Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:13:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các Chú Bác quansuvn giúp các cháu bên Lịch Sử Việt Nam với ....  (Đọc 12296 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #30 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2013, 12:02:01 pm »

Sử thần Lê Văn Hưu nói:
"Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà trước đã dựng tám chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm tăng hơn nghìn người ở Kinh sư, thế thì tiêu phí của cải sức lực vào việc thổ mộc không biết chừng nào mà kể. Của không phải là trời mưa xuống, sức không phải là thần làm thay, há chẳng phải là vét màu mỡ của dân ư? Vét máu mỡ của dân có thể gọi là làm việc phúc chăng? Bậc vua sáng nghiệp, tự mình [4a] cần kiệm, còn lo cho con cháu xa xỉ lười biếng, thế mà Thái Tổ để phép lại như thế, chả trách đời sau xây tháp cao ngất trời, dựng cột chùa đá, điện thờ Phật, lộng lẫy hơn cung vua. Rồi người dưới bắt chước, có kẻ hủy thân thể, đổi lối mặc, bỏ sản nghiệp, trốn thân thích, dân chúng quá nửa làm sư sãi, trong nước chỗ nào cũng chùa chiền, nguồn gốc há chẳng phải từ đấy?"

Đời vua thứ 2:
... 1048 ...Lập đàn xã tắc ở ngoài cửa Trường Quảng, bốn mùa cầu đảo cho mùa màng.

Vua cúng đàn xã tắc thì dâng cỗ thái lao (lễ lớn) trâu, dê, lợn mỗi thứ 1 con. Không biết là vật làm sẵn hay dắt 3 con tới đó để tế?

Nguồn ĐVSKTT
Logged
vanson307
Thành viên
*
Bài viết: 388


« Trả lời #31 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2013, 11:33:13 pm »

...
Thứ ba, thực sự thì ai dám đảm bảo dưới cái đảo giao thông ấy là đàn Xã Tắc? Căn cứ vào đâu để nói thế?

Chỉ riêng điều này cũng đủ cho giới khảo cổ nước nhà tranh cãi kịch liệt Grin
Chưa nói đến mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển, còn cam go hơn nhiều.
Hà nội ngày nay được xây dựng trên phế tích của các triều đại xa xưa. Có thể nói, đào sâu xuống lòng đất Hà nội thì nơi đâu cũng bắt gặp dấu vết của người xưa để lại.

Tôi nhớ hồi chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965) nhà tôi đào hầm tăng xê ở sân nhà. Chưa đào xong đã phát hiện rất nhiều viên bi đá tròn xoe, to  hơn nắm đấm người lớn. Nghe nói đó là đạn của súng Thần công(?) Ngoài ra còn rất nhiều xu đồng có lỗ vuông đã gỉ xanh...
  Bác tuanb5, các bác ơi, hôm nay lại có buổi hội thảo về vấn đề Đàn xã tắc với rất đông những nhà khoa học với những chức danh rất hoành tráng. Do vậy ban tổ chức đã tập trung các đại biểu tại không gian cà phê Trung nguyên tại phố Hai bà Trưng thì phải, vừa hội thảo vừa cà phê( Anh Trung nguyên khôn thật Grin). Nhưng kết thúc hội thảo, kết luận của ban tổ chức là, ai có suy nghĩ thế nào thì người ấy cứ giữ suy nghĩ của người ấy, chấm hết... Grin
                 
               Nguồn đây ạ:   http://us.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/dan-xa-tac-nong-mat-va-bo-ve-c46a541258.html
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #32 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2013, 12:11:27 am »

Có không tục “khai ấn đền Trần”?
21/02/2011 08:10 (GMT + 7)
TT - Hàng vạn người thức trắng đêm, giẫm đạp lên nhau để tranh cướp lá ấn (Tuổi Trẻ ngày 18 và 19-2), nhưng đằng sau lá ấn đó liệu có tồn tại câu chuyện lịch sử về việc ban ấn của vua Trần?





Truy về nguồn gốc của tục khai ấn đền Trần trong chính sử, tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên (Viện Khảo cổ học VN) cho rằng:

- Không hề có chuyện nguồn gốc của lễ khai ấn bắt nguồn từ việc sau khi đánh thắng quân Nguyên - Mông, vua Trần thiết triều ở Tức Mặc - Thiên Trường để thưởng công, ban tước như nhiều ý kiến. Việc đó sử chép là diễn ra ở Thăng Long. Từ năm ngoái, tôi đã đọc lại sử cũ và khẳng định trong thư tịch cổ không hề chép gì về cái gọi là “lễ khai ấn đền Trần”.

Tôi đã từng viết loạt bài “Lễ khai ấn đền Trần - một xuyên tạc lịch sử”. Cũng không có chuyện nhà Trần cứ tết đến lại đóng ấn ban chức tước. Xin dẫn một chuyện chính sử có chép: vua Trần Anh Tông từng ban tước hơi nhiều cho các quan trong triều. Thượng hoàng Nhân Tông biết được sai lấy sổ xem rồi ghi vào trong đó rằng: “Sao lại có một nước bé bằng bàn tay mà phong quan tước nhiều như thế?”. Từ đó vua Trần Anh Tông lại càng thận trọng khi ban chức tước.

Về các ấn bằng gỗ ở nhiều đền thờ đức thánh Trần, TS Nguyễn Công Việt (tác giả cuốn sách Ấn chương Việt Nam) đã phân loại đó là ấn tín trong lĩnh vực tôn giáo tín ngưỡng. Các đền thờ Hưng Đạo vương đều có ấn là do cuối đời, khi lui về Kiếp Bạc, Hưng Đạo vương có tu theo Đạo giáo và sau khi mất đã hiển thánh. Việc lập đền/điện thờ để thờ phụng đức thánh Trần và hành nghề đạo sĩ phải có con dấu của đức thánh Trần để đóng trên bùa chú. Tôi tạm gọi chung các ấn loại này là ấn phù thủy, dùng để đóng vào các bùa - sớ cho tăng tính linh thiêng.

* Có nghĩa là lễ khai ấn hiện nay chẳng liên quan gì đến thời Trần, càng không phải là cái gì thuộc truyền thống dân tộc?

- Tôi chưa hiểu ai là tác giả của việc kết hợp hai chuyện hoàn toàn xa lạ thành một:

a- Việc các công sở của chính quyền thời phong kiến phong ấn trước tết - khai ấn sau tết (tức là tuyên bố ngừng việc và bắt đầu “phục vụ” trở lại).

b- Việc khai ấn đầu năm ở đền Lộc Vượng (Nam Định).

Việc chính quyền nghỉ tết và trở lại làm việc là chuyện rất bình thường, một việc rất hành chính, tất nhiên không hề/không thể bao hàm một ý nghĩa gì của việc phong chức - ban phúc.

Việc đền Trần ở Lộc Vượng khai ấn ngày rằm tháng giêng (đóng một số lượng ấn cực kỳ ít, đủ để phát cho các nhà đền thờ Đức Hưng Đạo vương xung quanh) thì chỉ diễn ra dưới thời Nguyễn (từ triều Minh Mạng). Và cũng không có gì liên quan đến phong chức - ban phúc.

Theo tôi, tâm lý đám đông đã lôi kéo hàng vạn người tham gia tranh cướp ấn như gần đây. Phản ứng dây chuyền, không chỉ đền Trần ở Lộc Vượng (Nam Định) bán ấn, đền Trần ở Hưng Hà (Thái Bình), rồi đền Trần Thương (Hà Nam) cũng mở dịch vụ khai - bán ấn.

Dù thừa biết, dù chẳng tin lắm vào tờ ấn cướp - mua được, nhưng chắc nhiều người vẫn muốn có để coi như một trấn an tinh thần. Tôi được biết còn có cả các tờ ấn dành riêng cho các lái xe (ghi tên người, số xe) để “an toàn xa lộ”, theo nhiều nghĩa.

* Ông Tô Văn Động (chánh văn phòng Bộ VH-TT&DL):

Lễ hội không tồi tệ hơn năm ngoái

Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch kiên quyết thực hiện đúng công điện 162 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh công tác tổ chức và quản lý lễ hội. Bộ cũng cử nhiều đoàn đi kiểm tra lễ hội theo tinh thần công điện 162. Một tuần nữa Bộ VH-TT&DL sẽ có báo cáo nhanh, cuối tháng 2 sẽ có báo cáo chính thức về việc thực hiện công điện đó. Về tình trạng chen lấn, xô đẩy, tăng giá trong lễ hội, đi đến đâu là chúng tôi phối hợp với địa phương dẹp quyết liệt đến đó.

Ngay sau ngày khai ấn đền Trần (17-2) đã có văn bản yêu cầu tỉnh báo cáo. Bộ chờ báo cáo xem đã làm được cái gì, chưa được cái gì. Trước đó thứ trưởng đã làm việc với tỉnh hai lần trước lễ khai ấn rồi. Nhưng lễ hội vẫn cứ ngoài vòng kiểm soát như thế thì mình phải nắm lại tình hình xem thế nào. Nói gì thì nói lễ hội cũng có tiến bộ sau khi có công điện của Thủ tướng, chứ không đến mức tồi tệ hơn năm ngoái.

Về vấn đề có hay không tục khai ấn đền Trần trong lịch sử, tỉnh Nam Định đã hội thảo nhiều lần và họ khẳng định là có. Bộ VH-TT&DL cũng đang đợi báo cáo về lễ hội của tỉnh và chưa có chỉ đạo gì thêm để làm rõ vấn đề này. Mọi việc phải chờ hội thảo khoa học tiếp theo thì mới chắc chắn được.

HÀ HƯƠNG thực hiện

Vậy có đàn xã tắc ở đó không ? Có thể có, cũng có thể không. Nêu không cứ xây cầu đi rồi lại GPMB xây đàn xã tắc mới bên cạnh tha hồ khấn bái mà lại có dự án. Một công đôi việc. Sang Vincom GPMB tiếp rồi lại xây tiếp đàn Nam Giao - lại có một dự án nữa. Họp mãi làm gì cho nó mệt, uống cà phê suông rồi cự cãi nhau kiểu đó thì không có phong bì đâu, vậy thì họp với cãi làm gì nhỉ? hay hoành tráng nữa thì chuyển trung tâm thủ đô lên hẳn Ba Vì thì làm sao mà còn tắc đường ở Ô Chợ Dừa nữa mà lo.
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #33 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2013, 12:48:12 am »


Cám ơn bác vanson307 đã cho link!

Chỉ đọc bài tường thuật vắn tắt, cũng thấy không khí ở  nơi tổ chức buổi hội thảo nóng chẳng khác gì ...chảo lửa thành Vinh. Grin

Đúng như bác nhận xét, ở đó tuyền những khuôn mặt sáng giá, có học hàm học vị. Chỉ tiếc rằng cuối cùng vẫn chưa ngã ngũ.

Đọc đến đoạn: Ông Khanh (Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng UIA - TS. Vũ Thế Khanh) cố nói trong tiếng ồn ào: “Chúng ta đưa Đàn Xã Tắc lên cao, làm cầu và dùng nghệ thuật kiến trúc và khoa học hiện đại đưa Đàn Xã Tắc lên cao và làm cầu vượt đi qua”, ông Khanh nói câu cuối rồi đi thẳng ra cửa, bỏ về.

Như vậy sẽ Đưa Đàn Xã Tắc lên cao! Vâng, dĩ nhiên theo ý của ông là phải cao hơn cầu vượt rùi. Vậy không biết cái Đàn Xã Tắc ấy nó to, bé ra sao nhỉ Huh

Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #34 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2013, 12:24:11 am »

Thành Nhà Hồ cũng có đàn xã tắc.

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Năm Đinh Sửu (1397) mùa xuân, tháng giêng, Lại bộ thượng thư kiêm Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh vâng mệnh vua (vua Trần Thuận Tông) đem người vào động An Tôn, huyện Vĩnh Ninh, trấn Thanh Hoá, xem xét, đo đạc đất đai, đào hào xây thành, lập nhà tông miếu, dựng đàn xã tắc, xây cung điện, mở đường phố. Vua có ý dời đô đến đó. Làm 3 tháng thì xong...”

Theo đây

Hôm rồi VTV có chiếu 1 bộ phim tài liệu về hkai quật thành nhà Hồ, có cả Đàn Xã Tắc luôn ---> Không phải chỉ có HN mới có Đàn Xã Tắc để mà "bơm" nó lên thế.
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #35 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2013, 09:08:49 am »

Chào các Bác ở quansuvn.

Số là các thành viên trẻ ở bên http://www.lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=29482 đang làm 1 việc để ngăn chặn xây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc Hà Nội, mục đích là bảo tồn Di Tích Đàn Xã Tắc HN đang có nguy cơ bị xâm hại. Khổ nỗi các thành viên bên đó còn rất trẻ, nhiệt huyết thì có nhưng thiếu kiến thức và quan hệ, kinh nghiệm. Nên rất mong được sự giúp đỡ chỉ bảo của các bậc tiền bối quansuvn .

Thay mặt các thành viên lsvn cảm ơn các Bác !

Tớ bị nhốt tới tháng 6 thì làm sao giúp?
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Trang: « 1 2 3 4   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM