Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 01:39:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương (Phần 2)  (Đọc 286714 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tamhg1
Thành viên
*
Bài viết: 54


« Trả lời #480 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2014, 09:00:02 am »

"...Vậy là tôi lại một lần nữa sống trong tâm trạng mỗi người một nơi và chờ đợi khi một ngày tháng 3.1991 tôi đưa cô ấy ra sân bay Praha, tiễn cô ấy về trước tôi …" thanhh63

Bác Thanhh63; có những mối tình thật đẹp.Ở Bắc Thái là "tiềm năng", chưa dám tỏ tình vì "đời lính chiến đó đây". Ở xứ người thì CM nhung đã làm mất đi cơ hội. Nhưng tính ra Bác vẫn là người hạnh phúc nhất, có gia đình hạnh phúc, có sự nghiệp vững vàng, con cái "đầy đàn". 

ở An Giang cũng có 2 anh lính xuất ngũ lãng mạn như vậy: Đi lính thì chẳng dám làm gì mặc cho các cô liếc mắt đưa tình chờ đợi, đì học thì để cho bạn gái chờ đợi, trốn chở  remorch đi học hoài mà chẳng kết luận chì!, Rồi khi có vợ con thì mới thành đạt. Mấy ông lính QD 3 thật ghê, chuyên môn đánh up thì thua mà dàn trận thì thắng!
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #481 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2014, 07:22:01 pm »

"...Vậy là tôi lại một lần nữa sống trong tâm trạng mỗi người một nơi và chờ đợi khi một ngày tháng 3.1991 tôi đưa cô ấy ra sân bay Praha, tiễn cô ấy về trước tôi …" thanhh63

Bác Thanhh63; có những mối tình thật đẹp.Ở Bắc Thái là "tiềm năng", chưa dám tỏ tình vì "đời lính chiến đó đây". Ở xứ người thì CM nhung đã làm mất đi cơ hội. Nhưng tính ra Bác vẫn là người hạnh phúc nhất, có gia đình hạnh phúc, có sự nghiệp vững vàng, con cái "đầy đàn". 

ở An Giang cũng có 2 anh lính xuất ngũ lãng mạn như vậy: Đi lính thì chẳng dám làm gì mặc cho các cô liếc mắt đưa tình chờ đợi, đì học thì để cho bạn gái chờ đợi, trốn chở  remorch đi học hoài mà chẳng kết luận chì!, Rồi khi có vợ con thì mới thành đạt. Mấy ông lính QD 3 thật ghê, chuyên môn đánh up thì thua mà dàn trận thì thắng!


2 bác An Giang đó có vẻ bí ẩn, nhưng nghe giông giống lão AG quá hả bác tam_hg1?  Grin

Riêng em không dám nhận lời bác ban, mắc cỡ chết, thứ xấu trai, bất tài, thêm vô lễ như iem may mà còn có người hạ cố thương không thì ... ế chắc  Grin
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #482 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2014, 07:42:26 am »

Như tôi đã đề cập trước đó, những ảnh hưởng dài hơi hơn của CM Nhung đến cuộc sống sinh viên nước ngoài chúng tôi còn âm ỉ kéo dài, nó tác động theo nhiều hướng tới cuộc sống của chúng tôi. Trước CM, học bổng hàng tháng của chúng tôi gói gọn trong 800 Kcs, sau bao nhiêu năm ổn định cho dù vật giá ngoài thị trường tư do có xáo trộn, nhưng vì chúng tôi được bao cấp nên nếu vẫn tiếp tục “co kéo” vẫn có thể tồn tại được. Sau CM, bao cấp dần dần biến mất với “tàn dư” nền kinh tế kế hoạch hóa XHCN, thay vào đó là những cơn bão ập vào tới tấp của nền kinh tế thị trường, ấn tượng nhất vẫn là quá trình tư nhân hóa nên kinh tế. Nếu trước kia tất cả mọi thứ hàng hóa đều do các công ty của nhà nước sản xuất, cung ứng, tuy không thiếu nhưng thú thật vẫn thiếu những sự lựa chọn, ví dụ: bạn muốn mua Tivi, có ngay, nhưng chỉ là Tesla, mua xe hơi?  Có ngay: nhưng chỉ là Skoda, ngay cả Lada của LX cũng hiếm … đó là những thứ to tát, còn các thứ nhỏ nhỏ thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày như lương thực, thực phẩm, tất tật vào hết cửa hàng của nhà nước, không thiếu nhưng không phong phú, thiếu sự cạnh tranh nên chẳng thể so sánh về chất lượng… Nay thì: Khắp nơi mọc lên các công ty tư nhân, các cửa hàng tư nhân, chợ búa, buôn bán vỉa hè, tất tật đều có, chúng mọc lên nhanh chóng đến mức ta có cảm giác dân Tiệp chẳng hề lạ lẫm với những thứ đó và nó đã được chuẩn bị từ lâu lắm rồi, bây giờ có dịp là bung bật ra!. Và theo đó là sự tiện lợi ập đến, tuy chưa nhiều nhưng thay đổi thấy rõ, nếu làn sóng tư nhân hóa đẩy các công nhân nước ngoài về nước thì nó cũng mang lại cho xã hội Tiệp sự thay đổi theo hướng tích cực, ngay cả kẻ ít tiền nhất như đám sinh viên chúng tôi cũng cảm thấy và thích thú với sự thay đổi đó. Và môi trường Đại học cũng không ngoại lệ khi ngoài những thay đổi trong chương trình học, chúng tôi cũng được tăng học bổng lên 1000 kcs nhưng phải đóng tiền “thuê” KTX 450 kcs, khoản mà trước CM chúng tôi không phải đóng.

Một thay đổi lớn nữa trong cuộc sống chính trị của xã hội Tiệp Khắc sau khi CM thành công. Sau bầu cử tổng thống lẫn quốc hội, tổng thống Váslav Havel và chủ tịch quốc hội Alexander Dubček được bầu, tên nước đổi từ ČSSR ( liên bang CHXHCN Tiệp Khắc ) thành ČSFR ( Liên bang Séc và Slovak )  rồi ODS thắng trong bầu cử tháng 6.1990 đưa thủ tướng Váslav Klaus lên cầm quyền, một bầu không khí chính trị hoàn toàn tự do với một số lượng đông đảo đảng phái, phong trào chính trị được thành lập, nhưng theo hiến pháp thì chỉ những đảng có trên 5% phiếu bầu mới có chân trong quốc hội, tuy vậy nó cũng tạo điều kiện rất dễ dàng cho việc bày tỏ các quan điểm chính trị của cá nhân. Sau CM, xã hội Tiệp Khắc mở cửa và hội nhập mạnh vào châu Âu, tự do đi lại giữa các nước châu Âu được thông suốt, không còn kiểm soát gắt gao công dân châu Âu vào Tiệp Khắc, tận dụng cơ hội đó, các tổ chức VK đối lập với CP Việt Nam bắt đầu “xuất khẩu CM” vào Tiệp Khắc để lôi kéo, mở rộng ảnh hưởng của họ trong cộng đồng người Việt tại Tiệp Khắc. Họ đến từ Pháp, Đức, thậm chí từ những nơi xa xôi với châu Âu như Mỹ… tôi không có những kết quả đánh giá tầm ảnh hưởng của các tổ chức đó nhưng có một thực tế rằng: nó cũng gây dựng được cơ sở trong lòng giới sinh viên Việt Nam trên khắp Tiệp Khắc, nhưng ồn ào nhất là ở Praha. Tôi không bình luận về lý do các sinh viên tham gia “chính trị” vào thời điểm đó, nhưng trong số đó có cả những người là bạn thân của tôi, cũng từng một thời đi lính như tôi… sau CM họ bỏ bê việc học, lao vào hoạt động chính trị. Họ ồn ào một thời gian sau CM, cũng hội thảo, cũng kiến nghị, cũng ra tạp chí và tổ chức đứng sau họ nghe đâu từ tổ chức VK đối lập ở Pháp, họ hô hào: chuyển lửa về VN với ảo tưởng: thành trì CNXH ở Đông Âu đã sụp thì chẳng chóng thì chầy, chế độ CS ở VN cũng sẽ “sụp” thôi! Huh... nhưng rồi CS ở VN mãi chưa “sụp”, nên từ từ quả bóng đấu tranh xẹp dần, xẹp dần, nhiều “nhà đấu tranh” bỏ đi qua Đức, số còn lại cho đến nay chắc vẫn “duy trì” thay cho hoạt động!...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #483 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2014, 07:24:55 am »

Nhiều chữ quá, thêm 1 chút hình "quá khứ", chụp khi nào tôi quên ghi lại, có lẽ từ 90 -91  Wink

Chụp tại kolej Strahov cùng các bạn đồng hương miền Nam...


Chụp cùng bí thư chi đoàn đơn vị trường Kinh tế Praha, hình như sau khi tổ chức đón Vánoce và Nový rok cho đơn vị...


Chụp tại phòng KTX ...

Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #484 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2014, 10:18:01 am »



Nhìn tấm hình.., sao mà em trai này còn trẻ quá vậy?
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #485 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2014, 07:07:14 pm »



Nhìn tấm hình.., sao mà em trai này còn trẻ quá vậy?

Mấy tấm này được "đủ già" chưa bác  Huh Grin


Chụp cùng ông em đồng hương trước khi hắn bôn ba ...


Cùng ông bạn TS CVUT

Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #486 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2014, 07:51:06 am »

Ồn ào bên ngoài xã hội lúc đầu tưởng chừng bỏ dỡ chuyện học hành xách vali về nước, rồi tác động của chuyện bạn gái tôi phải tạm xa nhau cũng ảnh hưởng phần nào tới chuyện thi cử của năm 3, nhưng rồi tôi cũng được cái năm đầy oan nghiệt đó. Hè năm đó, sau gần 2 năm có đôi có cặp tôi lại lẻ loi một mình lê la hết Hradéc Králové, nơi đám đồng hương Tiền Giang tập trung đông nhất, nhưng năm nay cũng rơi rụng nhiều vì lớp chạy qua Đức, lớp thấy tình hình Tiệp bất ổn nên xin về sớm, rồi xuống Melník, nơi có ông chú của bạn gái tôi đang làm để hỏi thăm tin tức của cô ấy. Thú thật sau khi đưa cô ấy về, tôi có cảm giác như đưa tiếp một cuộc tình nữa vào dĩ vãng, tuy vậy tôi vẫn hy vọng và sau khi viết vài lá cho cô ấy theo địa chỉ gia đình cô ấy đã cho tôi, tôi vẫn chờ đợi thư của cô ấy như đã thỏa thuận và hy vọng rằng mình đã lo hão… nhưng càng chờ, càng đợi thì càng bặt tăm. Rồi một ngày tôi nhận được tin qua đứa bạn thân đang học trên CVUT có người yêu cũng quê Củ Chi làm đoàn nữ gần Hradéc cũng vừa về nước và biết bạn gái tôi vì chúng tôi chơi thân với nhau, cô ấy nhắn rằng: bạn gái tôi về nước cũng có xuống thăm ba má tôi ở Mỹ Tho, rồi sau đó, không biết vì lý do gì cô ấy lại quyết định “thuyền cập bến cũ” và nhắn với tôi đừng “đợi” nữa, khi biết vậy ai không buồn, dù đã linh tính trước, tôi cũng chỉ buông một tiếng thở dài mà thôi! Thú thật, cuộc tình này đi qua chẳng để lại trong tôi chút gì gọi là thật sâu đậm vì vốn dĩ chúng tôi cũng có quá nhiều cách biệt trong suy nghĩ và hành xử khi tôi thuộc dạng tuýp vì bạn thì cô ấy “khá” khép! … nên cũng một đôi lần sảy ra to tiếng, đôi lần tưởng chừng đường ai nấy đi, nhưng tôi vốn dĩ luôn nghĩ rằng: thời gian sẽ giúp cho tình cảm tốt hơn … nhưng tôi lại lầm, có lẽ vì những khác biệt đó cộng với “vị thế” lép kẹp: trai tỉnh như tôi nên cô ấy đã quyết định như vậy chăng?… thôi không nhắc nhiều cho thêm buồn, tôi tiếp tục lên đường tìm vui nơi bạn bè.
 
Hè năm ấy ( 1991 ) phần buồn, phần chán, tôi cũng chẳng thiết đi làm hè như mọi năm, trong một lần xuống Hradéc Králové chơi, biết tôi mới “cồ côi” bồ, mấy anh em trên ấy cứ rủ rê đi hết chỗ này đến chỗ khác cho tôi “hết buồn”. Ừ thì đi! Một lần ừ như vậy, tôi theo anh M. một đồng hương Tiền Giang qua Tiệp từ 81, về Mochov thăm người yêu anh ấy. Cô bé then M. quê Thủ Đức, làm ở đoàn Fruta Mochov, một ngôi làng nhỏ cách Praha chừng hơn 20km, nhỏ tuổi hơn tôi. Gặp M. anh ấy giới thiệu tôi theo kiểu đang bị “mồ côi” bồ, rủ đi chơi kẻo về KTX nằm trèo queo khéo “quẩn” làm liều! Nghe mà hết cả hồn!. Xin kể đôi chút về đoàn công nhân nữ ở làng Mochov này: Đây là một đoàn hỗn hợp cả Nam lẫn Bắc, các cô miền Bắc tôi không nhớ quê , hình như cũng hỗn hợp từ Hải Phòng, Nam Định, Hải Hưng … còn các cô miền Nam tất cả từ TPHCM, nội ngoại thành có cả, nhưng nội thành nhiều hơn. Các cô qua đây từ năm 1988, cũng cùng năm tôi về Praha, sớm hơn đoàn Velim 1 năm. Nhà máy nơi các cô ấy làm chuyên sản xuất đồ hộp: rau quả, thịt đóng hộp. Cũng giống như ở Velim, các cô được bố trí trong 1 ngôi nhà dựng bằng những vật liệu nhẹ, tạm bợ, đặc trưng cho các KTX công nhân Việt Nam, nhà trệt, trải simili lợp tấm lợp Fibro ximăng, bố trí phòng chừng 10m2 cho 3 công nhân nữ ở. Đội trưởng kiêm phiên dịch cho đoàn là 1 anh chàng miền Bắc từng học nghề và làm việc khá lâu ở Tiệp, ngày đầu tiên tôi đến chơi với người yêu anh M. thì anh trưởng đoàn hình như đi phép. Đoàn công nhân nữ này do nằm sát thành phố huyện Čelákovice, cách chừng 4km, nên  anh em công nhân bên thành phố đó làm “rể” ở đoàn này khá nhiều, anh em họ cứ gọi đùa: được xa “hũ nếp”! Anh M. cũng vậy, tuy không ở Čelákovice, nhưng vì hay từ Brno – nơi anh ấy làm - xuống Čelákovice thăm anh em đồng hương như tôi nên cũng lọt luôn “ hũ nếp Mochov”…
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #487 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2014, 07:41:19 am »

Thêm địa chỉ mới: Mochov trong bộ nhớ của tôi những ngày tháng đó  Wink



Khu KTX đoàn nữ công nhân Mochov ở vị trí khoanh, ngày nay chỉ còn khu đất trống đã được quây kín lại... ( chõ chiếc xe đậu )


Ngã tư Mochov, bên trái hướng về Praha, phải về Podebrady, thằng qua Čelákovice, bên phải tấm hình là khu KTX công nhân Mochov...


Tấm này thấy rõ nhất khu KTX công nhân khi xưa ...

Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #488 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2014, 08:02:13 am »

Đi sâu vào chi tiết lần đầu tiên biết được về “chị em”: Thú thật vì là khách của anh M. và M. nên tôi chỉ biết bám lấy anh M. Dù rằng chúng tôi đang “nghỉ”, nhưng chị em vẫn phải đi làm, vậy là khi đến giờ đi làm, trong být trống trơn, hai anh em lủi thủi thức dậy, nấu ăn sáng xong rồi biến qua Čelákovice hay lang thang ngoài làng, đến giờ gần trưa anh M. phải quay về nấu ăn trưa cho bồ đi làm về ăn, tình cảm ghê. Và chỉ những lúc nấu ăn như vậy khu KTX mới náo nhiệt hẳn lên do chị em làm ca chiều tranh thủ nấu ăn để vào ca, thôi thì “dâu, rể”, tiếng Nam lẫn tiếng Bắc chọc ghẹo nhau chí chóe, tuy ồn ào nhưng vui… Buổi chiều M. bồ anh M. thường ăn chung với 1 nhóm 3 cô nương khác cũng từ TPHCM tên chị L., N., Á., nhưng do có khách là thằng tôi và anh M. nên M. phải nấu ăn riêng những ngày có mặt chúng tôi, tuy vậy do anh M. chả lạ chị em nhóm này nên tôi được giới thiệu với mọi người cùng 2 cái mark: sinh viên kinh tế Praha và đang “mồ côi bồ”, giới thiệu xong tôi thì quen rồi, nhưng cả bọn cười ngất! Thật lòng về Mochov cùng anh M. chẳng qua chả biết đi đâu để “đốt” thời gian hè, tôi cũng không ấn tượng gì lớn khi về đây có lẽ vì tôi mới bị “bố đá!”. Tôi ở cùng anh M. khoảng 2, 3 ngày gì đó sau đó kiếm cớ chuồn về Praha vì “chán”!, anh M. còn ở đến cuối tuần mới trở về Brno. Nếu không có một “dấu ấn” nho nhỏ với chi L., khi đó đang tạm quyền phụ trách đoàn do anh Tuân đội trưởng kiêm phiên dịch đang đi phép về Việt Nam, thì có lẽ chị ấy cùng với nhóm N., A., cũng chả có lý do gì để có ấn tượng tốt về tôi. Số là trong đoàn có việc gì đó cần làm việc với lãnh đạo nhà máy, khổ nỗi phiên dịch kiêm đội trưởng đang đi phép nên không có ai để truyền đạt ý muốn của đoàn đến lãnh đạo nhà máy, may sao tôi đang có mặt ở đó cùng anh M., thế là tôi được “mời” để làm phiên dịch giúp chị L. truyền đạt ý kiến đến nhà máy. Nhìn chung việc phiên dịch thành công mỹ mãn đến độ bà trưởng phòng tổ chức của nhà máy sau này vẫn nhắc đến tôi luôn về lần phiên dịch đó, đơn giản chỉ vì cách nói tiếng Tiệp của dân sinh viên chúng tôi Tiệp khá hơn so với dân học nghề hay xù mốc trưởng thành từ các đoàn lao động, vậy là sau này khi có việc gì, bà ấy cứ hỏi: “thằng sinh viên có ở đây không?”… sướng âm ỉ!

Chuồn về Praha tôi lại tiếp tục lang thang và ăn dầm ở dề trên kolej Strahov cùng đám bạn đang làm nghiên cứu sinh tại trường bách khoa CVUT cho hết ngày hết tháng của kỳ nghỉ hè nên có dịp lang thang nào trong dịp này là tôi rất ít khi bỏ lỡ. Trong một lần lên sân bay Praha để tiễn bạn về nước, tôi tình cờ gặp lại nhóm Mochov: Chị L., N., Á., cùng vài người nữa … do cả nhóm cũng lên sân bay để tiễn vài người bạn cùng đoàn xin về nước trước hạn và các cô ấy cùng đi chung chuyến bay về TPHCM cùng với bạn tôi. Đưa tiễn bạn xong, tôi lại nhận được lời mời về Mochov chơi, chị L. biết tôi đang nghỉ hè đế thêm đại ý: nghỉ ở nhà làm gì, xuống Mochov chơi đi. Tôi cũng không rõ lắm động cơ mời tôi về Mochov, chỉ đơn giản là bạn bè rảnh rỗi mời nhau về chơi, như anh em vậy, tôi nhận lời và trên xe buýt về Mochov, chị L. cũng kể cho tôi nghe việc bà trưởng phòng bên nhà máy nhắc đến tôi cùng những bất tiện khi phiên dịch đoàn không có mặt. Tôi nghe và biết vậy, nhưng cũng không khỏi suy nghĩ: đoàn đang thiếu phiên dịch, nếu có chuyện gì thì thật khó cho chị em, thôi thì mình rảnh, vừa đi chơi, vừa giúp gì được thì giúp! Và lần này tôi về lại Mochov với tư cách là bạn chi L. chứ không còn “bám càng” anh M. như lần trước. Chị L. bố trí tôi nghỉ ở 1 căn phòng trống đầu tiên, sát cửa ra vào, đây là “phòng khách” của KTX, lần này do tôi là khách của chị L. nên tôi không ăn chung với M. ( bồ anh M. ) nữa, khổ cho thân tôi khi cứ bị M. nguýt ghẹo ý rằng: qua cầu rút ván!, tất nhiên tôi biết M. chỉ giỡn cho vui, vả lại khi không có anh M. M. ăn chung với nhóm chị L. nên anh em chúng tôi giáp mặt nhau hàng ngày khi tôi “làm khách” ở Mochov.
...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #489 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2014, 08:21:45 am »

Nhờ Panoramio tôi có thể lấy được tấm hình không ảnh rất rõ nét nền nhà KTX nữ công nhân Mochov, rõ đến khuôn viên KTX, đến cái hành lang chạy dọc khu nhà chia khu nhà thành 2 dãy phòng ở, rõ đế từng vách ngăn của từng phòng và tôi có thể nhớ đến gần rõ hết tất cả các "chủ nhân" của các phòng đó ... Khu nền nhà KTX đó nằm phía trên, bên phải tấm hình ...


Hình tiếp theo là ngã ba, một dẫn về khu KTX, một dẫn vào nhà máy, đường còn lại dẫn vào làng mà ngay trên đồi là một nhà thờ duy nhất của làng Mochov...


Bên trái tấm hình là cổng nhà máy ...


Không ảnh toàn bộ nhà máy ... bên trên, phía phải tấm hình là nền nhà xưa khu KTX...


Nhà thờ thánh Sv. Bartoloměj ...

Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM