Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:00:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương (Phần 2)  (Đọc 286718 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Cutichiuchoi
Thành viên
*
Bài viết: 251


« Trả lời #30 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2013, 09:00:43 am »

Bác nào có điều kiện nên nhanh chân chạy ra Bà Rịa - Vũng Tàu kiếm ít đất để đó sau này dưỡng già hoặc để giành cho con cháu nó nhờ nhé.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga từ ngày 12-15/5 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Công ty Cổ phần Đường sắt Nga và Công ty Cổ phần An Vien đã ký thoả thuận ba bên hợp tác toàn diện về việc đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Bình Phước - Bà Rịa Vũng Tàu trước sự chứng kiến của Thủ tướng hai nước Việt-Nga.
Theo đó, hai bên cam kết cùng nhau nghiên cứu, lập báo cáo đầu tư xây dựng tuyến đường sắt nối Bình Phước và Bà Rịa Vũng Tàu với chiều dài 170 km, có tính đến việc kết nối thêm 80 km từ Bình Phước lên Đắc Nông để giải quyết nhu cầu vận chuyển hàng hoá, nông lâm sản và khoáng sản bô-xít ở khu vực này xuống phía biển cũng như vận chuyển nguyên nhiên vật liệu và hàng tiêu dùng từ phía đồng bằng lên Tây Nguyên.


« Sửa lần cuối: 17 Tháng Năm, 2013, 09:49:21 am gửi bởi Cutichiuchoi » Logged
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #31 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2013, 09:23:43 am »

“...Có lẽ nền giáo dục hay do cơ chế xin cho nên chúng ta không tự tin lắm trong cuộc sống. Chẳng phải  du học ngay cả học trong nước cũng thế, lúc nào cũng lơm lớp lo sợ, sợ đủ thứ. Tới mức thụ động thật sự, cả trong việc  học tập cũng vậy. Chẳng như thế hệ sau này, chúng tự tin hơn nhiều và biết rằng cố học để kiếm được nhiều tiền. Học là quyền lợi chính đáng của chúng, khác chúng ta là đảng và nhà nước cho học, học để phục vụ đảng và nhà nước ........Chết lạc đề mất, tóm lại là 1 thế hệ chẳng ra sao........”-Hong ....866

Có lẽ cái thời của mình, hầu như các điều kiện KT, các dịch vụ phục vụ cuộc sống không được như bây giờ. Hồi ấy thường là: Sáng tự thức, tự chuẩn bị đi học, có gì ăn nấy, lội bộ đi học....có thể nói là “tự thân vận động”, nhưng hồi ấy ít phải học như học trò bây giờ, đi học về thảy tập cái bẹp cái là đi chơi...... Đúng là có sợ nhiều thứ, riết rồi trở thành như anh Hong..866 nói:“ tóm lại là 1 thế hệ chẳng ra sao....”
  Còn .... gà công nghiệp bây giờ, chúng nó chẳng tự lo gì cả, chẳng thiếu cái gì cả nên chẳng cần làm cái gì cả! Chỉ học thôi!  Lỡ có thiếu, lỡ chưa vừa ý chúng là chúng giận  hờn .... Vậy là, lại phải ráng lo cày... để trả nợ đời....Nếu không, mai mốt này khi già, yếu chúng nó không đưa vào trại dưỡng lão, nó thả lang thang ngoài đường thì còn khổ hơn nữa!
Chêm vào hoài, làm gián đoạn việc học bên Tây của Thanhh53.
Logged
Cutichiuchoi
Thành viên
*
Bài viết: 251


« Trả lời #32 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2013, 10:44:11 am »

Các bác thuộc diện quá sung sướng rồi, chứ như em thời còn nhỏ đi học cực khổ vô cùng. Sáng sớm mùa đông trời rét như cắt da cắt thịt, 4 giờ sáng phải thức dậy nấu cơm cho cả nhà ăn xong thì người đi học, người đi làm. Còn mình ở nhà phải ra đồng cuốc đất trồng trọt, phải kiếm rau về nấu cám cho heo ăn, phải gánh nước từ cái giếng bên kia suối, lội qua mấy quả đồi, 2 cái thúng gánh nước dài quết gót chân chảy máu. Lại còn phải chăm 3 thằng em còn nhỏ xíu ở nhà nữa chứ. Đến 11h30 thì tranh thủ múc vội chén cơm nguội rồi đi bộ đến trường cách nhà độ chừng 5-6 cây số. Học xong 5 giờ đi bộ về đến nhà thì trời tối, chân đi đất nứt nẻ, chảy máu, về tới nhà buông cuốn vở (giấy đen hơn bao xi măng bây giờ) ra thì lại chạy vào cho heo cho cúi ăn xong mới rửa chân vào ăn cơm rồi lên giường đi ngủ, có bao giờ được học bài ở nhà hay đi chơi với bạn bè cùng trang lứa đâu. Bây giờ nghĩ lại vẫn thương mấy đứa em rồi đó nhỏ dại quá trời.
Logged
Cutichiuchoi
Thành viên
*
Bài viết: 251


« Trả lời #33 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2013, 10:45:29 am »

Ơ bác AG1 ơi, hôm nay bác thanhh63 cho em 2 cây gậy rồi kìa  Grin Grin Grin
Thế là bác hong... hết chê em niểng rồi hé  Cheesy Grin Roll Eyes
Logged
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #34 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2013, 03:25:35 pm »

"Ơ bác AG1 ơi, hôm nay bác thanhh63 cho em 2 cây gậy rồi kìa..." Cuti..

Một pháo đi bắn hai bia, hai pháo không biết chú sử dụng sao đây ?
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #35 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2013, 03:41:02 pm »

"Ơ bác AG1 ơi, hôm nay bác thanhh63 cho em 2 cây gậy rồi kìa..." Cuti..

Một pháo đi bắn hai bia, hai pháo không biết chú sử dụng sao đây ?

Hơ hơ, mình đã dự báo rồi, với cái đà này thứ kịch trần khó phát triển như mình sẽ có dịp "chiêm ngưỡng" tốc độ "vũ bão" của bác loicuti đây  Wink...

Thôi thăm anh em chút xíu, nhà iem trở về ... trời tây  Grin

...

Như đã thưa từ trước, năm đầu tiên tôi sống trong 1 phòng có 2 phòng nhỏ và phòng công trình phụ dành cho 4 người, tôi sống chung với anh C., 1 nghiên cứu sinh, 1 cựu lính Trường Sơn, còn phòng bên kia là 1 ông bạn Lào sống cùng với 1 ông người Ethiopia, một cựu chiến binh một nước cực nghèo ở vùng sừng châu Phi và ngày đó vẫn đang ở trong chính quyền theo khuynh hướng Cộng Sản của tổng thống Mengistu Haile Mariam. Lúc đầu mới nhập phòng, thấy ông Lào đang nói tiếng Việt sõi như một người Việt, tôi cứ nghĩ anh ta là nghiên cứu sinh Việt Nam vì anh ta khá lớn tuổi, nhưng anh C. – bạn cùng phòng đính chính: anh ta là một người Lào, công tác trong đoàn TNCM Lào và đương nhiên có rất nhiều năm học tập tại Việt Nam trước khi được gửi qua Tiệp để học Đại học. Nghe qua như vậy cộng với mối thiện cảm vốn có của tôi với những người anh em Lào nên tôi rất vồn vã, vui mừng ra mặt khi được sống cùng phòng với một anh bạn Lào rất ra dáng “cán bộ”. Nhưng thật sốc, ngược lại với những mong đợi của tôi, thái độ của anh bạn Lào đối với sinh viên Việt Nam rất hời hợt, không có gì tỏ ra là 2 dân tộc anh em từng chung một “chiến hào”.

Sau này khi tiếp súc nhiều và đã quen biết hơn thì anh ta mới bày tỏ quan điểm của họ về cái “tình chung thủy, keo sơn – chung một chiến hào”  Shocked giữa 2 dân tộc Việt – Lào. Anh ta thường xuyên “lên án” Việt Nam mình chèn ép, đô hộ dân tộc Lào cả trong quá khứ lẫn hiện tại và anh ta nói rằng rất bất bình về điều đó, nghe vậy tôi cũng phát hoảng vì được nghe một sự thật về mối quan hệ Việt – Lào qua một người Lào từng thọ ơn của Việt Nam, nhưng không hề hàm ơn những sự giúp đỡ đó, tôi chỉ tự an ủi mình: chắc những suy nghĩ kiểu như anh bạn Lào đó sẽ không nhiều! Nhưng nghe anh ta nói tôi vẫn thật sự sốc và rất nhiều, rất nhiều câu hỏi nảy sinh trong đầu tôi mà không thể có câu trả lời cho chúng HuhHuh? và tôi chợt liên tưởng đến những năm tháng tình nguyện trên tuyến phòng thủ biên giới phía Bắc của anh em chúng tôi những năm 79 – 83 và thầm nghĩ, có lẽ dân tộc mình mình cũng đã quá uyển chuyển, mềm dẻo trong quan hệ với Lào, chứ để sảy ra chiến sự như ở biên giới Tây Nam thì đúng là tứ bề “thọ địch”  Shocked.

Còn riêng với ông bạn người Ethiopia, tôi lại có mối quan hệ rất tốt, khi tôi nhập học thì anh ấy đã bước vào năm cuối, nói chuyện với anh ấy tôi và anh Cường tuy là rất hợp nhưng 2 chúng tôi bên ngoài cười nhiều, nhưng bên trong suy nghĩ mông lung cũng không kém!. Anh ấy là thành viên đảng cầm quyền – đảng Lao động Ethiopia, ở Ethiopia khi đó, chính quyền theo khuynh hướng cộng sản, tôn thờ chủ nghĩa Mác – Lê, nhưng thú thật, qua những gì anh ấy tâm sự, sao tôi thấy u ám quá, đúng kiểu chính quyền nằm trên nòng súng, nhưng những nòng súng đó có thể quay về bất kỳ hướng nào! Nhất là thời kỳ 88 – 89, chính tại quê hương anh ta cũng bắt đầu có những lộn xộn, chính quyền đang mất dần sự kiểm soát và thua trận liên miên với lực lượng phiến quân lãnh thổ phía bắc: Eritrea đang đòi ly khai … , và ngày về nước càng đến gần, anh ấy càng tỏ ra lo lắng nhiều hơn.
...
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Năm, 2013, 04:05:09 pm gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #36 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2013, 03:46:49 pm »

   Em định không còm vào sợ làm loãng mạch chuyện các bác nhưng nghe chuyện anh sinh viên Lào lại thấy đúng là người bạn hàng hóm phía Tây của mình có vấn đề thì phải. Mấy thằng em em đang trong quân đội có (....) kể cũng bực lắm.

  Thôi quên chuyện đó đi bác Thanh ạ. Hay bác chuyển sang kể chuyện...dép lào đi !  Grin
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Năm, 2013, 03:52:04 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #37 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2013, 04:00:51 pm »

  Em định không còm vào sợ làm loãng mạch chuyện các bác nhưng nghe chuyện anh sinh viên Lào lại thấy đúng là người bạn hàng hóm phía Tây của mình có vấn đề thì phải. Mấy thằng em em đang trong quân đội có (....) kể cũng bực lắm.

  Thôi quên chuyện đó đi bác Thanh ạ. Hay bác chuyển sang kể chuyện...dép lào đi !  Grin

Ừm, bác LQY chí phải, quên "thằng bạn Lào" ấy đi, chơi với ông bạn tuốt Ethiopia cho nó lành  Grin, đây là tấm hình duy nhất mình chụp chung với bác ấy trong phòng KTX  Wink


Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #38 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2013, 10:18:16 am »

...
 Trong năm đầu tiên ấy, số sinh viên Việt Nam ở KTX Otava khoảng 8 người, gồm 3 anh em năm I, 2 anh chị năm 2, 2 ông năm 3, và anh C. nghiên cứu sinh sống cùng phòng với tôi. Trong mấy anh em sống ở Otava, chỉ có anh C., tôi và anh A. là già nhất vì toàn dạng đi lính về rồi đi học tiếp, còn lại anh em vẫn còn trẻ, cho dù là 2 anh năm 3, khi tôi về họ bước vào năm cuối. Trong số anh chị em ở đây, ngoài anh C. sống cùng phòng và 2 cậu em chung năm, tôi cũng hay nói chuyện với anh A., có lẽ vì anh ấy cũng là một cựu lính, cũng thuộc loại chín chắn và quan trọng nhất cũng có những khó khăn tương tự như tôi trong cả cuộc sống lẫn học hành, nên những ý kiến của anh ấy góp ý cho tôi thường rất quý giá vì nó hợp với tôi nhiều nhất. Đáng lẽ ra người tôi gần nhất phải là anh C., vì anh sống chung phòng với tôi, nhưng thú thật, có lẽ vì anh lớn hơn tôi cả chục tuổi, nên trong cuộc sống tại KTX tôi rất kính trọng anh, chắc có lẽ vì 2 chữ kính trong nên ít nhiều cũng tạo khoảng cách nhất định giữa anh em tôi, nhưng nói vậy anh vẫn là một trong những người tôi gần gũi nhất trong cuộc sống tại KTX.

Mang tiếng là sinh viên Việt Nam trong cùng một đơn vị nhưng cuộc sống học tập rất độc lập, ngoài 3 anh em tôi học cùng lớp hay gặp nhau, mấy anh em chung phòng thì sáng tỏa đi, tối tụ về còn các anh em khác năm thì mười họa mới đụng mặt. Ngoài chuyện học hành, sinh viên bên Tiệp thời tôi cũng đã rất dễ thở, tuy chả ai nói với ai về những công việc họ đang làm nhưng nhìn qua cách sống, vật dụng mua sắm trong phòng thì biết ngay họ đang làm gì. Trong suốt cuộc đời sinh viên đối với tôi vấn đề tài chính luôn vô cùng khó khăn. Khi trước ở trường tiếng Teplice bị nhà trường quản lý gắt gao, chỉ được phép rời KTX vào 2 ngày nghỉ cuối tuần nên nhu cầu đi lại, giao lưu đây đó cũng hạn chế, vả lại ngày đó ở Teplice chúng tôi không xài vé tháng, mỗi lần lên xe buýt hay xe điện cứ 1 vé 1 Kcs, còn đi xa là cả trăm xuống đường nên đi lại, thăm thú anh em rất hạn chế, suốt 1 năm ở Teplice tôi chỉ lên Praha 1, 2 lần gì đó, còn ngày nghỉ nếu đi thì cũng chỉ vào být mấy anh em lao đồng người Nam ngay trong Teplice. Khi lên Praha, cuộc sống bắt đầu “tự lập” trong khuôn khổ, đầu tiên tôi ăn uống hầu hết ở menza ( nhà ăn sinh viên ), đi lại, di chuyển trong nội thành Praha bằng vé tháng giá 30kcs/ tháng nên co kéo cũng tạm đủ.

Ở đời cái gì mới lạ cũng đều hấp dẫn, nhất là đối với giới trẻ chúng tôi khi đó. Tự nhiên được sống trong một đất nước thanh bình, tuyệt đẹp với các thắng cảnh thiên nhiên lạ lẫm với anh em chúng tôi, những di tích lịch sử hầu như còn nguyên vẹn không chỉ ở thủ đô Praha mà trải rộng khắp đất nước thì làm sao cưỡng lại được. Còn nữa, lên Praha rồi, tôi cũng có thêm rất nhiều bạn mới, qua Th. một cô bạn học cùng lớp 10C1 trường Nguyễn Đình Chiểu – Mỹ Tho, Tiền Giang ( tôi chỉ học ở trường này có một năm duy nhất sau đó tình nguyện nhập ngũ năm 79 ), cô bạn tôi đang du học năm cuối tại Bratislava, tôi quen được rất nhiều bạn mới quê trong Nam lúc đó đang học tại nhiều trường Đại Học ở Praha, ngày nay có nhiều người đã về Việt Nam hiện công tác tại các trường ĐH TPHCM, cũng còn nhiều người vẫn định cư bên Tiệp nhưng nhúng tôi vẫn rất thân thiết với nhau cho đến tận bây giờ, vẫn hú nhau như thuở sinh viên năm nào khi có điều kiện hay dịp nào đó có thể túm tụm lại với nhau. Rồi những nhu cầu sinh hoạt văn hóa thiết yếu … nói chung, nếu trong 1 năm ở Teplice, tôi có thể co kéo trong khuôn khổ những đồng học bổng còm, thì lên Praha, khả năng co kéo ngày càng trở nên bất khả thi…
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #39 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2013, 08:25:48 am »

...
Trở lại chuyện học năm đầu tiên trên giảng đường đất Tiệp … Như tôi đã thưa, cái tôi thích là tính chủ động, tự do hoàn toàn trong chuyện học. Giờ giảng đường thích lên thì lên, không lên thì thôi chả ai quan tâm đến, nhưng giờ bài tập học theo từng lớp thì phải có mặt và có điểm danh gửi về khoa đàng hoàng, nói vậy chúng tôi vẫn cứ nhá nhắm với nhau để có gì “bận” thì cứ dúi cho lớp trưởng rồi “lặn”, giáo viên họ tin tưởng vào sinh viên vì họ cho rằng sinh viên đã trưởng thành, không cần sự giám sát quá mức!. Một điều nữa: chẳng bao giờ có trả bài, kiểm tra lấy điểm, nhưng bù lại là những thảo luận, làm việc theo nhóm về bài học trên lớp, qua đó giáo viên sẽ đánh giá sinh viên từ hiểu bài đến thái độ trong học tập. Tất nhiên trong năm đầu tiên ấy, việc có thể tích cực tham gia các giờ bài tập với sinh viên nước ngoài là chuyện còn nhiều khó khăn vì vẫn còn những vấn đề trong khả năng sử dụng tiếng Tiệp, chúng tôi chỉ tham gia ý kiến sau đó được trình bày bằng đại diện của nhóm là sinh viên Tiệp. Trong 2 năm đầu, sinh viên nước ngoài chúng tôi vẫn phải tiêp tục học tiếng Tiệp và được coi là ngoại ngữ thứ I trong khi sinh viên Tiệp phải chọn 1 ngoại ngữ giữa các thứ tiếng Nga, Anh, Pháp, Đức …để làm ngoại ngữ  thứ I. Trong 2 năm đầu này môn tiếng Tiệp là mỏ vàng của anh em chúng tôi, khó có thể thoát được điểm 1.       

Với các môn học căn bản nhập môn, những môn học mà sinh viên nhà ta rất ám ảnh như các môn chính trị, thì bên Tiệp không chỉ anh em sinh viên nước ngoài, mà cả sinh viên Tiệp cũng chán ngán. Đối với tôi, tôi không muốn bàn về lý do tại sao lại phải có những môn học đó, vì việc đó là việc của cõi trên, tôi chỉ muốn bàn: tại sao có quá nhiều sinh viên khi học các môn học căn bản đó lại ca thán, ca thán nhưng vẫn phải học và vì chỗ “phải học” nên kết quả không thể cao, cũng chính vì thế các môn này thường được sinh viên coi là “cửa tử”. Nói như vậy thì quả là tội cho những sinh viên chuyên nghành “cửa tử” đó, ngay trong lớp tôi, không ít sinh viên Tiệp “thích” những môn như vậy, tuy không phải là quá nhiều, thấy đa số nhăn nhó với những cục xương đó, nhưng họ ( những người thích ) thì lại quá say mê, hỏi ra thì mới biết: những ai đã quyết tâm từ đầu để hướng đến cái đích đã được vạch ra thì họ không được phép lơ là nhất là các “cục xương”, thái độ “tích cực – đôi khi thái quá “ trong các giờ bài tập. thậm chí “khuấy động” cả trong giờ giảng đường thường giúp họ ghi điểm trong mắt giảng viên, giáo viên hướng dẫn thảo luận. Thế là tôi được thêm 1 trải nghiệm nữa cũng gần giống với những kinh nghiệm mà các anh em khóa trên truyền lại cho chúng tôi.

Nói như vậy không có nghĩa là không có ai yêu thích những môn này và khi họ đã chọn thì chắc chắn họ phải yêu thích, vấn đề là ở chỗ phải xác định cho chính xác môn nào là bắt buộc, môn nào là khuyến khích…và những ai không yêu thích có quyền từ bỏ, còn những người yêu thích có thể lựa chọn. Nhớ lại ngày đó, khi còn học năm I tại trường Kinh tế TPHCM, năm đầu là năm nhai một loạt các môn cơ bản từ kinh tế chính trị, triết, lịch sử Đảng … phải công nhận là nặng ná thở, vì mình học nghành kinh tế nên những môn này có thể gọi là khá “gần gũi”, nhưng không biết các sinh viên khối kỹ thuật, mỹ thuật … thì học những môn này ra sao? Có nặng như sinh viên chuyên nghành và sinh viên Kinh tế như chúng tôi không nữa ? Bây giờ khi cậu con trai học khối Mỹ thuật đưa quyển “cẩm nang chính trị” gói một loạt các môn như triết, kinh tế chính trị, lịch sử Đảng … mỏng tang … mới thấy tư duy nhà mình bây giờ cũng thay đổi dữ dội… theo chiều hướng chính – phụ, chứ không còn áp đặt như thời anh em mình.
...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM