Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 07:12:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời " bộ đội "  (Đọc 148370 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #60 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2013, 02:36:38 pm »

    Vậy khi nào cô CB và các bác có đi lên Na hang đưuọc báo cho cháu nhé. Cháu sẽ làm tình nguyện viên hướng dẫn nhiệt tình..... công xá không là bao đâu, chỉ cần khen cháu như vậy trước mặt...bố cô gái cho ngủ ấm là được rồi !  Grin

   Bác Laoshan1234 : Con sông Gâm quê em nhiều vàng thật. thời đó mọi người nô nức sắm đồ đi đào đãi, có điều người được vàng thì ít mà người ...vàng mắt thì nhiều  Embarrassed . Ông chú ruột em ( không phải ông chú trong chuyện ) hồi đó là sĩ quan năm 90 phục viên cũng y như bác, làm vệ̀ cơ quan chán quá đi làm vàng, quanh quanh thế nào cũng chẳng được vàng may lại có ông bạn đồng ngũ cùng đơn vị ngày trước làm sếp to trưng dụng đi làm đường giao thông trên Hà giang ( chú em sống lâu năm trên đó thông tỏ mọi phong tục tập quán đồng bào , sau này em đi lính chú em bảo em cách sống nhiều lắm ).

  Gửi bác chút ảnh sông Gâm đoạn Chiêm hóa để khơi gợi ký ức bác nhé !



Còn đây là hình ảnh làm vàng thời hiện đại, bằng máy chứ không bằng sức người. Em kèm theo bài báo về nguy cơ hủy diệt sinh thái sông Gâm vì cách khai thác bừa bãi như hiện nay .

Đây là bức ảnh của bác Trungsi 1 chụp tại sông Gâm - Chiêm hóa - Tuyên quang cuối năm ngoái.




http://www.hoclamgiau.vn/home/MyStoryDetail.aspx?memberid=52031&id=12869

« Sửa lần cuối: 11 Tháng Năm, 2013, 02:51:05 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #61 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2013, 03:19:33 pm »

   Em xin ...ứng trước một câu chuyện đáng lẽ sẽ kể trong phần hai Đời " bộ đội " vì đang tiện mạch nói về những số phận lính tráng bãi vàng này. Đằng nào cũng vậy, kể trước khỏi kể sau  Grin :

   Năm 9x. tôi đi cùng một số cai bưởng về một miền quê thuộc tỉnh Vĩnh Phú lấy quân . Không nhớ thuộc huyện nào, có lẽ là Lập Thạch thì phải. Từ ngã Ba Tam Dương -  Vĩnh Yên đi vào xa lắm, đó cũng là nơi sinh ra của bà nội tôi .

  Vùng quê này thật nghèo, khó có thể tả hết cái nghèo ở đây. Câu " chó ăn đá , gà ăn sỏi " ví về đất trung du chẳng sai. Cây cối cằn cỗi, nắng chói chang. Con người ở đây nhìn hình dáng và khuôn mặt họ cũng có cảm giác cằn cỗi như vậy .

  Chúng tôi thuê hẳn một chiếc xe ca Hải Âu mới cứng, nhìn xa tưởng đoàn du lịch, ít ai nghĩ là mấy ông trong đó suốt ngày chui hầm lò đến mù màu vì thiếu ánh sáng . Vài bao tải bánh mì, ít kẹo bánh mang theo xe làm quà ...

  Ngày đó bánh mì cũng là món ăn hơi bị xa xỉ với người thôn quê và người vùng sâu vùng xa, nó ngang với được chiếc que kem để mút, không dám cắn sợ hết nhanh như chúng tôi hồi bé lâu lâu với được người lớn mua cho vậy. chúng tôi vào giưã làng, gọi trẻ con ra phân phát bánh mì và kẹo cho các em. Nào ngờ đông quá mấy bao tải nhoằng cái đã hết , thế là mắm muối mì chính mang theo cũng bóc ra phát nốt, người lớn cũng đến lấy...

   Hiệu quả thật không ngờ, người đến xin đi làm đông đến nỗi các cai ...tuyển chọn theo tiêu chuẩn, họ không những từ trong làng đó mà còn rủ thêm cả thanh niên các làng khác đi. Trẻ em loại mặc dù mấy em thấy sức vóc cũng khá ( tôi thề rằng nhìn các em tôi lại nhớ về cái tuổi của tôi và bạn tôi những năm trước ) . Các chị em hăng hái không kém , chúng tôi có lấy gần chục người vì làm vàng hầm lò cần đến họ gánh đất hay ngồi ...nhặt những viên đá nhỏ xíu màu đo đỏ lẫn trong cát ...

   Buổi tối hôm đó, do hết sạch thực phẩm chúng tôi ở nhà một người quen. Anh bảo vợ đi chợ và đưa cho...500 đồng, tôi không hề gõ lộn số đâu nhé . 500 đồng hồi đó giá trị cũng bằng vài nghìn bây giờ . Mấy anh em trố mắt nhìn nhau. chúng tôi có tiền nhưng cứ thử xem chị kia mua được cái gì với số tiền đó. Hóa ra chị chạy ra chợ cách đó cả cây số mua một miếng mỡ bằng mấy ngón tay về xoa chảo để nấu canh rau sắn. Lúc đấy mọi người mới vỡ lẽ và bảo nhau chạy đi mua con gà con vịt về nấu uống rượu cho vui.

  Buổi tối đang nói chuyện người chồng bảo mọi ngưởi ra sân cho sáng để tắt đèn, anh nói tiết kiệm dầu nên phải thế, mọi người cũng mệt lên cáo từ ra xe ngủ.

  Hôm sau xe chạy, trẻ em reo hò tiễn chúng tôi như thượng khách. Máy ông bà lớn tuổi vẫy theo, nhìn những người đang đồng hành cùng mặt tràn trề hy vọng, chắc họ nghĩ cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn sau khi đi làm về. Có thể lắm nhưng cũng có thể hy vọng vẫn là hy vọng, thực tế biết đâu nó lại khác.....

   Quê tôi đã nghèo, đến đây tôi mới thấy còn những chỗ nghèo hơn.

   Ôi !  Vùng quê nghèo khó một thời của bà nội tôi !


  
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Năm, 2013, 05:11:59 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #62 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2013, 04:26:37 pm »

 Tôi phát hiện ra một con đường vào bản phía bên trên bãi chúng tôi một chút, con đường này tuy không thuận tiện bằng đường cũ nhưng vẫn đỡ hơn đi đằng sau bãi và ...phong cảnh cũng đẹp hơn nhiều.

   Từ khi đi mua đồ cho mọi lán, tự dưng tôi ngẫm ra một điều. Nếu họ bảo mua cho dùng đủ 5 ngày, tôi mà mua đủ thì 5 ngày sau tôi với được đi tiếp. Thế là mỗi lần đi tôi chỉ mua cho họ đủ dùng trong...3 ngày, vài lán như vậy là tôi ngày nào cũng ...lượn không ai nói gì được tôi cả .

  Con đường tôi đi thoai thoải men theo một bìa rừng xong vào bản . Nó đi qua một con suối cũng hơi to và đẹp. Cứ chiều về tôi lại dừng chân tại con suối đó ngắm nhìn những chiếc cọn nước và mấy đưá trẻ nhọ nhem ra tắm, đôi khi hứng lên tôi vứt ba lô lề đường nhảy xuống...tắm tiên với bọn nó luôn .

Ảnh minh họa


  Bản này họ cũng trồng nhiều cọ và tre lắm, những cây tre, hình như là lồng ngộc chứ không phải tre nằm cạnh con đường mòn vòng vèo thi thoảng vài ngọn măng nhô lên ( trái vụ thì phải nên rất ít, đã giữa mùa hè rồi mà ) . Mắt trước mắt sau không thấy ai là tôi...hái trộm ăn cho có đổi món . Một lần đang rúc rúc thì thấy mấy ông trong bản đeo súng kíp lừu lừ đến cạnh từ lúc nào, tôi bí quá không biết làm thế nào liền...tụt ngay quần ngồi xuống làm như đang đi.... Mấy bác thấy vậy tưởng thật rẽ đi thẳng, hú vía !


Hình minh họa



  Một buổi chiều nọ, tôi vừa ra khỏi đường mòn tới bờ sông thì bỗng nghe mấy tiếng trẻ con đang chí chóe, tôi chạy ra thì thấy hai thằng trẻ con bé hơn tôi cùng một cô gái đang đùa nghịch, thoạt đầu thấy cô gái cầm cái que cứ tưởng đang đuổi đánh hai thằng bé kia, hóa ra họ đang chơi một trò chơi của người dân tộc mà tôi không biết . Thấy tôi đến hai đứa bé hơi e dè , người con gái cũng vậy, xì xà xì xồ gì với hai thằng nhóc . Người con gái có vẻ rất xinh ( theo tưởng tượng của tôi bây giờ ), mặc một chiếc áo hoa trắng lấm tấm chấm đen và những vệt cát , gương mặt trắng hồng cũng lấm tấm những đám mồ hôi, chiếc váy bằng vải đen càng tôn đôi chân trắng...hơi to to . Thấy cứ nhìn tôi chằm chằm tôi liền nói " cho tớ chơi với ". Xong vứt ba lô nhảy ra liền.

   Chúng tôi nô đùa với nhau thật là vui, hết chạy vòng quanh bãi cát theo cái vạch của cô gái rồi lại trèo lên các ghềnh đá nhảy xuống sông, cô gái không nhảy nhưng cứ đứng trên bờ cười khúc khích làm tôi hăng tợn suýt nữa quên mất mình không biết bơi nhảy ra chỗ nước sâu. Tôi như quên mất rằng mình đang đi làm gì, quên mất cả cái bãi vàng dưới kia , quên cả những chuyện đã, đang xảy ra và hình như cũng quên mất cả...tôi là ai nữa .

   Khi đã mệt lử, tôi và mấy người bạn mới chia tay nhau . Tôi chào tiếng của tôi, họ chào tiếng của họ nhưng chắc hai bên đều hiểu là chúng ta sẽ hẹn nhau hôm nào ra đây chơi tiếp. Nhìn hai người bạn và tấm lưng thon thon của cô thiếu nữ mới lớn khuất dần sau những lùm cây tôi mới như sực tỉnh giấc đến đeo ba lô lên vai và uể oải bước về lán .......

  

Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #63 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2013, 04:37:15 pm »


       Lính quân y à tôi chịu bạn đấy ,viết hay và viết khỏe quá ,nhảy nhót lung tung nhưng nhưng vẫn bám sát nội dung chủ đề .
          Này hay là đời "bộ đội " ông đã viết sẵn bản thảo rồi đấy ,giờ chỉ gõ máy đưa lên   Grin
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #64 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2013, 04:41:36 pm »


       Lính quân y à tôi chịu bạn đấy ,viết hay và viết khỏe quá ,nhảy nhót lung tung nhưng nhưng vẫn bám sát nội dung chủ đề .
          Này hay là đời "bộ đội " ông đã viết sẵn bản thảo rồi đấy ,giờ chỉ gõ máy đưa lên   Grin

   Đâu có bác . Em ngồi vừa nghĩ vừa gõ đấy chứ. Tính em cái gì mà làm dở dang khó chịu lắm nên cố gắng...phi cho xong . Sang năm em sẽ tiếp phần II !  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #65 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2013, 05:01:51 pm »

    Buổi trưa hôm đó mọi người vừa ăn cơm xong ngồi nghỉ chờ thay ca trong lán thì thấy có hai người mặc quân phục bộ đội bước vào. Một người cầm trong tay chiếc bao tải quấn quấn như kiểu có chiếc gậy trong đó !

   Chúng tôi chưa kịp chào khách thì họ đã nói : Em có cái này muốn bán cho các các , làm những nơi này phải phòng thân cho nên các bác xem hàng xong mua cho em nhé !

  Mọi người tò mò vây quanh lại, người cầm bao tải liền giở ra, không phải gậy mà là một khẩu súng AK đã bị cưa báng và nòng cũng cưa cụt cả đầu ruồi trông ngắn tủn.

  Người miền núi chúng tôi thì ít ai không rành về súng ống. Kể cả tôi vì hồi bé vào đơn vị cô chú thấy khoác súng mãi, thậm chí Tết có khi còn được người lớn kê súng vào chạc cây cho kéo cò vài phát !

  Hết người nọ đến người kia sờ sờ, mó mó. Một người hỏi " đạn đâu". Người đàn ông kia liền thò tay vào trong bao lôi ra một hộp tiếp đạn " em sợ các bác nghịch mà nhỡ tay nghéo cái thì chết. Đây em lắp vào súng nhé " !

   Mấy người xem chán rồi lắc đầu. Ngiười còn lại nãy  im im giờ lên tiếng : Hay các bác dùng thứ này . Nói xong cũng móc túi lôi ra hai quả lựu đạn cầu, chẳng biết lựu đạn thật hay giả nhưng thấy không khí im hẳn đi. Thấy vậy người cai lớn nhất nói :

  - Chúng tôi không mua đâu, thôi các bác đem chỗ khác mà mà bán đi, bọn tôi chắc không phải sử dụng thứ này.

  Nghe vậy người đầu tiên nói :

  - Nói thật các bác bọn em là bộ đội, đói quá kiếm được của này đem bán kiếm ít về chơi. Cũng đi vài nơi chẳng ai mua. Thôi các bác không mua thì bọn em ...sử dụng ngay tại đây vậy, chẳng biết mang đi đâu nữa.

   Không khí ngạt thở sau câu nói đó, có cảm tưởng con ruồi bay qua tiếng kêu còn to hơn tiếng còi ô tô. Một lúc sau một người đứng dậy lấy lọ vàng san một ít đưa cho hai ông bộ đội kia : Các ông đi đi, mang cả thứ này đi luôn đi, bọn tôi đến giờ làm rồi !

  Cám ơn các bác . Hai tay kia đút vàng vào túi xong cười hệnh hệch, các bác tốt quá, em xin nhé ! xong lẩn mất.

   Mãi sau tôi mới hiểu đây là một hình thức trấn lột cực kỳ liều lĩnh và...khôn ngoan . Những người này chắc chắn không phải bộ đội thật .Không biết còn những lán nào bị họ đem " bán " những thứ này........



  

Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #66 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2013, 05:46:29 pm »

   Tiếng la hét, đấm đá huỳnh huỵch gần đầu lán người HNN cũng không làm tôi để ý lắm, thỉnh thoảng họ cũng hay lôi mấy ông lính ương bướng, cứng đầu ra " dạy bảo"  kiểu này . Nhưng lúc đi qua vô tình liếc ngang tôi bông giật mình thảng thôt !

   - Trời ! Anh...Thao !

  Tôi vội nhảy đến chỗ anh, nhìn mặt anh biến dạng vì những cú đòn nhưng tôi vẫn nhận ra . Mắt anh một bên như giập hẳn đi , con mắt còn lại lờ đờ nhìn tôi như kẻ xa lạ, những dòng máu chảy nhễ nhõa khắp khuôn mặt và ngừoi anh. Tôi như không tin vào mắt mình nữa nhưng nhìn lại thì đúng là anh rôi .

  Một cú đấm như trời giáng làm tôi tối tăm mặt mũi, mở mắt ra có cái gì đo đỏ chảy che một bên mắt. Nén đau tôi vùng dậy . Trong đầu tôi thoáng ý nghĩ " mẹ thằng chó nào đánh tao " thì người vừa đánh tôi túm ghì tôi nghẹt thở, mồm nói đồng bọn hả vừa dơ tay định nện bồi cú nữa thì một người khác hét to :

  - Nó là cháu thằng ( tên chú tôi ) đấy . Thôi đi. Kệ mẹ nó !

   Họ có bốn năm người, hai người xốc nách anh Thao kéo đi xệch xệch, còn lại mấy người kia đi theo thỉnh thoảng lại đánh anh một cái. Tôi tự dưng như người bị động kinh, đầu óc quay cuồng và cơn giận ở đâu trào tới. Tôi cứ đuổi theo và gào lên " Đm chúng mày thả anh Thao ra " Mấy người cứ mặc tôi kéo anh đi, hai chân anh lê xuống đất tạo thành một vệt lẫn những giọt máu vung vãi...

   Một người đã nhìn thấy tôi bị đánh và chạy về báo, chỉ ít phút sau một đội quân không đông nhưng đầy đủ vũ khí do chú tôi dẫn đầu có mặt . Lúc này anh Thao đã bị ném vào giưã bãi nằm im lìm. Khi thấy chú tôi đến mấy người trong bãi  ra nói chuyện tại sao anh Thao bị đánh chú tôi mới vỡ lẽ.

   Chuyện là thế này : Anh Thao cùng một người nữa mang " hàng " vào đầu bãi bán. Khi trả tiền người mua móc vàng ra, thấy anh ta một mình lòng tham nổi nên người bạn đồng hành của anh liền rút dao dí vào cổ người mua bắt nộp hết số vàng đó. Anh Thao liền thúc hai người chạy thật nhanh nhưng không kịp. họ đã kéo theo đường tắt ra đuổi sát tới nơi. Vì trong người bạn còn nhiều " hàng " nên anh bảo chạy trước còn anh ở lại đánh cản. Làm sao một mình anh địch được với số đối thủ đông đảo và hung dữ đang khí thế hừng hực như vậy. anh bị đánh quị và giải về như tôi đã thấy.

  Cứ một đoạn kể người bắt anh lại đá một cái vào người anh, lúc này nhũn như cái giải khoai nằm trên cát .  Chú tôi nói " Các ông cho tôi mang thằng này về được không, có gì nói chuyện sau nhé " . Người ta không cho và nói tối nay khi anh tỉnh sẽ xử anh tiếp .

   Chú tôi gầm lên lao vào đánh văng một người ra nhưng chú tôi ngay lập tức bị những người cùng hôi khóa tay lôi lại. Người chủ bãi kia thét lên :

  - Ông ( tên chú ) phải hiểu luật như nào chứ. Thằng này ngày trước là lính của ông nhưng nay nó không phải nữa. Ông  không có quyền can thiệp, chúng tôi như này là đã nể mặt ông lắm rồi đấy. Ông về đi để chuyện chúng tôi chúng tôi giải quyết !

  Tôi cũng bị một người xách về, tôi vừa gào thét vừa nhìn xem hy vọng có ai cứu anh không nhưng vô vọng. Luật bãi là vậy , bên kia họ nói đúng, chú tôi chẳng có quyền gì mà xía vào chuyện của họ cả . Từ đó trở đi không một lần nào tôi gặp và nghe tới tên Anh Thao nữa .

   Trong ký ức đôi khi nhớ về chuyện một thời. Tôi vẫn thấy hiện ra con mắt anh Thao, chắc là anh nhận ra tôi nhưng không thể cất tiếng gọi tên thằng em mà anh yêu quý khi còn cùng làm với nhau nữa. Sinh nghề rồi tử nghiệp, tại sao anh lại lao vào con đường này để rổi như vậy, lỗi một phần cũng là tại anh . Tôi thổn thức trong những giấc mơ trong mấy ngày sau khi chưa quên được sự chứng kiến kinh hoàng ấy .

  - Anh Thao ....ơ...ơi !
 
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Năm, 2013, 06:26:25 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #67 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2013, 06:18:01 pm »

 Hi hi bộ đội thật đấy LQY à, hồi năm 89 sư 356 về Tuyên Quang thì lính 356 cũng làm mưa làm gió ở mấy cái bãi vàng xứ đó. Các sỹ quan anh biết thì hiền hơn nên chỉ có trò kéo nhau vào quán ăn nhậu xong phím cho vệ binh đến bắt về vì tội bỏ doanh trại ra quán ngồi. Thế là đỡ phải trả tiền ăn nhậu....nhưng cũng chỉ được vài lần rồi các quán bảo nhau không bán cho hội đấy nữa.
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #68 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2013, 08:09:09 am »

Hi hi bộ đội thật đấy LQY à, hồi năm 89 sư 356 về Tuyên Quang thì lính 356 cũng làm mưa làm gió ở mấy cái bãi vàng xứ đó. Các sỹ quan anh biết thì hiền hơn nên chỉ có trò kéo nhau vào quán ăn nhậu xong phím cho vệ binh đến bắt về vì tội bỏ doanh trại ra quán ngồi. Thế là đỡ phải trả tiền ăn nhậu....nhưng cũng chỉ được vài lần rồi các quán bảo nhau không bán cho hội đấy nữa.

   Thực ra mấy bác bộ đội đi xin đểu cũng nhiều lắm. Họ kéo cả A đi chứ không ít, trang bị đầy đủ nhưng em cũng không tiện viết ra đây . Sợ mấy bác bảo em làm ...mất tư cách quân nhân.  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #69 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2013, 09:46:45 am »

   Bố Thắng tầm tuổi chạc 40,45 gì đó. Đấy là tôi nghe người ta đoán thế, người dân tộc cực kỳ khó đoán tuổi . Chỉ nhìn vào con cái người ta may thì ang áng được chút.

   Nhà bố có vẻ giàu. Một ngôi nhà sàn to vật nằm giữa bản, những cột gỗ nghiến to cả người ôm bóng loáng đỡ ngôi nhà, cả nhà ván lát cũng làm bằng toàn loại gỗ quý , bên cửa sổ thấp thoáng một chếc máy khâu đen nháy . Nhà bố không lợp bằng lá như các ngôi nhà sàn khác mà lợp hẳn bằng một loại ngói vẩy cá nghe nói mua từ Quảng ninh về, không bao giờ bị rêu mốc dù mưa nắng thế nào .

  Bố tính phóng khoáng, rộng rãi, anh em từ trong lán ra đi qua nghỉ chân nhà bố thì bất kể tướng hay quân bố đều tiếp đón thịnh tình. Nhanh thì uống ngụm nước chè xanh, chè của bố không biết lấy ở đâu ngon tuyệt. Nhỡ muộn thì kiểu gì bố cũng bảo ở lại uống ruọu với bố. Riêng tôi bố nói bố rất quý, vì bố ngày trước đi bộ đội từng  đóng quân dưới Tuyên quang .

   Bố có một cái vườn rất to bao quanh nhà trồng đủ thứ cây, nhiều nhất vẫn là đu đủ, không bao giờ ăn nhưng vẫn trồng mới lạ, có lẽ chỉ có loại cây ăn quả này mới hợp thổ nhưỡng nơi đây. Cứ tôi ra bố lại bảo hái một ít mang về, lần nào cũng vậy, nhiều quá nên tôi cũng hơi ngại mặc dù bố cho nhiệt tình.

  Nhưng tôi kể chuyện này không phải vì ngôi nhà, mảnh vườn hay cái máy khâu, mà chủ yếu xoay quanh hai cái...máy khâu hiệu con bướm của đời bố !

  Bố có hai cô con gái ( Sau này ngẫm ra ông nào có hai con gái đều ...giàu cả ) . Chị lớn cũng tuổi cập kê, đôi tám trăng tròn, đứa nhỏ lên mười, quắt queo như lá chuối khô, hay nhảy chân sáo mỗi khi đi học hoặc đâu đó về nhìn rất ngộ.

  Chị lớn đang tuổi dậy thì nên nhìn chị xinh lắm. Mấy anh em đến chơi với bố thì ít mà chủ yếu ngắm chị thì nhiều . chị có mái tóc đen, dài mượt mỗi khi thả xuống trùm lên hai bờ vai và thân hình tròn căng trông óng ả như làn suối. Như bao sơn nữ khác chị thừa hưởng một nước da trắng bóc và đôi chân cũng to to. Mỗi khi tôi ngồi trên sàn chị lên đi bên cạnh tôi cảm thấy đôi bàn chân của chị làm runh rinh cả những tấm ván lót, tôi không hiểu vì sao hay thích ngắm đôi bắp chân của chị thế không biết. Về kể vói mọi người cứ nói tôi là thằng dở người, cái gì không ngắm cứ thích đi ngắm...chân.

   Những lúc chị gội đầu thì đúng là...( tôi không biết tả thế nào cho hết ý ). Làn tóc óng ánh dưới làn nước của chiếc máng lần, chiếc gáy trắng ngần nhô ra hoặc đôi khi thấp thoáng đôi....căng mọng dưới cổ áo chàm hớ hênh bật mất một hai cái cúc trên khi quay làn tóc trong không khí. Mấy anh em cứ nhấm nháy ngó. tôi cũng nuốt nước bọt ừng ực khi nhìn thấy mấy quả...đu đủ chín vàng ươm trên cây trước cửa nhà, thèm mà chưa dám xin.

   Eo lưng của chị có lẽ sẽ rất đẹp hơn nếu không dắt đôi dao quắm nhỏ. Chẳng hiểu để làm gì nhưng tôi thấy hình như các cô gái ở bản này ra đường đều dắt dao như vậy cả. Họ có thể đi nương hay cắt lúa , cũng có thể tiện đường chặt vài cây củi nhỏ trên đường đi.



   Một lần tôi bị mấy anh lớn ép uống rượu. Tôi chưa từng uống một giọt rượu nào trong đời nên từ chối. thấy vậy chị ngồi cạnh tôi và nói " uống đi em " hóa ra chị cũng sõi tiếng Kinh vì đã học xong cấp II, đang chờ ...lấy chồng. Bố Thắng cười khà khà " uống đi con, rượu ngô của bố nấu men lá ngon lắm lố. Tập uống đi rồi ở đây lớn lên chút chút nữa bố...gả con gái cho, con thích đưá nào " làm tôi đỏ hết cả mặt nhưng chị thì thản nhiên. Cũng phải thôi. Những vùng như này chuyện phụ nữ lấy trẻ em là chuyện thường.

  Để chống ngượng và tỏ ra mình cũng ...lơn lớn. Tôi nhắm mắt làm một hơi đi luôn nửa bát rươu, thấy cũng chẳng có gì là ghê gớm ( có lẽ sốc lên mất cảm giác ) bốc miếng thịt dúi nhai xong tôi chơi nốt chỗ còn lại. Mọi người trố mắt ra nhìn vì chưa ông nào uống kiểu đó với bố Thắng bao giờ cả. Được lúc tôi lăn quay ra sau khi chăn mấy con chó nhà bố một bữa no nê. Đêm đó tôi có một giấc ngủ cực kỳ êm đềm phảng phất mùi suối tóc bên cạnh...

   Sau này lớn lên đi bộ đội hay công tác những vùng có bà con dân tộc thiểu số. Nhìn những cô gái xinh tươi đang gọi đầu bên bờ suối hay dưới ống lần. Tôi tự dưng nhớ đến chị và suy nghĩ ngơ ngẩn " Không biết bố Thắng nói thật không nhỉ. Cứ cho là có thể thật thì tôi sẽ ......thích lấy ai !!!

   Làn tóc và cái cổ áo lại hiện lên rõ mồn một trong đầu tôi như mới ngày hôm qua.....

 

  
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Năm, 2013, 10:17:49 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM