Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 12:28:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương (Phần 2)  (Đọc 286704 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #530 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2014, 06:59:28 pm »

 Càng đọc càng thấy "bực mình" vì tay lính QD3 này. Grin

 Nếu xét bằng chiến thuật, chiến lược của người lính áp dụng vào cuộc sống thì bảo đảm tay SQ dự bị QD3 này thuộc loại "dốt". Đừng tự ái nhé, "dốt" thì phải nhận để còn sửa chữa. Grin

 Ai đời, với 4 năm học ĐH Kinh tế tại Praha mà để chỉ sau 1 đêm bị quăng ra đường với 2 bàn tay trắng. Trước và sau khối Đông Âu đổ vỡ, biết bao nhiêu cơ hội thì không chịu nắm lấy, không lo "dọn ổ" cho mình trước khi cái vòng "hào quang" ụp lên đầu, để đến lúc ấy mới thấy "thấm thía" sự đời lắm trái ngang thì muộn quá rồi, muộn rồi. Tinh thần người lính bỏ đi đâu? Điều nghiên, trinh sát, luồn sâu, ém sát, bí mật và bất ngờ "nổ súng". Bảo đảm trăm trận thắng cả trăm nhé.

 Bên này thì chẳng mấy thằng sinh viên nào chịu "kém tắm" như vậy đâu nhé. Mỗi thằng 1 cửa và chúng nó lo "dọn ổ" sẵn từ khi mới sang, dân tiếng dài cả km và tới đâu cũng lọt nên thằng nào cũng có cửa làm ăn, sống ngay ở bên đó "phè phỡn" rồi đã đành, còn "đóng" về nhà lo đời cha, lo đời ta và lo 3 đời sau nữa nhé. Lúc Đông Âu đổ vỡ, Đại sứ quán bật "đèn xanh" chúng nó còn chạy tóe loe khắp nơi và nhiều thằng sau này cũng thuộc loại cao thủ đầu "mưng mủ" ở bên đó ấy chứ. Cộng ta nhiều thằng giỏi kinh hoàng luôn ấy chứ, nhiều trò luôn bắt đầu móc nối từ đám sinh viên nên thường thằng nào "bứt phá" thì đều vọt rất cao.

 Giận thật đấy. Để đến năm 1992 mà vẫn còn "bung biêng" thế thì ... mệt quá. Mang tiếng dân Xù ra. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #531 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2014, 07:51:20 pm »

Càng đọc càng thấy "bực mình" vì tay lính QD3 này. Grin

 Nếu xét bằng chiến thuật, chiến lược của người lính áp dụng vào cuộc sống thì bảo đảm tay SQ dự bị QD3 này thuộc loại "dốt". Đừng tự ái nhé, "dốt" thì phải nhận để còn sửa chữa. Grin

 Ai đời, với 4 năm học ĐH Kinh tế tại Praha mà để chỉ sau 1 đêm bị quăng ra đường với 2 bàn tay trắng. Trước và sau khối Đông Âu đổ vỡ, biết bao nhiêu cơ hội thì không chịu nắm lấy, không lo "dọn ổ" cho mình trước khi cái vòng "hào quang" ụp lên đầu, để đến lúc ấy mới thấy "thấm thía" sự đời lắm trái ngang thì muộn quá rồi, muộn rồi. Tinh thần người lính bỏ đi đâu? Điều nghiên, trinh sát, luồn sâu, ém sát, bí mật và bất ngờ "nổ súng". Bảo đảm trăm trận thắng cả trăm nhé.

 Bên này thì chẳng mấy thằng sinh viên nào chịu "kém tắm" như vậy đâu nhé. Mỗi thằng 1 cửa và chúng nó lo "dọn ổ" sẵn từ khi mới sang, dân tiếng dài cả km và tới đâu cũng lọt nên thằng nào cũng có cửa làm ăn, sống ngay ở bên đó "phè phỡn" rồi đã đành, còn "đóng" về nhà lo đời cha, lo đời ta và lo 3 đời sau nữa nhé. Lúc Đông Âu đổ vỡ, Đại sứ quán bật "đèn xanh" chúng nó còn chạy tóe loe khắp nơi và nhiều thằng sau này cũng thuộc loại cao thủ đầu "mưng mủ" ở bên đó ấy chứ. Cộng ta nhiều thằng giỏi kinh hoàng luôn ấy chứ, nhiều trò luôn bắt đầu móc nối từ đám sinh viên nên thường thằng nào "bứt phá" thì đều vọt rất cao.

 Giận thật đấy. Để đến năm 1992 mà vẫn còn "bung biêng" thế thì ... mệt quá. Mang tiếng dân Xù ra. Grin

Hehe, bác "giận"lắm ư?  Grin... Thú thật em cũng muốn có ai "ô" to đùng che trên đầu bác khi ở Bun  Wink, có cái ô đấy không cần làm cũng có khối thứ "ùn ùn" vào túi mình bác nhể, chắc thời bên ấy túi bác phải đến n - gang ấy chứ  Grin. Còn thằng em, lính bảo rồi: chậm, chắc, an toàn giữ lấy cái gáo hehe nên thằng em việc nào xong việc áy, gấp gáp mà không ô... toi bác ạ!  Grin. Âu cũng là một góc khác của cuộc sống trời Âu của anh em mình, giúp cho bức tranh thêm phần hoàn chỉnh! Ai có máu "giận" như bác khi đọc chia sẻ của em thì cũng được hả ... bác nhể! Thanks Bác BY nha! Sang phần mưu sinh rồi, chẳng còn phải đến trường nữa, chia sẻ trời Bun nha bác Hehe!  Grin Roll Eyes Shocked
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #532 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2014, 08:19:08 pm »

Càng đọc càng thấy "bực mình" vì tay lính QD3 này. Grin

 Nếu xét bằng chiến thuật, chiến lược của người lính áp dụng vào cuộc sống thì bảo đảm tay SQ dự bị QD3 này thuộc loại "dốt". Đừng tự ái nhé, "dốt" thì phải nhận để còn sửa chữa. Grin
...

Có thể chưa hẳn vậy đâu bác BY ơi! (Bác đừng bẩu bọn QD3 chúng nó bênh nhau nhá Grin)

Tôi đồ rằng bác thanh63 bước đầu lực mỏng, nên sử dụng chiến thuật đánh chắc , thắng chắc để…Đảm bảo thắng lợi cuối cùng. Chứ thời gian sau, chiến thuật phong phú, cũng đánh điểm diệt viện bao vây...tuốt. “Bứt phá” như thường. Grin

Hơn nữa, lúc này hẳn bác í còn bận đầu tư thời gian cho…hoa. Phải nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nên chưa thể 2 tay 2 súng xông pha như…bác BY được: Vừa đánh vừa đàm (thoại) Grin.

Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Cutichiuchoi
Thành viên
*
Bài viết: 251


« Trả lời #533 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2014, 08:16:42 am »

Nghe bác BY 1960 nói xong, em lại thấy cái này trên FB gởi qua đây anh em ngắm chơi nha
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #534 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2014, 08:13:46 am »

Thú thật khi được biết tôi sẽ theo học ngành kinh tế quản lý xí nghiệp công nghiệp tại Tiệp vào năm 1986, tôi thật không ngờ sau khi tốt nghiệp và đến tận sau này tôi chẳng chuyên về quản lý xí nghiệp công nghiệp một giây, một khắc nào! Cũng có lẽ vì thực tế đó nên khi thời thế xô đẩy tôi đi theo con đường thương mại kinh doanh, buôn bán tôi không khỏi thất vọng và buồn, nhưng biết làm sao khi có quá nhiều lý do khiến đa số - nếu không muốn nói là tất cả - cộng đồng người Việt tại Tiệp đi theo hướng đó. Lý do lớn nhất: Thu nhập! Thu nhập từ kinh doanh buôn bán cao hơn hẳn đồng lương lãnh từ các nhà máy. Ngày ấy ai trong cộng đồng người Việt làm công nhân với mức lương trên 5000 korun / tháng là mức lương cao, để có mức lương này hoặc họ là công nhân tay nghề cao trong các xí nghiệp công nghiệp nặng hay họ phải tăng ca, thêm giờ, mức lương trung bình của công nhân Việt thường từ 2000 – 3000 korun, thậm chí có người chỉ lãnh dưới 2000. Trong khi đó, theo những người “tham gia thị trường buôn bán”: mức thu nhập của họ ít nhất cũng trên 5000 korun, những người có vốn liếng tốt để khỏi cần lệ thuộc vào nguồn hàng “giá cao” bán trước trả sau thường thấy ở người người thiếu vốn phải chấp nhận thì mức thu nhập còn tốt hơn nhiều, mức 10.000 korun/ tháng không còn là “giấc mơ” của người Việt bình thường. Phải công nhận, trong khoảng thời gian đầu đầy rẫy những nhộm nhoạm của nền kinh tế thị trường trên đất Tiệp, buôn bán quả là thiên đường, những ngày ấy chẳng cần biết buôn bán thứ gì, nhưng cứ bán là có lời và buôn bán chạy kinh khủng trong khi mức đầu tư ban đầu còn khá dễ thở! Xin phép “mổ xẻ” sâu hơn lý do sự buôn bán quá xuôn xẻ trong thời gian sau khi kinh tế Tiệp chuyển sang kinh tế thị trường.

Cũng như những gì đã sảy ra ở Việt Nam trước và sau công cuộc Đổi mới năm 1986, kinh tế Tiệp tuy không khủng hoảng nguồn Cung đến mức phải áp chế độ tem phiếu như ở ta thời bao cấp do năng lực sản xuất của Tiệp khá cao, thuộc top đầu trong cộng đồng các nước XHCN Đông Âu, tình trạng buôn bán chợ đen hầu như không có, có chăng là các chợ nông sản theo kiểu bán những gì trồng được hoặc những lều bán đồ cũ nay không xài...ở một vài nơi ít ỏi được chính quyền quy hoạch cho làm chợ trong thành phố. Chính tác phong công nghiệp, sản phẩm làm ra nhiều nhưng không đa dạng về mẫu mã sản phẩm, chất lượng, giá cả như trong kinh tế thị trường, đây chính là mảnh đất màu mỡ khi người Việt vốn quá quen thuộc với buôn bán nhỏ, với hàng hóa phong phú, đa dạng, giá rẻ tất nhiên đi kèm với chất lượng thấp. Nhưng có hề gì, vì khi còn XHCN dân Tiệp đâu có giàu nhưng họ vẫn phải mua những mặt hàng tiêu dùng giá cố định một cách nhàm chán, nay tự nhiên họ được tha hồ lựa chọn, được mua những mặt hàng rẻ hơn rất nhiều cho dù chất lượng không cao, họ không những không thấy bực với chất lượng của sản phẩm mà còn hào hứng khi phát biểu: nó có hỏng thì mới mua cái mới, không lẽ xài đồ cũ hoài! Thêm nữa, một điều mà tôi cho rằng cũng chính vì một xã hội toàn là cửa hàng, cửa hiệu, siêu thị … nhưng thiếu kiểu buôn bán theo mô hình chợ truyền thống như ở sứ ta cũng kéo dân Tây háo hức đến với mô hình buôn bán của người Việt. Sức Cầu lớn là vậy, còn nguồn cung ra sao? Phải nói một cách công bằng: người châu Á trong đó có người Việt, giỏi buôn bán nhỏ hơn người châu Âu, có lẽ do đặc tính nổi bật của các nền kinh tế châu Á mang đậm tính thương mại tiểu chủ ( buôn bán nhỏ ) hơn kinh tế châu Âu, nhất là các nước khối XHCN Đông Âu với nền kinh tế bao cấp ? Người Việt khởi động buôn bán ngay khi họ đặt chân lên Đông Âu, ngay tại cái thường buôn bán còn bị coi là bất hợp pháp, chí ít thì vài cái áo phông, vài cái quần bò, còn các ông chủ trong các “khu người Việt” thì đồng hồ điện tử, dây chuyền “vàng tây”… Và khi tất cả đều đã hợp pháp, việc công đồng Việt bung ra mạnh mẽ âu cũng là chuyện thường tình.
...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #535 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2014, 01:29:44 pm »

 Đùa trêu tay thanhh63@ thôi các bác ạ. Grin

 Mỗi người mỗi cách trong cuộc sống nơi xứ người các bác ạ. Điều quan trọng là mục tiêu phấn đấu của mỗi người có đạt được hay không. Đó là cách và con đường mà thanhh63@ đặt ra hàng đầu, phấn đấu cho bằng được, còn lại tất cả đều chỉ là thứ yếu thì phương pháp này không phải là không có sự thành công. Đó cũng là 1 cách và nhiều người cũng "nhảy vọt" từ phương pháp này.

 Ở Bul cũng có 1 chị, chị này hơn tuổi tôi lúc đó. Chị ta nguyên là dân Hợp tác lao động, chị ta rất say mê học, chắc do ngày trước không có điều kiện học hành tới nơi tới chốn, khi sang đó chị ấy đăng ký theo học Đại Học, suốt thời gian ấy luôn phải phấn đấu rất vất vả, vừa học vừa làm. Hết đại học, chị ấy đăng ký tiếp để học Cao học khiến ai cũng cảm thấy khâm phục tinh thần học hỏi. Chỉ có điều chị ấy rất nghèo, chỉ lo kiếm tiền đủ để đi học, suốt gần 10 năm ở bên đó mà chưa từng dù chỉ 1 lần bước chân lên xe tacxi, rất hiếm khi thấy mặc cái quần cái áo mới và cả chưa từng biết thế nào là miếng ngon miếng lành. Từng có lần ngất xỉu khi tranh thủ đi làm lao công, dọn dẹp vì đói quá và suy dinh dưỡng nặng, chuyện hoàn toàn thật chứ không đùa một tý nào vì ở bên đó mà đói tới ngất xỉu thì đúng là chuyện lạ đó đây.

 Sau này, khi Đông Âu đổ vỡ, Việt Cộng ta chạy nháo nhào nên tôi không biết thêm gì về chị đó nữa. Cách đây khoảng hơn 10 năm có gặp lại chị ấy trên đường phố HN, vẫn thấy đi xe đạp cọc cạch, thế có khổ không chứ. Nhưng tôi biết chị ta được cái mà chúng tôi không có. Chỉ có điều, hình như chị ấy không áp dụng được cái đã học được vào cuộc sống của mình. Số còn lại, phần lớn, đại đa số thì thực dụng hơn, tranh thủ vừa học vừa làm và các Cụ nhà ta từng dạy rồi: Phi thương thì bất phú. Thị trường thì rất "phong phú" vì Nga thì "Lợn" mà Bul thì "Hợi" còn Czeck là gì thì không rõ dưới mắt VC ta? Ở họ trong tư duy khi đó "không có" từ buôn bán, còn dân ta thì lại rất dành về chuyên môn này. Grin

 Con đường để trở thành "địa chủ" ở cấp Phum khi đó cũng gian nan lắm đấy thanhh63@ ơi. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #536 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2014, 07:44:20 am »

Vâng cho dù con đường có trải đầy hoa hồng thì vẫn còn đó gai hoa hồng khiến ta vẫn phải "cảnh giác" mà bác BY nhỉ  Grin
...
Lý do nữa khiến người Việt lao ra “chợ”: người Việt dù là bất kỳ ai, lao động, học nghề, hay sinh viên tốt nghiệp như tôi nếu khi kết thúc công việc hợp pháp trên đất Tiệp ( làm việc, học hành ) có nhu cầu ở lại đều được sứ quán ta hỗ trợ. Tuy nhiên, để hợp pháp ở lại được trên đất Tiệp dân ta cần có một công việc ổn định và trên cơ sở đó cơ quan chính quyền Tiệp sẽ cấp giấy chứng nhận cư trú. Nhưng trong cái thời không dễ kiếm một công việc trong nhà máy thì việc buôn bán “núp bóng” các công ty Việt cũng giúp dân ta có được thẻ xanh cư trú dài hạn, rồi sau đó, như tôi đã nói, họ có thể đăng ký để nhận một giấy phép kinh doanh (Živnostenský list ) và trở thành một Podnilatel – người kinh doanh cá thể - và chỉ cần có 2 loại giấy đó họ có thể ở lại và sinh sống ổn định, hợp pháp trên đất Tiệp. Chính vì thời khắc “vàng” trong buôn bán trên đất Tiệp nên lượng người dồn về các chợ ngày càng đông, đầu tiên người Tiệp rất thưa thớt, có lẽ họ vẫn chưa quen với kiểu buôn bán: mua đi bán lại như người Việt, vả lại họ nhìn đội quân buôn bán ngày càng đông đảo với thiên la địa võng hàng hàng hóa hóa nên họ cũng sợ không biết có cạnh tranh nổi với người Việt không ? Nhưng rồi buôn bán cùng người Việt, lấy hàng cũng từ người Việt, họ nhanh chóng nắm thóp từ nguồn hàng, cách buôn bán, cách mời chào … mà họ vốn dĩ là dân bản địa mà, tiếng là của họ nên rõ ràng lợi thế là có so với người Việt, nhưng do họ không có máu buôn bán, các mánh lới tuy học được khá nhiều từ người Việt nhưng do dân Việt ý thức được mối “cạnh tranh” ngày càng lớn đến từ dân Tiệp nên họ cũng dấu nghề hay liên tục tung chiêu mới, mặt khác dân Tiệp ỷ mình là bản xứ có khả năng thuyết phục đồng hương nên thường niêm yết giá cao hơn, lời nhiều hơn, chiêu này chỉ được lúc ban đầu, về sau đồng hương họ “sáng” hơn khi biết rằng: chả có khác biệt gì giữa hàng do người Tiệp bán với hàng mua ở lều dân Việt nên về buôn bán dân Tiệp vẫn cứ phải “theo sau” dân Việt!.

Trong bản thân công đồng người Việt trên đất Tiệp đổ ra chợ cũng tăng lên chóng mặt, lúc đó tôi cũng ngạc nhiên vì có cảm giác rằng dân ta trên đất Tiệp ngày càng đông, sau này khi chơi với một ông “cẩu người” từ Việt Nam qua Tiệp tôi mới biết: Vì sao cộng đồng người Việt ngày càng “hùng mạnh” đến là vậy. Nói rõ hơn một chút về chuyện này: số là đầu tiên tôi được một ông chủ mà tôi tình cờ quen biết khi sống ở Mochov, sau vài lần trò chuyện biết tôi dân tiếng “dài” rủ tôi tham gia công việc kinh doanh trong công ty của anh ấy. Anh ấy mở công ty và đưa cả cha mẹ, vợ con, anh em… sang Tiệp tham gia vào công ty ấy. Đi với anh ta vài lần lên vùng biên giới phía Tây tiếp giáp với Đức, tôi dần dà hiểu được công việc “kinh doanh” của công ty, một hình thức lập công ty để hợp thức hóa người từ Việt Nam sang Tiệp, nếu muốn ở lại Tiệp công ty anh ấy sẽ lo theo đúng con đường mà tôi đã thưa, sau khi có giấy tờ riêng thì tự thân kinh doanh độc lập, những ai không muốn ở Tiệp muốn vượt qua Đức, công ty anh ấy tiếp tục đưa người giao cho các đầu mối trên các vùng giáp biên với Đức để họ tổ chức móc nối đưa người qua các trại tỵ nạn bên Đức. Nhìn công việc đậm màu sắc mafia tôi không đủ can đảm để đu theo đành đi riêng con đường mình đã chọn, tuy vậy mối quan hệ giữa tôi và ông chủ này khá tốt và mối quan hệ này cũng giúp tôi dễ dàng nói chuyện với dân “mặt rô” vốn nổi lên như nấm sau mưa trên đất Tiệp. Nhớ đến ông chủ này còn một chi tiết khá lý thú: nhà anh ta cũng là một “trại” chó Nhật, chó Bắc Kinh săn lùng ở Tiệp để đánh về Việt Nam, nghe đâu thời ấy món chó kiểng cũng cả một gia tài ở nhà mình, nhất là ở Hà Nội và các tỉnh phía bắc Việt Nam, mỗi lần ghé thăm, thấy gia đình bận bịu chăm … chó bằng sunka – một loại thức ăn cao cấp cho người ở Tiệp mà anh em tôi hay dùng thay giò lụa trong các dịp lễ tết … để mấy con chó “còi” mau mướt lông đỏ da trước khi lên tàu bay về quê mới, anh ấy hãnh diện khoe: mới lùng được chú bắc kinh còi này với giá hời, chỉ trăm đô một con mua ở Tiệp, khi trơn lông đỏ da về đến Hà Nội sẽ có giá vài ngàn đô, nghe xong phát vãi! Tôi cứ đùa: “Công ty của bác kinh doanh người Việt chiều đi, chiều về khép kín bằng chó Nhật, chó Bắc Kinh, 2 đầu đều lãi “khủng”!”…
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #537 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2014, 08:25:16 pm »

Thời bác thanhh63 nói đúng là như vậy. Về đến Việt Nam hết sun-ca sun-cò thì chó được xơi phở tái có đập dăm quả trứng. Cả nhà chăm chó vì chó nuôi người. Sau này hết thời thì chó Nhật ra phục vụ Liên hiệp các xí nghiệp Thịt Cầy Nhật-Tân. Tôi cho đó cũng là một cuộc "cách mạng chó...má" của dân ta.
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #538 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2014, 12:58:24 pm »

Thời bác thanhh63 nói đúng là như vậy. Về đến Việt Nam hết sun-ca sun-cò thì chó được xơi phở tái có đập dăm quả trứng. Cả nhà chăm chó vì chó nuôi người. Sau này hết thời thì chó Nhật ra phục vụ Liên hiệp các xí nghiệp Thịt Cầy Nhật-Tân. Tôi cho đó cũng là một cuộc "cách mạng chó...má" của dân ta.

Vâng thưa bác qtdc, ngày đó em không tin, nhưng sau này "cuộc CM ... này" còn lởn vởn cả trong phim ảnh nhà mình nên em tin xái cổ, mà thưa bác hình như cuộc CM này chỉ ở phía Bắc phải không bác? Chứ trong Nam em hỏi chả ai biết!  Shocked
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #539 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2014, 01:04:55 pm »

Đúng đấy bác thanhh63, chỉ thịnh ở ngoài bắc thôi. Trong nam là cách mạng trê phi. Rồi các loại vòng bi thuốc trụ sinh. Đấy là thời nhà nhà đi buôn ngành ngành đi buôn. Bây giờ thì chó được giả làm hổ. Nhưng mà là bẹc-giê. Cao hổ cốt nhưng chủ yếu xương con bẹc, từ Việt sang Lào rồi sang Thái rồi xuất về Việt thành cao hổ Phi Châu.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM