Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:23:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương (Phần 2)  (Đọc 286721 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #500 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2014, 08:19:45 am »

Trên danh nghĩa, sau kỳ thi tốt nghiệp tôi đã được công nhân có trình độ đại học và được “gắn” trước cái tên của mình một danh xưng: Kỹ Sư Kinh tế (Inženýr) và bây giờ người ta sẽ không gọi tên tôi nữa mà gọi cái danh xưng ấy, và cũng chẳng phải đợi lâu sau khi thi, trở về KTX, biết tôi vừa thi tốt nghiệp, bà thường trực chặn lại hỏi ngay kết quả, sau khi nghe kết quả của tôi xong bà ấy đổi giọng liền Pane Inženýre! ( Thưa ngài kỹ sư ), nghe mà sướng âm ỉ… Niềm vui này chắc các bác cũng đoán tôi muốn chia sẻ với ai nhất, nhanh chóng thu dọn những thứ cần thiết, tôi biến luôn xuống Mochov để chia vui cùng mọi người… Có thể nói, kỳ thi quốc gia lần này cũng “đóng lại” sự học của tôi kể từ khi giã từ vũ khí năm 1983, tôi đã mất gần 9 năm từ tháng 9.1983 cho đến tháng 6.1992 cho cả quãng đường đó: 2 năm học bổ túc cho hết bậc phổ thông trung học khi tôi tạm gác để tình nguyện vào lính sau lệnh tổng động viên chống giặc bành trướng TQ năm 1979 và 7 năm để lấy tấm bằng đại học, giật mình vì thời gian ấy bằng đúng với thời gian của một sinh viên ngành y và khi kết thúc kỳ thi quốc gia để tốt nghiệp đại học, tôi đã qua cái tuổi 29, chuẩn bị bước vào hàng ba, giật mình!. Có lẽ chính vì vậy và nhiều lý do khác nữa khiến cái sự học của tôi cũng phải đóng lại, còn đóng tạm thời hay vĩnh viễn ? âu cứ để dòng đời xô đẩy vậy. Đúng lẽ như các năm trước, khoảng thời gian ngắn ngủi sau kỳ thi tốt nghiệp cho đến khi nhận bằng và chờ ngày lên đường về nước sinh viên sẽ dành cho việc gói ghém sách vở, đồ đạc “phát sinh” trong quá trình học tập, nhiều thì đóng vào thùng gỗ theo đúng kiểu đóng thùng của giới lao động và học nghề và gởi về theo đường biển, còn nếu ít thì gói ghém trong mấy cái thùng giấy carton gởi về trước theo đường hàng không. Sau đó vi vu thăm thú chia tay chia chân bạn bè, cố gắng “du lịch” cho thật nhiều những thắng cảnh bản xứ mà trong quãng ngày học tập chưa có điều kiện đặt chân đến … Vậy là xong, kết thúc quãng đời của một lưu học sinh du học đại học tại các nước Đông Âu thời đó.

Nhưng đến thời tôi, thời thế thay đổi, được sự khích lệ của các bác Sứ: Đừng “mang” thêm khó khăn về quê hương! Tôi không còn phải ôm nỗi lo lắng: Có gì không để mang về ngoài tấm bằng tốt nghiệp?, một câu hỏi của một cậu em sang cùng đoàn với tôi, học bên trường bách khoa CVUT từng hỏi tôi! Trước đây, cũng có những sinh viên khi ra trường cũng liên hệ tìm được việc hợp pháp để ở lại làm việc, nhưng Sứ quán chỉ “tạo điều kiện” cho những sinh viên xin được ở lại trường làm “trợ giảng”, một công việc liên quan đến nghành nghề mà sinh viên đã theo học và bằng công việc này giúp sinh viên có cơ hội nghiên cứu sâu hơn thông qua công việc trợ giảng, giúp đỡ thầy giảng viên chính của mình. Ấy vậy mà chữ “tạo điều kiện” phải được nhốt trong ngoặc vì lý do không phải ai khi xin được 1 chân trợ giảng cũng được cho ở lại và mỗi lần kéo dài hộ chiếu cũng chỉ được 6 tháng, hết thời hạn lại phải lên Praha “thăm” các bác, các chú Sứ!. Hú họa lắm, “tài tình lắm” mới có những trường hợp như cô O. một sinh viên ra trường kiếm được 1 công việc đội trưởng kiêm phiên dịch được các bác các chú Sứ chấp nhận dù có công văn chấp nhận của nhà máy, xí nghiệp Tiệp nào đó. Vì tính hấp dẫn của công việc này như lương cao, ổn định, nhàn nhã… nên công việc này được cho là miếng thơm, miếng màu mỡ … nên mỗi khi có khuyết chỗ phiên dịch, đội trưởng đoàn lao động hay học nghề nào đó thì hầu như chắc chắn cơ hội thường rơi ngay vào người thân, người quen … của những người đang “sở hữu” những đường dây vô hình nhưng chằng chịt trên khắp đất Tiệp chứ hiếm khi lọt sàng “”rơi vãi” ra ngoài để đến được với những người có năng lực … đang chờ việc!
...
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Tám, 2014, 12:34:44 pm gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #501 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2014, 07:32:27 am »

Và tôi cũng vậy, hết học rồi, không phải về nước ngay sau khi tốt nghiệp nữa, các bác Sứ cũng đã “mở cửa” thênh thang, vô cùng thoáng rồi … bắt đầu xác định tương laic ho những năm tháng sau khi tốt nghiệp thôi! Thú thật, đầu tiên tôi cũng có ý nhắm đến vị trí phiên dịch kiêm đội trưởng ở đoàn Mochov cho dù vẫn biết rằng làm việc trong các nhà máy có công nhân Việt Nam mình cũng chỉ là giải pháp tạm bợ, tình thế, mặt khác trong xu thế cắt giảm lao động nước ngoài thì khả năng tăng thêm nhân sự lao động nước ngoài là khá khó khả thi. Tuy vậy tôi cũng vẫn thử vận với ý nghĩ được lúc nào hay lúc đó. Và những lo lắng ban đầu cũng thành hiện thực, tuy rất cần chức danh đang khuyết, nhưng do nhà máy đang trong quá trình tư nhân hóa, ngay cả số phận của số công nhân Việt đang làm cho nhà máy còn chưa rõ ràng, nhà máy không thể quyết việc tăng nhân sự vào thời điểm tôi đặt vấn đề. Tuy vậy, cũng rất lịch sự, họ vẫn nhận hồ sơ của tôi và hứa ưu tiên cho tôi nếu chủ mới của nhà máy chấp nhận thuê 1 phiên dịch kiêm đội trưởng. Vậy là đã rõ, tuy họ từ chối, nhưng không muốn làm tôi phật lòng vì họ vẫn cần đến tôi cho những lần cần phiên dịch và tôi vẫn “giúp” họ như trước khi tốt nghiệp: không công nên họ cũng rất lịch sự cấp riêng cho tôi một phòng và cho phép tôi tá túc trong KTX đoàn Mochov miễn phí trong suốt thời gian đoàn Mochov còn “tồn tại” khi tôi sẽ phải trả phòng ở KTX Otava sau lễ nhận bằng. “Cánh cửa” cho cơ hội tìm việc trong các nhà máy chính thức đóng lại, tôi hiểu như vậy, nhưng như ông bà ta hay nói: cánh cửa này đóng lại, khắc sẽ có cánh cửa khác sẽ mở ra! Và có cánh cửa mới cho chúng tôi đang mở ra thật!

Sau cách mạng, cùng với quá trình tư nhân hóa diễn ra mạnh mẽ, nền kinh tế Tiệp chứng kiến sự phát triển bùng nổ của mô hình kinh doanh cá thể (Soukromý podnikatel ) giống như dạng doanh nghiệp tư nhân hiện nay ở ta vậy. Trước đây mô hình này chỉ tồn tại ở dạng cá thể bán những sản vật tự nuôi trồng trong nông nghiệp ở những khu chợ được quy hoạch. Các doanh nghiệp tư nhân này mọc lên nhan nhản, tất nhiên quy mô của nó không bằng được các xí nghiệp hay công ty tư nhân, thường thì doanh nghiệp kiểu này không có phòng ban, áp dụng mô hình kế toán đơn giản để khai báo doanh thu, nhân sự thậm chí chỉ có 1 người. Tuy nhiên, những năm đầu sau cách mạng, có thể do không hiểu biết luật kinh doanh ở Tiệp nên chỉ có dân bản địa Séc thành lập cả công ty lẫn các doanh nghiệp tư nhân còn người Việt khi bắt đầu kinh doanh trên đất Tiệp thường thành lập công ty tư nhân hay công ty cổ phần. Sau năm 1992, các công ty của người Việt được thành lập trên đất séc, 100% các công ty này chỉ hoạt động thương mai, không sản xuất, người Việt nhập hàng hóa từ khắp nơi kể cả từ Việt Nam để buôn bán trên đất Tiệp. Để tiêu thụ hàng hóa, ngoài việc bỏ sỉ cho các công ty của Tiệp, các ông chủ công ty Việt rất cần một mạng lưới tiêu thụ hàng hóa cho họ ở khắp nơi trên đất Tiệp, và như một cứu cánh, lực lượng người lao động Việt Nam vừa mất việc ở các nhà máy được thu hút vào mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của các công ty Việt Nam này. Những người lao động này trên danh nghĩa là người của các công ty Việt, được cấp các bản photo giấp phép kinh doanh của công ty, các hóa đơn hàng hóa để kinh doanh các hàng hóa của các công ty Việt nhập về. Danh nghĩa là người của công ty, nhưng để có cái danh nghĩa đó các công nhân Việt vừa mất việc phải mua bộ “giấy tờ” đó với giá khoảng 10.000 Korun ( khoảng 300 USD ), ngoài ra họ phải mua hàng hóa từ công ty với giá sỉ để bán lại cho người Tiệp ở các khu chợ… Bằng cách này, một “cơ hội” cho các công nhân Việt Nam vừa mất việc trong các nhà máy của Tiệp, nhờ có công việc này họ có điều kiện tiếp tục ở lại Tiệp mà không phải về nước khi bị kết thúc hợp đồng.
...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #502 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2014, 02:51:06 pm »

     Kiếm được công việc rồi, người Việt sẽ còn phải lo thủ tục xin phép đươc ở lại lâu dài trên đất Tiệp. Trước đây khi mới sang Tiệp cánh sinh viên được giữ hộ chiếu còn cánh lao động và học nghề thì hộ chiếu bị thu hồi và người lao động được cấp giấy giống như thẻ công nhân do nhà máy cấp, sau này cũng có những rich rắc nên hình như người lao động Việt Nam cũng được nhận lại hộ chiếu của mình. Trong quyển hộ chiếu, căn cứ vào thời hạn của hộ chiếu, vào hợp đồng lao động, hay thời hạn học tập, cảnh sát Tiệp sẽ đóng dấu vào hộ chiếu kèm theo thời hạn được phép ở lại trên đất Tiệp có ghi rõ mục đích lưu trú: học tập hay công nhân … và khi kết thúc “lý do” ban đầu, nếu không có lý do lưu trú tiếp theo công với sự cho phép của sứ quán Việt Nam thì đương nhiên cơ quan lưu trú Tiệp sẽ không gia hạn tiếp và đồng nghĩa kết thúc lưu trú, lên đường về nước. Về phía sứ quán Việt Nam thì dễ rồi, các bác, các chú còn động viên ở lại, không nên “nhập khẩu” thêm khó khăn về Việt Nam nên sẵn sàng gia hạn hộ chiếu với thời hạn 3 năm một lần gia hạn, còn lại là việc người Việt phải tìm được việc làm để cảnh sát gia hạn thời gian cư trú. Để có được “xác nhận” có việc làm, đương nhiên dân ta lại phải trả tiền để “mua”, dễ nhất là trả cho các ông chủ công ty Việt, hình như cũng khoảng 10.000 Korun nữa để có được 1 bản hợp đồng lao động và sau khi gia hạn xong hợp đồng lao động đó lập tức bị hủy, nhưng có hề gì thời nhộm nhoạm chỉ cần hộ chiếu có gia hạn của cảnh sát Tiệp cộng với 1 bộ giấy tờ “kinh doanh” photo không cần công chứng là người Việt có thể tung hoành khắp Tiệp. Như vậy chi phí tối thiểu để lo cho khoản giấy tờ cũng khoảng 20.000 korun, tương đương gần 700 USD, và như vậy cũng chưa đủ, để có hàng hóa mà buôn mà bán, họ cần tối thiểu lưng vốn cỡ 10.000 korun nữa, tổng cộng đầu tư ban đầu khoảng 30.000 korun tương đương 1.000 USD tại thời điểm đó.

    Một hình ảnh về người Việt sau cách mạng mà ban đầu tôi rất dị ứng và phải sau một thời gian tôi mới thích nghi được: dân ta cứ người đi trước, xe khéo tay đi sau, trên đó là 1 túi hàng to và dân ta sẵn sàng bày ra đâu đó trên những tuyến đi bộ đông đúc và bán… và khi xuất hiện cảnh sát Tiệp, bà con ta nhanh nhẹn gói ghém và chạy tứ tán … y như những gì đang sảy ra trên vỉa hè những nơi đông đúc của các thành phố lớn ở ta vậy. Mà cũng phải thôi vì những gì đã sảy ra khi đó bà con ta thích ứng quá nhanh, trong khi chính quyền chưa hoặc có quá ít những vị trí cho phép họ buôn bán, mặt khác những vị trí buôn bán được phép phải đóng phí và lịch hoạt động như chợ phiên nên chưa thể đáp ứng nhu cầu của dân buôn bán cá thể người Việt. Một thực tế khiến đội quân “kinh doanh” người Việt lớn mạnh nhanh chóng cho dù những khoản “đầu tư” ban đầu không hề nhỏ đối với đa số công nhân chỉ hưởng lương tháng và tiết kiệm ăn tiêu dè xẻn là lợi nhuận thu được cho dù không lớn như những ông chủ Việt thu qua việc “bán giấy” nhưng nó cũng ít nhất là gấp đôi giá trị ngày công làm trong nhà máy. Sức hút của việc “chạy chợ” khiến nhiều người chủ động xin nghỉ việc nhà máy chuyển hẳn sang buôn bán hoặc tận dụng thời gian rảnh cũng tranh thủ chạy chợ. Hàng hóa của bà con ta ngày đó cũng thay đổi nhanh chóng muôn hình vạn trạng, ban đầu các mặt hàng vải được các công ty của người Việt nhập từ Việt Nam sang là hàng chủ lực, vốn dĩ hàng vải Việt cũng có “chỗ đứng” nhất định trong lòng người Tiệp từ những năm bao cấp. Nhưng phải nói thật: ngày ấy hàng may mặc của Việt Nam nghèo nàn về chủng loại, lạc hậu về mẫu mã, hình như trong nước đang khủng hoảng do mất thị trường xuất khẩu chính ngạch sang Đông Âu, tồn hàng, khó khăn chồng chất nên khi các ông chủ Việt mở lời, các doanh nghiệp trong nước đồng ý ngay thậm chí chấp nhận cả hình thức trả chậm, hay ký gửi… bởi vậy chỉ được một thời gian ngắn, hàng từ Việt Nam sang bán chậm hẳn. Hàng Việt ế, các ông chủ Việt mở rộng sang hàng Ba Lan, hàng Thổ Nhĩ Kỳ … phải thừa nhận dân buôn Ba Lan và Thổ rất nhạy trước sức cầu “khổng lồ” của thị trường Tiệp...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #503 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2014, 07:38:33 am »

Sơ sơ như vậy về cộng đồng người Việt và công việc của họ những năm 1991 – 1992 nó còn kéo dài cả chục năm sau đó và chỉ đi xuống khi xã hội Tiệp bước qua giai đoạn lộm nhộm thủa giao thời, bước vào giai đoạn phát triển bài bản. Xin quay lại “tương lai” của tôi trong những ngày sau khi tốt nghiệp. Niềm vui nào rồi cũng lắng xuống, tôi bắt đầu “mưu sinh” thật sự do sau nhận bằng, mọi trợ giúp của chính phủ Tiệp cho sinh viên nước ngoài cũng chấm dứt. Rất may mắn cho giới sinh viên so với cộng đồng người Việt còn lại: do trong hộ chiếu của chúng tôi vống có quy chế “Định cư dài hạn” ( Dlouhodobý pobýt ) được đóng trực tiếp trong hộ chiếu với thời hạn 1 năm và hàng năm chúng tôi phải lên cơ quan cư trú của CA Tiệp để gia hạn. Tháng 7.92, sau khi được Sứ quán đồng ý, tôi đi gia hạn quy chế Dlouhodobý pobýt, nhưng năm đó có thay đổi: CA Tiệp không đóng dấu trực tiếp vào hộ chiếu nữa mà cấp một quyển sổ nhỏ màu xanh lá cây có tên Prukaz o povolení k Dlouhodobému pobýtu pro cizince ( Quy chế định cư dài hạn cho người nước ngoài ). Xin nói thêm một chút, ngoài thẻ cư trú này, những người trong thời điểm đó đã kết hôn với dân tiệp nhưng chưa nhập quốc tịch Tiệp sẽ được cấp 1 quyển tương tự nhưng là Prukaz o povolení k trvalému pobýtu pro cizince ( định cư cố định )…Và tôi được cấp quyển thẻ xanh đó một cách trơn tru đến không ngờ vì lúc đó trong cộng đồng người Việt để có một quyển thẻ xanh như vậy là vô cùng khó và rất nhiều người đã tốn một khoản khá lớn ( cỡ từ 15.000 đến 20.000 korun ) để có nó. Rồi một “đặc ân” nữa đi kèm với việc có thẻ xanh: Tôi có thể làm giấy phép kinh doanh cho người buôn bán cá thể có tên Živnostenský list với “ngành nghề kinh doanh”: Mua hàng hóa với mục đích kinh doanh!. Đồng thời khi có tờ  Živnostenský list này rồi, tôi có thể bảo lãnh cho một người nữa để được cơ quan chức năng Tiệp cấp giấy này và sau đó với quy trình ngược lại với tôi: người được bảo lãnh sẽ được cấp thẻ xanh cư trú! Thật tuyệt và tôi đã dùng cái đặc ân đó để bảo lãnh cho người yêu và sau này là bà xã của tôi để cô ấy có quyền hợp pháp ở lại Tiệp sau khi công việc ở nhà máy Mochov kết thúc.

Đây là “hình hài” tờ giấy được ví như “cần câu cơm” của tôi ngày ấy:

Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #504 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2014, 07:47:18 am »

Đúng là trời không phụ “người hiền”, với đặc ân này, một tân kỹ sư kinh tế rách như tôi thật may mắn vì tiết kiệm khoản đầu tư ban đầu kha khá lên đến vài ngàn đô, một khoản có mơ tôi cũng không dám, chứ đừng nói có chúng sau khi tốt nghiệp. Thẻ cư trú dài hạn có rồi, giấy phép kinh doanh cũng có luôn, việc kế tiếp là: học lái xe! Lý do cũng rất đơn giản: ở châu Âu không có xe máy, và muốn di chuyển tự do phục vụ cho việc kinh doanh buôn bán thì không thể cứ bám vào giao thông công cộng. Thú thật cũng có khá nhiều tiểu tiết tôi luôn nhớ về lần học và tập lái xe khi đó vì khi còn học cũng có lúc tôi cố tình “rớt” môn thi khi không chấp nhận điểm thi không đúng “kế hoạch”, nhưng đó là “cố tình để rớt”, còn trong lần đi học cũng để có 1 tấm bằng, tôi đã rớt 2 lần trong kỳ thi thực hành lái và chỉ lần thi cuối cùng tôi mới vượt qua, hú hồn!. Đóng một khoản học phí cũng kha khá cho khóa học gồm 2 phần: Lý thuyết luật giao thông và thực hành, thú thật phần lý thuyết chẳng thể làm khó được tôi khi ngay trong lần thi lý thuyết tôi đã đạt điểm tối đa: 100/100 điểm. Những tưởng thừa thắng xông lên trong phần thực hành nhưng tôi đã lầm. Phần thực hành ngoài những giờ cố định thực hành trên thực địa, trên đường phố, mỗi thí sinh được dự thi tối đa 3 lần, nếu rớt hết cả 3 thì đóng tiền học lại. Việc chạy xe trên đường, chú ý biển bảng cả trên lẫn dưới mặt đường khi mới tất nhiên cũng lọng cọng, nhưng qua vài lần thực hành sẽ có tiến triển, nhưng thú thật, chắc những người từng học lái xe như tôi cũng có chung cảm giác lo lắng như tôi khi đối mặt với 2 tình huống: De xe vào ô đậu xéo với lề đường và ô đậu song song với lề đường khi trước và sau đều có xe đã đậu, tình huống thứ 2: dừng xe chờ đèn trên dốc! Cho dù luyện tập siêng năng nhưng tôi vẫn mắc lỗi trong hai tình huống đó.

Kỳ thi thực hành đầu tiên tôi rớt ngay khi đối diện với 2 tình huống đó, khi xe đến lưng chừng dốc thì đèn đỏ, thắng lại, trả số 0, kéo thắng tay … tất cả ok! Nhưng khi đèn xanh, bối rối mới thực sự tới! Thầy dạy cộng với luyện tập: Vào số 1, cắt côn đồng thời hạ thắng tay và tăng chân ga! Lý thuyết là vậy nhưng khi đối diện thì: Xe tuột dốc một đoạn ngắn sau đó mới vọt lên do thắng tay kéo xuống nhưng không đồng thời với vào số và tăng ga, may mà mấy xe sau thấy biển “xe tập lái” biết khôn tránh xa nó nên khi xe lùi chưa huých vào đầu xe sau, vậy mà thằng tài xế xe sau vẫn nhấn còi inh ỏi càng làm tôi phát hoảng, ông thầy ngồi ghế bên nhanh chóng dật thắng tay, xe dừng lại cũng chính là lúc tôi kịp vào số và nhấn ga, chiếc xe rú lên, thầy nhanh chóng hạ thắng tay, xe chồm lên phía trước! Mồ hôi tôi tuôn như tắm, rớt rồi, tôi nghĩ vậy nhưng do thầy không yêu cầu gì nên tôi tiếp tục lái và khi về đến bãi đậu thêm một tình huống de xe vào bãi không thẳng nên … rớt thật. Buồn, nhưng biết làm sao khi kỹ năng xử lý mình chưa có, tôi được hẹn 1 tuần sau thi lại. Trước đó, tôi và cô người yêu đã lên kế hoạch: sau khi có bằng lái sẽ mượn tiền bà chị của cô ấy đang làm phiên dịch trên TP Mladá Bolesláv vừa mua 1 chiếc xe cũ vừa bổ sung thêm vào số vốn ít ỏi của cả 2 đứa để tôi bắt đầu kiếp “lang bạt” buôn bán. Nhưng khi thi lái rớt lần đầu do kỹ năng lái còn kém, tôi bàn với người yêu tôi quyết định mua ngay một chiếc Škoda cũ, sau đó bắt đầu tự lái mang hàng về Český Brod để buôn bán. Việc chọn làng Český Brod cũng có lý do: thứ nhất tôi chưa có bằng lái, việc tự lái xe cũng là một biện pháp luyện tập tăng kỹ năng, tôi đặc biệt chú trọng đến những tình huống khiến tôi rớt trong kỳ thi lái đầu tiên, thứ hai: những làng nhỏ ít khi có cảnh sát giao thông tuần tra nên tôi có thể yên tâm  mà luyện tập, mặt khác những làng nhỏ tuy ít dân nhưng lượng người bán hàng không nhiều nên có thể buôn bán tàm tạm trong giai đoạn tích lũy từ từ, do hàng hóa của chúng tôi phần lớn là hàng ký gửi nên giá cao và phần lớn là hàng “ế” nên bán rất chậm, nhưng biết làm sao: mồi nào, cá nấy mà!...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #505 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2014, 08:04:31 am »

Nhiều khi ngẫm nghĩ lại quyết định chọn con đường buôn bán để mưu sinh khi vừa tốt nghiệp: cũng hơi buồn, nhưng thời thế lúc đó trên đất Tiệp buộc chúng tôi không còn con đường nào khác. Tại sao nói như vậy? Như tôi đã thưa: sự chuyển đổi nền kinh tế của Tiệp cũng là quá trình cơ cấu lại nền kinh tế Tiệp lớn nhất, kinh tế nhà nước teo lại, kinh tế tư nhân phát triển, các cá nhân có thể sở hữu nhà máy, xí nghiệp nếu có tiền hoặc có thể thành kinh doanh cá thể nếu không có tiềm lực. Lúc đầu tôi cũng muốn làm việc đúng chuyên ngành quản lý XN công nghiệp, nhưng ngày đó việc làm trong các XN ngày càng ít, tất nhiên nếu phát sinh công việc thì ưu tiên bao giờ cũng dành cho người bản xứ, nhưng khi dấn thân vào buôn bán, tôi càng chiêm nghiệm câu bất hủ của ông cha ta: Phi thương bất phú!. Thu nhập từ buôn bán cao hơn mức lương trong các nhà máy, thời gian rộng rãi không gò bó … và muốn gì thì muốn tôi cũng đang sử dụng không nhiều thì ít những kiến thức chuyên môn trong việc kinh doanh của mình. Ấy vậy mà khi bước vào con đường này tôi cũng đã từng lo lắng vì thực tế chưa bao giờ trong quá khứ tôi từng buôn bán, khi quyết định chọn con đường này người yêu của tôi còn động viên rằng sẽ “truyền” kinh nghiệm buôn bán cho tôi do cô ấy từng có những năm tháng buôn bán cửa hàng ở công ty rau quả thành phố HCM, nói là vậy nhưng sau này việc kinh doanh buôn bán đều do tôi “tự” đứng trên chân mình cho dù sau này cô ấy cũng tham gia chuyện buôn bán lẻ khi nhà máy chính thức chấm dứt hợp đồng với đoàn công nhân nữ Mochov. Trong thời gian chờ thi lần 2, tôi cũng có cơ hội hàng ngày ôn luyện kỹ năng khi tự lái xe gần chục cây số men theo 1 con đường nhỏ nối liền 2 làng Mochov và Český Brod. Đi trên đường thì ổn rồi, nhưng khi vào làng Český Brod thì cũng hơi run vì Český Brod lớn và dân cư đông đúc hơn so với Mochov.

Tất nhiên kỹ năng lái của tôi cũng cải thiện nhiều nhưng cũng phải trả giá khi một lần đánh xe về KTX, khi de vào ô dọc, ma sui thế nào tôi quẹt luôn vào đuôi xe trước của ông bạn trong KTX, vậy là phải tốn cả ngàn để mông má lại. Ấy vậy mà thật tệ hại, trong lần thi thứ 2 tôi lại trượt tiếp, lần này trượt không vì kỹ năng lái mà vì “bị cú lừa” ngoạn mục của viên cảnh sát giao thông chấm thi đang ngồi cùng xe với tôi. Số là bước vào kỳ thi này tôi rất tự tin, những thử thách trên đường như dừng đèn xanh đèn đỏ trên dốc, de vào bãi đậu, dù chưa được mượt mà nhưng đều ổn, rồi lại đánh ra chạy về hướng trường, tôi đang ỷ y chắc chắn sẽ đậu vì những gì tôi đã vượt qua thì viên cảnh sát khều nhẹ và rất lịch sự nhờ tôi tấp xe vào lề dùm anh ta, đang vui, nay được chính thầy giám khảo “nhờ vả” tôi tấp xe vào lề ngay tấp lự. Ông thầy giám khảo mở cửa xuống xe, bước lên cửa lái mời tôi xuống, tôi vui vẻ tuân theo, ra khỏi xe, ông giám khảo chỉ cho tôi xem vạch sơn liền chạy sát vỉa hè nơi tôi vừa tấp xe vào và hỏi: ý nghĩa của vạch sơn đó? Tôi há hốc miệng, theo phản xạ định thanh minh do ông ta yêu cầu tấp vào, nhưng kiềm lại kịp, nói gì thì nói mình sai bét nhè vì cái vạch liền đó quy định khu vực đó không cho phép dừng! Tự trách mình ngu phải chịu bị “lừa” tôi lủi thủi ra ghế sau ngồi nhường chỗ cho cu Tiệp khác thay tôi lên ghế lái và chờ tiếp 1 tuần nữa để thi lại lần cuối. Một tuần nữa trôi qua, tôi bước vào kỳ thi cuối, nếu không qua xin mời đóng tiền học lại khóa khác, tuy căng thẳng là vậy nhưng lần thi cuối này tôi lại tự tin hơn hết thẩy, có lẽ vì cũng hơi cưng cứng trong tay nghề lái, cũng đã “nếm” và chua xót khi nhận ra mình mắc lỡm … nên thi lần cuối chẳng có gì để nói nếu không có tình tiết cũng khiến tôi nhớ mãi. Đang lái, lão thanh tra giao thông chấm thi cứ than thèm thuốc lá mà hết thuốc, nhờ tôi quan sát có quầy thuốc nào báo để ổng mua gói thuốc, nhưng thật lạ, khi đi qua các quầy bán thuốc có thể dừng để mua thì ổng chẳng nói gì, tôi cũng chẳng thể dừng vì không có lệnh, nhưng khi nhìn thấy 1 quầy thuốc không được phép dừng vì vạch liền, lão cứ nằng nặc xin xuống mua thuốc, tôi nói lão chờ qua chỗ cấm dừng tôi sẽ dừng. Xe qua đoạn cấm dừng, tôi tấp xe chờ lão xuống mua thuốc, lạ thay, không những không mua thuốc, lão bước ra xe và yêu cầu tôi xuống đổi lái cho người khác, tôi nổi khùng hỏi tôi đã phạm lỗi gì? Lão chả nói chả rằng quay vào xe, 1 chú khác lên thay tài, tôi trở về ghế sau, lúc đi qua cửa ghế phụ, thầy tôi làm cử chỉ “tốt” khi đưa ngón trỏ chỉ lên… vậy là tôi hiểu: tôi đã đậu khi vượt qua tình huống lão thanh tra chấm thi định lừa tôi, hú hồn! ...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #506 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2014, 09:37:28 am »

“…nhưng khi dấn thân vào buôn bán, tôi càng chiêm nghiệm câu bất hủ của ông cha ta: Phi thương bất phú!. Thu nhập từ buôn bán cao hơn mức lương trong các nhà máy, thời gian rộng rãi không gò bó … và muốn gì thì muốn tôi cũng đang sử dụng không nhiều thì ít những kiến thức chuyên môn trong việc kinh doanh của mình. Ấy vậy mà khi bước vào con đường này tôi cũng đã từng lo lắng vì thực tế chưa bao giờ trong quá khứ tôi từng buôn bán, khi quyết định chọn con đường này người yêu của tôi còn động viên rằng sẽ “truyền” kinh nghiệm buôn bán cho tôi do cô ấy từng có những năm tháng buôn bán cửa hàng ở công ty rau quả thành phố HCM, nói là vậy nhưng sau này việc kinh doanh buôn bán đều do tôi “tự” đứng trên chân mình cho dù sau này cô ấy cũng tham gia chuyện buôn bán lẻ khi nhà máy chính thức chấm dứt hợp đồng với đoàn công nhân nữ Mochov.”- Thanhh63   
Bác đã từng ở nước ngoài, học kinh thế, rồi lại cũng từng tham gia hoạt động kinh doanh rùi. Vậy thì bác phải chuyển  qua mần “xuất khẩu” thôi!
Ví như các Cty chuyên sản xuất mặt hàng xuất khẩu hoặc chuyên hoạt động xuất khấu thì ngon nhất: Vì được ưu đãi nhiều; Lý do đem ngoại tệ về!!!
Ví dụ: Các nhà máy chế biến Lúa gạo, Cá tra… xuất khẩu:
- Khi có được hợp đồng xuất khẩu, bác có thể đem vào Ngân hàng vay tiền để thu mua hàng hóa…
- Với số tiền này khi thu mua thường thì trả thiếu người dân(thường thì mua của người dân phải vài tháng sau mới trả tiền, nói với người dân là xuất bán nhưng chưa thu được tiến,....), vậy là số tiền này có thể dùng vào việc kinh doanh khác ….
- Khi trong kho có hàng hóa rồi, thì có thể vay tiền từ Ngân hàng được nữa…..Tiền này dùng cho các chi phí trong quá trình chế biến, bảo quản, chuyên chở, trả tiền mua hàng hóa...
- Tới khi đem xuất khẩu, lợi nhuận thu được … bác đừng đem tiền về nước, lấy tiền đó đầu tư kinh doanh, mua nhà đất ở nước ngoài luôn đi..
- Còn nợ nần bên này có nhà nước cho giãn cho nợ rùi.., thuế má cũng giảm, giãn cho  đừng lo! Mà nếu Ngân hàng có đòi quá thì mình về nước quất một chuyến hàng nữa( vay tiền ý như trên, không trả tiền mua hàng, không trả lương công nhân ....) rồi mình qua bên đó và ở bên đó luôn…ẵm trọn tiền rồi.... Xù luôn !!!
Logged
Cutichiuchoi
Thành viên
*
Bài viết: 251


« Trả lời #507 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2014, 02:33:49 pm »

Bác đã từng ở nước ngoài, học kinh thế, rồi lại cũng từng tham gia hoạt động kinh doanh rùi. Vậy thì bác phải chuyển  qua mần “xuất khẩu” thôi!
Ví như các Cty chuyên sản xuất mặt hàng xuất khẩu hoặc chuyên hoạt động xuất khấu thì ngon nhất: Vì được ưu đãi nhiều; Lý do đem ngoại tệ về!!!
Ví dụ: Các nhà máy chế biến Lúa gạo, Cá tra… xuất khẩu:
- Khi có được hợp đồng xuất khẩu, bác có thể đem vào Ngân hàng vay tiền để thu mua hàng hóa…
- Với số tiền này khi thu mua thường thì trả thiếu người dân(thường thì mua của người dân phải vài tháng sau mới trả tiền, nói với người dân là xuất bán nhưng chưa thu được tiến,....), vậy là số tiền này có thể dùng vào việc kinh doanh khác ….
- Khi trong kho có hàng hóa rồi, thì có thể vay tiền từ Ngân hàng được nữa…..Tiền này dùng cho các chi phí trong quá trình chế biến, bảo quản, chuyên chở, trả tiền mua hàng hóa...
- Tới khi đem xuất khẩu, lợi nhuận thu được … bác đừng đem tiền về nước, lấy tiền đó đầu tư kinh doanh, mua nhà đất ở nước ngoài luôn đi..
- Còn nợ nần bên này có nhà nước cho giãn cho nợ rùi.., thuế má cũng giảm, giãn cho  đừng lo! Mà nếu Ngân hàng có đòi quá thì mình về nước quất một chuyến hàng nữa( vay tiền ý như trên, không trả tiền mua hàng, không trả lương công nhân ....) rồi mình qua bên đó và ở bên đó luôn…ẵm trọn tiền rồi.... Xù luôn !!!

Bác ag1 tư vấn hay quá xá. Đề nghị bác ag1 mở Cty đi, cho anh em tham gia với, mai mốt mình kiếm một xuất đi hưởng thụ ở nước ngoài cho nó sung sướng cái cuộc đời. Ha ha ha
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #508 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2014, 06:18:01 am »

Bác đã từng ở nước ngoài, học kinh thế, rồi lại cũng từng tham gia hoạt động kinh doanh rùi. Vậy thì bác phải chuyển  qua mần “xuất khẩu” thôi!
Ví như các Cty chuyên sản xuất mặt hàng xuất khẩu hoặc chuyên hoạt động xuất khấu thì ngon nhất: Vì được ưu đãi nhiều; Lý do đem ngoại tệ về!!!
Ví dụ: Các nhà máy chế biến Lúa gạo, Cá tra… xuất khẩu:
- Khi có được hợp đồng xuất khẩu, bác có thể đem vào Ngân hàng vay tiền để thu mua hàng hóa…
- Với số tiền này khi thu mua thường thì trả thiếu người dân(thường thì mua của người dân phải vài tháng sau mới trả tiền, nói với người dân là xuất bán nhưng chưa thu được tiến,....), vậy là số tiền này có thể dùng vào việc kinh doanh khác ….
- Khi trong kho có hàng hóa rồi, thì có thể vay tiền từ Ngân hàng được nữa…..Tiền này dùng cho các chi phí trong quá trình chế biến, bảo quản, chuyên chở, trả tiền mua hàng hóa...
- Tới khi đem xuất khẩu, lợi nhuận thu được … bác đừng đem tiền về nước, lấy tiền đó đầu tư kinh doanh, mua nhà đất ở nước ngoài luôn đi..
- Còn nợ nần bên này có nhà nước cho giãn cho nợ rùi.., thuế má cũng giảm, giãn cho  đừng lo! Mà nếu Ngân hàng có đòi quá thì mình về nước quất một chuyến hàng nữa( vay tiền ý như trên, không trả tiền mua hàng, không trả lương công nhân ....) rồi mình qua bên đó và ở bên đó luôn…ẵm trọn tiền rồi.... Xù luôn !!!

Bác ag1 tư vấn hay quá xá. Đề nghị bác ag1 mở Cty đi, cho anh em tham gia với, mai mốt mình kiếm một xuất đi hưởng thụ ở nước ngoài cho nó sung sướng cái cuộc đời. Ha ha ha

@ bác AG1: Gốm chiên da thuớ có khéc, ai gian lận lọt vô tey béc, chét chéc! hehe  Grin
@ bác lòi cuti ui béc nghe ông bè te nói rùi: Gian thương mờ! Chớ có xụp bẫy bác AG1 nha  Grin.
...
Đây là con đường ngày ấy tôi né CSGT Tiệp ngày ngày luyện kỹ năng lái trên con đường hương lộ 245 nối giữa Mochov và Český Brod  ...

Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
tamhg1
Thành viên
*
Bài viết: 54


« Trả lời #509 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2014, 10:41:09 am »

Các nhà máy chế biến Lúa gạo, Cá tra… xuất khẩu:
- Khi có được hợp đồng xuất khẩu, bác có thể đem vào Ngân hàng vay tiền để thu mua hàng hóa…
- Với số tiền này khi thu mua thường thì trả thiếu người dân(thường thì mua của người dân phải vài tháng sau mới trả tiền, nói với người dân là xuất bán nhưng chưa thu được tiến,....), vậy là số tiền này có thể dùng vào việc kinh doanh khác ….
- Khi trong kho có hàng hóa rồi, thì có thể vay tiền từ Ngân hàng được nữa…..Tiền này dùng cho các chi phí trong quá trình chế biến, bảo quản, chuyên chở, trả tiền mua hàng hóa...
- Tới khi đem xuất khẩu, lợi nhuận thu được … bác đừng đem tiền về nước, lấy tiền đó đầu tư kinh doanh, mua nhà đất ở nước ngoài luôn đi..
- Còn nợ nần bên này có nhà nước cho giãn cho nợ rùi.., thuế má cũng giảm, giãn cho  đừng lo! Mà nếu Ngân hàng có đòi quá thì mình về nước quất một chuyến hàng nữa( vay tiền ý như trên, không trả tiền mua hàng, không trả lương công nhân ....) rồi mình qua bên đó và ở bên đó luôn…ẵm trọn tiền rồi.... Xù luôn !!!


An Giang: Kế hoạch "kinh bang tế lỗ" của chú "xưa rồi Diễm" ơi! Các "ông chủ" Nhà máy cá ở miền Tây đã làm lâu rồi. Mua cá các ông kg chịu trả tiền đem tiền mua bất động sản rồi "ỏm ờ" với ngư dân, để Ngư dân than với ông nhà nước để vay tiền nuôi cá cho mấy ổng XK tiếp.
Thị trường thế giới cạnh tranh khó khăn ổng tranh thủ bán phá giá lấy tiền bỏ túi trước, còn Công ty lỗ bao nhiêu mặc kệ có ông Ngân hàng Nhà nước lo rồi.
Đến lúc lấy tiền bỏ túi hết rồi, công ty không có tiền trả nợ ngân hàng, các ông chủ giả bệnh ung thư xin đi trị bệnh ở nước ngoài, thế là chấm hết bỏ lại công ty phá sản với đống rác công nghiệp, nợ ngân hàng là nợ khó đòi. Ông nào ở tù thì ở còn "ông chủ" nhà mình thi ôm tiền triệu (dô la) tung tăng ở Hoa kỳ. Chiến lược kinh doanh vậy mới đáng để học tập các bác ạ! Xin bái phục DN Việt Nam!!!!?Huh
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM