Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:24:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa  (Đọc 40950 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyendoantho
Thành viên
*
Bài viết: 439



« Trả lời #50 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2013, 08:56:21 am »


Trên thuyền sông Son vào Động


Phong cảnh hai bờ sông





Bến phà xưa và nay



Trong Động



Ngồi nghỉ chuyện trò


« Sửa lần cuối: 17 Tháng Bảy, 2013, 03:12:24 pm gửi bởi nguyendoantho » Logged
nguyendoantho
Thành viên
*
Bài viết: 439



« Trả lời #51 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2013, 09:00:20 am »


Thành phố Đồng hới


Tượng đài Mẹ Suốt



Cầu nhật Lệ



Khách sạn Phú quý



Bãi biển nhật Lệ mà CCB E88 tranh thủ ra tắm



Tiếp đón anh thương binh nặng Nguyễn Trung Hột ở Nhật Lệ









 Chích Bông là người vui nhất phải không
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Bảy, 2013, 03:17:43 pm gửi bởi nguyendoantho » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #52 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2013, 10:59:43 am »

 CB chào tất cả các bác. Chích Bông bái phục anh doantho về tài chụp ảnh và tốc độ chụp ảnh và kỹ năng nhìn xuyên suốt của câu chuyện trong chuyến về lại chiến trường xưa của các cựu binh E88 F308 Thanh oai. Thật là tiếc sao ngày chiến tranh anh chỉ là lính Giữ chốt bảo vệ Thành Cổ. Ngày ấy giá anh là phóng viên chiến trường thì bây giờ có ngàn vạn tấm hình quý giá. Trình độ phải đem so anh với nhà nhiếp ảnh Nguyễn Công Tính cũng nên.  CB chúc anh thật dẻo dai trên các cuộc hành trình với phần minh hoạ cho người viết bài.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Bảy, 2013, 05:09:51 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #53 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2013, 07:06:07 pm »

 Ngày thứ năm của chuyến đi ( tiếp theo)

   Sáng sớm trời vẫn xe xe lạnh.. Mưa lất phất bay khắp trời Đồng Hới. Tượng đài mẹ Suốt cứ xa dần. Sóng cửa sông Nhật lệ sáng nay dịu êm. Ngồi trên xe qua lăng kính mỏng. xa xa ngoài biển khơi, những ngọn sóng bạc đầu đang đuổi nhau xô vào bờ cát phía Bảo Ninh.

     Xe lướt nhanh và dẽ sang con đường số 1 qua đất Lộc Ninh. Ngã Ba sân Bay Đồng Hới buổi sớm vẫn còn vắng bóng người, xe qua dãy nhà mặt phố. Cây Si xum xuê, rễ sóng nhau rủ gần mặt đất trông như suối tóc của các nàng Tiên Nữ che trước cửa căn nhà. Đó là căn nhà của anh thương binh nặng. Tối qua anh mời đoàn sáng nay đi qua dừng lại thăm nhà, đặc điểm của nhà anh là có cây si trước cửa to nhất phố. Trời còn sớm đoàn đã không muốn làm phiền giấc ngủ của gia đình anh thương binh nên đã quyết định không dừng xe. Thế là tôi và cả đoàn đi đã lỗi hẹn với lời mời của anh trong buổi giao lưu tối qua. Xe qua ngã ba sân bay chừng 10 cây số. Anh doantho liên lạc của đoàn đã chủ động điện báo tin với anh thương binh là do lịch đi của đoàn thay đổi sớm hơn nên đã lỗi hẹn với anh. Mong anh thông cảm hẹn có một dịp khác được trở lại Đồng Hới. Chắc anh ấy sẽ không được vui.








Ảnh chụp trong buổi giao lưu với anh thương binh nặng. tại cửa Nhật Lệ.








     Con đường vào trận năm xưa hôm nay trải nhựa mịn màng. Xe quay trở lại con đường vào hôm trước. Lại là hầm đèo ngang, là tiếng sóng biển Kỳ Anh ồn ào, hàng phi lao nghiêng theo gió lộng. Giá đừng có tiếng động cơ xe át đi thì mình đã được nghe khúc nhạc Thông reo trong gió biển buổi sớm chắc là tuyệt diệu. Thật nên thơ! Tôi ngả người nhìn lên lên đỉnh Hoành Sơn. Bên tai tôi như văng vẳng một giọng hát năm xưa nghe trữ tình mà bốc lửa của anh Huy Túc. Nói đến Huy Túc của một thời “Chào em cô gái Lam Hồng” Là người lính thời đánh Mỹ không mấy người nghe ca nhạc lại không nhớ tới một anh công nhân của nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo những anh lại có một giọng hát rất chuyên nghiệp trong phong trào tiếng hát át tiếng bom. Huy Túc đã thôi thúc cho những tay lái của những người lái xe chiến trường tự tin để vượt Đèo Ngang, qua Hoành Sơn đưa hàng vào chiến trận. bên tay lái đầy hiểm nguy đạn bom và đèo dốc mà các anh lái xe vẫn không quên nghiêng đầu ra khỏi CaBin trao một nụ cười để chào các em “Những cô gái Lam Hồng” ngày đêm đi thông đường cho từng chuyến xe qua dưới mưa bom bão đạn của quân thù.
     Đi tới cung đường thân yêu này. Tôi cũng như mọi người trên chuyến xe đi lại được như tái hiện hình ảnh của những ngày hội trên đường đi đánh Mỹ của cả dân tộc ngày nào.

     Thật nghẹn ngào xúc động khi đứng trước 10 tấm bia mộ của mười cô gái thanh niên xung phong đang nằm yên nghỉ tại ngã ba Đồng Lộc. Mười gương mặt trẻ, mười nụ cười vô tư và ngây thơ trong trắng vẫn còn nguyên đó. các chị vẫn trẻ trung như ngày nào. Hề bên các chị hôm nay chúng em vẫn chỉ tuần hương thơm và những cánh hoa rừng thơm dung dị. Các chị ơi! Cung đường năm xưa nay đã được mở rộng thêm, những chuyến xe hôm nay không có đạn bom nào ngăn cản. Nơi các chị nằm ôm nhau sau một loạt bom trút hơi thở cuối cùng vĩnh biệt dương trần vẫn còn nguyên vẹn, nơi ấy hôm nay có tượng đài cao lộng gió. Các chị có nghe tiếng chuông ngân trên đỉnh đồi cao khi mỗi chiều. Đầu hạ hôm nay nơi đây vẫn rất nhiều hoa mùa nở tím và những nụ Sim còn chúm chím đầu cành. Khói vẫn bay nghi ngút sắp hết một tuần hương. Đường về quê còn dài còn dài. Xin tạm biệt ngã ba đồng lọc, tạm biệt mười cô gái kiên trung, tạm biệt những anh hùng liệt sỹ còn nằm lại ngã ba Đồng Lộc. Chúc các chân linh nơi suối vàng luôn được vui với miền cực lạc. Chúng tôi lên xe hình ảnh mười cô gái, mười nụ cười duyên vẫn còn theo bước.  Hình ảnh người con gái Can Lộc có đôi mắt trong tựa ngọc vẫn hiên ngang đứng giữa đồi cao đếm từng loạt bom rơi suốt bao ngày đêm mà vẫn nở nụ cười. xin tạm biệt......



















Ảnh trên: Anh doantho và anh Long CCB Thanh Oai.







ảnh trên: CB chụp ảnh tại ngã ba Đồng Lộc cùng với cháu Dương Trung Hiếu. Hướng dẫn viên du lịch của đoàn. Đẹp trai, thông mình và dí dỏm.



     Cung đường miền Trung quả là dài dằng dặc. Dẫu đường dài nhưng tôi đã không bỏ sót một hình ảnh nào để tận hưởng nhưng những cái tên núi, tên sông đã đi vào lịch sử. Mảnh đất của Dòng sông La, của sông Lam núi Hồng. Lúc xe đi qua thành phố Hồng Lĩnh. Tôi chợt nhớ về một bác lính già đã gần thất thập. Là anh trưởng ban tuyên huấn của sư đoàn 341. Người rất mặn mà với những việc làm nghĩa tình với đồng đội hôm nay của Hà Tĩnh. Tuổi đã cao, bác vẫn miệt mài gõ trên bàn phím những câu truyện hay có cả buồn vui về đồng đội một thời. Để động đội đang sống trên khắp hành tinh này cùng được nghe qua trang Máu & Hoa trên diễn đàn Dựng nước và giữa nước. Tôi đã không quên bật máy gọi điện thoại cho anh chúc sức khoẻ và thông báo cho anh là Chích Bông đang trên xe đi qua đất Hồng Lĩnh quê hương anh và tôi đã thông báo tin vui với anh rằng. tôi đã tìm và gặp được anh thương binh Hột rồi anh ạ. Lời chúc mừng tôi từ phía đầu giây của một cựu lính 341 và lời tiếng thở dài nuối tiếc giá đoàn đi của em được dừng lại Hồng Lĩnh thì vui biết mấy. Tôi cảm ơn anh và tạm biệt.  

    Xe dừng lại thành phố Vinh là lúc giông gió đổ về. Mưa như trút nước. Mưa nắng của đất miền Trung có lẽ cũng khác thường. Đây cũng chỉ là hạt cát nhỏ đối với mình gọi là được cùng chia sẻ với một khoảng trời khắc nghiệt của mảnh đất miền Trung.

    Bữa cơm chia tay của đoàn diễn ra trong không khí thật vui mà bồi hồi xúc động. Ai cũng như nuối tiếc giá thời gian được quay trở lại của một chuyến đi. Những cặp mắt đỏ ngàu, những cốc Bia tràn trề, những tiêng keng va nhau của cốc. Những tiếng nói xen lẫn  tiếng cười, tiiếng hô dô cùng lồng trong những lời chúc tụng. Một cuộc giao lưu diễn ra không kịch bản, không có ai là người dẫn chương trình. Tất cả ai cũng muốn thể hiện mình là người dẫn chương trình số một. Nhưng có lẽ lớn tiếng nhất vẫn là tiếng của anh Đào Thấn, Anh doantho và anh Văn Quân người đại diện cho các cựu lính Thanh Oai. Trong bữa tiệc chia tay của đoàn được đặt trên quê Bác. Một điều thật vinh dự cho đoàn đã được đón bác Đại Tá Nguyễn Cảnh Châu người đất Thành Vinh. Bác ấy nguyên là cán bộ tổ chức của E88. Nhận được lời mời của anh trưởng đoàn Lê Xuân Thu thay mặt đoàn mời bác và thông báo là các anh lính cựu binh của Trung đoàn về lại chiến trường xưa trên đường về dừng lại thành Vinh. Bác Châu không quản cơn mưa giông đã tới cùng vui với lính xưa trong tình cảm chứa chan, bồi hồi và xúc động.
                                                                                                        (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Bảy, 2013, 04:47:22 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #54 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2013, 07:08:56 pm »

(Tiếp theo) Ngày thứ năm của chuyến đi.

   Bữa tiệc chia tay đã tàn. Mọi người lại lên xe. Trên đường từ đất Thanh Hoá về có mấy Cựu lính phải xuống ngang đường về quê cho thuận. Các anh lãnh dạo đoàn đã quyết định không đi lối đường Trường Sơn mà đi theo đường số một để tạo thuận lợi chi anh em. Dù đường có dài hơn, các anh trong ban lãnh đạo đoàn về tận Từ Liêm là điềm trả khách cuối cùng có muộn. Tính hy sinh và tính nhân văn này có lẽ chỉ có nhiều ở những người lính trận. Tôi và anh Thìn nhẹ thở sau khi được nghe quyết định này. Thế là đêm nay tôi đã trở về đến Thái Bình. Còn anh Thìn người đã được về Thanh Hoá sớm hơn.

  
  Ngoài trời mưa vẫn như đổ nước. Cái gạt nước phía lăng kính trước của anh lái xe Hậu hôm nay sẽ không thể xua đi nỗi nhớ của những người cựu binh Thành Cổ. Ngoài trời gió lạnh thổi từng cơn, mưa khắp trời nghiêng nghiêng như giăng lưới, không gian mịt mù. Càng làm cho nỗi nhớ nhung trên chuyến xe về thêm đầy ắp.

   Các anh trong ban lãnh đạo đoàn đã tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm của chuyến đi ngay trên xe. Có lẽ không bao giờ tôi quên được giọng nói thủ thỉ, ấm áp đầy truyền cảm của anh Đàm Hữu Thiết. Người tài trợ chính cho cả chuyến đi. Anh rất xúc động khi nghĩ về những người đồng đội của mình sau chiến tranh cuộc sống mưu sinh vất vả, cuộc sống có anh hôm nay còn chưa được đủ đầy. Từ tình thương ấy nên anh chị cùng bàn với lãnh đạo ban liên lạc của trung đoàn và chính anh đã trở thành người tài trợ chính cho một chuyến đi đầy tình nghĩa.

     Nói về những người lính Thanh oai giọng anh đầy chia sẻ. Còn với cô Chích Bông là một nhận vật được cả đoàn quan tâm và ưu ái. Anh Thiết đã nói rằng. Với CB đề nghị với các anh trong lãnh đạo đoàn có thể kết nạp CB là một thành viên danh dự của E 88. Tôi ngồi nghe mà đến nao lòng.

     Trưởng đoàn Lê Xuân Thu nói trong xúc động nhận xét về một chuyến đi và anh tâm sự. “ Tôi là một thiếu  tướng, trong nhiều năm còn công tác trong quân đội. Tôi đã từng được đi với rất nhiều đoàn trên phượng diện công tác và du lịch trở lại chiến trường xưa . Những chuyến đi có cả trong nước và ngoài nước. Nhưng có lẽ chuyến đi này là chuyến đi đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất của đời tôi. Về tình cảm  qua những câu chuyện, những lời ca. Những cái chân phương thật nhất của người lính. Ai cũng thấy xúc động khi nghe một vị Tướng lĩnh có nhưng sự hoà đồng và một tình cảm rất gần với những người đồng đội năm xưa. Có lẽ chính để có tình cảm ấy trong anh, là con đường tiến thân của anh đã đi lên từ người lính trận.
 
       Những ý kiến của các anh trong ban lãnh đạo đoàn. Anh Đào Thấn, anh Trần Trọng Kỳ, Anh Nguyễn Văn Quân. Các anh trong ban liên lạc.nguyendoantho. Đều có chung một ý tưởng mong muốn các anh CCB E88 ThanhOai luôn nối vòng tay lớn để cùng với ban liên lạc của Trung Đoàn chung lo cho các CCB E88 F308 mãi trường tồn. và trẻ mãi tuổi Hai Mươi. Anh Đào Thấn ngẫn lệ nhắc đến mấy lần một câu là anh Xuân Thu ơi! “Mong anh  đừng bỏ chúng tôi” Nghe mà thấy nghẹn ngào.

     Xe đã đến phố Cà. Một thoáng trong mưa tôi vẫn nhớ lối dẽ về cái làng xa dưới chân núi Và. Nơi mà tôi đã từng được chăm sóc Hột ở một đoàn an dưỡng thương binh nặng. Bốn mươi mốt năm trôi đi. Sau những ngày dài tìm anh. Tối qua bên bờ Nhật Lệ tôi đã được gặp lại anh  trong niềm vui chung của cả đoàn.

     Không gian trời đã tối như mực. Thành phố Phủ Lý đã sáng đèn. Những hàng điện màu sáng mờ trong mưa.  Xe đã dừng. gần điểm ngã ba lối dẽ về đừng 21. Con đường về đất Lúa vẫn còn xa. Các anh Tú, anh Long cũng các anh đã xuống xe mặc cho mưa rơi giúp tôi mang đồ xuống đợi xe. Rồi trưởng đoàn đã không yên tâm khi tôi phải đứng đợi xe trong trời tối cùng mưa rét. Anh đã quyết định thuê xe tắc xi tại đó cho tôi về quê được an toàn. Anh Xuân Thu đã ghi lại số xe số nhà của người lái tắc xi. Đúng là kính nghiệm đường đời chất đầy trong vị Tướng. Tôi chỉ kịp cảm ơn các anh và chiếc tăc xi vút nhanh dẽ vào đường đi Nam Định.

     Về tới Thái Bình. Tôi đã nhận được rất nhiều cú điện thoại từ các anh điện về hỏi rằng CB đã về tới nhà chưa? CB cảm ơn thật nhiều các anh trong bạn liên lạc của E88 F308. Cảm ơn tới từng người CCB E88 của Thanh Oai. Mong rằng thời gian hãy đừng trôi. Đừng để cho những khuôn mặt của chúng ta hôm nay phải già thêm Người có lãi nhất trong chuyến đi này chỉ biết nói lời cảm ơn mãi mãi……CB xin chúc cho mọi người được mạnh khoẻ, vui vẻ , hạnh phúc. Chúc cho chuyến đi được tái sinh!

       Kết thúc cuộc hành trình của năm ngày về lại chiến trường xưa của các CCB E88 F308 Thanh Oai. xuanv338 xin cảm ơn các bác tham gia trên diễn đàn và các độc giả của toips: “ Những ngày thàng 4 E88 F308 trở lại chiến trường xưa”
     Có điều kiện xuanv338 sẽ có một số câu chuyện nhỏ trong chuyến đi. Phần tiếp của toips. Xin chào và hẹn gặp lại………
    

« Sửa lần cuối: 18 Tháng Bảy, 2013, 02:48:01 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #55 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2013, 01:16:23 pm »




 Anh Thiết bồi hồi nói lời chia tay trên chuyến xe về. Cung đường đã gần sang đất xứ Thanh.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Bảy, 2013, 04:34:10 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #56 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2013, 01:23:41 pm »



  Đây là một cặp đôi hoàn hảo. Anh chị Thiết và Phiến hai người bạn đời chi kỷ và có chung Tầm , có chung Tâm và có chung tình.  Là nhà tài trợ chính cho chuyến về lại chiến trường xưa của CCB E88 F308 Thanh Oai. Là hai cựu sinh viên trường Cơ Điện.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Bảy, 2013, 01:38:31 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
nguyendoantho
Thành viên
*
Bài viết: 439



« Trả lời #57 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2013, 02:50:09 pm »


Ca khúc khải hoàn của các CCB


Vào ngã ba Đồng lộc



 Tưởng niệm 10 cô gái Đồng lộc



Thắp hương và biếu quà các chị


Ảnh lưu niệm
Logged
nguyendoantho
Thành viên
*
Bài viết: 439



« Trả lời #58 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2013, 03:00:51 pm »


Bữa chia tay tại Vinh








Tổ lái và hoa tiêu


Anh châu và anh Thiết


Anh châu với các nữ tướng của Đoàn


Lời tạm biệt của anh Thiết




Lời đáp sinh động của CCB Thanmh Oai
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #59 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2014, 10:50:57 am »

 Chào các bác đang tham gia chiến trường xưa. Chào anh doantho. Lại sắp tới ngày gặp mặt các anh línhThanh Oai. CB thấy có cái ảnh hôm về Huế đẹp quá P lên trang cho các bác cùng xem lại.



« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2014, 11:04:17 am gửi bởi xuanv338 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM