Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 04:51:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa  (Đọc 40927 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyendoantho
Thành viên
*
Bài viết: 439



« Trả lời #20 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2013, 08:56:35 am »

Một số ảnh Huế

O du kích nhà vơi CB


Tham quan Đại nôi


Lăng Khải Định



Lăng Khải Định


Chùa Thiên Mụ



Cổng chùa Thiên Mụ với sông Hương thơ mộng
Logged
nguyendoantho
Thành viên
*
Bài viết: 439



« Trả lời #21 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2013, 01:16:13 pm »

Bổ sung ảnh minh họa về Huế


Trạm an-điều dưỡng 41-Huế



Nghĩa trang liệt sỹ Mỹ Chánh



cô HDV người Huế với tà áo dài tím


Xem sa bàn thành nội


Kỷ niêm của riêng
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #22 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2013, 08:56:52 pm »

 

 

xuanv338 xin lỗi người đọc đã p nhầm bài. Lẽ ra bài này đứng trước bài bên trên đấy ạ! Vâng bài này đang là ngày thú nhất của chuyến đi.
    

________________________________________
  xuanv338 chào tất cả các bác trên diễn đàn va fđộc giả của trang. CB chào anh nguyendoantho. Chi Chích chào HaHoi . chào huonghn76. Chào em anhtho. Chuyện thì nhiều vui không tả nổi các em ạ! Chị sẽ kể từ từ. Có các em cổ động viên chắc là chị sẽ về được đích của 5 năm ngày. CB cảm ơn anh doantho thật thông mình P lên những tấm ảnh mình họa cho bài viết với CB thật rất ăn rịp. Đây là tiếng của Hải Rương đấy!  Bài sau anh cứ phát huy giúp em nhé! Cũng thật lạ hôm đó không hiểu anh trai nháy lúc nào mà có nhiều ảnh hấp dẫn cho chuyến đi đến thế!
Bây giờ CB lại mời mọi người nán lại nghe CB kể tiếp chuyện đường dài.

NGÀY ĐẦU TIÊN CỦA CHUYẾN ĐI.(Tiếp theo)

Xe đã dừng lại giải lao mấy phút trên đường. Mọi người đã bừng tỉnh Ai cũng muốn bước nhanh xuống lòng đường để hít hít cái không khí trong lành. Và để tận mắt ngắm nhìn cảnh đẹp của núi non hùng vĩ. Bên đường cột số chỉ địa phận Yên Thủy, Hòa Bình. Tôi giật mình chợt bâng khuâng nhìn về cánh rừng già phía trước. Nơi ấy có bản Sàm. Một bản làng nằm cạnh bìa rừng, có dòng suối mát. Có những cô gái Mường xinh đẹp. Một cảm xúc đầy dâng lên trong tôi. Thoảng thoảng đâu đây mùi măng rừng ngai ngái. Vị chua chua của trái Sở trên rừng. Nơi có bát cháo Giun nóng hổi bốc mùi thơm thơm của anh y tá Tuấn. Tất cả lại đưa tôi trở về với bao miền ký ức. Sao mà nhớ đến thế!

  Sau giờ giải lao lên xe trông mặt ai cũng như bừng tỉnh rạng ngời hết cơn ngái ngủ bù buổi sớm. Tiếng cười nói lại râm ran. Phía trên đầu xe tiếng hướng dẫn viên bắt đầu vào cuộc. Một chất giọng trời phú.
-   Một lần nữa cháu xin kính chào các bác, các chú, các cô. Cháu một lần nữa lại được xin giớ thiệu lại tên mình. Tên đầy đủ của cháu là Dương Trung Hiêu. là Hướng dẫn viên du lịch của công ty du lịch Hải Thiên. Người dồng hành với cháu hôm nay là anh Hậu lái xe. Người ỏn ẻn dịu dàng nhất công ty. . ……….

    Sau phần giới thiệu chương trình của hướng dẫn viên du lịch các anh bắt đầu vào trận chiến hôm nay. Vào trận hom nay các anh thật nhẹ nhàng thanh thản. Ngày x]a vào trận trên vai các anh là một gia tài di động. Vũ khí các anh mang thật nặng nề. Đâu là B40, B41. Còn gia tài hôm nay các anh mang đi về chiến trường xưa chỉ là mấy bộ đồ gọn nhẹ. Vũ khí hôm nay các anh mang vào chiến trận xưa sao quá thô sơ. Chỉ một cây đàn mangdolyn cổ điển của ĐứcTrung, cây sáo trúc vi vu mang nặng tình đồng quê của Tiến Hoạt. Và một loại vũ khí thật đặc biệt mà trên xe có nhiều anh không những thích mà còn nghiện nữa. Vũ khí này người chủ công do anh Trần Bính người Đồng Mai phụ trách chính và trực tiếp quản lý. Đó là chiếc Điếu Cày bằng innoc hẳn hoi.

     Ngoài những nhạc cụ nhẹ nhàng là những giọng ca vàng năm xưa của Đức Trọng, Văn Báu và tài lẻ độc Tấu của Đức Trung. Cùng với những câu chuyện vui của đời lính thật xúc động và bi hài.
Một chương trình giao văn nghệ không kịch bản giữa các CCB,với các bác phu nhân cùng đi và hướng dẫn viên du lịch đã bắt đầu. Những bài ca đi cùng năm tháng cùng tiếng Sáo Trúc, tiếng đàn Mangdolin hòa quyện vút tận nóc xe bay qua khe cửa xe vọng sâu vào trong vách núi. Những câu chuyện đầy xúc động của CB làm cho cho các anh nhớ lại một thời cơm khê, cơm sống, chuyện CB đổi mũ cho Đức Dũng. “Rất tiếc hôm nay Đức Dũng có việc bận lại không đi được chuyến này” Rồi còn chuyện CB làm thủng chiếc xoong quân dụng, chuyện thâm hụt thiếu bánh mỳ mỗi sáng của các anh. CB cũng chỉ là muốn ôn lại chuyện bi hài ấy một chút thôi. Ai dè. Điều bất ngờ  đến. Nó như một kịch bản được dàn dựng sãn khiến CB đến giật mình. Từ ghế cuối cùng của chiếc xe 45 chỗ ngồi. Đức Trung dũng mãnh đi lên tận đầu xe tay cầm mis dõng dạc
- Tôi xin có ý kiến. Tôi xin nhận thủ phạm lấy bánh Mỳ thì còn có một số nữa. Nhưng trong đó có tôi đấy ạ!
Cả xe cười vỗ tay tán thưởng. Nhưng rồi nét mặt của anh Trung đã chùng xuống đượm một nét buồn.  Anh xúc động nói tiếp.
     Ngày ấy! Dân làng Vân Trụ rất nghèo. Nhà chủ của tôi có mấy đứa trẻ đói lắm . Hôm nào tôi gác đêm chúng nó lại mong có chú Trung đi gác đêm về chắc là sẽ có bánh Mỳ.

    Thảo nào ! Tôi nhớ lại rồi ngày đó bọn trẻ đến tối khuya còn nhấp nhô chỗ bờ tường kho mà nghe lũ dễ mèn than khóc. Chắc là bọn chúng lại đợi các chú bộ đội gác đêm lấy trôm nhà bếp mấy cái bánh Mỳ cho bọn trẻ ăn đỡ dạ.
Tôi đã rất xúc động và cũng ân hận khi cảm thấy đã quá đà khi động đến một câu chuyện buồn đã qua tận 41 năm. Nhưng tôi lại thấy những câu chuyện hôm nay CB đã bọc bạch hết được lòng mình với các anh
 Em CB xin tiếp lời Đức Trung. Qua câu chuyện của anh Trung hôm nay tôi lại rất trân trọng tấm lòng của các anh. Các anh đã không phải lấy cái bánh Mỳ đó cho mình ăn mà các anh đã lấy bánh Mỳ đó chia cho những đứa trẻ nghèo của nơi đóng quân của mình. Thật là một việc làm trái mà đầy tính nhân văn. Hôm nay những đứa trẻ ấy biết đâu chúng nó đã trở thành những kỹ sư, những ông chủ, những xếp to ở đâu đó mà các anh chưa được biết.
     Và lời xin lỗi cuối cùng của CB tới anh Tú về gói quần áo của  anh trước giờ lên đường. Tú đã tin tưởng CB và nhờ em mang về cho bố mẹ. Trải qua những tháng dài gói quần áo ấy vẫn trên đôi vai bé nhỏ của CB. Những mong đến một ngày chiến tranh miền Bắc sẽ ngừng thôi em sẽ tìm đường mang gói quần áo này về cho Bố Mẹ.
       Nhưng rồi nhiệm vụ của người lính đã không cho em làm theo ước nguyện. Về trường quân y. Thật tình cờ em đã được học cùng với một chị tên là Tâm người cạnh làng anh. Em đã nhờ chị Tâm mang giúp gói quần áo về cho Bố Mẹ.  và có vài lần em đã nhận được thư của Đức em gái anh gửi đến cho em. Và em cũng đã viết thư về nhà theo địa chỉ anh đã ghi. Rồi chiến tranh vẫn kéo dài. CB không có điều kiện về Hà Tây được.
        Ai dè ông anh đanh đá cá cày cũng đứng lên mà như cảnh cáo CB.

-  Ngày ấy tôi có gửi cô CB gói quần áo hy vọng là nhờ bạn mang về. Nhưng cô ấy đã không mang được về mà lại nhờ một người bạn mang giúp. Chẳng biết người mang  gói quần áo về nói thế nào nhưng cả nhà tôi cùng mừng và hy vọng đấy chính là cô gái quê Thái Bình đó rồi. Ngày Thống Nhất tôi về đã rất vui là thấy Bố Mẹ và các em nói là chị đã về nhà. Tôi về trường ổn định học hành xong rồi bắt đầu xách tay nải quần áo đi lối Hải Dương tìm đường về Thái Bình. Thật không may hôm ấy tôi vẫn nhớ. khi tôi đến bến đò Ninh Giang thì trời đã tối. Trên bầu trời giông gió kéo về. Tôi hỏi thăm đường họ nói về tới đó còn xa lắm. Bến sông Luộc sang Thái Bình lúc ấy lại vắng đò. Giữa sóng to gió lớn tôi không thể bơi sang sông được. Tôi đành quay về và tôi đi lấy vợ. Tất cả cười ồ lên.
-   Thế là lỗi tại ông. Giọng nhỏ nhẹ như động cơ mà còn đầy hài hước của anh doantho thấu cả lòng xe.
-   Thế là ông kém. Ông  không dám bơi sang sông. Rơi vào tôi thì tôi vượt sóng bơi sang. Quá kém…. Tất cả xe cùng cười rộn lên. Tú cười  và không nói gì thêm.

Con đường đi cũng đã thấy dài. Nghe lính tráng hát hò đàn nhạc nói chuyện rôm rả. Có cả chuyện vui lẫn chuyên buồn. Các thủ trưởng ngồi nghe mà chưa thấy mình được phân vai nên hai chân vẻ như đã dậm dịch muốn đứng lên. Thế là trưởng đoàn Lê Xuân Thu bắt đầu khai máng. Ở tuổi 66 nhưng trông anh còn rất phong độ.
Anh kể rất nhiều câu chuyện hài. Anh bắt lặp tiếng Huế. Tiếng người xứ Nghệ cũng dư hệt. Tôi cũng là lính thời đánh Mỹ. Cũng vào loại vua hóng những câu chuyện Hài hước vậy mà tôi chưa bao giờ được nghe câu chuyện tiếu lâm "miễn hát Quốc Ca" của trưởng đoàn. Kết thúc chuyến đi đã dài ngày vậy mà mỗi lần nghĩ đến câu chuyện và giọng nói của trưởng đoàn tôi lại ngồi cười. Về nhà kể chuyện lại với lớp trẻ câu chuyện ấy  mà bọn nó cười chảy cả nước mắt. Có lẽ thời trai trẻ trương đoàn cũng là cỡ có khiếu Tiếu Lâm sống có thương hiệu.

    Chuyện cười, chuyện Bi tạm khép lại. Bây giờ thì đến chuyện của anh Phó đoàn Đào Thấn người nguyên là phó chính ủy e88. Tôi không nghĩ anh Đào Thấn đang ở tuổi 68 . Anh đã trẻ tới gần mười tuổi là ít. Anh có một câu chuyện cũng đầy xúc động Khi kể về chị Út Lan cô du kích của Quảng Trị nước mắt anh nhạt nhòa, mà người nghe cũng phải rơi lệ. CB có ý định sẽ viết kể lại chuyện này cho mọi người cùng được đọc vào một dịp khác.    
Chuyến đi còn dài sẽ còn nhiều chuyện hay và hấp dẫn.


                                                                           (Còn nữa)


« Sửa lần cuối: 15 Tháng Năm, 2013, 07:38:13 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
nguyendoantho
Thành viên
*
Bài viết: 439



« Trả lời #23 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2013, 10:04:59 am »

Những hình ảnh ở ngĩa trang đường Chín

http://3.bp.blogspot.com/-P_4Hq5ACp1Y/UZmQsHlVPjI/AAAAAAAAE7g/PYHyQFrmFcw/s400/DSC00245.JPG
D viên trưởng Đào Thấn bên mộ của Út Lan




thỉnh chuông ở nghĩa trang đường Chín


Đoàn viếng cac liệt sỹ



Dâng hương nguyện cầu an lành cho các liệt sỹ

Logged
nguyendoantho
Thành viên
*
Bài viết: 439



« Trả lời #24 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2013, 10:07:14 am »


ảnh D viên trưởng Đào thấn dâng hương mộ liệt sỹ du kích Út Lan
Logged
nguyendoantho
Thành viên
*
Bài viết: 439



« Trả lời #25 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2013, 09:31:30 am »

Đã lâu không thấy CB viết tiếp bên này nên anh gửiu mấy ảnh để gợi kỷ niệm nhé.












Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #26 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 11:58:01 am »

 xuanv338 xin chào các bác đang tham gia diễn đàn "Trở lại chiến trường xưa". CB chào và cảm ơn anh doantho đã quan tâm tới ngôi nhà chung và nhắc nhở CB trong những ngày bận rộn và đã xa đi cảm xúc viết về những ngày trở lại chiến trường Quảng Trị của các anh lính E88 F308 Thanh Oai. Cảm ơn những tấm hình của anh doantho đã giúp cho CB lấy lại cảm xuc để viết bài. Đã lâu hôm nay xin mới các bác lại tiếp tục nghe CB kể chuyện về cung đường lý tường của ngày thứ ba của đoàn đi và cũng là đôi mình hoạ cho những tấm hình ở tại nghĩa trang đường Chín của anh doantho. Chúc các bác mạnh khoẻ, vui vẻ có nhiều chuyến trở lại chiến trường xưa.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Sáu, 2013, 12:54:19 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #27 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 12:12:58 pm »

NGÀY THỨ BA CỦA CHUYẾN ĐI. ( Những cựu binh E88 F308 Thanh oai)

    Một đêm trôi đi trên xứ Huế mộng mơ. Ai cũng thấy sảng khoái không một chút mệt mỏi qua một ngày đi đường dài đã qua và đã được tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp mê hồn của  Kinh Thành Cố Đô Huế và còn có một đêm vui dạ hội trên sông Hương và còn được nghe những nhịp phách Tiền đệm cho những khúc ca xứ Sở.

  Sau bữa ăn sáng nhẹ nhàng tại nhà nghỉ của “ Trạm an điều dưỡng 41- Huế”.  Trưởng đoàn nguyên Thiếu Tướng lê Xuân thu một lần thông báo lại lịch trình đi ngày thứ ba của đoàn. Chúng tôi lại chia tay với đất Kinh Thành. Chia tay với sông Hương, núi Ngự.

     Anh lái xe Hậu lại cần mẫn làm bạn với những vòng Vô Lăng xe đưa chúng tôi trở lại con đường đã qua hôm trước.  Để rồi những anh CCB E88 của Thành Oai lại được một lần nữa được nhìn lại mảnh đất Thành Cổ, nhìn lại bến vượt Tích tường và cây cầu Sắt. Và được nhìn con đường vào khu Thánh Địa Na Vang. Thật là bồi hồi lưu luyến.

     Trở lại thành phố Đông Hà và đi theo đường số Chín. Ngày còn là lính cứ mỗi buổi đi thao trường  lưng đeo vòng ngụy trang, vai đeo khẩu Aka còn miệng tôi ní nhí “ Từ Đông Hà sang Bản Đông đường số Chín bão lửa chiến Công…….” Và hôm nay cung đường chúng tôi đi là một cung đường vừa trọn vẹn với câu hát đó.  Lịch trình hôm nay trưởng đoàn Lê Xuân Thu thông báo. Đoàn tới thắp hương cho đồng đội tại nghĩa trang quốc gia đường Chín. Đoàn sẽ lần lượt được tham quan các điểm đã được ghi vào lịch sử. Như ngã ba Khe Sanh, làng Vây, Qua cửa khẩu Lao Bảo đoàn sang tham quan một số điểm cao đã từng lừng lẫy chiến công trong chiến dịch đường Chín Nam Lào. Và vào thăm bảo tàng chiến thắng tại bản Đông. Và đêm nay đoàn nghỉ lại cửa khẩu Lao Bảo. Nghe lịch trình mà ai cũng đã thấy lâng lâng. Trên chuyến xe lướt nhanh trên con đường số Chín. Đường Chín hôm nay mịn màng như giải Lụa. Phong cảnh thật nên thơ. Dòng sông Đackron vẫn đang chảy xiết.

      ĐăcKron ơi! Ai đã  đặt tên cho dòng sông mà nghe hay đến vậy? Dòng sông chảy tới đâu cũng mang cho mình một sắc thái rất riêng làm cho dòng sông càng trở nên hùng vĩ. Nhạc sỹ Tố Hải đã đặt cả dòng sông lên trên những nốt nhạc du dương trầm bổng, Âm hường nghe mạnh mẽ như dòng thác đổ mà lại rất ấm áp, trữ tình.

     Con đường thật nên thơ. Một bên là dòng sông chảy xiết. Một bên đường là bạt ngàn cây rừng xanh um, Núi trập trùng cao rồi lại thấp. nơi thấp nhất là nơi đã giành cho những đồi hoa Mua vào đầu Hạ nở rộ trông xa như những giải lụa trải dài nhấp nhô một màu tím biếc. Những bản làng Vân Kiều thưa thớt, mái nhà sàn đơn sơ nằm cheo leo lưng sườn núi. Đâu đây nghe như văng vẳng có tiếng đàn Ta Lư vang vang từ bản xa vọng lại.  Thấp thoáng bóng cô gái Vân Kiều địu con lên nương. Đúng là Akay đã đang ngủ ngon trên lưng Mẹ.

      Tất cả những cảnh đẹp hùng vĩ của núi rừng sông suối nơi đây đã làm cả đoàn đi đã lặng im mà tận hưởng những cảnh đẹp đến mê hồn.  Phút giây im lặng qua đi. Một kịch bản tự phát của các anh lại bắt đầu. Tiếng đàn Mandolin của Đức Trung vang lên khúc nhạc vui rộn rã cứ như đang trong nhịp bước chân đi “Rừng xanh vang tiếng Ta Lư” Chỉ có tiếng đàn thôi  không có lời hát. Nhưng khúc nhạc rung vẫn làm cho tôi nhớ lại từng lời trong bài hát năm nào “ Đàn theo ta đi qua con suối con khe. Mà có biết quê hương Vân Kiều……diệt quân xâm lăng khắp chốn khắp vùng, giữa rừng xanh dậy muôn câu ca….”

       Tiếng đàn Đức Trung vừa dứt thì Tiếng hát của Anh Trọng và anh Báu lại ngân dài vang suốt cả dòng sông hòa vào tiếng reo giòn của dòng nước xoáy“Chim kơ tia bay tới……Theo bước đoàn quân đi….”. Tôi thấy gai ốc mình đã nổi khắp toàn thân. Cả đời tôi và có thể còn nhiều anh lính của Thành Cổ trên chuyến xe đi hôm nay cũng chưa bao giờ đươc đến những buôn làng Tây Nguyên, chưa được bước chân vào những mái nhà Rông . Và cũng chưa bao giờ được nghe tiếng con chim Kơ tia hót trên đỉnh núi ChưPong bất khuất oai hùng và cũng chưa bao giờ được ngắm cả rừng PơLăng khoe sắc thắm. Vậy mà bây giờ chỉ nghe có lời câu hát ấy thôi mà tôi cũng như mọi người đang được như đi trên khắp buôn làng giữa cả đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ. Những cảm nhận đang mơn man thì xe đã dừng lại một thung lũng nhỏ xung quanh đầy màu tím hoa Mua

      Đoàn đã dừng lại nghĩa trang Quốc Gia đường Chín để thắp hương cho đồng đội. Nghe trưởng đoàn nói đây là một nghĩa trang có nhiều đồng đội của F308 được quy tập về đây.
     Cả ban lãnh đạo đoàn đứng dóng hàng đôi, cùng thỉnh chuông trước giờ hành lễ. Tiếng chuông điểm báo ngân nga sâu lắng vọng tới từng bia mộ như đánh thức các anh khắp nghĩa trang rộng lớn rằng. “ Các anh ơi! Đồng đội của các anh đã từ miền Bắc vào thắp hương cho các anh đây. Hãy thức dậy để mình được được gặp nhau. Chỉ lờ mờ thôi qua làn khói Trầm thơm ngát và nhận một lời tri ân của đồng đội.

       Hai anh lính còn rất trẻ chuyên phục vụ cho việc hành lễ của các đoàn tại nghĩa trang. Trong trang phục lễ trang nghiêm, cầm vòng hoa và hướng dẫn cho đoàn làm hành lễ trước khu tượng đài đang được trùng tu còn thơm mùi vữa mới. khu tượng đài trông hoành tráng và trang nghiêm. Một sự chuẩn bị khá chu đáo. Đoàn đã mang theo cả một hệ thống máy tăng âm để chủ động cho khi hành lễ. Các anh thay nhau khoác trên lưng trông cứ như một anh lính thông tin 2Woat thời chiến tranh. Đoàn đã được các chiến sỹ bảo vệ khu di tích nghĩa trang Quốc gia đường Chín hướng dẫn và cùng đoàn hành lễ theo nghi thức trang nghiêm.
      Theo hướng dẫn của trưởng đoàn chúng tôi đi lên phía khu nghĩa trang có nhiều đồng đội của F308. cả một khu đồi cao là bạt ngàn là bia mộ nối nhau. Có tấm bia thì có tên, bia thì còn đang đợi tìm lại tên. Trong tay mỗi người một nắm hương đã châm khói hương bay nghi ngút. Cứ lặng lẽ chia nhau đi khắp ngả để thắp cho từng ngôi mộ. Một khoảng không gian mênh mông. Mùi trầm ngào ngạt. Nước mắt hòa trong khói hương như lớp sương nhạt nhòa. Khói hương làm cay xè và như muốn khép lấy bờ Mi. Bóng dáng các anh như lờ mờ đang dần hiện lên trong từng ngôi mộ, mà cười, mà giơ tay vẫy bạn mà gọi rằng các cậu ơi! Tớ đang nằm ở đây.

       Tôi đang lúi húi thắp nhang cho một người Hà Nội thì vẳng nghe tiếng gọi vọng lại từ đầu phía trong hàng bia đầu tiên gần khu hành lễ
-   x ơi! Lại đây!
-   Đúng là tiếng ai đang gọi tên mình thật rồi! Tôi vội chạy lại ngay.
-   Đó là tiếng gọi của anh phó đoàn. Đại tá Đào Thấn. Tôi vừa tới nơi trước bia mộ anh đang đứng. Anh Thấn nghẹn ngào và nước mắt anh đang chảy dài lách qua những nếp nhăn trên má. Vừa nói tay anh chỉ vào ngôi Mộ
-   Em ơi! Đây là mộ của chị Út Lan đấy em ạ!
Câu chuyện về chị Út Lan cả đoàn chúng tôi đã được nghe anh Đào Thấn kể từ hôm xe đang trên đường đi tới thành phố Đông Hà đoạn còn chưa đi tới bến Hiền Lương.
       Giờ thì tôi cũng đã đang được đứng trước mộ chị Út Lan. Xúc động lắm! Tôi bước tới thắp một nén nhang lên mộ chị. Tôi đứng ngắm chị mà mắt mình như một lớp sương giăng. Tấm hình người con gái có khuôn mặt thật xinh tươi và còn non nớt lắm. Vẫn nụ cười và khuôn mặt kiêu sa e ấp dưới vành mũ trắng. Nụ cười hồn nhiên kia không biết chị Út Lan đã làm cho bao nhiêu trái tim của những anh lính Thành Cổ E88  ngày xưa phải loạn nhịp đây.

      Câu chuyện anh Đào Thấn kể rằng. Chị Út Lan là cô du kích trẻ của đất lửa Quảng Trị. Chị rất xinh đẹp, mưu trí và dũng cảm. Người đã trực tiếp đưa mũi tấn công của e88 các anh vào giải phóng thị xã Đông Hà. Và ngay sau ngày giải phóng thị xã Đông Hà Út Lan đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ lúc tuổi đời còn rất trẻ. Trong nghẹn ngào anh Đào Thấn nói với tôi. Người con gái ấy anh không bao giờ quên được. Giọng anh Thấn méo đi nói rằng! x ơi! Giải phóng được thị xã Đông Hà là có nhiều công của chị Út Lan Lắm em a! 41 năm rồi cho đến hôm nay anh vẫn còn lưu giữ được một kỷ vật của chị Út Lan đó là một con dao nhỏ. Anh sẽ giữ nó cho đến khi nào mình không còn giữ được thì thôi.

           Tôi vái ba vái trước mộ chị Út Lan. Trên tay tôi vẫn dành lại một ít nhang còn đang cháy khói bay nghi ngút hớt hải băng qua khu bia mộ dành cho các anh liệt sỹ của sư đoàn F308. Tôi muốn được thắp cho những người của quê lúa Thái Bình một tuần hương.  Đây là lần đầu tiên tôi được đến nghĩa trang Quốc gia đường Chín nên chưa thể định được phương hướng khu bia mộ của các anh liệt sỹ quê mình.

        Nửa đi nửa chạy tôi lao xuống hết dốc cả một đồi bia mộ. Một trung đội lính mới trong trang phục màu xanh mới đang ngồi giải lao sau giờ tập đội ngũ ở hai bên mé đường dưới hàng phi lao xanh ngắt.
     Các cháu thấy tôi hớt hải. tay cầm nắm nhang nghi ngút khói trong bộ trang phục lính ngày xưa. Chẳng có ai đứng lên hô cả. Vậy mà tất cả động loạt hai hàng lính trẻ đã đứng lên đồng loạt , hai bàn tay chắp vào nhau lễ phép.
 -  Dạ! chúng cháu xin chào bác ạ! Các bác đi thắp nhang chó các các bác các chú trong ni ạ!. Giọng nói nhè nhẹ dễ thương chắc của người Quảng Trị!
 -  Bác chào các cháu! Các cháu cho bác hỏi thăm nơi mộ chí của các liệt sỹ quê Thái Bình nằm khu nào vậy nhỉ?
Có rất nhiều cánh tay chỉ cho tôi.
Da! Thưa bác khu của Thái Bình ngay chân dốc đồi kia thôi a!.
Tôi cảm ơn các cháu và chạy xuống phía chân đồi. Trước tình cảm của những người lính thế hệ trẻ của  đất Quảng Trị Hôm nay. Tôi thấy tự hào và xúc động về thế hệ trẻ là lính hôm nay. Vẫn không có gì khác cả. Cái nôi dạy cho hoàn thiện một con người vẫn mãi mãi trường tồn trong môi trường lính.

    Những vị trí dừng lại hôm nay còn nhiều. Đường còn dài. Thời gian chắc cũng còn được ở lại đây không lâu nữa. Số hương mang theo cũng ít. Thôi em xin các anh người quê Lúa đang nằm đây hãy hướng chung mùi Trầm sẽ bay theo gió. Nhưng đã không chỉ có mình tôi đã cũng có mấy anh cũng đang thắp nhang cho cả khu ngày. Tôi thấy từ phía góc xa kia bóng anh trưởng đoàn Lê Xuân Thu cũng đang nhanh tay đi thắp hương cho từng ngôi mộ. CB cảm ơn trưởng đoàn đã ưu ái thắp những tuần hương cho người quê lúa.

     Tôi ngược lại dốc đồi đi về nơi tập kết. Thật là tiếc khi tôi đã không được chứng kiến những phút thiêng liêng nhất của những cựu binh Thành Cổ của Thanh Oai xúc động đến đỉnh caovào những phút cuối cùng tại nghĩa trang đường Chín. Các anh đã bất ngờ tìm lại được hai đồng đội cùng quê sau 41 năm . Đó là anh Nguyễn Đăng Quy và anh Nguyễn Văn Giang. Các anh hãy yên nằm yên nghỉ lại đây, Rồi một ngày mai nếu các anh muốn về với đất Mẹ. Đồng đội và gia đình sẽ làm mãn nguyện với các anh.

      Trời Cam Lộ nắng lại vàng rực rỡ. Hoa Mua như tím trời. Mùi Dứa ngọt thơm từ phía đồi xa vẫn phảng phất bay. Những người đồng đội già bước lên xe và một lần ngoái lại khu đài tưởng niệm và những đồi bia mộ bạt ngàn nối nhau mà thấy lòng quặn đau. Giá đừng có chiến tranh. Một đất nước tất cả sức trẻ đều dành cho cuộc chiến tranh. Bài thơ bất hủ của nhà văn Nam Hà “ Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt nam ơi!” Khi ông nói về những người con gái, con trai, ông đã ví rằng!  Họ đều “Đẹp như hoa Hồng, cứng hơn sắt thép/ xa nhau không hề rơi nước mắt/Nước mắt chỉ dành cho ngày gặp mặt? Nơi mình đang đứng đây là bạt ngàn những người con trai con gái đang nằm dưới những bia mộ xếp thẳng hàng nối tiếp nhau kia. Đi hết cuộc chiến tranh họ đã không có ngày gặp mặt….
                                           (còn nữa)







































« Sửa lần cuối: 04 Tháng Sáu, 2013, 05:33:33 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #28 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 12:22:25 pm »

Một số ảnh chụp tại nghĩa trang Quốc gia đường Chín mà CB có được. CB rất ít tư liệu ảnh. chỉ có anh doantho là có rất nhiều tư liệu ảnh trong chuyến đi.





























« Sửa lần cuối: 03 Tháng Sáu, 2013, 05:43:10 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
nguyendoantho
Thành viên
*
Bài viết: 439



« Trả lời #29 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2013, 09:23:30 am »

Bổ sung ảnh của Đoàn ở nghĩa trang đường chín












Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM