Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:43:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thời áo xanh trên đất Bắc (Tác giả:Phanvuong)  (Đọc 81853 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #200 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2015, 02:11:08 pm »

Bạn @Phan Vuong :

Đúng rồi 38 năm đã trôi qua , giờ đây mái tóc chúng ta đã bạc. Cuộc đời mình và xã hội có biết bao đổi thay lớn lao .Nhưng chỉ có một cái không thay đổi . Đó là tình đồng chí và mãi vẫn là " Anh bộ đội Cụ Hồ ".

Những tiếng thét xung phong . Những lúc hành quân mang vác mệt mỏi. Những ngày nằm hầm chờ giặc đã trở thành dĩ vãng xa xăm.

Cảm ơn sự tiếp đón nhiệt tình của các bạn trong ngày gặp mặt kỷ niệm 38 năm ngày nhập ngũ của hội lính 11/77 xã Nghi Vạn nghi lộc Nghệ An.

Nghe thoang thoảng đâu đây một thán từ tiếc nuối một thời trai trẻ nhưng Anhtho cung rất đồng cảm vì có một điều "Không bao giờ thay đổi ấy" Cũng cùng vật đổi sao dời nhưng Vetran nhà em sau 40 năm kể từ ngày được làm "Anh bộ đội cụ Hồ" mà nay em tìm cả ngày vẫn chưa thấy một sợi muối tiêu trên mái tóc "cũ kỹ" của Vetran làm em mỗi ngày vẫn lo lo. Chúc anh Thầy, anh Đức Cường và các anh chị vui mạnh giỏi chuẩn bị đón mùa xuân Bính Thân bình an hạnh phúc
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Một, 2015, 03:58:01 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #201 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2015, 06:27:45 pm »

Chào Anh Thơ.
Lâu nay cũng hơi bận nên anh ít vào trang. Được biết em sắp về quê, nếu có điều kiện xin mời em ghé qua xứ Nghệ chơi. Mà mùa này cũng là mùa khoai lang vàng quê anh rồi đấy. Chúc em và gia đình mọi sự an lành.
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #202 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2015, 05:32:44 pm »

Chào Anh Thơ.
Lâu nay cũng hơi bận nên anh ít vào trang. Được biết em sắp về quê, nếu có điều kiện xin mời em ghé qua xứ Nghệ chơi. Mà mùa này cũng là mùa khoai lang vàng quê anh rồi đấy. Chúc em và gia đình mọi sự an lành.
Vâng! rất tiếc giờ này sau khi đi hop hội CCB của khu phố về, em mới vào trang và biết lời mời "viền quê" của anh Thầy. Sau hai tháng chữa bệnh cho bố, em đã đưa Ông về Thanh Hóa ngày 06 tháng 12 và đã trở về Nam hôm 16/12 qua sân bay trong xóm nhà rồi anh ạ. Sau chục ngày sống trong tiết trời e lạnh nhưng ấm tình mẹ và quê hương . Em hẹn anh dịp khác  chúc mẹ, anh chi và các con cháu mạnh giỏi bình an chuẩn bị đón xuân Bính Thân vui vẻ.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Hai, 2015, 01:15:04 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #203 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2016, 10:37:16 am »

Chúng ta có thể giúp gì cho đồng chí này?
Thưa các đồng đội.
Khoảng năm 1969, 1970, lúc đó tôi đang học cấp 2, thì có một thầy giáo bị điên( bây giờ gọi là rối loạn tâm thần),hình như thầy có vào nơi thờ tự của bà con theo đạo phá phách cái gì đó rồi bị bà con bắt và đánh đập rất dã man.
Cùng thời gian đó, có một đồng chí bộ đội đi qua lên tiếng phán đối hành động đó. Anh nói đại ý: Trong thời đại XHCN sao lại có những hành động ... dã man như thế...
Ngay tức khắc, đồng chí bộ đội bị bắt và bị đánh đập một cách tàn bạo. Khi giải thoát được cho anh thì anh đã qua đời.
Thương xót anh, bà con quê tôi đã chôn cất anh chu đáo nhưng vì không còn một thứ giấy tờ gì về anh nên bà con phải ghi trên mộ chí " VO DANH" ( tiếng Việt không dấu).
Trải qua mấy chục năm, người có tội cũng đã bị pháp luật xử lí. Nhưng ngôi mộ của người đồng đội thì vẫn vô chủ, không ai chăm sóc hương khói.
Sau mấy lần di dời nay phần mộ của anh cũng đã được xây cất chu đáo hơn nhưng mộ chí thì có thay đổi từ VO DANH" đã đổi thành "VÕ VĂN DANH".
Anh tên gì? Quê ở đâu? Cha mẹ của anh còn hay mất? ... tất cả đều mờ mịt nhưng có một điều rất rõ ràng là từ ngày anh mất cha mẹ anh, người thân của anh đang mong ngóng từng ngày từng giờ tin tức về anh. Biết đâu, người thân của anh lại nhờ các nhà ngoại cảm dởm lại cất bốc mộ của ai đó về hương khói cũng nên, trong khi anh đang an nghỉ tại một nơi có ló lẽ không xa gia đình là mấy. Được biết anh đi từ hướng Nam Đàn xuống. Người ta phỏng đoán có thể anh về phép hoặc đi công tác thì gặp nạn.
Tháng 6 sắp qua, tháng 7 sắp đến, tôi viết mấy dòng này để chia sẻ cùng đồng đội.
Ngày mai, ngày kia tôi sẽ gửi đến các đồng đội ảnh về phần mộ của anh.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Sáu, 2016, 10:44:31 am gửi bởi vaphothotu » Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #204 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2017, 08:45:05 pm »

Đồng đội ủng hộ sự trở lại diễn đàn của Vaphothotu nhé

Viết về những kỉ niệm với liệt sĩ Nguyễn Đình Tư -  chi hội,Hội lính 77 Nghi Kiều

                                                 TẤM ẢNH

40 năm sau ngày nhập ngũ, hôm nay tôi mới có dịp trở lại thắp hương cho người bạn, người đồng đội, người đồng hương thân yêu của mình.
Vâng, tôi thật đáng trách, thật có lỗi.
Kể ra thì dài dòng nhưng lí do chậm trễ là thế này:
Tôi và Nguyễn Đình Tư là người cùng huyện, cùng nhập ngũ một ngày. Vào huấn luyện ở Dục Mĩ, Phú Khánh hai đứa cùng ở một bê, cùng một tổ tam tam, Tư làm tổ trưởng, tôi là tổ viên. Vào Tây Ninh chiến đấu, hai đứa đều được cử đi học. Tư đi học y tá, tôi đi học trinh sát. Học xong, hai đứa cùng về dê D6, Tư làm y tá dê bộ, tôi làm trinh sát tiểu đoàn.
Tôi và Tư có nhiều cái " cùng" lắm. Nhưng cái cùng lớn nhất là cùng sẻ chia với nhau những kỉ niệm sâu sắc trong đời làm lính. có một kỉ niệm mà tôi không thể nào quên. Đó là kỉ niệm về một tấm ảnh.
Số là hồi huấn luyện ở Quân trường Lam Sơn, Dục Mĩ - Phú Khánh, thi thoảng,ngày chủ nhật được nghỉ, chúng tôi lại trốn trại ra thị trấn Dục Mĩ đi chơi ...và chụp ảnh. Chụp để làm kỉ niệm. Nếu đẹp thì gửi về cho gia đình và tặng cho người mình yêu dấu.
Một hôm, Tư đem khoe với tôi tấm ảnh mà nó vừa chụp … Tôi hỏi nó: Cho tao một tấm. Nó ú ớ… hết rồi. Sợ tôi giận, nó lấy tấm phim đưa cho tôi và bảo “ mày cầm lấy rồi tự in lấy nhé”.
Tôi mắng nó: Đồ gở mồm.
Rồi chiến tranh biên giới Tây Nam bùng nổ. Cuộc chiến ác liệt đã cuốn hút chúng tôi, tôi chẳng có thời gian nào để nghĩ đến chuyện in ảnh nữa và cũng chẳng có thời gian đâu mà nghĩ đến tấm phim ấy nữa.
Thế rồi tôi bị thương phải vào quân y viện. Lành vết thương, tôi không được về D6 mà được điều sang D4.
Một hôm, trên đường hành quân, tôi nhận được tin dữ…
Tư hy sinh.
Kể từ đó, tôi luôn giữ tấm phim ấy bên mình, đến nỗi trong một lần đơn vị bị “ thủng lưới” ba lô và quân tư trang bị mất nhưng tấm phim ấy vẫn còn.
Trước khi lên máy bay về nước, tôi cẩn thận kẹp nó trong một tờ tiền giấy của Miên.
Về đến Bắc Thái, tôi đem tiền của Miên khoe với mọi người mà quên đi tấm phim kẹp trong đồng tiền ấy. Và tấm phim ấy rơi mất lúc nào không hay…
Hôm nay trở lại thắp hương cho bạn, nhìn lên bàn thờ thấy BẰNG TỔ QUỐC GHI CÔNG Nguyễn Đình Tư, hy sinh ngày 21 tháng 12 năm 1978. Nhưng tấm ảnh thờ lại không phải là bạn tôi!? Không giống với hình ảnh thằng Tư được lưu giữ trong kí ức tôi. Một bức ảnh vẽ theo tưởng tượng của một người họa sĩ.
Tôi ân hận quá...
Tôi thật có lỗi.
    
(Còn nữa)
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Năm, 2017, 09:26:01 am gửi bởi vaphothotu » Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #205 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2018, 12:52:35 pm »

TRỞ LẠI CHIẾN TRƯỜNG XƯA

Thế là tôi và Đức Cường đã thực hiện được tâm nguyện tha thiết của mình là trở vào Tây Ninh thăm lại chiến trường xưa và viếng đồng đội thân yêu.
    Hôm ấy là ngày 28.3.2018.
       Vâng, cũng khoảng thời gian này của 40 năm về trước, chúng tôi được điều lên Lò Gò – Tà Nốt,Tây Ninh để chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc.
   Đoàn quân huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An lên biên giới lần ấy hơn 1000 đồng chí. Trong cuộc chiến đấu đầy gian khổ đó, hơn 270 đồng chí đã anh dũng chiến đấu và đã ngã xuống nơi dải đất biên cương này, khi tuổi đời còn rất trẻ.
  Trên hành trình Thăm lại chiến trường xưa, chúng tôi đã vào thắp hương cho đồng đội tại Nghĩa trang Tân Biên tỉnh Tây Ninh trên đồi 82.Tại nghĩa trang này có người bạn thân thiết nhất của tôi đang an nghỉ. Anh tên là Nguyễn Đình Tư, quê Nghi Kiều, Tôi đã nghẹn ngào và đã khóc khi đứng bên mộ phần của bạn. 40 năm âm dương cách biệt. Nay tìm thấy bạn chỉ là ngôi mộ đá. Lòng tôi không khỏi bùi ngùi xúc động và tiếc thương.
   Rời Nghĩa trang Tân Biên, chúng tôi theo chân đồng chí hướng dẫn viên vào thăm suối Đa Ha. Ngày ấy suối Đa Ha là thành lũy tự nhiên giúp bộ đội ta chặn đứng bàn chân tàn bạo của kẻ thù Pôn Pốt. Đứng bên bờ suối giữa đại ngàn hùng vĩ lòng tôi bồi hồi nhớ về những ngày giữ chốt đầy gian khổ. Nói là sống và chiến đấu ở suối Đa Ha nhưng chúng tôi có biết diện mạo của con suối như thế nào đâu. Ban ngày thì lo chiến đấu và đối phó với những âm mưu thâm độc kẻ thù. Đêm khuya mới rủ nhau ra suối lấy nước. Anh em chúng tôi mang theo lỉnh kỉnh đủ các dụng cụ như bi đông, thùng đạn, ống nhựa b40, thùng lương khô... để đựng nước. Đoàn quân đi trong lặng lẽ. Ấy vậy mà cũng có hôm kẻ địch nghe thấy tiếng động và đã nã cối vào đoàn quân lặng lẽ ấy. Có người đã hy sinh khi chưa kịp đưa nước về cho đồng đội uống và nấu cơm.
   Sống bên suối nhưng cũng có những ngày địch tấn công dữ dội cả ngày lẫn đêm, anh nuôi không thể ra suối để lấy nước được đành phải đi tìm nguồn nước trong những hố bom phía sau. Từ Chốt bảo vệ rừng Đa Ha theo con đường mòn, nay đã được đổ bê tông, ngược ra phía mương Lò Gò khoảng dăm trăm mét chúng ta sẽ gặp một cái hố bom nằm khiêm nhường bên phải đường. Ngày nay nó là phế tích nhưng ngày ấy hố bom này là cứu cánh của bộ bội ta trong những ngày chiến đấu ác liệt đấy. Giữa hố bom có tấm biển ghi dòng chữ Không được múc nước lên miệng hố bom để tắm. Bảo vệ nguồn nước chính là bảo vệ sức chiến đấu cho bộ đội mà.

  Đồng chí hướng dẫn viên dìu tôi xuống suối. Đứng trên tảng đá lớn, tôi nhìn khắp xung quanh. Nhìn rặng tre xanh xanh là là bên kia bờ suối rồi tự hỏi có phải là bờ tre thuở nào đã che chắn cho anh em chúng tôi mỗi khi ra suối lấy nước đó không? Tôi nhìn như thôi miên vào bờ suối, nơi tôi vừa đi qua, cố tìm trong kí ức những dấu vết xưa cũ nhưng lớp bụi thời gian đã che lấp tất cả.
   Tôi ngồi xuống, đưa bàn tay chạm nhẹ xuống mặt nước, rồi đảo mắt sang bên kia bờ suối. Tôi nghe văng vẳng đâu đây tiếng hô của đồng chí a trưởng trinh sát: Địch tập kích vào dê bộ, tất cả mang vũ khí ra giao thông hào chiến đấu…
(Còn nữa)
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Sáu, 2018, 03:26:57 pm gửi bởi vaphothotu » Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #206 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2018, 05:04:38 pm »

TRở lại chiến trường xưa
(Tiếp theo)
Đang chìm trong kí ức bổng nghe tiếng còi ô tô vang lên. Tôi  đưa tay rửa vội khuôn mặt đẫm mồ hôi,dòng nước mát của suối Đa Ha làm tôi chợt tỉnh...
   Tạm biệt suối Đa Ha yêu dấu, tạm biệt các đồng chí kiểm lâm nhiệt tình và mến khách, chúng tôi lên xe sang Tà Nốt. Xe đưa chúng tôi qua cầu Lò Gò rồi lao vút  vào một con đường đất đỏ. Và trước mắt chúng tôi hiện lên một bãi tráng mênh mông, thoáng đãng, bãi tráng Lò Gò. Xe dừng. Tôi mở cửa một làn gió nhẹ phả vào mặt tôi, mát lạnh. Tôi nhìn khắp bốn phía mà không nhận ra một nét thân quen nào. Ừ 40 năm rồi còn gì. Rừng thì tươi trẻ lại còn chúng tôi thì đã già nua. Nhưng tình cảm của chúng tôi với rừng vẫn ấm áp như xưa. Chẳng vì thế mà chúng tôi đã vượt một quãng đường dài hàng nghìn ki lô mét để đến với rừng đó thôi. Rừng đã che chở và bảo vệ cho chúng tôi trong những ngày giữ chốt. Kỉ niệm xưa lại ùa về trong kí ức. Phải rồi đây là vị trí đóng quân của trung đoàn bộ trung đoàn 52. Cũng dưới bóng hoàng hôn của núi rừng này anh em tân binh chúng tôi đứng xếp hàng ngay ngắn để chờ  biên chế về đơn vị mới.
Mới đó mà đã 40 năm!
Hoàn hôn buông xuống núi rừng thật nhanh, điện đã bừng sáng trong Chốt bảo vệ rừng Tà Nốt. Tiếng còi xe ô tô lại vang lên lần nữa như thúc dục như báo hiệu giờ chia tay đã đến. Tôi chạy hết nơi này đến nơi khác như cố nhìn kĩ hơn khu rừng một lần cuối. Dẫu vẫn biết chỉ là tạm biệt nhưng với tôi cơ hội trở lại nơi biên cương xa xôi đầy kỉ niệm này lần nữa là không nhiều. Tôi hít một hơi thật sâu. Ôi không khí của núi rừng sao mà mát dịu và trong lành đến thế. Tạm biệt nhé Tà Nốt thân yêu.
   Đi trên con đường Lò Gò trở về thành phố, về với đời thường, với bao vất vả nhọc nhằn lo toan, tôi lại nôn nao nhớ về những đồng đội đã mãi mãi ra đi để lại tuổi mười tám đôi mươi nơi dải đất biên cương này. Tôi chợt nghe văng vẳng đâu đây lời bài hát: “Nhưng giờ đây có giây phút bình yên, sao tôi quên, sao tôi quên, bài ca tôi đã hát, với quê hương, với đồng đội, với cả lòng mình, tôi không thể nào quên… Trong lòng tôi hình như có cái gì dâng lên nghèn nghẹn. Lòng tự dặn lòng phải sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh cao cả của biết bao đồng đội thân yêu.

Nghi Vạn, ngày 30/4/2018
Phan Công Vượng



« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười Hai, 2018, 05:18:36 pm gửi bởi vaphothotu » Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #207 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2019, 09:37:39 am »

Một số hình ảnh trong chuyến Trở lại chiến trường xưa
Phan Vượng và Cuong Duc chụp ảnh bên cầu Lò Gò
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Giêng, 2019, 09:44:11 am gửi bởi vaphothotu » Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #208 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2019, 09:53:51 am »

Bên bia sông Vàm Cỏ là đất nước Cam pu chia
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #209 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2019, 10:01:25 am »

Suối Đa Ha - Thành lũy tự nhiên đã ngăn chặn bàn chân độc ác của kẻ thù Pôn pốt:
Ai đó đã từng nói:
Nếu không có suối Đa Ha
Mấy chú bộ đội... cả quần
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM