Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 04:48:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương (Phần 2)  (Đọc 286726 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #50 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2013, 08:49:33 pm »

Bác thanhh63 cần mẫn như con tằm nhả tơ với trí nhớ tuyệt vời, tôi phục bác đấy. Tây, ta bác đều nhớ và phân tích các sự kiện diễn ra lâu rồi cặn kẽ như mới hôm qua, tôi vẫn là "độc giả" của bác, chúc bác đều tay.
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #51 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2013, 12:49:20 pm »

Bác thanhh63 cần mẫn như con tằm nhả tơ với trí nhớ tuyệt vời, tôi phục bác đấy. Tây, ta bác đều nhớ và phân tích các sự kiện diễn ra lâu rồi cặn kẽ như mới hôm qua, tôi vẫn là "độc giả" của bác, chúc bác đều tay.

Dạ cám ơn bác Pb khích lệ  Wink, em thì cứ theo dòng thời gian để "bò" cố nhớ được gì thì nhớ, hy vọng giữ lại được chút gì đó trước khi bánh đậu hũ nó nhũn ra  Grin

Em xin tiếp ạ  Wink

... Năm 1988 thật sự là “bước đệm” khá hoàn hảo … nào là 20 năm diễn ra sự kiện “mùa xuân Praha”, 20 năm ngày quân đội khối Warszawa đưa quân vào Tiệp Khắc, để rồi đến tận những năm 1990, những người lính LX cuối cùng mới rút hết khỏi Tiệp Khắc, … Rồi những làn sóng chống đối âm ỉ cháy trong lòng xã hội Tiệp Khắc đặc biệt là trong giới sinh viên … Tôi nhớ, càng gần đến những sự kiện năm chẵn nêu trên, ngày Quốc tế sinh viên hàng năm 17.11 luôn được “chăm bẵm” kỹ càng nhất. Nói thêm một chút về ngày 17.11, ngày mà vào một năm sau, năm 1989, đã lưu vào lịch sử Tiệp Khắc  sự kiện : Cách mạng Nhung – Sametová revoluce … thế nhưng ngày "Quốc tế sinh viên" được bắt đầu bằng sự kiện ngày 17/11/1939 phát xít Đức đã đóng cửa các trường đại học ở Tiệp Khắc và bắt giam nhiều sinh viên yêu nước vào các trại tập trung, tra tấn cực kỳ dã man. Nhân dân Tiệp Khắc và thế giới cǎm phẫn đấu tranh phản đối. Để ghi nhớ cuộc đấu tranh bất khuất của sinh viên Tiệp Khắc, lên án tội ác của chủ nghĩa phát xít, và để động viên lực lượng hùng hậu của sinh viên thế giới đấu tranh cho hoà bình, tự do và tiến bộ, Hội đồng sinh viên quốc tế gồm đại biểu sinh viên chống phát xít họp ở Luân Đôn (Anh) nǎm 1941 đã lấy ngày 17/11 làm ngày "Quốc tế sinh viên".

Trong năm 1988, hoạt động của sinh viên Tiệp ở các trường Đại Học Praha cũng ngấm ngầm “chuyển động” Đầu năm, khi chúng tôi vẫn còn học tiếng ở Teplice, các đơn vị sinh viên Việt Nam đều nhận được thông báo nhắc nhở của phòng quản lý lưu học sinh như tôi đã nói, lúc đó anh em chúng tôi chỉ đơn thuần suy nghĩ nên tránh xa các hoạt động chống đối, biểu tình cho dù là ôn hòa, những sự kiện kỷ niệm 20 năm ngày mùa xuân Praha, ngày Tiệp Khắc bị chiếm đóng, rồi đến ngày Quốc tế Sinh viên 17.11, hầu như kỳ nào sinh viên Tiệp cũng tụ tập biểu tình ở trung tâm Praha nhưng đều bị lực lượng cảnh sát giải tán, tivi cũng đưa những hình ảnh trấn áp bằng xe phun nước và lực lượng cảnh sát chống bạo động trang bị mũ bảo hiểm, khiên nhựa, dùi cui… sẵn sàng “quây gọn” những nhóm sinh siên nhỏ và “hốt” hết lên xe, sinh viên chạy tán loạn, ướt như chuột lột… Thật sự những cuộc biểu tình như vậy đến nhanh rồi cũng tan nhanh nên càng về sau mỗi khi chuẩn bị đến một sự kiện nào đó, chúng tôi cũng không còn muốn quan tâm, và khi đó nhiều người chỉ tặc lưỡi: không biết có ra ngô ra khoai gì không!
...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #52 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2013, 01:50:45 pm »

Khi biến cố Mùa xuân Praha 1968 xảy ra, hồi ấy tôi còn nhỏ, vả lại thông tin hồi đó còn nghèo nàn, đó là đề tài khá nhạy cảm bởi chiến tranh Việt Nam khi ấy đang ở thời kỳ gay go, ác liệt.
Tuy nhiên, do bản tính tò mò và ham tìm hiểu những sự kiện xảy ra trong và ngoài nước, nên hễ có cơ hội "hóng" là tôi mon men nghe người lớn bàn tán. Nhất là ở nhà ông chú, vốn là 1 cán bộ kha khá làm việc ở 1 cơ quan ở Hà nội, nên được tiếp cận với những thông tin thường được phổ biến trong nội bộ cơ quan.

Một thời gian sau, tôi có trong tay 1 cuốn sách khá dày dặn của Tass, do Sứ quán Nga ở Hà Nội phát hành. Đây là 1 dạng sách trắng của Liên Xô giải thích cho công luận Thế giới về biến cố xảy ra ở Tiệp Khắc và giải thích sự hiện diện của Quân đội Liên xô tại đất nước trung Âu này. (dĩ nhiên theo cách nhìn nhận của Liên Xô)

Hồi ấy, tôi tin tưởng hoàn toàn vào cuốn sách, và bất bình bè lũ phản động đã gây ra sự kiện trên. Tôi vẫn nhớ trong cuốn sách đó có nhiều bức ảnh minh họa cho những điều mà Tass đưa ra (ảnh đen trắng). Và ấn tượng nhất bức ảnh chụp 1 chiếc xe tăng Liên Xô bị lăn xuống vực, với chú thích: Bọn phản CM đẩy người dân vào mũi xe tăng đang chạy hòng chụp ảnh tuyên truyền bôi xấu Quân đội Liên Xô, nhưng các chiến sĩ lái xe tăng đã dũng cảm đánh tay lái, giữ an toàn tính mạng cho những người dân vô tội...

Hơn 20 năm sau, CM Nhung ở Tiệp Khắc diễn ra trong Hòa bình, lúc này phương tiện thông tin đã có sự thay đổi cả về chất lẫn lượng theo hướng tích cực. Nguồn tài liệu phong phú cho người đọc có cái nhìn tổng quan. Tuy nhiên, bác thanh63 có may mắn hơn rất nhiều người khác, là có mặt tại Tiệp Khắc vào thời điểm đó nên có điều kiện quan sát, chiêm nghiệm những sự kiện sảy ra trước mắt. Vẫn biết rằng các bác sang bên đó không phải để...làm chính trị Grin Song dù vô tình thì các bác cũng là chứng nhân Grin Rất mong bác kể lại cho mọi người những điều mắt thấy tai nghe. Dẫu chỉ là những nét chấm phá khách quan nhưng hết sức sinh động. Kiểu như bác BY đã kể những gì ở Sophia, xứ Bảo Gia Lợi cũng vào giai đoạn đổi thay đó Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #53 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2013, 07:02:38 am »

...
Một trong những dấu ấn sâu đậm nhất của sự kiện “mùa xuân Praha” dẫn đến sự kiện quân đội Khối Warszawa đưa quân vào Tiệp Khắc lại sảy ra đầu năm 1969: Sự kiện sinh viên Jan Palach tự thiêu ngày 16.1.1969 và anh trút hơi thở cuối cùng 3 ngày sau đó: 19.1.1969, và tang lễ của Jan Palach diễn ra ngày 25.1.1969 ở Praha, đã biến thành một cuộc biểu tình lớn phản đối việc chiếm đóng, rồi một tháng sau (ngày 25.2.1969) một sinh viên khác – Jan Zajíc cũng tự thiêu ở cùng một chỗ nơi Jan Palach đã từng tự thiêu,. Việc tự thiêu của sinh viên Jan Palach không chỉ là hành động chính trị chống đối việc chiếm đóng Tiệp Khắc của quân đội Khối Warszawa, mà còn nhằm phản đối sự “nản chí buông xuôi” đang lan rộng, khi mà “người dân” không chỉ từ bỏ chống đối mà còn buông xuôi chịu thua. Và anh ta muốn ngăn chặn sự "nản chí buông xuôi" đó...

Trong ngày giỗ thứ 20 của Palach đã có những cuộc biểu tình - bề ngoài là để tưởng niệm Palach, nhưng nhằm mục đích chỉ trích chế độ - hoạt động này leo thang thành cái được gọi là "Tuần Palach". Một loạt các cuộc biểu tình chống chính quyền ở Praha từ ngày 15 tới ngày 21 tháng 1 năm 1989 bị cảnh sát giải tán, bằng việc sử dụng vòi rồng phun nước, dùi cui, bắt bớ người tham gia biểu tình, thậm chí cả những người “hiếu kỳ” là dân Tiệp lẫn người nước ngoài lai vãng qua đường trong khi xung đột, tất cả các bến tàu điện ngầm dẫn đến khu vực biểu tình đều bị kiểm soát của các lực lượng cảnh sát nổi lẫn chìm (STB), sinh viên nước ngoài chúng tôi khi lên khu vực đó thường được “khuyên” tạm không nên đến khu vực này vì lý do “an toàn bản thân” và thật ra bản thân tôi cũng chẳng dại gì mà lai vãng tránh tai bay vạ gió.

Trong tuần lễ này, hoạt động của sinh viên Tiệp vừa ngấm ngầm, vừa công khai, ngay trong trường tôi học hay khu ký túc xá, những tờ rơi, áp phích viết tay tuy không công khai nhưng vẫn được truyền tay, hay dán vội vàng đâu đó trong trường, nhưng ngay sau đó thường bị xé bỏ ngay. Sinh viên Tiệp truyền tai nhau về biểu tình, tưởng nhớ Jan Palach, vì dẫu sao anh ấy cũng từng là sinh viên trường tôi thời đó trong 4 học kỳ. Thật tình, ngay cả tại thời điểm 20 năm sau ngày Jan Palach tự thiêu, chính kiến của sinh viên vẫn còn khác biệt, thông tin biểu tình cũng làm nhiều người hổ hởi, nhưng cũng không ít sinh viên không quan tâm và biểu hiện của họ thường là cái phẩy tay khi đề cập đến các hoạt động biểu tình không nhiều thì ít, không lớn cũng tụ tập vài nhóm người căng cờ căng biểu ngữ … mà năm nào cũng có. Tuần Palach được xem là một trong những cuộc biểu tình mang lại chất xúc tác khiến cho cuộc cách mạng Nhung nổ ra và thành công tại Tiệp Khắc 11 tháng sau đó.
...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #54 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2013, 06:27:32 pm »

Khi biến cố Mùa xuân Praha 1968 xảy ra, hồi ấy tôi còn nhỏ, vả lại thông tin hồi đó còn nghèo nàn, đó là đề tài khá nhạy cảm bởi chiến tranh Việt Nam khi ấy đang ở thời kỳ gay go, ác liệt.
Tuy nhiên, do bản tính tò mò và ham tìm hiểu những sự kiện xảy ra trong và ngoài nước, nên hễ có cơ hội "hóng" là tôi mon men nghe người lớn bàn tán. Nhất là ở nhà ông chú, vốn là 1 cán bộ kha khá làm việc ở 1 cơ quan ở Hà nội, nên được tiếp cận với những thông tin thường được phổ biến trong nội bộ cơ quan.

Một thời gian sau, tôi có trong tay 1 cuốn sách khá dày dặn của Tass, do Sứ quán Nga ở Hà Nội phát hành. Đây là 1 dạng sách trắng của Liên Xô giải thích cho công luận Thế giới về biến cố xảy ra ở Tiệp Khắc và giải thích sự hiện diện của Quân đội Liên xô tại đất nước trung Âu này. (dĩ nhiên theo cách nhìn nhận của Liên Xô)

Hồi ấy, tôi tin tưởng hoàn toàn vào cuốn sách, và bất bình bè lũ phản động đã gây ra sự kiện trên. Tôi vẫn nhớ trong cuốn sách đó có nhiều bức ảnh minh họa cho những điều mà Tass đưa ra (ảnh đen trắng). Và ấn tượng nhất bức ảnh chụp 1 chiếc xe tăng Liên Xô bị lăn xuống vực, với chú thích: Bọn phản CM đẩy người dân vào mũi xe tăng đang chạy hòng chụp ảnh tuyên truyền bôi xấu Quân đội Liên Xô, nhưng các chiến sĩ lái xe tăng đã dũng cảm đánh tay lái, giữ an toàn tính mạng cho những người dân vô tội...

Hơn 20 năm sau, CM Nhung ở Tiệp Khắc diễn ra trong Hòa bình, lúc này phương tiện thông tin đã có sự thay đổi cả về chất lẫn lượng theo hướng tích cực. Nguồn tài liệu phong phú cho người đọc có cái nhìn tổng quan. Tuy nhiên, bác thanh63 có may mắn hơn rất nhiều người khác, là có mặt tại Tiệp Khắc vào thời điểm đó nên có điều kiện quan sát, chiêm nghiệm những sự kiện sảy ra trước mắt. Vẫn biết rằng các bác sang bên đó không phải để...làm chính trị Grin Song dù vô tình thì các bác cũng là chứng nhân Grin Rất mong bác kể lại cho mọi người những điều mắt thấy tai nghe. Dẫu chỉ là những nét chấm phá khách quan nhưng hết sức sinh động. Kiểu như bác BY đã kể những gì ở Sophia, xứ Bảo Gia Lợi cũng vào giai đoạn đổi thay đó Grin


Vâng em sẽ cố gắng để nhớ lại sự kiện đó qua những gì đã sảy ra trong năm 1988, 1989 cho đến khi cuộc CM Nhung nổ ra, tuy nhiên em sẽ cố gắng đi theo trình tự thời gian, mong các bác thông cảm  Wink, vậy thì em xin tiếp:

....

Để hiểu rõ hơn sự kiện “mùa xuân Praha 1968” sau đó dẫn đến sự kiện quân đội khối Warzsawa can thiệp, dập tắt phòng trào này chúng ta hãy trở lại một chút về lịch sử cận đại đến hiện đại của Tiệp Khắc. Sau khi Thế chiến thứ nhất kết thúc cùng với sự sụp đổ của Đế chế Áo-Hung, ngày 28 tháng 10 năm 1918, Cộng hòa Tiệp Khắc (bao gồm Séc và Slovakia ngày nay) tuyên bố độc lập. Hiệp ước St. Germain được ký kết vào tháng 9 năm 1919 đã chính thức công nhận nền cộng hòa mới của Tiệp Khắc. Sau đó, Ruthenia cũng được sát nhập vào Tiệp Khắc vào tháng 6 năm 1920. Quốc gia Tiệp Khắc mới thành lập có dân số khoảng 13,5 triệu người, thừa hưởng tới 70-80% các cơ sở công nghiệp của Áo-Hung. Lúc đó Tiệp Khắc là một trong mười nước công nghiệp hóa nhất thế giới.

Trước chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền phát xít ở Đức bắt đầu đe dọa tiến hành xâm lược Trung Âu. Sau khi sáp nhập nước Áo vào lãnh thổ Đức, Tiệp Khắc trở thành mục tiêu tiếp theo của phát xít Đức. Tháng 4 năm 1938, Đức nêu yêu sách đòi vùng đất Sudentenland của Tiệp Khắc. Ngày 29 tháng 9 năm 1938, Hiệp ước München được ký kết. Anh, Pháp vì không muốn chiến tranh với Đức đã quyết định vứt bỏ liên minh quân sự với Tiệp Khắc. Và hậu quả là đến ngày 16 tháng 3 năm 1939, toàn bộ lãnh thổ Tiệp Khắc đã bị Đức chiếm đóng. Trong những năm Thế chiến thứ hai, khoảng 390.000 người dân thành thị, trong đó có 83.000 người Do Thái đã bị giết hại hoặc bị hành quyết. Hàng trăm ngàn người đã bị đưa vào các nhà tù và các trại tập trung để làm công việc khổ sai. Chiến tranh kết thúc vào ngày 9 tháng 5 năm 1945 với việc cuộc khởi nghĩa Praha lật đổ ách thống trị của phát xít Đức thành công và quân đội Liên Xô và Mỹ tiến vào Tiệp Khắc.

Từ năm 1945-1946, hầu như toàn bộ người Đức thiểu số (khoảng 2,7 triệu người) đã bị trục xuất khỏi Tiệp Khắc sang Đức và Áo. Sau Thế chiến thứ hai, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc nhanh chóng phát triển do sự thất vọng của người Tiệp Khắc đối với phương Tây vì đã vứt bỏ họ trong Hiệp ước München và do ảnh hưởng ngày càng mạnh của Liên Xô. Trong cuộc bẩu cử năm 1946, Đảng Cộng sản đã giành được tỉ lệ phiếu 38%, trở thành chính đảng lớn nhất và chính thức cầm quyền từ tháng 2 năm 1948. Sau đó, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã xây dựng và nắm chính quyền. Sau khi nắm quyền, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã quốc hữu hóa các ngành kinh tế, xây dựng một nền kinh tế kế hoạch. Kinh tế tăng trưởng nhanh trong thập niên 1950 và thập niên 1960, sau đó bắt đầu giảm sút từ thập niên 1970 và rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Năm 1968, phong trào Mùa Xuân Praha bùng nổ đòi mở rộng tự do dân chủ và thực hiện đa nguyên chính trị, song sau đó bị quân đội Liên Xô và khối Warzsawa dập tắt.
...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #55 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2013, 11:35:23 am »

Các câu hỏi tạm thời được đặt ra theo cách mà người Á Đông chúng ta ưa nhìn nhận đánh giá sự việc theo 3 yếu tố: Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa …, tuy nhiên trong trường hợp này tôi tạm sắp xếp theo thứ tự  như sau:

1.   Vị thế của Tiệp Khắc trên bản đồ địa chính trị ? ( Địa lợi ? )
2.   Dân Tiệp Khắc nghĩ gì về dân tộc họ ? ( Nhân hòa )
3.   Thời điểm sảy ra các biến cố có thích hợp ? ( Thiên thời ? )

Về Địa lợi, tôi cứ tạm gán cho vị thế địa chính trị, độ lớn về lãnh thổ, những yếu tố khác về địa lý có thể nâng cao vị thế của trước là CH Séc sau là Tiệp Khắc trên bàn cờ lớn của Châu Âu và sau đó là Thế giới. Thật ra ai cũng biết, sức mạnh của một nước là tổng hòa của cả 3 yếu tố trên, tuy nhiên khác với 2 yếu tố Thiên thời và Nhân hòa có sự chi phối của yếu tố ĐỘNG, có thể thay đổi, buộc phải có những đối sách uyển chuyển cho phù hợp, thì yếu tố địa lợi thiên về đặc tính TĨNH nhiều hơn.

Về mặt địa lý, Cộng hòa Séc nằm ở khu vực Trung Âu còn theo phân loại của Liên Hiệp Quốc thì nước này thuộc khu vực Đông Âu. Về mặt lịch sử và văn hóa, Cộng hòa Séc được xem là có liên hệ gần gũi hơn với các nước Đông Âu, đặc biệt là trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Diện tích của Cộng hòa Séc tương đối nhỏ. Tổng diện tích của nước này là 78.886 km², trong đó phần đất chiếm 77.276 km² và phần nước chiếm 1.590 km². Do bị bao quanh bởi các quốc gia khác nên Cộng hòa Séc không giáp biển. Nước này có chung đường biên giới 1.881 km với các nước Đức về phía tây, Ba Lan về phía đông bắc, Slovakia về phía đông nam và Áo về phía nam. Về mặt lịch sử, lãnh thổ Cộng hòa Séc có thể chia làm 3 vùng lịch sử: Čechy, Morava và Slezska.

Địa hình nước này có thể chia thành 2 miền chính: Čechy ở phía tây và Morava ở phía đông. Địa hình Čechy có cấu trúc như một bồn địa, gồm những đồng bằng rộng và cao nguyên được bao bọc xung quanh bởi những dãy núi thấp. Những dãy núi chính bao quanh Čechy gồm dãy Krkonoše và dãy Sudet. Đỉnh núi Sněžka tại Čechy và ngọn núi cao nhất Cộng hòa Séc (1602 m). Trong khi địa hình Čechy khá bằng phẳng thì ngược lại, địa hình Morava lại chủ yếu là đồi núi. Cộng hòa Séc cũng là nơi bắt nguồn của nhiều con sông lớn tại châu Âu như sông Labe, sông Vltava ở xứ Bohemia và sông Morava ở xứ Morava. Các con sông của nước này chảy vào các biển khác nhau như: biển Bắc, biển Baltic và biển Đen.

Về khoáng sản, Cộng hòa Séc có thể nói là một nước nghèo tài nguyên, Séc chỉ có một số tài nguyên như than đá, than chì, cao lanh, đất sét, gỗ xây dựng...

Về địa chính trị, Séc được xếp vào nhóm nước gần với Đông Âu với văn hóa và ngôn ngữ, nhưng lại là nước gần phương Tây nhất trong nhóm nước Đông Âu hệ Slavo. Sau thế chiến I, Séc được tách ra từ đế quốc Áo – Hung, do được hưởng đến 80% các cơ sở công nghiệp của đế quốc nên được xếp vào nhóm 10 nước phát triển công nghiệp hóa nhất thế giới khi đó. Tuy nhiên chính Đức về mặt địa lý là nước chia cắt Séc với các nước Tây Âu, nên nếu các nước Tây Âu muốn lợi dụng sức mạnh công nghiệp của Séc để gia tăng sức mạnh trong liên minh quân sự Tiệp Khắc – Anh – Pháp cũng rất khó khăn nếu không muốn nói là không thể. Và có lẽ vì có 1 nền công nghiệp hùng mạnh như vậy cộng với Séc lại sát Đức và cũng có một lực lượng dân Đức khá đông đảo ( 2,7 triệu người chiếm gần 30% dân số Tiệp Khắc thời đó ) sống ở Séc nên Séc đã rơi vào vòng ngắm của Hitler để gia tăng thêm sức mạnh nền công nghiệp quốc phòng của nước Đức phát xít.

Xét về ý đồ của Anh – Pháp khi bỏ rơi Tiệp Khắc, nếu so sánh việc Đức chiếm Tiệp Khắc sau đó tiếp tục tiến quân về phía Đông mà không đe dọa các nước Tây Âu thì quả là lợi to, Anh Pháp có thêm thời gian chuẩn bị cho chiến tranh, trong khi mất Tiệp Khắc cũng chỉ là mở cửa mời phát xít Đức tấn công sang phía Đông, nơi mà trong quá khứ các cuộc chiến xâm lược Nga thường chuốc lấy thất bại, có thể vì thế nước Đức sẽ suy yếu, và Anh Pháp sẽ dễ dàng ngư ông đắc lợi?. Như vậy vị thế Địa chính trị của Tiệp Khắc trong thế chiến thứ II đã không đủ sức mạnh để Anh Pháp cân nhắc việc bỏ rơi Tiệp Khắc cho phát xít Đức chiếm đóng từ những ngày đầu thế chiến II. Việc “phản bội” dân tộc Séc đã là một trong những lý do chính khiến dân tộc Séc ngả sang phía Đông theo Liên Xô, giúp cho Đảng CS Tiệp Khắc chiến thắng trong bầu cử, đưa Tiệp Khắc trở thành một nước trong khối Warzsawa.

Trong thời chiến tranh lạnh, khi “biên giới” phe XHCN với các nước Tây Âu đã chuyển sang biên giới giữa Đông Đức  – Tây Đức, Tiệp Khắc lại “lọt thỏm” trong lòng các nước XHCN Đông Âu. Sau chiến tranh thế giới thứ II, việc hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau bằng cuộc chiến tranh lạnh diễn ra lúc mạnh, lúc yếu, lúc nghiệng bên này, lúc ngả bên kia. Khái niệm các quốc gia của từng khối có vẻ “mờ nhạt” so với khái niệm khối như một thực thể thống nhất, hùng mạnh. Việc Séc, hay Hung hay Ba Lan … xét về yếu tố địa chính trị - như những miếng “da báo” chuyển màu trong lòng một khối XHCN là khó có thể chấp nhận được cho tất cả các nước còn lại cho dù sự “chuyển màu” phát xuất từ nội tại đảng CS cầm quyền hay từ ý chí của đa số dân chúng, tất nhiên việc “khó hay dễ” chấp nhận còn phụ thuộc vào 2 yếu tố còn lại: Nhân hòa, Thiên thời …. 
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #56 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2013, 06:03:47 pm »

...
Về Nhân hòa: dưới góc độ lịch sử, dân tộc Séc tuy là dân tộc nhỏ, trong suốt thời kỳ phong kiến thường ở thế phụ thuộc, lú đế chế này, lúc đế chế khác, nhưng không phải họ không có những anh tài đáng mặt! Có rất nhiều quân vương Séc giữ trọng trách hoàng đế của cả 1 đế quốc rộng lớn như các hoàng đế Váslav hay Karel IV khi lịch sử dưới thời trị vì của các hoàng đế này được lưu danh như một trong những oanh liệt lẫy lừng của lịch sử dân tộc Séc. Vì là một dân tộc nhỏ nhưng lại “sở hữu” những trang sử  cũng không kém lẫy lừng, khiến lòng tự hào của dân tộc Séc rất cao, một minh chứng cho lòng tự hào đó có thể thấy qua bản thân bài Quốc ca của Séc: Kde domov můj – Đâu là Quê hương tôi, một bài quốc ca có ca từ lẫn giai điệu hết sức mượt mà, sâu lắng:

Kde domov můj,
kde domov můj.
Voda hučí po lučinách,
bory šumí po skalinách,
v sadě skví se jara květ,
zemský ráj to na pohled!
A to je ta krásná země,
země česká, domov můj,
země česká, domov můj!

Tạm dịch:

Nơi đâu – Quê hương tôi.
Nơi đâu – Tổ quốc tôi.
Những dòng nước róc rách chảy qua những cánh đồng cỏ,
Tiếng thông vi vu sau những vách đá,
Trong vườn đua nở những mùa xuân của hoa,
Thật là một thiên đường trên mặt đất!
Và miền nước đó thật tuyệt đẹp,
Đất nước Séc, quê hương tôi,
Đất nước Séc, Tổ quốc tôi!

Mặt khác dân tộc Séc là một dân tộc yêu hòa bình, được sống trong cái nôi dân chủ của châu Âu ngay từ những ngày đầu thành lập nước, nên cách ứng xử của dân tộc Séc cũng dựa trên nền tảng dân chủ, thể hiện quan điểm trên nguyên tắc nghị trường, không trên nòng súng, yêu ghét rõ ràng, nhưng không thù hằn, thanh trừng tàn bạo. Bởi vậy sau sự kiện 29 tháng 9 năm 1938, Hiệp ước München giữa Anh – Pháp và Đức, thế giới phương Tây mất điểm trong con mắt của dân Séc, cộng với công lao to lớn của Hồng quân LX đã giải phóng phần lớn lãnh thổ Tiệp Khắc nên quan điểm ngả theo những người cộng sản đã đưa Đảng CS Tiệp Khắc lên nắm quyền thông qua bầu cử 2.1948 và xây dựng nước Tiệp Khắc XHCN.

Ngay cả khi CM Nhung nổ ra, đứng trước quyết định “có tắm máu” cuộc CM này không? Cuối cùng ĐCS Tiệp Khắc đã quyết định theo đúng truyền thống của dân tộc Séc và thắng lợi của CM Nhung năm 1989 đưa những đối thủ chính trị từng bị cầm tù, lên nắm quyền, nhưng trên lãnh thổ Tiệp Khắc không hề có bắn giết, trả thù, thanh trừng các đảng viên cộng sản, rồi cuộc chia tay “êm ấm” giữa Séc và Slovakia, chấm dứt 74 năm liên bang cũng diễn ra trong hòa bình, …   Tất cả các minh chứng tôi chỉ muốn chứng minh tính cách nhân đạo và luôn hướng đến tính nhân đạo, nhân bản ; Và cuối cùng, việc Váslav Havel, người sở hữu tính cách của một nhà văn, một nhà nhân quyền nhiều hơn tính cách một chính trị gia , được bầu làm tổng thống trong giai đoạn vô cùng nhạy cảm sau cuộc CM Nhung cho thấy rõ tính cách của dân tộc Séc…
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #57 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2013, 11:15:06 pm »



...cuộc chia tay “êm ấm” giữa Séc và Slovakia, chấm dứt 74 năm liên bang cũng diễn ra trong hòa bình, …
Người dân Tiệp Khắc thật may mắn khi "chia tay hoàng hôn" mà không rơi vào cảnh tao loạn như người láng giềng Nam Tư của họ.
Tôi hoàn toàn nhất trí với bác rằng dân tộc Séc là một dân tộc yêu hòa bình nên họ chia tay...rất chi là văn hóa Grin (rất tiếc chưa được nghe bác kể về sự "hôn phối" của 2 nước Cộng hòa này). Tuy nhiên, cá nhân tôi có suy nghĩ rằng người châu Âu vốn duy lý, vì sao những chính trị gia ở CH Séc lại dễ dàng thống nhất với nhau để CH Xlovakia "ra đi đầu không ngoảnh lại" như vậy? Tất nhiên là có nhiều lý do, nhưng...phân chia tài sản sau ly hôn cũng quan trọng lắm Grin

Như ở phần trước bác đã nói, Tiệp Khắc là 1 Quốc gia không được thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên khoáng sản ngoài than ra chẳng còn gì. Họ giàu có nhờ có 1 nền công nghiệp phát triển, mà cơ sở của nền công nghiệp đó theo tôi được biết lại chủ yếu nằm trên lãnh thổ Sec. Còn phần của Xlovakia, chủ yếu là về nông nghiệp, lâm nghiệp. Tách ra, GDP của Sec chắc chắn cao hơn Xlovakia rùi. Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #58 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2013, 09:52:37 am »



...cuộc chia tay “êm ấm” giữa Séc và Slovakia, chấm dứt 74 năm liên bang cũng diễn ra trong hòa bình, …
Người dân Tiệp Khắc thật may mắn khi "chia tay hoàng hôn" mà không rơi vào cảnh tao loạn như người láng giềng Nam Tư của họ.
Tôi hoàn toàn nhất trí với bác rằng dân tộc Séc là một dân tộc yêu hòa bình nên họ chia tay...rất chi là văn hóa Grin (rất tiếc chưa được nghe bác kể về sự "hôn phối" của 2 nước Cộng hòa này). Tuy nhiên, cá nhân tôi có suy nghĩ rằng người châu Âu vốn duy lý, vì sao những chính trị gia ở CH Séc lại dễ dàng thống nhất với nhau để CH Xlovakia "ra đi đầu không ngoảnh lại" như vậy? Tất nhiên là có nhiều lý do, nhưng...phân chia tài sản sau ly hôn cũng quan trọng lắm Grin

Như ở phần trước bác đã nói, Tiệp Khắc là 1 Quốc gia không được thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên khoáng sản ngoài than ra chẳng còn gì. Họ giàu có nhờ có 1 nền công nghiệp phát triển, mà cơ sở của nền công nghiệp đó theo tôi được biết lại chủ yếu nằm trên lãnh thổ Sec. Còn phần của Xlovakia, chủ yếu là về nông nghiệp, lâm nghiệp. Tách ra, GDP của Sec chắc chắn cao hơn Xlovakia rùi. Grin

Đó 1: Thưa Bác: theo em hiểu từ lịch sử Tiệp Khắc: Vốn dĩ từ thời trung cổ, đến khi thành lập nước Tiệp Khắc 28.10.1918, Slovensko và Séc vốn dĩ có thời gian rất dài cùng tồn tại trong 1 vương triều, 1 đế quốc như Đế chế Đại Morava từ năm 830 đến đầu thế kỷ thứ 10, sau đó lại tái hợp trong đế quốc Áo Hung từ 1867, khi đó Séc nằm trong tầm ảnh hưởng của Áo còn Slovensko bị dần sáp nhập vào Vương triều Hungary từ sau khi Đế chế Đại Morava sụp đổ và từ sau năm 1000, Slovensho trở thành một phần của Vương triều Hung, và sau đó là đế chế Áo - Hung cho đến khi đế chế này thua trận trong chiến tranh thế giới I. Năm 1900, Tomáš Masaryk, người sau này trở thành tổng thống Tiệp Khắc đầu tiên đã thành lập Đảng Tiến bộ Séc. Ý tưởng về một quốc gia kết hợp giữa hai dân tộc Séc và Slovakia bắt đầu được hình thành. Về văn hóa, cả Séc và Slovensko đều là dân Slavo, có tiếng nói tương đồng nhất, gần gũi nhất, người Séc và Slovensko ai nói tiếng nấy nhưng đều hiểu ngôn ngữ của nhau, từ ngữ đa phần giống nhau chỉ khác cách phát âm của tiếng Slovensko mềm hơn tiếng Séc.

Đỏ 2: Theo em nghĩ, ngay cả khi thành lập nước Tiệp Khắc năm 1918, bản thân cả 2 dân tộc Séc và Slovak đều không thể quyết định "số phận" của mình vì vốn dĩ đó là 2 dân tộc nhỏ, thời gian bị đô hộ, bị phụ thuộc nhiều. Thế chiến II bùng nổ, Séc bị Đức đô hộ, còn Slovensko dưới sự lãnh đạo của Jozef Tiso, đã ly khai khỏi cộng hòa Séc, thành lập nước Slovensko độc lập và ủng hộ phát xít Đức nên được tự do hơn so với Séc, và khi chiến tranh kết thúc, Tiso bị treo cổ, đương nhiên sự độc lập của nhà nước Slovensko của ông ta cũng chấm dứt, Slovensko "lại phải" quay lại liên bang Tiệp Khắc. Trong suốt thời kỳ Liên Bang CHXHCN Tiệp Khắc, dân Slovensko luôn bị dân Séc coi thường vì là dân nông nghiệp, dân kém phát triển như bác đã biết, và chính thái độ kỳ thị này cũng hiện diện ngay trong tư tưởng của lãnh đạo cao nhất thời 50, 60 tại Tiệp Khắc:  Antonín Novotný, đã trở thành một trong những lý do khiến ông phải từ chức để Alexander Dubček - một người Slovák - lên thay ( người sau này phản đối sự chấm dứt liên bang Tiệp Khắc năm 1992 ) và ủng hộ "mùa xuân Praha" năm 1968. Sau CM Nhung, "thời cơ ly khai" là quá rõ ràng khi lãnh đạo của Slovensko là Vladimír Mečiar, một chính trị gia theo đường lối dân tộc, vả lại dân Séc luôn cho rằng họ "nghèo đi" cũng một phần vì phải "cõng" Slovensko ..., trước đây ly khai khó khăn vì còn phải ngó mặt các ông lớn, nay thì "tự do" rồi, chả ai can thiệp, nên chả có lý do gì mà không ly khai. Ngày đó sự kiện thỉnh thoảng được gọi là sự Ly hôn Nhung  Grin...  
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #59 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2013, 10:09:55 am »

   Đọc đến đây em chợt nghĩ mình mải mê chuyện bàn là dép tông quá mà không để ý bác Thanh học khoa gì. thế có chết em không !  Grin Bác phân tích lịch sử , địa lý chính trị hiện đại của cộng hòa Séc hay không kém giáo sư nghiên cứu sử Đảng nói về Đảng cả  Cheesy !

  Thôi em lại kiếm đôi dép lào lót ngồi chờ bác viết tiếp. Thỉnh thoảng chẳng qua em còm tý để bác biết em cũng rất say môn này và theo dõi chuyện của bác đấy nhé !

 
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM