Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:02:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thời áo xanh trên đất Bắc (Tác giả:Phanvuong)  (Đọc 81860 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #110 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2014, 06:10:10 pm »

Chào các đồng chí.
Tình cờ đọc được bài viết trên facebuk của đại tướng Trần Đại Quang về chiến tranh biên giới xin đăng để cùng chia sẻ


Chiến tranh biên giới Tây Nam
- Sáng ngày 31/12, được pháo binh bắn yểm trợ, xe tăng và bộ binh Quân đoàn 3 Việt Nam tiến công và nhanh chóng đánh tan 5 sư đoàn quân Khmer Đỏ trên toàn tuyến phòng thủ dọc theo biên giới ở tỉnh Kampong Cham.

Chiến dịch biên giới Tây Nam và Campuchia

Chỉ huy trực tiếp chiến dịch là Thượng tướng Lê Trọng Tấn, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Đầu tháng 12/1978, quân đội Việt Nam được hỗ trợ bởi một số tiểu đoàn Khmer thân Việt Nam. Đây là những đơn vị quân đội Campuchia yêu nước, chống lại chính quyền Khmer đỏ, đã kiểm soát một vùng đệm dọc biên giới trong lãnh thổ Campuchia, từ Mimot đến Snuol ở các tỉnh Kampong Cham và Kratié. Ở phía Bắc, quân Việt Nam cũng kiểm soát một vùng rộng thuộc lãnh thổ Campuchia dọc theo đường 19.

Ngày 23/12/1978, sau khi được tăng viện, với 80.000 quân, quân đội Việt Nam đã tiến hành phản công trên toàn bộ mặt trận, đẩy lùi quân Khmer Đỏ. Sư đoàn 2 cùng trung đoàn chủ lực tỉnh Tây Ninh mở cuộc tấn công nhằm đánh bật các Trung đoàn 23 thuộc Sư đoàn 304 và Trung đoàn 13 thuộc Sư đoàn 221 của Campuchia ra khỏi các vị trí dọc theo tỉnh lộ 13 sát biên giới.

Tuy nhiên, cuộc chiến chưa chấm dứt, quân đội Việt Nam quyết định mở cuộc tấn công sâu vào đất Campuchia…

Đánh chiếm bờ đông sông Mekông

Sau khi đánh tan sức kháng cự của quân Khmer Đỏ, các lực lượng Việt Nam thuộc Quân khu 5 nhanh chóng hành tiến theo đường 19, sư đoàn 309 quét sạch tỉnh Ratanakiri, phía Bắc tỉnh Mondolkiri và tiến vào phía Bắc tỉnh Stung Treng. Sư đoàn 307 tiến theo đường 19, dùng cầu phao vượt sông Serepok và sông Mekong. Tới ngày 1/1/1979, lực lượng Quân khu 5 tiến dọc sông Mekong chiếm được Stung Treng.

Cùng thời gian này, Sư đoàn 5 thuộc Quân khu 7 tiến từ hướng đông, cùng Sư đoàn 303 tiến theo hướng tây bắc từ Snuol cùng đánh vào Kratié do Sư đoàn 260 và 2 trung đoàn địa phương của đặc khu 505 phòng thủ. Ngày 29 tháng 12, thành phố Kratié được giải phóng. Cùng lúc, Sư đoàn 302 tiến về phía Tây đã chiếm được Kampong Cham. Sau đó, hai Sư đoàn 302 và 303 cùng quay lại đánh chiếm thị xã Chhlong. Kể từ đó, lãnh thổ Campuchia ở phía đông sông Mekong đã nằm trong tầm kiểm soát của QĐND Việt Nam.

Sáng ngày 31/12, được pháo binh bắn yểm trợ, xe tăng và bộ binh Quân đoàn 3 Việt Nam tiến công và nhanh chóng đánh tan 5 sư đoàn quân Khmer Đỏ trên toàn tuyến phòng thủ dọc theo biên giới ở tỉnh Kampong Cham. Tới cuối ngày, trừ sở chỉ huy quân Khmer Đỏ, toàn bộ các cứ điểm còn lại thất thủ, quân Khmer Đỏ rút chạy về thị trấn Kampong Cham ở bờ tây sông Mekong, bị quân Việt Nam truy kích ráo riết.

Không quân Việt Nam cũng tham chiến, tấn công vào tuyến phòng thủ của Khmer Đỏ và ném bom phá hủy một sân bay mà từ đó máy bay T-28 Khmer Đỏ vẫn xuất kích ném bom vào quân tiền phương Việt Nam. Sáng ngày 1 tháng 1 năm 1979, sau khi tập hợp lại lực lượng, Quân đoàn 3 đánh chiếm sở chỉ huy Khmer Đỏ sau một giờ. Tướng Kim Tuấn hạ lệnh cho các đơn vị dưới quyền truy quét và tiêu diệt các lực lượng Khmer Đỏ còn sót lại.

Tới ngày 3 tháng 1, Sư đoàn 320 (Sư đoàn Đông Bằng) đã tiến tới bờ đông của bến phà Kampong Cham trên sông Mekong. Tại đây, sư đoàn dừng lại, rồi dùng 2 đại đội xe bọc thép mở đường, đánh về phía nam, chiếm thủ phủ tỉnh Prey Veng.

Trong thời gian đó, ngày 28/12, ở hạ lưu đồng bằng sông Mekong, lực lượng Khmer Đỏ thuộc Quân khu Đông Nam mở cuộc tấn công dọc biên giới. Sáng ngày 31 tháng 12, sư đoàn 4 của Quân khu 9 và Trung đoàn 9 của Sư đoàn 304 (Sư đoàn Vinh Quang) phối thuộc mở cuộc phản công. Sau 24 giờ giao tranh kịch liệt, quân Việt Nam đã đánh lui quân Khmer Đỏ khỏi bờ tây kênh Vĩnh Tế.

Chiều ngày 1/1, được pháo binh và không quân yểm trợ, Lữ đoàn công binh 219 thuộc Quân đoàn 2 bắc cầu phao vượt sông. Sư đoàn 304 và Lữ đoàn xe bọc thép 203 mở đường tiến vào đất Campuchia. Tới trưa ngày 3 tháng 1, Quân đoàn 2 và Quân khu 9 đã tiêu diệt hoặc đánh tan tất cả các lực lượng Khmer Đỏ ở hạ lưu sông Mekong dọc biên giới. Sở chỉ huy Quân khu Tây Nam của Khmer Đỏ phải rút về Takeo.

Sau ba ngày tấn công, tại hướng chủ yếu Tây Ninh, Quân đoàn 4 với sự yểm trợ của không quân, trực thăng, pháo binh, hải quân, thiết giáp… quân đội Việt Nam đánh bật được quân Khmer Đỏ khỏi các vị trí Năm Căn, Hòa Hội dọc theo tỉnh lộ 13, và các đơn vị của các Sư đoàn 703, 340, 221 của Khmer Đỏ phải rút về thành lập một tuyến phòng thủ mới tại Svay Rieng, tập trung ở cầu Don So.

Được 15 xe tăng và xe bọc thép mở đường, cùng với pháo 105mm, 155mm bắn yểm trợ, Sư đoàn 7 của Quân đoàn 4 mở cuộc tấn công vào quân Khmer Đỏ ở Don So. Tới đêm ngày 1/1, Thượng tướng Hoàng Cầm hạ lệnh cho Sư đoàn 7 tung hết lực lượng dự bị vào trận. Quân Khmer Đỏ kháng cự dữ dội, nhưng sau khi bị đánh thua ở Tây Ninh, quân Khmer Đỏ đã bị mất tinh thần; hơn nữa, do phải chấp nhận một trận đánh quy ước với một địch thủ có hoả lực, quân số và kinh nghiệm chiến trường trội hơn quá nhiều nên quân Khmer Đỏ bị tan rã.

Tuyến phòng thủ Svay Rieng bị vỡ ngày 2/1/1979, quân Khmer Đỏ phải rút về Prey Veng và Neak Luong, chỉ để lại một số đơn vị đánh cầm chân Quân đoàn 4.

Tới ngày 2/1/1979, quân đội Việt Nam đánh tan các sư đoàn chủ lực của Khmer Đỏ án ngữ các trục đường số 1, 7 và 2 ở lối vào Phnom Penh. Chiều ngày 3 tháng 1, Sư đoàn 7 chiếm được cầu Don So và tới ngày 4 tháng 1 đã làm chủ toàn bộ vùng phía đông sông Mekong. Tới ngày 5 tháng 1, Sư đoàn 7 tiến đến Neak Luong.

Đánh chiếm Phnom Penh

Ngày 6/1, các đơn vị Việt Nam vượt sông Mekong qua ngả Neak Luong và bắc Kompong Cham. 9 sư đoàn quân Việt Nam làm thành hai gọng kìm tiến vào Phnom Penh từ phía Đông Nam và phía Bắc: Sư đoàn 7 và Sư đoàn 2 di chuyển theo quốc lộ 1, Sư đoàn 9 tiến song song bảo vệ sườn phía nam và Sư đoàn 341 bảo vệ sườn phía bắc.

Tại Kompong Cham, Quân đoàn 3 của Thiếu tướng Kim Tuấn cũng chiến đấu quyết liệt với quân Khmer Đỏ để vượt sông. Quân Khmer Đỏ thiết lập trận địa phòng ngự dọc bờ tây sông Mekong. Thiếu tướng Kim Tuấn quyết định dùng hỏa lực áp đảo bắn vào trận địa phòng thủ của quân Khmer Đỏ, rồi cho thả khói mù, dùng thuyền chuyển quân sang bờ tây. Đến 8h30 sáng, Kampong Cham thất thủ.

Ngay trong sáng ngày 6 tháng 1, lực lượng đột kích Phnom Penh, gồm Trung đoàn 28 của Sư đoàn 10 và các đơn vị phối thuộc, dẫn đầu bởi 6 xe lội nước và một số xe thiết giáp M-113 vượt sông, tổng cộng lực lượng lên đến 120 xe quân sự. Lực lượng đột kích vừa hành quân vừa chiến đấu với các ổ phục kích của quân Khmer Đỏ, tới chiều tối đã tới bờ sông Tonglé Sap và tổ chức đánh vượt sông để tiến vào Phnom Penh.

Trong khi đó, ngày 6/1/1979, những đơn vị đầu tiên của Sư đoàn 7 Quân đoàn 4 chiếm được bờ phía đông của bến phà Neak Luong. Quân Campuchia trong khi rút lui vội vã đã không kịp thiết lập công sự phòng thủ. Trong đêm, cách bến phà khoảng hai cây số về phía nam, Trung đoàn 113 cùng Trung đoàn 14 của Sư đoàn 7 được tàu đổ bộ đưa sang bên kia sông, tiến chiếm bờ phía tây của bến phà.

Ngày 7/1, toàn bộ đội hình Quân đoàn 4 tiến hành vượt sông. Do sự tan rã nhanh chóng của lực lượng phòng thủ biên giới và sự chủ quan của Pol Pot, quân đội Việt Nam tiến vào Phnom Penh từ Neak Luong mà không gặp sức chống cự đáng kể nào. Trưa ngày 4/1, Quân đoàn 4 đã có thể bắt tay với Quân đoàn 3 ở ngoại ô phía bắc Phnom Pênh.

Việc quân Việt Nam tiến quá nhanh khiến cho Khmer Đỏ chỉ kịp sơ tán bộ máy lãnh đạo. Son Sen chạy xuyên qua mặt trận, ngược về phía Việt Nam để tập hợp tàn quân của các sư đoàn thuộc quân khu miền Đông. Pol Pot, Nuon Chea và Khieu Samphan được vài chiếc xe Jeep chở quân bảo vệ chạy về Pursat. Ieng Sary chạy về Battambang trên một chuyến xe lửa đặc biệt chở vài trăm nhân viên Bộ ngoại giao.

Việc rút lui khẩn khiến nhiều Bộ khác cùng hàng ngàn nhân viên không được thông báo về cuộc rút lui. Các chuyến xe tiếp theo sơ tán Phnom Penh bị tắc nghẽn bởi quá nhiều người tìm cách bỏ chạy. Như vậy, với việc ban lãnh đạo sơ tán, khoảng 40 ngàn dân chúng và binh lính Khmer Đỏ tại Phnom Penh, cũng như các đơn vị quân phòng thủ các mục tiêu lân cận bị bỏ mặc, tự thân vận động.

(Còn tiếp)
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #111 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2014, 08:38:39 pm »

Chào các đồng chí.
Tình cờ đọc được bài viết trên facebuk của đại tướng Trần Đại Quang về chiến tranh biên giới xin đăng để cùng chia sẻ


Ngày 7/1, toàn bộ đội hình Quân đoàn 4 tiến hành vượt sông. Do sự tan rã nhanh chóng của lực lượng phòng thủ biên giới và sự chủ quan của Pol Pot, quân đội Việt Nam tiến vào Phnom Penh từ Neak Luong mà không gặp sức chống cự đáng kể nào. Trưa ngày 4/1, Quân đoàn 4 đã có thể bắt tay với Quân đoàn 3 ở ngoại ô phía bắc Phnom Pênh.

(Còn tiếp)

    Tôi không rõ lắm Trần Đại Quang lúc này làm gì ở đâu nhỉ?
    Chổ tô đỏ trên đây có lẽ là người đánh máy nhầm ?
   
    Nhân kỷ niệm 35 năm giải phóng CPC qua trang của vaphothotu vanthang341 xin có lời chúc may mắn đến những đồng đội QTNVN tại CPC còn sống. Chúc các đồng đội mạnh khoẻ, hạnh phúc...
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #112 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2014, 11:15:47 pm »

Chào bác vanthang - câu hỏi của bác làm duccuong suy nghĩ bởi ngày 4/1 sư đoàn 320 chưa vượt sông mê công. Nhưng d2,d3 E48 được tăng cường 2 đại đội tăng đã đánh chiếm thị xã plây veng . Vậy kết luận trên là có cơ sở. Vấn đề thị xã plaay veng cách pnong pênh bao nhiêu km thì duccuong không biết.
 Đầu năm mới chúc bác và các thành viên VMH mạnh khỏe. Vạn sự như ý.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #113 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2014, 04:02:57 pm »

Chào bác VănThăng
Lâu nay, công việc cơ quan hơi bận nên cũng ít có thời gian để đồng hành cùng anh em.Nhân đọc được bài trên phai buc(Với cái nik là Trần Đại Quang, bộ trưởng bộ công an).Vì bài viết có bàn về chiến tranh biên giới Tây Nam nên Vaphothotu cóp lên để anh em cùng chia sẻ.
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH
Thành viên
*
Bài viết: 62


« Trả lời #114 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2014, 10:35:52 am »

  Chào anh Vaphothotu! Lâu quá không thấy anh đăng đàn. Biết là anh bận với sổ sách điểm chác của học trò cuối kỳ, cuối năm nhưng cũng phải dành thời gian tu sửa nhà cửa của mình và ghé thăm nhà đồng đội với chứ! Anh đã xem hết 10 tập phim tài liệu "Biên giới Tây Nam, cuộc chiến tranh bắt buộc" chưa? Chắc chắn anh gặp lại một thời tuổi trẻ của mình trong đó? Có gặp thằng Pốt nào quen quen k? Em đang đối chiếu xem anh ĐC miêu tả cái mũ của thằng lính Pốt có đúng như vậy không? (thú thực là bây giờ em mới nhìn thấy. Và phát hiện ra rằng cả mũ và kiểu cắt tóc của lính nữ Pốt cũng giống nữ Trung Cộng trong cuộc Đại cách mạng văn hóa???). Chúc anh sức khỏe và nhiều niềm vui! Nhớ chia rét cho miền Nam với nhé!
Logged
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #115 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2014, 07:56:40 pm »

Chào Người yêu của lính.
     Đã lâu rồi mới được người đẹp ghé thăm.Vui quá.Năm cũ sắp qua năm mới sắp đến xin chúc Người yêu... tươi trẻ mãi.
  Về bộ phim mà em nói anh cũng đã xem rồi. Không biết đồng đội trên Vmh suy nghĩ như thế nào nhưng anh có cảm nhận nó đã khắc họa được tội ác diệt chủng của bè lũ Pôn pốt.Anh từng có mặt ở Sa Mát sau cái đêm kinh hoàng ấy.Đã tận mắt chứng kiến tội ác của chúng. Đã nhìn thấy những tấm biển ghi tội ác của kẻ thù được cắm bên những cái giếng, bên những ngôi mộ mới. Nhưng nay nghe tin hàng vạn đồng bào ta bị sát hại thì cũng giật mình.
  Còn những hình ảnh quân tình nguyện tiến vào giải phóng Nông Pênh thì anh thấy còn ít chưa nói là nghèo nàn, chưa xứng tầm với một cuộc chiến khốc liệt mà bọn anh đã tham gia.Không biết lúc ấy phóng viên, nhà quay phim làm gì?
 Chúc em một năm mới đầy thắng lợi
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Giêng, 2014, 08:59:08 pm gửi bởi vaphothotu » Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #116 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2014, 10:08:41 pm »

Đúng vậy vapho à .Trận đánh vượt sông mê công tại bến phà cong pong chàm có những cảnh rất sống động mà không bao giờ tạo dựng được , cho đạo diễn tài ba đến mấy. Thật tiếc không có một thước phim, một bức ánh nào chứng giám thời khắc lịch sử đó . Ra bắc qđ3 có thực ngiệm làm lại để quay phim nhưng không thể được như ý muốn, nên tư liệu hình ảnh không có . Nếu quay hay chụp ảnh được những hình ảnh cả khúc sông khói mù mịt ( ta thả khói để vượt sông ) thuyền ta bị trúng đạn, có chiếc buộc phải quay trở lại . bộ đội ta rơi xuống sông ,những ánh chớp hỏa lực ta bắn trên thuyền, pháo địch bắn dựng hàng chục cột nước trên sông thì duccuong cho rằng đó là một trong những thước phim rất đắt, có sức thuyết phục cao.
 Nghĩ lại là như vậy . Còn lúc đó thì lo đánh cho thắng đã chứ phim ánh quan trọng gì phải không bạn ?
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #117 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2014, 10:33:29 pm »

 Còn những hình ảnh quân tình nguyện tiến vào giải phóng Nông Pênh thì anh thấy còn ít chưa nói là nghèo nàn, chưa xứng tầm với một cuộc chiến khốc liệt mà bọn anh đã tham gia.Không biết lúc ấy phóng viên, nhà quay phim làm gì?
 Chúc em một năm mới đầy thắng lợi

 Trong chiến dịch giải phóng Campuchia và cụ thể là tại Phnom Penh, các nhà văn và làm phim thời sự có đi theo đội hình tác chiến của cánh quân của Binh đoàn Cửu Long đấy bác ạ. Sáng sớm ngày 8.1.1979 khi đơn vị BY đang ngồi ăn cơm sáng giữa đường phố thì có thấy 1 chiếc xe commangca chạy tới, lúc nó quay đầu chạy lại thì BY thấy có ống kính của máy quay chĩa ra ngoài cửa hướng về nhóm anh em cùng đơn vị. Cũng sau này, sang năm 1980 thì nhiều lần các đơn vị thay nhau về bảo vệ Phnom Penh và cũng tham gia đóng phim thời sự luôn. Nếu bác nào tìm được bộ phim tài liệu quay lại cảnh duyệt binh của Campuchia chào mừng 1 năm giải phóng thì sẽ thấy, trên các xe TTG và cả xe tải Quân sự, toàn lính ta cả đấy, các đơn vị tham gia "giúp bạn" duyệt binh xong là chạy thẳng ra mặt trận luôn, chẳng khác gì lính Liên Xô năm 1941 sau khi duyệt binh xong tại Quảng trường Đỏ.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #118 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2014, 09:19:01 am »

Năm mới, em Anhtho thay mặt gia đình chúc mẹ, anh chị và con cháu vui khỏe, hạnh phúc, phát đạt. Chúc " MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG"
Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #119 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2014, 08:57:40 am »

Xin chào VeTran - AnhTho
Vậy là một mùa xuân nữa lại về.Tấm lòng của các bạn đã để lại trong ấn tượng sâu sắc không thể nào quên trong kí ức của Vaphothotu.Nhân dịp năm mới Vaphothotu xin kính chúc gia đình của hai bạn sang năm mới an khang thịnh vượng và mọi sự may mắn.
 Và nhân dịp đầu xuân mới Vaphothotu xin gửi tới bác VeTran, AnhTho,Duccuong,Người Yêu của lính và anh em đồng đội về một "lá đơn rất đặc biệt' của người cha già đã quá cố.Và xem đây là bài "khai bút"đầu tiên cho năm mới.
  Thưa các bạn.
Vào khoảng cuối tháng 12 năm 1979, lúc bấy giờ Vaphothotu đang đóng quân tại xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ tỉnh Bắc Thái.Vào một buổi sáng, liên lạc của tiểu đoàn có đưa cho Vathothotu một bức thư nhà.Xin được nói thêm đó là bức thư của người cha già kính yêu.Bóc vội, Vaphothotu ngạc nhiên vì kèm theo bức thư là một lá đơn.Mặc dù người cha già kính yêu nay đã về ví tiên tổ nhưng bút tích của Người Vaphothotu vẫn giữ.Xin được giới thiệu với các đồng chí nguyên văn lá đơn đó.Mọi sự bình luận nhường lại cho các đồng chí và các bạn.

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Giấy chứng nhận hoàn cảnh gia đình
Kính gửi U.B.N.D xã Nghi Vạn. Ban chỉ huy đơn vị 15r.6320 Bắc Thái.
Tôi tên là Phan Công …(xin không nhắc tên húy) Vợ là Lê Thị … ở đội 1 thuộc xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ Tịnh.
Vợ chồng tôi có sinh được hai người con:1 người con trai, và 1 người con gái. Con gái đi lấy chồng xa đang làm nhiệm vụ cho nhà nước. Con trai tên là Phan Công Vượng đang làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.      
   Trước lúc ra đi nhập ngũ đến nay gần 3 năm con Phan Công Vượng vào miền Nam, sang nước bạn Căm pu chia, hoàn thành nhiệm vụ được lệnh trở về nước . Hiện nay ở tỉnh Bắc Thái. Hàng năm chồng vợ ở nhà đau ốm luôn, trong lúc đau yếu, có lúc chén thuốc đi lấy mà uống cũng gặp khó khăn.Vợ chồng thiếu sức lao động hoàn cảnh kinh tế đời sống thiếu thốn, tuổi già sức yếu gây khó khăn nhiều trong hoàn cảnh.
   Vậy cho nên vợ chồng tôi mong muốn được sự quan tâm giúp đỡ của U.B.ND xã và ban chỉ huy đơn vị; để con được gần gia đình có điều kiện giúp đỡ vợ chồng chúng tôi.
Nghi Vạn ngày 6- 12-79
Người làm đơn
Phan Công ...





 
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Giêng, 2014, 09:25:58 am gửi bởi vaphothotu » Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM