Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:01:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời " bộ đội "  (Đọc 148362 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #160 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2013, 08:20:30 pm »

    Chào hai ông chủ tặc vàng. Chào các bác tham gia gánh hát văn công. Đúng là văn công có khác khách vào ra tấp nập như đêm diễn vậy. Hôm nay có thêm bác thợ lò vào thăm nhà và tương lai còn có chuyện góp về cuộc đời của anh là người thợ Lò. Thôi biệt danh CB xin chân giới thiệu chương trình đêm diến vậy. " Anh vào rồi anh lại lại ra/ Sau đây tiết mục tam ca ba người Grin" Cứ tạm thử tý thế đã ạ.

    Chuyện của hai người đang cao trào lôi cuốn người đọc. Chúc hai anh em bộ đội mạnh khỏe, vui vẻ viết tiếp mạch truyện đừng để người đọc mong đợi
 
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #161 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2013, 10:37:06 pm »

 Mời các bác xem phóng sự về một người trong quá khứ từng là "vàng tặc"
 Nguần:http://www.anninhthudo.vn/Phong-su/Anh-ca-khet-tieng-bai-vang-da-thanh-truong-thon/499514.antd

http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/sonhm/2013_05_19/bui-dinh-hao.jpg[/img]


Từ quá khứ bất hảo nơi mỏ vàng Na Rì

Anh Bùi Đình Hảo SN 1956. Năm 1977, anh cũng như bao thanh niên trong làng hăng hái nên đường nhập ngũ. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về quê hương thấy kinh tế gia đình khó khăn, anh quyết chí làm giàu. Năm 1986, anh nghe tin ở đất Na Rì, Bắc Kạn nổ mỏ vàng lộ thiên, Hảo đã móc nối với một người đồng đội cũ là Khiển (ở thôn Vân An bên cạnh) để được bảo lãnh nên Na Rì khai thác vàng. Khiển và Hảo ngày xưa vốn cùng đóng quân ở Na Rì nhưng sau ngày xuất ngũ Khiển đã ở lại lấy vợ lập nghiệp bằng nghề “cầu may dưới lòng đất”.

Đất Na Rì, ngày đó, được coi như lãnh địa riêng. Ở đó chỉ có kẻ mạnh tiêu diệt kẻ yếu. Sống được ở đất đó còn khó nên muốn làm giàu trước hết phải là người bản lĩnh sau đó phải có băng đảng bảo kê, nếu không chỉ có nước chết mất xác. Vốn đây là nơi Hảo đã đóng quân nhiều năm, lại được Khiển bảo kê, Hảo ngay lập tức được giới thiệu gặp Khiết lúc này cũng đang là một trùm lớn ở bãi vàng bảo lãnh cho Hảo lập nghiệp. Rồi cũng qua Khiết, Hảo lại được bảo lãnh gặp Thiết Râu một tay có tiếng trên đất Na Rì là đại ca đầu sỏ nơi đây. Việc có tồn tại hay không chỉ cần một câu nói của Thiết Râu. Không ai có thể ngờ Thiết Râu cũng xuất thân từ quân ngũ lại là cấp dưới của Hảo khi còn ở trong quân đội. Cuộc gặp gỡ này gần như là định mệnh của cuộc đời Hảo, nó đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời biến anh từ một anh nông dân Hảo thành “anh cả Hảo” nổi tiếng ở đất Na Rì.

Sau cuộc hội ngộ đó, Hảo nhanh chóng thiết lập chỗ đứng của mình. Hàng ngày Hảo đi kiểm tra các mỏ vàng đang khai thác của các nhóm nếu có vấn đề tranh chấp gì xảy ra gì thì Hảo “anh cả”  sẽ đứng ra dàn xếp. Chưa hết, Hảo còn tập hợp cho riêng mình một đội quân chuyên đi khai thác vàng. Đội quân của Hảo cầm đầu không khai thác “cầu may” như các đội khác. Khi đi kiểm tra dàn xếp tranh chấp, Hảo phát hiện nơi nào mới có vàng hay trữ lượng nhiều thì cho quân của mình vào đánh chiếm. “Anh cả Hảo” trở thành kẻ có nhiều mỏ “ngon” nhất trong tay ở đất Na Rì.

Đến khi trở thành kẻ “hút thủng cả bàn đèn”

Chính những ngày sống nơi bãi vàng, “anh cả Hảo” đã vấp vào thuốc phiện. Cũng theo lời Hảo, ngày đó, dù có hút nhưng anh chưa thành con nghiện. Sau 4 năm làm “anh cả” nơi mỏ vàng, Hảo đã có được một số vốn tương đối lớn trong tay nên anh quyết định rời bỏ mỏ vàng quay trở lại quê hương năm 1990.

Về quê, sẵn vốn Hảo nhanh chóng trở thành ông chủ chuyên đi nhận công trình san lấp mặt bằng về cho công nhân của mình làm. Bên cạnh đó, Hảo còn đứng ra nhận thầu công trình sau đó bán lại ăn phần trăm. Có được sự quen biết rộng, Hảo còn trở thành đầu mối cung cấp gỗ cho hàng trăm cơ sở gỗ trong vùng. Hảo đã giàu nay lại càng giàu hơn trở thành kẻ giàu có tiếng tăm bậc nhất trong vùng.

Anh nhớ lại: “Hồi ấy cả làng chưa ai có xe máy thì tôi đã mua hẳn xe máy Dream Thái, tôi còn có hàng gần chục suất đất ven đường Quốc lộ 5. Hàng ngày từ các nghề, tôi thu về cả chỉ vàng chứ chả ít. Có thể nói ngày đó tiền trong túi tôi không thiếu. Cũng chính vì thế mà tôi sa đà vào chiếu bạc và nhanh chóng trở thành con bạc rồi lại dính vào thuốc phiện và ma túy”.

Từ chơi cho vui, anh Hảo thành nghiện bài bạc lúc nào không hay. Ngày ngày, anh Hảo tìm đến xới bạc Tịnh Lai, ở Đuôi Cá (đầu cầu Long Biên) rồi tới xới Minh Xăng ở tận Hà Bắc để giải những cơn khát bạc. Ai ngờ càng chơi càng hăng máu mà càng hăng máu thì lại càng dễ thua đau. Sau mỗi lần thua đau để giải xui anh cả Hảo lại lao vào thuốc phiện mà theo như mọi người trong thôn ngày ấy nói về Hảo là “kẻ hút thủng cả bàn đèn”.

Chị Nghĩ vợ anh Hảo kể lại: “Mới đầu thấy dân làng đồn chồng tôi nghiện tôi không tin đâu cho mãi tới khi người ta đến tận nhà tôi bảo tôi đưa ra mấy mảnh đất ở ven đường Quốc lộ tôi mới té ngửa ra những điều dân làng đồn đại là thật. Chồng tôi đã nướng vào bàn đèn vào chiếu bạc 7 suất đất cùng với tất cả vốn liếng gia đình vợ chồng bao năm dành dụm được”.

11 lần cai nghiện quyết lấy lại phần con người

Sau bao năm lăn lộn với cuộc sống, từ ông chủ giờ trở về với hai bàn tay trắng và nỗi nhục của một con nghiện đè nặng nên gia đình, Hảo quyết tâm cai nghiện. Ban đầu anh cai nghiện tại nhà nhưng chỉ được vài ngày là anh lại chịu thua quay về với ma túy. Sau 9 lần cai nghiện ở nhà  không thành công, gia đình anh quyết định đưa anh đi cai  ở Đô Trường (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) song cũng vô ích.

2-4-1995, đúng ngày giỗ bố, trước mặt mọi người, anh Hảo tuyên bố: “Từ nay tôi sẽ cai thuốc. Nếu không cai được thì ngày giỗ bố tôi cũng sẽ là ngày giỗ tôi”. 4h chiều hôm ấy, anh Hảo xin mẹ 100.000 đồng ra mua 2 gói thuốc gọi bạn hút sang hút chia tay. Màn khói thuốc cuối cùng bay vào cơ thể anh Hảo. Sau đó, anh lại nhờ mọi người đi mua thuốc ngủ trong xã gom được 10 vỉ. Anh về nhà sơ tán đồ đạc trong gia đình và tự khóa chân mình vào xích sắt trong nhà với quyết tâm cai nghiện. Anh nhớ lại: “Lần đầu tiên đến cơn tôi uống 10 viên, sau đó các lần sau cứ đến cơn tôi lại uống nhưng mức độ giảm dần sau một tuần thì tôi cắt được cơn. Tiếp đó, đúng một năm trời, tôi ở nhà giúp đỡ vợ con những công việc trong nhà tuyệt đối không giao lưu với bất kỳ con nghiện nào. Đến lúc đó, tôi mới biết mình đã chiến thắng ma túy”.

Trở thành trưởng thôn

Ngày đó, khi đã cai nghiện được, anh vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu thì Trưởng thôn Phong Cốc lúc bấy giờ là ông Đỗ Xuân Tằng đã đứng ra bảo lãnh và cử anh làm Tổ trưởng tổ bảo vệ trị an ở thôn. Ông Tằng từng khẳng định với mọi người rằng, nếu anh tái nghiện thì ông Tằng sẽ tự xin từ chức Trưởng thôn.

“Lúc đó mọi người phản đối lắm, nhiều người còn tới nhà tôi rình mò xem tôi tắm nước lạnh mới tin tôi đã cai nghiện”, anh Hảo kể lại. Được xã hội đón nhận lại anh đã tham gia các công tác xã hội một cách nhiệt tình. Cũng vì từng là đàn anh “máu mặt” nên việc quản lý trật tự trị an dẹp các xới bạc với anh không có gì là khó. Bên cạnh đó, anh còn đi vận động các con nghiện từ bỏ ma túy từ đó mà tệ nạn xã hội trong thôn giảm hẳn. Thấy anh làm tốt công việc của mình, từ năm 2001, anh được nhân dân tin tưởng bầu làm Trưởng thôn với số phiếu 86%. Suốt từ đó tới nay, anh đã liên tiếp trúng cử làm Trưởng thôn Phong Cốc suốt 13 năm. Hiện nay, anh vừa là Phó công an xã phụ trách an ninh vừa là Trưởng thôn uy tín với nhiều bằng khen giấy khen các loại.

Anh nhớ lại, để được như ngày nay là cả một quá trình cố gắng không ngừng nghỉ của anh và của các cán bộ lúc bấy giờ. Không dừng lại ở việc làm công tác xã hội, anh còn giúp đỡ tư vấn cho những người mắc nghiện muốn cai nghiện. Anh kể: “Khi tôi và anh Tằng được vào TP. HCM làm phóng sự về việc cai nghiện ở VTV9 đã có một gia đình ở tận Kiến Xương - Thái Bình mang con đến gửi tôi nhờ tôi giúp cai nghiện. Tôi xin ý kiến của xã đã bảo lãnh cho cậu ấy sống và cai nghiện ngay tại nhà tôi”.

Đó là cậu sinh viên tên T. đang học đại học ở Thái Nguyên thì mắc vào ma túy, T. lại là con nhà quan chức ở Thái Bình. Nhà anh Hảo có gần 3 mẫu ao đấu thầu nuôi cá nên cho cậu T. ra đó nhặt cỏ. Hàng ngày, anh Hảo và vợ thay nhau ra kiểm tra. Được cái, T. cũng ngoan biết nghe lời và thực sự muốn cai nghiện nên sau gần 1 năm cũng cai được nghiện. Giờ đây, cậu ấy dù đã đi nước ngoài nhưng vẫn hay gọi điện về hỏi thăm gia đình anh. Gia đình anh cũng coi T. như con. Việc này bà con trong thôn ai cũng biết.

Nhìn căn nhà 3 tầng khang trang của anh, thấy các con được ăn học đàng hoàng, anh Hảo mới thực sự mãn nguyện và cảm thấy mọi cố gắng của mình không trở nên vô nghĩa. Lúc chia tay, anh Hảo còn chia sẻ thêm rằng: “Nếu viết báo chỉ để ca ngợi thì tôi không cho đâu nhưng tôi muốn qua đây nhắc nhở những người đang mắc vào ma túy rằng hãy nhìn tôi đây. Không có gì là không thể chỉ cần có nghị lực. Xã hội sẽ không bao giờ bỏ rơi bạn. Ai cần giúp đỡ, tôi sẽ luôn sẵn sàng”.        

Văn Công]
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Năm, 2013, 10:45:43 pm gửi bởi laoshan1234 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #162 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2013, 07:45:33 am »


  

            Mới được biết thêm bác Trần Phú là thợ hàn xì (tức xihanuc ) nay lại thêm " Tôi là người thợ lò ,đi trên đất mỏ...." nghĩa là than " thổ phỉ " . Grin  rồi là ông chủ đồ " Bao chọn gói "(bao bì ) còn là " ông bầu " chuyên bảo kê cho  " ông anh ruột "  .Bác là giám đốc nhà hàng Đông Á  Grin ... còn nữa chưa thống kê hết .
                
                         Đúng là bác Phú ;  Trai Thái (bình) / Tài ghê    Grin Grin Grin
[/quote]

             Chào huonghn76 chào linhquany, chao lahan1234 chào các bác! Tranphu341 thấy huonghn76 như vậy đã theo dõi và thống kê các ngành nghề của Tranphu341 đã từng làm qua sau khi dời Quân ngũ. Nhưng có lẽ còn thiếu nhiều. Vậy Tranphu liệt kê tiếp những nghề mà Tranphu341 đã trải qua nhé. Lần lượt nhé. Năm 83 ra quân về nhà đầu tiên là làm thử 5 ngày ép nhựa nắp chai rượu của tổ hợp cạnh nhà của ông chú họ nguyên là Thiếu Tá bộ đội có 10 năm làm chuyên gia Quân sự tại Lào. Khi năm 60 ông là Thị đội Trưởng Thái bình quân hàm Đại úy. 10 năm sau khi về vẫn Quân hàm Thiếu Tá. Ông lúc nào cũng hậm hực nói là ;' ĐI LÀM CHUYÊN GIA THIỆT THÒI THẾ ĐẤY 10 NĂM MÀ HỌ PHONG CHO MỖI 1 CẤP"  Grin Ông do quan hệ tốt nên mở một là ép nhựa, làm nút chai. Nhưng thường xuyên bị kiểm tra vì:" Quan điểm Đảng viên mà giám thuê 4 người làm trong nhà. Có tư tưởng Tư bản bóc lột"   Grin Grin Grin

              Không làm nữa, Tranphu chạy máy se đay tại nhà. Điện yếu nên toàn phải làm thâu đêm lúc đó "phong trào" nuôi lợn có khắp mọi nơi. Ở nông thôn thì đã đành nhưng ở các thị xã hay đô thị cũng bùng phát nuôi lợn. Chuyện nuôi lơn thời đó là một cứu cánh cho mọi người từ Nam ra Bắc. Mà cũng có nhiều chuyện kể lại thì cũng thật khôi hài chung quanh chàng Sỹ quan ss đấy. Tranphu sẽ kê khai nghề nghiệp tiếp sau....

             Chúc các bạn cùng gia đình luôn có nhiều niềm vui ngày đầu tuần này!
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #163 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2013, 09:49:58 am »

...Ngày đầu tiên khi vào bãi tìm đất, do sơ ý không làm các biện pháp đảm bảo an toàn, một người chút nữa bỏ mạng khi chui thử xuống một trong các ngác ở tại cái ao đó. Khi lôi ra thì người đã mềm nhùn, may là tim còn đập hô hấp nhân tạo mãi với tỉnh. Cho nên những ngày khai phá ban đầu cũng rất cẩn thận, đến khi tôi vào thì mọi thứ đã ổn định. Điều ngạc nhiên nhất là khi xuống các ục rộng như vậy không hề có một tý đất, cứ như ai đó đã vét sạch từ trước, thêm nữa những vết tích cây cối mục còn nằm ngổn ngàn một số ngách. Đây là một ẩn số đến gần một năm sau chúng tôi mới có câu trả lời.

   Độ sâu và độ dài của một cái hang là bao nhiêu, thực tế cũng chỉ ang áng, cứ tưởng tượng một đội vận chuyển khoảng hai mươi người, mỗi người cách nhau trung bình hai mét ( chỗ dày chỗ thưa ) vận chuyển từ chỗ xa nhất theo hiện tại lên bờ cũng phải nối cầu ít nhất mất bốn năm tăng. Việc vận chuyển được chút đất lên bờ cũng gian nan. Khi chạy qua các Ục thì cứ đứng dàn ra quăng bao cho nhau nhưng khi trong đường ống chật hẹp người vận chuyển phải nằm duỗi thẳng người với tay lấy bao từ người trên đầu đưa xong vần qua người mình lần lần xuống chân đạp ra cho người sau, gặp những ống có nước thì khổ ơi là khổ, nằm chịu cái lạnh buốt của nước dứoi lưng hoặc những giọt nước nhỏ vào mặt mấy tiếng đồng hồ. có lúc đánh lộn nhau trong hang vì thằng ném không viết giả vờ hay thật ném bao vào vũng nước trước mặt thằng sau làm bùn tóe lên tưởng mù cả mắt .

   Còn ở giếng thường chúng tôi dùng tời kéo nếu giếng thẳng, nhưng cũng chỉ được hai chục mét là cùng vì thành giếng không tròn trịa mà có nhiều mỏm đá nhô ra gồ ghề, kéo va có thể vỡ hết bao, họ làm những thanh ngang qua các mỏm đá rồi người ngồi các thanh đó đưa bao lên đầu cho người trên, gọi là chuyền thẳng, chuyển dưới giếng lên vất hơn nhiều so với trong hang.

  Bài trước tôi đã nói đến các loại khí trong hang. Ai cũng biết nếu ở một độ sâu nào đó các loại khí độc sẽ ngưng tụ tại những chỗ trũng, các ngách, nó sẽ vẩn vơ ở đó cùng với một số lượng ô xy rất ít. Tôi nghe nói lúc mới đầu người ta dùng cách xua khí độc như kiểu làm với giếng nước bỏ hoang, tức là dùng cành cây kéo ra kéo vào hay đưa lên đưa xuống. Phương pháp này hiệu quả hay không thì cũng chưa thấy ai bị dính độc về sau cả. Ngoài ra cũng kiểm tra có thể những loại khí gây cháy nổ nhưng hoàn toàn yên tâm vì kiểu hang lưng lửng chừng núi này không hề có. Tất cả mọi người hay xuống hang chỉ bị mắc một chứng bệnh duy nhất là các bệnh về đường hô hấp. Nó do nhiều nguyên nhân.

  Như các bác đã biêt. Ô xy ở trong hang là một thứ quý giá , với những đường vận chuyển thì người ra vào liên tục làm cho không khí lưu thông một chút, nhưng các ngách, các hàm ếch thì trong đó lượng khí thở cho con người này phải nói là có chỗ gần như không có. Có nơi chỉ vào được khoảng mười lăm phút phải chui ra ngay vì không thở nổi, con người thở đã đành lại còn dùng ánh sáng. Ban đầu dùng đèn pin nhưng mỗi cái chỉ dùng một hai lần rồi vứt, càng xuống sâu càng tối. Có một thời gian dòng hẳn dây diện từ máy phát xuống hang, rồi các bóng điện cũng không chịu nổi, vừa quá tốn kém ( có thể cũng chẳng thành vấn đề ) vừa nguy hiểm cho người dưới đó nên bỏ. Họ quay ra sử dụng đèn đất, những cái đèn bằng đồng tròn hình trụ đổ đất đèn và nước vào trong , có một cái vòi nhỏ phun khí khi châm lửa vào đó nó sẽ cháy rất khó tắt. Người nào người nấy chỉ cần một tiếng dưới hang lên là hai lỗ mũi đen xì muội bám từ cái đèn này ra.

   Chuyện không khí thì người ta xử lý cách duy nhất là bơm khí vào hang. Dùng bình nén khí xe Zil hoặc một loại khác ( Cái này tôi không am hiểu lắm, tả sơ sơ thôi ) đẩy khí vào hang theo các ống cao su. Ban đầu là một người em họ mấy ông cai phụ trách nhưng trong một đêm ngủ gật, không rõ do máy hết xăng hay trục trặc máy không chạy, toàn bộ một nhóm trong một cái giếng gần như bị sắp chết ngạt. Họ giật dây loạn xạ không ai biết, may mắn là một nhóm làm ngách khác nghe thấy đội bạn tự dưng im như thóc liền  đến lôi nhau ra . Từ đó ông Hai thay bằng người biết kinh nghiệm vận hành máy, biết nghe máy lúc trục trặc và kiểm tra liên tục, ở đây thì chỉ duy nhất có hai người, đó là ông Cả và bố tôi.

   Vấn đề cuối cùng hay gây khó khăn là nước. Hang động vốn tích sẵn nước, thêm nguồn cung cấp liên tục từ trên núi hay các trận mưa rừng xả xuống, những củ chìm thay nhau làm việc vẫn không tải nổi hết trong một số hang phải bổ sung thêm máy nổi, hình như hiệu Kamaz thì phải, loại máy bơm này khỏe lắm, nó đẩy nước được theo ống 30 lên vách dựng ngược cả chục mét nhưng dở một cái không cho vào sâu được vì chõ hút quá ngắn, chỉ dùng chuyển tiếp những gì các củ chìm bơm ra và bàn tay thủ công vận chuyển từng xô nước ra gần cửa hang.

  Không biết ai trong số các bác từng xem tiểu thuyết Không gia đình của nhà văn Hectomalo chưa nhỉ ? Câu chuyện có một đoạn kể chú bé Rimy đi làm than ở một vùng mỏ nước Anh bị nổ khí trong mỏ tạo ra cơn đại hồng thủy khiến bao người thiệt mang. May mắn là chú bé này cùng vài người chui vào được một ngách ngược, như cái cốc úp xuống cho nên nước bao vây xung quanh nhưng không thể vào đựợc ngách . Mọi người từng nghĩ có thể ăn thịt nhau đến nơi để sống thì được cứu. Chúng tôi có lần cũng như vậy, đang làm nghe thấy ào ào vội nhảy lên cái sống trâu trong một Ục, nước cứ từ đâu đến dâng lên, nói thật là trong chúng tôi, có thể cả tôi cũng  đái ra quần rồi vì sợ, tuy nhiên mực nước cũng giảm rất nhanh, lên bờ với biết lán khác đánh mìn trúng một khoang nước xổ sang hang bọn tôi đang làm, họ chẳng có tôi gì nhưng cũng ăn vài cái cái choòng tím lưng cho nhớ lần sau phải để ý .....


  

  
  
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Năm, 2013, 03:41:00 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #164 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2013, 02:37:11 pm »

   Em đang chui hang bên Lục Yên lại phải quay về đẩy cảnh sông Gâm lên cho bác Laoshan có hứng viết tiếp !  Grin

« Sửa lần cuối: 20 Tháng Năm, 2013, 02:53:10 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #165 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2013, 02:47:31 pm »

  Khi nào bác lên thăm " chiến trường " xưa em sẽ đưa bác vào đây, rất gần. Sẽ có cá Anh Vũ nếu bác nào thích !

Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #166 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2013, 02:50:33 pm »

Và tắm suối ... Grin

Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #167 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2013, 03:41:20 pm »

Và tắm suối ... Grin



Chào lingquany chào các bác! Sao Tranphu thấy người ta nói Gái Dân Tộc tắm suối là không mặc gì cơ mà  Grin Grin Grin Chắc cô này là người Kinh?Huh
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #168 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2013, 03:52:12 pm »

   Cô này đang tắm kiểu...chụp ảnh chú Phú ạ !  Grin

   Cháu chuẩn bị sẵn một bài về ...tắm suối và cả hình ảnh rồi. Nhưng có lẽ phải đến phần III mới đưa lên được. Nhưng có lẽ không hay bằng mấy ông nhà báo phân tích lung tung về văn hóa đâu .
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #169 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2013, 05:12:22 pm »

   Ngừoi Hà nội mà tôi từng nhắc đến cùng các cai bưởng có khuôn mặt và bộ dạng cực kỳ lấc cấc. Anh ta cắt một cái đầu đinh nhưng phiá sau vuốt dài như đuôi ngựa . Hình thức như vậy kể ra cũng làm mọi người chú ý và ai yếu bóng vía thì chắc chẳng dám đến gần. Ngay hôm đầu tiên dựng cầu gỗ anh ta xuống lân la nói chuyện với bố tôi, giọng toàn chửi thề tôi cũng thấy nong nóng mắt nhưng nghĩ mình bé hơn không làm gì nổi anh ta vả lại đây là bãi vàng. Thôi thì mặc kệ !

  Có buổi tối tôi cùng hai thằng bạn cai ăn theo kia ngồi nói chuyện trên bờ đá, anh ta đi qua rút bao thuốc thơm châm nhả khói xong giơ giơ như muốn khoe với chúng tôi là anh chơi sang. Bọn tôi tuy không hút thuốc nhưng thấy vậy nhảy xuống giả nghèo giả khổ xin, anh ta cười khẩy thảy bao thuốc ra, chúng tôi cứ châm vài hơi xong vứt , nhìn măt người chủ thấy tồi tội cho nên đến nửa gói nháy nhau dừng . Nhưng đến khi nói chuyện thì chúng tôi lại tức anh ách. Anh chê người tỉnh lẻ bọn tôi đủ điều, nào là trình độ thấp, hiểu biết kém. Bực nhất là chuyện anh kể anh ngồi tại một quán nước tại giữa thị xã Tuyên quang, trước mắt mấy thanh niên quê tôi nhìn thòm thèm anh uống hết vài quả dừa, hút vài bao ba số, ăn đủ thứ vân vân  và vân vân...

- Thôi đủ rồi ! Cái bụng mày là thùng phi hay sao mà chứa lắm thế, nói phét cũng phải biết dừng chứ ! Một người bạn tôi không thể nhẫn nhịn nổi nữa chửi ầm lên - Mày chỉ hạng Hà nội...7 mà tinh tướng !

   Đại loại những câu chuyện như vậy anh ta đi gieo rắc khắp nơi, đến đâu, gặp tỉnh nào cũng bị phản đối, người lớn thì cho anh ta dạng tầm phào, còn thanh niên thì đôi khi nổi nóng . Nếu có thế thì cũng chẳng nên chuyện gì lớn. Ai có việc ngừoi nấy, cũng chính vì tính phét lác mà anh ta bị đẩy lên một cái giếng cách đó hơn trăm mét , cả lán suốt ngày chơi với khỉ.

   Lán đó có vài người Hà nội, những người còn lại tôi rất mến vì họ biết tôn trọng chúng tôi. Có một anh chàng hình như dân nội thành không bao giờ dùng đèn pin hay sao ấy làm chúng tôi cười mãi vì chuyện anh ta ra bản mua đèn, đèn mua một cái nhưng pin anh mua...mỗi quả , mất công chạy mấy cây số ra mua thêm quả nữa khi bị sếp chửi. Nhưng ngờ ngệch nhất lại là một người đồng hương của chúng tôi, cậu này là người Cao lan, nghi nghơ hết chỗ nói. Mỗi khi bị cai chửi cứ nghệt mặt ra một lúc với hiểu được “ nó”  chửi mình ý gì. Bị cai hành hạ liên tục nhưng không biết tự bảo vệ mình, cho dù chỉ là câu nói đỡ

   Một lần anh ta bắt cậu này mặc một cái áo, không biết kiếm đâu ra cái áo của người phụ nữ Tày, đầu thì trọc lốc đi qua chỗ chúng tôi. Người trong lán tôi thấy vậy chạy ra xé tan chiếc áo nói “ Mày có phải là người không mà để nó giễu quá đáng vậy ! “ Cậu lí nhí nhặt cái áo không nói năng gì lúp cúp theo chân ông chủ về, cả lán chỉ biết nhìn theo thở dài. Nhưng lần quá đáng nhất là chúng tôi nghe kể lại thi thoảng xuống hang buồn buồn bắt cậu ...cởi quần áo nhảy sếch dứoi đó. Vì tình đồng hương và vì tức giận với sự quá quắt đó mấy người dưới này cùng một số người trên lán đó tổ chức đánh úp sọt cho một trận. Nhưng chỉ một thời gian lại đâu vào đó !

   Giọt nước cuối cùng làm tràn ly khiến anh ta phải ra đi là vào một lần đi lấy nứa . Chắc cay cú trận đòn nhưng không có chứng cứ nên anh ta trả thù dịp này, bắt cậu kia đứng dưới...đỡ nứa của người từ trên phóng xuống. Người cùng lán không thi hành mệnh lệnh vì thấy nguy hiểm , anh liền gạt ra cầm cây nứa phi thẳng xuống . Cây nứa tép chặt đầu nhọn hoắt xuyên qua chân khiến người bị xuyên đau đớn không kêu được. Cứ ôm bàn chân máu chảy ròng ròng rồi bó cái áo tập tễnh chạy xuống lán chúng tôi.

   Ngay lập tức tối hôm đó, một cuộc triệu tập khẩn cấp các cai diễn ra . Mọi người do ghét sẵn nên khi ông Hai đề nghị đuổi anh ta ra khỏi bãi thì “ biểu quyết” trăm phần trăm . Thi hành ngay sáng hôm sau. Tôi vẫn nhớ đôi mắt hằn học và giọng nói đe dọa “ Đm sau này tao gặp thằng Tuyên quang nào ở đâu tao thịt thằng ấy “ xong ôm quần áo cút thẳng .

   Những người Hà nội còn lại vẫn tiếp tục làm, họ tổ chức lại theo hình thức ăn chia cho đến khi rút.....
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Năm, 2013, 09:03:14 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM