Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 10:04:00 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương (Phần 2)  (Đọc 286686 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #490 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2014, 06:50:37 pm »

Phải nói rằng hè 1991 là kỳ hè “bỏ nhà đi hoang” dài nhất của tôi ngoài dự tính vì từ chuyến “thăm” lần thứ nhất cùng với anh M. tôi không nghĩ rằng mình sẽ quay lại Mochov lần hai theo lời mời của chị em đoàn Mochov và “ăn dầm ở dề” cả tuần trước khi trở về để nhập học năm cuối. Tất nhiên trong dịp hè đó tôi cũng đáp lễ nhóm chị L. bằng việc mời cả nhóm lên thăm nơi ăn chốn ở và chốn học hành của tôi sau khi có chuyến lang thang Praha … Năm cuối cùng, nhanh thật cuối cùng cũng phải đối mặt với nó để “khép” lại việc học và ra đời kiếm sống, như tôi đã thưa: tôi không có mộng chuyển tiếp nghiên cứu sinh vì khả năng tôi chưa tới, chỉ mong đạt kết quả tốt nhất có thể, nếu có được cái bằng đỏ thì quá tốt, không có thì … “xin lỗi, “con” đã cố gắng hết sức!” Tôi sẽ thưa như vậy khi báo cáo việc học với gia đình tôi. Năm cuối cùng ngoài những việc thường kỳ như mọi năm: đăng ký môn học, tôi sẽ phải đối mặt với 1 quyết định lớn như tất cả sinh viên năm cuối chương trình đại học: chọn đề tài để viết luận án tốt nghiệp. Có thể nói năm thứ 4 của tôi khá mệt vì năm cuối này chúng tôi vẫn phải nhai 9 môn, trong đó có 8 môn phải thi. Thông thường những năm trước, năm cuối số lượng môn sẽ ít đi để dành thời gian cho làm luận án và thi tốt nghiệp. Kỳ thi tốt nghiệp sẽ tiếp sau kỳ thi HKII của năm cuối, kỳ tốt nghiệp có tổng cộng 4 môn và bảo vệ luận án tốt nghiệp là 5. Kỳ thi tốt nghiệp ở Tiệp thường chỉ sau thi HK cuối khoảng 1 tháng đâu đó trong tháng 6 và nếu tốt nghiệp thì tháng 7 hay 8 là nhận bằng và kết thúc nhưng cũng có một điều lạ: nếu sinh viên chưa kịp chuẩn bị để thi thì có quyền xin lùi lại ( hình như ) 6 tháng, nhưng chỉ lùi duy nhất 1 lần và nếu rớt năm sau thi lại có lẽ do 2 kỳ thi gần nhau và khối lượng môn thi tốt nghiệp cũng lớn nên mới có đặc ân như vậy chăng ?. 

Việc học năm cuối chính vì kỳ thi tốt nghiệp nên cũng căng hơn, ngoài việc học những môn cuối cùng như hàng năm tôi còn phải đối diện với lịch thi quái đản khi HKI chỉ thi có 3 môn, trong khi đó HK cuối thi 5 môn và 1 tháng sau nữa là 5 môn thi tốt nghiệp ( ĐH Tiệp gọi là: kỳ thi tốt nghiệp cấp quốc gia – Státní závěrečná zkouška ) như vậy trong HK cuối 10 môn thi tôi sẽ phải đối diện. Chính kiểu xếp như vậy khiến tôi phải học thi cho HK cuối ngay những lúc có thể kể cả tận dụng tối đa thời gian HK I. Tuy vậy phải thú thật tôi cũng chẳng tận dụng được nhiều lắm vì cảm giác bị chi phối bởi các môn HKI, ngoài ra vì chưa đối mặt với “cao trào” nên guồng máy vẫn chưa chịu hoạt động tối đa. Kết quả HKI với 3 môn thi tôi đạt 2 điếm 1 và 1 điểm 2, thôi thì cũng ổn vì số điểm 1 vẫn nhỉnh hơn số điểm 2 để làm vốn bước vào học hỳ cuối. Bước vào học kỳ cuối, việc lớn nhất đối với tôi là chọn đề tài để viết luận án. Rất may cho tôi được ông trưởng khoa trực tiếp hướng dẫn viết luận án, vui chả được bao lâu trong một lần hướng dẫn ông cho biết: trên danh nghĩa ông vẫn là giáo viên hướng dẫn chính, nhưng do quá bận nên việc hướng dẫn chủ yếu sẽ do giảng viên trợ lý của ổng hướng dẫn, đúng là niềm vui dài chẳng đầy gang, tôi chỉ biết đồng ý miễn ý kiến. Phần quan trọng nhất của đề án luận văn tốt nghiệp là phần định hướng cho người viết lựa chọn hướng đi của mình, thông thường sinh viên thường chọn phương án liên hệ với một nhà máy, xí nghiệp nào đó để xin thực tập, sau đó tập hợp số liệu phân tích, đưa ra các giải pháp ABCD … và xong luận án. Viết luận án theo hướng này rất dễ vì trong thư viện trường đầy những luận án của các anh chị đi trước đã viết, chỉ cần mượn về, nhân bản nó bằng cách đổi tên doanh nghiệp kèm số liệu của nó, thêm một chút phân tích đánh giá và đề xuất giải pháp theo các chỉ số của doanh nghiệp. Đa số sinh viên chọn con đường này và theo như thầy hướng dẫn: một luận án theo hướng này nếu không có những “đột phá” mà chỉ toàn hao hao, giống giống như đề án ABCD nào đó thì sinh viên cầm chắc kết quả trung bình...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #491 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2014, 09:59:24 am »

Ngoài phương án trên, thầy trưởng khoa cũng mở một hướng: nghiên cứu thuần túy lý thuyết mô hình kinh tế: Decentralizace  - Quá trình mở rộng quyền tự chủ cho các Xí nghiệp, một quá trình ngược với quá trình tập trung hóa cao độ vốn thấy trong nền kinh tế bao cấp của hệ thống XHCN trước kia nói chung và Đông Âu nói riêng, khi quá trình phân cấp, phân quyền tự chủ này vốn dĩ cũng đã được áp dụng trong quá trình cải cách nền kinh tế Tiệp Khắc trước đây nhưng chưa thật triệt để, chưa thật mạnh mẽ khiến biến cải cách thành nửa vời và kết cục như ta đã biết. Thú thật khi nghe thầy trưởng khoa hướng cho tôi theo ý tưởng này, tôi đã quyết định ngay là sẽ chọn hướng đi này vì 2 lẽ: lý do lớn nhất: nghiên cứu này cũng rất phù hợp với quá trình đổi mới nền kinh tế đang diễn ra ở Việt Nam khi các xí nghiệp nhà nước được tăng quyền tự chủ trong hoạt động SXKD, chủ động lên kế hoạch sản phẩm, tìm kiếm thị trường trong nước và hướng ra thị trường quốc tế đồng thời nhà nước đang giảm dần bao cấp, hướng đến nền kinh tế thị trường trong giai đoạn đó… tóm lại: rất phù hợp! Lý do thứ 2 tuy chỉ là phụ nhưng cũng góp phần giúp tôi nghiêng hẳn qua phương án nghiên cứu lý thuyết: việc xin thực tập trong các XN giai đoạn đó vốn dĩ không hề đơn giản, mặt khác khả năng tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp không hề dễ dàng như trước Cách mạng Nhung 1989 do các xí nghiệp đang chuyển mạnh qua nền kinh tế thị trường thông qua quá trình tư nhân hóa. Hoạt động SXKD là bí mật của doanh nghiệp không thể tiếp cận vì ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của họ trước đối thủ, họ chỉ cho phép tiếp cận các thông tin không còn bí mật nữa, mà những thông tin đó phần lớn đều trước cách mạng nên phần lớn là vô ích, sinh viên đa phần phải “xào nấu” thông tin và các thầy cô hướng dẫn biết rất rõ điều đó nên như đã nói đánh giá không cao những luận văn này nếu không có đột phá!.

Sau khi chấp nhận định hướng của luận văn cũng là lúc thầy trưởng khoa giao tôi cho thầy trợ lý, một chút lo lắng ban đầu, tuy nhiên sau này tôi mới thấy những lo lắng của tôi là quá thừa vì thầy trợ lý đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi quá nhiệt tình. Thầy chuẩn bị trước cho tôi quyển: The structuring of organizations của tác giả Henry Mintzberg, một quyển hoàn toàn viết bằng tiếng Anh. Tuy vãi mổ hôi hột vì tiếng Anh của tôi lúc đó quá yếu nay phải đọc, hiểu, lựa chọn thông tin hữu ích cho luận văn … hỏi làm sao không hãi?. Ngoài ra tôi sẽ phải bám theo chủ đề để tìm thêm tài liệu phù hợp, tất nhiên thầy trợ lý cũng giúp tôi khá nhiều khi cung cấp cho tôi các tác giả, thậm chí tên các bài viết để tôi “truy tìm”. Quỹ thời gian cho hoàn tất luận văn được chấp thuận cho bảo vệ là 3 tháng: từ đầu tháng 3 đến hết tháng 5.1991 sau đó tháng 6 sẽ bảo vệ trong kỳ thi tốt nghiệp. Khoảng thời gian 3 tháng đó được chia thành 3 phần: Tháng đầu: tìm tài liệu, xây dựng cấu trúc của luận văn. Tháng tiếp theo: Viết theo cấu trúc đã được thầy hướng dẫn duyệt. Tháng cuối cùng: chỉnh sửa, hoàn chỉnh, duyệt bởi thầy hướng dẫn, in ấn và đóng thành 4 quyển và nộp về khoa là xong … giai đoạn viết. Dựa trên list tài liệu cần tham khảo tôi bắt đầu giai đoạn tìm kiếm, đọc hiểu và suy nghĩ để xây dựng cấu trúc của luận văn, đây là công việc theo quan điểm của tôi là quan trọng nhất, nếu xây dựng được một cấu trúc tốt sẽ giúp việc viết, tìm kiếm, bổ sung thông tin sẽ thuận tiện hơn rất nhiều. Tuy ngày đó chưa tiếp cận với phương pháp Mind map nổi tiếng, nhưng cách suy nghĩ logic hướng từ mục tiêu chính của quá trình Decentralizace hướng ra giúp tôi xây dựng xong cấu trúc của luận án và trình thầy hướng dẫn đúng kỳ hạn, được thầy đánh giá cao. Có lẽ cảm nhận đầu tiên của thầy hướng dẫn về tôi là khá tốt khi đánh giá tích cực cấu trúc luận án của tôi, điều này giúp tôi khá nhiều trong giai đoạn viết luận án sau đó...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #492 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2014, 07:57:23 am »

Cấu trúc luận văn đã được duyệt, một phần ba luận văn đã xong, tôi bắt tay vào viết. Việc viết chi tiết do đã được chuẩn bị về tài liệu nên cũng trơn tru, khó khăn duy nhất của tôi là nghiên cứu quyển của Mintzberg và dịch sang tiếng Tiệp những phần đã lựa chọn để đưa vào luận văn, khổ nỗi tiếng Anh của tôi lúc đó quá tệ, do năm 3 mới học, thêm nữa năng khiếu ngoại ngữ “hạn hẹp” nên khiến tôi phải mò mẫm, dịch được phần nào tôi phải nhờ thầy kiểm tra lại xem có ổn không, có trệch hướng về ý nghĩa không, tôi sợ nhất về điều đó khi diễn tả ý tứ của mình thông qua việc dịch từ một ngoại ngữ mình còn yếu sang một ngoại ngữ khác. Cứ như kiến tha lâu đầy tổ, cuối cùng tôi cũng hoàn thành phần dịch, nhìn chung cũng không quá tệ do được thầy góp ý, tất nhiên thầy tôi không sửa những gì ngoài góc độ ngữ pháp liên thông từ Anh sang Tiệp. Sau khi có bản thảo hoàn chỉnh, sinh viên viết luận văn phải trình toàn bộ lần cuối cho giáo viên hướng dẫn và khi đã được chấp nhận, công đoàn cuối cùng là đánh máy vào vi tính và mang đi in ấn, đóng thành sách. Tôi nhớ mãi cảm giác “tận dụng” computer ngày đó trong việc viết luận văn, hầu như tất cả luận văn từ bản thảo đến bản duyệt chúng tôi đều phải đánh máy ( có người viết tay toàn bộ ), ngày ấy cũng đã có sử dụng computer cho viết văn bản nhưng muốn viết phải lên phòng máy tính và tất nhiên phải đăng ký trước do cầu lớn hơn cung. Viết được đoạn nào lại save vào đĩa, và cuối cùng công đoạn khổ nhất là ngồi chờ cái máy in kim chạy từng dòng để in, nhưng không phải một lần chạy là được 1 dòng mà phải nhiều lần chạy qua chạy lại mới hoàn tất 1 dòng nên tha hồ mà ngồi chờ khi thời gian in 1 trang A4 cũng cỡ không dưới nửa tiếng. Để hoàn thành toàn bộ cỡ gần 300 trang in cho 4 quyển thì tôi phải đăng ký mấy lần chiếm dụng máy tính, mỗi lần không dưới nửa ngày để hoàn tất và mang đi thuê đóng quyển nộp khoa.

Và “em” nó đây, đáng lẽ về phải nộp, nhưng chả ai “thèm hỏi” nên tôi giữ mãi em nó bên mình, âu cũng là kỷ niệm…    

Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #493 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2014, 07:30:35 am »

Đúng là năm cuối, tôi có cảm giác thời gian đang lăn xuống dốc, hết học kỳ I, sang học kỳ cuối, hết vật lộn với luận văn tốt nghiệp lại sang chuẩn bị bài vở cho 5 môn thi cuối kỳ, tiếp theo là kỳ thi tốt nghiệp quốc gia cũng với 5 môn – 4 môn chuyên nghành và bảo vệ luận án, nhìn qua nhìn lại thấy thi cử đến liền liền chóng hết cả mặt. Một thực tế phải đề cập đến trong những năm trước cách mạng Nhung: sinh viên năm cuối khi thi tốt nghiệp xong, nhận bằng và chừng hơn tháng là ra sân bay về nước. Do vậy cũng có nhiều mánh lới của một số sinh viên nhằm kéo dài thời gian, dài chừng nào tốt chừng nấy, chậm về nước chừng nào hay chừng nấy, như: cố tình thi rớt, hay hoãn thi tốt nghiệp thêm 6 tháng … để chạy xuất ở lại như đã đề cập. Tuy nhiên sau cách mạng Nhung cũng như hệ thống XHCN Đông Âu sụp đổ, trong nước gặp nhiều khó khăn, nhất là công việc cho sinh viên tốt nghiệp về nước. Nếu trước đây các kỳ họp hàng năm với các đơn vị sinh viên các bác, các chú Sứ thường động viên sinh viên, nghiên cứu sinh tốt nghiệp về nước đúng thời hạn, thi nay tất cả đã thay đổi, câu chúng tôi thường nghe từ các bác, các chú là: chưa vội về nước, về là thất nghiệp, là tăng thêm khó khăn cho đất nước, phải ở lại Tiệp, lo được kế sinh nhai, tạo điều kiện tốt nhất để lo cho tương lai gia đình khi về Việt Nam là … Yêu nước! Và các bác các chú Sứ sẵn sàng tạo điều kiện cho sinh viên, nghiên cứu sinh tốt nghiệp tìm kiếm việc làm ổn định cuộc sống trên đất Tiệp như: xác nhận tất cả các giấy tờ cần thiết, kéo dài thời hạn hộ chiếu … nhưng với điều kiện chỉ cho những người đã hoàn thành nhiệm vụ học tập. Và như vậy nỗi lo xách va ly lép kẹp về nước coi như được loại bỏ, điều này cũng giúp sinh viên chúng tôi ổn định tâm lý tốt hơn để bước vào kỳ thi tốt nghiệp, đồng thời cũng khuyến khích sinh viên chúng tôi mau mau tốt nghiệp, ai đủ điều kiện thì học tiếp, ai không đủ thì bước ra đời mưu sinh.

Tính đến hết HKI năm cuối, điểm trung bình của tôi 1.38, như vậy vẫn dưới 1.5 theo đúng kỳ vọng của tôi, dù tôi không còn hy vọng nhận bằng đỏ do bị dính 1 điểm 3 ( điểm trung bình ) ở môn Anh cuối năm 3, sự việc ngoài dự tính của tôi do sự thay đổi cách đánh giá của bộ GD TK sau cách mạng. Bước vào học kỳ cuối, quỹ thời gian ngắn vì chúng tôi thi và hoàn tất vào tháng 4.1992 để sau đó tháng 6.1992 sẽ thi tốt nghiệp quốc gia, như vậy chỉ có 2 tháng cho vừa kết thúc môn vừa ôn, vừa thi 5 môn, sau đó là 5 môn quan trọng nhất trong kỳ thi quốc gia. Có lẽ cũng chính vì thời gian eo hẹp nên học kỳ cuối của tôi có thể nói là học kỳ tệ nhất trong 8 học kỳ học tại trường, với 5 môn thi tôi “lãnh” 4 điểm 2, chỉ duy nhất 1 điểm 1, kéo điểm trung bình của tôi đang từ 1.38 “leo một lèo” lên 1.45. thật buồn. Tuy vậy cũng chẳng có thời gian để buồn lâu vì tôi lại bị cuốn vào kỳ thi quốc gia mà tôi đã đăng ký vào tháng 6 năm ấy. Một tình tiết nhỏ: năm ấy trong 3 anh em học cùng lớp, 2 cậu em Ng. và Đ. hoãn thi thêm 6 tháng, chỉ có duy nhất tôi thi trong đợt đó. Cũng trong chuyện ôn thi tốt nghiệp, sau khi thi xong học kỳ cuối, chúng tôi được nghỉ dài ở nhà để bắt đầu ôn thi tốt nghiệp. Vì kỳ ôn thi này lại dính dáng đến đoàn Mochov nên tôi xin tạm gác chuyện học thi để chuyển “làn” chút xíu. Sau lần thăm Mochov theo lời mời của chị L., tôi đã trở thành người “thân” của cả đoàn, đơn giản chỉ vì nhờ cái “tiếng dài” của tôi được chị em trong đoàn khi ấy nhờ vả tối đa và tôi thì chả có gì ngoài cái vốn tiếng nên cũng vui vẻ mà giúp đỡ. Việc giúp đỡ vô cùng đa dạng, lúc đầu chỉ là phiên dịch bất đắc dĩ giữa bà quét dọn KTX với chị em trong đoàn, rồi những lúc qua nhà máy xin phép dùm chị em nghỉ phép, thậm chí đưa chị em đi khám bệnh … và mật độ xuất hiện ở Mochov của tôi vì vậy mà bắt đầu “dày đặc” hơn trước...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #494 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2014, 07:18:13 am »

Khi “về” Mochov, tôi vẫn được “sử dụng” căn phòng sát cửa ra vào, vì khi ấy anh T. chưa sang nên tôi vẫn là phiên dịch “bất đắc dĩ” giúp cho chị L. Khi anh T. sang lại tôi được giải phóng khỏi chức vụ bất đắc dĩ, nhưng chỉ vài tháng sau do vợ anh T. mang bầu sắp sanh nên anh T. đã xin chuyển về nơi vợ anh ấy làm việc để chăm sóc vợ con cho tiện và đoàn Mochov lại khuyết chức trưởng đoàn kiêm phiên dịch. Thú thật ngày ấy tôi cũng chẳng suy nghĩ gì về việc sẽ tìm một công việc nào đó sau khi ra trường, ngay cả khi đoàn Mochov khuyết vị trí trưởng đoàn kiêm phiên dịch do thời điểm đó tôi chưa tốt nghiệp. Tôi cũng không hiểu sao khi anh T. nghỉ nhà máy lại không đề xuất lên Sứ quán ta để bổ xung đội trưởng kiêm phiên dịch, có lẽ do chị em ít nhiều cũng có thể giao tiếp? khi công việc đội trưởng thì chị L. lại tạm tiếp quản, hay tại một lý do nào khác khiến họ không cần phải trả lương cho 1 vị trí đội trưởng kiêm phiên dịch vốn dĩ chẳng phải làm gì ngoài việc dịch nếu có việc! Cũng có nhiều bất tiện khi tôi không ở Mochov do khi học tôi không thể nghỉ nên cũng có những việc không thể giúp chị em được, vả lại ngày ấy làm gì có điện thoại di động để a lô, muốn liên lại thường dưới Mochov gọi lên KTX của tôi, mấy bà thường trực nếu thấy sinh viên nào lên phòng thì nhờ nhắn dùm xuống nghe điện thoại, không thì để lại lời nhắn cho tôi. Việc tôi có thể thu xếp hay không cũng không thể báo lại chị em, nếu được ngày giờ đó tôi về, còn không thấy có nghĩa chị em tự lo liệu.

Trong “nhóm thân nhất” của tôi ở Mochov, ngay từ những ngày đầu tiên về Mochov, tôi “ấn tượng” nhất với một giọng nói miền Nam “nhão nhẹt” của N., N. ở cùng phòng với A. và cả 2 cô nương này vẫn thủ thế “phòng không”, N. và A. cùng ăn chung với chị L., thỉnh thoảng có M. nhập bọn. Tài của 2 cô nương này đặc biệt là N. là nấu ăn, khác với các cô miền Bắc, nhóm 4 cô nương bày chuyện nấu nướng liên tục, lúc món này, lúc món khác và phải công nhận đối với thằng ăn đồ tây là chính như tôi thì các món Nam mà các cô trong nhóm nấu vô cùng hợp khẩu vị và những ác cảm ban đầu về những tiếng nhão nhẹt của N. dần dần biến thành thiện cảm, rồi thân thiết, rồi … những gì cần đến nó sẽ đến, tôi và N. dần dần “cảm” nhau, tôi một lần nữa lại “tự cột” vào con đường tình duyên trên đất Tiệp. Tuy nhiên do có những dích dắc khó nói nên chúng tôi chưa thể công khai với mọi người nhất là A. và chị L., nhưng tôi nghĩ lúc đó họ cũng đoán được do N. hay cố tìm cách tách nhóm như làm lệch ca để lên Praha trong những ngày tôi không ở Mochov để gặp tôi dù chỉ là vài tiếng đồng hồ ngắn ngủi. Và từ đó Mochov thành căn nhà thứ 2 của tôi trên đất Tiệp, do cách Praha chỉ hơn 20 km, xe buýt chạy liên tục nên nhảy về Mochov sau đó lại lộn lại Praha rất tiện nên tôi đi về thường xuyên hơn. Kỳ học ôn thi tốt nghiệp tôi khăn gói quả mướp gói sách vở xuống ở luôn dưới Mochov, nhớ lại những kỳ lang thang học thi ở Hrádec, học ở Mochov yên tĩnh hơn nhiều, không có trát đòi hầu bia của mấy ông bạn nhậu, chỉ mình tôi đóng cửa im lìm cạo bài vở nên chất lượng thấy rõ, thỉnh thoảng tôi cũng làm chút công việc phiên dịch nếu có ai trong đoàn cần, cũng nhờ công việc này mà tôi “nghiễm nhiên” có 1 phòng ở đây do nhà máy đồng ý đàng hoàng, ý họ cũng muốn có tôi để giúp cho họ những lúc cần đến phiên dịch...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #495 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2014, 10:19:56 am »

…dần dần biến thành thiện cảm, rồi thân thiết, rồi … những gì cần đến nó sẽ đến, tôi và N. dần dần “cảm” nhau, tôi một lần nữa lại “tự cột” vào con đường tình duyên trên đất Tiệp.”-Thanhh63    

 Phải vậy thôi, cái giống  đàn ông vốn đa tình, đa cảm, trái tim coi vậy mà yếu mềm, nhẹ dạ, không chịu nổi cô đơn, đã say men .... rồi thì:
Anh say rượu ngày mai sẽ tỉnh
Kẻ say tình, mãi không tỉnh đâu em”-Cd


Và lại cũng rất đa mang, biết bao nhiêu cho vừa và cũng biết bao nhiêu là đủ, chẳng thế mà Ông Bà mình kết luận:
Ðàn ông một trăm lá gan
Lá ở cùng vợ, lá toan cùng người”
-Cd
Logged
tamhg1
Thành viên
*
Bài viết: 54


« Trả lời #496 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2014, 02:04:42 pm »

Và lại cũng rất đa mang, biết bao nhiêu cho vừa và cũng biết bao nhiêu là đủ, chẳng thế mà Ông Bà mình kết luận:
“Ðàn ông một trăm lá gan
Lá ở cùng vợ, lá toan cùng người”-Cd (ag1)

Chú AG1 thì giống thanhh63 rồi! rất quách rồi, di đâu các em cũng theo cũng thích. Có lẻ vì vẽ hào hoa, bất cần của mình hay ánh mắt bén như dao lam của những chàng trai kg tuổi, Khuôn mặt các bác luôn chỉ lạc quan giữ mãi tuổi 35. Đúng kg? thế mà ngày xưa thì lại nhát thế, gặp người đẹp người đã run lên, mắc cở; rung động mà chảng thốt nên lời. Bây giờ đi vời các bác thì tớ chỉ vào hàng xách dép thôi! không sao tớ vẫn muốn vậy để ấm hoài tuổi thanh xuân
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #497 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2014, 08:06:37 am »

Và lại cũng rất đa mang, biết bao nhiêu cho vừa và cũng biết bao nhiêu là đủ, chẳng thế mà Ông Bà mình kết luận:
“Ðàn ông một trăm lá gan
Lá ở cùng vợ, lá toan cùng người”-Cd (ag1)

Chú AG1 thì giống thanhh63 rồi! rất quách rồi, di đâu các em cũng theo cũng thích. Có lẻ vì vẽ hào hoa, bất cần của mình hay ánh mắt bén như dao lam của những chàng trai kg tuổi, Khuôn mặt các bác luôn chỉ lạc quan giữ mãi tuổi 35. Đúng kg? thế mà ngày xưa thì lại nhát thế, gặp người đẹp người đã run lên, mắc cở; rung động mà chảng thốt nên lời. Bây giờ đi vời các bác thì tớ chỉ vào hàng xách dép thôi! không sao tớ vẫn muốn vậy để ấm hoài tuổi thanh xuân

Gớm bác tam_hg1 cứ "núp lùm"  Grin

...

(tiếp)
Rồi kỳ thi cuối cùng cũng đến, ngày 11.6.1992 là ngày tôi đăng ký thi tốt nghiệp quốc gia. Khác với các kỳ thi khác trong suốt những năm học tại trường, kỳ thi này gồm 4 môn và bảo vệ luận văn tốt nghiệp, tất cả 5 môn này đều thi một lần trong một ngày duy nhất: 11.6. Các môn chuyên nghành tôi phải thi gồm có: Kinh tế công nghiệp, kinh tế xí nghiệp công nghiệp, kinh tế và quản lý xí nghiệp và lý thuyết kinh tế tổng quát. Trước đó tôi cũng được các anh chị đi trước chuẩn bị cho tâm lý thi vì lần thi này nặng đô hơn và có tính quyết định nên dễ vướng tâm lý. Danh sách sinh viên dự kỳ thi được dán trước phòng thi, cứ theo thứ tự mà “trình diện” hội đồng, bên trong ra sao trước giờ thi thì không biết, nhưng bên ngoài thì ai cũng dúi vào tài liệu, kiểm chứng lại nhửng kiến thức chợt quên hoặc khi có sinh viên vừa hoàn tất thi, đám ngồi chờ bên ngoài như chúng tôi lại nhao nhao xem sinh viên đó vừa “lượm” được những câu hỏi gì? Thầy cô có hỏi thêm những câu gì? Và mọi người lại chúi đầu vào tìm tìm kiếm kiếm, rồi lại đọc ngấu nghiến với hy vọng vớt vát được điều gì tốt điều đó. Cũng giống như những kỳ thi trước sinh viên sẽ bốc câu hỏi, chuẩn bị, rồi lên trả lời, lần này chỉ khác là “lượm” một lèo 4 đề, về chỗ chuẩn bị, chuẩn bị xong thì lên xin phép “được thi”. Khi đến lượt tôi, bước vào phòng, một dãy bàn dài dành cho hội đồng gồm 5 thầy cô, lần lượt bốc đề thi và trở về khu chuẩn bị. Thật ra thời gian cũng khá dư dả để chuẩn bị vì tôi thấy khá nhiều sinh viên trước tôi vẫn “miệt mài” chuẩn bị, chẳng thầy cô nào giục, nên có những sinh viên vào sau nhưng chuẩn bị xong lại “xung phong” lên thi trước, có lẽ những sinh viên đó chắc cũng nhận được điểm cộng từ thầy cô? Giống như những kỳ trước, sau khi thi xong sinh viên sẽ biết ngay kết quả, nhưng cũng có khác biệt do thi nhiều môn, nhưng sau đó do chỉ có một kết quả sau cùng đại diện cho cả 5 môn nên giáo viên phải hội ý và thống nhất điểm thi tốt nghiệp quốc gia và thông báo cho sinh viên trước khi ra khỏi phòng thi.

Phần thi 4 môn của tôi cũng chuẩn bị xong, tôi cũng chẳng có tâm trạng để chờ đợi đến lượt, liếc chưa có ai vào trước mình có dấu hiệu muốn lên trả lời, tôi kết thúc phần chuẩn bị của mình và lên đối diện với hội đồng. Khác với kỳ thi cuối tôi vừa trải qua với kết quả không được tốt lắm, lần thi này tôi cảm thấy tự tin hơn nhiều, có lẽ vì những khích lệ đến từ thầy hướng dẫn của tôi khi thầy thông báo đánh giá của thầy trưởng khoa về luận văn của tôi là rất tốt và có khả năng được điểm xuất sắc ( điểm 1 )  nếu tôi trả lời tốt trong buổi bảo vệ luận văn. Điều này rất quan trọng, điểm luận văn thường có phần chi phối lớn trong kết quả cuối cùng của kỳ thi tốt nghiệp. Bước vào trả lời, những câu hỏi tôi phải trả lời đa phần đều tốt và có thể quyết định được “số phận” và tất nhiên cũng sẽ nhận thêm những câu hỏi của thầy cô trong hội đồng hoặc để làm rõ những gì tôi đã trả lời, còn nếu đã rõ thì thường có thêm một câu hỏi nữa để khẳng định kết quả trước khi sang trả lời môn tiếp theo. Có lẽ do phải thi liền tù tỳ 5 môn một lúc nên số lượng các câu hỏi phụ cũng ít hơn và thời lượng phần lớn được dành cho phần bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Trong phần này câu tôi còn nhớ vì tôi trả lời ro ro: Đại để: Tại sao tôi chọn chủ đề này và nó sẽ giúp gì cho nền kinh tế Việt Nam sau này? Tất nhiên vấn đề này quá nóng hổi và tôi rất tâm đắc, thật ra Việt Nam đã đối mặt với những vấn đề này từ trước 1986 khi những trì trệ, những khó khăn, thiếu thốn … bộc lộ trong nền kinh tế quan liêu, bao cấp đã lên tới cao trào, đỉnh điểm, khiến hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước đã tự “phá rào” tìm hướng đi chủ động hơn trong sản xuất, những dấu hiệu của quá trình phá bỏ độc quyền, phân quyền tự chủ mạnh cho các đơn vị sản xuất nhỏ hơn, không cồng kềnh, nhưng linh hoạt, nhanh chóng trong việc đưa các quyết định của đơn vị vào sản xuất, kinh doanh. Tuy câu trả lời tôi không đề cập đến quá trình tư nhân hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở Tiệp, nhưng nó phù hợp với Việt Nam thời điểm đó và tôi đoán tôi đã đoạt điểm tối đa sau khi giải thích thêm các biểu đồ trong luận văn...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #498 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2014, 09:31:03 pm »

"Gớm bác tam_hg1 cứ "núp lùm"- Thanhh63
Bác Thanhh63 đổ thừa bác Tamhag1! nhưng xuy xét.. ông nào cũng vậy thôi để người ta:
" Đơi người chờ đến bao lâu
Xe hoa em phải lấy chống đó thôi"

Thành thử bi giờ, có mấy cô tận ngoài ấy (Điện Biên, Đại Từ), lặn lội vế tới An Giang, Sài Gòn tìm thăm!!!
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #499 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2014, 09:43:51 am »

"Gớm bác tam_hg1 cứ "núp lùm"- Thanhh63
Bác Thanhh63 đổ thừa bác Tamhag1! nhưng xuy xét.. ông nào cũng vậy thôi để người ta:
" Đơi người chờ đến bao lâu
Xe hoa em phải lấy chống đó thôi"

Thành thử bi giờ, có mấy cô tận ngoài ấy (Điện Biên, Đại Từ), lặn lội vế tới An Giang, Sài Gòn tìm thăm!!!


Đấy là cái "tình" thật trong, thật sáng mới bất chấp đường xá xa xôi, núi sông cách trở để thăm lại nhau, cho nên... cố lên nha bác AG1!  Grin
...

(tiếp)
Kết thúc kỳ thi của tôi, tôi cũng cảm nhận được tính tích cực của các phần thi và trở về chỗ chuẩn bị để đợi kết quả. Không phải chờ lâu tôi nhận kết quả thi tốt nghiệp quốc gia từ hội đồng: Xuất sắc ( 1 điểm ) với các kết quả chi tiết: 4 điểm 1 và 1 điểm 2 của môn kinh tế xí nghiệp công nghiệp. Và kết quả của cả 4 năm học của tôi đạt 1.41, như vậy cũng đạt được kết quả như mong muốn đúng với năng lực của cá nhân tôi. Và sau khi vượt qua kỳ thi này, sau 1 tháng nữa sẽ diễn ra lễ tốt nghiệp, nhận bằng tốt nghiệp, kết thúc 5 năm theo học trên đất Tiệp.

Và đây là "biên bản chấm thi" của hội đồng thi quốc gia của tôi...


Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM