Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 04:53:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương (Phần 2)  (Đọc 286728 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #40 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2013, 05:15:37 pm »

...

Một trong những sự kiện khi qua Tiệp Khắc chúng tôi được các bác các chú trên sứ quán nhắc nhở: không tham gia các tụ tập đông người nơi công cộng, đặc biệt tại Praha. Bản thân tôi cũng lờ mờ hiểu những “biến chuyển” trong xã hội Tiệp Khắc những năm cuối thập kỷ 80. Những biểu hiện trong cuộc sống xã hội Tiệp Khắc không chỉ đắt nguồn từ những năm 8x mà nó âm ỉ “cháy” từ những năm 1968, khi tại Tiệp Khắc xuất hiện sự kiện “Pražské Jaro 1968 -  mùa xuân Praha 1968 “bắt đầu từ ngày 5-1-1968 … dẫn đến việc khối quân sự Warszawa đêm 20-8 rạng sáng 21-8-1968 đưa quân vào lãnh thổ Tiệp Khắc và một trong những sự kiện phản đối hành động quân sự của khối Warszawa là 2 vụ tự thiêu của 2 sinh viên Tiệp Khắc Jan Palach, 22 tuổi và Jan Zajíc, 19 tuổi, đã tự thiêu chỉ nội trong vòng 1 tháng đầu năm 1969 tại quảng trường trung tâm Praha - Váslavské Náměstí, để phản đối các nước khối quân sự Warszawa “xâm lăng” Tiệp.

Những sự kiện này vẫn cháy âm ỉ suốt 20 năm, và năm 1988 khi chúng tôi đang học tại Teplice và sau này về Praha, trùng 20 năm sự kiện gây chấn động đó xảy ra. Mỗi khi đến những mốc thời gian quan trọng nêu trên, chúng tôi đều nhận được những chỉ thị từ sứ quán: quản lý nghiêm sinh viên đơn vị mình, tránh để anh chị em bị lôi kéo vào những hoạt động “kỷ niệm những sự kiện trên” thường hay diễn ra trên quảng trường Váslavské Náměstí , và trên quảng trường này công an, cảnh sát Tiệp kiểm soát gắt gao để giải tán những cuộc tụ tập dưới chân tượng thánh Váslav…

Ngày đó chúng tôi cũng được cung cấp thông tin về sự kiện trong năm 1968 ở Tiệp khắc theo kiểu sự kiện năm 1956 ở Hungary hay những cải cách ở Nam Tư dưới thời Tito mà phe XHCN ngày đó gọi là “xét lại”. Nhưng sau này khi CM Nhung đã nổ ra, người ta mới nói nhiều về sự kiện Mùa Xuân Praha. Nói một cách chính xác, phải gọi những sự kiện diễn ra cách đây 45 năm tại Tiệp Khắc (cũ) bằng hai cái tên Mùa xuân và Mùa thu Praha, vì nó kéo dài từ đầu năm đến cuối tháng 8-1968. Và ngày nay thông tin về sự kiện này chỉ cần nhờ bác Gúc là search ra có lô
...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #41 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2013, 06:25:36 pm »

   Em chẳng biết nói gì, thôi vỗ tay vậy. tiếc quá không thấy bác BY vào đồng ca cùng bác giai đoạn này nhỉ !

   À ! Hình như cũng trong thời gian ấy tại một quảng trường ( hình như Vaslap hay gì đó, em không đọc được tên ) có một đôi thanh niên nam nữ làm cái gì ấy để thể hiện kiểu sống theo thế giới tự do, cảnh sát đứng xem phim suốt không bắt được mặc dù giương hết các loại súng lên. Bác Thanh có biết không ạ !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #42 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2013, 07:24:17 pm »

  Em chẳng biết nói gì, thôi vỗ tay vậy. tiếc quá không thấy bác BY vào đồng ca cùng bác giai đoạn này nhỉ !

   À ! Hình như cũng trong thời gian ấy tại một quảng trường ( hình như Vaslap hay gì đó, em không đọc được tên ) có một đôi thanh niên nam nữ làm cái gì ấy để thể hiện kiểu sống theo thế giới tự do, cảnh sát đứng xem phim suốt không bắt được mặc dù giương hết các loại súng lên. Bác Thanh có biết không ạ !

Đỏ đỏ: bác LQY à, giai đoạn này là năm 1988, cũng vẫn có những âm ỉ trong xã hội Tiệp, nhưng còn hơn một năm nữa mới đến cái ngày 17.11.1989 - ngày nổ ra cuộc CM Nhung ở Tiệp Khắc cũ, từ từ thì tôi cũng xin kể những gì tôi nhớ theo dòng thời gian ... cho dễ sắp xếp. Còn Bác BY thì ... hình như bác "giã từ" ký ức Bun của bác ấy rồi  Grin,

Còn "đôi trai gái" thể hiện kiểu sống tự do trong thời gian ấy (1968) thì ... thật tiếc tôi mới có 5 tuổi nên không thấy được  Wink, còn sau này khi học ở Praha thì bác biết rồi đó, thông tin trước và sau CM Nhung là tréo ngoe 180 độ, nhưng tôi biết có lẽ bác LQY xem được ở đâu đó ... có thể cho tôi xem ké được không?  Roll Eyes

« Sửa lần cuối: 19 Tháng Năm, 2013, 07:29:55 pm gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #43 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2013, 07:45:40 pm »


Còn "đôi trai gái" thể hiện kiểu sống tự do trong thời gian ấy (1968) thì ... thật tiếc tôi mới có 5 tuổi nên không thấy được  Wink, còn sau này khi học ở Praha thì bác biết rồi đó, thông tin trước và sau CM Nhung là tréo ngoe 180 độ, nhưng tôi biết có lẽ bác LQY xem được ở đâu đó ... có thể cho tôi xem ké được không?  Roll Eyes


   Không em nói thật đấy, em xem báo giấy , đó cũng là năm 87, 88 gì đó chứ không phải năm 1968 .

   Em chỉ hỏi vậy thôi ! như vậy lúc đó bác cũng không có mặt ở đấy. Tiếc thật !  Cry
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #44 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2013, 08:04:32 am »

...
À ! Hình như cũng trong thời gian ấy tại một quảng trường ( hình như Vaslap hay gì đó, em không đọc được tên ) có một đôi thanh niên nam nữ làm cái gì ấy để thể hiện kiểu sống theo thế giới tự do, cảnh sát đứng xem phim suốt không bắt được mặc dù giương hết các loại súng lên. Bác Thanh có biết không ạ ! "LQY"

Bác LQY có vẻ "phoái" mấy vụ này hì  Grin... Nếu không phải thời 68 thì thỉnh thoảng ngay trên quảng trường Vaslav cũng có những hiện tượng của phái "tự nhiên thái quá" như bác nói, nhưng đa phần là dân Tây Âu du lịch qua Tiệp định nhân cơ hội "tẩy não" dân bản địa thôi.

Anh em chúng tôi đọc, nghe thì cũng thấy nhưng không cho rằng muốn ngả theo "tự do" mà hành xử như vậy, vì vốn dĩ những bãi tắm "tự nhiên toàn phần" vốn cũng "đầy rẫy" ngay cả dưới thời cộng sản  Grin
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Năm, 2013, 08:35:10 am gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #45 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2013, 08:22:42 am »

Chọt vô thì làm hư việc học, nhưng thành tật rồi, khó mà chừa được- Khoảng thời gian cuối 83 hoặc 84 gì đó, lúc này đang ở KTX Hòa Hảo. hôm đó mấy ông bạn cho hay có phim dữ lắm, tối mấy thằng lội bộ tới rạp chiếu phim gần bưu điện Q5, hồi ấy muốn mua được vé  thì phải xếp hàng, chờ mệt nghỉ - nhưng nghe mấy người cùng xếp hàng nói tụi tui xem đã ba lần rồi, giờ mua vé vô xem nữa- mê liền- Nhớ bộ phim đó tựa là“Cân bằng”, phim của một nước Đông Âu- quên rồi tên nước nào rồi. Nhưng nội dung phim thì không thể quên được- chẳng vậy mà người ta coi tới mấy lần. Hồi đó, mà chiếu phim đó là ......  ngạc nhiên, thích thú lắm  là cả một trời mới mẻ, mở rộng tầm mắt, làm sáng mắt ra.... mọi thứ cứ phơi phơi, lồ lộ... làm ngây ngẩn cả người!!

“Con gái nhà ai tắm vệ sông
Vú vê để hở váy quai cồng
Ước gì ta được mà ta để…
Ta để mà ta lại…để chung”
- NK
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #46 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2013, 08:26:09 am »

...

Và đây là 1 trong các bài báo viết về sự kiện này nhân 40 năm ngày nó nổ ra và kéo dài 2/3 năm 1968:

“Mùa xuân Praha” - đó là một thử nghiệm cải cách nhằm mở rộng dân chủ trong đời sống kinh tế, trong cơ cấu nhà nước và trong nội bộ Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, với mong ước thiết lập một “CNXH mang bộ mặt nhân tính” tại xứ sở này. Bắt đầu từ ngày 5-1-1968, khi Alexander Dubček lên thay thế lãnh tụ bảo thủ Antonín Novotný trên cương vị bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, Mùa xuân Praha kết thúc ngày 20-8 cùng năm, khi quân đội Liên Xô và các nước thuộc Khối Hiệp ước Warszawa tiến vào đàn áp và chiếm đóng Tiệp Khắc.

Về căn bản, những ý tưởng của “CHXH mang bộ mặt nhân tính” đã hình thành trong một nhóm những lãnh tụ cộng sản cởi mở của Tiệp Khắc từ cuối thập niên 50, chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của cuộc cách mạng Hungary 1956 và cá nhân thủ tướng Nagy Imre. Một số tiền đề cho thử nghiệm ấy, có thể kể đến sự sụp đổ và bị đặt dưới lăng kính phê phán của chủ nghĩa Stalinist, khủng hoảng ngày một tăng của nền kinh tế Tiệp Khắc, sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa Czech và Slovakia, cũng như sự hòa dịu ở mức nhất định giữa hai phe Đông – Tây vào đầu thập niên 60. Trong nội bộ Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, bên cạnh nhóm bảo thủ do Novotný dẫn đầu, xuất hiện và phát triển nhóm chủ trương cải tổ, cho rằng những cải cách xã hội, kinh tế có thể đưa Tiệp Khắc ra khỏi tình trạng khủng hoảng.

Trong bầu không khí ít nhiều “dễ thở” ấy, ngay từ năm 1967, tại các kỳ đại hội của Hội Nhà văn, Đoàn Thanh niên Tiệp Khắc, đã có nhiều ý kiến công khai đòi hỏi tự do và đa dạng hóa ngôn luận, cũng như, nhiều phê bình chĩa vào Đảng Cộng sản đã được nêu ra. Thoạt tiên, nhóm Novotný còn chủ trương dùng công cụ độc đoán để trả lời những đòi hỏi đó, như tước đảng tịch và khai trừ nhiều nhà văn khỏi Hội, đóng cửa vài tạp chí văn học, hoặc dùng cảnh sát dã chiến để đàn áp giới sinh viên khu Strahov khi họ xuống đường phản đối tệ mất điện vào mùa Thu 1967. Cạnh đó, Novotný còn phạm một sai lầm lớn khi ông ta xúc phạm nhiều chính khách Slovakia, khiến quan hệ Czech – Slovakia ngày càng trở nên căng thẳng.

Trên nền ấy, việc Alexander Dubček là chính khách Slovakia đầu tiên được giữ chức bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, đã có vai trò quyết định trong những diễn biến 1968. Khi đó 48 tuổi, bị nhiều người cho là hay do dự, không quyết đoán, tuy vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, Dubček đã giành được thiện cảm của công luận Tiệp Khắc và trở thành biểu tượng của phong trào cải cách 1968.

Điều đáng nói ở đây là, vào tháng 3-1968, khi Novotný phải rời cả ghế chủ tịch Tiệp Khắc, Dubček đã có cả một “ê-kíp” theo xu hướng cải tổ gồm chủ tịch nước, đại tướng Ludvík Svoboda (anh hùng thời Đệ nhị Thế chiến), thủ tướng Oldřich Černík (một nhà kinh tế tài ba) và chủ tịch Quốc hội Josef Smrkovský. Điều này được phản ánh qua Chương trinh Hành động của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc với những mục tiêu cải cách chính trị và kinh tế, nhất là trong kinh tế với một số yếu tố mang tính kinh tế thị trường. Tuy nhiên, mục tiêu căn bản không phải là một thể chế đa nguyên chính trị và kinh tế thị trường như hiện tại, mà vẫn là sự cải tổ CNXH để nó có “bộ mặt nhân tính” hơn.

Có điều, được sự ủng hộ nồng nhiệt của xã hội và dân chúng, quá trình cải cách dần dần có đời sống riêng của nó, và Đảng Cộng sản không còn kiểm soát và điều khiển được nó một cách chặt chẽ. Về chính trị, kiểm duyệt báo chí bị xóa bỏ, các nạn nhân những vụ án ngụy tạo thập niên 50 được phục hồi danh dự, các tù nhân chính trị bắt đầu được phóng thích. Dân chúng có thể xuất ngoại dễ dàng hơn. Các tổ chức xã hội, thanh niên và tôn giáo thời trước, từng bị Đảng Cộng sản giải thể, khi đó tái hoạt động, và hình thành cả những nhóm chống Cộng.

Chương trình cải cách của Dubček gặt hái được những thành công lớn trong lòng cư dân Tiệp Khắc, những người trong hai chục năm trước đó phải chịu hậu quả của đường lối kinh tế sai lầm, cũng như, sự cầm quyền kiểu độc đoán của Đảng Cộng sản nước này. Tuy nhiên, những cải cách ở Tiệp Khắc đặt các nước trong phe XHCN thời đó vào một tình thế khó xử. Các Đảng Cộng sản “anh em” như Đông Đức và Ba Lan cũng gặp phải những vấn đề như Tiệp Khắc và họ ý thức được rằng “tấm gương Praha” có thể làm dấy lên những cải tổ khiến họ dễ dàng đánh mất quyền lực. Đó là chưa nói đến chuyện kịch bản này có thể dẫn đến sự sụp đổ của toàn thể Khối Warszawa!

Vì thế, ngay từ tháng 3-1968, lãnh đạo Liên Xô và các nước “anh em” đã cảnh cáo Praha về cái gọi là “nguy cơ phản cách mạng”. Cuộc tranh luận công khai đạt tới đỉnh điểm vào tháng 7-1968, khi 5 Đảng Cộng sản (gồm Liên Xô, Đông Đức, Bulgaria, Ban Lan, Hungary) gửi một thư chung tới Ban lãnh đạo Praha, đe dọa nếu Tiệp Khắc rời bỏ con đường XHCN, Khối Warszawa sẽ can thiệp quân sự.

Lá thư chung này được Ban lãnh đạo Tiệp Khắc công bố và với việc chấp nhận vài thỏa hiệp, họ tin rằng vẫn có thể theo con đường đã đi. Để trả lời mong muốn có phần ngây thơ ấy, đêm 20-8 rạng sáng 21-8, quân đội Khối Warszawa - với một lực lượng hùng hậu gồm 165 ngàn binh lính – đã tràn qua biên giới và xâm chiếm Tiệp Khắc (quân đội Xô-viết còn đồn trú tại đây tới mùa Hạ 1990). Tháng 4-1969, Dubček bị hạ bệ, thay vào đó là Gustav Husák, một nhà lãnh đạo thuộc phe “cứng rắn”.

Sau biến cố 1968, nhà lãnh đạo Alexander Dubček bị đưa đi làm đại sứ ở Thổ Nhĩ Kỳ với ý muốn của Ban lãnh đạo mới, là ông sẽ di tản để có thể bêu xấu ông như một kẻ rời bỏ Tổ quốc. Nhưng Dubček  đã không làm như vậy và gần 2 năm sau, ông bị khai trừ khỏi đảng. Sống ẩn dật cho đến cuối thập niên 80, năm 1989, ông ủng hộ Diễn đàn Dân sự do Václav Havel đứng đầu trong thời gian diễn ra “Cuộc cách mạng nhung”, rồi được bầu làm người phát ngôn của Quốc hội Liên bang Tiệp Khắc. Ngày 7-11-1992, Dubček qua đời sau khi bị một tai nạn xe hơi, 2 tháng trước khi Liên bang Tiệp Khắc (mà ông vẫn hằng chủ trương trong suốt cuộc đời) được tách thành hai nước cộng hòa độc lập…
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Cutichiuchoi
Thành viên
*
Bài viết: 251


« Trả lời #47 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2013, 09:09:24 am »

Bác thanhh63 nghỉ giải lao một chút, nghe một khúc nhạc trước khi nhắp một ly rượu nếp TS nhé  Grin

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=xL5PD9heZgk" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=xL5PD9heZgk</a>
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #48 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2013, 05:23:53 am »

Bác thanhh63 nghỉ giải lao một chút, nghe một khúc nhạc trước khi nhắp một ly rượu nếp TS nhé  Grin

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=xL5PD9heZgk" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=xL5PD9heZgk</a>

Cám ơn Loicuti đã tặng bài hát "tủ", mình biết, không chỉ mình đâu, những anh chàng AG1 F10 cũng đắm đuối những bài hát kiểu này lắm, nhất là những ngày trên đất bắc Thái 79 - 83  Grin
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #49 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2013, 06:35:34 am »

Chọt vô thì làm hư việc học, nhưng thành tật rồi, khó mà chừa được- Khoảng thời gian cuối 83 hoặc 84 gì đó, lúc này đang ở KTX Hòa Hảo. hôm đó mấy ông bạn cho hay có phim dữ lắm, tối mấy thằng lội bộ tới rạp chiếu phim gần bưu điện Q5, hồi ấy muốn mua được vé  thì phải xếp hàng, chờ mệt nghỉ - nhưng nghe mấy người cùng xếp hàng nói tụi tui xem đã ba lần rồi, giờ mua vé vô xem nữa- mê liền- Nhớ bộ phim đó tựa là“Cân bằng”, phim của một nước Đông Âu- quên rồi tên nước nào rồi. Nhưng nội dung phim thì không thể quên được- chẳng vậy mà người ta coi tới mấy lần. Hồi đó, mà chiếu phim đó là ......  ngạc nhiên, thích thú lắm  là cả một trời mới mẻ, mở rộng tầm mắt, làm sáng mắt ra.... mọi thứ cứ phơi phơi, lồ lộ... làm ngây ngẩn cả người!!

“Con gái nhà ai tắm vệ sông
Vú vê để hở váy quai cồng
Ước gì ta được mà ta để…
Ta để mà ta lại…để chung”
- NK


Chuyện đó bình thường tôi mà, nhất là với những chàng dương "thịnh cực đại"  Grin. Ngày ở Praha, tôi không chui qua mấy bãi tắmnude vì mình sợ "không kiềm chế được" kỳ lắm  Grin, mấy thằng em mình chúng nghịch hơn, cứ trưa rảnh là chủng lặn qua, nhưng toàn ngâm mình dưới nước không dám chồi lên bãi, nên chúng quan sát toàn "từ xa" chắc cũng bực lắm  Grin, điều này mình cũng đã trả lời so sơ cho LQY trong phần I.

Còn chuyện phim ảnh ngày ấy, có thể xem trong tivi hoặc ra rạp, nhưng bao giờ cũng vậy, tờ chương trình phim nào có dòng "cấm trẻ dưới 18 tuổi" hoặc chí ít cũng phải dưới 15, là chúng khoanh ngay và quyết chí phải xem bằng được..., sẽ nói nhiều hơn về nó sau ha   Wink Grin, còn chuyện lịch nude thì đầy, vì khoản này bên Hung khá "sẵn", và việc "trao đổi văn hóa kiểu này" được thực hiện bởi đám bạn SV Hung của mình đã kể ở phần I... Wink
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM