Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:08:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương (Phần 2)  (Đọc 286719 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« vào lúc: 10 Tháng Năm, 2013, 08:26:32 am »

Thưa các bác tham gia và hỗ trợ Topic, nay topic đã đi đủ 60 trang theo quy định của diễn đàn, trước khi kính xin Mod Baoleo đóng cửa, niêm yết "lưu kho" phần I này, em xin phép được bày tỏ lòng chân thành, sự cám ơn đặc biệt đến bác Binhyen1960 đã chia sẻ, đồng cảm với bản thân em, đến các đồng đội cựu chiến binh quân đoàn 3 khắp mọi miền đất nước, đến các bác thành viên trên diễn đàn đã ủng hộ, khích lệ tôi và đóng góp tích cực cho... kết thúc tốt đẹp của phần I topic, hy vọng topic phần II sẽ vẫn nhận được sự quan tâm, khích lệ và hỗ trợ nhiệt tình của tất cả các bác. Trân trọng! Thanhh63  Wink
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Năm, 2013, 11:18:51 am gửi bởi baoleo » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #1 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2013, 11:53:05 am »

Ồ, bác Mod nêu cao tinh thần "tiết kiệm" tài nguyên cho diễn đàn nên "biến" câu cảm lúc "tạ từ" thành "lời nói đầu" phần II, âu cũng là lời cảm ơn, giống nhau cả  Grin, thanhh63 em xin cám ơn bác Mod đã khai trương "dùm" em nhà mới, một lần nữa hy vọng "căn nhà" bên box bác baoleo này sẽ là căn nhà ấm cúng cho anh em không chỉ CCB QĐ 3 trên đất Bắc thời 79 - 85 mà là "căn nhà chung" cho tất cả các bác thành viên có nhu cầu "chia sẻ"  Wink... một lần nữa cám ơn Mod Baoleo cùng các bác và nhà em xin mời ...  Wink Roll Eyes Grin  

Link phần I: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,25760.0.html
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Năm, 2013, 03:12:51 pm gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Cutichiuchoi
Thành viên
*
Bài viết: 251


« Trả lời #2 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2013, 01:25:54 pm »

Mở đầu một trang mới, em xin chúc gia chủ làm ăn phát tài, chúc tất cả anh em CCB Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) luôn mạnh khỏe, đoàn kết và chiến thắng trên tất cả mọi mặt trận.
Gởi tặng bác Thanhh63 một rổ Ba kích tươi để tăng cường sức khỏe, phục vụ tốt trên mặt trận... sức khỏe

Logged
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #3 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2013, 02:09:49 pm »

Mừng Thanhh63 đã mở tiếp phần II- Mong rằng phần II này sẽ nóng hơn phần I, có dịp bàn kỹ hơn về “đồ Tây"!
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #4 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2013, 03:11:25 pm »

Mở đầu một trang mới, em xin chúc gia chủ làm ăn phát tài, chúc tất cả anh em CCB Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) luôn mạnh khỏe, đoàn kết và chiến thắng trên tất cả mọi mặt trận.
Gởi tặng bác Thanhh63 một rổ Ba kích tươi để tăng cường sức khỏe, phục vụ tốt trên mặt trận... sức khỏe



Hừm ông thì tặng rổ Ba kích chay, ông thì đòi "bàn là LX" cọng nhận hiệp đồng quá chuẩn  Grin, nói gì thì nói cũng cám ơn bác loicuti và bác datag1 đã có nhã ý khích lệ  Cheesy, nhà em sẽ cố gắng  Grin. Nói như bác loicuti thì rổ ba kích để thêm xung phải không bác ? Vậy thì em xin "xung phong" ngay đây để tiếp mạch phần I. mong các bác ... hỗ trợ  Grin
...

... Buồn là vì khi nghe tổng kết các kết quả học tập của các sinh viên, bao giờ cũng vậy theo “truyền thống” xấu che, tốt khoe, các báo cáo đề cập đến những tấm gương học giỏi, có khả năng đạt bằng đỏ của đơn vị, và yêu cầu các thành viên trong đơn vị vỗ tay biểu dương, những tiếng vỗ tay lẹt đẹt rời rạc như lạc điệu với những tràng “pháo tay” của đám sinh viên mới chúng tôi đang rất phấn khích vì nể phục các thành tích của “sư tỷ, sư huynh”, khiến tôi hơi ngạc nhiên, liếc nhìn sang các tấm gương điển hình của đơn vị, nhìn những gương mặt bẽn lẽn nhưng ngay sau đó chúng tôi mới biết: sự bẽn lẽn đó không phải vì được biểu dương mà là vì “lộ” mục đích boj bằng đỏ của bản thân “khổ chủ” khi các thành viên khác buông lời “chúc mừng” theo kiểu kích bác đại loại “boj bằng đỏ tốt mà, đâu cần phải dấu như mèo dấu …” khiến khổ chủ phải thanh minh thanh nga đủ điều, nhưng sau này “sư tỷ” này khi tốt nghiệp vẫn đạt bằng đỏ nhưng không đủ tiêu chuẩn chuyển tiếp nghiên cứu sinh nên chỉ thực tập ở trường một thời gian sau đó chuyển ra ngoài kinh doanh sau khi cách mạng Nhung nổ ra và việc ở lại Tiệp không còn quá khắt khe như trước  … Vậy đó, đáng lẽ việc đáng tự hào của đơn vị phải được coi như tấm gương, nhưng trong giai đoạn chúng tôi trở thành tân sinh viên thì nó lại đang bị “nhìn nhận méo mó” đến thảm hại vậy đó.

Nỗi buồn tiếp theo là việc các tân Kỹ sư Kinh tế khi ra trường nếu không quen biết, “chạy chọt” để được đưa về các nhà máy làm phiên dịch, đội trưởng lao động, học nghề … thì a lê hấp lên Sứ nhận vé chiều Tiệp Khắc – Việt Nam còn lại để về nước “cống hiến”!. Ở trường tôi ngay năm đó có 1 trường hợp như vậy, anh B. tốt nghiệp loại bình thường, ngày liên hoan nhận bằng còn hồ hởi, sang đến ngày họp đơn vị cuối năm, ngày các chú Sứ hay tham dự để trao quyết định về nước cho các tân Kỹ sư thì anh B. lặn mất tăm khiến đơn vị bị một phen muối mặt với các chú Sứ và tất nhiên anh B. bị Sứ thông báo cho cảnh sát Tiệp Khắc truy nã trên toàn lãnh thổ như “tội phạm”. Trường hợp trốn ở lại không về nước như kiểu này đơn vị sinh viên nào cũng có và nó quen thuộc đến mức anh em gọi vui là: đi bộ đội, sau này quen miệng gọi anh em trốn ở lại bất hợp pháp chết danh 2 chữ bộ đội, thật khổ cho anh em cựu binh chúng tôi khi 2 chữ thiêng liêng đó lại được gán cho các bác ấy. Việc truy nã của cảnh sát Tiệp cũng lắm chuyện ly kỳ, ngay như anh B. đơn vị tôi trốn ở lại thì rày đây mai đó, sống chủ yếu bằng các chuyến buôn lậu đồng hồ điện tử từ biên giới Áo về nội địa Tiệp và tá túc lúc ở các být lao động, lúc nhờ các nối quan hệ nhiều năm trước đó với bảo vệ KTX mà chui về các phòng của sinh viên Việt Nam sống qua ngày. Có lần cả KTX náo động vì cảnh sát Tiệp quây, anh chàng nọ nhờ chủ động “lưu trú” trong các phòng tầng 1 nên nhảy cửa sổ xuống đất trốn thoát…  Shocked
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #5 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2013, 08:42:41 am »

...
Tuy buồn, nhưng bản thân tôi không thất vọng bởi thực tại đó vốn dĩ ngay từ khi còn trong nước tôi cũng đã biết được phần nào về chất lượng sinh viên du học tốt nghiệp về nước ra sao thông qua sự đánh giá của xã hội. Ngày đó, người ta khi nghe nói cậu A, cậu B du học tốt nghiệp bằng đỏ mới về, tình cảm của người nghe hầu như không biến đổi nhiều như những năm thời còn đánh Mỹ, tôi nhớ khi tôi còn nhỏ, sống tại Hà Nội, trong khu tập thể của tôi một ngày nọ bỗng xôn xao khi nghe tin anh Th. ( bây giờ hiện vẫn đang sống tại khu tập thể trên, đã lấy bà chị quen và sống ngay trong căn hộ gia đình tôi từng sống ) vừa tốt nghiệp bằng đỏ từ Bun về, mọi người trong khu tập thể trầm trồ thán phục và mừng cho ông bà thân sinh anh Th. có một cậu con trai tài ba, mặc dù ngày đó anh mang về kèm theo tấm bằng đỏ là 1 chiếc xe cuốc rất mode nhưng nó cũng không thể sánh bằng danh tiếng tấm bằng đỏ mang lại cho anh. Còn đến thời chúng tôi, mọi người thường hay hỏi: nó về mang được những gì? Hay có mấy thùng hàng, v v … bất kể cậu ấy là sinh viên vừa tốt nghiệp với một tấm bằng đỏ hay một anh lao động mãn hạn về nước. Buồn, nhưng biết trách ai khi cái thời buổi thương mại hóa người ta không còn cân đo đong đếm hay đánh giá một con người bằng lượng tri thức trong đầu một con người mà cứ tiền tươi thóc thật vật lên cân cho dễ nói chuyện.

Biết là vậy và cũng không ít nếu không muốn nói khá nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh khi có cơ hội đi du học hay tu nghiệp đều nghĩ ngay đến cơ hội để đổi đời bằng kiếm tiền chứ không phải bằng con đường kiếm “tri thức”, nhưng tôi vẫn thật khó khăn để chấp nhận ý nghĩ đó, nếu không muốn nói là không thể chấp nhận nhiệm vụ kiếm tấm bằng một cách thật sự bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Nói vậy chứ bản thân tôi cũng như vị “sư tỷ” xuất trúng nhưng sinh ra lộn thời kia cũng phải chấp nhận cái thực tế “cay đắng” đó và lẳng lặng đi theo con đường mình đã chọn. Phải nói lại chút ít khi kết thúc năm học chuẩn bị tiếng ở Teplice, kết quả của tôi trong suốt năm học chỉ đạt loại khá, và bản thân tôi cũng chưa bao giờ tự đánh giá cao khả năng của mình thậm chí tôi luôn cho rằng mình thuộc tuýp người lấy cần cù bù thông minh mà thôi, và việc tôi được chọn đi du học là một điều may mắn chỉ mỉm cười hầu như một lần với đời người, khó có lần thứ hai. Chính vì tự biết mình, biết ta như vậy nên thú thật tôi chưa bao giờ đặt ra cho mình cái đích phải đạt được là tấm bằng đỏ, mà chỉ luôn tự nhủ với bản thân: mình còn yếu lắm, nhưng hãy cố, hãy cố hết sức đừng để phải ân hận, nếu có đạt kết quả không thật cao thì cũng bằng lòng vì: xin lỗi … tôi đã cố hết sức! nhưng phải có tấm bằng mang về để trình tía má kết quả của những năm tháng con đã cố gắng.
...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #6 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2013, 06:13:47 pm »

...
Để đạt được kết quả cao nhất có thể, tôi cũng phải lê la các bậc đàn anh để học hỏi kinh nghiệm phân bổ môn thi sao cho hợp lý nhất. Đại để, khi nhận thời khóa biểu, nhận môn học trong năm kèm theo danh sách giảng viên chịu trách nhiệm giảng và giảng viên chịu trách nhiệm bài tập cũng như phụ đạo, thông thường giảng viên chính giảng cả một khoa, không thể kiểm tra hết sinh viên cuối môn học nên giảng viên bài tập và phụ đạo thường là giáo viên coi thi cuối môn, căn cứ vào danh sách giảng viên, giáo viên, căn cứ theo độ khó của môn học mà chúng tôi lên kế hoạch điểm cao nhất có thể đạt được cho môn đó. Có rất nhiều giảng viên có thiện cảm với sinh viên nước ngoài nói chung có thể theo kiểu “hỗ trợ các nước anh em dựa trên tình đoàn kết vô sản thế giới…” mặt khác cũng thông cảm cho sinh viên nước ngoài phải học kiến thức không phải bằng tiếng mẹ đẻ nên chắc chắn gặp không ít khó khăn, do đó họ cũng du di, châm chế phần nào, nhưng những giáo viên khi du di kiểu đó thì sinh viên thường tối đa chỉ đạt điểm khá (điểm 2), ngoại trừ những sinh viên nước ngoài xuất sắc thì mới cho điểm 1. Với những giáo viên này là mỏ của sinh viên nước ngoài vì chắc chắn qua cầu, còn sinh viên khá giỏi như sinh viên Việt chắc chắn trên hoặc tối thiểu cũng là điểm 2 nên cửa đăng ký thi ở các giáo viên này phải nhanh chân mới có  Roll Eyes.

Còn một số giảng viên thuộc loại thẳng tưng như dây đàn, các thầy đó tuyên bố xanh rờn: có gan du học, chắc chắn là sinh viên từ khá giỏi trở lên, nhất là sinh viên Việt Nam toàn là dạng giỏi trong nước được chọn lọc cử đi, cứ “thẳng tay” kiểm tra “độ giỏi” của họ và tiếng “sát Xù – sát sinh viên Việt” cũng chính vì thế được gán cho các cụ này. Các thầy “sát Xù” để lại khá nhiều giai thoại buồn trong sinh viên Việt Nam, có giai thoại đại để: vì gặp thầy “sát” nên sinh viên ta chủ động né, đăng ký vào thầy “hiền”, khổ nỗi cửa hiền thì luôn là cửa chật chội, khi đăng ký thì cứ tự nhiên nhưng khi thi thì các thầy bắt đầu xan bớt cho nhau và khốn khổ cho anh sinh viên Việt nào lỡ nằm trong dạng bị “bán cái” sang hàng cho thầy “sát Xù”, chắc chắn đến quá bán là anh ta khó có thể vượt qua, đơn giản vì tội “né”  Grin.

Tuy vậy không thể không có sự chuẩn bị, lên kế hoạch tạm coi là kỹ càng để phần nào có thể yên tâm, còn khi thực thi thì … mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên, chỉ biết phó thác số phận cho các thầy. Và muốn có sự chuẩn bị “như ý” chúng tôi thường phải bái huynh bái tỷ đển nhận những “lời vàng, ý ngọc” có thể họ hưởng từ sinh viên những khóa trước, mà cũng có thể được rút ra từ chính những bài học “xương máu” của các huynh, tỷ đó. Một nét đặc biệt trong chương trình học đại học bên Tiệp thời đó ở trường tôi là không có điểm từ các bài kiểm tra, sau đó cộng dồn chia trung bình như ở Việt Nam, kết quả môn học chỉ có 1 điểm duy nhất, điểm cuối môn, có những môn kéo dài vài học kỳ, cuối từng học kỳ giáo viên căn cứ vào các bài kiểm tra, căn cứ vào độ siêng năng bám tiết để cho “Započteno” vào sổ học bạ, có câu đó rồi sinh viên sẽ tiếp tục môn học ở học kỳ tiếp theo…Do đó điểm thi cuối cùng của môn học là điểm quyết định, nhiều huynh tỷ trong năm tàn tàn, cuối môn chổng mông học không dám ra khỏi phòng, cẩn thận hơn để tránh bị làm phiền có huynh tỷ còn khóa trái phòng, thậm chí dán biển: “học thi không tiếp khách!”  Shocked
...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #7 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2013, 08:57:16 am »

...
Từ kinh nghiệm của các đàn anh, đàn chị đi trước, chúng tôi cũng hiểu rằng: câu vạn sự khởi đầu nan không áp dụng nhiều lắm trong việc chinh phục các môn học của năm thứ I. Thông thường, cũng giống như ở Việt Nam, năm đầu tiên và thứ 2 là các năm căn bản, 2 năm cuối đi sâu vào chuyên nghành, cho nên đối với sinh viên nhà ta, 2 năm căn bản là 2 năm dễ thở nhất và điều đó cũng đúng với chúng tôi khi du học ở Tiệp vì kiến thức căn bản vốn dĩ học sinh chúng ta đã được nhồi nhét đến bội thực khi còn ở những năm trung học phổ thông. Còn tất cả những gì còn lại của nghiệp học thì câu vạn sự khởi đầu nan là tuyệt đối chính xác. Trong năm đầu tiên, anh em lớp kinh tế xí nghiệp công nghiệp niên khóa 1988 – 1992 chúng tôi được đăng ký học tổng cộng có 9 môn, trong đó môn toán, tiếng Tiệp thì phần nào yên tâm, môn thể dục thể thao tôi được miễn vì hậu quả của chấn thương chân từ hồi còn ở Teplice, nay lên Praha chỉ cần trình giấy ra viện và yêu cầu luyện tập vật lý trị liệu là đương nhiên được miễn, các môn còn lại tất cả đều là những kiến thức căn bản nhập môn đại loại như lịch sử Tiệp Khắc, lý thuyết kinh tế quốc dân, lý thuyết sử lý dữ liệu, những kiến thức căn bản về luật pháp nội địa và luật pháp quốc tế, kinh tế tâm lý và xã hội …

Theo “chỉ dạy” của các “anh chị”, trong 2 năm đầu tiên, kế hoạch kiếm điểm cao phải mạnh tay một chút, ít nhất cũng phải 2/3 số môn học. Tất nhiên khi nghe kinh nghiệm này, chúng tôi cũng tá hỏa vì với khó khăn lớn nhất của tân sinh viên ngoại quốc trong những năm đầu tiên là vấn đề tiếng bản xứ, nếu mạnh dạn đánh giá trình độ tiếng của chúng tôi khi bước vào năm thứ I thì những sinh viên giỏi tiếng của mình nắm vững bài giảng cũng chỉ ở mức 60 -70% là khá lạc quan, còn những anh chị em khá trên dưới 50% là mừng húm, còn để có thể tự tin vào lỗ tai của mình thì chậm nhất cũng phải bước vào năm thứ 3, và đây không phải là ý kiến chủ quan của tôi, mà chương trình học tiếng Tiệp của chúng tôi cũng chỉ kéo dài đến hết năm thứ 2 và bước qua năm thứ 3 chúng tôi sẽ học thêm 1 ngoại ngữ nữa để đủ 2 ngoại ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ. Chính vì phải đối mặt với khó khăn lớn nhất đó nên với mục tiêu 2 năm đầu “cao chót vót” ít nhất với tôi cũng gây cho tôi áp lực và lo lắng vì bản thân tôi hiểu 2 năm đầu là 2 năm dễ thở như đã thưa, nếu 2 năm đầu không đạt kết quả tốt nhất thì 2 năm sau sẽ vô cùng khó khăn vì khi bước vào kiến thức chuyên môn, đánh giá của giáo viên sẽ theo chiều hướng khắt khe, chi tiết, nếu sinh viên có tìm tòi, sáng tạo, có đầu tư nghiêm túc trong môn học, không chỉ “cạo” theo sách giáo khoa thì mới có hy vọng điểm cao.
...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #8 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2013, 05:24:27 pm »

  Chào ngôi nhà mới của các cựu binh Nam bộ về quê.
 Có rổ ba kích lớn của bác Cuti... Grin Grin choichiu biếu thế kia ắt nhà đông vui và xôm lắm đây. Chúc bác Thanhh63 khỏe tay gõ phím, nhiều triện xa gần, ta, tây đủ cả Grin
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #9 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2013, 09:43:17 am »

  Chào ngôi nhà mới của các cựu binh Nam bộ về quê.
 Có rổ ba kích lớn của bác Cuti... Grin Grin choichiu biếu thế kia ắt nhà đông vui và xôm lắm đây. Chúc bác Thanhh63 khỏe tay gõ phím, nhiều triện xa gần, ta, tây đủ cả Grin

Dạ, cám ơn bác lâu lâu ghé "thăm"  Grin, "giàu" quá, "đồ đạc" chất đầy nhà thành "chật" không đủ tiêu chuẩn để "sống" nên BQT VMH chăm lo, "cấp đất" xây nhà mới, nhà này bác yên tâm, khỏi cần định mức như ở SG hiện tại, chỉ sợ không có "đồ" mà chất vô thôi  Grin...

Còn sự tích rổ Ba Kích là vậy: hôm lễ vừa rồi "liều mạng" đột nhập TP LX, được bác Huân cựu AG1, cho thưởng thức Ba Kích ngâm rượu nếp Thoại Sơn chính hiệu kèm theo công dụng chống Tiểu đường, sướng quá hỏi "xin" bác loicuti ... nên hôm nay nhà mới bác ấy mới gửi Ba Kích, nhưng chưa gửi rượu để ngâm đãi các bác  Grin... Nhớ ngày xưa còn trong lính: đường vàng phát hàng quí 1 chén sắt, nhoằng trong ngày là hết trơn, không biết khi đó anh em mình có đái ra đường "ngọt" không nhểy bác Hồng? chứ còn đái ra ngoài đường thì bình thường, cứ úp mặt vào lùm là Ok hết  Grin
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM