Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:44:46 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời " bộ đội "  (Đọc 148350 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #140 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2013, 07:58:38 am »



Chà, có hơi hướng Liêu trai phết, nhờ Grin
Tiếp đi Linh quany, cố lên!

Vâng ! Sắp có chí dị nữa bác ạ ! Sẽ có nhiều chuyện các bác có khả năng không tin. Đến em viết cũng ....không tin . Nhưng nó lại xảy ra , thậm chí có cả giờ G, ngày D .  Embarrassed

  Mà thôi ! em không kể những mẩu chuyện như thế này nữa đâu, nhớ lại em sởn da gà rồi ! Undecided
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #141 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2013, 08:55:46 am »

   xuanv338 chào hai chú khiếu có tài kể chuyện rừng thiêng. Chuyện cứ ngày gây cấn làm người đọc chẳng muốn đi đi xa. Chỉ có con rắn mà chuyện thấy li kỳ. Thật là duyên trời định. Bỗng dưng topis xuất hiện hai ông chủ ngang tài ngang sức. Chuyện hay lắm Lính QY và Laoshan1234 ạ. Đừng có nghĩ là văn công ít khách qua lại. Không phải thế đâu!  Bây giờ khi một quán phở ngon dù ở tận trong ngõ hẻm cũng vẫn đông khách đến. văn công có người kể chuyện hay khách cũng vẫn đến đông. Grin

  xuanv338 chúc hai anh em mạnh khỏe. Tiếp tục kể nhanh những câu chuyện của miền rừng.

p/s. Đời bộ đội đã hót khách xa gần về đây rồi đấy!
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #142 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2013, 09:21:49 am »

 
                Lại chuyện rắn ,tôi vốn sợ rắn mà . Cho đến lúc này tôi chưa ăn thịt rắn lần nào ,chẳng biết cái món thịt ấy khi lên đĩa chế ra năm bảy món và cho quả tim nó vào trong cốc rượu có pha huyết rắn nó còn đập thì thọp mãi đến khi chín .Không biết nó  ngon đến đâu nhưng mà tôi cứ nghĩ đến là ghê chết thì còn gì là ngon nữa .Đâu có được dũng cảm như bác   "Nghịch như quỷ sứ trai thua bác rồi ..."
        Chuyện rắn ở đây không biết nó giống cái chuyện rắn trắng báo oán theo dân gian mà kể về chuyện của cụ quan hành khiển Nguyễn Trãi không nhỉ .Kể cũng sợ thật
            Tôi thì không mê tín cho nên , cho là sự việc nó trùng lặp thôi .Theo cái kiểu " Ăn không nên , làm không ra nên đổ tại " .Đúng là chuyện liêu trai chí dị .
                LQY và Laoshan1234 kể tiếp đi .Tôi cứ nghĩ giá ngày xưa hai bạn được biết nhau trên bãi vàng thì khéo vui lắm .Có khi hợp tác làm ăn giờ đã thành ông chủ nhớn rồi cũng nên .
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #143 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2013, 10:18:28 am »

  Hì ! Người ta vẫn hay nói " rừng thiêng, nước độc " mà cô CB và bác Hương. có nhiều câu chuyện của các nhà văn viết về rừng thì nó gay cấn và hồi hộp hơn câu chuyện của " bộ đội " nhiều !  để ý kỹ đều chung một đặc điểm phải thừa nhận là " Đất có Thổ công, sông có Hà Bá " . Trong rừng thì có nhiều thứ lắm, nhất là những nơi không có người ở lâu năm hay từ xưa.

  Chuyện con rắn trắng bác Huong nói em cũng đã đọc, cho nên em viết cố gắng tránh bị lặp để bị hiểu lầm là bắt chước theo một cái phom nào đó. Những câu chuyện sau cũng vậy. Trong hang có rắn, trên cạn có thú thành tinh, trong rừng có cây thiêng...( Xin nhắc lại là em không có ý truyền bá ý tưởng mê tín dị đoan ). Sau này kết thúc mạch chuyện này em có thể, có thể thôi vì chưa chắc . Em sẽ viết chuyện một con rắn còn ...truyền kỳ hơn. Nó hiện hữu thật sự tại một đồn biên phòng ở Hà giang .

  Tuy nhiên cũng chỉ là chuyện...văn công. Dù có kỳ bí thế nào thì con người mới là loài sợ nhất trong các thứ kể trên.
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #144 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2013, 04:32:57 pm »

   Tôi bắt đầu được ông Hai đồng ý cho xuống hang làm việc vì một người em họ của ông bị mắc bệnh phổi, người này lên bờ thay tôi việc coi sóc mấy cái máng lần. Thực ra cũng chưa hẳn là tôi phải làm công việc này mà vì khi  chuyển tôi sang đội lính Liên hợp quốc  tôi không chịu. Làm việc với mấy chị em nó cứ thế nào ấy. Họ đùa nghịch cũng bạo mồm, nhiều lúc ngồi khâu bao có cả mặt bố tôi  nhưng mấy chị cứ trêu chọc tôi làm tôi rất ngượng với bố. Bố tôi tính hiền lành và nghiêm nghị, ông thấy thế cũng không thoải mái lắm .....tôi chuẩn bị một cái khăn bịt đầu (  Ở đây ai cũng gần như cắt trọc , riêng tôi để tóc dài, như vậy nên xuống hang bùn đất vào đầu gội vất vả lắm, nước cũng hiếm vì quá đông người, đó là mùa hè, đến mùa đông chúng tôi còn vất vả với chuyện nước non này hơn ). Bộ quần áo lính cũng được khâu lại các cúc cẩn thận ( em Nhu khâu cho đấy ! ) để khỏi đứt khi trườn trong hang.

   Thế giới hang động cũng thật là hay. Tôi theo mọi người trườn lách hết hang này đến động khác. Khi bạn trên bờ với khung cảnh, màu sắc đa dạng , âm thanh ồn ào đang quen, có thể bạn thấy hay vì bạn thay đổi môi trường một cách đột ngột như vậy. Sự thực thì bạn có thể bị sốc khi mọi âm thanh hình ảnh bạn quen thuộc hàng ngày mất đi , thay vào đó là không gian tĩnh mịch, toàn là những bức tường đá xám ngoét , lờ mờ những mỏm nhũ nhô ra các hình ảnh kỳ hoặc trông thật huyền bí đang nhỏ tong tong những giọt nước lạnh buốt vào gáy bạn .

    Bạn cũng có thể cả ngày không nói chuyện với ai nếu bạn là người đi khai thác ( khác với đội vận chuyển ), đôi khi bạn cũng có thể tâm sự với...chính cái bóng của mình trên vách. Bạn chỉ muốn nhanh chóng làm và làm cho nhanh, thời gian dưới này hình như không thể cảm nhận được nếu bạn không có cái dạ dày nhắc “ À ! Đã đến trưa rồi đó, đói rồi, lên thôi ! “ thực tế là có lúc thông cả ngày mà chẳng hề hay biết . Chỉ hai ba người với nhau cứ lặng lẽ xúc tiến công việc, nói nhiều hay thở nhiều hoàn toàn không tốt. Thứ nhất hang động cũng là một thứ cạm bẫy, nó có thể ụp xuống bất cứ lúc nào khi bạn khoét đất, làm mất những thứ cho các phiến đá dính vào nhau. Thứ hai bạn nói nhiều sẽ không để ý mọi dấu hiệu của nó sẽ không kịp thoát thân, đôi khi chỉ tính bằng phút. Việc bạn thở cũng vậy, nơi đây phát sinh rất nhiều ước mơ ...chỉ cần vài phút hít thở không khí trong lành, đã hiếm lại còn mù mịt các loại khí thải khác từ cây đèn đất bạn mang theo, các loại khí ( metan, khí này dễ gây phát nổ ) và chính ...khí của bạn thải ra luẩn quẩn không thoát đi đâu được, cứ tự làm tự hưởng với nhau.

   Bạn cũng có thể làm mồi cho tử thần ngay tức khắc nếu các đội bạn sơ ý. Điều lo ngại nhất là hang này có người đang chui thì hang kia đánh mìn. Đã có một lần xảy ra với một đoàn chừng hơn hai mươi con người, đang vận chuyển bao đất thì chỉ nghe cái “ ục” , gió lùa và mồm mũi đắng nghét, căn hầm rung rinh do chưa kịp làm cây chống, mọi người đạp nhau ra, đến người cuối cùng hầm sập khi mới chui nửa người ra. Hai bàn chân vĩnh viễn để lại nơi vương quốc thần núi, thần đất hay có thể nói là địa bàn của ...Diêm Vương cũng được .

   Nguy hiểm không kém là các túi nước. Không biết nó đang ở chỗ nào. Kinh nghiệm thì cũng có thể tránh được, nhưng phải là những tay lão luyện. Dưới mặt nền cứng có khi là cả một khoang bùn và nước hàng trăm mét khối, nước không thì còn đỡ, phải bùn nó phụt ra thì chết tất , chẳng kịp chạy một giây.

   Ấy nhưng mà đối với chúng tôi, sự tò mò thôi thúc và cả...vàng cũng thôi thúc. Tôi cố gắng vượt qua tất cả để một ngày nào đó tôi sẽ làm cai như lời người ta hứa với tôi.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Năm, 2013, 04:47:21 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #145 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2013, 04:42:59 pm »

   ......Em sẽ viết chuyện một con rắn còn ...truyền kỳ hơn..... Linh_quany.
  Chào bác Linh_Quany.
 Chờ để nghe triện rắn của bác. Không biết nó có ngon hơn con cá chiên của sông Gâm không? Tôi có dịp lên khảo sát ở hồ Thang hen, được biết hồ này có đoạn chảy vào sông Gâm và mạn Cao bằng thì sông này có nhiều loại có hiếm, thịt cực ngon. Khi vào Tuyên  cảnh non nước  tuyệt đẹp như thế, có còn " tứ quí hà thủy sông Gâm" không bác?
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #146 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2013, 05:21:47 pm »

  ......Em sẽ viết chuyện một con rắn còn ...truyền kỳ hơn..... Linh_quany.
  Chào bác Linh_Quany.
 Chờ để nghe triện rắn của bác. Không biết nó có ngon hơn con cá chiên của sông Gâm không? Tôi có dịp lên khảo sát ở hồ Thang hen, được biết hồ này có đoạn chảy vào sông Gâm và mạn Cao bằng thì sông này có nhiều loại có hiếm, thịt cực ngon. Khi vào Tuyên  cảnh non nước  tuyệt đẹp như thế, có còn " tứ quí hà thủy sông Gâm" không bác?

Đến bây giờ thì em cũng không dám chắc trả lời bác là có còn hay không nữa. Vài năm trước họa hoằn em có nghe thấy nói đến các loại cá quý hiếm này nhưng bây giờ thì im im. Hóa chăng nhìn thấy nó trên đĩa chỉ có các sếp lớn ...

Kể cũng buồn nhưng biết làm sao được . Thôi em cho bác đọc một bài báo về một thứ gỗ hóa thạch ở dưới đáy Sông Gâm nhé !


Bộ bàn ghế hình rồng giá bạc tỷ tại Tuyên Quang



Được làm bằng gỗ ngọc am dưới đáy sông Gâm, bộ bàn ghế của ông Nguyễn Quang Vịnh (70 tuổi) được trả giá hơn 4 tỷ đồng nhưng chủ nhân không bán.

Cách cầu Chiêm Hóa không xa là ngôi nhà nhỏ của nghệ nhân Nguyễn Quang Vịnh - người sở hữu bộ bàn ghế hình rồng độc đáo làm bằng gỗ ngọc am. Khi vào nhà, chúng tôi ngửi thấy mùi thơm thoang thoảng từ bộ bàn ghế tỏa ra. Theo ông Vịnh, càng về đêm thì mùi thơm từ bộ bàn ghế càng đậm đặc hơn. Trong nhà không bao giờ xuất hiện ruồi muỗi hay côn trùng vì chúng sợ mùi thơm của loại gỗ này.

Bộ bàn ghế này có hình dáng khá đặc biệt, với 4 chiếc ghế được chạm trổ rồng phượng tinh xảo. Mỗi con rồng với dáng uốn lượn, trạng thái hoàn toàn khác nhau. Những hoa văn họa tiết của tứ linh gồm "long - ly - quy - phượng" cũng được sắp đặt một cách tự nhiên, hài hòa.

Bộ bàn ghế hình rồng bằng gỗ ngọc am từng được chào mua với giá 4 tỷ đồng.

Mỗi chiếc ghế có chiều cao khoảng 1,5m với hình dáng tự nhiên, ít phải đục đẽo, chỉ có phần bệ ngồi là bào nhẵn đánh bóng. 4 chiếc ghế này không theo một quy chuẩn hình dáng nhất định. Theo ông Vịnh, để thuận theo tự nhiên nên ông không muốn can thiệp quá sâu vào việc tạo dáng hay lắp ghép các hoa văn vào ghế.

Mặt chiếc bàn gỗ ngọc am lại không bằng phẳng mà lồi lõm, uốn lượn giống như những cung đường Tây Bắc. Xung quanh mặt bàn hình tròn là một "con đường" mà ông Vịnh gọi là "đường vành đai" được tạo tác kỳ dị, gấp khúc, chỗ dựng đứng, chỗ hoắm sâu. Trên "con đường" ấy có 7 điểm nghỉ được đặt 7 chiếc chén nhỏ và một cái chuyên.

Chiếc bàn giống như một tấm bản đồ mô tả những cung đường hiểm trở nhất của Tây Bắc. Ở đó có đỉnh Mã Pì Lèng nhìn xuống dòng sông Nho Quế, lại có đèo Pha Đin khấp khểnh, có U Ma Tu Khoòng xa lắc xa lư, có đỉnh Phan Xi Păng hùng vĩ... tất cả gợi tả cho người xem những cảm giác lạ lùng giống như đi trên trực thăng nhìn xuống núi đồi.

Cảm giác ấy bỗng như thành hiện thực khi ông Vịnh rót trà ra 7 chiếc chén nhỏ. Khói nóng bốc lên nghi ngút len lỏi vào những thẳm sâu ngõ ngách gồ ghề của chiếc bàn, bỗng chốc phủ kín những "cung đường" gấp khúc kia. Ông Vịnh chia sẻ: "Đây là cách đi du lịch trong nhà, khói phủ kín mặt bàn như mây phủ núi, không cần đi xa nhưng như đang được rong ruổi".

Bị điếc một tai vì Lặn sông Gâm tìm gỗ quý

Từ trước những năm 2000, ông Vịnh đã có đam mê với gỗ ngọc am. Nhưng ngọc am lúc ấy chưa có giá, cũng chưa có ai dùng gỗ ngọc am để làm đồ vật trong nhà. Hằng ngày ra sông Gâm ngâm mình, ông thấy gỗ ngọc am đã hóa thạch nhưng vẫn có mùi thơm. Từ lạ đến mê, ông đem về nhà từng mảnh nhỏ, dù chẳng để làm gì nhưng lại thành thói quen.

Sau này, khi đã bước chân vào nghề làm gỗ lũa, ông Vịnh mới quyết định chuyên tâm vào gỗ ngọc am. Ngày nào người dân Chiêm Hóa cũng thấy ông Vịnh lặn ngụp dưới sông chỉ để vớt lên những khúc gỗ cứng như đá. Có lần, ông phải mất 3 ngày mới đưa được khối gỗ khổng lồ giữa đáy dòng Gâm lên bờ.

Nhiều lần vì ngâm mình quá lâu dưới nước nên máu cam chảy ra mà ông không hay. Đến khi chọn đủ gỗ cho bộ bàn ghế độc nhất này thì ông bị điếc một bên tai phải.

Ông Vịnh bảo: "Không biết trước đây sông Gâm là gì, có biến động gì xảy ra nhưng dưới đáy có rất nhiều gỗ ngọc am. Nếu có cơ hội mà tát sông đào sâu dưới đáy chắc chắn sẽ có những khối gỗ hóa thạch khổng lồ. Tài sản ở đấy chứ ở đâu mà phải đi tìm nhiều".

4 tỷ đồng vẫn chưa bán

Ông Vịnh phải mất 3 năm liên tục mới hoàn thành bộ bàn ghế hình rồng. Kể từ năm 2012, khi hoàn thành bộ bàn ghế, ông Vịnh có một cái tên khác là "Vịnh ngọc am".

Nhiều đại gia từ TPHCM và Hà Nội cũng lên Chiêm Hóa để xem bộ bàn ghế đặc biệt này. Ông Vịnh bảo, khách ở Hà Nội đã trả giá 2 tỷ nhưng ông không bán, bởi trước đó một người châu Âu đã trả hơn gấp đôi mức đó.

Ông Vịnh cho biết: "Không phải tôi không thích tiền, nhưng bộ bàn ghế này như đứa con tinh thần của mình, bán đi tiếc đứt ruột. Tiền tiêu rồi cũng hết, chứ bộ bàn ghế như thế này tìm cả thế giới cũng chỉ có một mà thôi. Hơn nữa, không cần tính đến giá trị của bộ bàn ghế mà chỉ tính số gỗ quý mà tôi dùng để làm cũng đã lên tới tiền tỷ rồi".

Ngoài bộ bàn ghế độc nhất vô nhị này, ông Vịnh còn một bộ ghế khổng lồ bằng gỗ ngọc am tuyệt đẹp chạm khắc hình rồng được đặt tại nhà cậu con trai. Ông Vịnh hy vọng sẽ có ngày được đem xuống Hà Nội triển lãm để thỏa mãn sự tò mò và niềm đam mê của những người yêu gỗ lũa.

http://www.baomoi.com/Bo-ban-ghe-hinh-rong-gia-bac-ty-tai-Tuyen-Quang/137/10426783.epi
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #147 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2013, 10:11:36 pm »

  Buổi sáng,mọi người đã tề tựu ra chỗ làm cả.Tuy nhiên,vẫn không có bè nào dám làm.Nguyên do,có người của địa phương đến báo:Tất cả các bè tời phải tạm dừng,để chờ xã,huyện xuống kiểm tra

  Thế là cả dãy bè túm tụm thành nhiều nhóm:nhóm người trẻ,nhóm người già và nhóm phụ nữ.Chuyện như ngô rang,nhiều người tranh thủ giặt giũ.Khoảng 9 giờ,đoàn kiểm tra đến dãy bè chúng tôi.Họ đến từng bè,yêu cầu đại diện đến nghe các quy định của địa phương về việc đào đãi vàng.Đồng thời mỗi cá nhân phải đến công an xã,để khai báo tạm trú và quy định mỗi bè phải đóng góp cho địa phương 50 ngàn trong mười ngày.Trước khi rời đi,có một người mặc sắc phục công an tìm anh Hội.Sau khi trao đổi gì đó,anh Hội mời anh công an về lán ngồi nói chuyện.Tôi cũng không lo lắm,vì trước khi vào lán 2 người trao đổi cũng không có gì căng thẳng lắm...

  Lát sau,kiểm tra hết dãy bè,họ ra hiệu cho chúng tôi tiếp tục làm.Lúc đó,anh Hội cùng người công an bước ra khỏi lán.Trước khi chia tay,họ bắt tay nhau thân mật.Sau đó,anh trở về vị trí quay tời như mọi khi,thằng Quý chắc sốt ruật,tính tò mò  nổi lên,nó hỏi ngay:"Công an tìm anh làm gì ?".Chậm rãi anh nói :"thắng Châu điên bị bắt rồi".Ông Hiến quay sang:"công an bắt nó rồi hả anh ?",vâng-anh Hội trả lời-và cũng để mọi người khỏi hỏi thêm anh kể:"công an hỏi anh xem ,hôm rồi nó và đồng bọn có phá phách gì không,do đánh một người ở bãi vàng phía trên trọng thương,để cướp lò.Nên nó đã bị bắt".Nghe chuyện,mọi người thì chỉ đơn giản nghĩ là thằng Châu điên bị bắt.Nhưng tôi lại bớt đi một nỗi lo,bởi từ ngày bị anh Hội đánh.Tôi vẫn lo nó và đồng bọn sẽ tổ chức trả thù,nhất là vào ban đêm.Nhưng bây giờ thì khỏi lo rồi,nó đã vào tù...

 Thế rồi một ngày lao động cật lực cũng qua đi,tối nay ở góc lán phía trên đang sảy ra một trận cãi nhau.Anh thương binh có cái sẹo ở bắp tay,vội vã đến gọi anh Hội đến giúp giải hòa.Tránh sảy ra đánh nhau,anh Hội với sức khỏe hơn người gạt cả 2 người đàn ông đang có va chạm ra xa nhau.Sau khi nghe đầu đuôi sự việc anh cùng mọi người khuyên giải cả đôi bên nhường nhịn nhau,để mà làm ăn

 Theo bàn tính,ngày hôm nay chúng tôi nghỉ một ngày để lại sức.Bè tời nhường cho 2 tổ khó khăn làm mỗi tổ một buổi sáng hoặc chiều.Thằng Quân không muốn đi đâu,thì ở nhà trông lán.Còn lại chia 2 hướng đi thăm thú 2 nơi,riêng tôi anh Hội và Nghi đón đò dọc xuống chợ Xuân vân.Mục đích vừa đi cho biết,vừa tìm mua những gì cần.

 Con sông Gâm mùa này trông nó nhỏ bé,gày còm.Bờ bãi khô cạn,chìa ra như muốn làm đứt đoạn cả dòng sông.Dọc sông,bãi vàng nọ nối tiếp bãi vàng kia.Con thuyền dài cả chục mét,gắn máy đẩy .Phía mũi có người cầm cây sào tre đứng chống,khá khen người lái con đò khi điều khiển nó len lỏi qua những thác ghềnh,qua những dãy bè tời dăng kín dòng sông.Nếu không tài ba,không nhiều kinh nghiệm mạng sông của vài chục con người sẽ dễ dàng ngâm dưới lòng con sông.Trên bờ những bãi ngô,bãi mía,dong riềng mọc lên từ đất phù sa của con sông xanh ngắt...Xa xa,những dãy núi ôm lấy những bản làng,nơi có những căn nhà sàn nằm núp mình bên những rừng cây

 Thuyền đến bến chợ,chúng tôi lên bờ hòa nhập vào dòng người đi chợ.Chợ ở đây,người ta chia theo phiên các chợ dọc sông.Vì là chợ miền núi,nên các sản phẩm của rừng là nhiều.Ngoài các vật nuôi như :lợn,gà ngan vịt,góc chợ thực phẩm còn có nhiều tôm cá.Đặc biệt những loài cá ngon nổi tiếng vùng này như:cá chiên,nheo,lăng hoặc trôi ngạnh khá sẵn....

 Sau khi dạo một vòng,dường như đã mỏi chân.Chúng tôi táp vào một quán rượu,thằng Nghi gọi món.Ba anh em nã hết một chai 65,nghỉ ngơi thư giãn một chút sau ra mua vài thứ cần thiết rồi quay ra bến chờ thuyền ngược dòng Gâm về lại chỗ làm...
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Năm, 2013, 10:17:03 pm gửi bởi laoshan1234 » Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #148 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2013, 12:00:47 am »


Có 1 chút gì gần gũi với đời lính phải không bác laoshan, gian khổ song đôi khi có điều kiện lại choén bữa "trả thù" Grin cho cuộc sống "huy hoàng" chút chút.
Có điều tôi chưa rõ, về đời sống tình cảm của các bác ra sao? Việc liên lạc thư từ thế nào, bởi lấy đâu ra số hòm thư như hồi ở lính. Và giả dụ, do không muốn làm nữa, xin "ra quân" thì cai có đồng ý không?

Sơ sơ vậy thôi, chứ tôi còn muốn hỏi nhiều thứ lắm. Chỉ e bị thổi còi Việt vị  Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #149 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2013, 12:12:36 am »


Sơ sơ vậy thôi, chứ tôi còn muốn hỏi nhiều thứ lắm. Chỉ e bị thổi còi Việt vị  Grin

   Ở đây có trọng tài giờ này đâu mà sợ thổi còi việt vị hả bác Tuan b5 !  Grin

   Bác Laoshan ơi ! có lẽ mỗi bữa rượu tươm tươm ở bãi vàng khéo các bác phải đi...cả chỉ ấy nhỉ. Em nghe nói trên đó đắt đỏ lắm .
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM