Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 10:21:55 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương (Phần 2)  (Đọc 286690 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #330 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2013, 04:43:08 pm »

Vậy là bác b5 mãn nhãn với "những con rận" của bác BY "sưu tầm" được rồi ha  Grin.
 Thật tình trong giới LĐHT bên Tiệp cũng vậy thôi, cũng có những đôi, những cặp sống như "tây" hoặc bị "Việt Nam hóa", và theo cảm nhận cá nhân thì em thấy họ cũng "hạnh phúc"  Roll Eyes, còn tất nhiên phải "chui trong chăn" như bác BY mới biết "có rận" hay không  Grin...

 Người VN xưa có câu: Sống ở trong chăn mới biết chăn có rận. Thời nay được thay bằng câu từ bóng bẩy hơn: Sống chung với Lũ. Cũng chính vì câu nói đầy thách thức này nên "bão lũ" nó cứ nhè VN chúng ta mà đổ bộ vào. Cơn bão "Thế kỷ" đang đe dọa Miền Trung đây, đâu mai mốt là nó "xâm lược" VN mình nữa rồi. Tuy nhiên, một điều phải thừa nhận rằng: Sống chung với bão, lũ thì mới biết gió thổi, nước lên nó ra sao và ở trong chăn thì mới biết rận nó cắn thì thế nào chứ.  Grin

 Thời chúng tôi đi, một số anh em đã tốt nghiệp ĐH xây dựng và ra công tác từ lâu rồi, khi có chỉ tiêu đi họ giấu nghẹm cái bằng Kỹ sư xây dựng đi để sang đó học Cao đẳng, ôm theo giấc mộng "bứt phá" phát triển kinh tế cá nhân, bèo nhất thì cũng cố kiếm cái phương tiện có "động cơ" để bớt sức đạp bằng cơ đùi, cơ quan cũ thì cũng thừa thầy, thừa thợ nên nhắm mắt ký đại để anh em "thuận lợi" về thủ tục mà sớm lên đường, bớt gánh nặng cho cơ quan thời bao cấp, cứ 100 cái nan hoa xe đạp, 4 cái lốp xe giá cung cấp chia cho 30 người thì chia đến bao giờ cho nó đều nhau tăm tắp, ai đó nếu có "kém miếng" thì thế nào cũng có cãi nhau, nên "loại" khỏi vòng chiến bớt đi 1 đối thủ thì miếng mỏ lúc đó nó cũng "dạt dào" hơn. Vì thế mới có tình trạng học ngược, đỗ ĐH và đi làm từ lâu rồi giờ học lùi về Cao đẳng. Chuyện thật mà khối bác cứ tưởng đùa. Grin

 Ngày đó chúng tôi đi lại giữa các nước XHCN không khó khăn gì, hộ chiếu ghi rõ: Được phép đi 12 nước XHCN mà, chẳng cần hỏi cha con thằng nào hết, đi tới cửa khẩu là chỉ việc cốp dấu ra vào. Ngày ấy tôi có đi Tiệp một chuyến vào đầu năm 1990, đường sắt liên vận Quốc Tế chỉ việc mua vé là lên đường thôi. Cũng muốn sang Tiệp cho biết xứ sở bia chảy như suối này, nhân tiện ngó cái lâu đài pha lê xem nó ra răng và cả muốn biết cái chất của xứ Czechoslovakia nó như thế nào? Tôi và thằng bạn thân có bố công tác tại Tiệp Khắc lúc đó mua vé tàu và lên đường. Tàu chạy sang Rumania thì lúc đó chính trị Ru đang lủng củng, quân chính phủ thì vẫn tôn trọng các hiệp định đi lại đã ký kết giữa các nước qua con đường LVQT này, nhưng khi tàu chạy qua vùng của quân "Khởi nghĩa" của Rumania thì bọn này nó "cùn đời" lên và không cần biết hiệp định quái nào cả, chúng lên tàu kiểm tra hộ chiếu của mọi người, nếu không có dấu thị thực của quân khởi nghĩa thì đá đít đuổi quay lại, mà bọn này thì làm gì đã có dấu má thị thực quái gì, chúng đã phải là 1 chính phủ đếch đâu mà nói chuyện dấu má. Thế là bọn nó quay tiền của hành khách đi tàu và tất nhiên là chúng cứ nhè mấy thằng "tóc đen" mà cò quay, chúng trắng trợn đòi 100 USD/người, mà lúc đó thì 100 USD to lắm, bọn này cho đi qua nhưng đến đoạn đường khác thì lại bọn khác nữa, nếu chi tiền để đi qua bọn này thì tiếp đến sẽ có bọn sau, chẳng biết sẽ là mất bao nhiêu lần 100 USD với bọn khởi nghĩa này nữa. Tôi cãi lại: Đây là tuyến đường sắt liên vận Quốc tế, chúng tôi là người nước ngoài, chúng tôi không đến đất nước các anh, tuyến đường này đi ngang qua chứ tôi không xuống và không nhập cảnh vào đất nước các anh. Vì thế, chúng tôi không cần phải xin thị thực nhập cảnh vào Rumania làm gì. Nhưng bọn vô chính phủ này nó chẳng cần biết luật Quốc Tế là gì, lôi thôi là chúng quay báng súng ghè cho mấy phát liền nên mình "lý sự" với nó cũng phải dè chừng và giới hạn, nhỡ nó gõ cho mấy phát thì biết kêu ai. Song bọn này thì cũng thuộc loại "đầu đất", cái chúng cần là tiền bỏ vào túi ngay lúc đó chứ không phải là lý sự với mình, không có tiền thì a lê hấp, tới ga gần nhất thì đá đít quay lui, đơn giản thế thôi. Bực mình, 2 thằng tôi xuống tàu lộn lại ga trung tâm Thủ đô Bucharest rồi chuồn nhanh xuống hướng Nam bằng chuyến tàu gần nhất. Mẹ ơi, cái ga trung tâm Bucharest nó còn bẩn gấp mấy lần ga trung tâm Hà Nội. Chuyến đi mất cả thì giờ mà chẳng được gì, 2 thằng chúng tôi quay ra vặc nhau, đã bảo mua vé máy bay đi cho nó nhanh, thằng bạn thì cứ mơ mộng đòi đi tàu hỏa để còn được ngắm phong cảnh Hungary với biết sông Đa Nuyp xanh (Дунав). Không lẽ bạn bè lại đi chửi nhau, đổ vấy "trách nhiệm" cho nhau, vì thế 2 thằng chúng tôi cùng thống nhất là: Trong vụ này chỉ chửi những thằng nào có vần CU ở cuối thôi. Mẹ cha mấy thằng CU làm mình mất một chuyến đi du lịch xuyên Âu thú vị. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #331 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2013, 07:29:34 pm »

@bác BY: tiếc quá, phải chi bác qua được Tiệp ngày ấy, biết đâu lại đi ngang Velim mà không biết  Grin
...
Tiện nghi của chị em Velim đại khái như vầy: KTX cũng được xây bán kiên cố bằng gạch trên khung sắt, tầng và sàn lót ván, dán simili, mỗi phòng rộng tương đương con 20 feet, chiều rộng để đủ 2 cái giường đơn, dư ra được nửa mét làm đường đi, chiều dài nếu kê 3 giường thì coi như không có chỗ để bàn ghế, còn phòng nào chỉ có 2 người ở thì bên ngoài bố trí một bàn vuông nhỏ với 2 cái ghế dựa để tiếp khách và làm bàn ăn, sưởi ấm bằng hệ thống sưởi trung tâm truyền từ nhà máy sang. Công trình phụ như nhà bếp, nhà ăn, nhà tắm, nhà vệ sinh được bố trí toàn bộ dưới tầng trệt, trong phòng cấm tuyệt đối việc nấu nướng!. Loại KTX dành cho công nhân ngoại quốc kiểu này ở Tiệp tôi cũng từng thấy nếu không muốn nói là phổ biến, rất ít đoàn được ở những nơi đàng hoàng, đa phần đều là tạm bợ kiểu nhà lắp ghép trên khung sắt tiền chế cũng khá nổi tiếng ở Việt Nam dưới cái tên: nhà khung thép tiền chế Tiệp!. Chính vì là nhà tạm bợ nên khi công nhân Việt Nam không còn làm ở nhà máy, ngôi nhà KTX này cũng biến mất luôn khỏi vị trí nó từng đứng “chân” trong suốt mấy năm, khiến tôi thật khó khăn khi xác định vị trí của nó, chỉ biết áng chừng một cách đại khái…


Khu vực nhà máy, nền nhà khu KTX của chị em ...


Về sinh hoạt, đoàn tự chia thành từng nhóm nhỏ, thường thì theo quê quán, nhóm nhỏ này ăn uống chung, đi chơi cũng chung, 3 cô bé “đồng hương” quê Củ Chi cũng lập thành 1 nhóm, tuy nhiên G. và Tr. Sống chung 1 phòng, còn chị T. sống một mình ngay phòng bên cạnh. Nói là phòng cho nó sang, chứ mọi cử động bên kia, bên này “tỏ” ráo trọi!, nên cứ phòng này nói vọng qua phòng bên là chuyện bình thường. Đoàn công nhân này hình như chủ yếu là người Nam, quê TPHCM, ngoài 3 cô Củ Chi gôm thành một nhóm còn có các cô “nội thành” cũng tạo thành vài nhóm, trong đó có 1 nhóm “thề” độc thân trên đất Tiệp và chung tình với người yêu ở Việt Nam, và như đã nói ở trên, nhóm này thực sự hình thành 1 lô cốt thử thách tài chinh phục của các chàng từ khắm nơi trên đất Tiệp đổ về, nhưng đến những ngày cuối cùng của đoàn này, nếu tôi nhớ không lầm: không mắt xích nào trong nhóm này bị bẻ gãy!... Ngồi chơi một chút với các cô, anh em chúng tôi từ giã ra về, với anh A. suy nghĩ chắc khác tôi, còn tôi đơn giản chỉ nghĩ như quen thêm một nhóm đồng hương, và tôi cũng hứa khi nào rảnh sẽ giới thiệu với 3 cô các đồng hương Củ Chi khác sống trong vùng Trung Tiệp mà tôi biết.
...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #332 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2013, 07:44:45 am »

...
Trở về Praha, tuy cũng thấy vui vui, nhưng cuộc sống của tôi cũng nhanh chóng trở lại guồng quay cũ như vốn dĩ nó phải thế trong kỳ hè, tôi chỉ còn làm nốt tháng là có thể vi vu tháng còn lại trước khi vào năm học mới. Những tuần sau đó tôi cũng ít gặp anh A., có lẽ anh ấy cũng đang vi vu với cô bồ mới, biết làm sao vì ông bà từng bảo yêu là say mà. 2 tháng Brigada kết thúc, tôi tranh thủ đi Hrádec Králové để thăm mấy đứa em của tôi như đã hứa. Từ Hrádec tôi lần đầu tiên có dịp vi vu về vùng Semili, nơi cô bồ của M. ( cũng dân SG ) đang sống và làm việc tại đó. Phải nói chuyến đi quá vui, anh em chúng tôi có 1 chuyến dã ngoại hết sức lý thú, Semily là một làng nhỏ nằm trong quận Liberec, tỉnh Bắc Tiệp. Địa hình ở đây rất tuyệt, đồi núi, sông suối rất hữu tình, ngoài ra lòng mến khách của Ph. cô bồ M. cũng khiến chúng tôi rất xúc động.

Trở về KTX để chuẩn bị cho năm học mới, năm thứ nhất trôi qua với tôi là quá trơn tru, cho dù cũng có lúc trầy trật nhưng kết quả cuối cùng có sức khích lệ khá lớn và cho tôi hy vọng bước vào năm thứ 2 sẽ thuận lợi, ông bà từng nói: đầu xuôi, đuôi lọt … mà. Năm thứ 2 vẫn là năm căn bản, và như đã thưa trước ở phần đầu, tôi cũng vẫn phải tiếp tục cố gắng để đạt kết quả giỏi ( điểm trung bình dưới 1,5, năm I điểm trung bình của tôi là : 1.1, xếp loại giỏi ). Năm thứ II chúng tôi phải đăng ký 13 môn học, nhiều hơn năm I 3 môn, cũng hơi lạnh xương sống vì có những môn do thầy cô sát thủ dạy, chỉ điểm này do các sư huynh, sư tỷ rỉ tai, ví dụ như môn: kế toán… Đại đề cũng giống như năm I, tôi lại phải lập kế hoạch kết quả cho các môn học năm II, vẫn dành ưu tiên điểm tối đa cho những môn tính toán và môn tiếng Tiệp, tính ra cũng được 5, 6 môn, số còn lại khoảng một nửa, kế hoạch điểm 2 tuy nhiên sẽ cố gắng từng môn cho kết quả cao nhất!.

Một dấu ấn bắt đầu từ năm II: tôi “lại” có bồ. Tất nhiên “khai” như vậy chắc cũng rõ về đối tượng rồi, nhưng để đi đến quyết định “phiêu liêu” thêm một lần nữa không phải hoàn toàn do tôi và thực sự khiến tôi suy nghĩ rất nhiều … Trong cuộc đời sinh viên tôi đã trải qua một mối tình quá buồn, nó hành hạ và ám ảnh tôi trong suốt hơn 2 năm trời kể từ khi tôi nhận quyết định rời trường ĐH KTế TPHCM ra nhập học năm tiếng Tiệp đầu tiên tại trường ĐH NN Thanh Xuân HN năm 1986 cho đến tận khi lên trường ĐH K tế Praha tháng 7.1988. Trong suốt hơn 2 năm đó, tôi luôn sống trong tâm trạng chờ đợi, chờ đợi … và sự chờ đợi càng ngày càng nhỏ dần nhỏ dần tỷ lệ nghịch với sự vô vọng vớ mối tình buồn của mình nơi quê nhà!. Một năm theo học trên Praha, tôi đã quyết tâm đoạn tuyệt với quá khứ tình cảm buồn bã đó và nhờ sức ép học hành, tôi đã đoạn tuyệt được với nó, đôi khi nó cũng vẫn lởn vởn thoáng qua, nhưng chỉ là dư âm nên cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi nữa!... Giờ đây, tôi lại đang bắt đầu lưỡng lự...  Roll Eyes             
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #333 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2013, 03:59:56 pm »

Phải vậy thôi,  lớn lên xa vòng tay mẹ thì phải yêu, mà đã “yêu thì phải say”- Nhớn rồi thì trong lớp học có những khi “Hồn lơ đãng mộng ra ngoài cửa lớp”  và sẽ có lúc, có ngày  “Đã từng phen trèo cổng, bỏ trường về”  vì đã cảm “Thấy phảng phất hình đôi vai, bộ ngực /Làn môi tươi in một nét son hồng” ; Như trong bài thơ “Khi mới nhớn” của ĐH.

"Khi mới nhớn, tuổi mười lăm, mười bảy,
Làm học trò mắt sáng với môi tươi
Ta bước lên chân vẫn dạo bên người
Ngoài cặp sách trần ai xem cũng nhẹ!

Đời thấp thoáng qua học đường nhỏ bé
Phố phường cuộc sống mới lên hoa
Ta ngồi nghe những tiếng thị thành xa
Hồn lơ đãng mộng ra ngoài cửa lớp

Nắng thuở đó khiến lòng ta hồi hộp
Ta nhìn cao mới rõ bị giam cầm
Ôi tiếng nào vang bốn bức tường câm?
Không khí nặng mơ hồ thầy với bạn

Ta lớn lên, bước đường không giới hạn
Có lẽ đâu kiềm giữ nổi tay người
Tuổi hoa hồng kiêu hãnh của ta ơi!
Tình đã hẹn ở trên đường nắng mới

Ta ném bút dẫm lên sầu một buổi
Xa vở bài, mở rộng sách ham mê
Đã từng phen trèo cổng, bỏ trường về
Xếp đạo đức dưới bàn chân ngạo mạn

Đời đổi mới từ ngày ta dấy loạn
Sớm như chiều hư thực bóng hoa hương
Ta ra đi tìm lớp học thiên đường
Và khi đó thì mẹ yêu ngồi khóc...

Ôi ! khoái lạc những giờ trốn học
Những bình minh xuân đẹp, những chiều thu!
Bao cảnh nước mây đằm thắm hẹn hò
Khi biếng gặp nhớ nhung pha màu áo

Hỡi thành đô với linh hồn bách thảo
Còn nhớ ta chăng, tuổi trẻ tóc bay?
Làm học trò nhưng không sách cầm tay
Có tâm sự đi nói cùng cây cỏ

Riêng ta nhớ những trưa hè sắc đỏ
Đường hoàng lang nắng động lối đi quen
Nhìn bóng cây chen bóng mộng hư huyền
Ta đến đó lần đầu nghe rạo rực...

Thấy phảng phất hình đôi vai, bộ ngực
Làn môi tươi in một nét son hồng
Cặp má đào phơn phớt ánh phù dung
Đầu lả lướt mái tóc dài sóng gợn?

Ta ngây ngất cả tấm thân vừa lớn
Bỗng rùng mình thở vội ánh dương qua
Tưởng hương thơm một da thịt đàn bà."
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #334 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2013, 12:59:58 pm »

Một dấu ấn bắt đầu từ năm II: tôi “lại” có bồ. Tất nhiên “khai” như vậy chắc cũng rõ về đối tượng rồi, nhưng để đi đến quyết định “phiêu liêu” thêm một lần nữa không phải hoàn toàn do tôi và thực sự khiến tôi suy nghĩ rất nhiều … Trong cuộc đời sinh viên tôi đã trải qua một mối tình quá buồn, nó hành hạ và ám ảnh tôi trong suốt hơn 2 năm trời kể từ khi tôi nhận quyết định rời trường ĐH KTế TPHCM ra nhập học năm tiếng Tiệp đầu tiên tại trường ĐH NN Thanh Xuân HN năm 1986 cho đến tận khi lên trường ĐH K tế Praha tháng 7.1988. Trong suốt hơn 2 năm đó, tôi luôn sống trong tâm trạng chờ đợi, chờ đợi … và sự chờ đợi càng ngày càng nhỏ dần nhỏ dần tỷ lệ nghịch với sự vô vọng vớ mối tình buồn của mình nơi quê nhà!. Một năm theo học trên Praha, tôi đã quyết tâm đoạn tuyệt với quá khứ tình cảm buồn bã đó và nhờ sức ép học hành, tôi đã đoạn tuyệt được với nó, đôi khi nó cũng vẫn lởn vởn thoáng qua, nhưng chỉ là dư âm nên cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi nữa!... Giờ đây, tôi lại đang bắt đầu lưỡng lự...  Roll Eyes             

 Đấy thấy chưa? Đã bảo là "lụy khóa" mà cứ cãi. Cứ phải "quyết tâm" để đoạn tuyệt này kia vì "khóa" nó trói lại rồi nên mới "lụy" thế chứ.

 Làm trai cho chí nên trai
 Tình mà để "lụy" phí hoài nam nhi. Grin

 Mặt phải "lạnh" như bom, trút hết tình này ta mần tình khác. Các Cụ xưa có câu: Vợ là cái áo. Áo bẩn thì thay áo mới, giặt cái áo bẩn đi. Vợ lôi thôi còn thay như thay áo hướng hồ tình. Việc quái gì phải "lụy" ghê thế. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #335 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2013, 07:52:55 am »

@AG1: cám ơn bác, bài thơ hay lắm, tiếc là anh em mình khi đó cũng khơ khớ rồi  Grin

@ Bác BY: Nghe bác phán về "lụy" qua 2 câu thơ hoành tráng quá  Grin, em cứ thắc mắc: không biết bác thay bao nhiêu "cái áo" rồi trước khi quyết định "mặc chung thân 1 cái"  Huh ...  Grin Rồi những "cái áo trước" do đề mode hay "thiếu chỉ vá" nên thay ?  Huh  Wink

Em tiếp nhá ...

Chắc mọi người sẽ thắc mắc: sao phải lưỡng lự? Chả dám dấu mọi người, bác BY có nhận xét quá chuẩn không thể chỉnh: Tiêu chuẩn chị em chọn “đối tác” ở Đông Âu ( xin phép bác BY nới rộng ra một chút ): Phải có tài, tài đây là tài kiếm tiền, tài trước cuộc sống để chị em có cái mà trông cậy, nhờ vả. Chuyện em thích cái này cái kia bán ở cửa hàng thì nó là chuyện vặt, các em thích toàn đồ hàng hiệu bán ở cửa hàng thu bằng ngoại tệ mạnh thì điều đó mới là đáng nói. Sinh viên nếu sống trần trụi bằng mấy đồng nhà nước cấp thì đủ ăn là may lắm rồi, đừng mơ thêm những gì xa xỉ khác và bao các em thì lại càng "ngớ ngẩn" thêm, dân LDHT mà cứ tròng trọc đồng lương công nhân thì cũng rứa mà thôi, tiết kiệm từ cái vé tàu xe 6 xu thì may ra có đồng ra đồng vào, "húng" lên một chút là bay vèo tháng lương như chảo chớp… Quá sâu sắc!

Xin phép xét về động cơ “thôi thúc” dân Việt mình ra nước ngoài dưới bất kỳ hình thức nào chủ yếu cũng đều là vì kinh tế. Từ những người “bỏ” nước ra đi trên những con thuyền lên đênh những năm cuối 70, rồi 80, thậm chí 90 và ngày nay vẫn … ra đi nhưng dưới nhiều hình thức đỡ rủi ro hơn … đến những người đi theo diện chính thức: từ xuất hợp tác lao động khi xưa, nay là xuất khẩu lao động, rồi học nghề, vừa học vừa làm và cuối cùng… đi du học, tất tật đề cũng xuất phát từ mong muốn sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn sau những năm tháng “cù ba cù bất, vất vưởng” nơi xứ người đó. Do vậy, chẳng có lý do gì để ngạc nhiên khi chị em nơi đất khách tìm và “gửi gấm ( hay trao đổi có qua có lại … theo kiểu nói uỵch toẹt )” tấm thân vào những “anh tài” nơi đất khách. Nói chữ “tìm” cho thấy có sự đắn đo, suy tính, chứ không phải hoàn toàn “hồ đồ” cứ thấy tiền là chói mắt! Và cũng phải công nhận rằng: bên cạnh những người vẫn cân nhắc, đắn đo “tìm” … thì phần lớn các chị em nhà mình đều rất thực dụng trao đổi rõ ràng, rành mạch có cân có đong thậm chí bằng cân tiểu li… nghĩ đến mà nhiều khi vẫn phát hoảng. Ngày đó tôi được nghe những mẫu chuyện “đổi chác” đại loại: muốn có “hàng độc” để gửi về nhà, dù biết rõ những ông trùm đang có hàng, cho dù có tiền nhưng chưa chắc mua được, hàng độc thì ngoài chuyện mất tiền mua còn phải “khuyến mãi ngược” cho chủ hàng bằng “hàng độc” mình có!. Nghe thì chua xót, nhưng vì lý do ABCD … người ta vẫn “trao đổi, mua bán”!...

Sự lưỡng lự đương nhiên không chỉ xuất phát từ những nghi ngại khách quan mà còn cả từ chủ quan. Anh em chúng tôi ngày đó du học theo chương trình hợp tác giáo dục giữa 2 chính phủ, được đi du học ngày đó mừng lắm, đơn giản ngoài việc tiếp cận với nhiều cái “hơn” khi trong học trong nước, gia đình tôi không phải nuôi tôi trong suốt những năm tháng học đại học vì chúng tôi hưởng học bổng và sống theo chế độ bao cấp của chính phủ nước sở tại, tất nhiên chỉ cho nhu cầu học tập và những sinh hoạt cần thiết, còn muốn hơn, xin mời tự thân “vận động”… Tất nhiên chúng tôi phải tự “vận động”, mỗi người mỗi cách, hiệu quả cũng khác nhau, nhưng nói cho thật chân thành: tôi không phải là “cây đa cây đề” về tài chính để có thể “đua” những cuộc đua “chinh phục” các bóng hồng! Mặt khác, thời gian, điều kiện sinh sống cũng rất bất tiện nên tôi đành phải “không cảm thấy quá bức xúc” khi đang sống trong lứa tuổi “sung sức” mà phải cô đơn dài hạn!.  Shocked 
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #336 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2013, 01:04:23 pm »

… Tất nhiên chúng tôi phải tự “vận động”, mỗi người mỗi cách, hiệu quả cũng khác nhau, nhưng nói cho thật chân thành: tôi không phải là “cây đa cây đề” về tài chính để có thể “đua” những cuộc đua “chinh phục” các bóng hồng! Mặt khác, thời gian, điều kiện sinh sống cũng rất bất tiện nên tôi đành phải “không cảm thấy quá bức xúc” khi đang sống trong lứa tuổi “sung sức” mà phải cô đơn dài hạn!.  Shocked 

 Chủ topic nói giọng "bất mãn" tuổi xuân đây. Tuổi ăn tuổi ngủ thì không có mà ăn, nay răng "lung lay", bụng lúc nào cũng "đầy hơi" nên tiếc đời đây. Grin

 Trách chị em mần chi. Người ta vẫn nói: Gái thì ham tài mà trai thì ham sắc. Chị em họ cũng cần có sự lựa chọn để trao thân gửi phận cả cuộc đời, họ có quyền để lựa chọn cho mình ý trung nhân vừa ý để rồi cả cuộc đời họ thì; Trong nhờ, đục chịu. Ngay tại bên đó họ cũng rất ít cơ hội để lựa chọn cho đúng, nếu có thì cũng chỉ là cái thể hiện thấy của hiện tại, còn tất cả những điều khác như gia đình, vùng miền, quê quán cho tới hoàn cảnh gia đình của "đối tác" cũng mù mịt thông tin, cái để họ tin hay đặt nhiều niềm tin thì cũng từ chính "đối tác" cung cấp và mồm họ nói thì chỉ có Thánh mới biết rằng họ đang nói đúng hay sai. Tất nhiên là trừ những người có phong cách sống kiểu "mặc kệ đời" muốn ra sao thì ra, còn lại thì phần lớn chị em cũng đều hơi bị "mạo hiểm" trước quyết định của mình.

 Rất nhiều cặp mà tôi thấy khi còn sống ở bên đó, họ rất yêu nhau, chăm lo cho nhau từng ly từng tý, những tưởng họ sẽ cực kỳ hạnh phúc và họ cũng thật sự là đẹp đôi. Chỉ đến khi họ về nước thì những dạn nứt bắt đầu, nhiều điều họ không thể tính trước được đã làm đổ vỡ lâu đài hạnh phúc của họ. Đôi khi chỉ vì mấy cái chuyện không đâu. Ví dụ anh quê Nam Định, chị quê Phú Thọ, kẻ ở đồng bằng người thì trung du, ở bên đó thì rất dễ có thể chung nồi cơm, nhưng khi về nước thì ả về nhà ả, anh về nhà anh, chẳng ai chịu theo ai cả, ngay từ bên đó họ đã không thống nhất được tương lai sẽ ra sao. Thêm vài vụ liên quan tới tài chính kinh tế. Gia đình nhà anh thì cứ nghĩ con mình ở bên đó thuộc loại "tài cán cùng mình" làm Chúa thiên hạ, con vợ mà nó mang về chỉ là đứa ăn bám chồng ở bên đó .... hoặc ngược lại. Thực chất thì con của ông bà đâu có phải là người như vậy, với 7 năm ở bên đó thì cu cậu dành 2/5 thời gian cho việc ngủ, 1/5 thời gian cho chơi bời cờ bạc, thức đêm thức hôm, 1/5 thời gian cho cà kê dê ngựa phiêu lãng đó đây và chỉ có 1/5 thời gian cho làm việc hoặc học tập. Vậy thì tiền bạc ở đâu ra chưa kể lúc nào nách cũng kè kè kẹp theo chai rượu, gặp mặt là thấy khật khưỡng rồi, mấy khi thấy "tỉnh táo" để mà nói chuyện làm với chả ăn. Hoặc chị em thì chẳng lo thu vén, chỉ quay trước quay sau nghĩ chuyện chơi, làm thì lười mà học thì dốt, cái hay không học toàn học cái dở, ăn và chơi sành điệu thì chẳng ai bằng và phải dạy cả, ấy thế mà cứ đứng hàng top đầu của hưởng thụ. Lâu lâu gửi tấm hình về nhà cho gia đình thì ăn mặc thật "hoành tráng", xài toàn hàng hiệu cả, đã vậy lại còn ba hoa nói nhăng nói cuội trong thư khiến gia đình cứ tưởng cô cậu thuộc loại đủ tài để "rời núi lấp sông". Thế là có kiện hàng về nước thì "thông gia" 2 nhà đang là 1 bỗng chốc chia thành 2 phe cánh và đấu tranh với nhau "quyết liệt", chẳng biết dâu có hiền rể có quý không nhưng hiện tại là các Cụ đã chan tương đổ mẻ vào mặt nhau rồi. Nhiều chuyện không biết nên khóc hay nên cười nữa trong "hôn nhân" khi xa xứ. Grin

 Cái tôi thấy đó là những cặp nào, ngay từ đầu họ có quan niệm tình yêu và hôn nhân nghiêm túc thì thường họ xây dựng được cuộc sống gia đình vững bền. Cũng không hẳn là chị em thì ai cũng nhắm mắt chạy theo vật chất của "đối tác" lúc đó, nhiều tay thấy đỏ tưởng chín cứ tưởng bở là với ai cũng vác vật chất ra để dứ cho họ "thèm", chị em biết nghĩ sâu xa họ nhìn ở cái khác về "đối tác". Trong cái đầu của "đối tác" có gì và đang nghĩ gì và sẽ làm gì? Họ cân nhắc, họ phán đoán và cả đặt nhiều niềm tin ở cái họ cho là chân lý và thường những người suy nghĩ như vậy thì họ không "thất bại". Cũng có một số trường hợp chị em do hoàn cảnh thay đổi nhanh quá, chưa tới 24h bay bỗng chốc "lên giá" vù vù khi nam nhiều nữ ít, cộng thêm chút nhan sắc trời cho nên họ tự tin "thái quá", kiêu hãnh "quá đà" nên sau vài năm xa xứ thì cũng nát bét bè be, về cuối cũng muốn tìm một bờ vai cho dù "gày gò" để dựa dẫm chút ít cũng được, nhưng anh nào cũng chỉ qua đường chút thời gian rồi cũng: Chim gặp bác chào mào ... chào bác, chim gặp cô sơn ca ... chào luôn. Cheesy
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #337 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2013, 03:01:48 pm »

Chủ nhà cúp cua lâu dữ nhe, bài hôm rồi viết: tôi lại có bồ. Chắc là mải đưa bồ đi chơi nên nghỉ học!

Hôm rồi coi câu chuyện " Những lá thư không gửi" trên chương trình QPVN,, thật cảm động,  nhưng tiếc quá họ gặp nhau, nhưng không cùng nhau.....Bác Linhquany viết thật hay, đúng ra là phải khen bên trang bác làm chủ, nhưng không dám viết bên đó sợ bĩ xóa.
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #338 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2013, 09:42:43 am »

Chủ nhà cúp cua lâu dữ nhe, bài hôm rồi viết: tôi lại có bồ. Chắc là mải đưa bồ đi chơi nên nghỉ học!

Hôm rồi coi câu chuyện " Những lá thư không gửi" trên chương trình QPVN,, thật cảm động,  nhưng tiếc quá họ gặp nhau, nhưng không cùng nhau.....Bác Linhquany viết thật hay, đúng ra là phải khen bên trang bác làm chủ, nhưng không dám viết bên đó sợ bĩ xóa.

@ bác AG1: Mấy tuần rồi gắn "chặt" với phụ huynh nên cái hứng tự dưng cũng tuột mất tiêu ... hì hì  Grin

@ bác BY: Đúng là trong chăn mới biết con rận to ... cỡ nào bác BY nhỉ  Wink, nói nghiêm túc nhà em rất khoái cái văn phong bùi bụi, phớt ăng lê của nhà bác  Grin...

Em xin tiếp ...  Grin

Khi đề cập đến chuyện tình cảm, hay nói đúng hơn là anh A đang làm “mối” và cố gắng “vun” vào cho tôi, tôi cũng tâm sự với anh ấy về những băn khoăn của tôi trước một “cánh cửa” mới, những băn khoăn vẫn là những “kinh nghiệm” nhận được từ những “cặp đôi” xung quanh tôi, từ thực tế cuộc đời sinh viên tôi đang trải nghiệm trên đất Séc …, tất cả như cố tình dựng lên trước tôi những bức vách, cho dù từ trong thâm tâm tôi vẫn nghiêng về cuộc phiêu lưu mới ( thanh niên mà! ) và chính mối tình của anh A. với cô G. phần nào làm nhẹ bớt những băn khoăn của tôi. Sau này tôi cũng hiểu được lý do tại sao anh A. lại quá nhiệt tình “làm mai” Tr. cho tôi, tất nhiên tôi vẫn phải cám ơn anh ấy, G., và cả bà chị Th. nữa, tuy nhiên nếu sự mai mối thành công, anh A. và G. cũng có lợi, đơn giản vì G. đã chọn anh A., nay nếu Tr. chọn một ai đó không cùng “tầng lớp” với anh A. … sẽ có khá nhiều bất tiện không những cho 2 cô bé cùng phòng, mà còn cho cả anh A, vả lại như tôi cũng đã đề cập, trưởng đoàn kiêm phiên dịch đoàn này là 1 cựu sinh viên trường tôi nên khi anh A. đã “thành công” thì cô trưởng đoàn này cũng rất ủng hộ việc Tr. quen với tôi, nhờ có những tác động kiểu đó nên con đường đến với nhau của chúng tôi cũng ngắn lại.

Những ngày hè năm thứ 2 trên đất Séc cũng qua mau, dù cho những biến chuyển trong đời sống chính trị xã hội vẫn âm ỉ tích lũy trong lòng đất Séc nói riêng và cả khối Đông Âu nói chung, chúng tôi vẫn chẳng mảy may lo lắng cho tương lai của mình, hè hết, lên trường đăng ký môn học cho năm thứ 2, thậm chí tình hình đầu năm 2 còn khá lý tưởng cho bản thân tôi vì tôi đạt kết quả tốt trong năm 1 đồng thời về mặt tình cảm, những trang u ám đã lùi về phía sau, thay thế bằng cuộc tình mới … tất cả tạo nên động lực khá hưng phấn cho tôi bước vào năm thứ 2. Thực tế, việc học thì năm nào cũng vậy: đăng ký môn, lao vào học, tiếp theo là thi, rồi sửa thi nếu chưa đạt đúng theo “kế hoạch”, một cái guồng cứ thế mà “quay” nếu không có những điểm nhấn ấn tượng khó quên nào đó … Một trong những dấu ấn đó là việc tôi gắn bó nhiều hơn với ga Praha Střed mà sau này được đổi tên theo tên vị tổng thống đầu tiên của Tiệp Khắc: Masaryk - Masarykovo nádraží. Hầu như cứ đến cuối tuần là tôi lại có mặt ở nhà ga này, hoặc để đón “cô nàng” của tôi, hoặc để đi tàu chậm xuống Velim theo lịch ( nói theo lịch có nghĩa anh A. đề xuất với tôi: nếu tôi ở Praha thì anh ấy xuống Velim và ngược lại ).
...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #339 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2013, 02:39:59 pm »

Hôm trước, nghe ông nói phụ huynh đã đỡ rồi. Vậy là, do đang còn phải tới lui nhà thương nên vắng bóng, đến nay lão tiền bối đã khỏe chưa?
Lâu quá không thấy viết, tưởng rằng đang giận dỗi gì hay đang lúc “nhiều khi tôi muốn bỏ đi thật xa”! – Vào đây mà: “Không còn ai/ đường về ôi quá dài/ những đêm xa người/ chén rượu cay/ một đời tôi uống hoài”- Mượn lời trong bài “Phôi pha” của TCS  để gọi người phiêu lãng trở về “Thôi về đi/ đường trần đâu có gì”.

Ôm lòng đêm
nhìn vầng trăng mới về
nhớ chân giang hồ
ôi phù du
từng tuổi xuân đã già
một ngày kia đến bờ
đời người như gió qua
Không còn ai
đường về ôi quá dài
những đêm xa người
chén rượu cay
một đời tôi uống hoài

trả lại từng tin vui
cho nhân gian chờ đợi
Về ngồi trong những ngày
nhìn từng hôm nắng ngời
nhìn từng khi mưa bay
có những ai xa đời quay về lại
về lại nơi cuối trời
làm mây… trôi
Thôi về đi
đường trần đâu có gì

tóc xanh mấy mùa
có nhiều khi
từ vườn khuya bước về
bàn chân ai rất nhẹ
tựa hồn những năm xưa.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM