Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:00:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa  (Đọc 40800 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyendoantho
Thành viên
*
Bài viết: 439



« Trả lời #10 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2013, 09:36:28 am »

Những hình ảnh minh họa


Anh Tự chào mừng Đoàn CCb E88  những chiến sỹ bảo vệ thành cổ 1972 về thăm quảng trị


Anh trân trọng mời đoàn ăn nhẹ tại nhà khách tỉnh đội


Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #11 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2013, 06:49:00 pm »

NGÀY THỨ HAI CỦA CHUYẾN ĐI (tiếp theo)

Về bến vượt năm xưa và bến thả hoa hôm nay.

     Chiếc xe còn đang đi chầm chậm lại để xác định  điểm dừng. Rồi bỗng tiếng các anh từ mãi cuối xe đã đứng hết lên mà hô to Dừng…dừng thôi.  Đúng chỗ này rồi. Xe đã dừng hẳn. Tiếng động cơ xe đã tắt, cửa nhà xe vừa mở tất cả những anh lính Thành Cổ năm xưa như muốn chen nhau để được lao xuống trước. Cả đoàn đi số lượng người cũng bằng biên chế một trung đội lính ngày xưa. Các anh đã xuống hết lòng đường. một khu bãi cỏ tốt um lụt đến gần đầu gối. Chân bãi cỏ phía ngoài là bờ sông Thạch Hãn. Cả không gian lúc này như càng tối lại. Mưa giăng nặng hạt hơn.

       Bến sông  đang vắng lặng bỗng trở nên ồn ào. Những anh lính Thành Cổ năm xưa của đất Thanh Oai hình như đã không để ý gì đến chuyện mưa vẫn đang rơi và  cả những cơn gió lạnh. Nước mắt các anh đã hòa lẫn nước mưa. Hình như ai cũng muốn tìm lại dấu tích của chiến địa xưa từ trong ký ức của riêng mình.
-  Đằng kia là đồi Mít kia kìa. Anh Long nói đã lạc giọng.
Bọn mình đã chôn thằng L ở chỗ kia đúng không?
Rồi anh kể lại rằng.
-  Tao vẫn nhớ và cứ thương nó mãi. Nó vừa về ngồi đánh thệt xuống cái sân giếng mà hỏi rằng.
-  Có cái gì ăn không chúng mày.
Chắc là cậu đã đói,  mà lúc đấy có cái gì mà ăn ngoài mấy thanh lương khô. Chưa ai kịp nói gì với Lâm thì một quả Pháo nổ dậy đất. Thằng Lâm đã chết ngay. Giọng của anh Long như nghẹn lại. Anh lặng lẽ nhìn về phía đồi Mít xa xăm và ngừng câu chuyện.
  
   Anh Lâm ơi! CB vẫn nhớ anh Lâm Kim Thư có dáng người đậm đà, nước da thật khỏe, anh Bình có nước da trắng và mái tóc xoăn tự nhiên. Các anh có nghe tiếng các anh lính Thanh Oai đang nói gì không?

    Những giây phút này chắc các anh đang đứng đây sẽ lại thấy cái cảm tái tê của bốn mươi mốt năm về trước, khi các anh đã đau đớn xúc từng xẻng đất đầu tiên lấp lên thân thể những người đồng đội đã ngã xuống của mình. Đúng là cái sống và cái chết của các anh lính Thành Cổ thật mỏng manh trong gang tấc
.
     Anh liên lạc Nguyễn Văn Tú ngày ấy cứ đứng mà nước mắt ngân ngấn chỉ tay về phía bờ sông xa xa mà nói với đồng đội rằng. cái hầm chữ A nằm ngay bên cạnh bờ sông chỗ kia kìa!
Tôi đã tò mò hỏi.
-  Đêm ấy các anh sang đây rồi đến lâu không thì mới phải vào trận đánh nhau?
 Các anh đã kể rằng!
Có được nghỉ đâu em! Đêm đó qua Bến Vượt sang bờ Nam Thành cổ và chính cái bãi cỏ này đây là nơi các anh đã tập trung quân và được các đơn vị cũ của Thành Cổ họ đã đợi sãn sàng ở đây để nhận quân. Các anh đã chia năm sẻ bảy về các đơn vị khác nhau. Và cũng từ đêm hôm ấy các anh bắt đầu xa nhau, chẳng biết những ai về đâu nữa.
Bàn giao xong quân các anh bắt đầu vào trận đánh. Đó là những loạt đạn đầu tiên của người lính được nã về phía quân thù là những giây phút được nếm trải, để được biết thế nào là những cam go ác liệt của chiến tranh và những thách thức cận kề giữa cái sống và cái chết của người lính Thành Cổ.

  Anh Đào Thấn Phó đoàn thì đố với mọi người rằng cái Hầm của thủ trưởng Tân ngày ấy nằm ở chỗ nào?  Nói rồi!  Anh Thấn lại giơ tay chỉ về hướng nơi có cái hầm ngày ấy. anh ấy còn nhớ cả cái chuyện đêm đó vượt sông sang Thành Cổ bạn anh còn đánh rơi mất chiếc Đồng Hồ.

      Xôn xao những câu chuyện, những tranh luận, những kỷ niệm về từng trận đánh từ trong ký ức của mỗi người. Một kịch bản lôn xộn với rất nhiều nội dung cùng nhào nặn vào nhau của những anh lính thành cổ mà không có ai là người dẫn chương trình. Thấy lính của Thành Cổ năm xưa tranh luận nhau sôi nổi quá. Anh Phó đoàn nguyên Đại Tá Trần Trọng Kỳ đã nói cho các anh nhớ lại một cách hệ thống hơn về vị trí và những trận đánh của các anh. Có thể trong những ngày chiến đấu đầy cam go ác liệt diễn ra trong đêm tối cùng với thời gian trôi đã quá lâu rồi. Giọng nói chất xứ Nghệ, nét mặt hiền trầm tư mà vẫn đầy bản lĩnh.

     Tất cả mọi người trong phút giây im lặng để lắng nghe. Cả không gian nơi đây cái buồn cứ bay man mác. Mưa vẫn rơi lên những mái tóc hai màu, gió vẫn thổi về từng cơn. Các anh cựu binh e88 ơi! Các anh có nghe tiếng gì không đấy?  Các anh hãy nghe xem trong tiếng gió vi vu em thấy như văng vẳng tiếng của bạn mình trong đó.

     Đâu đây nghe như tiếng các anh từ bến Vượt vọng lên. Tiếng các anh từ phía xa xa đồi Mít vọng về. Và còn như có nhiều tiếng nữa chen nhau của các anh từ bên kia Thành Cổ cũng vọng sang..
-  Các cậu ơi!! Các cậu đã vào với bọn này đấy hở? Đơn vị nào đấy! Cánh tớ ở đây cũng rất đông và vui lắm!
-  Nà..y…có mang nhiều thuốc lá vào không đâ..y…? Chúng mình vẫn chưa quên cái trận đánh ngày hôm ấy đâu! và cũng nhớ nhà và quê hương ngoài ấy lắm!
-  Chỗ chúng tớ nằm giờ khó tìm lắm các cậu ạ! Thôi chỉ cần mọi người vào với chúng tớ thế này là vui lắm rồi! Ở đâu cũng là đất nước thân yêu của chúng mình. Có phải thế không?
      
      Nỗi đau xưa lại dội về trên những nét mặt trầm tư. Ai cũng lại nhớ cái đêm vượt sông sang Bờ Nam Thành cổ. Cả đơn vị có tên trong  danh sách rất đủ đầy. Vậy mà cái đêm rút về bờ Bắc kết thúc 81 ngày đêm ấy. Sao những gương mặt cuẩ đêm sang bờ Nam hôm nay thiếu quá nhiều. Thật là xót xa không tả hết.

  Tôi cứ lăng xăng mải nghe chuyện của các anh nên đã thật vô tình. Lúc này tôi mới chợt giật mình khi nhìn về bốn nét mặt của các chị là những phu nhân của những người lính Thành Cổ cùng đi. Các chị đang rất xúc động. Mắt ai cũng đỏ hoe. Chị Phiến phu nhân của anh Thiết mặc cho lệ rơi và mưa bay chị vẫn trên tay cái máy quay để thu lại những hình ảnh xúc động này bên bến Vượt.

      Phải rồi! Các chị ấy đang gửi hồn về trong hoài niệm. Họ đang cùng nhau nhớ lại một thời khi mình đã từng giờ, từng ngày ngóng đợi những cánh thư của người yêu. Và từ miền Bắc thân yêu các chị vòi või ngày đêm mong sao cho đến ngày Thống Nhất để mình sẽ được làm cô dâu thật xinh trong ngày cưới.. Và hôm nay các chị lần đầu tiên đã được đi cùng chồng để được tận mắt nhìn thấy mảnh đất,  thấy dòng sông, nhìn thấy những con đường, mà năm xưa đã thấm cả mồ hôi, máu và nước mắt của người yêu mình. Và các chị càng hiểu thêm nhiều những khốc liệt và vinh quang của người yêu, của chồng mình. CB đoán sau chuyến đi này về các anh có phu nhân cùng đi  chắc sẽ được sẻ chia và các anh sẽ được chiều chuộng hơn nhiều.

BẾN THẢ HOA.

    . Rời bến sông có bãi cỏ xanh um là nơi đêm ấy các anh tập kết để bàn giao quân. Đoàn đi về bến thả hoa. Một công trình đẹp tri ân với người đã khuất nằm tọa lạc bên bờ Thạch Hãn. Từng bậc, từng bậc, dốc đứng đi xuống bến sông. Hôm nay đoàn chúng tôi chỉ vào thắp hương tưởng niệm và một lần được ngắm bến thả hoa. Ai cũng đua nhau chụp ảnh làm kỷ niệm.

        Đứng từ trên cao nhìn xuống dòng sông thơ mộng. Cảnh bến thả hoa trông đẹp đến mê hồn. Bên kia dòng sông những bãi ngô non và bãi dâu xanh mướt. Tượng đài Thành Cổ hiên ngang kiêu hãnh. Tôi đã chạy theo từng cung bậc xuống tận bến sông. Dòng sông Thạch Hãn hôm nay nước thật trong xanh,  những con sóng nhỏ đang đùa dỡn đuổi nhau ra Cửa Việt. Tôi định bước xuống khỏa tay vào dòng nước làm nên những con sóng nhỏ ven bờ đề đùa vui với các anh dưới ấy. Nhưng tôi đã chợt giật mình nhớ tới tứ thơ bất hủ của CCB người xứ Nghệ Lê Bá Dương. Khi trở lại nơi đây anh đã xót xa khi biết bạn mình còn nằm rất nhiều dưới đáy sông kia và anh đã gọi cô lái đò ngược dòng Thạch Hãn mà xin rằng.

   Đò lên Thạch Hãn ơi…. Chèo nhẹ
   Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
  Có tuổi hai mươi thành sóng nước.
  Vỗ  yên bờ mãi mãi ngàn năm

     Tôi vội dừng không để bàn tay mình chạm vào mặt nước.  Em xin lỗi các anh! Xin lỗi các anh. Em sẽ không làm cho các anh thêm đau nữa. Các anh vẫn còn nằm yên nghỉ dưới lòng sông Thạch Hãn hay đã có anh đã cùng hòa ra với đáy của Đại Dương bao la.

     Từ  nơi sâu thẳm ấy! Các anh những người lính của Thành Cổ có trái tim thép đầy quả cảm. những nười đã quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Em tin bây giờ các anh cũng đã trở thành  những chàng trai dũng cảm và thật đáng yêu của vương quốc Thủy Tề. Các anh hãy giữ cho lòng đất này mãi mãi được bình yên.

« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tư, 2013, 01:42:36 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #12 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2013, 06:59:14 pm »

Ảnh chụp ở bãi cỏ bến vượt Tích Tường nơi các anh lính E88 F308 Thanh Oai đêm hôm ấy đã được bàn giao cho các đơn vị và vào trận chiến đấu ngay đêm đầu tiên vượt sang bờ Nam Thành cổ




 Ảnh dưới Các anh đang xôn xao chỉ về phía cầu Sắt xa xa. Cậy cầu đã đi vào lịch sử.




Ảnh dưới Thiếu tướng Lê Xuân Thu Trưởng Đoàn chụp ảnh cùng với anh Long trong ban liên lạc CCB E88 F308 Thành Oai. Tại bến Thả Hoa




 Ảnh dưới Thiếu Tướng đã chụp ảnh với ca sỹ văn Báu. Người đã là cả nửa chương trình văn nghệ trong chuyến về chiến trường xưa. Anh đã hát với tất cả trái tim của người lính Thành Cổ.




dưới bến Thả Hoa. Dòng Thạch Hãn Hôm nay sóng nước dịu em



« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tư, 2013, 01:45:15 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
nguyendoantho
Thành viên
*
Bài viết: 439



« Trả lời #13 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2013, 09:15:29 am »

bổ sung thêm ảnh ngoài bến vươt Tích tường

Hỏi đường ra bến Tích Tường xưa



lang thang bờ sông Thạch hãn tìm kỷ niêm một thời


Nhìn về phía xa là cầu Sắt thị xã trong mưa bụi



Nghĩa trang Liệt sỹ thị xã Quảng trị mới khánh thành


Nơi bến vượt sông xưa nay đã đổi mới với tòa nhà cao tầng.
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #14 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2013, 11:49:13 am »

NGÀY THỨ HAI CỦA CHUYẾN ĐI (tiếp theo)

VỀ THÀNH CỔ.

        Rời bến  vượt Tích Tường đoàn chúng tôi về Thành Cổ.Một cung đường gần lắm. Khi xe dừng lại bên hàng Liễu rủ bên đường. Tôi bước xuống xe trong chuệnh choạng. Hai bên cổng Thành là hai hồ Sen.  Những bông trắng vươn lên trên những chiếc lá màu xanh trải rộng kín khắp mặt hồ. Những đóa Sen thơm trắng một màu tinh khiết. Nhiều thế kia hoa kín trắng cả mặt hồ. Nhưng nếu ngắt đem lên để tặng thì làm sao chia đủ cho các anh mỗi người được một bông. Nghe nói các anh trong đó đông đúc lắm nằm chen nhau chật kín khắp đất Kinh Thành. Thôi cứ để những bông sen trắng kia ở dưới hồ cho hương Sen tỏa ngát khắp không gian. Để các anh ai cũng được tận hưởng những hương thơm của cả mùa Sen nơi Thành Cổ.

       Tôi lướt mắt nhìn quanh bức tường thành cũ kỹ. Trải qua mấy cuộc chiến tranh tàn phá. Tường thành hôm nay chỉ còn lại những hàng gạch nhấp nhô cao thấp đã cũ kỹ chuyển màu. Nơi đây là từ các Triều vua Nguyến. Nhất là từ đời vua Minh Mạng đã công phu xây dựng thành quách kiên cố . mục đích là để trán giữ vùng phía Bắc cho Kinh Đô Huế. Nơi đây được ví như một Kinh Thành thu nhỏ. Trải qua chiến tranh tàn phá. Hình ảnh Kinh Thành hôm nay chỉ còn lại qua trí tưởng tượng mà thôi.

    Tôi cùng Đoàn đi qua cổng Thành vào phía bên trong lòng Thành Cổ.  Một cảm giác khó tả dâng lên trong tôi. Cổ sao thấy nghèn nghẹn. Sống mũi và mắt tôi cứ cay xè. Mà chẳng phải chỉ có riêng tôi nhìn trong mắt ai giờ đây cũng thấy ngân ngẫn nước.

    Cả một không gian Thành cổ rộng. Những hàng cây xanh xòe tán đã xum xuê. Những thảm cỏ mướt xanh. Tất cả Thành Cổ hôm nay đẹp tựa như một vườn Thượng Uyển của nhà Vua nước Ô-Qua trong câu chuyện cổ . Mênh mông xanh một màu xanh bất tận. Từ cồng Thành đi vào phía đài tưởng niệm. Con đường mịn màng trải nhựa rộng thênh thang. Khu dưới chân tượng đài lát gạch màu đỏ tươi màu chiến thắng. Chẳng hiểu sao? Cứ mỗi bước đi bàn chân tôi đặt lên chỗ nào cũng như thấy tim mình đau nhoi nhói?  Không dám bước nhanh, bàn chân không đặt mạnh. Bên tai cứ văng vẳng những câu thơ mình đã được nghe. Tác giả của bài  thơ! Anh cũng là người cựu lính. Trở lại chiến địa nơi đây khi cảm xúc dâng đầy. Anh đã viết lên những dòng thơ đầy sót xa khi nghĩ đến thân thể bạn mình đã nát tan hòa sâu vào trong lòng đất. Có bạn thì nằm mà lấy xương thịt mình nâng niu cho những nhành cỏ mọc. và còn có bạn thì đang nằm đây thôi! Ở ngay dưới bước chân mình. Bởi vậy bài thơ anh cựu binh đã xin với những người lữ khách rằng.

Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi!
Cho đồng đội tôi nằm yên dưới Cỏ.
Trời Thành Cổ trong xanh và lộng gió.
Dẫu ồn ào, đừng lay mạnh hàng cây.
Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi.
Thành Cổ rộng mà bạn tôi nằm chật.
Mỗi tấc đất là cuộc đời có thật.
Cho tôi hôm nay để nghẹn ngào.

   Thành Cổ nơi đây người ta còn được ví như một nghĩa trang không có nấm mồ. Vì chỗ nào cũng có các anh nằm cả. Không biết trên khắp thế gian này liệu còn có cuộc chiến nào mà sót xa hơn thế! Tôi ngước nhìn lên trên tượng đài trong đầu đang bao những mông lung.

    Tiếng trưởng đoàn Lê Xuân Thu đã gọi mọi người tập trung dưới chân tượng đài. Chuẩn bị cho giờ hành lễ. Tôi đã giật choàng như mình vừa thoát khỏi cơn mộng mị. Lúc này tôi đã nghe rất rõ tiếng trưởng đoàn giới thiệu. Về dự lễ tượng niệm tại tượng đài Thành Cổ với đoàn chúng ta hôm nay còn có hai bác cựu binh già đang sống tại thành phố Quảng Trị. Đó là bác Phú nguyên là chiến sỹ của E88 của chúng ta và với bác gái là chị Hoa một cô du kích của Quảng Trị thật dũng cảm, kiên cường.  Tôi đã nhìn thấy một người đàn ông trạc tuổi đến 70 và người bạn đời chi kỷ của bác tuổi chắc cũng chừng như vậy. Mái tóc bà đã bạc phơ. Nhưng những nét duyên xưa còn để lại trên khuôn mặt đôn hậu cùng nụ cười rạng rỡ ấy. Nhìn bác thì ai cũng nhận thấy rằng! Ngày xưa bà phải là một cô gái thật kiều diễm của đất Thành Cổ này. Một chân bà đi thập thễnh. Tôi thầm đoán chắc đó là thương tích của chiến tranh.Và đúng là như vậy. Anh Lê Xuân Thu  trưởng đoàn, các anh trong ban lãnh đạo đoàn Anh Trần Trọng Kỳ và anh Đào Thấn, anh Đàm Hữu Thiết cùng các anh các chị trong đoàn đón hai bác Phú - Hoa trong niềm xúc động.

      Người hướng dẫn viên đã giúp đoàn làm xong phần Hành Lễ và hướng dẫn đoàn lên thắp hương trên đài tượng niệm. Mỗi người chỉ thắp một nén hương. Riêng trưởng đoàn thắp ba nén. Đường lên một lối và xuống một lối. Tôi được trưởng đoàn phân công ôm bó hoa cúc trắng xen lẫn mấy bông vàng. Những bông hoa được các anh mang từ đất Mẹ miền Bắc thân yêu vào để tặng cho các anh hôm nay.

     Từng bậc, từng bậc đi lên trên đài cao lộng gió. Tôi đã kính cẩn đặt hoa lên bàn và cùng mọi người ra thắp một tuần hương. Tất cả Đoàn đứng dóng hàng ngang. Các anh lính Thanh Oai lần đầu tiên được bước lên tượng đài Thành Cổ. Nước mắt ai cũng chảy dài. Chắc những gì của 81 ngày đêm đầy khốc liệt ấy lại ùa về trong mỗi các anh. Nghic đến nơi đây còn bao đồng đội mình còn đang nằm lại.

   Trong lặng im trên tượng đài Thành Cổ. Giọng nghẹn ngào của trưởng đoàn Lê Xuân Thu ngập chìm trong xúc động khi anh đại diện cho đoàn nói lời tri ân với các liệt sỹ  còn đang yên nghỉ nơi đây. Lời cuối cùng . Chúc các anh nơi suối vàng linh hồn được siêu thoát. Phù hộ cho đồng đội được khỏe mạnh …..và một phút mặc niệm bắt đầu.
 
     Tôi thấy trong đầu mình như chao đảo. Sao lần nào cũng thế. Mỗi lần vào đến nơi đây hay bất cứ nghĩa trang liệt sỹ nào trên đất nước này  mình vẫn cứ thấy sao mà nặng lòng với người Âm đến vậy. Tôi ngửa mặt lên bầu trời , mưa vẫn rơi. Câu thơ “ Trời Thành Cổ trong xanh và lộng gió”  Nhưng hôm nay trời Thành Cổ chỉ có lộng gió mà chẳng được trong xanh, Chỉ có mưa rơi hòa cùng nước mắt. Có lẽ cả ông trời hôm nay cũng rung động sẻ chia với các cựu lính Thành Cổ của E88 F308 Thanh oai.

    Làm lễ xong đoàn chúng tôi vào thăm bảo tàng Thành Cổ. Những bức tranh ghi lại những hình ảnh về trận chiến cam go đầy bi tráng của một mùa hè đỏ lửa. Trong những mất mát đau thương còn có cả những nụ cười chiến thắng ngay dưới chân thành cổ. Trong nhiều kỷ vật của người lính, còn có một bức thư của một liệt sỹ gửi về cho mẹ, cho vợ trước giờ vào trận đầy xúc động. Một điều lạ trong bức thư ấy anh lính trận đã tiên tri được cả cái chết cho mình. Bức thư đã trở thành một kỷ vật nổi tiếng trong bào tàng Thành Cổ. Bức thư ấy là của anh lính sinh viên quê đất Lúa Thái bình. Nhìn những dòng chữ trong lá thư đã nhạt nhòa mà lòng tôi nao nao xót xa mà tự hào cho người quê mình đến vậy!

   Bầu trời đã cao hơn, mưa không còn rơi nữa, gió cũng đã nhè nhẹ thổi. Những người cựu binh E88 F308 của Thanh Oai. Những người đã có 81 ngày đêm trọn vẹn bảo vệ Thành Cổ cũng đã thỏa nguyện với lòng mình sau bốn mươi mốt năm được trở lại nơi đây. Và lần đầu tiên được tận tay mình thắp cho đồng đội còn nằm lại nơi đây một tuần hương tri ân.

   Chia tay Thành Cổ. Đoàn lên xe đi vào xứ Huế. Lòng ai cũng thanh thản, chân bước lên xe như thấy nhẹ nhõm hơn.

« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tư, 2013, 12:20:50 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #15 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2013, 12:08:22 pm »



  Ảnh trên CB chụp với một CCB E88 cũng người Thanh Oai. Tại cổng thành cổ. bên hồ sen trắng. Một điều rất lạ. Ngày ở D612. Cb đã không cùng ở đại đội với anh Quân. CB ở C2 và anh Quân ở C3. Đây là lần đầu tiên CB được gặp và biết anh Quân. Nhưng anh Quân đã nhớ đến cả tên làng ngày xưa nơi CB có cả tuổi thơ và ngày vào lính từ ở đó. Và một câu chuyện hôm nay như có trong huyền thoại vậy.

   Đó là chuyện ngày ở Hà Trung CB cho anh Trần Trọng Tùy là quản lý đại đội mượn cái mũ cối có khắc tên của Cb và anh ấy đã làm mất CB cứ tiếc mãi. Chính cái mũ đó CB đổi cho Đức Dũng đi thao trường và đã bị phiền toái rất nhiều. Chẳng hiểu lưu lạc thế nào mà hôm đi Quảng trị mồng 6/4/2013 vừa rồi Anh Quân nhắc đến tên quê hương của CB ngày xưa và nói rằng. Cái mũ có khắc tên em 41 năm qua hiện anh vẫn đang còn giữ. Tôi đã đến giật mình mà rồi qua mấy ngày đi lại quên đi không lấy số điện thoại của anh và cũng chưa nói lời để xin chiếc mũ đó trở lại với chính chủ của nó. Mong có một ngày được nhìn lại chiếc mũ ấy ngày xưa.





 Anh trên:  Hướng dẫn viên của Thành Cổ đang sắp xếp và hướng dẫn giúp đỡ đoàn trước phút hành lễ.





Ảnh trên:  Đoàn đang trang nghiêm trong phút mặc niệm để tưởng nhớ tới các anh liệt sỹ Thành Cổ








Ảnh trên: Sau lễ dâng hương đoàn chụp anh lưu niệm dưới chân đài tưởng niệm.



url=http://upanh.com/view/?id=artcfzcx2pe][/url]


Ảnh trên: Theo sự hướng dẫn viên Đoàn lên đài tượng niệm để thắp hương cho các liệt sỹ.





Ảnh trên: Đoàn đang được hướng dãn viên Thành Cổ nói về những bi tráng nhất của 81 ngày đêm để có một Thành Cổ. Mà chính các anh đang đứng đây đã hy sinh một phần máu xương và cả tuổi thanh xuân vào lịch sử choí ngời 81 ngày đêm của mùa hè đỏ lửa ấy.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tư, 2013, 12:00:32 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
nguyendoantho
Thành viên
*
Bài viết: 439



« Trả lời #16 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2013, 03:58:13 pm »

bổ sung ảnh minh họa


Hồ sen trắng trước thành cổ nở rộ chào khách về với các đồng đội nằm ở đây



O du kjics nhà tôi với Chích Bông trước bảo tàng thành cổ



Hành lễ trên Đài  trong Thành Cổ
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #17 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2013, 10:43:15 am »

 NGÀY THỨ HAI CỦA CHUYẾN ĐI (tiếp theo)

                   VỀ XỨ HUẾ. (trưa ngày 07/4/2013)

   Chia tay với các anh liệt sỹ nơi Thành Cổ. Anh tài xế hiền lành cùng chiếc xe màu hồng mận lại đưa Đoàn chúng tôi vào xứ Huế. Trên đường đi đoàn chúng tôi đã dừng lại ngôi nhà của hai bác Phú – Hoa thăm để biết nhà. Cuộc sống của hai bác Phú Hoa chưa thật giàu sang . Nhưng cuộc sống của người lính sau chiến tranh trở về như vậy là cũng đã bằng lòng. Những chiếc máy ảnh máy quay chụp làm lưu niệm tại ngôi nhà nằm trên đường Lê Duẩn liên tục hoạt động. Chia tay với hai bác trong lưu luyến. Tôi đã thoáng được nghe từ các anh cậu chuyện tình của hai bác Phú- Hoa thật lãng mạn và thủy chung. Chuyện Tình của đôi bạn lính già này tôi sẽ hỏi kỹ các anh sau.

    Một cung đường từ đất Quảng trị vào Huế không quá xa nhưng cũng không gần. Để giải tỏa cái tâm trạng còn mang nặng từ Thành Cổ trong mỗi các anh. Các tiết mục ca hát trên xe lại bắt đầu. Cả buổi sáng nay cả Đoàn đã được đi qua bao những con đường, qua bao làng quê và những dòng sông của đất lửa Quảng Trị anh hùng, những cái tên thân thương ấy đã được các Nhạc Sỹ thời đánh Mỹ đã lấy nó gài lên những nốt nhạc trữ tình. Tôi thích nhất bài hát “ Con về quê mẹ Quảng Trị anh hùng” của nhạc sỹ Thanh Phúc. Bài hát gần như hệ thống được bao những làng quê và những trận tiến công cùng với các tin chiến thắng đồng loạt. Cùng với niềm vui khôn tả của người Quảng Trị trong vui ngày giải phóng quê hương mình. Mỗi lần nghe chị Tường Vi hát lên những lời dồn dập như đang hối hả chạy theo những chiến thắng mà sao sâu lắng trữ tình.
” Bao làng xóm mở tung/ Ai quê Ba Lòng ta đó/ Ai quê Đông Hà, Cửa Việt/ Có về xem xác tàu giặc chìm dưới dòng sông xanh/Ai về do linh Cam lộ/ Hỏi Dứa thơm còn ngọt đất quê mình/ Ai về Hải Lăng. Hỏi vườn Dâu vẫn mướt/ Ai cắm cờ trên nóc thuyền xuôi ngược/ Có ghé qua Thạch Hãn và nhớ ghé qua Bô Điền” Từng lời, từng lời nghe sao mà gần gũi thân thương đến vậy. Và tôi đã hát bài hát đó để tặng các anh các chị trong đoàn. Bài hát rất hay nhưng chẳng hiểu sao chuyến đi này CB hát dở như cám hấp, hát như chẳng ra hơi. Có lúc anh doantho còn bảo rằng đúng là đói thật! Và đúng là thế thật!

   Dù sao thì tôi cũng đã rất vui khi chương trình văn nghệ hôm nay đã có phần dành cho phái nữ nhiều hơn. Chị Phiến phu nhân của anh Thiết với chiếc mis trên tay chị trở thành như một người dẫn chương trình đã được sếp hạng. Chị đã hát rất hay và hôm nay còn có cả tiếng hót thánh thót của chim Quy nhà anh doantho. Thật là đã công bằng cho phái nữ. Cuối cùng bài hát Huế thương của anh Đức Trọng vừa dứt cũng là lúc xe đã dừng lại trước cửa nhà ăn trên đất Cố Đô. Bữa cơm trưa ở Huế cũng đã vừa đến đúng tầm đói bụng. Những món ăn đặc sản của đất Cố Đô Huế càng thêm hấp dẫn thấy ngon miệng hơn.

     Một buổi chiều dành cho các cựu binh hành hương trên đất Cố Đô. Đoàn thăm quan Đại Nội. Thăm lăng Khải Định, thăm chùa Thiên Mụ. Lần đầu tiên các anh lính Thành Cổ Thanh Oai được biết xứ Huế. Ai cũng háo hấc thi nhau chụp ảnh trước sân Rồng. Các anh chụp với nhau rồi chụp cả với mấy O Tây. Cô gái Huế dịu dàng trong tà áo tím đã đưa đoàn trở lại với những câu chuyện rất đời thường, những nét sống riêng của ccs vua Triều Nguyễn và đặc biệt là những ý tưởng mưu lược vì sao vua Nguyễn lại chọn đất Huế để dựng kinh thành. Cũng thật lạ thay cho mảnh đất nơi đây. Trải qua bao năm chiến tranh dài và ác liệt. Vậy mà Cố Đô vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên xưa của một Kinh Thành.

    Cô hướng dẫn viên xứ Huế. Cũng là một cô gái hóm hỉnh cùng với anh chàng có dáng thư sinh thật đẹp trai là hướng dẫn viên du lịch của đoàn Dương Trung Hiếu luôn ra những câu đố vui. Nghe tục mà giảng thanh đã  gây nên những pha cười thoải mái. Mọi người như quên đi tất cả, không còn cảm giác mệt nhọc sau một ngày đi vất vả.

    Mọi người đã rất thỏa mãn với những điểm tham quan lý tưởng lần đầu trong đời mình. Đoàn được trở về về nhà nghỉ. Một nhà nghỉ mới vừa xây dựng lại sạch sẽ khang trang, nhân viên tiép đón nồng hậu. Đây là nhà nghỉ của " Đoàn an điều dưỡng 40B. Quân Khu IV. Bộ Quốc Phòng. Ngay sau bữa ăn trưa Trưởng đoàn đã giao lại quyền buổi chiều cho anh Trần Trọng Kỳ Phụ trách lo cho anh em đi thăm quan những điểm du lịch Huế. Trưởng đoàn đã đi lo và chọn chỗ nghỉ tốt nhất cũng như để thuận lợi cho việc buổi tối cho anh chị em đi dạ hội trên sông Hương. Đúng là một trưởng đoàn cũng đầy tâm huyết.

    Sau bữa cơm tối. Chúng tôi đã được một buổi tối du thuyền trên sông Hương và nghe ca Huế! Đêm sông Hương vắng ánh trăng. Xa xa những chùm điện sáng lung linh tỏa sáng xuống dòng sông. Những đèn hoa đăng từ những tàu phía xa kia đang bồng bềnh trôi trên trên sóng nước. Cầu Tràng Tiền điệu đà vắt qua dòng sông Hương. Những giọng hò Huế ngọt ngào bay xa theo sóng nước, Mỗi nhịp tàu chao như thay một nhịp phách Tiền. Tất cả những gì đang có trên sông Hương chẳng thể nào tả hết. Chỉ biết nơi đây đang đẹp đến mê hồn.

     Chia tay buổi tối  dạ hội trên sông hương. Tôi trở về nhà nghỉ mà vẫn nao nao nhớ về câu hát “ Huế Thương”…

    
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Năm, 2013, 06:47:00 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #18 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2013, 11:01:09 am »



Ảnh trên: Tập thể đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Đại Nội Huế.





 Ảnh trên: Trong buổi tối vui dạ hội du thuyền trên sông Hương. Đoàn được nghe tổ khúc ca Huế hát.  Các em đã hát rất hay và được nhiều thành viên lên tặng hoa, động viên.



« Sửa lần cuối: 01 Tháng Năm, 2013, 11:24:51 am gửi bởi xuanv338 » Logged
nguyendoantho
Thành viên
*
Bài viết: 439



« Trả lời #19 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2013, 08:45:44 am »

Những hình ảnh đáng nhớ nơi Cổ Thành





Vợ chồng anh Phú (CCB F308) chị Hoa (du kích Q Trị ) ra với Đoàn tại Thành Cổ


Dâng hương tưởng niệm liệt sỹ Thành Cổ


4 cán bộ chiến sỹ vượt sông sáng 16-9-72 năm xưa cùng ôn kỷ niệm ngày nào



Thăm nhà anh Phú -chị Hoa


Trước nhà anh -chị
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM