Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 01:05:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tết và Lính  (Đọc 11393 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #10 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2014, 08:13:14 am »

Chà, chuyện xưa của bác baoleo và bác tuanb5 hay thật. Bác Học thì tôi cũng có dịp làm việc với bác ấy một vài lần. Lần gần nhất là trước khi bác ấy về hưu. Chuyện vui bao giờ bác ấy cũng nói tao là lính thông tin trinh sát pháo binh, nhưng không phải pháo thường như của sếp mày đâu, pháo tao pháo chiến lược của bộ, to lắm dài lắm mà bắn xa lắm. Hi hi.

Ô, quả đất quả là tròn.
Hóa ra Baoleo tôi và bác qtdc đều có chung 1 người quen  Grin
Anh Học bây giờ về sống ở Gia Lâm. Vẫn yêu đời lắm.
Năm 2012, anh Học đi về thăm chiến trường cũ Quảng Trị và đồi Ca-Ron, về nhà hào hứng kể chuyện, cả năm không hết.  Grin
Hi hi
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #11 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2014, 08:14:12 am »

7 - Tết nơi cố đô Huế -năm 2014

Do một mối ân tình, đã hơn 15 năm nay, Tết năm nào, Baoleo tui cũng vào Huế.
Và cũng như một người tình trung thủy, năm nào, Huế cũng đón tôi bằng những cơn mưa.
Mưa cũng hay.
Nếu không có mưa, một mình trong thành phố xa, dễ có cảm giác của cụ Nguyễn Du trong bài “Dạ Hành” lắm:
- Cổ mạch hàn phong cộng nhất nhân.
Mưa như một người bạn đồng hành, làm cho ta bớt đơn côi trên con đường vô định lẻ bóng. Câu này không phải của tôi, mà là của đại tá I-sa-ép trong sê-ri phim ‘Mười bẩy khoảng khắc của mùa xuân’.
Nhưng đại tá tình báo, đã nói hộ cho tâm trạng của tôi.
Huế là mưa rơi trên kinh thành.
Huế là tắt đèn đi ngủ vào lúc 9 giờ đêm, như trong 1 doanh trại quân đội.
Huế với tôi, không mộng mơ, mà là 1 thành phố, nơi có 1 mối ân tình và 1 ký ức rất buồn.

Chúc Huế:
-Vững bước đi vào năm 2014.

(đây là nhại 1 khẩu hiệu bắt gập bạt ngàn trên đường thiên lý, mà thực lòng, Baoleo tui không hiểu ban Tuyên huấn định truyền tải thông điệp gì)  Sad


Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #12 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2014, 09:43:56 am »

"....
Chúc Huế:
-Vững bước đi vào năm 2014.

(đây là nhại 1 khẩu hiệu bắt gập bạt ngàn trên đường thiên lý, mà thực lòng, Baoleo tui không hiểu ban Tuyên huấn định truyền tải thông điệp gì)  Sad"

Đại loại kiểu như này:

Thi đua ta quyết tiến lên
Tiến lên ta quyết tiến lên hàng đầu
Hàng đầu rồi biết đi đâu
Đi đâu không biết, hàng đầu cứ đi! Roll Eyes


Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #13 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2014, 09:04:26 am »

8- Tết năm 2014 – Tản mạn về người bạn thủy chung.

Xin nói ngay, đó là con chiến mã già của tôi.  Grin
Theo sổ bộ khai sinh, nó đang ký năm 1993, như vậy năm nay đã tròn 20 tuổi, lại là năm Ngựa. Năm Ngựa, nghĩ về chiến mã già, quả là hợp. Nên tôi đã đưa hình em nó lên trang bìa, cho nó được một phen vinh dự.  Wink

Khi tôi tậu con mã này về, nó là con ngựa chiến được xếp hàng đầu bảng thời đó. Dòng Thái nguyên bản, 3 cục, buồng phổi 99 phân.
Tậu nó về, tôi phải đào chân giường, đổ hũ vàng tiết kiệm từ thời mới giải ngũ lính Hải quân, lấy ra đúng 5,5 cây vàng.  Tongue Tongue

Nhưng con ngựa già không phụ công người tậu, đã tận tình phi qua mọi nẻo đường mà Baoleo tui cần tới.
Đã tròn 20 tuổi, bước vào tuổi già, nhưng con mã già vẫn còn ngon lắm.
Ruột gan tim phổi còn nguyên. Chưa phải thay bộ đồ lòng nào. Trái tim của chú ngựa, cũng chưa phải đặt lại van tim, hay nói cách khác là doa xi-lanh, lên cốt lần nào.
Duy có bộ vó, là đã phải thay vỏ vài lần.
Bộ lông mầu hung, vẫn là bộ lông thời khai sinh bên Thái. Có điều, về tung vó-phi nước kiệu ở Việt ta, bọn xe máy ‘diễn biến’ có chèn ép đôi phần, làm sợi lông của chú mã có bay đi ít nhiều. Chả sao, tắm rửa ngoài cửa hàng xong, chú lại vẫn bóng loắng.

Gần đây nhất, chú đã đưa tôi, phi trên đường thiên lý: Hà Nội – Yên Bái – Hà Nội chỉ trong vòng có 10 giờ đồng hồ.
Chuyến đi ấy gập quan đầu tỉnh Yên Bái. Thay vì lấy con xe 4 bánh, tôi đã để chú ngựa già đưa mình phi tung gió dọc triền đê sông Hồng, cứ theo sông Hồng phi lên tận trụ sở sếp quan đầu tỉnh Yên Bái. Không đi xe, mà đi ngựa. Chuyến ấy, chú ngựa cho Baoleo tôi ăn ra được 2 triệu đồng công tác phí thuê xe, cũng được nửa chỉ vàng. Đã từng qua quân ngũ, nên bài Đảng dạy tiết kiệm, Baoleo tui xin luôn nghe nhời.
Câu chuyện này đã được biên chi tiết ở đây:
http://khucquanhanh.vn/diendan/showthread.php?t=241&page=12

Nhưng thực ra, chú ngựa già chung thủy với mình, hay là bản chất của Baoleo tui vốn chung tình nhỉ.
Có lẽ vế hai có phần nhỉnh hơn chăng.  Grin
Tỷ dụ nhé, tậu em nó về, đã tròn 20 năm nay, miềng không thèm ngó ngàng đến các em khác, cho dù các em đó trẻ - đẹp hơn, mô-đần hơn .
Và miềng cũng sẽ vẫn chung thủy với em này. Cho giù 10 năm sau, miềng đã theo hạc về trời, thì em ngựa già chắc vẫn còn sống chung tình với tui đến lúc đó. Chắc em sẽ được người nhà, dắt ra bên chỗ tôi nằm, như chú chó trung thủy trong câu chuyện của chuyện người Tây.

Hỡi các quý bà quý cô, nếu các quý bà quý cô, vẫn còn đang ở độ tuổi đi tìm cho mình 1 bạn hiền tri kỷ, hãy tìm đến những người đã qua cuộc đời binh phù, như Baoleo tui đây.
Được ông Cụ và Đại tướng chỉ bảo, những người lính chúng tui, chung tình lắm. Đã tậu ai, là cho ở cùng cho đến hết, sướng thế còn gì.
Mà hơn thế nữa, các quý bà quý cô – còn được gọi là ‘dâu của ông Cụ’ nữa đấy nhá. Thập phần vinh dự.
Vô đê – Vô đê. Nhanh nhanh – kẻo hết. Hị hi.  Grin

Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #14 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2014, 08:52:25 am »

9- Tết ở xứ Ba-Tư, thời trước chiến tranh Vùng Vịnh

Tết năm đó, baoleo ở Baghdad.
Tết là ngày sum họp. Ở nước ngoài, không có họ hàng, nên bạn bè thân thuộc là nơi những người xa xứ tìm đến nhau.
Baoleo có cô bạn gái, tên là Kiều H, lúc đó đang ở Mosun, cách chỗ baoleo tầm 600 km. Biết nhau cùng ở một đất nước xa lạ, nhưng ngày thường, ai cũng bận việc, nên dịp Tết, baoleo quyết định đi thăm bạn, nhân tiện cập nhật tình hình VN, bởi bạn mình mới sang.

Nói qua 1 chút về cô bạn. Kiều H là dạng tiểu thư-con quan. Nhà ở 1 cái biệt thự đẹp nhất phố Quang Trung – HN.
Hồi cùng học cấp 3, một mặt là học sinh phổ thông thời đó không có khái niệm yêu đương, mặt khác, Kiều H là tiểu thư –con quan, xinh xắn, nên những thằng thuộc tầng lớp ‘Bần – Cố’ – 3 đời ăn củ chuối như bọn mình, chỉ nhìn Kiều H như bây giờ ta nhìn các cô MC qua màn hình TV. Chả dám nghĩ vị gì.  Tongue

Tết năm đó, đến thành phố cực bắc gập bạn, baoleo nhận thấy quyết định của mình là vô cùng sáng suốt. Bởi lúc đó, Kiều H chưa lấy chồng, và hình như cũng chưa có người yêu.
Vì thế, ở Mosun lúc đó, vây quanh Kiều H là 1 tá các con gà trống oai phong. Dịp Tết, đặc biệt lại có bạn ‘chí chí cốt’ (lời KH giới thiệu mình với đám gà kia) đến thăm, nên các chú gà dại dột ra sức trổ tài.   Grin

Túm lại, hơn 1 ngày mình ở đấy, mình được vỗ béo cứ như thể là Vua xứ Ba Tư. Nào là dồi lợn giả, làm bằng da cổ gà và mề. Nào là gà xé phay với rau trộn là bì quả dưa hấu, bò bít tết sốt với chà là, vân vân và vân vân. Mình chỉ có mỗi việc đi thăm thú suối nước nóng, suối nước lạnh ở khu du lịch Đò-Hóc, giáp biên giới Thổ -nhĩ-kỳ. Rồi đi thăm bảo tàng khảo cổ của người Cuốc. Xe cộ đã có mấy ‘anh bạn’ của bạn gái tốt bụng đưa đi. Đến bữa lại có ‘bạn’ của bạn gái ra sức mời chào. Grin

Rồi cuộc vui nào cũng đến hồi kết. Rồi cũng đến lúc, mình phải quay về thủ đô. Lúc đó, Kiều H cũng có việc về sứ quán VN, nên tiện thể đi cùng mình cho có bạn. Do bữa tối đó, ‘bạn’ của bạn chiêu đãi nhiệt tình quá, nên lúc baoleo và KH ra ga tầu hỏa, thì tầu vừa đi xong.
Chẳng còn cách nào khác, baoleo và KH phải thuê 1 cái taxi để chạy 600 km từ Mo-Sun phía bắc, giáp Thổ-nhĩ –kỳ, về thủ đô.

Trên đường về, thấm mệt vì hơn 1 ngày thăm thú và nhồi nhét các loại thực phẩm, nên baoleo buồn ngủ díp mắt.
KH thấy baoleo gục lả vào cánh cửa ô tô, lại tưởng mình ốm cảm. Bạn bèn ôm mình lo lắng; có làm sao không, có cần xoa dầu không và vân vân.
Mình bèn thực thà trả lời:
-   KH bạn ơi, 20 năm trước, mình mà được bạn thân mật thế này, thì cả dẫy Trường Sơn đã cháy trụi không còn ngọn cỏ. Nhưng bây giờ, đã 20 mùa lá rụng qua đi, cả thời trai trẻ, baoleo này đã cống hiến cho Hải quân Việt Nam. Giờ tớ, đã ra quân, nên vũ khí gửi lại hết cho Đảng, cho Chính phủ, cho Quân đội roài. Mình chỉ muốn gục đầu vào cửa kính để ngủ một mình thôi.
  Sad

KH bạn miềng, nghe lời gan ruột của bạn hiền, lặng lẽ quay mặt ra cửa sổ ô tô, cắn móng tay và rút mùi-xoa ra chấm nước mắt.  Tongue
Do mệt mình cũng chả hỏi tại sao bạn khóc.

Tết 2014 này, bạn KH đã là phu nhân của Giám đốc BV Nhi TĐ, và là người mẹ hiền của 2 con.
Tết đến, chúc bạn ăn Tết vui vẻ nhé.
Mà tớ vẫn chửa hiểu, vì sao bạn khóc đấy.  Grin

Đây, cái thời baoleo ở xứ Ba Tư



Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #15 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2014, 07:57:42 am »

10 – Tết 2014: Bánh chưng lính.

Chả hiểu theo quy định của cấp nào, mà Tết đến, ngoài tiêu chuẩn được ‘ăn đúp’ theo quy định của Tổng Cục Hậu cần (ở những đơn vị ‘có điều kiện’, lính ta còn được ăn đúp-đúp), đơn vị nào cũng cấp thêm cho chiến sỹ, mỗi người 2 cái bánh chưng.
Lệ này đến tận hôm nay, hình như chưa bao giờ bị bãi bỏ.
Căng thẳng đến mức như năm 1972 là cùng chứ gì. Thế mà, trên đường hành quân theo đường dây 559 để vào B3 Tây Nguyên, người bạn lính bậc đàn anh của Baoleo, là cựu binh trường Cơ Điện-nhà văn-lính B3 – Nguyễn Trọng Luân , vẫn được nhận cái bánh chưng tiêu chuẩn vào ngày 30 Tết ở Binh trạm K5 – Tây Trường Sơn. Chuyện này đã được biên ở đây:
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,27180.500.html

Baoleo là lính Hải quân, nên bánh chưng tiêu chuẩn của bọn tôi là 2 chiếc/ 1 thủy thủ đoàn. Oài, có bé gì cho cam. Mỗi cái có trọng lượng đúng 1 kg.
Mang tiếng là ăn khỏe như lính tầu, thế nhưng chúng tôi, thằng nào hỗn ăn, chỉ đả hết nửa cái, là phải nằm phơi bụng trên sàn pháo thuyền, nhờ sóng biển xoa bụng, đặng tiêu mỡ. Grin

Rồi hết thời binh đao, rồi qua thời tuổi trẻ, rồi ra quân về với đời thường.
Những tưởng, ‘bánh chưng lính’ sẽ chỉ còn là hoài ức.
Ấy thế mà, bây giờ, Baoleo tui, vẫn luôn có ‘bánh chưng lính’, thế mới tài.
Chuyện năm trước không kể lại nữa, tôi chỉ biên chuyện năm nay, chuyện ‘bánh chưng lính’ năm con Ngựa mà thôi.

Hôm qua, ông đại tá xe tăng nhà văn (thân thế và sự nghiệp của ông này, tui đã biên trong câu chuyện số 2 và số 3), ra thông cáo thế này:
“ Chốt hạ về nồi bánh chưng và  ăn tất niên:
1- Bánh chưng:
- Thời gian gói: Trưa 26 Tết. Chuẩn bị nguyên liệu: LXT&MT. Thực hành gói: Thinh677.
- Luộc bánh: Đêm 26. Ngoài 2 khổ chủ LXT&MT, ai có thú thức đêm làm thơ hay ngẫm ngợi điều gì đó thì xin mời cùng đến trông nồi bánh.
- Giá cả: Vưỡn như năm ngoái, lời lãi sung công quỹ

2- Tất niên: 11 giờ ngày 27 Tết. Địa điểm: Tệ xá của LXT.
Các món chủ lực: Chân giò luộc thái mỏng+ Giò lụa+ Thịt nướng+ Mực nướng. Đc nào thích thêm cái gì thì mang cái đó. Lão thinh677 xem vườn có gì tươi ngon thì mang đến đãi anh em.”

Chi tiết này được biên ở đây:
http://khucquanhanh.vn/diendan/showthread.php?t=208&page=44#post44247
Tiên sư anh Tào Tháo, hay thế. Thế là lại vẫn có ‘bánh chưng lính’.

‘Bánh chưng lính’ thì quan trọng nhất là khâu gói.
Thằng cha MT, tức là Mực Tầu. Nguyên là hạ sỹ mài mực tầu để can vẽ các bản đồ ‘quyết tâm tiến công’ của Quân khu 1 thời đánh Tầu những năm 79-89. Phân công cu này vào khâu chuẩn bị, kể ra cũng chưa phải lắm.
Bởi do bệnh nghề nghiệp thời làm lính can vẽ, chỉ bận tay mài mực, còn thì rỗi mồm. Nên thằng cha MT này lắm mồm kinh khủng. Thay vì rửa lá gói bánh, có khi cu chàng lại quay sang băm trộm thịt nhân bánh làm mồi uống rượu chửa biết chừng, bởi còn mải buôn mồm.
Kể cũng lạ, từ khi ra quân, cu MT này chuyên kiếm sống bằng nghề câu cá trộm đêm đêm.
Câu cá, lại là câu trộm tài sản XHCN, thì phải ngậm mồm. Thế mà thằng cu MT mồm lúc nào cũng như 12ly7 bắn liên thanh, vẫn chửa chết đói ngày nào. Âu cũng là sự ơn Đảng, ơn Chính phủ. Grin
Có điều, mang danh là ‘đại cần thủ.. trộm’, thế mà tay này cấm có góp được ‘ông chép’ nào trong các đợt lính off. Cứ dịp nào lính off, y như rằng hôm ấy nước động, ‘ông chép’ đi ngủ không cắn mồi.
Duy nhất có 1 lần, tay hạ sỹ mài mực này góp được con trắm đen, đã rao bán 5 ngày không ai mua. Con trắm đen gầy như cái xe điếu, xương rõ lắm!!! Anh em đồng đội cố ăn, ‘hóc’ lồi cả mắt. Undecided

Còn ông đại tá xe tăng nhà văn, được phân làm công tác chuẩn bị thì quá chuẩn.
Bởi phân công ông đại tá gói bánh, có mà vất đi cả nồi.
Nguyên do là ông đại tá, vốn là tài xế vặn vô-lăng con tăng T -54B. Để bẻ cần lái, nhà chế tạo Liên –xô đã quy định, cần sức mạnh cơ bắp của tay, tầm 45 ký.
Để ông này riết lạt, buộc bánh chưng, gạo nếp có mà nở vào mắt. Cái bánh chưng nào cũng sẽ rắn như đốt xích con tăng 380, thì bộ nhai có mà đi hết, chỉ có ‘bánh chưng lính’ là ở lại. Grin

Còn cu Thinh677 gói bánh thì vừa yên tâm lại vừa run.
Cu Thinh677, nguyên là hạ sỹ, tiểu đội trưởng cối 60, thuộc trung đoàn 677, mặt trận Cao Bằng năm 8x, rất có hoa tay gói bánh. Bánh tay này gói vừa gọn, vừa mềm, luộc rất dền.
Nhưng lại có cái lo.
Cu Thinh677 này, thời làm tiểu đội trưởng cối 60, có cái biệt tài là: qua nhà dân trên Cao Bằng, cứ vấp 1 cái, là có 1 chú gà tự nhiên chui tọt vào túi quần lính. Grin
Tết năm 1981, trên chốt gần Pắc Pó, Cu Thinh677  chỉ ngã có 7 lần, thế mà cái chuồng gà bỏ hoang ở tiểu đội cối 60 của hắn, tự nhiên mọc ra 12 con gà. Thế mới tài. Grin
Giờ đã là năm 2014, chỉ sợ Cu Thinh677 nhớ về võ cũ. Đang gói bánh, lại tự nhiên lại ngã lăn đùng ra. Thế là miếng thịt ‘ông lợn’, thay vì nằm trong nhân bánh, lại nhẩy tót vào túi quần lính của cha này. Rồi lại nhớ ra đã là năm Ngựa, lại nhét trả lại vào nhân bánh, thì có mà bẩn bỏ... thằng Đặng Tiểu Bình. Undecided

Tuy nhiên, còn khâu luộc bánh thì vẫn còn gay đây.
Mọi năm, tay trung sỹ điện đài ‘PRC 25’ (thân thế và sự nghiệp của tay này, tui đã biên trong câu chuyện số 2 và số 3), vưỡn đảm nhận khâu trông nồi bánh chưng. Đi theo tay này, bao giờ cũng có một quý cô sồn sồn.
Đêm Tết xuân trông nồi bánh trưng, đồng chí  trung sỹ điện đài ‘PRC 25’  một tay kéo nhị  mua vui. Một tay xem bói cô sồn sồn. Lãng mạn hơn cả phim Ti-ta-lic !!! Tongue
Năm nay, chả hiểu thế nào, mà quý cô sồn sồn- người tình của hắn, tự nhiên lại ‘diễn biến’. Đột nhiên tuyên với hắn rằng:
-‘Hứ-iem chả!!!’
Cha này đang buồn, nên thay vì đến đêm, trông nồi bánh chưng và xem bói tay người tình, hắn đang có ý định đào ngũ, để ra sông Hồng tìm cảm xúc viết thơ. Undecided

Tôi, Baoleo. Vốn là lính Hải quân. Chức trách được Đảng, Chính phủ, Quân đội phân công là làm công tác: ‘tuyên truyền-cổ vũ-khích lệ-động viên chiến sỹ’, nên không có chuyên môn trông bánh.
Vả lại, trên pháo thuyền, làm chó gì có củi, nên có đun nấu bao giờ đâu mà biết nhóm lửa.

Vậy nên, bác nào đọc được những dòng này, xin mời đến tham dự trông nồi ‘bánh chưng lính’ dùm tụi tôi.
Đảm bảo, trưa tất niên- ngày 27 tháng 01 năm 2014, bác sẽ được anh em lính chúng tôi, khoản đãi:
- Các món chủ lực: Chân giò luộc thái mỏng+ Giò lụa+ Thịt nướng+ Mực nướng. Đc nào thích thêm cái gì thì mang cái đó. Lão thinh677 xem vườn có gì tươi ngon thì mang đến đãi anh em.
Như ông đại tá xe tăng nhà văn đã ra thông cáo ở trên.

Xin ‘bon nớt’ thêm một thông tin.
Bữa tất niên, sẽ có nhà văn-lính B3 – Nguyễn Trọng Luân , người đã được nhận cái bánh chưng tiêu chuẩn vào ngày 30 Tết ở Binh trạm K5 – Tây Trường Sơn tham dự.
Và ông đại úy ‘Cục Tác chiến Điện tử’ –tục gọi là ‘sư cụ’ – tên thân mật là ‘thầy’ (thân thế và sự nghiệp của ông này, tui đã biên trong câu chuyện số 2 và số 3) thế nào cũng đến.
Và ổng có món rượu ngâm ớt gia truyền, rất hay mọi nhẽ.
 Grin Grin Grin

Logged
dapxichlo
Thành viên
*
Bài viết: 291


« Trả lời #16 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2014, 03:16:59 pm »

(Do một mối ân tình,đã hơn 15 năm nay,năm nào Huế cũng đón tôi bằng những cơn mưa.
Mưa cũng hay)
  Em kính chào bác baoleo-chúc bác một ngày mới tốt lành.
Xin lỗi bác em không nhịn được nữa,em xin phép được tâm sự cùng bác,đọc những dòng chữ trên của bác,15 năm tết nào bác cũng vào với Huế,quá sâu nặng phải không bác,bác có thể kể chi tiết được không.
Bác baoleo ơi em chẳng dấu gì bác, đúng ra là em làm rể Huế bác ạ,trong sâu thẳm lòng em lúc nào cũng vang vọng 2 từ( HUẾ ƠI ).tất cả các bài hát về Huế em đều có,em mới chỉ được Đi qua Huế có 1 lần vào năm 1984,để sang BULGARIA,từ năm 1998 chúng em không gặp nhau, em có đ/c ở Huế nhưng em chốn chạy dù muốn lắm,nhưng em không dám vào thăm Huế,truyện dài lắm em đã hứa sẽ kể lại ở (tình đồng đội),mà em vẫn chưa có thời gian,v/t em mổ cò bác thông cảm cho em,em bận lắm nhưng trong em lúc nào cũng vang vọng  Huế ơi ......
 kính chúc bác và toàn thể gia đình mạnh khỏe-mọi sự tốt lành
Logged
Trang: « 1 2   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM