Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 06:08:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương (Phần 2)  (Đọc 286735 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #470 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2014, 08:12:30 am »

Đoàn công nhân nữ Việt Nam ở Velim cũng đang bị cuốn vào vòng lo lắng mất việc đó. Từ sau CM, họ càng ngày càng phải đối diện với nhiều áp lực hơn, ngoài áp lực công việc tăng lên do bản thân nhà máy cố tình gây sức ép để chị em hoặc là tự xin nghỉ ( trong đoàn đã có một vài cô thuộc nhóm nội thành TPHCM đã xin về nước, vậy là nhà máy lời to, chỉ cần cấp vé máy bay, khỏi đền bù chấm dứt hợp đồng trước hạn ). Chị em ở lại rất mệt mỏi vì nếu để sảy ra lỗi, nhà máy sẽ vin vào đó cắt hợp đồng, mặt khác, mối quan hệ giữa lao động Việt nam và lao động Tiệp – chủ yếu lao động trẻ - càng ngày càng căng thẳng, có yếu tố dân tộc chủ nghĩa, bài ngoại, có yếu tố gây áp lực để nhà máy sớm cắt hợp đồng lao động với công nhân nước Việt Nam. Trong khi đó, sản phẩm của nhà máy là bánh kẹo (kẹo cao su, kẹo dẻo,…), những sản phẩm không phải thiết yếu và cũng chả có gì gọi là đặc sắc nếu không muốn nói là quá kém chất lượng, khi Tiệp Khắc mở cửa và chuyển sang kinh tế thị trường thì đây là một trong những nhà máy phải tư nhân hóa nhanh nhất do sản phẩm của nhà máy không thể cạnh tranh với hàng ngoại nhập nếu không có cuộc đổi mới toàn bộ từ dây chuyền đến sản phẩm. Tất cả những yếu tố trên đã quá rõ cho số phận của các công nhân nữ Việt Nam ở Velim trong đó có cả cô bạn gái của tôi, họ nhận được thông báo chính thức là sẽ kết thúc hợp đồng vào cuối năm 1990, hoặc chậm nhất đầu năm 1991 và cho phép công nhân tự tìm việc trong các nhà máy khác trong thời hạn đến trước deadline, nếu không tìm được việc mới thì nhận đền bù hợp đồng cộng vé máy bay lên đường về nước. Trong tình hình tất cả các nhà máy của Tiệp đang chuyển sang tư nhân hóa thì làm gì có cơ hội để kiếm được việc làm khác, nên cơ hội này coi như là số không. Nhưng khi đó thời thế lại hé lộ một cơ hội khác để “binh”!

Đó là: Đông Đức sụp đổ kèm theo sự sụp đổ của bức tường Berlin và sau đó là sự thống nhất Đông – Tây Đức cho ra đời một nhà nước Đức tư bản thống nhất. Bức tường bắt đầu sụp đổ trong đêm 9.11.1989 khi CM Nhung trên đất Tiệp Khắc còn chưa diễn ra. Bức tường Berlin sụp đổ một mặt do các cuộc biểu tình tuần hành rộng lớn và yêu cầu tự do đi lại trong Đông Đức trước kia, mặt khác là việc “vượt biên” liên tục của một số lớn người dân từ Đông Đức sang Tây Đức đi vòng qua nước ngoài như Hungary rồi qua Áo sau đó vào Tây Đức hay qua Tiệp Khắc từ đầu tháng 11 hoặc qua các đại sứ quán Đức tại các thủ đô của các quốc gia ở Đông Âu. Ngày 22 tháng 12 năm 1989, toàn bộ những cổng ngăn cách giữa bức tường được chính thức mở cửa. Từ 3 tháng 10 năm 1990, Đông Đức sáp nhập vào Cộng hòa Liên bang Đức như ngày nay. Từ khi bức tường Berlin sụp đổ cho đến khi nước Đức tái thống nhất là giai đoạn các làn sóng vượt biên không chỉ của dân Đông Đức mà cả các sắc tộc khác, trong đó có không ít dân Việt từ Đông Đức, Tiệp Khắc và các nước Đông Âu khác qua Tây Đức . Và đó cũng là cứu cánh của không ít người Việt – cả công nhân lẫn sinh viên – và đoàn Velim không ngoại lệ. Lác đác từ đầu năm 1990 đã có chị em vượt biên qua Tây Đức, người đi trót lọt viết thư về chỉ dẫn cho người ở lại tiếp bước lên đường. Có những người ra đi có chia tay, tất nhiên chỉ với những người thân thiết, có những người lấy lý do đi chơi đây đó, đi mãi, đi mãi … không thấy về và mọi người hiểu rằng họ đã vượt biên qua Tây Đức. Trường hợp của cô G. và anh A. bạn tôi là trường hợp như thế, cô bố của anh ấy: cô G. thì tôi không chắc vì cô ấy bị dồn vào “chân tường”, còn anh A., chả ai có thể ngờ anh A. vượt biên qua Tây Đức cả vì anh ấy là người đạo mạo và uy tín nhất trong tập thể lưu học sinh trường kinh tế Praha.
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #471 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2014, 03:37:12 pm »

"Phim hay rửa hình ... tăng giá hay sao mà được nhõn một tấm vậy bác tamhg1 ui.."-Thanhh63
Đơn giản thôi bác vì tụi tui toàn dân nhậu mạnh, đâu biết từ chối, toàn cỡ như vầy:"Mấy lão có hoa cài ngực có lẽ là trong ban tổ chức, mấy lão này ăn cỗ dai lắm, mâm nào cùng sà vào xơi cả, hao cỗ lắm."-Hong..866, đâu mượn cớ bận chụp hình để bỏ vòng, bỏ lượt.. nên hình hơi bị ít.
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #472 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2014, 07:47:55 am »

"Phim hay rửa hình ... tăng giá hay sao mà được nhõn một tấm vậy bác tamhg1 ui.."-Thanhh63
Đơn giản thôi bác vì tụi tui toàn dân nhậu mạnh, đâu biết từ chối, toàn cỡ như vầy:"Mấy lão có hoa cài ngực có lẽ là trong ban tổ chức, mấy lão này ăn cỗ dai lắm, mâm nào cùng sà vào xơi cả, hao cỗ lắm."-Hong..866, đâu mượn cớ bận chụp hình để bỏ vòng, bỏ lượt.. nên hình hơi bị ít.

Biết các bác "bận" vì đô cao nên em tình nguyện phục vụ ghi lại những giây phút "hào hùng" của các bác, chứ sau đó biết khoe với ai? sau này "đô" sụt giá ... cũng có cái mà ca: "ngày đó tao đâu có sài đô ... lẻ  Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes"...  Shocked Huh Vậy mà không bít ơn còn kháy!  Grin
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #473 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2014, 07:53:21 am »

Những công nhân Việt vượt biên qua Tây Đức đầu tiên chịu thiệt thòi khi tự nhiên tạo điều kiện cho nhà máy không phải trả tiền đền bù cắt hợp đồng trước hạn. Cũng có những công nhân nấm ná chờ được tận đến ngày nhà máy cắt hợp đồng, nhận tiền đền bù, thu ghém đồ đạc đóng thùng gửi về Việt Nam đàng hoàng, lận lưng mớ tiền DM rồi mới “lên đường” qua Tây Đức. Những người còn ở lại của đoàn Velim thôi thì chấp nhận số phận cho đến những ngày cuối cùng khi nhà máy đóng cửa chờ chủ mới. Trước khi cô bạn gái của tôi bị cắt hợp đồng lao động, tôi nhớ có một chuyến đi không thể nào quên, chuyến “vượt biên” đầu tiên cũng là cuối cùng ( cho đến nay ) của tôi sang Đức ( lúc đó đã thống nhất ), trong chuyến đi đó có cô bạn gái của tôi đi cùng. Số là tôi có 1 cậu em họ tên L. con người cô ruột, là em nhưng cậu ấy lớn hơn tôi 3 tuổi, từng là CCB F5 chiến đấu ở K, một chút những ngày còn ở lính: năm 1981 tôi về phép, lúc đó L. vừa ra viện và tranh thủ về thăm nhà, chuyến về thăm nhà của cậu ấy cũng là lúc dượng tôi “gỡ” ảnh thờ cậu ấy xuống cùng cái bằng tổ quốc ghi công trả cho cơ quan chức năng, có lẽ cùng là lính nên tôi và cậu ấy rất thân nhau. Sau này khi ra quân, đi làm tiếp ở cơ quan ông bác ruột của chúng tôi, nhờ thế ổng, cậu ấy được đưa đi hợp tác lao động ở Đông Đức cũ và cậu ấy đi nước ngoài sau tôi 1 năm, cậu sống và làm việc gần Berlin. Thật xui, nước Đức thống nhất, cũng giống như bên Tiệp, cậu ấy mất việc, nhận đền bù hợp đồng, thay vì chạy qua tây Đức như bao người, cậu quyết định về nước với vợ con. Tôi nhận thư Expess báo cậu ấy sẽ về nước ngày 18.1.1991 và muốn tôi qua Đức chơi và chia tay với cậu ấy trước khi về nước.
Thư đến trong ngày thứ sáu 15.1, tôi phân vân không biết sử lý ra sao?, hỏi các anh chị trong đơn vị, cuối cùng tôi cũng hoàn thiện hồ sơ xin đi qua Đức ở sứ quán Việt Nam tại Praha, nhưng khổ nỗi lúc đó đã quá muộn để qua sứ quán Đức xin visa nhập cảnh và nếu để có được visa chính thức tôi phải chờ đến sáng thứ 2, 17.1.1991, lúc đó e có qua được Đức cũng không kịp vì 18.1 em tôi sẽ bay về nước. Thật ra tôi muốn đường đường chính chính qua Đức chứ muốn đi chui vốn dĩ tôi biết đường dây của bạn tôi ở TP Dečin, một TP nhỏ nằm sát biên giới với Đức, chuyên đưa người sang Đức. Đi chính thức thì không kịp rồi, tôi buộc lòng phải gọi cho bạn tôi để nhờ vả và rủ hắn sang Đức chơi luôn, khi tàu đi ngang Kolín đó luôn cô bạn gái của tôi đi cùng. Nhờ có bạn tôi dẫn đường, chúng tôi vượt biên an toàn qua đất Đức, đón tàu về Berlin và cuối cùng 3 chúng tôi cũng đến được KTX nơi L. ở. Tôi chỉ lưu lại Berlin 2 ngày 1 đêm, trong thời gian đó L. cũng đưa chúng tôi đi thăm thú Berlin, qua phần phía tây của thành phố trước đây gọi là Tây Đức, thăm 1 cái nhà thờ bị bom sập mất một phần và được người ta giữ lại như một chứng tích chiến tranh thế giới II, thăm cổng nổi tiếng của Berlin: Cổng thành Bradenberg … cũng có chụp một vài tấm hình lưu niệm trên đất Đức. Đến chiều Chủ Nhật thì 3 anh em lại xuôi về Tiệp, lúc đi chả có gì, lúc về khệ nệ khiến chiếc tivi màu Siemens của cậu em cho nên bất tiện vô cùng, nhưng tiếc không đành bỏ lại vì bên Tiệp lúc đó cũng chưa có đồ này. Rồng rắn cuối cùng anh em cũng vào được đất Tiệp. Rạng sáng ngày 17.1.1991, anh em ngồi chờ trong 1 ga nhỏ sát biên giới Tiệp – Đức, chờ tàu về Praha. Đang thiu thiu ngủ gà gật, thì 1 cái khều vai, tỉnh dậy, giật mình, sờ sờ trước mặt là 2 ông cảnh sát Tiệp, súng ống đầy đủ … Chuyện gì vậy? Sau khi hỏi chúng tôi có phải vượt từ Đức về không? Tất nhiên anh em chúng tôi chối! vậy là tất cả được đưa về đồn.
...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
tamhg1
Thành viên
*
Bài viết: 54


« Trả lời #474 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2014, 10:47:23 am »

Bác Thủy làm Phù hiệu đám cưới mà giống Huy chương Chiến sĩ vẽ vang cho đỡ nhớ thời lính ăn cổ cưới "chùa" năm xưa ấy uyên hà mà!

* Bác Hôngc9: Bác đi chiến trường Vi Xuyên về hôm nào, có tham dự Lễ tưởng niệm anh hùng Liệt sĩ hy sinh năm 84 ở Vị Xuyên kg  (12/7/14)?
Kể lại cho anh e CCB  QD3 nghe với! Mấy hôm nay dọc bài trên báo mà dau dáu trong lòng khi nghĩ về Hà Giang những ngày tháng khốc liệt ấy.
Chú Tuấn QD3 đâu rồi, không thấy tăm đâu cả, bi cô nào bắt mất rồi! alo alo
Logged
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #475 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2014, 02:04:57 pm »

“…Vậy mà không bít ơn còn kháy!”-Thanhh63

Oi!!!,  hơi đâu mà bác trách mấy tay bợm.
 Ví như: nhậu mà không có bác thì chúng nhắc, chúng réo gọi…mà có bác rùi, cái ly rượu bác uống mà chừa nhiều hơn phân nửa thì chúng kêu “nước lớn”; Uống quá phân nửa thì chúng kêu uống không chừa ai, “ham ăn hốt uống”…..; Uống, mà trong ly còn rượu thì chúng nói, uống “ kê táng”, uống chừa “long đền”…: Lỡ có đổ rượu, thì chúng trách “cắt cổ không bằng đổ rượu”….;
 Khi chúng rủ bác nhậu mà bác than mệt thì chúng nói có mồi bén lại ăn chơi, khỏi uống; Nhưng nếu bác lại ngồi ăn mà không uống thì chúng nói bác có họ “a quắn” (ăn quá)…, chúng đặt điều, nói ông Trời sai Thiên Lôi xuống đánh mấy thằng "phá mồi"..;
Nói về mấy thằng bợm thì…. ôi thôi! Nói sao cho hết…
Túm lại: như ông bà có nói:
“Uống rượu ăn nói cù cưa
Chuyện có một chút
Mà hết cả buổi trưa cằn nhằn”


Logged
tuan_qd3
Thành viên
*
Bài viết: 242


« Trả lời #476 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2014, 07:37:05 pm »

Bác Thủy làm Phù hiệu đám cưới mà giống Huy chương Chiến sĩ vẽ vang cho đỡ nhớ thời lính ăn cổ cưới "chùa" năm xưa ấy uyên hà mà!

* Bác Hôngc9: Bác đi chiến trường Vi Xuyên về hôm nào, có tham dự Lễ tưởng niệm anh hùng Liệt sĩ hy sinh năm 84 ở Vị Xuyên kg  (12/7/14)?
Kể lại cho anh e CCB  QD3 nghe với! Mấy hôm nay dọc bài trên báo mà dau dáu trong lòng khi nghĩ về Hà Giang những ngày tháng khốc liệt ấy.
Chú Tuấn QD3 đâu rồi, không thấy tăm đâu cả, bi cô nào bắt mất rồi! alo alo
Grin Grin Grin Một chuyến đi ngập tràn tình nghĩa, xúc động vô cùng, không giấy bút nào tả hết. Tới giờ tuan_qd3 em đây vẫn còn như là đang đi trên mây, núi của Hà Giang. Hôm nào cân bằng trạng thái, em xẽ kể lại chuyến hành quân về thăm lại Chiến trường xưa cho các bác nghe sau nhé !
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #477 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2014, 07:37:50 am »

“…Vậy mà không bít ơn còn kháy!”-Thanhh63

Oi!!!,  hơi đâu mà bác trách mấy tay bợm.
 Ví như: nhậu mà không có bác thì chúng nhắc, chúng réo gọi…mà có bác rùi, cái ly rượu bác uống mà chừa nhiều hơn phân nửa thì chúng kêu “nước lớn”; Uống quá phân nửa thì chúng kêu uống không chừa ai, “ham ăn hốt uống”…..; Uống, mà trong ly còn rượu thì chúng nói, uống “ kê táng”, uống chừa “long đền”…: Lỡ có đổ rượu, thì chúng trách “cắt cổ không bằng đổ rượu”….;
 Khi chúng rủ bác nhậu mà bác than mệt thì chúng nói có mồi bén lại ăn chơi, khỏi uống; Nhưng nếu bác lại ngồi ăn mà không uống thì chúng nói bác có họ “a quắn” (ăn quá)…, chúng đặt điều, nói ông Trời sai Thiên Lôi xuống đánh mấy thằng "phá mồi"..;
Nói về mấy thằng bợm thì…. ôi thôi! Nói sao cho hết…
Túm lại: như ông bà có nói:
“Uống rượu ăn nói cù cưa
Chuyện có một chút
Mà hết cả buổi trưa cằn nhằn”


Đúng là bậc tửu sư phụ  Grin, quen các bác em được mở mắt, mở não, mở luôn cả ... hũ rượu của các bác nữa  Wink
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #478 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2014, 07:43:53 am »

Lần đầu tiên bị vào đồn công an Tiệp thú thật tôi run vãi … run vì nhiều lý do như: lần đầu tiên bị “bắt”, nhưng lý do khiến tôi lo lắng nhất vẫn là: liệu có ảnh hưởng gì đến việc học của tôi hay không? Vẫn những câu hỏi như lúc trong ga, cuối cùng chúng tôi phải thú nhận về việc mình vừa vượt từ Đức về vì cái Tivi Đức lù lù trước mặt, lợi bất cập hại… Tôi bấy giờ phải dùng hết khả năng để nói cho họ hiểu vì cái lẽ oái oăm khiến tôi phải vượt biên qua Đức để thăm cậu em và cái dấu Visa của ĐSQ VN cấp cho phép qua Đức cũng là lý lẽ bào chữa cho tôi khi tôi không thể kịp có visa từ ĐSQ Đức ở Praha trong khi đó ngày 18.1 em tôi đã ra sân bay Berlin về nước, thêm nữa cái mark: sinh viên cũng giúp cho lời nói của tôi có vẻ có trọng lượng hơn thông qua việc họ đổi cách xưng hô với tôi ngay khi nghe tôi khai: đang theo học tại trường ĐH kinh tế Praha… Cuối cùng sau vài tiếng tạm giữ, sáng ra họ cũng thả 3 anh em tôi sau khi đã hoàn tất thủ tục, trước khi ra khỏi đồn tôi cố nằn nì hỏi: liệu họ có gởi hay thông báo sự việc về trường tôi hay ĐSQ VN hay không? Thật may khi họ hứa sẽ cho qua và nếu tái phạm thì sẽ có! Hú hồn…cho một lần vượt biên duy nhất trong đời. Về đến ga Ústí nad Labem, mua tờ báo như thường lệ, trên trang đầu giật cái tít: Ngày 17.1.1991 Chiến dịch Bão táp sa mạc – mở màn cuộc chiến vùng Vịnh. Vậy là tôi đã hiểu tại sao anh em chúng tôi bị “túm” vào đồn!   

Một vài kỷ niệm trong chuyến vượt biên Bão táp sa mạc ấy! …



...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #479 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2014, 07:10:10 am »

Thú thật, trở về Praha tôi vẫn cố nghe ngóng xem số phận của tôi sau chuyến vượt biên đó ra sao? nhưng mừng thay, tất cả đều như họ đã hứa, chả ai biết tôi đã có chuyến đi Đức đáng nhớ đó ngoài mấy anh em chung phòng khi bằng chứng là cái Tivi vẫn xờ xờ hiện diện trong phòng tôi. Trở lại một chút việc học, năm 1990 với nhiều biến động rồi cũng qua đi, tôi kết thúc năm thứ 2 cũng vẫn với những kết quả khả quan, có thể nói đây là năm phè nhất trong 5 năm học trên đất Tiệp, đăng ký môn học đầu năm cho đã với 13 môn, nhưng “nhờ ơn CM Nhung” cuối cùng năm II tôi chỉ thi có 5 môn, HKI: 2 môn, HKII: 3 môn với kết quả 4 con 1 và 1 con 2 môn kế toán, các môn còn lại chủ yếu là bỏ, có một số môn chuyển năm III, năm IV, nhưng nhìn chung năm II của tôi cũng là “năm thắng lợi”. Bước sang học kỳ 1 năm 3 tình hình cũng giống như học kỳ trước đó, chúng tôi vẫn trong tình trạng chưa thật ổn định cho việc học, thêm nữa, những lo lắng về tương lai mù mịt về công việc của cô bạn gái ở Velim cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc học, dù số môn phải thi không nhiều, nhưng tôi đã không hoàn thành kế hoạch điểm số. Sau 2 năm đầu, điểm trung bình của tôi là khá cao: năm I: 1,1, năm II: 1,2, tôi dự tính 2 năm cuối điểm trung bình dưới 1,5, tuy nhiên HKI năm III tôi đã thi không đạt theo kế hoạch: thi 3 môn, 3 con 2 ngon lành! Vấp ngã đầu tiên, tôi suy nghĩ nhiều về kết quả này và cũng có nhiều lý do được đưa ra để giải thích, nhưng thất bại vẫn là thất bại, cho dù đó chỉ là thất bại so với kế khoạch để ra trước đó. Sang HKII năm 3, tuy số môn thi nhiều hơn HKI, nhưng cũng chỉ 5 môn, tuy cũng có cố gắng và kết quả được cải thiện hơn HKI, nhưng HK này tôi phải thi môn ngoại ngữ thứ II: tiếng Anh … một trong những thế vô cùng yếu của tôi. Bởi thế cho dù cũng được 2 con 1, 2 con 2, nhưng môn tiếng Anh bị 1 con 3 coi như thất bại: điểm TB: 1,88 kèm thêm 1 con 3.Lý do: môn ngoại ngữ là môn tôi sợ nhất, ngay như môn tiếng Tiệp phải đến hết năm 2 học trên ĐH tôi mới tự tin, còn như môn tiếng Anh: cố lấy điểm 2 nhưng 2 lần đầu thất bại, đành chấp nhận điểm 3.

Lý do nữa: Cô bạn gái tôi phải về nước! … Cuối cùng thì những lo lắng cũng đến, sau chuyến đi Đức về không bao lâu, cả đoàn nhận thông báo kết thúc hợp đồng, thú thật, dù đã dự liệu trước nhưng cả tôi và cô ấy rầu thúi ruột gan. Rầu nhất là những câu hỏi đại loại về tương lai của cả 2 đứa ? Về, ở lại hay đi ? 1 câu hỏi lưỡng lự giữa 3 dòng nước! tôi rối như tơ vò. Trong thâm tâm tôi luôn mong có cô ấy bên cạnh mình, đâu có ai muốn sống xa người mình yêu! Nhưng ngày ấy, một thằng sinh viên như tôi sống nhờ vào học bổng còm của CP Tiệp, thân nuôi còn chưa nổi lấy đâu nuôi người khác ? Những tưởng có thể cùng nhau đi hết quãng đường đời trên đất Tiệp rồi cùng nhau về nước do thời gian tôi kết thúc cũng gần với thời hạn hợp đồng 4 năm lao động xuất khẩu của cô ấy, thế nhưng một lần nữa trời không chiều lòng người. Không phải không có những lúc cô ấy ngả theo phương án giống như G. và anh A. đã làm: qua Đức, nhưng thú thật trong thâm tâm tôi chưa bao giờ tôi muốn vượt biên, thậm chí ra đi chính thức bằng cách các cô tôi bên Canada sẽ bảo lãnh cho tôi đi từ Tiệp vì các cô tôi sợ những bất ổn thường thấy sau bất kỳ cuộc CM nào, ngày ấy mọi người vượt biên qua Đức đều phải khai 1 lý do nào đó mang tính chính trị chứ nêu lý do tôi ra đi vì yêu DM , yêu Đô La … là thua chắc, mà lý do chính trị thì tôi và cô ấy “tìm mãi” mà chẳng ra. Như vậy chỉ còn một con đường để tôi lựa chọn: Khuyên cô ấy về trước vì nếu không có gì thay đổi chỉ hơn một năm nữa tôi cũng tốt nghiệp và như tôi đã thưa trước đó: Ngày về + vé máy bay chiều về của đám sinh viên tụi tôi đã có ngay từ ngày đặt chân sang Tiệp Khắc. Vậy là tôi lại một lần nữa sống trong tâm trạng mỗi người một nơi và chờ đợi khi một ngày tháng 3.1991 tôi đưa cô ấy ra sân bay Praha, tiễn cô ấy về trước tôi …
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM