Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:38:44 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cõi đời hư thực  (Đọc 39111 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #50 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2013, 08:34:57 am »

*

- Quế!... Quế!

Ở phòng ngoài giọng chị Mạ lạnh lùng vang lên. Cho đến lần gọi thứ ba anh Củng phải nhắc, Quế mới thưa.

- Xong rồi, ra đây mẹ bảo.

Quế ngồi xị mặt một lúc nữa rồi mới đứng dậy ra ngoài.

- Cô vào đây, vào đây tôi hỏi - Chị Mạ vừa nói vừa bước vào phòng của Quế.

Quế ngồi phịch xuống mép giường, mắt nhìn thừ chả vào đâu, chờ đợi. Chị Mạ đóng cửa phòng, rồi đến ngồi cạnh. Im lặng một lúc, chị Mạ lên tiếng:

- Thế bây giờ cô tính sao?

Quế chắp tay kẹp vào trong đùi, mắt không chớp.

- Hở, cô tính sao?

Quế nhúc nhích hai vai:

- Thì… anh ấy lên... xin phép...

- Tôi hỏi cô... mấy tháng rồi?

- Bốn!

Chị Mạ nhướn lên:

- Bốn tháng! Khổ đời rồi con ơi... thế còn nạo với phá gì nữa, hừ!

Quế nhúc nhích hai bàn tay trong đùi, nói tỉnh queo:

- Gì mà mẹ phải hoảng. Đàn bà ai mà không chửa đẻ.

Chị Mạ rít lên:

- Nhưng mà người ta cưới xin đàng hoàng... Đằng này... lại là thằng không cha, không mẹ... thế cô tính cô bỏ cha mẹ xuống dưới ấy ở với nó à?

- Con chưa tính đến chuyện ấy... mẹ có đồng ý cho con lấy không đã.

- Rõ đẹp mặt... kỹ sư, bố anh hùng, cao cấp... Tôi chán cái giống nhà cô.

Quế lăn kềnh xuống giường co quắp như con tôm, kéo chăn phủ kín người và mỉm cười trong chăn. ở phòng bên anh Củng gọi:

- Lấy cho bố cốc nước, Quế ơi.

Quế vùng dậy lấy nước cho bố. Anh Củng không nói, đỡ lấy cốc nước, uống vài ngụm rồi nhoài ra mép giường, quài chân xuống đất rà dép.
Ngoài trời tối như mất điện. Quế lấy đèn pin soi dẫn đường cho bố. Lúc đó chị Mạ thở ngắn, thở dài trên ghế chờ Quế vào sẵn sàng cho một cuộc "khẩu cung".

Nhưng vừa xong việc, Quế tọt vào buồng chốt cửa lại. Chị Mạ bực dọc, con này đáo để thật. Đáo để, bà cho đáo để. Bà đẻ ra mày bà lại không dạy được mày à? Mày tưởng mày thượng học, đại học rồi không coi ai ra cái thá gì hả?

- Dậy! Cô dậy mở cửa, mau!

Chị Mạ đập cửa buồng Quế gọi. ở trong buồng, nằm trong chăn Quế nói vọng ra:

- Khuya rồi, đi ngủ mẹ. Con buồn ngủ lắm.

- Không có khuya sớm gì hết. Cô mở cửa mau, cho tôi hỏi.

- Con đã bảo, khuya rồi. Con buồn ngủ.

Chị Mạ vẫn đập vào cửa:

- Quế, mẹ bảo, dậy mở cửa. Cô có mở không?
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #51 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2013, 08:36:08 am »

15

Cuộc "chiến tranh lạnh" giữa hai mẹ con chị Mạ vẫn tiếp diễn. Hai ngày nay có nguy cơ xung đột vài lần, Quế đều khéo léo tránh được. Cơm tối xong, Quế tót vào buồng bố huyên tha huyên thuyên để tránh va chạm với mẹ. Lạ, từ lâu hễ hai bố con anh Củng ngồi với nhau thì y như chợ bắt đầu họp. Người ta bảo hai người đàn bà cộng với con vịt thành cái chợ. Nhà này chỉ có bố và Quế thôi cũng thành chợ huyện. Vui thật.

Vãn chuyện, Quế lấy sách ra đọc cho bố nghe không để thời cơ cho chiến tranh giữa mẹ và Quế xảy ra.

Anh Củng sung sướng gậm nhấm vinh quang của mình. Ngày đó mặt trận thắng như chẻ tre, vì vậy mọi hy sinh mất mát không còn nghĩa lý gì so trước niềm vui thắng trận.

Quế ngừng đọc. Ở ngoài vườn mưa phùn đọng trên lá cây rơi xuống tàu lá chuối lộp bộp. Khí lạnh luồn qua khe cửa, lách vào trong người, ướp lạnh từng tế bào. Quế co ro, cùng với cảm giác buồn khiến cô bâng khuâng. Hai cánh mũi phập phồng, rồi như có một tia máu từ đó chạy thẳng lên mắt. Quế còn nhớ, những ngày đó ở nhà nghe tin thắng trận, mẹ Mạ lặng lẽ ôm Quế vào lòng. Có lần đang bữa ăn, mẹ buông đũa đứng dậy xuống bếp ngồi đun cám. Chờ mãi không thấy mẹ lên, ông nội xuống thấy mẹ ngồi khóc. Sau này Quế mới biết, đó là những lần loa truyền thanh của xã đưa tin ở mặt trận quân ta tiêu diệt hàng trăm tên địch. Mẹ bảo, diệt được địch làm sao mà phía ta không hy sinh? Trong số đó cũng có thể là bố. Có đêm, đang ngủ tỉnh dậy quờ trên giường không thấy mẹ, Quế lồm cồm bò dậy, ra cửa thấy mẹ ngồi ngoài thềm gục đầu xuống gối khóc âm ỉ. Quế không hiểu, hỏi mẹ:

- Bố chết hả mẹ?

Mẹ ôm Quế vào lòng, khóc tiếp cho đến khi trăng lặn, mới bế Quế vào giường. Hồi còn nhỏ, giấc ngủ của Quế thường được ru trong tiếng khóc tức tưởi của mẹ. Ngày đó, mẹ con Quế cũng khổ không kém gì bố. Gầy quá, nên ngực mẹ teo tóp, nheo nhẽo như bà già. Đêm nằm Quế luồn tay vào ngực mẹ vuôn mãi mới có cái cầm tay để ngủ.

Có một lần, gần sáng tỉnh giấc không thấy vú mẹ, Quế lại tìm ra đầu thềm. Tới cửa thấy mẹ ngồi ngưỡng vục mặt xuống chiếc áo bộ đội của bố, khóc. Ánh trăng khuya xuyên qua rặng cau in hình mẹ trên vách nhà trông như lưỡi liềm dựng đứng.

Quế thương mẹ lắm. Làm đàn bà như mẹ khổ quá. Bên cạnh nhà Quế có vợ chồng chú Kiên mới cưới nhau. Chú Kiên bị câm nên không phải đi bộ đội. Vợ chú Kiên đẹp nền nã. Hàng ngày vợ chồng chú quấn quýt như đôi sam. Cô ấy chỉ mới cảm nhẹ, chú Kiên đã chạy nhặng sang nhà Quế tìm lá để về xông giải cảm cho vợ. Một lần Quế thấy mẹ đứng nhìn chú Kiên đèo vợ đi chợ huyện. Hai người vừa đi, vừa cấu véo nhau như trẻ con. Quế tưởng mẹ cười. Ai ngờ mặt mẹ hai giọt đang đánh đu trên gò má.

Trong làng, thỉnh thoảng xã lại báo tử một người. Những lần ấy, mẹ không đi dự, ở nhà vào buồng lấy một cái kim chích vào đầu ngón tay, nặn ra một giọt máu chấm vào cái áo gối cưới của bố và mẹ. Cái áo gối dày chi chít những chấm máu. Mẹ bảo, hết chiến tranh mà cái áo gối không kín chấm máu là bố còn sống và mẹ cũng không hết máu. Quế sợ chấm máu kín gối, nên thường bí mật mở hòm của mẹ lấy ra, chấm nước bọt để tẩy bớt. Mẹ biết, không nói gì, chỉ ôm Quế ngồi khóc.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #52 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2013, 08:38:46 am »

*

Nhìn bộ dạng Quế, anh Củng biết con gái đang có chuyện muốn nói. Đã đóng bộ đi làm, nhưng Quế vẫn ngồi ở ghế nhìn vào phòng bố, chốc chốc lại xem đồng hồ. Khốn nỗi, mẹ Mạ vẫn lúi húi quét dọn trong phòng. Anh Củng khoác chiếc áo bông dò dẫm bước ra cửa.

- Rét mướt, anh ra làm gì, lại ngã. - Chị Mạ vừa lùa chổi vào gầm giường vừa nói với chồng. Chỉ chờ cơ hội, Quế đứng dậy chạy ra:

- Bố để con đỡ.

Khi hai bố con đã ra đến ngõ, một luồng gió bấc từ mặt ao hút lên táp vào người làm hai vai anh Củng so lại. Anh Củng gỡ tay nói:

- Để bố khua khoắng tí cho khoẻ... nào, con gái có gì muốn nói, nói đi.

Được bố khuyến khích, lại sợ muộn giờ đi làm, Quế nói luôn:

- Bố giúp con làm tư tưởng để mẹ đồng ý... ngày mai anh ấy lên rồi.

- Con gái cứ yên tâm, bảo nó đến sơm sớm nhé.

Được lời, Quế dắt xe máy ra cổng vù đi. Anh Củng nhìn theo cái bóng màu hồng nhạt, lượn lờ và mất hút sau bụi tre xanh cuối ngõ. Con bé đang yêu, chả như mình ngày trước như kẻ mang nơm đi úp. Úp chỗ này không được, úp chỗ khác. Thấy động kịch một cái, trúng rồi! Thò tay mò khuấy mấy vòng, tóm cổ lôi ra bỏ vào giỏ. Chả có thời gian đâu mà thử thách, tranh đấu, chọn lựa như chúng nó bây giờ. Thì mình đánh nhau sứt đầu, mẻ trán chỉ mong sao cho chúng sung sướng hơn mình mà thôi.

Vừa tập thể dục, vừa suy nghĩ, không để ý đến khi chiếc xe từ thiện màu xanh của chị Bằng phanh két trước mặt, anh Củng mới giật mình lạng ra một bên.

- Gớm, đã bảo yếu thì đừng có ra gió.

Chị Bằng nói và lườm anh Củng, tiện tay dắt bệnh nhân đi vào. Chị Mạ cầm chiếc chổi đứng trên thềm nhìn, khoé miệng hơi nhếch không ra chào, cũng không ra cười. Bằng hiểu, liền nở miệng cười theo để kéo về đồng loã với đùa giỡn:

- Rét thế này mày để ông ấy ra đầu ngõ hứng gió. Chán, để tao chăm cho.

- Thì đấy - Nói vậy, nhưng miệng chị Mạ khép ngay lại.

Anh Củng bước lên thềm, nói:

- Tôi bây giờ như quả cầu gôn. Các người chỉ muốn đẩy khỏi lỗ, càng xa càng tốt.

Bằng và chị Mạ nhìn nhau, cảm thấy ân hận vì lời nói đùa của mình. Người ốm đau bệnh tật thường mặc cảm vì gánh nặng đối với mọi người. Nghĩ thế, Bằng bước theo túm lấy cánh tay anh Củng kéo vào buồng:

- Thôi đi ông ơi. Ông vào đây tôi khám để tôi còn phải đi… Ai đẩy đi thì vào đây với tôi. Bóng chày, bóng rổ, bóng đá, gôn gung tôi bắt hết. Được chưa? Nào, nằm xuống, xem tim lạnh hay nóng.

- Mạ ơi, vào đây hộ tí. - Anh Củng vừa nằm xuống giường vừa gọi vợ.

Chị Mạ được cớ bước vào ngay. Chị Bằng hiểu cách xử lý của anh Củng nên im lặng làm phận sự. Thấy vợ đứng thừa ra, anh Củng bảo:
 
- Lấy nước sôi...

- Đừng nói, đang nghe tim. - Chị Bằng nhắc.

Mọi việc xong, chị Bằng đóng cúc áo ngực cho anh Củng. Khoặc hai tay qua gáy kéo anh Củng ngồi dậy. Mái tóc thơm hương sả của Bằng phả vào mặt làm anh Củng xao xuyến. Đã lâu lắm, kể từ cái ngày cuối năm 1970, anh trở lại chiến trường và gặp Bằng lần thứ hai ở trạm giao liên, đến hôm nay anh mới được có lại cảm giác ân tình mà mạnh mẽ của đàn bà. Cảm giác ấy Mạ không mang lại cho anh được. Mặc dù Mạ rất tốt và yêu chồng. Hồi ấy Củng ra Bắc an dưỡng và đi trong đoàn Anh hùng dũng sĩ đến các đơn vị, địa phương kể chuyện chiến đấu. Sau gần một năm sống ở miền Bắc được bồi dưỡng cả vật chất và tinh thần, sức khoẻ anh khá tốt. Nhưng sau ba tháng hành quân vừa bằng ô tô, vừa đi bộ vượt Trường Sơn sức khoẻ tụt dần sau những con dốc, lưng đèo, những bữa cơm chỉ có cá khô, mắm ruốc. Ông bạn sốt rét trở lại thăm Củng vào một chiều ở binh trạm Bẩy. Người ta đưa Củng vào bệnh xá của binh trạm. Trong cơn hoảng loạn, răng Củng lúc nghiến ken két, khi va vào nhau cập cập. Đầu Củng căng, đông lại và nhức như có mũi dao xuyên từ trán lên đỉnh.

Củng quơ lấy chiếc dép quật liên tiếp vào đầu cho vỡ ra, bốc não ném đi cho trống rỗng. Có người giằng lấy chiếc dép, rồi găm chiếc thìa nhôm vào miệng Củng. Sau này tỉnh rồi, Củng mới hiểu đó là cách để tránh cho bệnh nhân cắn vào lưỡi.

Người ta trói và tiêm cho Củng. Người ta còn làm gì nữa, Củng không biết. Đến khi tỉnh dậy, đầu nặng như óc bị đông đặc. Hình như có ai phủ lên ngực Củng. Mùi thơm dìu dịu của đồng quê khiến Củng có cảm giác ấm áp dễ chịu.

Cổ họng khô đắng, Củng khát nước và muốn dậy tìm nước, nhưng có ai đè trên người nặng quá. Củng cố vùng cựa để thoát ra, nhưng chân tay như bị đứt cơ, bủn rủn. Củng cựa quậy ú ớ mãi, người ấy lăn ra và tiếng con gái:

- Anh Củng! Tỉnh dậy rồi. Em đây, Bằng đây mà.

Thì ra y sĩ Bằng chính là người đè lên anh khi cơn sốt hoành hành. Đây thường là cách làm cho bệnh nhân dễ chịu khi lên cơn sốt rét ác tính.
Bằng ngồi dậy, miệng ngậm chiếc cặp tóc, hai tay khoành ra sau gáy buộc tóc. Buộc xong, Bằng luồn hai tay xuống gáy Củng vực anh dậy. Cái díu người khiến cả mái tóc thơm của Bằng đổ xuống ngực anh. Củng bỗng thấy trong anh có gì thức dậy. Cử chỉ đầy nữ tính nhưng mạnh mẽ kích thích bản tính đàn ông của Củng. Rất tiếc, Củng yếu quá sau cơn sốt nên nó nhanh chóng trốn mất. Hồi ấy Bằng cũng tàn tã lắm. Sau khi biết tin chồng chết, con mất, Bằng giống như người tâm thần, suốt ngày lang thang trong rừng, tay ôm chiếc áo len đỏ của con, gặp đâu cũng cào đất, đào bới tìm "bố cháu", bệnh xá binh trạm đưa Bằng về chữa chạy mất hơn một năm, bệnh mới khỏi. Cuộc chiến khốc liệt đánh thức mọi giác quan còn mơ màng của Bằng, để trở lại trạng thái cần thiết mà chống chọi, tồn tại. Bằng lại về vị trí y sĩ điều trị của binh trạm.

Có lần Bằng ôm Củng khóc như em gái hờn dỗi với anh trai, như vợ khóc chia sẻ với chồng. Có lẽ tình cảm quê hương nơi xa xôi, nơi ác liệt, cô quạnh nó bao trùm lên tất cả, chịu đựng tất cả. Trong Củng lúc ấy có đủ những tình cảm đó. Nhưng mạnh hơn, trội hơn và cũng đọng lại lâu hơn là hương thơm dìu dịu của mái tóc đàn bà, là cử chỉ nữ tính nhưng mạnh mẽ của Bằng. Kết thúc điệp khúc dịu dàng của phụ nữ, bao giờ Bằng cũng siết mạnh bằng hai cánh tay như muốn ngấu nghiến. Đời Củng thăng trầm, có cay đắng, có vinh quang. Cay đắng phần nhiều, vinh quanh cũng chỉ như cái chớp loé. Nghề nghiệp nhà binh đối với Củng cũng chỉ là bắt buộc. Trong cuộc chiến nhiều lúc Củng thấy ghê sợ và ớn lạnh, có khi chán chường. Chỉ có khác mọi người, Củng câm lặng, găm nó vào lòng, gồng mình lên để cố. Nhiều đêm nằm trên võng nghĩ thân phận, nghĩ về cha mẹ, vợ con; càng nghĩ càng xót xa, nước mắt ứa ra thấm vào chiếc võng dù. Người lính không được phép chọn lựa. Chỉ được phép chấp nhận và vượt qua. Suốt đời Củng nghĩ như thế, làm như thế, sống như thế quen rồi. Suốt đời Củng biến cái có lý thành vô lý và ngược lại, quen rồi. Giờ, trở về làm một con người bình thường sướng quá, mà cũng khó quá. Lại sinh ra căn bệnh quỷ quái nữa. Quỹ thời gian có còn đủ để Củng tập trở lại làm một người bình thường như Củng vốn có, như lúc cha mẹ sinh Củng ra, để khi đi vào cõi vĩnh hằng, Củng tự hào rằng ta trở về với đất đúng như lúc đất sinh ta ra, không có khác, vẫn như thuở ban đầu trinh sơ và trong trắng.
 
Nhẹ và dứt khoát, Bằng rút mũi kim khỏi mông Củng, quẹt đầu panh có túm bông tẩm cồn vào vết tiêm, kéo quần cho anh, tiện tay vạt đét vào mông Củng:

- Chai hết cả rồi. Tiêm nhiều quá.

Chính cái vạt mạnh mẽ sinh ra ở một bàn tay mềm yếu làm lay động con tim Củng. Không hiểu sao, hễ gặp Bằng, Củng cảm thấy sức khoẻ khá hơn, cứ như bệnh nó sợ thầy thuốc.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #53 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2013, 08:41:26 am »

*

- Mẹ để con quét cho ạ.

- Cốc chén, mẹ cứ để ngoài giếng, chốc nữa tiện tay con rửa cả thể ạ.

- Mẹ cứ để đấy mặc con. Mẹ vào nhà xem cơm nước cho bố.

Chị Mạ đang thu dọn đống củi đầu bếp, lại thấy con gái nói vậy thì dừng lại:

- Gớm, hôm nay sao mà chịu khó... Tôi chỉ sợ lấy nhau được ba bẩy hai mốt ngày rồi biến mẹ thành con ở.

Sáng nay Bắc đến. Người phấn khởi nhất là Quế, lo lắng nhất cũng là Quế. "Kịch bản" đã "bồi dưỡng" cho Bắc từ mấy hôm. Nhưng biết đâu tình huống xảy ra ngoài dự kiến, xử lý không ngọt, đổ vỡ hết thì uổng công Quế. Sự lo lắng của Quế tập trung vào mẹ. Quế chỉ lo mẹ không kìm nén được bức xúc mà bung ra, bất kể được hay mất. Quế hiểu mẹ. Mềm thì bấy như bún. Nhưng hễ bị coi thường, xúc phạm thì ôi thôi, ông trời cũng bé… Thôi được rồi, con chỉ mong "bà" không chọc tức, không lắc đầu là con thắng. Đánh thắng trận đầu, coi như những trận tiếp theo sẽ thắng đứt. ái chà, mặc áo mới rồi, lại soi gương, chải đầu nữa. Thế chứ, dù sao "hoàng hậu" cũng chỉ sinh hạ độc nhất một "nàng công chúa" này thôi. Phải tạo không khí "nhiệt đới" ngay từ bây giờ mới được. Quế lướt qua bên mẹ:

- Cũng vừa phải thôi mẹ. Không người ta lại nhầm là con gái.

Chị Mạ đặt chiếc lược xuống:

- Cha bố cô... còn đẹp tốt gì nữa mà vênh với váo.

Quế cụt hứng đi vào buồng.

Kim giây chiếc đồng hồ của Quế màu đỏ, đầu kim nhọn hình tam giác như mũi một chiếc tên. Chiếc kim nhích qua từng vạch khấc màu đen trên mặt số. Nhích được năm vạch khấc là được năm giây. Nhích sáu mươi vạch khấc mới được một phút. Rồi nhích được sáu mươi phút mới được một giờ. Sốt ruột quá mà chiếc kim thong thả muốn kéo cái nóng ruột của Quế trở lại bình tĩnh. Bắc không đến, hoặc chỉ cần sai hẹn thì coi như đi đứt. Chín giờ vẫn không thấy bóng dáng Bắc. Con gà trống nhảy lên miệng giếng cất cao cổ, toè hai mỏ, cong người thổi một hồi kèn. Con cún nhong nhong chạy từ ngoài ngõ vào, chiếc đuôi cong vọt như bông kê, đến giữa sân đứng lại ngẩng lên vô tư ngắm nhìn Quế.
Có tiếng xe máy, con cún hực lên một tiếng phóng vút ra ngõ.

- Chó!

Quế vội quát, chỉ sợ con cún làm điều bất nhã.

- A... ai hoạn lợn khô... không?

- Hoạn lợn cũng xe máy - Quế thất vọng hậm hực.

- Đánh chó đi con, Quế.

Anh Củng ngồi trong nhà nhắc con gái. Nể bố, Quế quay trở ra.

- Ơ, em cứ tưởng!

Bắc dắt chiếc xe Dream, vận bộ comple màu tím than vừa đi vừa ne né tránh con chó dữ. Quế chạy ra đuổi chó và dẫn Bắc dựng xe ở sân bước vào trong nhà.

- Bố mẹ em đấy.

Bắc dừng lại ở cửa, hai bàn tay hơi chụm lại trước ngực, đầu hơi cúi:

- Con chào hai bác ạ.

Ngay từ phút đầu cử chỉ dáng mạo của Bắc đã làm chị Mạ hơi choáng. Trời! Nó giống ai, giống ai nhỉ, mà sao nó đẹp lạ lùng? Nó giống... nó giống... Chị không nhớ ra nữa. Thôi rồi, ngữ này khổ suốt đời thôi con ơi. Biết yêu, yêu tột độ là đời khổ lắm con ạ. Vừa vừa thôi, thì đời còn sung sướng.

- Thưa hai bác - Bắc từ tốn nhưng tự tin - con là Bắc ở dưới Thái Thụy, là bạn thân, vâng bạn rất thân của em Quế. Hôm nay con lên thăm hai bác và gia đình. Con có chút quà biển biếu hai bác ạ.

Biết ngay mà, chị Mạ nghĩ, nó nhấn mạnh "bạn rất thân" là hỏng rồi. Lúc đầu còn giả vờ nhũn nhặn thế, chứ chút nữa không khéo mình phải chắp tay mà lạy, nó mới cưới cho mà xem.

Bắc là người đàn ông rất khó miêu tả. Tất cả thần, sắc, khí kết cấu với dáng mạo, cử chỉ Bắc như một thỏi nam châm, quét đến đâu các loại kim khí hút theo đến đấy, không cưỡng nổi. Đến nỗi, ngay chị Mạ ở vai mẹ tương lai mà khi cất lời cũng thiếu tự chủ.
 
- Dạ thưa hai bác... con và em Quế tìm hiểu và yêu nhau đã lâu, bây giờ chúng con quyết định thưa chuyện với hai bác. Chả giấu gì hai bác, hoàn cảnh của con cũng éo le lắm. Cha mẹ không có. Cả đời con lăn lộn với biển để kiếm sống. Cả đời con khao khát có được một người cha, một người mẹ... con hy vọng hai bác cho con được gọi là cha mẹ.

Anh Củng xúc động, cắn chặt hai hàm răng để kìm nén. Quế cúi xuống cấu móng tay. Chị Mạ bước ra thềm hỷ mũi.

Chờ cho chị Mạ trở lại ngồi vào ghế, anh Củng cất lời:

- Con đã nói vậy hai bác từ chối sao được. Hai bác chỉ mong hai con thương yêu nhau thật lòng, trọn đời. Ý bà thế nào?

Chị Mạ lúng túng rồi cũng nói được một câu:

- Thì ý anh, à tuỳ ông thôi.

Quế như cất được gánh nặng, hai vai và ngực nhô lên, thụt xuống, tự dưng hai giọt nước mắt rịn ra, lăn dài trên má. Chẳng ngờ việc khó thế mà anh giải quyết thật đơn giản. Bắc ngồi trân trân. Anh Củng hiểu con gái yêu thật lòng, yêu hết mình và đang hạnh phúc. Chị Mạ nghĩ, nó khóc vì có người nhận đứa con trong bụng nó. Chị Mạ đứng dậy.

- Thôi cha con ông ngồi nói chuyện. Mẹ con tôi xuống bếp làm cơm đây.

Nó cưới cho là hạnh phúc, chứ ngữ này khó mà bền được. Vừa đi, chị Mạ vữa nghĩ. Đàn ông đẹp như cái áo mốt, cô nào cũng muốn ướm thử một lần. Suốt đời con Quế cứ chạy theo giữ chồng cho mà xem. Nghĩ mà buồn cho mình. Đời chị có được yêu đương gì đâu. Chồng đi xa biền biệt, một mình vò võ. Cũng chả thiếu kẻ mặt hoa da phấn đến quỵ lụy xin xỏ. Chị phớt lờ, cắn răng níu lấy chữ trinh cho chồng. Sau ngày giải phóng miền Nam, mọi người gần vợ, gần con, anh Củng vẫn xa biền biệt. Mỗi năm, có khi năm rưỡi, hai năm mới về phép một lần. Trước khi về bao giờ cũng đánh điện về trước để vợ con mừng. Một lần ông giao bưu xã đưa cho chị bức điện vỏn vẹn có mấy chữ: 7s. Ký tên Củng. Ông giao bưu giải thích:

- Tôi hỏi kỹ bưu điện họ bảo không sai. Nội dung chỉ có thế.

Chị cầm bức điện đi vào nhà tủm tỉm cười. Đó là ký hiệu anh giao ước với chị. 7s là bảy chữ cái S, cũng có nghĩa là: "sửa soạn sẵn sàng sắp sửa sướng". Cái ông khỉ gió. Vậy mà bây giờ chúng nó bậy bạ hết mức, chưa gì đã... À quên, ban nãy không hỏi chúng xem, cưới song con Quế bỏ việc xuống dưới ấy, hay thằng Bắc bỏ đầm lên trên này? Thằng Bắc bỏ đầm lên đây thì sống bằng gì? Bằng cấp không có, nghề nghiệp cũng không. Mà chả lẽ con Quế bỏ công sở, bỏ cha mẹ xuống nuôi tôm? Không ổn, không ổn chút nào. Rắc rối quá. Tất cả chỉ tại con Quế hư hỏng mà thôi.

Anh Củng không tường tận mặt mũi cậu con rể tương lai lắm vì mắt đã quá kém. Nghe giọng nói khúc chiết, rành rẽ và lễ độ anh hiểu Bắc cũng được. Mặt khác, anh tin và chiều con gái nên tin cả sự lựa chọn của con. Khi còn hai người đàn ông ngồi lại, anh Củng hỏi Bắc:

- Bố mẹ cháu mất đã lâu chưa? Cháu ở với ai?

- Thưa bác, bố mẹ cháu là bộ đội, hy sinh trong chiến tranh. Hiện giờ cháu ở với bác họ ạ.

- Cháu có biết bố mẹ cháu mai táng ở nghĩa trang nào không?

- Dạ thưa, không ạ. Cháu chỉ nghe kể lại hình như bố cháu hy sinh khi trên đường đưa cháu ra miền Bắc... ở Binh trạm 7 hay 8 gì đó.

Tim Củng như thót lại... chẳng lẽ? Và Củng quyết định hỏi dấn thêm một câu:

- Bố cháu tên là gì?

- Thưa bác, bố cháu là Phạm Chí Cường ạ!

Trời! Củng choáng váng... Đó là một chiều hè Trường Sơn. Hôm đó Củng đưa đơn vị về Binh trạm 7 lĩnh lương thực, thực phẩm. Trong không khí căng thẳng của Binh trạm vì mới bị bọn biệt kích bắn chết hai nữ quân nhân, thì người ta khiêng đến giao cho Binh trạm một liệt sĩ vừa mới hy sinh vì bị sốt rét ác tính khi trên đường hành quân ra Bắc. Chuyện đó cũng bình thường. Nhưng điều không bình thường là đứa con trai còn rất nhỏ của liệt sĩ được giao cho một đồng đội. Anh bế nó trên tay và đưa đến từ biệt người cha trước khi chôn cha của đứa bé xuống đất. Thằng bé dường như không mảy may biết rằng nó đã mồ côi cha và từ nay nó phải sống cổi cút, miệng nó vẫn cười toe toét, đuổi bắt chuồn chuồn.

Củng bước lại thi hài người đổng đội xấu số mặc niệm. Rồi bằng thói quen của người chỉ huy, anh xem trích ngang liệt sĩ xem có gì sai sót trước khi chuyển cho bộ phận chính sách làm thủ tục báo tử. Và cái tên Phạm Chí Cường cùng đứa con trai nhỏ côi cút giữa đất Trường Sơn cứ găm vào tâm trí anh suốt từ đó đến giờ. Sau này láng máng thấy Bằng nói rằng chồng hy sinh khi trên đường ra Bắc và đứa con bị mất tích, Củng đã hơi ngờ ngợ, định rằng một khi nào đó thích hợp Củng sẽ hỏi Bằng thật cặn kẽ. Nhưng rồi công việc lôi cuốn, tiếp đó lại bệnh tật triền miên nó cứ kéo đi chưa thể làm được.

Để khỏa lấp xúc động, Củng lảng sang một hướng khác:

- Hồi còn ở chiến trường, bác chôn cất khá nhiều đồng đội. Có người ở bờ suối, có người ở hốc cây... đủ cả, nghĩa là làm sao để chôn được xuống đất. Người lính vất vả, đến cái chết cũng không bình thường cháu ạ. Bây giờ về với đời thường thấy người ta đưa tiễn cái chết rất nhiều thủ tục, rất chu đáo mới hiểu chiến tranh đã tước bỏ đến trần trụi cả nhu cầu tối thiểu của con người. Ngày xưa, bác tìm hiểu cưới bác gái tất cả chỉ có một tuần. Lấy vợ như bác, chẳng khác gì các cháu bây giờ chơi xổ số kiến thiết. Ai cũng hy vọng cái vé của mình mua sẽ trúng độc đắc. Hỏi lý do nào để tin như thế? Hy vọng thôi, chứ có lý do nào. May thì trúng, không may trượt. Bác nghĩ, quan trọng là khi sống với nhau phải tự mài giũa để hoà được với nhau mà hạnh phúc trọn đời, cháu nhỉ.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #54 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2013, 01:53:45 pm »

*

Suốt đêm Củng trằn trọc không ngủ được khi biết cha mẹ của Bắc đều là liệt sĩ trong chiến tranh chống Mỹ. Chỉ cần mỗi yếu tố đó, Củng đã có cảm tình đặc biệt với cậu con rể tương lai. Củng tự thấy mình phải có trách nhiệm với cuộc đời Bắc - đứa con của đồng đội đã khuất. Nói đến những chiến sĩ đã ngã xuống ở chiến trường là khơi lên trong lòng Củng niềm sâu thẳm đau xót. Còn nhớ trong một trận chiến đấu đánh vào sân bay Kà Tum. Sau hai ngày giao tranh dữ dội, trung đoàn đập vỡ tuyến phòng thủ phía đông. Đại đội của Củng được giao nhiệm vụ ở lại trận địa tìm kiếm thu gom những chiến sĩ hy sinh nhưng chưa lấy được xác.

Rừng miền Đông cuối mùa khô tuy không xơ xác như những vùng cao nguyên, nhưng tìm được suối có nước ở khu vực này quả là rất khó. Mới tám giờ sáng, cái nắng mùa khô đã như tia lửa đốt cháy cánh rừng xuyên xuống đất rút cả những mạch nước ngầm trốn sâu dưới lòng đất. Củng, Hoè và hai chiến sĩ nữa thành một tổ tìm kiếm ở phía nam trận địa. Hoè dừng lại bảo:

- ủ ưởng ơi, ình ư ó áy ay (Thủ trưởng ơi, hình như có máy bay).

Quả thật, tiếng động cơ ì ầm giống như tiếng máy bay trinh sát OV10.

- ủ ưởng ể em eo ên ây oan át (Thủ trưởng để em leo lên cây quan sát) - Hoè há cái miệng như chiếc gàu mẻ nói.

Không phải, Củng nghe hình như tiếng động cơ phát ra từ mặt đất. Thử đi tiếp xem sao? Càng đi, tiếng động cơ càng rõ dần. Lúc đầu ì ầm, sau ào ào và lác đác có ruồi, nhặng phảng phất trong rừng. Đi tiếp mươi bước ruồi nhặng đông đặc đậu kín lá rừng, bay loạn xạ, quất vào mặt. Mùi thối của tử sĩ đã bắt đầu bốc lên nồng nặc. Hoè ôm ngực nôn ói. Hai chiến sĩ lấy khăn mùi soa bịt chặt mũi miệng. Cổ họng Củng cũng chực lòi khỏi cổ. Mùi xác người chết khó chịu không thể tả được.

Đi thêm vài bước nữa, dưới một hàng cây xác tử sĩ nằm sấp dưới đất. Ruồi nhặng và dòi, những con dòi béo ú từ vết thương sinh ra phủ kín thành tầng, thành lớp không còn hở gì để nhận ra đó là một xác người. Một luồng ám khí thối khẳm nồng nặc bốc lên hắt vào mặt làm Củng tắc thở. Anh lấy khăn bịt miệng, xắn tay áo nhưng phải đứng sững lại vì bầy nhặng bung lên, toả ra để lộ những con dòi màu xám đang chen nhau hối hả.

- Bỏ súng xuống, xắn tay áo làm đi các cậu.

Củng nói và cúi xuống. Không thể chịu nổi, Củng ngưng thở, nhắm mắt vốc từng vốc dòi ném ra. Hoè vục hai bàn tay vào hốc mắt tử sĩ, múc ra một vốc dòi, liền đó Hoè chạy vào hốc cây gục đầu nôn oẹ.

Nửa giờ sau hình hài một xác người với bộ quân phục màu xanh lộ ra. Không có nước đành vậy. Củng chùi hai bàn tay xuống đất, vơ túm lá khô vò vò cho đỡ bẩn, móc ba lô lấy ra bộ quân phục mới thay cho đồng đội. Không mặc được vì cái xác đã thối rữa, trương phềnh. Củng chỉ xỏ được hai tay, kéo quần tới vế đùi rồi bó lại cho vào túi ni lông, đưa lên võng khiêng về. Suốt chặng đường không ai nói với ai nửa lời.
 
"Bước giang hồ phiêu bạt nơi cuối trời... Mộng về nơi xưa giờ xa xa bóng tình nhân...”. Ở dưới bếp vang lên tiếng hát nhi nhí của Quế. Vậy là trời đã sáng. Con bé hôm nay chắc là vui lắm. Anh Củng kéo tấm chăn khẽ khàng ngồi dậy. Chị Mạ hỏi:

- Anh dậy làm gì sớm?

- Mình cứ nằm, tôi dậy trước.

Chị Mạ nằm sao được, khi mà chồng và con chị đều đã dậy, mỗi người, mỗi việc. Vừa bước vào nhà tắm, chị Mạ ngạc nhiên thấy cái chậu xanh vệ sinh nho nhỏ của Quế ngâm vải màn vệ sinh kinh nguyệt. Chị sững sờ và ngồi xuống nghiêng cái chậu nhìn cho rõ. Con này táo tợn thật. Mày lừa cả con mẹ mày. Hãy còn sớm lắm con ạ. Để xem con dại hay mẹ dại. Chị Mạ im lặng lên nhà ngồi xuống ghế suy nghĩ cách xử lý. Tuyên bố ngay mình không tán thành cho chúng nó lấy nhau. Làm thế sẽ mang tiếng mình tráo trở. Để từ từ mới nói, nhỡ quá mù ra mưa lúc ấy gỡ ra còn khó hơn. Làm cách nào vừa không bị mang tiếng mà cắt được chúng ra? Mình ngu quá, biết thế hôm qua nói nước đôi có phải bây giờ rút ra dễ không. Dù thế nào cũng không thể để chúng lấy nhau được.

Quế bê từ dưới bếp lên rổ cua biển hôm qua Bắc mang đến đặt giữa thềm. Cô hỏi mẹ:

- Mẹ ơi, con xin bố mẹ mấy con biếu anh chị em ở cơ quan, mẹ nhé.

Từ trong nhà tiếng chị Mạ gắt:

- Cô mang hết đi. Tôi không ăn cái thứ thổ tả ấy. Tôi bảo thật đấy. Từ nay đừng có bảo nó vác cái gì lên đây.
 
- Ơ... mẹ!

Chị Mạ giật lấy cái túi, bê rổ cua trút vào, xách ra khoác lên chiếc xe máy của Quế.

- Đừng có để lại, tôi đổ đi ngay.

Anh Củng chứng kiến cơn tam bành của chị Mạ bằng thái độ bình tĩnh. Chẳng qua hai mẹ con còn giận nhau đó thôi. Dăm bữa, nửa tháng nguôi ngoai lại đâu vào đấy cả. Nghĩ thế, anh Củng chả cần can thiệp, lặng lẽ ra vườn ngắm cây chanh.

Quế nổ máy xe rồi vù luôn ra cổng.

Cơn nóng giận ngùn ngụt bốc lên đầu chị Mạ như nồi nước sôi không rút lửa, nước bồng lên trào ra. Sau cái trào ra, nồi nước lặng trở lại sôi âm ỉ và nguội dần.

Anh Củng đi vào đứng ở sân:

- Mẹ nó nóng quá.

Anh Củng tưởng cái ca mình rót là nước lạnh, hoá ra là dầu. Chị Mạ quay ngoắt lại:

- Không có nóng với lạnh gì sất. Tôi nói cho bố con nhà ông biết. Tôi mà đồng ý cho cái thằng không cha, không mẹ ấy lấy, tôi cứ cắm đầu xuống đất.

- Ơ hay, mình hay nhỉ. Người lớn hẳn hoi…

- Không có lớn với bé gì sất! Đừng có vác mặt đến đây nữa, tôi lót lá lôi ra cho mà xem.

Ở trên thềm con cún nằm sấp duỗi hai chân sau, mõm kê lên hai chân trước, vô tư nhìn con gà trống đang "thóc thật, thóc thật", rồi nó bỗng há mõm tớp một cái, con ruồi ngoáy một vòng mới vút đi biến mất.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #55 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2013, 01:58:31 pm »

16

Chị Mạ cảm thấy hơi tưng tức thắt lưng, ngưng đọc, khoành một tay ra sau đấm đấm. Anh Củng hỏi:

-   Sao đấy?

-   Từ qua nay nó cứ xoi xói ở chỗ này.

-   Nằm xuống, đấm cho.

Chị Mạ để cuốn sổ trên bàn, khó nhọc nằm sấp xuống giường, kéo đống áo bù xù, đặt bàn tay trên thắt lưng:

-   Chỗ này này.

Anh Củng ngồi xích lại vừa xoa, vừa đấm nhè nhẹ. Chị Mạ úp mặt xuống gối, nhắm mắt tiếp nhận cảm giác dễ chịu, thưng thức trong nội tạng.

-   Á!

Chị Mạ quằn lên, há miệng như tắc thở. Anh Củng vội dừng tay:

-   Sao đấy?

Một lát, chị Mạ mới trả lời nổi:

-   Nó nhoi nhói như vỡ cái gì...

Nửa đêm thì chị Mạ đau không chịu được, gọi anh Củng dậy. Quế phải đi tìm cô Bằng.

Chị Bằng khám, tiêm và dặn:

-   Đến sáng không đỡ thì phải đi viện... tao nghi mày viêm thận cấp đấy.

Chị Bằng về, điện tắt, mọi người yên vị trong chăn. Đỡ đỡ được khoảng gần một giờ, chị Mạ lại thấy nhoi nhói ở vùng thận. Chị cố chịu đựng không dám xoay xở sợ làm mất giấc ngủ của chồng. Nhưng càng cố, lại càng xói mạnh giống như hai mũi dùi xuyên từ hai thắt lưng lên ức, ran cả vùng bụng, vùng ngực. Phải cố cho đến sáng, chị Mạ tự nhủ như vậy và thận trọng luồn cái gối kê xuống dưới lưng. Chỉ được một lúc, chị Mạ buộc phải vặn người nằm sấp và chèn cái gối dưới bụng.

-   Nó lại đau à?

Anh Củng bỗng tỉnh dậy, hỏi. Đến lúc đó, chị Mạ mới mạnh dạn co hai chân, chổng mông lên.

Anh Củng thoát khỏi chăn, bật điện, soi đồng hồ nhưng không nhìn thấy gì, lại lọ mọ rút ngăn kéo lấy chiếc kính đeo vào mắt:

-   Sắp sáng rồi, chắc là bốn giờ.

-   Anh đấm hộ em tí... đau lắm.

Anh Củng chui vào màn lật chị Mạ nằm sấp, quỳ hai gối đặt hai bàn tay xuống hai thăn lưng, hai ngón tay cái chập lại từ từ ấn, miết ngược sống lưng.

-   Đấy, đấy, ừ đúng... chỗ ấy. - Chị Mạ vừa thở vừa nói.

Năm giờ sáng, Quế phóng xe chở Bằng đến làm các thủ tục cho chị Mạ đi viện.

-   Đi viện nào hở cô? - Quế hỏi.

-   Đi bệnh viện tỉnh. Con Quế ở luôn trên cơ quan để chăm sóc mẹ, ở nhà để cô lo.

Vừa mới nghe đến đó, chị Mạ nói luôn:

-   Phiền cô quá... có khi con Quế...

Chị định bảo Quế điện cho Bắc đến trông nhà và chăm sóc anh Củng, nhưng kịp dừng lại. Cũng không thể được. Gọi thằng Bắc lên đây, khác gì mình công nhận nó là con rể. Mà nếu không có ai, để Bằng phải đảm nhiệm thì ôi thôi...

-   Mày chỉ vớ vẩn. Việc tối cao bây giờ là phải chữa khỏi bệnh. Mọi việc đã có người khác lo. Hiểu chưa?

Quế đưa mẹ đi rồi, chỉ còn lại anh Củng và Bằng. Nhà bỗng dưng trống vắng hẳn. Thiếu chị Mạ, anh Củng và cả chị Bằng cảm thấy mình thừa ra không biết làm gì.

- À... anh chưa ăn gì nhỉ? Em pha mì tôm nhé?

Bằng vào buồng lục đồ, xuống bếp đun nấu, rồi tất bật bưng tô mì tôm nóng hổi đặt trước mặt anh Củng. Ngồi nhìn anh Củng ăn xì xoạp, rồi chị lại bưng bát đi rửa. Chị làm thoăn thoắt và cảm thấy thích thú, hạnh phúc. Đã lâu lắm, hôm nay chị mói được chăm sóc phục vụ một người đàn ông. Một công việc mà suốt đời chị khao khát, thèm muốn, ghen tị và đau khổ.

Khi đã hết mọi việc của buổi sáng trong một gia đình, chị Bằng thấy trống trải, chân tay như thừa, chả biết làm gì. Anh Củng lấy chiếc rađiô ra ghế ngồi nghe chương trình ca nhạc. Chị Bằng chợt nhớ, sẽ phải đọc nhật ký cho anh Củng nghe. Chị vào gian buồng riêng của vợ chồng anh Củng, tự dưng thấy run run, như mình mắc lỗi vì làm một việc gì mờ ám. Cũng gian phòng này, đã hàng chục lần chị bước vào sao tự tin và đàng hoàng thế. Có thể lúc đó chị với tư cách là thầy thuốc. Còn lần này, chị bước vào với tư cách gì? Cũng là thầy thuốc chăm sóc bệnh nhân chứ. Chưa chắc đâu Bằng. Ẩn sau phận sự thầy thuốc mày muốn một việc khác nữa. Việc đó mày biết, anh Củng cũng có thể mập mờ đoán ra đấy.

Chị Bằng tìm được cuốn sổ mang ra, yêu cầu anh Củng tắt đài nghe chị đọc. Chị đọc một trang, hai trang, rồi ba trang, giọng khô khốc như tiếng loa ở ga xe lửa, như ca nước đổ toẹt vào tàu lá khoai môn, không đựng chút nào vào tai anh Củng. Hình như Bằng chờ một sự cố gì đó xảy ra, nên không thả hồn được vào trang sách. Tâm trí anh Củng lại để nơi chị Mạ ở bệnh viện. Không hiểu bệnh tình của vợ anh ra sao? Có nguy hiểm lắm không? Hai mẹ con - hai người đàn bà xoay xở thế nào đây? Anh lo thực sự. Nỗi lo choán hết tâm tưởng thành ra trong óc anh toàn cảnh bệnh viện với những người thầy thuốc trắng như ma, mặt vô cảm trước những người bệnh nhân dau dách đang quằn quại vì đau đớn.

Chị Bằng vẫn đọc:

-   Nhớ Lộc quá! Ngày còn sống, để chiều lòng anh em, Lộc phịa một câu chuyện: Một hôm hoàng hậu sinh đẹp đi thăm hạm đội số Ba của Hải quân Hoàng gia - Vừa đọc chị Bằng vừa nghĩ: “Hay mình đặt thẳng vấn đề với anh Củng” - Hôm đó hoàng hậu vận chiếc váy màu đen rất hợp với nước da trắng ngần của bà - Chị Bằng nghĩ tiếp: “Biết đâu anh Củng thương mình. Đàn ông thường hay yếu đuối trước đàn bà”. - Nhưng vì quá vội, nên hoàng hậu quên mặc chiếc quần con bên trong - Chị Bằng vẫn nghĩ: “Dẫu gì anh Củng cũng là một con người, một thằng đàn ông chính hiệu. Phàm là đàn ông, sẽ là một con đực” - Chị Bằng lại đọc tiếp - Khi hoàng hậu từ trên boong bước xuống duyệt đội danh dư, gió tốc váy lên - Bằng nghĩ: “Anh Củng mơ màng thế kia, chắc là đang... không phải. Trông buồn lắm, hay là sắp lên cơn”. - Chị Bằng lại đọc tiếp - Trong đội danh dự có một sĩ quan trẻ ngước lên trông thấy bỗng mỉm cười. Hoàng hậu tức giận. Tại sao hạm đội lại có một sĩ quan không nghiêm túc? Trước khi ra về hoàng hậu chỉ thị cho viên hạm trưởng phải kiểm điểm thi hành kỷ luật viên sĩ quan vô kỷ luật. - Bằng liếc nhìn Củng: “Lão cứ ngồi như tượng gỗ thế kia, chán nhỉ. Làm cách nào để cho lão động lòng?”.

Chị Bằng ngừng đọc, gấp cuốn nhật ký đẩy vào góc bàn, đứng dậy. Anh Củng cũng đứng dậy dò dẫm bước ra cửa. Con cún bỗng sủa ông ổng. Anh Củng bảo: “Chắc là có người vào nhà”.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #56 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2013, 02:00:27 pm »

*

Từ cổ chân vuốt xuống gót chân, một đường cong lượn như vai chiếc lọ lục bình. Ở giữa đường lượn cong thoai thoải gần gót có ba lằn chỉ ngang như ba ngấn cổ. Bắt đầu từ ngấn thứ ba da dày hơn, nhưng nhẵn và chuyển màu đo đỏ. Ở đó là gót chân, tròn như chiếc cằm của đứa trẻ. Từ tâm gót nhìn xuôi về phía trước, bàn chân nở ra như bông hoa bầu năm cánh. Nhìn mãi, nhìn mãi mỗi cánh hoa - một ngón chân như một sinh linh bé nhỏ, móng chân tròn tròn nho nhỏ hiền như mặt con người. Năm khuôn mặt, chỉ có khuôn mặt bé út trông khắc khổ. Mặt chị cả no nê nở ra. Mặt anh hai tư lự. Mặt anh ba, chị tư đăm chiêu. Chị cả chốc chốc lại cúi đầu. Đó là lúc anh Củng cử động ngón chân cái. Lúc ấy sợi gân từ ngón cái đến cổ chân căng lên như dây diều.

Chị Bằng ngồi thừ, rọi đôi mắt vào bàn chân anh Củng thò ra ngoài chăn. Bàn chân con người chả khác gì thân phận người ta. Sung sướng, khổ đau, nhàn hạ, vất vả nó tạc vào bàn chân. Bàn chân anh Củng đã leo bao nhiêu ngọn núi, lội qua bao nhiêu con sông và đã đặt lên bao nhiêu miền đất... giờ về nằm hiền từ trên chiếu. Bằng không ngờ bàn chân trông như đứa trẻ mà làm nên những chuyện phi thường.
Anh Củng rụt bàn chân vào trong chăn, nói:

-   Bằng đọc đại một đoạn nghe cho đỡ buồn.

... Một tuần sau, hoàng hậu nhận được báo cáo của viên hạm trưởng rằng đã kiểm điểm viên sĩ quan và quyết định thi hành kỷ luật với hình thức tử hình. Hoàng hậu ân hận, chẳng ngờ chỉ chót nhìn thấy cái ấy của bà mà viên sĩ quan trẻ lại phải chết. Chẳng hoá ra bà độc ác. Hoàng hậu cho gọi viên hạm trưởng lên hỏi: “Chỉ có thế mà ngài xử tử hình viên sĩ quan?”. Hạm trưởng trả lời: “Thưa hoàng hậu, chúng tôi xử theo Điều 43 Luật Hải quân Hoàng hậu lại hỏi: “Điều 43 viết như thế nào? "Dạ thưa hoàng hậu, Điều 43 ghi như sau: Sĩ quan hải quân Hoàng gia nhìn thấy lỗ thủng, không bịt sẽ bị tử hình”.

Đọc đến đây, chị Bằng không thể nhịn được, phá lên cười như máy nổ. Ông Củng ơi, ông mà cũng tếu đến thế này thì đứa nào chả mê ông. Đàn bà chỉ nhớ những người đàn ông làm cho họ cười.

Anh Củng cũng tung chăn ngồi dậy cười. Chị Bằng ném cuốn sổ xuống bàn, sà xuống giường. Anh Củng ngồi xích ra. Chỉ có thế, tiếng cười của Bằng tắt ngấm.

Đêm ấy, cũng như đêm trước Bằng không ngủ lại, mà vẫn trở về nhà mình. Nhưng nào Bằng có ngủ nổi. Thất bại, khiến Bằng suy nghĩ theo hướng tự bào chữa: Chỉ vì Mạ đang điều trị trong bệnh viện mà Bằng không nỡ buộc anh Củng phản bội. Làm thế nó tội tội thế nào. Mạ nó khoẻ mạnh lại đi một nhẽ. Bây giờ nó đau yếu, nằm đấy mình lợi dụng lấn lướt thì hèn lắm. Mà đã chắc, hoàn cảnh này anh Củng đâu đã chịu, về nhà ngủ là phải, vừa tránh được tiếng, vừa để anh Củng dễ xử lý. Cứ từ từ vài ngày nữa có khi... đàn ông, anh nào chả thế.

Anh Củng nằm trong chăn lắng nghe không gian của đêm, mênh mông và hạn hẹp. Một tiếng chim két buông trên không và điệp khúc cọt kẹt, cọt kẹt của con mọt khoét gỗ dưới thang giường, chỗ Bằng ngồi vừa nãy, khiến Củng bâng khuâng, vô định. Trời ạ, chỉ một chút nữa Củng ngã vào lòng Bằng. May mà cái mạnh mẽ của Bằng tự dưng biến mất.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #57 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2013, 02:03:19 pm »

*

Củng và Bằng đang ngồi ăn cơm trưa. Bắc phóng xe máy vào sân, đỗ lại:

-   Con chào bác và cô ạ.

Trời! Bằng như người mất hồn... nó, nó... nó là ai nhỉ? Bằng có cảm giác cậu thanh niên này vừa quen, vừa lạ. Thấy Bằng ớ ra, anh Củng đặt bát xuống mâm, giới thiệu:

-   Bạn trai của con Quế đấy, cô Bằng. - Anh Củng quay sang với Bắc. - Đây là cô Bằng, bác sĩ... cháu ở dưới ấy lên đấy à? Cháu ăn cơm chưa? Ngồi xuống đây luôn.

-   Dạ con ăn rồi. Con vừa ở bệnh viện chỗ bác gái về ạ.

-   Bà ấy thế nào? - Anh Củng dướn lên hỏi.

-   Dạ, cũng đỡ nhiều rồi ạ. Bác gái bị viêm thận cấp. Chỉ vài ngày nữa là xuất viện thôi ạ!

Anh Củng buông đũa, đứng dậy ngồi vào chiếc ghế đối diện với Bắc, rờ rờ tìm cái phích. Bắc nhanh nhẹn làm thay, đặt cốc nước về phía anh Củng, lễ phép mời. Anh Củng rút chiếc tăm trong miệng, chiêu một ngụm nước, nói:

-   Hai ngày nay vắng hai mẹ con bà ấy, không có cô Bằng đây giúp đỡ, chắc bác không biết xoay xở làm sao.

-   Con đâu có biết, mãi sáng nay Quế mới điện. Con lên tới nơi vừa lúc y tá tiêm xong. Quế bảo bệnh viêm thận của bác cũng lo, nhưng lo hơn là khám đâu cũng có bệnh. Cả đời vất vả, đói khổ nên bây giờ khắp cơ thể rệu rã hết bác ạ!

Anh Củng ngậm ngùi. Anh đi xa, Mạ ở nhà cái tâm đã không yên. Không ra trận mà như có bom đạn giội vào não, không kém gì người ngoài mặt trận, lại thiếu thốn, lam lũ, thui thủi một mình. Bây giờ chồng về gần lại thêm khổ... thế là yếu đi, bệnh nó vùng lên tàn phá cơ thể.
Chị Bằng vừa dọn dẹp mâm bát, vừa nói:

-   Cậu ở lại đây chăm sóc bác Củng vài ngày hộ tôi...

-   Ấy chết! - Anh Củng cắt ngang lời chị Bằng.

-   Dạ bác khỏi lo, công việc cháu đã xếp sắp cả rồi ạ!

Không ai nói thêm lời, coi như đó là một sự phân công.

Anh Củng thấy thế nào cũng được. Bắc ở đây hay hơn, cha con có điều kiện hiểu nhau cũng tốt. Vả lại, khi xuất viện về, Mạ sẽ vui hơn.

-   Hàng ngày tôi sẽ mua thức ăn cho. Cậu có trách nhiệnpl nấu nướng giúp việc nhà. - Chị Bằng nói tiếp - còn việc đọc sách cậu để mặc tôi.

-   Dạ, đọc sách gì ạ?

-   Mỗi ngày phải đọc cho bác cậu nghe một vài trang sách. Chả là... mắt ông ấy kém không đọc được.

Dặn dò tỉ mỉ một loạt công việc cho Bắc, rồi Bằng dắt xe đạp ra ngõ. Trước khi lên xe, Bằng quay lại nói:

-   Tối cậu đừng nấu cơm tôi.

Tối đó, mới bảy giờ Bằng đã lóc cóc đạp xe đến. Như về nhà mình, Bằng treo chiếc nón vào cái đinh trên tường, bước luôn vào buồng, yêu cầu anh Củng nằm xuống để khám bệnh. Khám xong, chị cất dụng cụ vào chiếc túi, đặt lên bàn và lấy cuốn sổ lật, tìm, nói với anh Củng:

-   Em đọc anh nghe đoạn này, chắc hay...

Chị Bằng đặt cuốn sổ, nâng vạt áo chấm nước mắt, lặng lẽ rút ra ngoài, để mặc anh Củng với đồng đội, với chiến trường của anh. Dù đã trải qua và chứng kiến không ít biến cố của chiến tranh, nhưng đọc đến đây chị Bằng vẫn không chịu nổi.

Bắc ngồi bên ngoài mở tivi xem chương trình nông nghiệp, nhưng vẫn để tâm vào trong buồng, lắng nghe cô Bằng đọc và cũng thấy là lạ. Lạ hơn nữa câu chuyện kinh hoàng cô Bằng đang đọc. Chưa bao giờ Bắc được nghe về chiều tối khuất của chiến tranh. Đọc trong sách báo, nghe trên đài, nghe các dũng sĩ kể chuyện Bắc hiểu chiến tranh như một cuộc du ngoạn ly kỳ, thú vị. Bươn trải kiếm tiền, lập nghiệp Bắc thấy nhọc nhằn và tù túng, nên có lúc ao ước chiến tranh xảy ra lần nữa, để Bắc được bay xa, được du ngoạn, được xả thân cho thoả chí làm trai. Bắc đâu có biết chiến tranh còn có đau xót như câu chuyện bác Củng đã chứng kiến.

Cô Bằng ngồi lặng trước mặt Bắc. Con cún ngoài sân bỗng tru lên một hồi. Bắc đứng dậy phảy tay sải bước ra cửa:

-   Chó! Mày muốn chết hả?

Chị Bằng nhìn theo, bỗng dưng lòng như díu lại. Trong óc chị tái hiện một quá khứ - một hình ảnh quá khứ hư ảo gõ vào dây đàn lòng, rung lên âm thanh quen thuộc. Trời! Cánh tay phảy lại phía sau khòng khòng, bàn tay xoè ra sao mà giống thế. Không lẽ...

-   Thưa cô! - Bắc bước lại nói - ngày nào cũng phải đọc như thế này ạ?

-   À, ừ. Bác Củng cháu bị bệnh... chiến tranh mà.

-   Bệnh chiến tranh là bệnh gì hả cô?

-   Là... là chiến tranh nó nhiễm vào người ấy mà.

-   Tức là... lúc nào cũng muốn đánh nhau, hả cô?

-   Không phải thế... Cô nói cháu không hiểu được đâu - Bằng có ý lảng sang chuyện khác - Thế, cháu làm ở dưới ấy thu nhập có khá không?

Bắc rất muốn tìm hiểu kỹ hơn về bác Củng, về gia đình Quế. Song thấy cô Bằng có ý lảng, nên đành trả lời:

-   Dạ, cũng khá ạ!

-   Cháu là con thứ mấy trong gia đình?

-   Con cả, con cả cô ạ. Cô ơi, chắc con cô xây dựng gia đình rồi chứ ạ?

Chị Bằng cúi xuống đóng môi và khép nhanh mi mắt:

-   Ờ...

-   Bác trai cháu làm gì hả cô?

-   Hy sinh rồi cháu ạ.

-   Bố cháu cũng hy sinh đấy, cô ạ.

Hàng mi của chị Bằng dựng lên:

-   Bố cháu hy sinh ở đâu, lâu chưa?

-   Cháu không rõ lắm, chỉ thấy nói cả hai ông bà hy sinh ở chiến trường miền Nam.

-   Cháu nói “cả hai ông bà” nghĩa là….

-   Vâng ạ, cả bố và mẹ cháu.

Chị Bằng lặng đi như chiếc thuyền chìm xuống đáy nước. Chị nuốt khan hỏi tiếp:

-   Thế, giấy báo tử họ không ghi hy sinh và chôn cất ở dâu, hả cháu?

-   Có báo tử đâu, cô!

-   Cháu không được công nhận là con liệt sĩ?

-   Dạ không ạ!

Anh Củng lục cục mở cửa bước ra ngoài, làm câụ chuyện của hai người dừng lại. Cả ba ngồi trò chuyện một lúc. Chị Bằng xin phép về. Anh Củng khuyên Bắc ngủ sớm, sáng mai còn đi thị xã xem bệnh tình của cô Mạ thế nào? Đỡ cho Quế một tay, rồi còn về báo cho bác và cô Bằng biết.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #58 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2013, 02:05:38 pm »

17

Bắc hồi hộp bởi lẽ tối nay được nhận trọng trách đọc cho bố vợ tương lai nghe một đoạn nhật ký. Buổi sáng Bắc đến bệnh viện đưa thông tin ở nhà cho cô Mạ và Quế, buổi chiều trở về mang tin tốt lành cho bác Củng và cô Bằng và bây giờ lại được thay cô Bằng làm việc hệ trọng này. Bắc cảm thấy anh đã được chấp nhận là thành viên của gia đình. Người con trai yêu và được gia đình người yêu chấp nhận đã là hạnh phúc, đối với Bắc còn hạnh phúc hơn bởi anh đang được bám vào bờ niềm vui có cha, có mẹ dẫu đấy không phải là người sinh ra Bắc, nhưng có thể sẽ coi Bắc như con đẻ.

Cầm tập nhật ký dày cộp trong tay, một số trang đã ố, Bắc vụng về mở tìm trang sách cô Bằng đã gập lại.

Đọc những trang sách do cô Bằng hướng dẫn, Bắc thật sự kinh hoàng. Chiến tranh tàn khốc đến khó tưởng tượng.

Bắc ở với người bác họ. Bác không đi bộ đội. Suốt đời bác chỉ biết đến cây lúa, củ khoai... Vì vậy không bao giờ bác kể cho Bắc nghe đại loại những chuyện liên quan đến chiến tranh. Cả ngày bác cặm cụi làm, moi móc từng tí đất, vạc đến lõm bờ tre để lấn đất hàng xóm, cố làm sao mỗi năm lấn được nửa gang, phấn đấu đến khi chết lấn được nửa mét đất của người khác, thì mới yên tâm nhắm mắt.

Anh Củng bảo Bắc cất cuốn sổ để hai bác cháu ngồi nói chuyện. Con cún chui vào gầm ghế, nằm ngửa ư ử đùa với bàn chân của Bắc.

-   Cô Bằng không có chồng hả bác? - Bắc vào chuyện.

-   Tội cô Bằng lắm. Cô sống một mình, không nơi nương tựa.

Bắc mất cha mẹ, cô Bằng mất chồng con, giá mà trước đây Bắc rơi vào nhà cô Bằng thì hay nhỉ, lại gần nhà Quế... Bắc mỉm cười vì ý nghĩ kỳ quặc vừa thoáng qua trong đầu.

-   Ngày còn trẻ cô Bằng đẹp lắm. - Anh Củng kể tiếp. - ở Trường Sơn cô Bằng như bông hoa rừng, ai cũng quý. Hồi ấy bác gặp cô Bằng ở Tây Trường Sơn, cô còn trẻ và tươi rói, không héo như bây giờ đâu.

-   Cháu thấy cô vẫn đẹp chứ ạ!

-   Lần thứ hai bác gặp lại cô ấy, cũng ở Trường Sơn. Lúc đó cô Bằng vừa qua cơn chấn động thần kinh. Cô gầy rộc, da xanh tái trông thương lắm. Sau này về quê gặp lại cô vui khỏe, đẹp ra nhưng nhất quyết không chịu lấy chồng. Mấy năm liền tìm về quê chồng, nhưng họ hàng không còn ai. Cả cái giấy báo tử chồng cũng không có người nhận. Cô không được công nhận là vợ liệt sĩ. Lấy nhau ở Trường Sơn thì làm gì có giấy đăng ký kết hôn. Những người chứng kiến, một số đã hy sinh, còn lại phiêu bạt mỗi người một ngả. Không có ai làm chứng. Thế là cô không có chế độ chính sách gì. Cũng may có nghề y sống cũng tạm. Chỉ lo sau này về già, con cái chả có...
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #59 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2013, 02:07:33 pm »

*

Anh Củng chống chiếc gậy đi vẩn vơ ngoài sân, ra vườn, ra ngõ. Đã hơn ba giờ chiều chưa thấy Bằng đâu. Sáng sớm Bằng tất tưởi đạp xe đến đưa gói xôi, thu dọn qua quýt, khám bệnh, tiêm thuốc, rồi bảo:

-   Anh ở nhà. Em phải đi đây. Có ca sản phụ phức tạp lắm.

Mười một giờ, Bằng lại lọc cọc đạp xe đến, nấu vội bữa cơm, sắp lên hai người cùng ngồi ăn, rồi dồn bát đũa vào chậu ngoài giếng, vội vàng dắt xe đi:

-   Xong việc là em về ngay.

Sau câu nói ấy là khoảng trống làm đầu óc Củng vẩn vơ mong đợi. Người ốm thường thế, sợ cô đơn. Hơn thế nữa, Bằng đối với Củng không phải chỉ là thầy thuốc đối với bệnh nhân.

Củng ra đầu ngõ xí xóa ý nghĩ mong đợi bằng cách ngắm ngôi nhà hai tầng, có chóp đỏ rực, nửa quê, nửa tỉnh như tháp nhà thờ của một tay buôn sắt vụn. Ngày trước nó nghèo rớt mồng tơi, được cái tốt và thương người. Hắn làm gì cũng sợ mếch lòng và ảnh hưởng đến người khác. Thời mở cửa, đùng một cái, hắn giàu lên ú ụ. Giàu rồi, hắn không sợ mếch lòng ai; đàn bà, con gái, lớn bé nó không “thương” ai hết, nếu cần vung tiền ra làm tuốt.

Cuối năm 1989 Củng từ Campuchia về nước và nhận nhiệm vụ huyện đội trưởng, sững sờ ngạc nhiên là sau bao nhiêu năm anh và đồng đội chiến đấu để giành từng tấc đất cho tổ quốc, bảo vệ sự bình yên ấm no cho mọi người, thế mà giờ đây quê hương anh còn nghèo đói, lạc hậu thế này. Cũng may nhờ công cuộc đổi mới mà sau mươi năm cuộc sống đổi thay.

Con đường làng cát bỏng xưa, nay đã được láng nhựa, trường học, trạm y tế lợp ngói đỏ, điện kéo về làng sáng trưng, nhà hàng, quán xá mọc lên... Ai cũng béo, cũng trẻ ra, mặt mày tươi rói.

Anh Củng thấy người khó chịu. Trong đầu hình như có con ong bay vu vu. Có dấu hiệu bệnh trở lại. Đã hơn một tháng nay, những cơn tâm thần của Củng không tái phát. Không biết do thuốc, hay do những câu chuyện anh nghe hàng ngày. Có thể cả hai cộng lại. Tâm thần tuy không diễn ra, nhưng mắt thì giảm thị lực trầm trọng. Vì thế Củng phải có thêm cây gậy trúc trợ giúp khi đi lại.

Hôm nay chỉ còn mình Củng với Bằng ở nhà. Không biết Mạ đã bình phục hẳn chưa? Con Quế vừa làm việc cơ quan, vừa phải chăm sóc mẹ, cực lắm. Thằng Bắc chạy đi, chạy về cũng vất vả. Giờ này Bằng chưa về, chắc là ca bệnh cũng phức tạp... Bao nhiêu thứ trong cái đầu vốn đã ốm yếu làm Củng đứng ngồi không yên.

“Hực, gâu gâu, gâu!”. Con cún từ góc sân bật dậy như cái lò xo, phóng ra ngõ. Chiếc gậy trúc trong tay anh Củng cựa nhẹ trên nền gạch. Nhưng con cún không sủa nữa, thay vào đó là tiếng động cơ xe máy. Đi đầu là Bắc chở một đùm chăn bông, bên trong là Mạ thò khuôn mặt trắng xanh. Tiếp theo là Quế, chở đồ dùng, dụng cụ lỉnh kỉnh như đi sơ tán.

Anh Củng đứng hẳn dậy đón chị Mạ. Bắc đỡ chị Mạ xuống như đỡ một bó rơm. Chị Mạ nhìn anh Củng cười và liếc mắt vào trong nhà, dưới bếp xem có thấy bóng dáng Bằng.

-   Đáng lẽ mẹ phải nằm viện mấy ngày nữa cơ. - Quế vừa tháo đồ đạc, vừa nói. - Tự dưng sáng nay đùng đùng đòi xuất viện.

Bắc tiếp lời:

-   Bác gái bảo: “Chúng mày không cho tao về, thì tao đi bộ”. Chịu các cụ.

Bước vào nhà, trút cái chăn xuống ghế, chị Mạ quay ngay vào buồng anh Củng. Nói là nằm cho đỡ mệt, nhưng chị Mạ quan sát trên giường chỉ có một chiếc gối của anh, không có chăn, không có kẹp tóc, không có sợi tóc dài vương trên gối, trên giường. Chị nghiêng mặt kề mũi xuống gối, không có mùi lạ. Chị ngồi dậy, xỏ chân vào dép.

-   Mình cứ nằm nghỉ. - Anh Củng nói với chị Mạ khi bước vào buồng.

-   Em đi tiểu cái.

Chị Mạ bước xuống bếp. Một luồng khí ấm áp tỏa lên. Chị ngồi xuống trước cái kiềng xoà hai bàn tay tìm hơi ấm, ngó ra sân không thấy ai. Chị cầm chiếc móc thép bới. Đống tro tuy không còn đỏ, nhưng vẫn nóng. Thế nghĩa là trưa nay Bằng đã nấu cơm ở đây. Chị Mạ đi ra giếng. Trong chiếc chậu nhôm ngổn ngang bát đũa chưa rửa. Một tô, một đĩa, ba chiếc bát con, một muôi, một thìa, hai đôi đũa. Thôi rồi! Trưa nay họ ăn uống với nhau. Chỉ có hai người, làm gì mà bát đũa chưa kịp rửa. Mình về ngay trưa nay có phải kịp không. Con ranh lại cứ chần chừ. Chắc chắn họ có với nhau rồi. Cơm treo, mèo nào chịu nhịn đói? Sao Mạ khổ thế này? Để thằng Bắc ở đây thì mất con Quế. Mà để Bằng ở lại thì... Mạ im lặng lên nhà, vào buồng, lên giường đắp chăn.

Anh Củng gọi con gái và Bắc vào bảo:

-   Các con bắt gà, mua thêm thức ăn làm cơm cúng gia tiên, mừng mẹ con tai qua nạn khỏi. Quế đi mời luôn cô Bằng nhớ.

Lần đầu tiên Quế và Bắc cùng nhau làm bữa cơm gia đình. Quế đun nước, Bắc bắt gà. Đến khi cắt tiết, người cầm chân, người cắt tiết; rồi vo gạo, nhặt rau... vừa làm vừa liếc, vừa nguýt, vừa trò chuyện. Hạnh phúc tràn ngập. Thỉnh thoảng tiếng Bắc vang lên: “Ấy, để đấy anh làm cho”, hoặc: “Em cứ để mặc anh”. Quế cười, bảo:

-   Sau này cưới rồi em phân công: Đến bữa, em làm cơm, anh điểm báo. Xong bữa em rửa bát, anh nghiên cứu tivi được không?

Bằng đến, sà vào buồng hỏi han sức khoẻ của Mạ. Mạ vẫn nằm thò đầu ra ngoài chăn, nói chuyện rời rạc. Bằng bảo:

-   Tao xem ra mày còn yếu. Phải nghỉ ngơi, điều dưỡng mạnh vào... Giấy ra viện đâu? Thuốc men họ cấp theo, xem nào.

Bằng xem giấy ra viện, đơn thuốc và kiểm tra số thuốc bệnh viện cấp, quay ra nói với anh Củng:

-   Tiêm hết chỗ thuốc này, anh bảo con Quế đi cắt cho Mạ mươi thang thuốc Bắc. Bệnh thận chữa thuốc Bắc tốt ra phết.

Bữa cơm cúng gia tiên và sum họp gia đình chỉ có Bắc và Quế vui. Anh Củng điều hòa không khí không mấy thành công. Chị Mạ lấy cớ người còn mệt, nên ăn nhỏ nhẻ, ngồi chống đũa, ậm ừ không nói chuyện, làm chị Bằng thiếu tự nhiên, đành quay sang nói chuyện với Bắc và Quế. Hai đứa hút vào nhau, nên khó gắn được với câu chuyện của người khác.

Bữa cơm chuẩn bị kết thúc, anh Củng đứng dậy trước, bỗng loạng choạng rồi xoài ra nền nhà, bất tỉnh. Bắc bế xốc bác Củng đưa vào giường để cô Bằng cấp cứu. Thực ra cơn choáng ngất của anh Củng được báo hiệu từ trước. Song vì, chị Mạ xuất viện về, có bữa cơm sum họp nên anh Củng phải cố chịu đựng và tỏ ra bình thường cho không khí gia đình vui vẻ. Ai ngờ, ý chí của anh không thể thắng được sự suy sụp của sức khỏe. Khoảng 15 phút, anh Củng tỉnh. Chị Mạ lo anh tỉnh theo kiểu trước đây thì gay. Thật may, giọng anh thều thào nhưng tỉnh táo:

-   Tôi đã thấy khó chịu từ chiều.

Chị Mạ hỏi bâng quơ:

-   Hôm nay đã đọc cho anh Củng nghe chưa nhỉ?

Không ai trả lời. Chị Mạ đứng dậy mở tủ, lấy cuốn sổ nhật ký mở đại một trang đọc tạm cho anh Củng nghe:

... Ta cho ngươi gạo để ngươi đói khổ. Ta cho ngươi rượu để ngươi thèm khát. Ta cho ngươi tình yêu để ngươi trói buộc và buông thả - ông linh mục xứ Viền nói tiếp. - Đó là lời của Chúa.

-   Thưa linh mục, quan niệm của Thiên Chúa về sự đoàn kết của loài người, phải chăng thiếu cảnh giác?

-   Kinh thánh Tân ước chép - linh mục nói - “Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà thần khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hòa gắn bó với nhau... Chỉ có Thiên Chúa, cha của mọi người, đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người? Làm được như lời Chúa dạy. Làm cho mọi người tin như thế, tôi nghĩ trên thế gian sẽ bớt chém giết lẫn nhau; hành hạ lẫn nhau. Bởi, dẫu sao con người chung một niềm tin. Mục đích của Chúa về tình đoàn kết, bác ái là thế. Còn phương pháp có lẽ cũng phải bàn.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM