của ăn của mà lại nghèo thời gian nên đã đầu tư cho con cái, thuê sinh viên dạy kèm, tụi mình không có vốn mua bán ( vừa khg biết mua bán nữai) nên đành phải dạp xe đi dạy, cũng đỡ kiếm thêm tiền sinh hoạt và mua sách. Lúc đó nhìn du học sinh dem ban Là Liên Xô, xe gắn máy Babeta cáu cạnh về nước với cặp mắt ngưỡng mộ lắm. Thế hệ thứ tư mình giỏi ghe bác Thanhh63 nhỉ?


Bác tamhg1 khen "rộng"ghê  Grin, gôm cả 1 thế hệ thứ 4, đúng đa phần là giỏi nhưng cũng có những kẻ "lạc lòi" tệ hết chê như tui vầy nè! hehe, thời đó vác lều là tệ lắm đó! Nhưng đói đầu gối phải bò mờ!  Wink Roll Eyes

Mà phải công nhận bác đi trái nghề ghê nha, đáng lẽ bác phải ngồi ở bộ TM chứ không phải TTTT ha vì máu TM bộc lộ tuốt từ thời Bắc Thái, tài thiệt!  Shocked
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #552 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2014, 08:57:47 am »

Có lều thì phải có xe, vì cả bộ lều nặng không dưới 50kg cộng thêm bao nhiêu phụ kiện, rồi hàng hóa, rồi cơ động từ nhà ra chợ, rồi từ chợ đi lấy hàng ở Praha hay lên Mladá Bolesláv … đòi hỏi phải có một chiếc xe làm phương tiện kinh doanh. Ngày ấy xe phổ biến ở Tiệp là nhãn hiệu xe nội địa ŠKODA được sản xuất ở TP Mladá Bolesláv, nhà máy này còn cho ra đời dòng xe “cao cấp” hơn nhãn hiệu: FAVORIT, tương tự như nhãn xe đạp nổi tiếng của Tiệp sản xuất từ nhà máy Eska… Đây là dòng xe máy trước so với máy sau của xe ŠKODA truyền thống.


Hay xe Favoit combi có tên Forman có không gian phía sau rộng hơn


Tuy nhiên 2 dòng trên là “cao cấp” khi đó và đương nhiên tôi phải loại ngay ra khỏi đầu, vì đó là giấc mơ chưa thể thành hiện thực trong thời điểm đó vì Favorit thì nhỏ, không có thùng đề hàng, xe cũ cũng có giá khoảng trên dưới 30.000 korun, còn Forman có khoang sau lớn hơn nhưng giá cũng lớn hơn: 45.000 đến 50.000 korun. Ngoài 2 dòng xe nội địa chính đó, xe nhập từ Liên Xô như xe Lada, nhập từ Đông Đức cũ như xe Traban cũng tràn ngập các auto bazar của Tiệp.

Thật ra, đã lái xe ai chả muốn xe ngon, ngày ấy tôi cũng “mê” con ŠKODA 130 đèn vuông cả trước lẫn sau như con này lắm:


Nhưng cũng phải từ bỏ vì không thể tìm đâu ra 15.000 đến 20.000 korun cho giấc mơ đó. Cuối cùng 1 chiếc ŠKODA 120L cũ là giải pháp tốt nhất!


Dạo mấy vòng các chợ xe cũ quanh Praha cùng ông anh chả mua được chiếc nào ưng ý vì phải đáp ứng quá nhiều tiêu chí: Vừa rẻ, vừa ổn định… cuối cùng ma xui quỷ đưa đường tôi lại mua luôn 1 chiếc ŠKODA 120 L cũ màu đỏ cam của một thằng Tiệp trong làng Mochov với giá 10.000 korun, một khoản “vốn” kha khá so với tôi ngày đó. Nói một cách công bằng: đây là một chiếc xe còn tốt, tuy là xe cũ nhưng từ khi tôi mua đến lúc nó nằm “xuống” như một đống sắt vụn, tôi chẳng phải sửa chữa nhiều và nó vẫn phục vụ đều đặn công việc buôn bán của chúng tôi cho đến tận ngày tôi “dứt áo” từ biệt nó về Việt Nam và không rõ số phận của nó ra sao khi sang lại toàn bộ xe cộ và hàng hóa cho ông anh trong nhóm buôn bán chung với chúng tôi. Mua xe xong, gắn thêm 1 cái ba ga trên nóc để cõng lều, tôi cũng đã có thời gian đầu chạy “lậu” rong ruổi với nó khi chưa có bằng như đã kể. Ngoài sự cố de tông vào xe ông bạn cùng KTX chiếc xe đó sau này không gây thêm “sự cố nào”.
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #553 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2014, 12:26:53 am »

  Nghe bác chủ thớt Thanhh63 kể lại thời du học thật hấp dẫn, Lễ, Tam hg1 vừa học vừa dạy lại nhớ thời đi nhặt con con của Hong c9 quá.
 Thời đó tôi có cô giáo trẻ con 1 vị ủy viên TW học đại học ở đông Đức về phụ trách môn vật lý cho bọn tôi nói lại: ở bên đó họ nói khổ nhất sinh viên nhì đến chó. Cả lớp tôi cười ồ và có người phát biểu: bọn em chỉ cần mong được bằng 1/vạn của sinh viên đông Đức, không dám tơ tưởng tới chữ chó  Grin Grin Grin .
  Chưa được xem chú ngựa của oẹt cô đa của Thanhh63 không biết đèn vuông hay tròn nhưng loại 130L trông tựa tựa con ji gu li của Xô viết nhưng tạo dáng đẹp hơn. Tuy xấu xí thô kệch nhưng dân Nga họ dùng mấy chục năm liền mà vẫn cứ cót két chạy phăm phăm Grin Grin Grin
Bác Tam hg1, và các bác E977, tôi dự định ngày 27/9 này cùng mấy anh em ở Võ nhai lên Bắc sơn nhân ngày khởi nghĩa Bắc sơn, các bác có thể đi được không, hoặc có nhắn gì không nhà em xin chuyển dùm  Wink Cheesy Grin
 Khởi nghĩa Bắc sơn, trích từ  Wikipedia
 Cuối tháng 9, khi tàn quân Pháp rút chạy qua Lạng Sơn, các dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Dao thu thập hàng trăm vũ khí bị vứt bỏ lại, tước vũ khí hoặc thuyết phục các toán tàn binh lính tập hạ vũ khí. Do có tin đồn chính quyền Pháp sụp đổ trên toàn Đông Dương, những người nổi dậy đánh phá vài đồn cảnh sát, uy hiếp các gia đình có người làm việc cho Pháp.[1] Tiếp đó, ngày 27 tháng 9, khoảng 600 quân khởi nghĩa, vũ trang bằng súng trường, mã tấu, đao, tiến về huyện Bắc Sơn và chiếm đồn binh Mõ Nhai, đốt bỏ tài liệu và ấn tín. Quan huyện Bắc Sơn và tiểu đội lính dõng đóng tại đây bỏ chạy. Tuy nhiên, chỉ 3 ngày sau, một đơn vị lính tập do sỹ quan Pháp chỉ huy chiếm lại đồn Mõ Nhai và huyện lỵ Bắc Sơn.

Cuộc khởi nghĩa diễn ra tự phát, nên khi lãnh đạo chi bộ Chu Văn Tấn được tin, ông cấp tốc liên lạc với Xứ ủy Bắc Kỳ xin chỉ thị. Xứ ủy nhanh chóng điều Trần Đăng Ninh về Bắc Sơn cùng Chu Văn Tấn thiết lập ủy ban khởi nghĩa ngày 16 tháng 10, thành lập đội du kích gồm 20 người, và tuyên bố xóa bỏ chính quyền thực dân. Lực lượng khởi nghĩa đánh phá nhà cửa của các thành phần bị coi là phản động, cướp thóc gạo, vải vóc và tiền bạc đem chia cho dân nghèo. Họ cũng xử tử các nhân vật bị buộc tội làm mật thám cho Pháp.[2]

Ngày 28 tháng 10, khoảng một ngàn người tập trung tại làng Vũ Lăng để nghe diễn văn cách mạng và chuẩn bị đánh chiếm lại đồn Mõ Nhai. Tuy nhiên một chủ đồn điền Pháp tại địa phương nghe được tin này từ trước đã cấp báo cho Pháp. Quân Pháp từ đồn Mõ Nhai dùng đường tắt băng qua đèo, tấn công vào khu mit-ting. Những người tham gia cuộc mitting bị bất ngờ, bỏ chạy toán loạn. Quân Pháp tiếp đó cho hành quyết công khai, đốt phá nhà cửa, ruộng nương, tịch thu thóc lúa và gia súc.[3] Quân Nhật không can thiệp, để Pháp rảnh tay tái lập trật tự, theo thỏa thuận ký ngày 22 tháng 9. Nghĩa quân rút chạy vào vùng Bắc Sơn (Lạng Sơn) và Võ Nhai (Thái Nguyên). Đến cuối năm 1940 thì khởi nghĩa Bắc Sơn bị coi như tan rã hoàn toàn.
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #554 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2014, 07:57:24 am »

  Nghe bác chủ thớt Thanhh63 kể lại thời du học thật hấp dẫn, Lễ, Tam hg1 vừa học vừa dạy lại nhớ thời đi nhặt con con của Hong c9 quá.
 Thời đó tôi có cô giáo trẻ con 1 vị ủy viên TW học đại học ở đông Đức về phụ trách môn vật lý cho bọn tôi nói lại: ở bên đó họ nói khổ nhất sinh viên nhì đến chó. Cả lớp tôi cười ồ và có người phát biểu: bọn em chỉ cần mong được bằng 1/vạn của sinh viên đông Đức, không dám tơ tưởng tới chữ chó  Grin Grin Grin .
  Chưa được xem chú ngựa của oẹt cô đa của Thanhh63 không biết đèn vuông hay tròn nhưng loại 130L trông tựa tựa con ji gu li của Xô viết nhưng tạo dáng đẹp hơn. Tuy xấu xí thô kệch nhưng dân Nga họ dùng mấy chục năm liền mà vẫn cứ cót két chạy phăm phăm Grin Grin Grin
Bác Tam hg1, và các bác E977, tôi dự định ngày 27/9 này cùng mấy anh em ở Võ nhai lên Bắc sơn nhân ngày khởi nghĩa Bắc sơn, các bác có thể đi được không, hoặc có nhắn gì không nhà em xin chuyển dùm  Wink Cheesy Grin
 ...

Em thì không biết sinh viên Đông Đức "khổ" như thế nào chứ hồi học ở khoa Đông Âu - Ngại học ngại nghĩ - Thanh Xuân thì đám sinh viên Đông Âu nhìn đám chuẩn bị đi đông Đức ngưỡng mộ vô cùng, chả thế mới có câu: Nhất đi Đức, nhì đi Nga, thứ 3 đi Tiệp ( may quá "số em" vẫn xếp thứ 3  Grin)

Cám ơn bác gợi nhớ 1 cái tên đã quên lãng Giguli ( Lada )! Ngày mới lái lúc nghe Giguli, lúc Lada nhưng nói nhiều Lada hơn nên quên mất tên Giguli ...

Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #555 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2014, 08:14:37 am »

Phương tiện, công cụ, hàng hóa đã có đầy đủ, bây giờ chọn địa bàn để “đánh”!. Địa bàn kinh doanh nói nôm na là khắp lãnh thổ Tiệp ( bỏ chữ Khắc do Sloven tách khỏi Tiệp đầu năm 1992 ). Cái hay của kinh doanh cơ động, không cố định là như vậy, bất cứ ở đâu có chợ, còn chỗ dựng lều là bà con người Việt đều có thể kinh doanh, bất kể nơi đâu từ nông thôn đến thành thị, từ sâu trong nội địa đến tất cả vùng biên giữa Tiệp và các nước láng giềng. Có người còn sưu tầm cả một quyển “ danh mục các hội chợ, lễ hội trên đất Tiệp” để làm cẩm nang, nhất là thời khó khăn khi bà con ta tập trung kinh doanh quá đông ở một vị trí. Xin nói thêm về chợ ở Tiệp: Khái niệm “chợ” xin được hiểu như một nơi được phép buôn bán tập trung giống như ở Việt Nam mình, nhưng do không có mô hình chợ truyền thống như ta, nên để đáp ứng nhu cầu này của cư dân, chính quyền tạm sử dụng những khu đất trống, các quảng trường, thậm chí cả các sân vận động … để “quy hoạch” thành các khu “chợ” buôn bán trong những khoảng thời gian theo quy định của chính quyền và ai buôn bán trên đất đó phải nộp “thuế chợ”!, hết thời gian quy định, các tiểu thương phải trả lại mặt bằng nguyên trạng nên không chính quyền không cho phép lắp đặt hay xây dựng những gian hàng cố định. Chợ cũng có nhiều loại như ở ta: chợ hàng ngày, chợ phiên, chợ bán lẻ, bán sỉ. Trước khi mô hình “chợ” bùng phát, chợ tồn tại chủ yếu theo dạng phiên theo thời gian quy định của chính quyền, bà con ta cứ đến phiên thì nô nức đổ về “tranh chỗ”. Tất nhiên: do “ mật ít, ruồi nhiều “ thì việc tìm mọi cách để có được một chỗ bán là không thể tránh khỏi, có những chợ phiên sáng mới “họp” nhưng bà con ta đã phải đi từ trong đêm, chấp nhận ngủ trong xe để “xí chỗ” và nhiều bi hài cũng đã sảy ra với việc đi “xí chỗ” này, tôi sẽ xin thưa sau!. Do cầu về chỗ buôn bán cố định tăng cao, chính quyền một số nơi “nới” nguồn cung, chợ hàng ngày hình thành, và từ chỗ mua vé ngày, nhiều nơi bán vé tháng, từ đó tuy phải đóng một khoản hụi chết, nhưng bà con ta cũng chấp nhận vì cũng đảm bảo có chỗ cố định để buôn bán hàng ngày, tránh những va chạm hay bất tiện khi đi “xí chỗ”.

Mô hình chợ lẻ thì rõ rồi tôi không nói nhiều vì nó gắn với hoạt động buôn bán hàng ngày chủ yếu của bà con ta, nhưng còn chợ sỉ, mô hình phát triển cũng rất mạnh từ khi hoạt động buôn bán của cộng đồng người Việt ngày càng khấm khá. Chợ sỉ khởi phát đầu tiên từ thời nào tôi cũng không rõ, nhưng chắc chắn 1 điều: Khi người Việt buôn bán “bí mật” trên đất Tiệp thì chắc chắn phải có “nguồn” cho họ! Đến thời tôi, những hotel Košík như tôi biết và còn nhiều nơi nữa trên đất Tiệp mà tôi chưa biết … cũng là những đầu mối bỏ hàng sỉ ít có, nhiều có, đáp ứng tất cả nhu cầu không chỉ bà con ta mà cả “bà con Tây” thời đó!. Cách mạng nổ ra, buôn bán được “hợp thức hóa” bằng nền kinh tế thị trường, bà con cả tây lẫn ta ( nhưng đa số là ta ) nhao ra đường, các trung tâm như Košík không thể cung ứng nổi, mặt khác nguồn gốc của tất cả những mặt hàng đó đều có xuất sứ từ bên ngoài lãnh thổ Tiệp, các chợ sỉ vùng biên có cơ hội trỗi dậy, cạnh tranh và loại bỏ nhau cuối cùng tồn tại “trung tâm sỉ” lớn nhất và có thể nói là duy nhất trên đất Tiệp: Chợ Os! Dân ta hay nói kiểu cắt ngắn tên TP nơi có chợ sỉ kiểu như vậy, nhưng tên đầy đủ của TP đó là: TP Ostrava – một trung tâm luyện kim, nơi có đại học mỏ, luyện kim và rất nhiều sinh viên Việt Nam theo học tại trường ĐH đó, năm tôi cũng cò 2 sinh viên. TP Ostrava là TP gần với biên giới Tiệp – Ba Lan, nằm phía Bắc vùng Morava – Slezsko, là TP lớn thứ 3 ở Tiệp sau Praha ( thủ đô Tiệp ) và Brno ( Thủ phủ vùng Morava và Slezsko ). Hai chợ sỉ nữa nằm ở 2 TP khác: 1: vùng Tây Tiệp: Karlový Vary – TP nghỉ dưỡng với những suối nước khoáng nổi tiếng khắm châu Âu và cũng là trung tâm điện ảnh nổi tiếng của Tiệp và châu Âu và chợ sỉ thứ 3 ở TP Teplice, thuộc tỉnh Bắc Tiệp, nơi tôi từng có 1 năm học tiếng tại đây như phần đầu tôi đã kể...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
tamhg1
Thành viên
*
Bài viết: 54


« Trả lời #556 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2014, 11:02:20 am »

Chưa được xem chú ngựa của oẹt cô đa của Thanhh63 không biết đèn vuông hay tròn nhưng loại 130L trông tựa tựa con ji gu li của Xô viết nhưng tạo dáng đẹp hơn. Tuy xấu xí thô kệch nhưng dân Nga họ dùng mấy chục năm liền mà vẫn cứ cót két chạy phăm phăm   
Bác Tam hg1, và các bác E977, tôi dự định ngày 27/9 này cùng mấy anh em ở Võ nhai lên Bắc sơn nhân ngày khởi nghĩa Bắc sơn, các bác có thể đi được không, hoặc có nhắn gì không nhà em xin chuyển dùm   
hong c9

Khời nghĩa Bắc Sơn bắt đầu từ 27.9.1940, mặc dù bị thất bại nhưng từ cuộc Khởi nghĩa đã hình thành Chi đội Cứu Quốc Quân của Thượng tướng Chu Văn Tấn, một trong những đội du kích tiền thân của Quân đội ta ngày nay. Thị trấn Bắc Sơn nằm trong thủng lủng xinh dẹp của vùng Việt Bắc, nằm trên đường 1B (Thái Nguyên- Lạng Sơn). Từ Võ Nhai lên Bác Hồng c9 sẽ gặp đèo Nậm Rù trước khi vào thị trấn, trên đỉnh đào có phù điệu và bia tưởng niệm cuộc Khởi nghĩa Bắc Sơn, qua thị trấn trước khi rời thị trấn BS các bác sẽ gặp đèo Bình Gia để vào huyen Bình Gia núi đồi trùng điệp, Hà nơi mà E977 của mình tập trận cuối nam 1980 để vào chiến dịch bình độ 400 trước tế 1981, cũng là nơi mình gặp Hà, em gái Kinh xinh đẹp,quê Thái Bình, dẽ thương nơi chốn biên thùy. Bây giời chắc Hà đã là Phụ nữ trung niên Ụ 50 rồi có cháu nội, ngoại rồi cũng nên, nhà Hà ở Thị trấn, lúc đó heo hút lắm, bây giờ chắc cũng phát triển lắm rồi.

Qua chợ Bắc Sơn một lúc (khoảng 2 km) là địa phận Xã Long Đống, nếu ghé UBND Xã Long Đống, Bác Hông sẽ gặp cô y sĩ, cũng trung niên, dang công tác Trạm Y tế xã, đó là Cô Luyến, em gái dễ thương. Hồi C16 đóng quân ở Bản Quốc, Thủy Hội, xã Long Đống, cô Luyến hãy còn rất trẻ,là Sơn nữ Tày xinh dẹp của bản. Nếu có rãnh bác ghé thăm và nhắn là a Tâm, miền Nam gởi lời thăm nhiều, nhớ điện cho mình để xác nhận bác nhé (Tâm hg1: 0913158734) nếu đi xin chúc các Bac có chuyến về nguồn vui vẽ!
Logged
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #557 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2014, 09:49:23 pm »


...Khời nghĩa Bắc Sơn bắt đầu từ 27.9.1940, mặc dù bị thất bại nhưng từ cuộc Khởi nghĩa đã hình thành Chi đội Cứu Quốc Quân của Thượng tướng Chu Văn Tấn, một trong những đội du kích tiền thân của Quân đội ta ngày nay. Thị trấn Bắc Sơn nằm trong thủng lủng xinh dẹp của vùng Việt Bắc, nằm trên đường 1B (Thái Nguyên- Lạng Sơn). Từ Võ Nhai lên Bác Hồng c9 sẽ gặp đèo Nậm Rù trước khi vào thị trấn, trên đỉnh đào có phù điệu và bia tưởng niệm cuộc Khởi nghĩa Bắc Sơn, qua thị trấn trước khi rời thị trấn BS các bác sẽ gặp đèo Bình Gia để vào huyen Bình Gia núi đồi trùng điệp, Hà nơi mà E977 của mình tập trận cuối nam 1980 để vào chiến dịch bình độ 400 trước tế 1981, cũng là nơi mình gặp Hà, em gái Kinh xinh đẹp,quê Thái Bình, dẽ thương nơi chốn biên thùy. Bây giời chắc Hà đã là Phụ nữ trung niên Ụ 50 rồi có cháu nội, ngoại rồi cũng nên, nhà Hà ở Thị trấn, lúc đó heo hút lắm, bây giờ chắc cũng phát triển lắm rồi.

Qua chợ Bắc Sơn một lúc (khoảng 2 km) là địa phận Xã Long Đống, nếu ghé UBND Xã Long Đống, Bác Hông sẽ gặp cô y sĩ, cũng trung niên, dang công tác Trạm Y tế xã, đó là Cô Luyến, em gái dễ thương. Hồi C16 đóng quân ở Bản Quốc, Thủy Hội, xã Long Đống, cô Luyến hãy còn rất trẻ,là Sơn nữ Tày xinh dẹp của bản. Nếu có rãnh bác ghé thăm và nhắn là a Tâm, miền Nam gởi lời thăm nhiều, nhớ điện cho mình để xác nhận bác nhé (Tâm hg1: 0913158734) nếu đi xin chúc các Bac có chuyến về nguồn vui vẽ!
  Nếu không có gì thay đổi tôi sẽ đi và gắng truyền tải thông tin cho các bác để khỏi "quên" những địa danh ấy, những con người ấy Grin Grin Grin
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #558 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2014, 08:33:22 am »

Như bao nhiêu người Việt khác trên đất Tiệp, tôi cũng chọn cho mình địa bàn “hoạt động”, những ngày đầu “chập chững” buôn bán, do chưa có bằng lái xe, tôi buộc phải chọn địa bàn gần làng Mochov nơi tôi tá túc: Český Brod,  để vừa buôn bán, vừa tập dượt lái xe sau những lần bị đánh trượt. Địa điểm nơi tôi hạ lều là một quảng trường rất nhỏ của làng, thú thật dân làng này chỉ nhìn là chủ yếu, buôn bán ế ẩm, hàng hóa của tôi lại toàn giá cao do đủ thứ lý do từ trả chậm đến nhận ký gửi, miễn sao cho gian hàng đừng lèo tèo, may mà thuế chợ ở đây cũng bèo như doanh thu vậy nên thú thật cho dù tiếng thật “dài”, nhưng tôi chả mấy khi sử dụng, phần vì ít khách, phần vì khách chỉ đi xem là chủ yếu … chán chả muốn “mời”! Sau khi có bằng lái xe, tôi cũng chính thức từ giã cái làng èo uột đó để bắt đầu “chen chân” buôn bán tại quảng trường TP Brandýs nad Labem và tại cái thành phố nhỏ này chúng tôi ( Đầu tiên là anh chị tôi – 2 người sống ở Mladá Bolesláv buôn bán ở đây trước sau đó đến tôi và bà xã tôi, rồi 2 gia đình tụ thành 1 nhóm 4 người… ) “bén rễ” kinh doanh từ 8.1992 đến tận đầu năm 1996. Một chút thông tin về thành phố nhỏ này, thật ra gọi Brandýs là thị trấn thì đúng hơn vì nó là một đơn vị hành chính thuộc huyện Praha – Východ ( Đông Praha ), tỉnh Trung tâm Tiệp, với tên đầy đủ là Brandýs nad Labem – Stará Bolesláv, nhưng cái phần sau chúng tôi ít gọi nên cứ quen với phần đầu của  Brandýs nad Labem. Thành phố này chỉ có chừng hơn 17 ngàn dân,  cách làng Mochov nơi chúng tôi tá túc chừng 5Km và rất thuận tiện về mặt đường xá, chỉ cần xuôi qua Čelákovice, xuôi theo tỉnh lộ 245 chừng hơn chục phút là đến, thậm chí từ Mochov qua Čelákovice cũng có xe Bus đến Brandýs cứ 15 phút 1 chuyến nên các nàng Mochov tranh thủ thời gian chưa vào ca cũng ra phụ bán hàng, đến giờ làm lại nhảy xe bus về.

Về quy mô thành phố nhỏ này nếu so với Český Brod thì lớn hơn một chút, nhưng về khía cạnh “sức mua” thì Český Brod là zero so với Brandýs, đó cũng là lý do quảng trường trung tâm tuy là khá lớn ở 1 TP nhỏ như Brandýs nhưng luôn quá nhỏ so với lượng người bán hàng đổ về các vùng lân cận, thậm chí trong bán kính đến vài chục cây số. Thật sự tôi cũng không lý giải được tại sao sức mua của dân chúng ở đây lại luôn ổn định ở mức cao khi dân số ngày đó cũng chỉ khoảng 17 ngàn người? Có lẽ cũng có 1 phần nhỏ khi quảng trường các thị trấn thường là nơi chờ xe bus và dân Brandýs cũng như dân cư quanh vùng có cơ hội thường xuyên “dạo chợ” chăng? Nói là vậy nhưng tôi cũng không chắc, nhưng tôi suy nghĩ và nghiêng về giả thuyết: cũng có thể sau khi Brandýs thành một khu chợ sầm uất của vùng thì dân Tiệp quanh vùng nghe tiếng lành đồn xa đổ về để mua sắm! tâm lý con người là vậy: thích mua sắm, thậm chí đi dạo xem hàng hóa ở những nơi đông đúc kẻ bán người mua, và hậu quả là những chợ khác trong vùng trở nên đìu hiu đến mức lèo tèo vài quầy bán mà cũng không đủ “sở hụi”!. Nhưng dù là lý do gì đi chăng nữa thì dân cư ở Brandýs vẫn là những người chịu chi, chính sức mua của họ đã góp phần tạo nên khu chợ thành công nhất nhì ở tỉnh trung tâm Tiệp. Nói thật tình, buôn bán ở đây gần 4 năm trời vậy mà tôi chưa từng “đi dạo thắm thú” thành phố này lấy 1 lần, cho dù tôi là tuýp thích đi khám phá. Có lẽ Brandýs trong tâm trí tôi ngày đó chẳng có gì khác hơn 1 nơi buôn bán, mặt khác buôn bán mệt nhoài chẳng còn thời gian để khám với phá, cho nên bây giờ đành ngắm thắng cảnh Brandýs thông qua kho hình của bác Gúc Map vậy! Thật không ngờ nơi thành phố nhỏ này cũng có 1 lâu đài tuyệt đẹp: Lâu đài Brandýs …
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #559 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2014, 10:53:56 am »

“Bác Tam hg1, và các bác E977, tôi dự định ngày 27/9 này cùng mấy anh em ở Võ nhai lên Bắc sơn nhân ngày khởi nghĩa Bắc sơn, các bác có thể đi được không, hoặc có nhắn gì không nhà em xin chuyển dùm .”  Hong …866

Cái vụ này: trở về chiến trường xưa, chắc bác Tamhg1 hưởng ứng liền quá vì theo tui được biết còn một địa chỉ nữa mà đã 3 lần trở lại bác HG1 này chưa ghé thăm.
Khoảng năm 80-81, trong chuyến công tác, một buổi tối lang thang bác HG1 chợt nghe những giai điệu lãng đãng, thiết tha của nhạc sĩ TCS. Vào những năm đó, ở vùng rừng núi sa xôi, buồn hưu hắt mà được nghe những lời ca thì :“Không gì vui,Thì hãy gắng nhớ đôi lần”:
“Nắng có hồng, bằng đôi môi em
Mưa có buồn bằng đôi mắt em
Tóc em từng sợi nhỏ
Rớt xuống đời, làm sóng lênh đênh”

Rồi:
   
Ôm cuộc sống trong tay bên đời quá rộng.
Tuổi thần tiên yêu dấu dưới mái trường kia…

   Ngạc nhiên và thích thú, bác HG1 ta vốn dĩ: “ Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”. Nên đâu thể làm ngơ, bác HG1 biết được đó là cô giáo tên T… đang dạy học ở trường cấp 2. Và cũng từ:
 “ Hương nhu xoải tóc lưng tròn
 Cái đêm hôm ấy mắt mòn men tê”
.
 
Chàng quyết đi học đàn “để đàn theo tiếng em ca”…..
Từ ngày ấy tới bi giờ, đã nhiều lần quay lại nhưng chưa có dịp để xem: qua 34 năm người ấy bây giờ ra sao?
Dù chưa thắm giấc mơ
Thời gian xóa mong chờ  
Lòng ta còn vương tơ “.


« Sửa lần cuối: 12 Tháng Chín, 2014, 02:19:18 pm gửi bởi ag1 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM