Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 25 Tháng Tư, 2024, 08:20:03 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời " bộ đội "  (Đọc 148415 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #280 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 02:10:22 pm »

 
   Vậy là nó bắt đầu làm tay chân cho anh kia từ đấy, những gói hàng được nó lén lút vận chuyển từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài liên tục, một số người có như cầu tiếp tay cho nó và đáng buồn là có cả một hai cai sếp trong đó, họ tin tưởng nó đến nỗi nhiều khi nó dở trò lưu manh đi đường mở ra rút ít lõi xong gói lại như cũ không ai hay . Không biết số tiền nó kiếm được bao nhiêu ...

Đọc từ đầu, tôi vẫn có thắc mắc rằng các ông cai sẽ quản lý ra sao? Khi những phu vàng hàng ngày vẫn dễ dàng tiếp cận với tài sản chung của cả nhóm. Bởi những con người từng chấp nhận rời bỏ quê hương, xa gia đình. Với mục đích rõ ràng là làm kinh tế, thì không thể tránh những phút xao lòng (hoặc manh nha tính toán, hoặc nhúng tay như tay Cuội kia)

Hồi bọn tôi ở K chuẩn bị về nước, tất cả mọi người đều phải tự giải bài toán khó cho riêng mình Grin Thế mới biết, tư hữu là tư tưởng không thể không có trong mỗi con người Smiley. Ngoài quán triệt, cấp trên liên tục, bất ngờ kiểm tra quân tư trang. Ấy thế mà vẫn nhiều chuyện xảy ra đấy Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #281 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 02:21:11 pm »

   Những thắc mắc của bác hay lắm bác tuanb5 ạ  Grin. Đúng là có một số phu làm vàng vẫn có thể tiếp cận được tài sản chung, nhưng không phải những tài sản quý hiếm, trong câu chuyện này của em nhân vật Cuội là tay sai đấy chứ, có phải là người đầu não đâu. Thực ra bác để ý xuyên xuốt câu chuyện em đều bỏ lửng mỗi bài một ít gì đó, mọi việc có thể sáng tỏ dần dần !  Grin

   Em thấy các bác không để ý một tình tiết là nếu là bãi vàng thì làm sao quản lý được, người ra vào đông như kiến, nhất là dân bản đi bới đá ầm ầm, tại sao phải dấm dúi như vậy, cứ mang hàng thẳng vào trao cho ông nào có nhu cầu và nhận từ tay ông nào đó cái mình cần phải dễ không nhỉ !  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #282 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 03:13:55 pm »

   .....Trong toán người cùng lán với nó có một nhóm thợ xẻ, nghe nói là anh em nhà ông Hai, họ không phải là dân cửu vạn mà dân làm khoán bình thường như bao nhiêu công việc mà ngoài đời những người lao động hay đi nhận khoán, trong nhóm đó có một thằng nhóc tầm 14,15 tuổi ( sau này nó biết mình nhầm ) mặt búng ra sữa có vẻ ngoan và hơi lanh lợi. Ban đầu thì nó không để ý đến nhóm này lắm vì với nó họ không gần gũi và cũng chẳng có ích lợi gì cho nó cả ngoài việc họ mang đến cho một chỗ nằm khang trang hơn, nằm đâu chả được, ngày xưa gần năm cảnh màn trời chiếu đất, hang hốc bờ bãi có chết ông nào đâu. Thằng nhóc này còn đem đến cho nó bất lợi khi kéo một thằng nửa đực nửa cái về làm bếp, lại còn kiểu lính cho lính khi thằng xx kia chỉ nghe theo thằng thợ xẻ không chịu nghe lời nó xúc bớt gạo đem giấu đi bán hay thanh toán mập mờ kiếm chút chênh lệch của bà hàng rong. Chính nó đã phát hiện sự không bình thường của x Thủy và kể cho bọn cùng lán nghe xong xui nhau làm bậy, kết quả đúng như mong đợi, cậu bé Thủy hết hồn vội cuốn gói về nơi xuất phát và một người trong đám mất dạy kia ăn cái gậy ê ẩm mấy ngày liền....

   Thằng nhóc thợ xẻ này có vẻ được ông Hai quý mến, nó được tiêu chuẩn riêng theo mấy ông thợ, ngủ  cũng ngủ tầng trên, việc nặng nhọc chặt cây, lăn gỗ thì có người khác lo cho. Tuy nhiên thấy  cũng thấy dễ gần, có những lần nó cuống cuồng lo cơm nước vì đi ra bản về muộn đã thấy cu kia ngồi trong bếp nhặt rau, vo gạo hộ, hỏi ra ông tướng này cũng từng đi nấu cơm cho người ta, chắc lâu lâu ngứa nghề đây. thằng ấy cũng không quan tâm đến việc của nó mặc dù thừa biết qua miệng em Thủy, thế là tốt, dù sao anh mày cũng là chỉ sau các cai một chút thôi nhé !

   Khi người em anh Bảo nhắc tìm người thay thì nó với nhớ đến thằng cu này, lúc đó nhiệm vụ của đội thợ xẻ đã xong, họ rút về hết chỉ còn lại thằng này ở lại . À hay đấy, nó cũng là chân chạy, công việc trông máng lần thì đi lúc nào chả được , rồi lại ra bới đá nữa chứ, mẹ đời thằng này quá sướng. Có duy nhất một điều nó không biết được là ông Hai có định cho thằng nhóc này cái gì, tuy còn trẻ người non dạ nhưng chắc chắn không bao giờ thằng đó có chuyện tham bát bỏ mâm đi làm cái việc như nó . Vì không biết nên nó vẫn nhắn ra ngoài về việc tìm được một đối tượng có thể làm được việc của anh chàng kia còn...tốt hơn cả nó .

   Một việc xảy ra làm đảo lộn tất cả là chuyện của ông Hai, lúc này bãi vàng vô cùng lộn xộn,  chuyện quản lý lỏng lẻo người ra vào khiến người ta chẳng cần đến người tay trong nữa, cứ vào thẳng giao tại bãi và nhận tại bãi . Số người tham gia nhiều hẳn lên, công khai luôn ban ngày ban mặt. Cứ tưởng sẽ mãi thế nhưng không ngờ mọi việc không qua được con mắt của ông Ba, lán của ông bây giờ đầu bãi cho nên người ra người vào ông nắm được, điều ông sợ nhất là các em, cháu của ông sa đà vào chuyện tệ nạn, tuy anh em kiến giải nhất phận nhưng không thể vin vào cớ đó mà làm ngơ, là người lính từng ở biên giới nhiều năm ông không lạ gì những cảnh khóc nhiều hơn cười khi dính vào chuyện đó. Ông bí mật nói chuyện với ông Hinh khi đã ổn định và hai ông quyết làm lại những gì ngày xưa đã thực hiện dưới quyền trưởng bãi cũ .

   Dạo đó bãi vắng hẳn, người làm cũng ít mà người đến bới đá cũng thưa vì bới mãi chẳng được gì họ chán, chỉ còn dăm ba ông bà già cùng mấy cô gái vẫn kiên trì loay hoay trong đống cát , lúc  này đội võ của ông Hinh tợn lắm, nếu có gì họ sẵn sàng lấy kẻ gây rối lạ mặt ra làm bao cát tập ngay, nguy hiểm hơn là họ theo gợi ý của ông Ba đêm lên đầu bãi chỗ lán hoang tập cho khỏi ảnh hưởng đến giấc ngủ người khác,  anh kia chẳng còn cách nào khác lại phải chơi trò dấm dúi ở ngoài bãi, một lần bị ông Ba và anh Cường phục đánh chạy tóe khói, từ đó mất mối hẳn .

   Quay lại chuyện thằng Cuội, nó biết chuyện của nó cũng đến hồi kết, ở đây nhiều người không ưa nó và cũng chẳng còn vị gì nữa cho nên một hôm nó xin về , mấy người nghĩ đến cảnh anh em ngày xưa nằm gai nếm mật cùng nhau đưa tiễn nhìn nó tay không thấy thương mỗi người cho nó một ít, khi nó đi được mấy ngày mọi người mới phát hiện một số đồ đạc có giá trị bị mất lúc nào không hay, nhưng chuyện cũng nhỏ cho nên không ai nhắc lại nữa....
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Sáu, 2013, 07:51:49 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #283 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 04:02:43 pm »

            Chào linhquany! Chào các bác! Hay quá chuyện của bác chủ ngày càng mở, ngày càng "nhiều chuyện" hi hi Grin Grin Grin Đúng là với cốt chuyện này, sử sang đôi chút là trở thành bộ phim dài tập thật "HOT'' Chứ chẳng chơi.

           Như vậy là tuổi trẻ của Lính quany nhầt cũng quăng quật nhiều đấy chứ. Nhớ lại những năm tháng x8 đấy cả nước mình đều khốn khó. Ai cũng có mộng làm giầu. Bãi vàng, bãi đá là một nơi để có nhiều mơ ước nhất. Cũng có nhiều người vận may thật sự đổi đời. Còn với linhquany thì không biết là đổi được gì. Một điều chắc chắn là như vậy "chú lính" nhà ta không còn ''din'' nữa. Cái bãi vàng đã lấy đi đời Trai của "chú linh".  Grin Grin Grin

           Mấy hôm nay Tranphu341 bận không vào thăm nhà. Hôm nay vào thấy bác chủ viết được nhiều quá. Thật là phi thường. Tranphu341 chúc bạn lính luôn có nhiều sức khỏe và rất mong đọc được nhiều bài viết đang rất hay của bạn.
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #284 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 04:09:20 pm »

          Câu chuyện của lính quân y ngày càng hấp dẫn ,nhiều tình tiết mới xuất hiện .Các nhân vật đan xen nhau giữa cái tốt ,cái xấu cái mù mờ .

            Nhóm người tốt như ông Hai ,anh Bảo là những người có trách nhiệm chăm lo cho mọi người ,có gắng làm sao để gặt hái được kết quả .Bên cạnh đó cũng có những kẻ chơi nhiều làm ít tính kế gian manh ...

          Trước đây ta đã đọc truyện Những người khốn khổ của Victohuygo họ sống trong cống thoát nước của Pari . Nay chuyện ở bã vàng của LQY gợi cho người đọc có sự liên tưởng .Cảnh sống ở đó có phần tái hiện lại .

            Hệ thống theo mạch chuyện ta càng thấy sự khốn khó của những người đi tìm vàng và những điều như chúng ta đã biết đó là sự phức tạp .Không biết trong cuộc mưu sinh đó cậu bé LQY lúc đó rút ra được kinh nghiệm và bài học cuộc sống gì ,có dính vào những chuyện ôi giời kia không .Cha con họ có làm giàu từ bãi vàng được không ?

            Bạn đọc đang theo dõi tiếp câu chuyện .

Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #285 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 05:25:23 pm »

  Chào chú Trần Phú và anh Huong 76 !

  Đúng là buồn ngủ gặp chiếu manh, em đang vừa viết vừa...ngủ gật thì với ngay cái còm của mấy chú/anh đâm ra tỉnh hẳn . Mạch chuyện vẫn còn dài lắm !

  Chú Tranphu ơi ! Ở bãi vàng này nói vậy vẫn còn nhiều người nghiêm khắc lắm, làm sao mà cháu " mất zin" được . Tuy nhiên cũng chút chút nữa thì sa ngã hẳn chú ạ !  Grin  Grin  Grin

 
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #286 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2013, 11:51:01 am »

   Đoàn Hà nội đã rút khỏi bãi, họ nói hang đã xuống sâu quá không thể xuống thêm được nữa, ước chừng họ đã khoét đến tầm bẩy mươi mét theo chiều đứng, lên xuống rất vất vả cho nên họ bỏ, nhóm người Tuyên quang mới sang ngay lập tức thế chỗ .

   Thực ra họ cảm nhận sai, cái giếng họ làm chỉ tầm đến ba mươi mét là cùng, do họ không có kinh nghiệm và quá ít người, chừng hơn chục vị cả quân lẫn tướng  cho nên muốn làm cũng rất khó , khi nhóm mới vào thay vẫn khai thác chuyển đất lên ào ào như không. Ngoài ra còn phát hiện ra rất nhiều các ngách có thể lấy đất ngay gần miệng giếng với số lượng vàng khá lớn trong khi những người anh em kia làm mấy tháng trời không nhận ra bỏ phí .

   Một điều bất ngờ xảy ra  khi mấy người khai thác trong một cái ngách chuyển lên trên bờ....mấy khúc xương, có vẻ là rất lâu rồi vì nó gần như sắp thành đất , anh em đoán chắc đây là xương thú rừng rơi xuống hang chết dưới đó, kể cũng lạ, chả lẽ thú rừng lại chui xuyên qua bức tường đất dày đặc kia, chắc chắn mấy cái ngách này phải thông đâu đó, lán chúng tôi lập tức cử người lên hỗ trợ vài tay chòong có kinh nghiệm nhất để dò hộ, vài khúc xương nữa được đưa lên .

   Điều bất ngờ thứ hai là trong một bao đất đổ ra chúng tôi thấy có vài cái bát cùng mảnh  vỡ có kiểu rất lạ ( do người cầm chòong thúc vào ) và những đồng tiền kim loại, có thể là tiền cổ vì có lỗ vuông ở giữa nhưng vừa ra nắng một lúc mấy đồng tiền chuyển màu rồi mủn ra hết . Mọi người bắt đầu hoang mang, chả lẽ ngày xưa cũng ....có người từng xuống hang trước chúng tôi hay sao, vậy mấy khúc xương kia là của người hay thú, thú rừng chắc chắn chẳng cần đến bát ăn cơm hay tiêu tiền rồi . Họ sợ quá liền quăng tất vào búi để mọi người khỏi biết, tôi nhặt một cái bát còn tương đối nguyên vẹn mang về lán nhưng mấy người nhiều tuổi nói không khéo của người xưa yểm mang theo người họa vào thân làm tôi xanh mắt cũng liệng đi nốt, mặc dù rất thích vì hình dáng và màu men của nó là lạ ...

   Một hôm bố anh Bảo làng vào, hỏi cụ có biết gì về những thứ này không , ông nghe xong lặng người đi một lúc rồi kể cho chúng tôi một câu chuyện bằng giọng nghẹn ngào :

   Ngày xưa, lâu lắm rồi, lúc đó ông còn bé lắm nhưng vẫn nhớ mang máng là khi đó nước hồ chưa dâng lên, khu làng gần bên kia sông có một cái đồn binh của Pháp, trong đó lính Pháp chỉ tầm bảy, tám người còn đâu là lính dõng ( kiểu như theo cách lính ngụy miền Nam thời Mỹ Diệm ). Họ phát hiện ra vùng này có vàng và khảo sát lần theo mạch vỉa vào đến đây, thời đó mà họ đã có những máy móc hiện đại để khai thác vàng rồi, cái máy to lắm, ông cũng được nhìn thấy khi họ khênh qua bản. Những người phu đào vàng không biết họ lấy từ vùng nào đến cũng đông, trong làng có vài người tham gia làm thuê cho họ, thôi thì cực khổ không có gì tả nổi khi làm việc dưới ngọn roi, báng súng của những kẻ sử dụng mình để khai thác tài nguyên cho họ , một số người bỏ trốn do không chịu được bị bắt lại, người thì bị đánh chết ném xuống sông còn người thì bị mang xuống hang bỏ chết đói, một số người chui vào bị sập hầm coi như mất tích, ngay cả cái ao chúng tôi đang làm họ đã khoét chán rồi, thảo nào ban đầu đến thấy gần cửa hang có chút ít gì như rẻ rách, cây chống còn lại.

   Chúng tôi như lặng người đi khi nghe kể về số phận của những đồng bào mình gần trăm năm trước dưới ách thực dân, những cái chết thật tức tưởi và bi thương, không rõ gia đình họ có biết con em mình đang nằm lại nơi rừng xanh núi đỏ này không hay chỉ nghĩ đơn giản là bị mất tích .

   Mọi người vội vàng tìm tất cả những cái gì đã ném đi gom lại để ông già cúng lễ giải vong. Tất cả những ai có mặt ( kể cả các cai ) đều cúi đầu khi người thầy mo đọc kêu các oan hồn khắp bốn phương đến nơi đây nằm xuống về ăn cơm, nhận áo mới. Những bộ mặt lạnh lùng, bụi trần sương gió như cũng thấy tan chảy ra, không biết trong mỗi con người kia đang có cảm xúc gì về số phận của các người phu làm vàng khi đã đặt chân đến những nơi như này.......
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #287 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2013, 01:57:44 pm »


... thời đó mà họ đã có những máy móc hiện đại để khai thác vàng rồi, cái máy to lắm

Người Pháp ở Đông Dương thời xưa, bản chất họ là những nhà Tư bản đi kiếm lợi nhuận. Vì vậy, họ rất chịu đầu tư để tăng giá trị thặng dư.

Ở Tuyên Quang, Linh quany đã bao giờ sang Bản Thi (Chợ Đồn) chưa? Ở đó, người Pháp họ thiết kế hệ thống cáp treo cực khủng để thuận tiện cho việc vận chuyển quặng. Phải thừa nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật của phương tây có khoảng cách quá xa nếu so với ta cùng thời điểm.

một cái bát còn tương đối nguyên vẹn mang về lán nhưng mấy người nhiều tuổi nói không khéo của người xưa yểm mang theo người họa vào thân làm tôi xanh mắt cũng liệng đi nốt, mặc dù rất thích vì hình dáng và màu men của nó là lạ ...

Linh quany còn...nhớ chỗ đó không? PM cho tôi nhá! Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #288 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2013, 02:34:45 pm »

   Khu vực chợ Đồn ngày xưa ông nội em đi Vệ quốc đoàn hoạt động khu vực đó cũng tương đối lâu, hồi cụ còn sống có thỉnh thoảng đưa em sang chơi cùng nhưng em chứ đến khu mỏ cũ của Pháp bao giờ mặc dù có nghe phong phanh chuyện đó !

   Tự dưng bác hỏi em về cái bát làm chi vậy ? em thấy nghi nghi !!! thôi để em cố nhớ vứt chỗ nào để...tự sang tìm vậy !  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #289 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2013, 02:48:23 pm »

  Khu vực chợ Đồn ngày xưa ông nội em đi Vệ quốc đoàn hoạt động khu vực đó cũng tương đối lâu, hồi cụ còn sống có thỉnh thoảng đưa em sang chơi cùng nhưng em chứ đến khu mỏ cũ của Pháp bao giờ mặc dù có nghe phong phanh chuyện đó !

   Tự dưng bác hỏi em về cái bát làm chi vậy ? em thấy nghi nghi !!! thôi để em cố nhớ vứt chỗ nào để...tự sang tìm vậy !  Grin


                Thế LQY không biết bác Tuấn b5 là chuyên gia về đồ cổ à .Bát ,đĩa ,muôi ,thìa ,ấn ,tượng cổ ngày xưa...vv...và cả xà rông  là bác ấy sưu tầm tuốt .Bạn nói lộ ra chỗ vứt cho bác ấy biết thì chỉ còn nước húp cháo thôi  Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM