Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 12:03:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương (Phần 2)  (Đọc 286701 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #20 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2013, 04:56:55 pm »

  Nhân chuyện bác Thanhh63 học hành nơi trời tây. Để cho nhà cửa thêm dzui tôi cũng xin góp triện học ở xứ ta.
  Ấy là thời tôi đi học, bất cứ bọn nào Việt, Lào, Campuchia...khi đã nhập học thì như nhau tuốt tuột. Ngoài các môn cơ bản, chuyên ngành .v.v. còn lại bắt buộc phải học Lịch sử đảng, triết học mác-lenin, chủ nghĩa xã hội khoa học, kinh tế chính trị v.v.v tóm lại là các môn chính trị. Khi thi mà trượt 1 trong mấy môn này thì được giữ lại trường thêm 1 năm, nếu tiếp tục không đạt nữa thì về quê làm gì tùy ý. Mấy thằng cha người Lào thì chỉ khoái các môn này thi vấn đáp. Bọn chúng trả lời vanh vách bằng mấy thứ tiếng trong ấy có cả tiếng Việt. Các thầy tôi toàn là trên thông thiên văn, dưới tường địa lý ngồi nghe xong mặt nghệt ra. Chẳng hiểu gì, giống hệt như  như chúng tôi nhai món kinh tế chính trị xhcn. Học xong thi xong ....chẳng hiểu gì  Grin . Thầy có nhắc cậu trình bầy vấn đề này bằng tiếng việt, hắn bảo biết hết nhưng chỉ trình bầy được bằng tiếng mẹ đẻ. Thầy bó tay, rồi thì bọn ấy chẳng thằng nào trượt cả, tuy rằng thời gian ở Việt nam hơi lâu. Nhưng ra ngoài quán thì chúng tán như xiếc, cắm giỏi hơn chúng tôi nhiều.
   Nghe nói thời ấy các bác du học cũng phải xơi các món này theo giáo trình bản địa. Không biết là hiểu theo nghĩa của họ dễ hiểu hay không bọn tôi thì sợ chúng hơn sợ cọp, không hiểu được  . Cái tang ĐCS VN lại chịu khó họp, nhiều nghị quyết, nhồi mãi mà chẳng nhớ họp ở đâu nghị quyết nào, nội dung ra sao... Grin  Khi ấy bọn tôi có câu chuyện vui là : " Một lần tổng BT L sang Liên xô theo lời mời của Brezhnev. Khi sang hội đàm Brezhnev khoe LX vừa hoàn thành siêu máy tính, có thể tính vài chục tỉ phép tính/s. Bác L khoái lắm, tiện vừa đại hội xong thử cho máy tính làm việc thử. Sau khi các chuyên gia LX mã hóa, đưa các dữ liệu vào máy. Cái máy siêu hiện đại ấy chạy lặc nè một hồi rồi nhè ra số 3000 lét. Bác L chê máy hỏng, rởm, bác B không chịu, quyết định kiểm tra kỹ càng làm lại, sau 3 lần chạy máy, tốn khối giấy và điện kết quả vẫn nguyên. Cái máy chẳng hỏng gì, nó thật tốt nhưng vì số  liệu đầu vào nhiều nhưng không có nghĩa chỉ có mỗi đoạn: "Tiến từng bước vững chắc lên CNXH..." Nên máy tính cho kết quả 3000 năm, thời gian để chúng ta  phấn đấu và xây dựng". Thấm thoắt thời gian trôi đi câu chuyện của chúng đã 30 năm, mỗi khi nhớ lại. Tôi lại bật cười, tự khen :  cái lũ ấy sao giỏi thế nhỉ, giỏi đến thế là cùng  Grin Grin Grin
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #21 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2013, 05:40:29 pm »

 Nhân chuyện bác Thanhh63 học hành nơi trời tây. Để cho nhà cửa thêm dzui tôi cũng xin góp triện học ở xứ ta.
  Ấy là thời tôi đi học, bất cứ bọn nào Việt, Lào, Campuchia...khi đã nhập học thì như nhau tuốt tuột. Ngoài các môn cơ bản, chuyên ngành .v.v. còn lại bắt buộc phải học Lịch sử đảng, triết học mác-lenin, chủ nghĩa xã hội khoa học, kinh tế chính trị v.v.v tóm lại là các môn chính trị. Khi thi mà trượt 1 trong mấy môn này thì được giữ lại trường thêm 1 năm, nếu tiếp tục không đạt nữa thì về quê làm gì tùy ý. Mấy thằng cha người Lào thì chỉ khoái các môn này thi vấn đáp. Bọn chúng trả lời vanh vách bằng mấy thứ tiếng trong ấy có cả tiếng Việt. Các thầy tôi toàn là trên thông thiên văn, dưới tường địa lý ngồi nghe xong mặt nghệt ra. Chẳng hiểu gì, giống hệt như  như chúng tôi nhai món kinh tế chính trị xhcn. Học xong thi xong ....chẳng hiểu gì  Grin . Thầy có nhắc cậu trình bầy vấn đề này bằng tiếng việt, hắn bảo biết hết nhưng chỉ trình bầy được bằng tiếng mẹ đẻ. Thầy bó tay, rồi thì bọn ấy chẳng thằng nào trượt cả, tuy rằng thời gian ở Việt nam hơi lâu. Nhưng ra ngoài quán thì chúng tán như xiếc, cắm giỏi hơn chúng tôi nhiều.
   Nghe nói thời ấy các bác du học cũng phải xơi các món này theo giáo trình bản địa. Không biết là hiểu theo nghĩa của họ dễ hiểu hay không bọn tôi thì sợ chúng hơn sợ cọp, không hiểu được  . Cái tang ĐCS VN lại chịu khó họp, nhiều nghị quyết, nhồi mãi mà chẳng nhớ họp ở đâu nghị quyết nào, nội dung ra sao... Grin  Khi ấy bọn tôi có câu chuyện vui là : " Một lần tổng BT L sang Liên xô theo lời mời của Brezhnev. Khi sang hội đàm Brezhnev khoe LX vừa hoàn thành siêu máy tính, có thể tính vài chục tỉ phép tính/s. Bác L khoái lắm, tiện vừa đại hội xong thử cho máy tính làm việc thử. Sau khi các chuyên gia LX mã hóa, đưa các dữ liệu vào máy. Cái máy siêu hiện đại ấy chạy lặc nè một hồi rồi nhè ra số 3000 lét. Bác L chê máy hỏng, rởm, bác B không chịu, quyết định kiểm tra kỹ càng làm lại, sau 3 lần chạy máy, tốn khối giấy và điện kết quả vẫn nguyên. Cái máy chẳng hỏng gì, nó thật tốt nhưng vì số  liệu đầu vào nhiều nhưng không có nghĩa chỉ có mỗi đoạn: "Tiến từng bước vững chắc lên CNXH..." Nên máy tính cho kết quả 3000 năm, thời gian để chúng ta  phấn đấu và xây dựng". Thấm thoắt thời gian trôi đi câu chuyện của chúng đã 30 năm, mỗi khi nhớ lại. Tôi lại bật cười, tự khen :  cái lũ ấy sao giỏi thế nhỉ, giỏi đến thế là cùng  Grin Grin Grin

Cám ơn bác hong c9d3 vì câu chuyện không phải chỉ trời ta, mà phản ánh rất đúng khái niệm " vật chất quyết định ý thức" bác nhểy  Grin.

Dù là chuyện học hành trời ta của các bác, nhưng cũng hiện hữu nhân tố du học trong đó thôi! Đọc những dòng bác viết, link lại với hồi ức của đám SV Lào trong các trường ĐH Việt, chao ôi so với "thân phận" tụi em nó khác 1 trời một vực  Shocked. Với các ông bạn Lào học ở VN đúng là nâng như nâng trứng mỗng, còn lý do tại sao, dù ít nghe, ít nói nhưng anh em ta luôn luôn ... thấu hiểu! Thậm chí họ quậy tưng, các trường của mình cũng "ngậm bồ hòn làm ngọt" ... thì chuyện thi cử như bác nói đúng là "chuyện vặt"!

Còn tụi em bên Tiệp, thân phận "ăn nhờ ở đậu" đúng nghĩa! Không có cửa cho những "vênh váo" vì đơn giản: họ đâu cần ta, chẳng qua ta "cầu cứu", họ với vị thế đàn anh "bố thí" cho đàn em chút ân huệ! Nên học hành không đàng hoàng, phí tiền chúng tao, cuốn gói về nước! Thậm chí sau này ( điều này nói trước, và em sẽ đề cập kỹ sau ) khi CM Nhung nổ ra, họ thẳng thừng "xỉ vả", nếu vì lý do gì đó không ưng ý, điều mà trước CM người ta vẫn giữ ý vì tình "anh em XHCN"  Sad... Bởi vậy tụi em khá biết thân, biết phận khi lỡ lọt vào đám "trí thức" bản địa, điều này cũng là sự khác biệt giữa giới SV Việt và các bác lao động, học nghề bên đó, vì muốn gì thì gì anh em công nhân của ta sống bằng sức lao động của họ chứ không phải "sống nhờ" như anh em chúng tôi!
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #22 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2013, 07:47:40 am »

Phải nói lại cho chính xác, rượu Cuti ngâm, thợ chế biến mồi bữa đó là Cuti...nên ngon đều....
Nhà Cuti...ở Bình Châu, Cuti...có khoe ở đó vừa có Rừng nguyên sinh, biển sạch đẹp, không khí thoáng đãng có suối nước nóng... rất tốt cho sức khỏe, duy trì sức khỏe để chiến đấu lâu dài và quan trọng nhất là Cuti...có nuôi nhiều vi ta min ‘gâu, gâu’  lắm, mỗi lần về Long Xuyên là phải nhờ người coi chừng, cũng nghe Cuti...tính về Long Xuyên luôn nên mấy con ‘gâu, gâu’ phải giải quyết.
 Do đó, chuyển lời của Cuti..: Trân trọng kính mời quý vị ghé nhà Cuti tại Bình Châu.


"vay nhat dinh hom nao ve binh chau ghe tham nha cuti!!!!!!!!!!!!!!!!!!!. lamhai_tientien"

Dù gì cũng phải công nhận loicuti có tầm nhìn xuyên "thế kỷ" khi nghỉ hưu non thay vì hạ cánh LX, vựa lúa, vựa rượu ... nhưng lại hạ cánh xuống vựa nước nóng Bình Châu ...  Grin Ông bà bảo : biết địch, biết ta ... và cũng bảo: yếu không ra gió ...! và bác loicuti đã thực hiện rất chuẩn những "di huấn" đó bằng việc lấy Bình Châu làm nơi "dưỡng quân", lấy LX là nơi thực nghiệm! ...

Nhưng khổ nỗi, ông bà còn bảo: "già" ham vui ... , sống ở Bình Châu chắc không "đủ vui" nên mật độ đột nhập về LX tăng lên, vắng nhà nhiều thì gâu gâu phải "đủ mạnh, đủ đông" để thay chủ, và cũng từ lòng hỷ của gia chủ đã được AG1 khẳng định rồi: Rượu Nếp Thoại Sơn ngâm Ba Kích một lần về LX vần lên Bình Châu thì uống mệt, đâu phải thời "ngăn sông cấm chợ" đâu mà sợ thiếu Rượu?, chỉ sợ thiếu Gâu gâu thôi, nhưng thiếu với ai chứ với bác Loicuti thì không có khái niệm đó vì "nghe đồn": sau khi cởi áo xanh cây rừng, bác lại khoác lên mình áo xanh rêu, xanh non  Grin và gửi hầu như gần trọn "sự nghiệp" lẫy lừng của mình trong nghành hậu cần ...

Vậy đó, băn khoăn là thừa, lên kế hoạch "đổ bộ" Bình Châu đi lamhai_tientien và bác AG1 ơi  Grin Grin Grin 
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #23 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2013, 10:12:11 am »

“...băn khoăn là thừa, lên kế hoạch "đổ bộ" Bình Châu đi lamhai_tientien và bác AG1 ơi “- Thanhh63

Cứ “ từng bước, từng bước thầm” mới bắt được nó tại trận,  đừng làm nột quá nó bỏ trốn!
Logged
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #24 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2013, 10:21:40 am »

Gởi Lượm: 'Đời người như giấc mộng - Tỉnh mộng hết đời người - Nay về miền an lạc - Còn vui sướng nào hơn...'
Mình đã chuyển mấy câu thơ trên đến bạn Lượm...”
- Cuti....

 Cuti...thật là tài- không biết bằng cách nào mà Cuti... chuyển được mấy câu thơ này cho bạn Lượm?- Sáng hôm qua, chú Lễ có nói bạn Lượm qua bên kia làm sao kiểm được chức “tổ trưởng” – Thôi thì, chú có tài vậy hãy nhắn mấy ông bạn qua bên kia trước bố trí cho ông bạn mới này chức gì đi!
Logged
Cutichiuchoi
Thành viên
*
Bài viết: 251


« Trả lời #25 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2013, 10:46:24 am »

He ... he...
Các bác lầm to rồi, nhà em ở ngoài Bình Châu toàn "gâu ... gâu" giống của Đức với của Nga thôi, bọn này hôi hám lắm không xơi được tuy con nào cũng độ tầm vài chục ký. Lúc này hay về LX gởi bọn nó vừa tốn tiền, vừa bị bỏ đói ra thấy tụi nó ốm quá tội nghiệp nên em kiếm mấy nhà khá giả gởi tặng hết rồi, bây giờ thì vườn không nhà trống  Grin
Các bác ra Bình Châu chơi em sẵn sàng mời các bác đi tắm "chay" chơi, vì chỗ em còn hoang sơ lắm, nước thì sạch nhưng dịch vụ chưa có gì  Roll Eyes
Còn cái vụ ba kích í mà, các bác AG1 rất thích, tuy nhiên em phải ém hàng lại để dành khi nào có khách quí mới trưng hàng ra chứ để các bác ấy phát hiện thì chỉ có mà đi toi, trong vòng 3 ngày thì hết sạch cả nước dảo  Grin

Cuti...thật là tài- không biết bằng cách nào mà Cuti... chuyển được mấy câu thơ này cho bạn Lượm?- Sáng hôm qua, chú Lễ có nói bạn Lượm qua bên kia làm sao kiểm được chức “tổ trưởng” – Thôi thì, chú có tài vậy hãy nhắn mấy ông bạn qua bên kia trước bố trí cho ông bạn mới này chức gì đi! ag1

Cái vụ này thì chẳng có gì là khó cả, bác cứ thành tâm thắp ba cây nhang mà khấn cho chuẩn vào, bác muốn khẩn cầu điều gì sẽ được nấy. Không tin bác hỏi bác Lượm coi  Grin
Logged
Cutichiuchoi
Thành viên
*
Bài viết: 251


« Trả lời #26 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2013, 02:28:17 pm »

Một lần đến Yên Tử, thật đáng nhớ vì khó có thể có lần thứ hai. Mai mốt già rồi không thể leo lên cao, dốc thẳng đứng như thế được nữa  Roll Eyes



Đây là Chùa Đồng - Yên Tử đấy các bác ạ, lên đến đây quả là một kỳ tích, dốc cao thẳng đứng, đi qua 2 lần cáp treo, leo thêm mấy chặng nữa mới lên đến đỉnh quanh năm mây phủ, muốn chụp hình phải nhanh tay, mây hé ra là chụp ngay không thì mây mù chẳng nhìn thấy gì mà chụp.
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #27 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2013, 03:46:58 pm »

He ... he...
Các bác lầm to rồi, nhà em ở ngoài Bình Châu toàn "gâu ... gâu" giống của Đức với của Nga thôi, bọn này hôi hám lắm không xơi được tuy con nào cũng độ tầm vài chục ký. Lúc này hay về LX gởi bọn nó vừa tốn tiền, vừa bị bỏ đói ra thấy tụi nó ốm quá tội nghiệp nên em kiếm mấy nhà khá giả gởi tặng hết rồi, bây giờ thì vườn không nhà trống  Grin
Các bác ra Bình Châu chơi em sẵn sàng mời các bác đi tắm "chay" chơi, vì chỗ em còn hoang sơ lắm, nước thì sạch nhưng dịch vụ chưa có gì  Roll Eyes
Còn cái vụ ba kích í mà, các bác AG1 rất thích, tuy nhiên em phải ém hàng lại để dành khi nào có khách quí mới trưng hàng ra chứ để các bác ấy phát hiện thì chỉ có mà đi toi, trong vòng 3 ngày thì hết sạch cả nước dảo  Grin


Thôi rồi "giã từ" giấc mộng "hỗn hợp vita gâu gâu + gụ nếp TS ngâm BK" trên đất Bình Châu gồi  Sad... Thôi nhà em lại trở về trời "tây" vậy  Wink

...
Và như vậy kinh nghiệm học ngoại ngữ trong môi trường bản xứ tất nhiên làm tôi suy nghĩ khá nhiều về một năm chuẩn bị tiếng trong nước, theo quan điểm của tôi là : phí hoài của mất 1 năm, phải chi khi chính thức được chọn đi học, chỉ cần sinh viên nhà ta qua nước sở tại học tiếng trong 3 tháng hè, sau đó thêm 1 năm trường tiếng ngay tại môi trường đó thì chắc đủ trình độ theo học năm thứ I như chúng tôi, tất nhiên trong điều kiện hiện nay nếu không có tiền để đưa sinh viên qua học tiếng luôn ở nước sở tại thì cũng có khá nhiều công cụ hỗ trợ, đặc biệt với sự phát triển đến chóng mặt của Internet những ai muốn tạo môi trường “bản xứ” cũng chả khó khăn gì, chứ không phải học chay như anh em tôi ngày đó. Cái quan trọng là nhận thức được phương pháp học tiếng nước ngoài và sau đó là quyết tâm theo đuổi, không ngã ngựa giữa đường. 

Nhưng cũng phải phê phán tính thụ động căn thâm cố đế của sinh viên mình, ngay việc chọn bạn học để sống chung phòng cũng cho thấy phần nào điều đó. Về nguyên tắc, việc sắp phòng trong KTX luôn tuân thủ yêu cầu làm sao cho sinh viên học tập tốt nhất, đặc biệt là với sinh viên nước ngoài. Chúng tôi nghe kể lại, trước kia sinh viên Việt qua các nước XHCN châu Âu du học cũng rất nhiều, nhưng việc sống chung phòng với nhau là không thể vì đã có “can thiệp” yêu cầu phải cho sinh viên Việt sống chung với sinh viên bản xứ, mục đích thì chắc cũng chỉ có một: nâng cao trình độ tiếng, phục vụ nhiệm vụ chính, duy nhất: Học!. Sau này không hiểu vì lý do gì, nhưng việc sinh viên Việt được xếp ở chung với sinh viên Tiệp tại KTX nơi tôi ở là có nhưng khá hiếm.

Nhìn qua mấy ông bạn châu Phi, ngoài việc phải nói tiếng Tiệp hầu hết thời gian trên lớp vì mỗi ông một nước, thỉnh thoảng tôi cũng nghe mấy chàng Phi đó giao tiếp bằng tiếng Pháp với nhau, nhưng phải công nhận khả năng nói bồi của họ là chuẩn, có lẽ do mạnh dạn trong giao tiếp với người bản xứ - một điểm yếu của sinh viên Việt. Hồi mới về KTX, cứ nhìn thấy mấy ông Phi la cà với mấy bà thường trực già của KTX, anh em chúng tôi chưa hiểu lắm, nhưng sau đó vì mục đích làm quen với các bà để lỡ có bạn đến thăm mấy bả không làm khó, nên anh em chúng tôi cũng tăng cường quan hệ, giao lưu, quà cáp, biếu xén những món quà lưu niệm từ VN bán đầy trong các být Xù!. Những tưởng chỉ phục vụ cho việc “ngoại giao” nhưng qua giao tiếp, chúng tôi tự tin hơn nhiều!
...

Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #28 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2013, 05:26:08 pm »

 ... tính thụ động căn thâm cố đế của sinh viên mình... Thanhh63
   Tôi thấy cái thời anh em mình có nhiều vấn đề thì phải.
 Có lẽ nền giáo dục hay do cơ chế xin cho nên chúng ta không tự tin lắm trong cuộc sống. Chẳng phải  du học ngay cả học trong nước cũng thế, lúc nào cũng lơm lớp lo sợ, sợ đủ thứ. Tới mức thụ động thật sự, cả trong việc  học tập cũng vậy. Chẳng như thế hệ sau này, chúng tự tin hơn nhiều và biết rằng cố học để kiếm được nhiều tiền. Học là quyền lợi chính đáng của chúng, khác chúng ta là đảng và nhà nước cho học, học để phục vụ đảng và nhà nước Grin Grin   Chết lạc đề mất, tóm lại là 1 thế hệ chẳng ra sao... Grin sắp về vườn
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #29 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2013, 08:07:15 am »

... tính thụ động căn thâm cố đế của sinh viên mình... Thanhh63
   Tôi thấy cái thời anh em mình có nhiều vấn đề thì phải.
 Có lẽ nền giáo dục hay do cơ chế xin cho nên chúng ta không tự tin lắm trong cuộc sống. Chẳng phải  du học ngay cả học trong nước cũng thế, lúc nào cũng lơm lớp lo sợ, sợ đủ thứ. Tới mức thụ động thật sự, cả trong việc  học tập cũng vậy. Chẳng như thế hệ sau này, chúng tự tin hơn nhiều và biết rằng cố học để kiếm được nhiều tiền. Học là quyền lợi chính đáng của chúng, khác chúng ta là đảng và nhà nước cho học, học để phục vụ đảng và nhà nước Grin Grin   Chết lạc đề mất, tóm lại là 1 thế hệ chẳng ra sao... Grin sắp về vườn

Vâng, ngày trước có câu khẩu hiệu: mình vì mọi người, mọi người vì mình... nhưng gần đây nghe nhiều đến câu: mình không vì mình, trời chu đất diệt ... Nhưng cho dù có là câu hay hớm, uyên thâm ... gì gì đi nữa nếu không lo nổi cho mình còn lo cho ai  Huh Huh Huh. Bởi vậy cái thời xa xưa khi mà ai cũng giống ai, cứ ĐH ra trường là nhận 36 đ, ... thì lấy đâu ra động lực! Thôi thì cứ tàn tàn, sau đó ra trường rồi ... binh tiếp, từ đây thì đủ thứ mối quan hệ được vận dụng để lên lương nhanh, lên chức nhanh... nhưng nhanh cũng gần hết ... đời người. Còn bây giờ xã hội phân hóa mạnh theo năng lực, giỏi chưa lú đầu ra khỏi "cửa trường ĐH" đã bị các công ty "săn đầu người" săn đón với những mức lương ... chóng mặt!, còn cũng ra trường như ai nhưng thuộc loại tàn tàn thì cũng ... tàn tàn mới có việc với mức lương ... tàn tàn, chính vì vậy có động lực hay thụ động đều có giá của nó cả!  Grin
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM