Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 12:27:19 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thời áo xanh trên đất Bắc (Tác giả:Phanvuong)  (Đọc 82027 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #10 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2013, 05:12:57 pm »

2.Từ sân bay đến Phú Xuyên.
Chúng tôi rời đất nước Chùa tháp lúc 11 giờ ngày 27.7.1979(?), trên chiếc máy bay vận tải C130 của Nga. Đây là máy bay vận tải nên không có bàn ghế gì cả.Lính ta xếp hàng dọc rồi đặt ba lô xuống ngồi.Súng AK tháo đạn để cạnh ba lô.Trong khoang hành khách, ngoài lính còn có một anh người Nga nữa.Anh này ngồi cạnh một cái bảng đầy công tắc và ra hiệu cho chúng tôi không được đụng tay vào.
     Cảm giác lần đầu được đi máy bay tôi không kể nữa mà xin kể một cảm giác khác.Một cảm giác mà hai năm qua lính ta không có hoặc là phải quên đi.Đó là cảm giác khi nhìn thấy hai cô tiếp viên hàng không xinh đẹp từ trong buồng lái bước ra.Chiếc áo sơ mi trắng tinh ôm chặt lấy một tấm thân nõn nà đang bốc lửa.Chiếc cà vạt xanh nằm gọn giữa hai ngọn núi. Sao mà gợi tình đến thế.Một cảm giác khác giới trỗi dậy trong tôi.Mấy chục cặp mắt tròn xoe đổ dồn về một phía.Miệng ú ớ chẳng nói nên lời. Sau bài văn ngợi ca chiến công của anh lính tình nguyện, các cô bước vào buồng lái như hai nàng tiên biến mất giữa mây xanh.
    Khoảng 13 giờ 30 chúng tôi đến sân bay Đa Phúc(?).Ra khỏi sân bay là có xe đón ngay.
 Chúng tôi được phát mỗi người mấy ổ bánh mì và một hộp thịt hộp. Cảm giác vui sướng được trở về quê hương nên chẳng ai muốn ăn uống gì cả.
    Tôi thò đầu ra ngoài cửa sổ. Chợt nhận ra cuộc sống hối hả của miền Bắc.Trên dòng người xuôi ngược ấy, sao mà nhiều con gái đến thế!Mà cô nào cũng đẹp.Chẳng như con gái Miên nơi biên thùy mà tôi đã gặp.Tóc dài, da trắng, quần lụa đen…Sau cái làn áo trắng ấy là cả một thế giới đầy bí mật.Có lẽ trong đám lính của chúng tôi chưa ai  dám vượt qua vạch cấm để khám phá những điều kì diệu…
Xe chạy.Lính ta bắt đầu ăn bánh mì.
    Không.Không phải ăn mà là ném bánh mì.Bánh mì chấm thịt hộp ném con gái.Những chiếc áo  nhuộm đỏ màu thịt hộp.Nhiều cô kêu oai oái…Lính ta khoái chí cười như nắc nẻ.
  Gần tối, chúng tôi đến xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái.
Thưa các bạn.
Hành trang tôi mang về Tổ quốc là một chiếc gùi nhỏ, một túi Clemo, một khẩu Ak báng gấp, năm băng đạn và một can vàng nước lạnh Căm pu chia.Trong ba lô chỉ có một bộ quần áo, một chiếc chăn thám báo của Mĩ mà tôi đã nhặt được trong một lần tập kích.Trong lần khám quân tư trang trước khi về nước, đơn vị đã thu nhưng sau xét thấy nó không có giá trị về kinh tế nên trả lại.
  Tôi xách can nước đến một bờ ruộng và đổ xuống đó.Dòng nước mát Căm pu chia đã hòa cùng dòng nước ngọt ngào của Đất mẹ.Gía như tình bạn Việt Nam và Căm pu chia cũng ngọt ngào như dòng nước ấy thì hay biết mấy.
(Còn nữa)
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tư, 2013, 05:27:50 pm gửi bởi vaphothotu » Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #11 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2013, 06:02:46 pm »


Bên F320 đi tàu bay sướng nhể. Grin Thú thực hồi đó chúng tôi cũng ghen tị chút chút. Sau đó lại thấy đi bằng tàu hỏa cũng nhiều cái vui và thoải mái. Nhất là 3 ngày ở Long bình, rồi ga gà, ga mực...Sau này nhiều người (Trong đó có tôi) ngoài chuyến đi ấy, chưa có dịp trở lại Miền Nam thêm 1 lần nữa.

Đơn vị của bác Phanvuong đóng quân ở xã Phú xuyên là xã quen thuộc với tôi, bởi tôi có 4 tháng huấn luyện tân binh ở đây. Xóm Sậy, cây đa đôi hẳn bác vẫn nhớ chứ?
Đóng quân ở Phú xuyên (Cách đèo Khế chừng 15km) nơi đó bạt ngàn tre nứa, các bác thế nào cũng được trải nghiệm sự nhọc nhằn của việc khai thác tre nứa cho mà xem. Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #12 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2013, 06:23:07 pm »

Xin chào bác Tuấnb5.
Thực ra mỗi phương tiện có mỗi cái thú riêng.Hồi đó được đi máy bay là một miềm tự hào lớn đấy bác ạ.Đối với tôi nếu đi bằng tàu hóa  thì sẽ hay hơn.Vì ga Quán Hành chỉ cách nhà tôi một quãng.Chỉ cần viết mấy chữ nhờ bà con báo dùm với mẹ :Con đã trở về thì chắc mẹ vui sớm được mấy chục ngày.
   Còn chuyện sống ở Bắc Thái cũng có nhiều cái thú vị.
Cảm ơn bác đã chia sẻ.
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #13 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2013, 07:37:04 pm »


Bên F320 đi tàu bay sướng nhể. Grin Thú thực hồi đó chúng tôi cũng ghen tị chút chút. Sau đó lại thấy đi bằng tàu hỏa cũng nhiều cái vui và thoải mái. Nhất là 3 ngày ở Long bình, rồi ga gà, ga mực...Sau này nhiều người (Trong đó có tôi) ngoài chuyến đi ấy, chưa có dịp trở lại Miền Nam thêm 1 lần nữa.


Chào bác chủ, bác Tuanb5 và anh em tham gia topic. Theo dõi mạch bài mới, thấy bác Phanvuong khoe cái vụ hành quân bằng máy bay, tôi cũng đang khoái nhưng chưa biết tiếp chuyện thế nào thì gặp bác Tuanb5 nhắc lại vụ hành quân bằng tàu hỏa nên tôi xin tham gia không những bằng tàu hỏa mà còn cả bằng máy bay dân dụng nữa
 Sau gần bốn năm xa lũy tre làng. Tháng 7 năm 1978 tôi được nghỉ phép năm lần đầu và trở về miền Bắc. Cần tả lại đôi chút chuyến trở về quê hương sau giải phóng trên con tàu thống nhất. Ấn tượng đầu tiên là hết một buổi sáng trong cuộc chen lấn đến bẹp bụng, nghẹt thở bên cạnh sự giúp sức của anh trai với một xấp đủ các loại giấy tờ chứng minh nhân thân của tôi như thủ tục xuất cảnh qua một quốc gia khác để mua được cái vé tàu (hồi ấy chưa có tuyến giao liên quân vận), tối hôm sau lên tàu cũng phải trải qua cảnh hỗn quân loạn quan để đến được chỗ ngồi thì phải trèo lên vai lên đầu người khác cùng vô số những hàng hóa, nhất là những bao gạo chất đống nhiều vô kể trong gầm ghế, dọc lối đi... Con tàu xuyên Việt hú hồi còi dài rời ga Sài Gòn trước cửa chợ Bến Thành, chậm chạm như một con cuốn chiếu già nua tiến về phía Bắc nhưng cứ phải dừng lại liên tục vì đầu tàu không kéo nổi những toa xe quá tải, trong khi nhà tàu yêu cầu hạ tải, nhất là gạo thì tàu mới chạy đạt tốc độ và thời gian qui định. Hành trình là một trải nghiệm nhớ đời diễn ra trong sinh hoạt bẩn thỉu, thiếu nước trầm trọng, chỗ nào cũng có mùi hôi thối, nhẫy nhuộc bùn đất từ những bàn chân trong nhà vệ sinh đi ra, cùng bụi than của đầu tàu, bụi đường và mồ hôi điểm tô thêm sự nhem nhuốc khắc khổ của hành khách để gần một tuần mới ra đến ga Nam Định. Tuy mệt mỏi nhưng chan chứa niềm vui như một nhà thám hiểm mới hoàn thành chuyến viễn du khám phá cảnh quan và những nét đặc trừng của từng ga tàu dừng, từng vùng miền tổ quốc thân yêu, trong đó ga gà (Diêu trì) thì dân vào tận toa bán toàn gà các loại từ gà sống, gà luộc, nướng đến kho mặn. tới ga mực như bác Tuanb5 nói(ga Nha trang) thì dân bán rong các loại mực tươi, mực khô, mực luộc, mực nướng. đến ga toàn bán nho tươi, nho khô, rượu nho. Nhìn cách làm hàng thì bắt mắt, nhưng cuối cùng ai mua hàng tại các ga dọc đường tàu thống nhất đều thấm thía là mình "bị lừa" số lượng, chất lượng hàng so với số tiền bỏ ra. Rồi đến đoạn tàu chui hầm đột ngột tối thui như trời sập trong nhung giọng thảng thốt của hành khách lần đầu đi tàu xuyên Việt, rồi lại bất chợt giật mình thấy tàu chạy giật lùi như lại trở về Nam( Ga Đà Nẵng) Nhưng tóm lại là bỡ ngỡ, vui vẻ và ngạc nhiên: sao đất nước mình nhiều thứ lạ lẫm vậy? Mà trong tôi văng vẳng câu hát
           Đi dọc Việt Nam theo bánh con tàu quay
           Qua đèo Hải Vân mây bay đỉnh núi
           Nhớ khi xưa em chờ anh tới
           mà tàu anh đang vượt qua núi cao...
 Về quê hương, liềm vui thì rất nhiều, nhưng chưa kịp cảm nhận hết những thân thương của lũy tre làng, con mương xanh nước chảy êm đềm, tiếng chuông nhà thờ ngân nga sáng, trưa, tối cùng sự cảm động vui mừng của mẹ, niềm hân hoan của các em của bạn bè thì tôi nhận được lệnh trở lại đơn vị tham chiến mặc dù ngày nghỉ phép còn dài vì chiến tranh biên giới Tây Nam bùng nổ. Ngày hôm sau, với quyền ưu tiên chiến sĩ trở vào chiến trường Tây Nam. Lần đầu tiên được đặt chân đến Thủ Đô, vì ngày ra đi khỏi làng quê heo hút, bước chân trải miết về phương Nam, trong bộ não không có chút khái niệm gì về những địa danh phía Bắc, Kể cả thủ đô. Và cũng lần đầu tiên được bay trên bầu trời tổ quốc bằng chiếc IL 18 cũ rích của Liên Xô, tôi và một thượng úy ngồi ngay khu vực ngang cánh máy bay, động cơ nổ ầm ấm, thỉnh thoảng còn vẫy vẫy cánh như chim, rồi cũng đến đích mà trong đầu có cảm giác nâng nâng lạ từ sân bay Gia Lâm vào sân bay Tân Sơn Nhất để trở về đơn vị. Có một điều tôi suy nghĩ mãi nhất là bây giờ trong điều kiện an ninh hàng không thế giới ngày càng phức tạp mà ngày ấy sao an ninh hàng không của ta tuyệt vời vậy vì tại ga Gia Lâm, nhân viên an ninh cho xếp tất cả hành lý của khách thành đống như đụn rơm giữa sảnh rồi dùng mấy cái thiết bị rà mìn rà qua rà lại là xong và chuyển thẳng lên khoang hàng trong máy bay, trong khi đó tôi để một khẩu Col45 to tổ chảng trong ba lô mà không ai phát hiện ra.
Chúc các bác khỏe và cung cấp nhiều kỉ niệm một thời xa xưa ấy anh em ta cùng "nhâm nhi" lại.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tư, 2013, 08:03:58 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #14 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2013, 06:54:15 pm »


 Sau gần bốn năm xa lũy tre làng. Tháng 7 năm 1978 tôi được nghỉ phép năm lần đầu và trở về miền Bắc. Cần tả lại đôi chút chuyến trở về quê hương sau giải phóng trên con tàu thống nhất. Ấn tượng đầu tiên là hết một buổi sáng trong cuộc chen lấn đến bẹp bụng, nghẹt thở bên cạnh sự giúp sức của anh trai với một xấp đủ các loại giấy tờ chứng minh nhân thân của tôi như thủ tục xuất cảnh qua một quốc gia khác để mua được cái vé tàu (hồi ấy chưa có tuyến giao liên quân vận), tối hôm sau lên tàu cũng phải trải qua cảnh hỗn quân loạn quan để đến được chỗ ngồi thì phải trèo lên vai lên đầu người khác cùng vô số những hàng hóa, nhất là những bao gạo chất đống nhiều vô kể trong gầm ghế, dọc lối đi... Con tàu xuyên Việt hú hồi còi dài rời ga Sài Gòn trước cửa chợ Bến Thành, chậm chạm như một con cuốn chiếu già nua tiến về phía Bắc nhưng cứ phải dừng lại liên tục vì đầu tàu không kéo nổi những toa xe quá tải, trong khi nhà tàu yêu cầu hạ tải, nhất là gạo thì tàu mới chạy đạt tốc độ và thời gian qui định. Hành trình là một trải nghiệm nhớ đời diễn ra trong sinh hoạt bẩn thỉu, thiếu nước trầm trọng, chỗ nào cũng có mùi hôi thối, nhẫy nhuộc bùn đất từ những bàn chân trong nhà vệ sinh đi ra, cùng bụi than của đầu tàu, bụi đường và mồ hôi điểm tô thêm sự nhem nhuốc khắc khổ của hành khách để gần một tuần mới ra đến ga Nam Định.


Chuyến “Quy cố hương” của bác vetran vất vả quá nhỉ!
Đoàn tàu chở chúng tôi ra Bắc là đoàn tàu quân sự (Chở toàn lính) nên không đến nỗi nào. Khá rộng rãi và thoải mái. Ngoài sự “Đàng hoàng” về cơ sở vật chất Grin, tâm lý chúng tôi thật sự vui vẻ mới là điều tôi ấn tượng nhất về chuyến đi này.

Như bác biết đấy, QĐ3 nhận lệnh bàn giao địa bàn cho đơn vị bạn, lên đường ra Bắc để chống quân bành trướng phương Bắc. Cấp trên quán triệt rõ yêu cầu nhiệm vụ mới, song anh em ai cũng vui mừng. Dẫu lính tráng thì "Đâu có giặc là ta cứ đi" như lời 1 bài hát, song được chiến đấu trên mảnh đất quê hương, sau lưng là người dân cùng dòng máu Việt vẫn hay hơn nhiều. Và , dù có lên biên giới phía Bắc, hy vọng được gặp người thân là có cơ sở, sau những ngày khói lửa hiểm nguy nơi núi rừng quá xa lạ.

Nhắc lại chuyến đi tàu hỏa vui vẻ ra Bắc hồi ấy, dễ hiểu vì sao chúng tôi không băn khoăn nhiều về chuyện đi máy bay, mặc dù trước đó đã được phổ biến về phương thức hành quân này. Có điều thật sự buồn, là trong số anh em cùng trên chuyến tàu năm ấy. Đã không có mặt nhiều người bạn cùng rời quê hương, đi về hướng biên giới Tây-Nam...



Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #15 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2013, 09:53:36 am »

   Chuyến trở về của những người lính QD3 thật đáng nhớ.
 Đơn vị tôi cả đi bộ lẫn oto và tầu hỏa đấy. Chúng tôi chẳng được vi vu trên trời nhưng được vi vu dưới đất. Khi cả đoàn xe đỗ ở đồn biên phòng của khẩu. Lính trên xe tôi còn nã lên trời mấy loạt ak để chào mừng sắp được về Tổ quốc, làm cho đồn biên phòng rung kẻng báo động ầm ĩ. Balie đóng sập trước mắt chúng tôi, suýt không về được Grin
  Khi qua Mộc bài gặp lại các chị, các em đi dưới đường bọn tôi vỗ tay reo hò ầm ầm khen phụ nữ mình đẹp quá chỉ mén xuống đường những tiếng cười, tiếng vỗ tay và lời khen thôi. Chắc mọi người dưới đường ngạc nhiên lắm, chỉ khi ra tới Bắc thái thì đám lính trẻ bọn tôi mới nổi máu nghịch ngợm, phá phách. Lúc ấy quả là biển chỉ sâu tới đầu gối, trời to chẳng bằng vung xoong 20  Grin
Logged
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #16 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2013, 10:41:47 am »

Như vậy là tìm được bạn cùng quân đoàn rôi.Vui quá.
Chào bác Tuấn b5, chào bác Hồng, chào bác Thanh 63,chào bác Vetran.
Chúng ta sẽ cùng nhau rồi tưởng về những ngày trên đất Bắc các bác nhé.Chuyện nghịch ngợm của lính ấy mà.Thật tiếc, tôi chỉ sống  Bắc Thái có mấy tháng, e rằng không có nhiều chuyện đẻ chia sẻ cùng các bác. Chúc các bác vui, khỏe.
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #17 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2013, 11:27:24 am »

Như vậy là tìm được bạn cùng quân đoàn rôi.Vui quá.
Chào bác Tuấn b5, chào bác Hồng, chào bác Thanh 63,chào bác Vetran.
Chúng ta sẽ cùng nhau rồi tưởng về những ngày trên đất Bắc các bác nhé.Chuyện nghịch ngợm của lính ấy mà.Thật tiếc, tôi chỉ sống  Bắc Thái có mấy tháng, e rằng không có nhiều chuyện đẻ chia sẻ cùng các bác. Chúc các bác vui, khỏe.

Vậy là bác có lẽ thuộc diện chưa đủ, nhưng mém 21% thương tật, bên 48 tụi em, các bác từ 16% thương tật trở lên khi ra Bắc Thái là miễn ráo trọi mọi "công tác" nằm chờ chính sách, sau đó là ưu tiên 2 thuộc về các bác lính 74, 75 ... đủ niên hạn về với bu, nhưng các bác này vẫn phải "đóng góp" cho quân đội, sang đến 80, 81 thì các bác 76, 77 mới rục rịc ra quân. Ở B em có đ/c Lương lính 77 Thanh Chương hay Đô Lương gì đó cũng mãi 81 mới ra quân cho dù bị cụt mất ngón chỏ nên tụi em gọi là Lương cụt ...

Cho dù bác ở BT có mấy tháng nhưng đã viết thành hồi ký thì khối chuyện cần chia sẻ, mà nếu có lúc nhớ lúc quên như em chẳng hạn thì ... không sao đâu bác, anh em mình yểm trợ nhau được mà, bác có kỷ niệm bí mật, nay bật mí được rồi, 34 năm rồi còn gì là bí mật nữa và cũng hết thời gian bảo mật cho loại bí mật này của lính bác cựu 52 nhểy  Grin
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #18 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2013, 12:10:23 pm »

  Vậy là bác có lẽ thuộc diện chưa đủ, nhưng mém 21% thương tật, bên 48 tụi em, các bác từ 16% thương tật trở lên khi ra Bắc Thái là miễn ráo trọi mọi "công tác" nằm chờ chính sách, sau đó là ưu tiên 2 thuộc về các bác lính 74, 75 ... đủ niên hạn về với bu, nhưng các bác này vẫn phải "đóng góp" cho quân đội, sang đến 80, 81 thì các bác 76, 77 mới rục rịc ra quân. Ở B em có đ/c Lương lính 77 Thanh Chương hay Đô Lương gì đó cũng mãi 81 mới ra quân cho dù bị cụt mất ngón chỏ nên tụi em gọi là Lương cụt ...

 Bắt đầu thấy những "bất công" giữa QD3 và QD4 rồi đây. Grin

 Thời điểm đó lính thương tật từ 30% trở xuống ở đơn vị chúng tôi vẫn còn phải đi đánh nhau bỏ cha bỏ mẹ ra. Vậy mà các ông mới có 16% thương tật đã được nằm khểnh chờ chế độ chính sách. Năm 1980 lính 1976 chúng tôi vẫn còn "yên tâm" công tác thì lính 1977 đừng có nằm mơ đến lượt giải quyết chính sách, cuối 1981 mới bắt đầu lác đác được ra quân và giữa 1982 thì lính 1976 1977 mới "mon men" tới bờ rào danh sách cho về, lính 1978 mặt "buồn thuỗn" khi thấy lính đàn anh cười "nhăn nhở" chào thân ái, các chú ở lại, anh về trước nhé. Sang giữa 1983 lính 1978 mới tới lượt ù té quyền, tuy nhiên cũng không dễ dàng là mời các chú "oánh" nốt trận cuối và trận này thì sẽ có nhiều "cam go". Cũng may là thằng Som San nó "nể" mặt lính Quân đoàn nên nó đi "du lịch" Thái trước một ngày nên không xảy ra đụng độ lớn, nếu nó ở lại cùng "chung vui" với mình ở trận đó thì giờ này chẳng biết chú nào lính 1978 còn và chú nào đã mất. Grin

 Lính QD3 sướng thật, vừa được về nước nói tiếng mẹ đẻ, lại còn được nằm khểnh nghe nhạc vàng ở Bắc Thái, vừa được sớm về với bu. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #19 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2013, 12:18:13 pm »

ngày xưa đi giám định thương tật : 21/% mới được loại 1/8 . loại 8 lúc đó là nặng nhất .
còn : 16/% thương tật chưa được xếp hạng .
trên chiến trường k thương binh loại 1/8 đi chiến đấu bình thường .
Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM