Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 01:04:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương (Phần 2)  (Đọc 286711 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #540 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2014, 02:51:03 pm »

... thấy gia đình bận bịu chăm … chó bằng sunka – một loại thức ăn cao cấp cho người ở Tiệp mà anh em tôi hay dùng thay giò lụa trong các dịp lễ tết … để mấy con chó “còi” mau mướt lông đỏ da trước khi lên tàu bay về quê mới, anh ấy hãnh diện khoe: mới lùng được chú bắc kinh còi này với giá hời, chỉ trăm đô một con mua ở Tiệp, khi trơn lông đỏ da về đến Hà Nội sẽ có giá vài ngàn đô, nghe xong phát vãi! Tôi cứ đùa: “Công ty của bác kinh doanh người Việt chiều đi, chiều về khép kín bằng chó Nhật, chó Bắc Kinh, 2 đầu đều lãi “khủng”!”…

 Sunka ... sunka. Tiếng Tiệp gọi là Sunka hả thanhh63@? Grin

 Tiếng Bulgaria thì cái thứ mà thanhh63@ tả gọi là Xalam, xalam có nhiều loại, loại to như cái phích nước 2,5 lít giá 4 leva/kg, có loại nhỏ hơn chút ít và cũng có loại to hơn, giá cả cũng hình như có khác nhau. Thêm loại xalam gà nhỏ như xúc xích Đức đang bán tại thị trường VN hiện nay thì rẻ nữa, đâu trên 2 leva/kg. Ngoài ra có loại xalam được sấy khô với chất lượng đặc biệt hơn, dân sành nhậu rất thích, mua về thái lát mỏng và dùng tay "chơi" luôn thì 8 leva/kg, cũng loại này nhưng đặc biệt nhất là loại 16 leva/kg, loại này có nhiều vị hoa hồi nên không phải ai cũng thích, nhưng đắt thì quá rõ.

 Thịt Sunka là thịt lợn nạc là cơ bản và có ít mỡ, nó được tẩm ướp rồi làm chín bằng nhiệt độ lạnh sâu, nghe nói để dưới âm mấy chục độ và trong khoảng thời gian nhất định, sau đó mang ra, miếng thịt vẫn nguyên màu hồng hồng, để cho giã băng rồi thái lát kẹp cùng bánh mỳ thì trên cả tuyệt vời. Loại này giá 8 leva/kg. Ngoài ra có món thịt hươu Bắc Cực cũng được gọi là sunka, thịt hươu dù là chỗ nạc nhất thì cũng rất ngậy mỡ khi nhai, càng nhai kỹ càng thấy mỡ, giá 32 leva/kg. Riêng loại này mình "chơi" vào là bị Tào Tháo đuổi, chắc do nó bổ quá mà cơ thể mình không chịu nổi sinh rối loạn tiêu hóa. Mình thích loại thịt mỡ heo muối do người dân tự làm hơn, miếng thịt mỡ phần được muối khoảng 6 tháng trước, sang mùa lạnh lấy ra nướng cháy cạnh trên lò sưởi rồi kẹp cùng bánh mỳ. Mùa đông "chơi" vào 3 lạng thịt mỡ muối với bánh mỳ xong rồi mà mặt vẫn "tỉnh bơ", thêm tý vino hoặc chai bia lạnh nữa thì càng dễ "trôi". Grin

 Cái thứ mà tiếng Tiệp gọi là sunka ấy thời mới qua, Cộng mình cứ bảo là: Ăn giò ngập răng, được 1 thời gian thì bắt đầu ngán đến tận cổ. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #541 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2014, 03:01:06 pm »

... thấy gia đình bận bịu chăm … chó bằng sunka – một loại thức ăn cao cấp cho người ở Tiệp mà anh em tôi hay dùng thay giò lụa trong các dịp lễ tết … để mấy con chó “còi” mau mướt lông đỏ da trước khi lên tàu bay về quê mới, anh ấy hãnh diện khoe: mới lùng được chú bắc kinh còi này với giá hời, chỉ trăm đô một con mua ở Tiệp, khi trơn lông đỏ da về đến Hà Nội sẽ có giá vài ngàn đô, nghe xong phát vãi! Tôi cứ đùa: “Công ty của bác kinh doanh người Việt chiều đi, chiều về khép kín bằng chó Nhật, chó Bắc Kinh, 2 đầu đều lãi “khủng”!”…

 Sunka ... sunka. Tiếng Tiệp gọi là Sunka hả thanhh63@? Grin

 Tiếng Bulgaria thì cái thứ mà thanhh63@ tả gọi là Xalam, xalam có nhiều loại, loại to như cái phích nước 2,5 lít giá 4 leva/kg, có loại nhỏ hơn chút ít và cũng có loại to hơn, giá cả cũng hình như có khác nhau. Thêm loại xalam gà nhỏ như xúc xích Đức đang bán tại thị trường VN hiện nay thì rẻ nữa, đâu trên 2 leva/kg. Ngoài ra có loại xalam được sấy khô với chất lượng đặc biệt hơn, dân sành nhậu rất thích, mua về thái lát mỏng và dùng tay "chơi" luôn thì 8 leva/kg, cũng loại này nhưng đặc biệt nhất là loại 16 leva/kg, loại này có nhiều vị hoa hồi nên không phải ai cũng thích, nhưng đắt thì quá rõ.

 Thịt Sunka là thịt lợn nạc là cơ bản và có ít mỡ, nó được tẩm ướp rồi làm chín bằng nhiệt độ lạnh sâu, nghe nói để dưới âm mấy chục độ và trong khoảng thời gian nhất định, sau đó mang ra, miếng thịt vẫn nguyên màu hồng hồng, để cho giã băng rồi thái lát kẹp cùng bánh mỳ thì trên cả tuyệt vời. Loại này giá 8 leva/kg. Ngoài ra có món thịt hươu Bắc Cực cũng được gọi là sunka, thịt hươu dù là chỗ nạc nhất thì cũng rất ngậy mỡ khi nhai, càng nhai kỹ càng thấy mỡ, giá 32 leva/kg. Riêng loại này mình "chơi" vào là bị Tào Tháo đuổi, chắc do nó bổ quá mà cơ thể mình không chịu nổi sinh rối loạn tiêu hóa. Mình thích loại thịt mỡ heo muối do người dân tự làm hơn, miếng thịt mỡ phần được muối khoảng 6 tháng trước, sang mùa lạnh lấy ra nướng cháy cạnh trên lò sưởi rồi kẹp cùng bánh mỳ. Mùa đông "chơi" vào 3 lạng thịt mỡ muối với bánh mỳ xong rồi mà mặt vẫn "tỉnh bơ", thêm tý vino hoặc chai bia lạnh nữa thì càng dễ "trôi". Grin

 Cái thứ mà tiếng Tiệp gọi là sunka ấy thời mới qua, Cộng mình cứ bảo là: Ăn giò ngập răng, được 1 thời gian thì bắt đầu ngán đến tận cổ. Grin

Sunka là thứ này nè bác BY  Wink


Khi mua ngoài cửa hàng họ hay đưa vào máy thái mỏng thành từng "tờ" như vậy đó! Tết đến, khi chưa có giò lụa, sau CM mới có, tụi em thường mua theo tảng, về sắt thành miếng như giò nhà mình, không biết bác vì sao ngán, chứ thứ này em táng thoải mái, chỉ "ngán" xiền thôi, vì nó mắc nhất!  Grin

Salám là loại xúc xích này, bên Tiệp cũng gọi như vậy



Ngoài ra còn có loại xúc xích ngon hơn gọi là Klobása như vầy:


Những loại này thường dùng để nướng hay luộc, ít ăn sống!  Grin
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Chín, 2014, 03:15:14 pm gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #542 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2014, 05:09:02 pm »

Một “đối thủ” cạnh tranh tiềm tàng nữa trên thị trường Tiệp là đám người Trung Quốc, tôi nói tiềm tàng vì tại thời điểm tôi tham gia “giang hồ” số lượng và sức mạnh kinh doanh của đám người Trung Quốc này lúc đó rất khiêm tốn, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn “gió” đã đổi chiều. Tôi còn nhớ, việc người Trung Quốc xuất hiện ở Tiệp lúc đó, nhưng trước đó cả vài năm, sứ quán ta đã có chỉ thị cảnh báo sinh viên các đơn vị về thông tin công dân Trung Quốc sẽ “xuất hiện” ở Tiệp, tập trung chủ yếu ở Praha và nhắc nhở cộng đồng người Việt “hết sức kiềm chế” khi tiếp xúc với họ vì lúc đó quan hệ giữa ta và Trung Quốc vẫn rất căng thẳng, nhất là sau sự kiện Trung Quốc chiếm đảo của ta ở quần đảo Trường Sa ngày 14.3.1988. Lúc đó thông tin này cũng làm chúng tôi lo lắng, nhất là nếu trong trường tôi, hay trong KTX xuất hiện sinh viên Trung Quốc, cho dù có sự căn dặn của Sứ quán, nhưng thật khó để biết trước điều gì sẽ sảy ra, nhưng thật may suốt thời gian sau đó chúng tôi chẳng chạm mặt với ông sinh viên Tàu nào cả, hình như sinh viên họ không qua Tiệp để học như chúng tôi. Tuy nhiên, đến khi tôi ra trường năm 1992, tuy không rõ tình hình trong nước ra sao vì thông tin đến với chúng tôi rất hạn chế, tôi bắt đầu tiếp xúc với thương nhân Trung Quốc trên đất Tiệp, nhưng qua tiếp xúc với họ, tất nhiên là có dè dặt, họ đều chủ động nhắc đến những trục trặc trong quan hệ giữa 2 nước nhưng luôn chốt hạ 1 câu: chính trị để cho các ông lãnh đạo, còn chúng ta: kiếm tiền là trên hết! Một điều lạ là trong quan hệ mua bán lúc đó với người Việt chúng tôi, họ luôn rất “rộng rãi”, sẵn sàng cấp hàng trước, thu tiền sau, thậm chí chào hàng đến từng chợ và sẵn sàng ký gửi bán được mới thu tiền.

Thương nhân người Trung Quốc chủ yếu nhập hàng từ Trung Quốc qua Tiệp, thời gian đầu khi gầy dựng chân rết, tiếp thị chào hàng, họ phải đi đến các chợ lớn nơi tập trung đông người Việt để chào hàng, họ áp dụng chiêu bán thật rẻ cho người Tiệp tạo sự chú ý và thu hút người mua, dân ta nóng ruột vì cứ để như vậy sẽ không bán được hàng của mình nên thường thương thuyết mua lại hàng hóa của họ kèm theo địa chỉ để liên hệ khi cần nhập hàng, tuy vậy vẫn có những người buôn bán nhỏ Trung Quốc như chúng tôi cũng ngày ngày bám chợ bán lẻ, hỏi ra mới biết họ cũng như người Việt được “cẩu qua Tiệp” bằng đúng chiêu công ty ông bạn tôi sử dụng, nhưng có điểm khác: các công ty Trung Quốc nhập hàng qua Tiệp là chủ yếu và để xây dựng mạng lưới bán lẻ, họ cũng đưa cả “công nhân” của mình qua để phục vụ kinh doanh. Các công ty Trung Quốc ban đầu chân ướt chân ráo thì cần đến chúng tôi, nhưng sau một thời gian ngắn khi họ đã bám rễ trên thị trường, hàng hóa họ nhập qua Tiệp họ chủ yếu bỏ sỉ cả container cho các công ty của Tiệp hoặc bỏ cho sỉ cho các chân rết người Tàu và chúng tôi chỉ có thể gặp được đám chân rết này mà thôi, không có cơ hội để tiếp xúc tận gốc chủ hàng cấp I cho dù ban đầu họ cũng đưa ra khá nhiều lý do như mua hàng cả lô, thanh toán tiền mặt … nhưng khi chúng tôi đáp ứng thì họ viện đủ lý do để thoái thác. Có một thực tế sau này chúng tôi mới hiểu: họ làm như vậy để hạn chế sức cạnh tranh của cộng đồng người Việt và tạo điều kiện để cho đám thương nhân đồng hương của họ cùng phát triển. Thực tế đó cũng đã chứng minh tính gắn kết trong cộng đồng người Hoa ở nước ngoài, điều mà chúng tôi chỉ từng nghe, từng biết qua phim ảnh …
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #543 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2014, 07:42:18 am »

Cộng đồng người Việt ngày đó kinh doanh những gì ? 1 câu ngắn gọn: Chủ yếu là hàng may sẵn, hàng điện tử, tất nhiên còn những chủng loại hàng tiêu dùng khác nữa nhưng chúng chỉ chiếm một tỷ trọng không đáng kể. Hàng may mặc sẵn xuất phát từ nhiều nguồn, nhưng những ngày đầu cộng đồng người Việt bán lẻ thường đổ về những “trung tâm thương mại” của các ông chủ Việt để lấy hàng. Trung tâm thương mại ngày đó chưa căng bảng như những chợ sỉ như ngày nay, mà nó hình thành trên cơ sở những “chợ sỉ bí mật” thời nước Tiệp Khắc XHCN, ngày mà công đồng lao động người Việt bên cạnh công việc trong nhà máy vẫn hình thành những “trung tâm” buôn bán những mặt hàng không chính thức trên thị trường, hay nôm na: hàng hóa kiểu “chợ đen” giống ở xứ nhà mình. Tuy không phong phú như sau CM, nhưng cũng khá đầy đủ: từ hàng điện tử xuất xứ Hongkong: đồng hồ điện tử, đài, cassette, … đến dây chuyền vàng từ Áo, Nam Tư.... đến đồ may mặc từ Việt Nam, từ Thổ … Những trung tâm này từng bị chà đi sát lại rất nhiều lần bởi cảnh sát Tiệp Khắc hay còn gọi VB, nhưng chúng vẫn “sống” lúc âm ỷ, lúc náo nhiệt … và đến khi ồn ào quá mức, lực lượng chức năng Tiệp lại rat ay cho chúng bớt … ồn ào!. Ngay cạnh khu KTX chúng tôi ngày còn sinh viên cũng có 1 trung tâm rất nổi tiếng, nói ra hầu như tất cả cộng đồng Việt đều biết tên: Hotel Košík, hay Hotel Đỏ - cách người Việt hay gọi cái “trung tâm” đó!. Sau CM những trung tâm kiểu này mọc nhan nhản như nấm sau mưa, nhưng hàng hóa nhiều, đa dạng và đông khách lui tới nhất vẫn là hotel Košík! Dù hotel này nằm rất gần khu KTX, nhưng thú thật tôi chưa một lần đặt chân vào khu vực đó cho đến tận những ngày đầu tiên khi tôi chọn con đường buôn bán. Ấn tượng lần đầu khi đặt chân đến trung tâm này là sự sầm uất, bên ngoài hotel, những xa hàng ra vào tấp nập, xe người lấy hàng, xe tải, xe van giao hàng đậu chật kín bãi đậu, bên trong hotel: hàng bày từ cửa phòng vào tận bên trong, những bao tải hàng vải chất cao tận trần nhà … Đúng là thời kinh tế thị trường, không còn cảnh giấu giếm, tất cả đều công khai, vẫn ồn ào như những lúc “hưng thịnh” nhất khi còn hoạt động “bí mật”.

Nếu lấy hàng ở Hotel Košík thì tiền tươi thóc thật, không phải vì hàng ở đây bán chạy hay giá mềm, đơn giản vì tôi là dân mới, cứ phải trả trước vài lần “làm tin” rồi kề cà sau này mới “gối đầu” hay tr3 trước % nào đấy, vốn mỏng, hàng trả tiền liền khiến tôi cũng oải! Chạy lên Mladá Bolesláv để cầu cứu bà chị dâu bạn gái tôi. Thành phố Mladá Bolesláv cũng là trung tâm hàng hóa của Xù mình do lượng người Việt làm công nhân cho nhà máy ô tô Skoda khá đông, khi nhà máy này bị bán cho Wolvagen thì công nhân mình mất việc hàng loạt, cũng may thời thế tạo điều kiện nên quân nhà mình tự “tái kiếm việc” cũng nhanh và Mladá Bolesláv trở thành trung tâm “phân phối” hàng cũng kha khá!. Bà chị tôi cũng dạng dân sinh viên tại Tiệp, từng theo học trên Liberec ngành dệt, sau khi học xong về công tác một thời gian ở ĐH Bách Khoa TPHCM một thời gian, sang thời giảm biên chế, trường tạo điều kiện cho đi làm phiên dịch theo 1 đoàn lao động qua Tiệp đề phòng kiến thức “tiếng Tiệp” rơi rụng sau này mất đất xài! Thế là chị tôi lại lộn qua Tiệp tiếp, công việc đang ổn định, đùng: Cách mạng nổ ra, tuy vẫn còn việc nhưng tình hình lộm nhộm, nay thông tin này, mai số phận khác khiến tâm lý khó ổn định, đang lo sốt vó thì KTX nơi chị ấy ở “biến thành” trung tâm bán sỉ hàng, vậy là bỏ nghiệp phiên dịch theo luôn nghiệp buôn bán! May mà có bà chị rat ay giúp đỡ: hàng cứ lấy đi bán trước trả sau nên cũng cất được mối lo hàng hóa lèo tèo khó buôn bán. Những lần lấy hàng, nhìn đống quần bò đủ mác, đủ kiểu, giá rẻ 3, 4 lần so với trước CM, tôi mới thầm cám ơn cái nền kinh tế thị trường và tiếc cho cái quần bò tôi phải mua bằng nửa tháng học bổng bây giờ giá chỉ hơn 100 korun, chao ôi, cái thời đã nghèo, còn mắc eo …!
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #544 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2014, 07:24:43 am »

Công cụ kinh doanh của chúng tôi ngày ấy ngoài nhiều thứ khác không thể thiếu 2 thứ: Lều và ô tô! Tất nhiên nói không thể thiếu với chúng tôi tại thời điểm năm 1992, chứ trước đó người Việt chả cần 2 thứ đó nhưng vẫn buôn bán ầm ầm! Và đây là “chúng”:


Còn “đôi chân kiêm đôi vai” của chúng tôi ngày ấy là chiếc ŠKODA 120 L màu đỏ cam đã qua sử dụng đèn đơn tròn, máy sau giống chiếc này:


Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #545 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2014, 08:11:30 am »

Trước hết nói về việc kinh doanh trong lều:

Về lịch sử: do chính dân bản xứ “phát minh ra”, thời bao cấp chính quyền vẫn quy hoạch một số nơi cho việc buôn bán các sản vật do dân trồng được, các đồ dùng cũ … dù ít, nhưng đó cũng là khởi điểm cho một giai đoạn phát triển ồ ạt các “chợ” kiểu như vậy trong khoảng 20 năm sau cách mạng. Ngày ấy dân Tiệp cũng dùng các lều lắp ráp ( stánek ) để cơ động cho việc buôn bán, họ đến chợ, lắp ráp lều, phủ bạt, bày hàng rồi … buôn bán, hết giờ, thu dọn trả lại mặt bằng … Những ngày đầu buôn bán, dân ta chưa đầu tư cho việc mua lều, đơn giản thời đó người buôn bán còn ít, những nơi dành cho buôn bán cũng rất hiếm, rồi những giấy tờ hợp pháp cho việc buôn bán còn thiếu khiến dân ta không thể đường đường chính chính đàng hoàng buôn bán, mà chỉ buôn bán theo chiến thuật đánh “du kích” là chủ yếu: chỉ cần 1 cái túi cột chặt trên 1 chiếc xe kéo tay, leo lên xe buýt, xuống tàu điện ngầm, đến chợ hay bất kỳ nơi đâu đông người qua lại, ngó trước ngó sau … không thấy VB ( cảnh sát ), chớp nhoáng bày ra bán, thoáng thấy VB, cuốn hàng nhanh, nhét vào túi, xách cả xe, cả túi … chạy! Có vẻ ngày ấy người Việt tại Tiệp cũng chỉ “xuất khẩu” một dạng kinh doanh vỉa hè đã từng xuất hiện từ thời bao cấp ở Việt nam sang Tiệp ? Tôi cho là vậy. Thời gian sau cách mạng, mua bán ngày càng khó khăn hơn ( khó hơn do nhiều người – cả ta lẫn tây – tham gia thị trường, chứ thu nhập vẫn tốt hơn làm trong nhà máy nhiều! ), khiến dân ta không thể kéo xe tay với một túi hàng như trong quá khứ, đơn giản: không thể cạnh tranh với những lều hàng đầy ắp của cả tây lẫn ta, và kèm theo đó là những rủi ro ngày càng cao hơn khoản lợi nhuận thu được từ kiểu đánh “ du kích” trước đó, và việc sở hữu những giấy tờ hợp pháp giúp bà con ta buôn bán dễ dàng hơn … vậy là bà con ta thi nhau “lên lều”.

Nếu trước đây lều có kích thước phổ biến 1 đến 2 m, thì nay bà con ta cũng lên những lều cơ động có thể lắp ráp lều 2 m, 3m, hay 4 m, tùy thuộc vị trí buôn bán. Lều gồm 2 phần bắt buộc: các thanh, khung modul sắt dài ngắn, dày mỏng … khác nhau, đầu các thanh sắt là những khớp nối liên kết các thanh với các khung sắt tạo hình hài bộ khung lều và để hoàn chỉnh nó ta phải phủ lên bộ khung đó một tấm bạt được may vừa khít với các số đo rộng, dài, cao của bộ khung. Những ngày đầu khung lều, bạt đơn giản rất nhiều, thậm chí có người để tiết kiệm chi phí chỉ làm mỗi bộ khung lều, nó nôm na chỉ giống 1 cái bàn để bày hàng lên trên, không có phần không gian che chắn  hoàn chỉnh phía sau cho người bán đi lại, để hàng hóa trong đó, còn bạt thì cơ động, có gì xài nấy miễn là che phủ nắng mưa, tuy nhiên thực tế kinh doanh đẻ ra nhu cầu ngày càng hoàn thiện chiếc lều của chúng tôi. Hàng loạt các đồ phụ kiện “trang trí” cho chiếc lều phát sinh, từ những cây sắt nhô ra trước mặt tiền lều dài hơn “chuẩn 40 cm” để treo thêm hàng hóa đến các thanh sắt gia cố khung lều chắc chắn hơn, rồi những thay đổi thiết kế để mở rộng diện tích bày biện hàng hóa trên mặt bàn, đến những gia cố cho bộ modul khung cứng cắp hơn giúp lều trụ vững chắc hơn. Bạt phủ cũng “nâng cấp” liên tục từ chất liệu đến thêm những thay đổi giúp người bán hàng thuận tiện hơn trong không gian cho phép và an toàn hơn cho hàng hóa và người bán trong những lúc thời tiết khắc nghiệt như mưa, gió, tuyết rơi … Nhờ nhu cầu to lớn của người Việt buôn bán cơ động mà nghành “công nghiệp” chế tạo lều phát triển “chóng mặt” cả về giá lẫn chất lượng. Những ngày đầu, một bộ lều bạt hoàn chỉnh có giá lên tới 4000 korun, sau này tăng gấp rưỡi, gấp đôi, thời gian chờ từ vài ngày sau lên cả tuần, đó là lúc cao điểm, còn khi nhu cầu có vẻ chững do ai cũng đã “sở hữu” một bộ lều bạt hoàn chỉnh thì họ nhanh chóng chuyển sang mời chào các phụ kiện hoặc nâng cấp khung bạt …
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #546 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2014, 11:10:51 am »

 Ôi! Nhân dân Việt Nam Anh hùng. Grin

 Kiểu gì cũng thích nghi, kiểu gì cũng bằng lòng và kiểu gì cũng lăn để tìm kiếm cuộc sống ở xứ người.

 Sau Đông Âu đổ vỡ, VC ta ở Bul chạy "toán loạn" khắp nơi. Trong số đó BY có thằng em chạy đi Tiệp, qua trại tỵ nạn bên Đức rồi lại chạy về Tiệp, xưa ở cùng với bọn mình nó rất ngoan và hiền lành, tất nhiên là chỉ với anh em của nó, còn lại thì to nhỏ, lớn bé khác nó "san bằng" như nhau hết, rất mải chơi và cũng thuộc loại chịu chơi. Không rõ bằng con đường nào và kiểu gì nhưng năm 1996 nó đã có khối tài sản trị giá khoảng 1 triệu Mỹ Kim, tiếng "vang" về nó bay về tận VN thời ấy, là 1 trong 3 thằng người VN chung nhau mở 1 cái chợ nào đó cho người VN kinh doanh ở Tiệp. Rồi trong 1 vụ "thanh lý" lẫn nhau nó là người thua cuộc phải bỏ chạy tháo thân sang BaLan. Lại trở về cái máng lợn và may mắn còn giữ được cái mạng. Sau khoảng 20 năm "lang thang", cuối cùng nó chọn con đường về nhà lấy vợ sống 1 cuộc sống bình thường.

 Hàng năm gặp nhau có hỏi nó về nguyên nhân và lý do. Nó bảo: Đi lên bằng "máu" đấy anh ạ, sau này không có "máu" để trả thì bỏ thôi, giữ được cái mạng là tốt rồi, suốt mười mấy năm ấy em luôn mơ được làm người lương thiện và bây giờ em đang là người lương thiện đấy thôi. Toại nguyện lắm rồi. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #547 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2014, 07:50:25 am »

Ôi! Nhân dân Việt Nam Anh hùng. Grin

 Kiểu gì cũng thích nghi, kiểu gì cũng bằng lòng và kiểu gì cũng lăn để tìm kiếm cuộc sống ở xứ người.

 Sau Đông Âu đổ vỡ, VC ta ở Bul chạy "toán loạn" khắp nơi. Trong số đó BY có thằng em chạy đi Tiệp, qua trại tỵ nạn bên Đức rồi lại chạy về Tiệp, xưa ở cùng với bọn mình nó rất ngoan và hiền lành, tất nhiên là chỉ với anh em của nó, còn lại thì to nhỏ, lớn bé khác nó "san bằng" như nhau hết, rất mải chơi và cũng thuộc loại chịu chơi. Không rõ bằng con đường nào và kiểu gì nhưng năm 1996 nó đã có khối tài sản trị giá khoảng 1 triệu Mỹ Kim, tiếng "vang" về nó bay về tận VN thời ấy, là 1 trong 3 thằng người VN chung nhau mở 1 cái chợ nào đó cho người VN kinh doanh ở Tiệp. Rồi trong 1 vụ "thanh lý" lẫn nhau nó là người thua cuộc phải bỏ chạy tháo thân sang BaLan. Lại trở về cái máng lợn và may mắn còn giữ được cái mạng. Sau khoảng 20 năm "lang thang", cuối cùng nó chọn con đường về nhà lấy vợ sống 1 cuộc sống bình thường.

 Hàng năm gặp nhau có hỏi nó về nguyên nhân và lý do. Nó bảo: Đi lên bằng "máu" đấy anh ạ, sau này không có "máu" để trả thì bỏ thôi, giữ được cái mạng là tốt rồi, suốt mười mấy năm ấy em luôn mơ được làm người lương thiện và bây giờ em đang là người lương thiện đấy thôi. Toại nguyện lắm rồi. Grin

Đành rằng chạy tán loạn, bên em cũng vậy, cứ Đức mà chạy!  Grin, nhưng những người ở lại bên bác BY có vác lều xuống đường như bên Tiệp không bác ?.

Còn các bác lên bằng "máu" thì cũng xuống nhanh lắm, bên này cũng vậy thôi, những năm sau này "bộ đội" dạt từ Đức về mỗi khi có truy quét bên ấy cũng gây khối chuyện nhức đầu, bản thân em cũng là nạn nhân ... hehe  Roll Eyes
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #548 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2014, 08:22:12 am »

Đến đây chắc cũng có người thắc mắc sao không thuê của hàng cố định ? Có nhiều lý do khiến việc kinh doanh trong các cửa hàng ế nhệ trong khoảng thời gian 20 năm sau cách mạng: Thứ nhất: dân Tiệp sau cách mạng vẫn là dân “nghèo”, sự viếng thăm các các khu thương mại cao cấp cũng chỉ dành cho một số ít dân Tiệp giàu có, còn dân thu nhập từ mức trung bình trở xuống cho dù có tò mò ngắm ngía những nơi cao sang thì cũng chỉ dừng lại ở window shopping hay mua hàng Sale up mà thôi, họ cũng quan niệm như ta trong cửa hàng là hàng tốt, cao cấp, giá cao …. Việc mua hàng hóa rẻ vẫn là nhu cầu lớn trong xã hội Tiệp lúc bấy giờ, chính vì nhu cầu đó mà hệ thống chợ phát triển như vũ bão khắp nơi trên đất Tiệp, chợ mở khắp nơi, tận dụng từ quảng trường đến sân vận động hay bấy kỳ khoảng đất trống nào có thể, những nơi không được phép mở thêm chợ thì họ nâng thời gian buôn bán từ chợ phiên lên chợ hàng ngày, từ nửa ngày lên cả ngày, sự sầm uất của các chợ hút khách mua do tính tiện lợi, hàng hóa đa dạng, giá cả rẻ, chính sự phát triển của chợ hút hết khách khiến các cửa hàng vắng tèo. Lý do nữa: giá thuê cao, ban đầu giá thuê cao, sau quá ế chủ hạ giá , nhưng có hạ mấy đi nữa cũng không thể rẻ bằng phí chợ. Lý do cuối: Thuê cửa hàng tính cơ động không cao, dân ta cứ lều, cứ xe chở hàng ngược xuôi khắp nơi, đâu cho phép là hạ lều kinh doanh ngay có thể! … Ngay như nhiều ông chủ cả Tiệp lẫn Việt từng mở những khu bán hàng trong nhà gần giống như chợ khi cũng có những kios nhỏ cho thuê khi mời dân ta vào buôn bán nhưng chỉ được một thời gian ngắn, mọi người lại nhao ra chợ. Chính vì những lý do trên cho dù kinh doanh trong lều bạt có những bất tiện như thời tiết, bảo quản hàng hóa, chỉ kinh doanh ban ngày, không thể kinh doanh buổi tối, không thể trang hoàng, trang trí cửa hàng thật bắt mắt, thật thu hút … nhưng đại đa số người buôn bán nhỏ như chúng tôi vẫn chọn loại hình này!

Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
tamhg1
Thành viên
*
Bài viết: 54


« Trả lời #549 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2014, 09:58:25 am »

"Ngay như nhiều ông chủ cả Tiệp lẫn Việt từng mở những khu bán hàng trong nhà gần giống như chợ khi cũng có những kios nhỏ cho thuê khhiệm i mời dân ta vào buôn bán nhưng chỉ được một thời gian ngắn, mọi người lại nhao ra chợ. Chính vì những lý do trên cho dù kinh doanh trong lều bạt có những bất tiện như thời tiết, bảo quản hàng hóa, chỉ kinh doanh ban ngày, không thể kinh doanh buổi tối, không thể trang hoàng, trang trí cửa hàng thật bắt mắt, thật thu hút … nhưng đại đa số người buôn bán nhỏ như chúng tôi vẫn chọn loại hình này!" Thanhh63

* Bác Thanhh63: có trãi nghiệm phong phú ở xứ người quá. Học Quản trị công nghiệp bằng quá trình vừa học vừa làm với nhiều kinh nghiệm thực tế,chắc lúc ở Bắc Thái cũng có tập tành mua bán phải không. Mình ở Lạng Sơn được về phép và đi CT Miền Nam cũng được 2 lần, lúc về mua Trà Bắc Thái, Thuốc lá sợi, và Tỏi khi trở ra thì mua Bột Ngọt, vải, Radio bán lại cũng kiếm được khá, anh em đồng hương tằn tiện sinh hoạt khấm khá cũng vài tháng
* ở trong nước lúc bấy giờ mình với chú Lễ (8!-86) học ĐHBK TPHCM phải vừa đi học vừa đi dạy thêm. Cũng may lúc ấy SG đã mở cửa, nhiều tầng lớp DN tư nhân bắt đầu làm ăn phát triển, có của ăn của mà lại nghèo thời gian nên đã đầu tư cho con cái, thuê sinh viên dạy kèm, tụi mình không có vốn mua bán ( vừa khg biết mua bán nữai) nên đành phải dạp xe đi dạy, cũng đỡ kiếm thêm tiền sinh hoạt và mua sách. Lúc đó nhìn du học sinh dem ban Là Liên Xô, xe gắn máy Babeta cáu cạnh về nước với cặp mắt ngưỡng mộ lắm. Thế hệ thứ tư mình giỏi ghe bác Thanhh63 nhỉ?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM