Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 07:44:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cõi đời hư thực  (Đọc 39168 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #10 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2013, 03:38:16 pm »

*

… Đơn vị hành quân đến xã Quỳnh Ngọc, đúng ngày giỗ của làng, hỏi ra mới biết: Vào một buổi chiều mùa thu năm 1950, An-va-rê - Cao, một tên phản động đội lốt linh mục lệnh cho đồn trưởng bốt Quỳnh Lang cho quân đi lùng bắt hết đàn ông, trai tráng ba thôn của làng ra bốt để nghe quan lớn hiểu dụ.

Bốt Quỳnh Lang có một chiếc hầm nửa chìm, nửa nổi rộng 50 mét vuông. Phần trên hầm có một cửa nhỏ thông xuống bằng một chiếc thang tre. Sau khi bắt được 142 người, chúng nhốt xuống chiếc hầm chật hẹp. Có một người trượt chân ngã liền bị chúng xả súng bắn chết ngay tại chỗ.

Ở dưới hầm, người nọ lèn người kia, lại ngột ngạt vì cửa hầm bịt kín. Chỉ mấy giờ sau, 142 người tắc thở, họ kêu gào thảm thiết, rồi rú lên phát điên, lồng lộn giãy đạp, cắn xé lẫn nhau. Bọn địch dã man, xả súng bắn xuống... Khoảng nửa đêm, mọi âm thanh dưới hầm tắt lịm. 128 người chết ngạt. Máu ở miệng những người chết ậc ra lênh láng, đông lại, sục chân xuống như bước vào đống bùn.
 
Để xoá dấu vết, địch bắt những người còn sống dòng dây buộc vào cổ từng xác kéo lên, rồi đào hai chiếc hố ném xuống.

Sau này hoà bình lập lại, làng đào lên xương cốt lẫn lộn, đành phải chia đều cho mỗi bộ một ít để mai táng. Có gia đình hai bố con bị giết, có nhà cả bố, con, anh em bị giết đến năm người. Bởi thế người Thái Bình truyền đời câu:

   Thái Bình có bốt Quỳnh Lang
   Có lò cắt tiết, có hang chôn người...


Quế đặt cuốn sổ xuống, vội vàng lấy khăn lau nước mắt. Không ngờ trên quê hương mượt mà xanh ngát, vi vu tiếng sáo diều của cô, trước đó đã có biết bao máu đào đổ xuống. Suýt nữa thì cô chỉ biết phần ngọn còn phần gốc dưới đất sâu cô nào có biết. Thế ra, sự hiểu biết nông cạn về lịch sử, có thể là một nguyên nhân của vô ơn và độc ác. Cô nhìn như lạ vào gương mặt bố kính yêu và tự dưng một âm thanh vang lên từ trong tim: "Bố ơi, con hiểu vì sao bố, thế hệ bố lại phải cầm súng ra mặt trận".

Sau những giây phút xúc động, anh Củng ngồi dậy với cuốn sách đưa cho con gái, rồi bấm tắt ngọn đèn bàn. Cả gian phòng tràn ngập bóng tối. Anh Củng hỏi con gái:

- Con có đọc được không?

Quế hơi hoảng vì đã thấy bố khang khác, nhưng vẫn mạnh dạn trả lời:

- Con chả nhìn thấy gì, tối om bố ạ.

Anh Củng lại bật sáng chiếc đèn, rồi cầm chiếc đèn giơ lên bảo:

- Con đọc được chứ?

- Dạ, con đọc được ạ.

- Vậy thì phải làm sao, chứ con?

Quế lắng mắt suy nghĩ một lát, rồi chụm hai bàn tay kẹp trong gối, trả lời:

- Ánh sáng của ngọn đèn đã cho con đọc được cái chữ.

Anh Củng nhìn thẳng vào mặt con gái, triết lý:

- Con phải cám ơn ngọn đèn vì ánh sáng của nó. Nhưng chớ quên người cầm đèn kiên nhẫn đứng trong đêm, nghe con.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #11 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2013, 03:40:59 pm »

4

Nửa đêm, chị Mạ tỉnh dậy, có cảm giác khó chịu, cổ họng khô rát. Chị lỏn ra ngoài màn lấy bình nước uống ực ực, đi giải, rồi lại lỏn vào màn nằm. Cổ họng vẫn khô rát. Chị thiếp đi chừng một tiếng rồi lại tỉnh dậy, thấy trong đầu hơi váng vất, cổ họng hơi đau. Chị ngồi dậy lắc đầu thử, cảm giác như óc lỏng ra. Chị lần tìm hộp cao sao vàng trong hốc tủ đầu giường mò mẫm bấm mở, xoa vào hai thái dương, gáy, cổ, mang tai và hai lỗ mũi, yên tâm tiếp tục nằm xuống ngủ. Gần sáng chị tỉnh dậy, thấy chân tay rời rã như đi mượn, toàn thân đau nhức và nóng phừng phực như hòn than ngậm lửa. Thế là ốm to rồi. Chị Mạ hơi lo, vì chưa bao giờ chị ốm mà lại có triệu chứng lạ như lần này. Chị lo hơn là con Quế lại đi công tác ở Tiền Hải những hai, ba ngày mới về. Ai là người lo cơm nước? Ai là người thay chị phục vụ anh Củng? Bên cạnh, anh Củng ngừng ngáy. Dường như anh đã tỉnh ngủ nằm lắng nghe từng cử động của vợ. Chắc là mùi cao cay sực khiến anh lo lắng hỏi:

- Sao đấy? Ốm hả?

- Em hơi bị nhức đầu.

Chị lại ngồi dậy vén màn, xuống bếp đặt nước nấu bữa sáng. Chị thấy chân tay hơi run, người mệt lử như bị đứt gân cốt. Ngồi phịch xuống chiếc ghế, rũ người chờ cho ấm nước sôi, pha tạm gói mì tôm cho chồng. Chị lại thật thững trở lại giường. Ngoài hè, con gà trống đập cánh cất cao cổ giục giã thiên hạ dậy.

Anh Củng dậy khuờ khoạng bước ra cửa, tập vài động tác thể dục cho khuây khoả. Trở lại phòng ngủ, thấy chị Mạ nằm co quắp ở trong giường, anh Củng rờ rẫm ấp bàn tay lên trán vợ:

- Chết, em sốt cao quá!

Anh Củng lại mò mẫm lấy chiếc khăn mặt dấp nước mang vào đắp lên trán vợ.
 
Tầm nửa buổi thì cơ thể chị Mạ như bị triệt tiêu gần hết năng lượng. Đôi môi chị khô nứt, trắng nhợt, mắt mệt đờ, chân tay thõng thượt.
Mãi đến mười giờ rưỡi chị Bằng mới tất tưởi đạp xe đến. Đặt túi thuốc xuống bàn, chị Bằng bấm chiếc quạt để phun gió vào mình, nói:
 
- Khổ quá, con bé báo tao từ sáng. Nhưng tao phải cấp cứu một ca "giời vật" - phạm phòng dưới xóm Một. Giờ lại một ca đang chuẩn bị lên bàn đẻ. Thôi chết, sao người mày nóng như lửa thế này? Há miệng tao xem nào. Hở, sợ gió hả? Để tao tắt quạt... Mày đút cái này vào nách giùm tao, kẹp chặt vào.

Anh Củng xách phích nước vào đặt ở góc tường, rồi lẫn thẫn trở ra để hai người đàn bà với nhau. Chị Bằng khoác chiếc ống nghe vào cổ, vén cánh tay chị Mạ để đo huyết áp, vừa làm vừa nói:

- Lần đầu tiên tao xử lý ca phạm phòng, xấu hổ chết đi được. Lại phạm phòng ngoại tình mới đểu chứ. Phải nói con nhỏ cũng gan, chồng nó bỏ, ngoại tình với anh chàng hàng xóm đã có vợ con. Thế mà nó dám ôm khư khư thằng cha trên bụng, rồi gọi người nhà đi tìm thầy thuốc. Tao bước vào thấy nó nhồng nhỗng nằm như con bò ngửa quặp chặt thằng cha trần như nhộng đã ngừng thở. Tao lấy dây buộc chặt hai đứa lại cho chắc, bảo con bé: "Chớ để cái thổ tả của hắn tụt ra khỏi cái của mình nhớ. Tụt ra là hết cứu, nghe chửa". Con bé sợ, hai tay cứ ghì chặt mông hắn. Không biết ai báo tin cho con vợ. Mụ chạy sang lách bằng được, đạp cửa xông vào, nhìn thấy con bé đang ôm ghì chồng mình, liền đổ ngửa, ngất xỉu. Thế là cùng một lúc tao phải cấp cứu hai người. Sướng quá cũng chết, mà đau quá cũng chết... Huyết áp mày bình thường. Xem nào, á nhiệt độ cao. Mày sốt 40 độ đấy. Cả xã đang có dịch sốt vi rút. Mày bị sốt vi rút rồi. Mệt lắm hả, ít ra cũng mất một tuần. Để tao tiêm cho một mũi trợ lực, rồi uống thuốc, nghỉ ngơi là khỏi. Cơm nước gì chưa? Có ai nấu cho không?

Chị Mạ uể oải:

- Con bé cháu hàng xóm nấu hộ… Vậy mày cứu được hắn rồi chứ?

- Tao tưởng mày mệt không nghe. Hoá ra mày cũng quan tâm nhỉ? Tao không châm chích gì hết, cứ lông đít hắn nhổ, rồi bắt con bé hà hơi vào mồm hắn. Một lát thì hắn tỉnh. Thằng đàn ông thì nằm nghẻo thoi thóp, cái thổ tả của hắn nhợt nhạt, chun lại như con giun. Con đàn bà, nó trơ không thể tưởng, cái đồ chơi của nó thè lè tý đầu lưỡi nhọn đo đỏ, thâm thâm. Tao bảo: "Sướng nhỉ?". Mày có biết nó trả lời thế nào không? Nó bảo: "Sướng gì? Mệt hơn Tây hiếp". Chao ơi, tao không thể tưởng tượng được. Thôi nhớ, để khi rảnh rang nói chuyện nhiều. Tao đã ghi liều lượng ra đây rồi, cứ thế mà uống. Giờ tao phải đi đây. Con bé sinh con so nên phải cẩn thận.

Chị Bằng ra phòng ngoài rì rầm gì đó với anh Củng một lúc mới thấy tiếng líp xe rè rè xa dần. Chị Mạ nhận thấy sự khác lạ của bạn. Bằng nói nhiều, bỗ bã cứ liến thoắng như thể che đậy điều gì.

Anh Củng trở vào phòng, lấy chiếc khăn mặt đã khô đi dấp nước đắp lên trán vợ. Càng ngày anh Củng càng thấm thía sự cần thiết của chị Mạ đối với cuộc sống của anh. Còn nhỏ, trách nhiệm lớn nhất đối với mình là cha mẹ. Khi đã lập gia đình, trách nhiệm lớn đó thuộc về vợ hoặc chồng. Bởi vậy người đời hết sức coi trọng việc kết hôn là thế. Vậy mà trước đây anh, thế hệ anh coi việc lấy vợ, lấy chồng thật giản đơn. Cũng may, anh lấy được chị Mạ - một người vợ thuỷ chung, hết lòng vì chồng, vì con. Mới chỉ có một ngày vợ anh ốm nằm đó, mà mọi việc rối bời. Anh không thể hình dung nổi, nếu lúc này, nếu cuộc đời anh thiếu Mạ sẽ ra sao? Tạo hoá thật kỳ diệu, đã sinh ra người đàn ông và người đàn bà để thực hiện một mục đích tối thượng đó là tình yêu. Nếu không phải vì mục đích ấy thì tạo hoá chỉ tạo một loại người, hoặc đàn ông, hoặc đàn bà, hoặc lưỡng tính cũng đủ để làm tất cả mọi việc trên đời, kể cả duy trì nòi giống bằng cách nhân bản vô tính chẳng hạn. Thế nhưng, có người, nhiều người lại quên, hoặc coi nhẹ cái mục đích tối thượng của tạo hoá. Họ lập gia đình với mục đích khác. Thôi thì để sinh nhai, thích ứng và tồn tại, nhiều khi con người cũng phải bươn trải, thế này, thế khác... Nhưng mà dù gì đi chăng nữa cũng không được quên mục đích của tạo hoá khi tạo con người. Quên là vứt. Cũng may, ốm nằm đây, anh đã nhận ra. Tuy có hơi muộn mằn đôi chút.

Nếu một mai trời không cho được sống nữa, bắt anh đi thì anh cũng được ra đi trong khi đang chiến đấu cho mục đích của tạo hoá. Sống không có mục đích đã sợ, điều còn đáng sợ hơn là đến lúc chết cũng không biết mình chết cho mục đích gì.

Chị Mạ nhắm mắt tận hưởng giây phút hạnh phúc hiếm hoi của đời làm vợ. Hơn 30 năm lấy anh, lần đầu tiên chị được hưởng sự quan tâm chăm sóc của chồng. Dù đó chỉ là một cử chỉ rất nhỏ: lo lắng, rồi dò dẫm dấp nước chiếc khăn mặt, gấp làm tư, đắp ngay ngắn lên trán vợ. Đó là biểu hiện của lòng thương yêu thực sự. Đã là phụ nữ, đã làm vợ có cần gì to tát hơn đâu, dẫu là nhà cao cửa rộng, là bạc tỷ, là giang sơn đi chăng nữa... chị sẵn sàng đánh đổi chỉ để tận hưởng một cử chỉ nhỏ nhoi này.

Tối đó, chị Mạ cố gượng dậy lấy cuốn nhật ký của anh Củng để tìm đọc cho anh nghe một đoạn. Ngồi vào bàn, ngực chị như căng ra, cổ họng cuộn lên như muốn nôn mà không sao nôn nổi. Thấy vợ mệt mỏi, anh Củng bảo:

- Thôi em ạ. Hồi này anh thấy người cũng khoẻ. Em đã mệt thì đi nằm đi, đừng có cố.

Nghe chồng nói vậy, chị Mạ được cớ rời cuốn sách về giường nằm. Anh nói thế là anh thương chị. Nhưng con bệnh của anh nó có thương anh không? Làm sao mà chị biết được. Biết vậy, sáng nay nhờ quách Bằng đi cho rồi. Tối nó rỗi, sang thăm bệnh rồi giúp một lát... Nghĩ đi thì thế, nghĩ lại cũng không thể được. Gần đây Bằng có gì mập mập mờ mờ, khó hiểu. Sáng nay cũng thế. Có bao giờ ầm ầm, bôm bả như vậy đâu. Lại còn rì rầm nhỏ to với nhau gì đó... Lẽ ra lúc này con Quế phải có mặt ở nhà. Thôi đành thế, lạy trời, lạy phật phù hộ độ trì cho anh Củng qua được vài ngày, rồi ra chị khoẻ, sẽ tính toán, bố trí lại cho hợp lý, chứ để thế này không thể ổn được.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #12 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2013, 03:44:38 pm »

*

Anh Củng tỉnh dậy lúc hai giờ sáng, bật điện mò mẫm tìm dưới gầm giường, tìm góc nhà, tìm cả trên tường một con dế nào đó cứ ri rỉ rót vào tai anh như tiếng kèn đám ma làm anh không thể nào ngủ được. Tìm mãi không thấy, anh tắt điện chui vào giường nằm. Tiếng con dế mỗi lúc một to, cứ như nó nằm trong lỗ tai, chổng mông lên để gáy. Anh Củng bịt tai lại, tiếng con dế càng to hơn, nhức hết cả đầu. Anh bực mình, lại dậy ra phòng ngoài ngồi để tránh con dế mất dạy. Quái lạ, hôm nay trở trời thế nào mà chỗ nào trong nhà cũng có tiếng dế. Khi mất ngủ, anh Củng dễ nóng tính và cáu kỉnh có khi căm thù tất cả những gì là lý do. Anh mà tóm được những con dế khốn nạn này, thì anh sẽ cho mỗi con một nhát búa.

Anh Củng mở cửa bước ra ngoài sân. Cả khoảng sân nhỏ như có hàng ngàn con dế thi nhau khóc, loạn cả óc. Anh giơ tay đập mạnh vào cành nhãn trước mặt để cho đàn dế giật mình mà câm miệng. Chả con nào nó sợ, vẫn cùng nhau tấu lên bản hợp ca thê thảm. óc anh ong ong, rồi lúc lắc, lúc lắc. Ờ... như thế lại dễ chịu. Tiếng dế vẫn như tiếng kèn thổi vào tai. Anh chành miệng phát âm "he... he... be... be... e... e..." giống như tiếng bản hợp xướng của lũ dế, thì bỗng dưng thấy chúng im bặt. Nhưng đến khi anh ngừng kêu, lũ dế lại tế lên. Và thế là từ đó cho tới sáng, anh đứng ở giữa sân lắc lư cái đầu, miệng liên tục kêu "he... he... be... be... e... e...".

Chị Mạ tỉnh dậy không thấy chồng, vội vã lê đôi chân tê dại cùng tấm thân mỏi mệt ra sân.

Thấy anh Củng đứng lắc đầu, kêu be be thì hoảng quá, chạy lại dìu chồng vào nhà. Anh Củng giơ tay gạt vợ ra. Chị Mạ lùi lại suy nghĩ cách xử lý. Bỗng anh Củng dừng lắc đầu, thôi kêu be be. Anh rập hai chân đánh rốp, đứng nghiêm, mắt nhìn thẳng, cất giọng hát: "Đời mình là một khúc quân hành. Đời mình là bài ca chiến sĩ. Ta ca vang, triền miên bao tháng ngày, lượn bay trên núi rừng biên cương tới nơi đảo xa. Mãi mãi lòng chúng ta, ca bài ca người lính...”.

Cứ thế, anh đứng hát say sưa, hát đi hát lại hàng chục lần.

Chị Mạ đứng nhìn chồng mà ứa nước mắt. Chị tiếp tục kéo anh vào nhà. Anh giậm chân, ưỡn nực, quắc mắt, dõng dạc, đọc to: “Chúng tôi quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam, lấy danh dự người chiến sĩ cách mạng xin thề dưới lá cờ vinh quang của Tổ quốc: Một, xin thề! Hy sinh tất cả vì Tổ quốc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hoà bình độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới.
Hai, xin thề!...”.


Đọc xong 10 lời thề danh dự của quân đội, anh Củng lại giậm chân, vung tay hát: "Đời mình là một khúc quân hành. Đời mình là bài ca chiến sĩ...”.

Chị Mạ càng cố sức kéo anh vào nhà, anh lại càng đọc to hơn, nhanh hơn. Chị ôm anh đẩy, anh hất chị ra. Không còn cách nào, chị Mạ đành vào nhà lấy cuốn nhật ký mở đại một trang đọc thử. Trời ơi! Chị mệt quá. Miệng chị đắng ngắt, giọng khản đặc, đầu váng như búa bổ. Chị cố gắng đọc to cốt để át tiếng hát của anh Củng:

Sư thày rủ rỉ kể, giáo lý chân truyền của đạo Phật cho rằng, bất cứ kỷ niệm gì, vui buồn đều mang lại phiền não cho con người. Nó làm hại sức khoẻ, có thể làm chết người. Công chúa Mị Nương cũng chết vì tương tư chàng thuyền chài Trương Chi đó thôi...

Chị Mạ mới đọc đến đó, anh Củng đã ngừng hát, nhưng hai tay vẫn vung, chân vẫn giậm. Thấy có hiệu nghiệm, chị Mạ quên mệt cố đọc tiếp:

… Vì vậy đạo Phật sáng tạo một học thuyết có tên "Hiện pháp lạc trú". Học thuyết yêu cầu con người ta vui tươi, lành mạnh trong thực tại. Hiện pháp là những gì hiện có bây giờ và ở đây. Lạc trú là vui tươi để sống, không ưu phiền quá khứ, và cũng không quá lo lắng cho tương lai.

Anh Củng ngừng mọi động tác, nhưng mắt vẫn nhìn thẳng dài dại. Chị Mạ ngước nhìn chồng, rồi cúi xuống đọc:

… Sư thày hiền từ nói tiếp: Tại sao chúng ta cần phải Hiện pháp lạc trú? Bởi vì, như các cháu đã biết, quá khứ thì đã qua rồi, không bao giờ trở lại được nữa. Có tiếc cũng không thể lấy lại được. Tương lai thì còn ở phía trước, ta có bồn chồn lo lắng cũng chẳng giải quyết được gì. Nói như vậy thì khi ta làm kiểm điểm những việc đã qua để rút kinh nghiệm mà đề ra phương hướng liệu có trái với tinh thần của Hiện pháp lạc trú không? Ta có thể ôn lại quá khứ, tính toán cho tương lai, nhưng là để giáo dục hiện tại, củng cố hiện tại.

Anh Củng chùng người, quay lại nhìn vợ và lắng nghe. Hình như toàn bộ các cơ trên khuôn mặt anh đã trở lại bình thường. Đôi mắt bớt đờ dại, nhưng vẫn còn vẻ ngạc nhiên như người vừa ở trên cung trăng xuống. Mồ hôi trên người chị Mạ toả ra, họng càng khô khốc, hai tay run run. Không được bỏ cuộc, cũng phải coi đây như một trận chiến đấu, phải cố lên chút nữa để anh Củng trở lại bình thường. Chỉ cố lên một chút nữa thôi. Chị cúi xuống kiên nhẫn:

… Hiện pháp lạc trú không cho phép ta kẹt vào quá khứ. Phấn đấu xây dựng nhà mới to đẹp, đàng hoàng, ấy là Hiện pháp lạc trú. Trước ngày ra trận lo thất bại, thao thức cả đêm, mất ngủ, ấy là kẹt vào tương lai. Bình tĩnh, sáng suốt bước vào trận đánh, ấy là Hiện pháp lạc trú... Tôi và anh trung đội trưởng nhìn nhau, đều tỏ ra ngạc nhiên trước kiến thức uyên bác của sư thày. Thế hệ chúng tôi hầu như không được nghiên cứu, tiếp thu triết học phương Đông, ở đó có một khối lượng kiến thức đồ sộ của Phật giáo rất gần gũi với tư duy người Việt ta. Nên lần đầu nghe, chúng tôi như mảnh đất nứt nẻ được tưới nước. Trung đội trưởng quay lại chăm chú nhìn vị sư thày vẻ kính trọng. Sư thày nói tiếp: "Trong quan hệ tình yêu hôn nhân, gia đình cũng thế thôi, các cháu ạ, Hiện pháp lạc trú rất cần để bảo đảm hạnh phúc. Nếu ta có kỷ niệm tốt về tình yêu cũ cũng không nên quên nó. Nhưng cũng đừng để nó làm ảnh hưởng đến hiện tại cuộc sống gia đình mình. Ngược lại, nếu có kỷ niệm buồn thì hãy chôn vùi nó đi, chớ đào bới lên làm gì cho đau khổ. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, chàng Kim Trọng tái hồi với nàng Kiều được là vì họ không bị kẹt vào quá khứ nhơ nhuốc của nàng Kiều...

Chị Mạ ngừng đọc vì lúc này anh Củng đã đến bên cạnh, một tay đặt lên vai vợ. Bản hợp ca đưa đám của đàn dế xung quanh nhà đã tắt lịm. Anh Củng thấy trong đầu thoáng hẳn. Và anh cũng nhận thấy chị Mạ đang lên cơn sốt cao, hai tay chị ôm đầu gục xuống. Anh Củng nâng vợ đứng dậy, gỡ cuốn sổ để lại trên ghế, rồi dìu vợ vào nhà. ở ngoài cổng, chiếc xe đạp mini màu xanh - sứ giả của lòng từ thiện vừa tới. Chị Bằng kịp dừng lại, khi nhìn thấy hai người đang tựa vào nhau, dò dẫm, thập thễnh bước vào nhà.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #13 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2013, 03:47:40 pm »

5

Mùa thu.

Trưa, vòm trời bổng vút. Từng mảng mây màu trắng đục nhởn nhơ trên nền trời xanh biếc. Có rất nhiều con chuồn chuồn màu vàng thẫm dang cánh ve vãn trên tầng cao. Bồn hoa cúc vàng rực như một mâm hoa đặt trước cửa nhà trực ban đại đội. Một đôi chim bồ câu trắng từ trên mái nhà, hứng chí vút lên trời xanh chao liệng như thể tắm mình trong không gian bình yên. Từ trận địa của bộ đội pháo phòng không bỗng vang lên tiếng còi báo động. Củng quơ vội chiếc dùi sắt lao ra chỗ treo chiếc kẻng, liên tục phang đến nóng cả bàn tay. Tiếng kẻng báo động vừa dứt, một tốp hai chiếc máy bay F-4H của Mỹ từ biển Đông lao vào. Tiếng gầm rít của động cơ phản lực xé tan đàn chuồn chuồn đang lơ lửng. Ở độ cao hơn nghìn mét, hai chiếc F-4H bay một vòng để xác định mục tiêu. Đến nửa vòng thứ hai, chiếc đi đầu bỗng cắm đầu lao vút xuống, cắt sáu quả bom, rồi ngóc đầu vội vàng chuồn thẳng ra biển.

Các trận địa pháo cao xạ của bộ đội phòng không, trận địa trực chiến của dân quân thi thau nhả đạn. Lợi dụng khi bom nổ, chiếc máy bay thứ hai lao xuống cắt tiếp sáu quả bom đen trũi. Tiếng bom, tiếng súng hoà lẫn thành một thứ âm thanh hỗn độn. Mặt đất như vỡ ra từng mảng.

- Làng Chành bị bom rồi, bà con ơi!...

Làng Chành là nơi trung đội của Củng đóng quân. Ở đây có cụ Thủ, ông Nhậm, có Quyên, có nhân dân và đồng đội. Một cái làng nhỏ nhoi đầu xã, gần trường học, chỉ vỏn vẹn ba chục nóc nhà mà phải chịu 12 quả bom của giặc Mỹ, thì... chao ôi! Mới nghĩ đến đó... Làng Chành tan tác như sau trận lốc. Cá dưới ao bay lên vườn, người treo trên ngọn cây, nhà cửa đổ xuống biến thành tro gạch vùi lấp người đang sống. Mồ mả quật tung, hắt cốt người lên ruộng. Tiếng khóc của bọn trẻ, tiếng thét của người mất cha, tiếng gào của người mất mẹ, tiếng chửi rủa trút hận thù... Tiếng tre nứa cháy ngùn ngụt, lốp bốp... cả làng Chành giãy lên đành đạch...


Người chị Bằng rung nhẹ như thể vừa có chấn động. Chị đặt cuốn nhật ký xuống bàn, không thể không ngước nhìn anh Củng để chia sẻ, nhưng lại gặp ánh mắt của chị Mạ, liền lảng nhìn ra cửa. Chị Mạ mệt mỏi nằm trên giường, đành xua cái lúng túng của bạn bằng câu nói:

- Đọc tiếp đi Bằng. Anh Củng đang nghe đấy.

Bằng vuốt nhẹ hai cánh mũi, rồi cúi xuống đọc tiếp:

… Cụ Thủ nằm vắt ngang thành bể nước, đầu cụt lăn lóc dưới gốc cây chè, máu ở cổ nhểu ròng ròng xuống sân, bàn tay phải còn nắm đôi đũa tre. Gian nhà vách đất của cụ, cùng đồ đạc và cả chiếc ba lô của Củng biến đâu mất.

Cùng với mọi người, Củng đưa cụ Thủ xuống, rồi bê chiếc đầu có bộ hàm móm, tóc cắt ngắn bạc trắng của cụ lắp vào để thi thể được nguyên vẹn, đắp tạm cho cụ chiếc chiếu rồi chạy sang nhà Quyên. Nhà Quyên không bị sập đổ, chỉ bay mất mái. Nhưng chiếc hầm kèo bị trúng một quả bom. Xương thịt ông Nhậm cùng chiếc hầm tan biến hết, chỉ còn nửa lá gan mắc trên ngọn tre ngoài bờ ao. Quyên bị một mảnh bom xuyên từ lưng qua ngực, gục xuống ôm lấy mâm cơm, mặt vục vào bát canh rau ngót. Miếng cơm độn khoai và rau muống trong miệng Quyên vẫn chưa nuốt kịp.

Làng Chành bị bom Mỹ giết chết 48 người, hầu hết là đàn bà và trẻ em. Bốn người không còn chút xương thịt để mai táng. Ngoài ra còn chín người đã yên nghỉ dưới mồ từ mấy đời trước cũng bị bom Mỹ quật lên rải cốt khắp cánh đồng...

 
Chị Mạ xúc động nhổm dậy, ngồi ôm gối dựa vào thành giường, chờ cho chị Bằng ngừng đọc liền hỏi anh Củng:
 
- Sao anh bảo mới gặp chị Quyên?

Anh Củng ngồi trên chiếc ghế ba đai, đối diện với chị Bằng, hai tay nắm và ghì chặt lấy bạnh ghế. Hình như anh đang chìm vào hồi ức bi thương của làng Chành, nghe tiếng vợ hỏi bỗng giật mình:

- Ờ… à. Thử em một tý xem... chất lượng tình yêu còn bao nhiêu.

Chị Bằng:

- Các người ký ám hiệu với nhau cái gì? Ai mà hiểu được. Thôi tôi phải đi đây, gần trưa rồi còn gì. Tôi hộ bà Mạ một lần này thôi nhá.

Mạ kéo tay Bằng, nhìn lén về phía chồng:

- Quyên là người yêu cũ...

Bằng chả vừa:

- Sao mà lắm cũ thế? - Rồi ngẩng mặt nói bâng quơ - Còn đây là mới hay cũ?
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #14 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2013, 03:48:52 pm »

*

“Sao mà lắm cũ thế? Còn đây là mới hay cũ?”. Bằng đi rồi, mà tiếng Bằng cứ lặp đi lặp lại găm vào lòng Mạ. “Còn đây là mới hay cũ?”. "Còn đây"... là ám chỉ ai? Mạ hay Bằng? Anh Củng ơi, cuộc đời anh đối với em còn nhiều bí mật lắm. Hơn hai mươi năm anh đi xa, đánh giặc những đâu, những đâu? Anh có chức, có quyền; anh làm gì, yêu ai? Hoặc người ta yêu anh, thậm chí mua chuộc anh, em làm sao biết được. Bây giờ, còn cái thân tàn như trái chanh đã vắt kiệt anh mới trở về trao cho em. Mà đã hết đâu... ánh mắt của Bằng, những câu nói lập lờ và cả những cử chỉ gần đây của cô ấy đáng ngờ lắm. Đó, từ lúc cô ấy đi, anh xem ra có vẻ bần thần vẩn vơ như người mất hồn. Ốm thì ốm vậy thôi, chứ lúc tỉnh táo cũng khoẻ ra phết, chẳng khác gì hồi cưới nhau, ăn diện vào cũng bảnh bao, ra đường chả khối đứa chết mệt.

Anh Củng ở ngoài sân vẩn vơ, vẩn vơ đứng nhìn đàn kiến khênh một con sâu đo đi từ góc sân ra vườn, trông như đoàn quân vác pháo hành quân vào chiến trường. Anh bồi hồi nhớ lại ngày anh cùng đồng đội rời làng Chành hành quân vào miền Nam đi chiến đấu. Làng Chành như một vết dao chém vào tim anh, vết thương không bao giờ kín miệng. Suốt đời anh, suốt cuộc đời cầm súng chiến đấu, không bao giờ quên được hình ảnh bà cụ Thủ cụt đầu nằm vắt ngang bể, hình ảnh Quyên miệng ngậm rau muống vục mặt vào bát canh mà chết, và lá gan tím lịm, khô héo của ông Nhậm treo lủng lẳng trên ngọn tre... Ngay cả bây giờ, ốm đau bệnh tật, nhưng mỗi lúc nhớ về làng Chành, cơ thể anh như được thắp lửa, sức sống bừng thức, sục sôi, bứt phá nhấn chìm cơn đau của bạo bệnh và mọi muộn phiền phức tạp.

Lịch sử và tổ tiên giao cho thế hệ anh phải hy sinh, phải chịu thiệt thòi để cho mầm xanh của dân tộc hồi sinh. Anh không có gì phải ân hận hoặc so đo tính toán. Đó là bổn phận, là điều tất nhiên của thế hệ anh. So với Bằng anh còn quá hạnh phúc. Anh có vợ, có con, có một mái ấm gia đình. Còn Bằng, sau khi dốc hết tuổi xuân ở Trường Sơn, trở về cô có còn gì đâu ngoài cái túi thuốc hình dấu cộng màu đỏ. Ở tuổi anh, hôm nay được tin bạn bè thăng quan tiến chức, ngày mai lại có tin đồng đội mắc bệnh hiểm nghèo. Thăng quan tiến chức thì ít, mà bị bệnh hiểm nghèo thì nhiều. Gian khổ, hy sinh nó nhiễm bệnh vào người, tuổi cao mới phát ra, thật khổ. Nhưng cứ nhìn thấy bọn trẻ, thấy con Quế mơn mởn vươn lên là anh mãn nguyện... Ờ mà sao đến giờ này con Quế vẫn chưa về? Hễ bao giờ nó xuống với biển, y rằng bị hút vào đấy. Không biết biển hút, hay anh chàng nuôi tôm sú hút? Anh nhớ con gái.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #15 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2013, 03:51:57 pm »

*

- Mẹ ơi, bố ơi, con về đây mà.

Quế vừa gọi bố mẹ, vừa đẩy cửa vào trong nhà, hẫng hụt vì sự lặng ngắt. Cô hốt hoảng liên tưởng đến sự chẳng lành nên gọi to hơn:

- Mẹ, mẹ ơi!

Chị Mạ đang lơ mơ ngủ ở trong phòng, nghe tiếng con gái gọi thì giật mình:

- Gì thế con?

Quế lao vào trong phòng mang theo khuôn mặt lo âu, khiến chị Mạ hốt hoảng ngồi dậy, đỡ lấy cánh tay Quế chờ đợi một câu nói không lành từ miệng con gái:

- Bố đâu, mẹ?

Chị Mạ hẫng hụt, rã rời sau một cố gắng. Chị uể oải nằm xuống:

- Thế mà mẹ cứ tưởng... Bố con vừa ra ngoài sân, chắc đâu đó.

Quế đặt tay lên trán mẹ. Rồi lại ấp mặt vào ngực mẹ:

- Mẹ ốm lâu chưa? Mẹ khoẻ rồi chứ? Mẹ đã uống thuốc chưa? Cô Bằng có khám cho mẹ không?

Chị Mạ không trả lời những câu hỏi liên miên của con, mà nhắm mắt nói như một hơi thở cố:

- Sao con bảo đi hai ngày... có chuyện hả?

- Không có chuyện đâu mẹ, công việc thôi mà. - Quế nói nhanh rồi với chiếc gương tròn trên bàn. Cô thè đầu lưỡi lật lên, lật xuống hít hơi xuýt đầu lưỡi.

Chị Mạ hé cặp mắt quan sát con gái, hỏi:

- Răng miệng làm sao con?

Quế liếc nhanh nhìn mẹ, rồi quay lại với chiếc gương, vừa vuốt vuốt đuôi mắt, vừa trả lời:

- Không có gì đâu, mẹ. - Có thể con bị nhiệt, nên đầu lưỡi...

Quế ngừng soi, nhìn mẹ qua gương một giây, cảnh giác nói:

- Không hiểu sao lưỡi con rát...

Chị Mạ mở to cặp mắt săm soi từng nét trên mặt con gái. Đôi mắt to sáng, trong veo của con gái vẫn chưa có nét gì sầu gợn, cặp môi mọng đỏ vẫn trinh tươi, những sợi tóc đen trên vầng trán non trẻ vẫn rung rinh nhảy múa, dáng đi vẫn kiêu hãnh, chả lẽ con bé đã...? Không, không thể có được.

- Con đi tắm đây mẹ ạ.

Chị Mạ nhìn theo thấy bước chân con gái vẫn nhanh nhẹn, cặp mông vẫn tròn vo tưng tẩy. Chỉ có điều... hồi trước chị yêu anh Củng chỉ qua một đêm làm vợ anh, sáng hôm sau lưỡi bị rát. Chỉ tại đôi môi anh Củng mãnh liệt quá.

Tối đó, khi lên giường ngủ, anh Củng nói với chị:

- Em có thấy con Quế khang khác không?

Chị Mạ nghiêng người quay lại đặt cánh tay lên vai chồng, nhắm mắt nói trong hơi thở:

- Em mong con được hạnh phúc.

- Chiều, anh thấy nó ngồi một mình, có lúc thờ thẫn như mơ tưởng. Từ đầu tối thấy loay hoay viết nhật ký. Có thể chuyến đi vừa rồi... Em thử nói chuyện với nó xem.

Chị Mạ rút tay khỏi vai chồng, trở lại nằm ngay ngắn và thở đều đều. Anh Củng đặt hai tay lên bụng, ngớp đôi mắt lên đình màn, rồi từ từ đậy mi mắt xuống. Ở phòng riêng Quế tắt điện. Không gian im vắng, chỉ có tiếng còi ô tô lạc lõng ở ngoài đường Mười vọng về. Sáng sớm, khi vợ chồng anh Củng còn nằm trên giường, Quế đã dậy thu dọn nhà cửa. Cô vừa làm, vừa hát. Tiếng hát như tiếng chim yêu trời xanh: "Cô bé như chùm hoa lặng lẽ. Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu...”.

Chị Mạ bấm vào cánh tay anh Củng. Hai người nằm rán để lắng nghe từng động tĩnh của con gái.

Chị Mạ cảm thấy bệnh đã lui, người đã khoẻ. Chị bảo với anh Củng để chị dậy khua khoắng chân tay cho sảng khoái và giúp con gái làm bữa sáng.

Vừa bước ra gian ngoài, chị cảm thấy không khí dễ chịu, hình như có mùi hương thơm nhè nhẹ. Có thể chị ở trong phòng ngủ mấy ngày liền, mới bước ra ngoài. Cũng có thể cảm giác của người mới ốm dậy. A, đúng rồi, con Quế dọn dẹp nhà cửa, lau bàn ghế bóng loáng, trên bàn có một lọ hoa tươi rực rỡ. Những đoá hoa hồng làm nôn nao lòng người. Thôi rồi, con bé đang yêu. Nghĩ thế và chị thấy tim mình bồi hồi, thổn thức như thời con gái. Cầu trời, anh chàng nó gặp là người tử tế.

- Quế!

- Dạ, con đây!

- Lên, bố bảo!

Chị Mạ giật mình quay lại, thấy anh Củng đứng sừng sững sau lưng chị, mặt như đâm lê. Quế, mặt tai tái run run. Anh Củng giọng nghiêm khắc, lạnh lùng nói:

- Ta nhìn thấy trong mắt ngươi có một anh chàng. Mau mau hãy khai ra.

- Bố! - Khuôn mặt Quế giãn nở, miệng phụng phịu chạy đến úp mặt vào ngực mẹ - Mẹ bảo bố đi, cứ dọa con, hết hồn.

Chị Mạ xoa vào lưng con gái:

- Con gái mẹ lớn lắm rồi... Chắc là nó ở rể chứ?

- Ứ… - Quế dụi tiếp đầu vào ngực mẹ.

Quế yêu bố và mẹ như không thể yêu ai hơn được. Với bố, Quế vừa yêu lại vừa sợ vì bố nghiêm khắc, thẳng thắn và tinh đời quá. Không có gì giấu nổi trước con mắt của bố. Có chuyện gì Quế không "khai báo" với bố mẹ đâu? Chuyện đời, chuyện công việc... Chỉ chuyện riêng của phụ nữ thì Quế mới "khai" riêng với mẹ. Chắc rồi mẹ cũng lựa lời nói lại với bố nếu thấy cần thiết. Mẹ sẽ nói theo cách của mẹ mà Quế không thể nào nói được. Còn chuyện này mà "khai báo" hết thì chắc bố đập chết. Quế sợ lắm. Giá mà bố khoẻ mạnh như mọi người thì tốt biết bao, và sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Bố ốm đau bệnh tật, lúc tỉnh thì như mê, mà mê lại như tỉnh. Thương bố quá. Không biết bố có khỏi được bệnh?...

Quế về chậm một ngày, ngoài lý do "đặc biệt" không thể khai báo, còn một lý do mà cô có thể kể cho bố mẹ được. Đó là sức cuốn hút đến kỳ lạ của cái vùng biển đầy sú vẹt và phù sa đó. Chao ơi, nó như thể một thế giới lạ kỳ, là kỳ quan biển của mọi vùng biển, bình thường không dễ gì nhận ra nổi. Lần đầu tiên Quế phát hiện ra đàn cáy biết đi "biểu tình". Nói đến dòng giống nhà cáy ở vùng biển này cũng đặc biệt lắm. Cáy có tám loại: Cáy lông, cáy xà xạ, cáy đá, cáy bã trầu, cáy còng, cáy xanh, cáy hú oà và cáy mù. Cáy mù là một loại chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay, màu xanh đá, các bộ phận đầy đủ như những loài cáy khác, chỉ có đôi mắt là không có. Bù lại, thính giác của chúng rất nhạy, khi cảm nhận được tiếng động, liền vùi mình dưới lầy để lẩn tránh. Trong các loại cáy, Quế thích nhất là con còng. Còng sống ở chân bãi cát sát mép lầy. Con màu xanh, con màu đỏ, con màu đen tía trắng, con màu nâu. Trưa nắng, chúng rời lỗ lên cát kín đặc trông giống như vườn hoa muôn màu rực rỡ. Con còng đực có bộ càng rất lạ. Càng bên trái chỉ nhỏ như chiếc tăm màu trắng đục, còn chiếc càng bên phải màu đỏ tía trắng lại lớn gấp năm chục lần chiếc càng bên trái, lớn hơn cả thân con còng, vậy mà nó chả làm gì, lúc nào cũng chỉ giơ cao ngang mặt dứ dứ như chiếc thanh long đao đe dọa kẻ thù. Trong khi đó, chiếc càng bên trái tí xíu thì gần như làm việc cả ngày, liên tục gắp đất bỏ vào miệng. Khi gặp kẻ thù, chiếc càng lớn bên phải lập tức giơ cao phập vào và rụng ra, để cho con còng chạy thoát an toàn. Quế bảo, đó chính là chiếc càng "quân sự". Để ý kỹ, Quế thấy con còng cũng "võ luyện" ra phết. Mỗi sáng khi chú còng từ dưới lỗ chui lên, giương đôi mắt như hai chiếc đèn cao áp quan sát, rồi mới giơ chiếc càng "quân sự" nâng lên, hạ xuống như nâng quả tạ. Lại khi phải chui xuống lỗ, bao giờ chiếc "thanh long đao" cũng xuống sau. Nhiều nhất và ở tận bãi lầy xa là những chú cáy lông. Chỉ có đàn cáy lông mới biết "biểu tình". Thông thường trên mặt lầy, mỗi chú cáy lông trú ngụ ở một chiếc lỗ. Dù có lên mặt lầy để kiếm ăn, chúng cũng không bao giờ đi quá xa. Chỉ cần một cử động nhỏ, có khi một con chim bay ngang, là chúng rào rào thụt xuống lỗ. Bởi thế dân vùng biển mới có câu "nhát như cáy". Thế mà, vào một ngày nắng đẹp, gió nồm nam hiu hiu mát rượi, khoảng từ tám đến mười con nước và chừng tám, chín giờ bỗng nhiên hàng đàn cáy, cáy ông, cáy bà, cáy bố, cáy mẹ, cáy con, cáy cháu... bỏ hết "nhà cửa", "quê hương" lũ lượt kéo nhau bò ngược chiều gió dài đến ba bốn cây số. Chúng bất chấp tất cả, vượt lạch nước, cứ thế tràn qua, tiến lên. Người vùng biển gọi hiện tượng này là "cáy bò". Gặp được ngày "cáy bò" người đi câu cáy kể như trúng quả, chỉ đứng một chỗ, vung lưỡi câu giật đầy hết giỏ này đến giỏ khác. Trời ơi, còn biết bao nhiêu điều thú vị mà Quế mới khám phá ra ở cái vùng biển cạn này.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #16 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2013, 03:55:13 pm »

6

Không ngờ chỉ sau 10 ngày phép, mình đã trở thành người đàn ông thực sự. Mình không thể tưởng tượng nổi có vợ, lại là người con gái xinh đẹp mới lạ chứ. Tình yêu nó ngọt ngào, thú vị đến không ngờ. Đêm tân hôn kỳ lạ, đánh thức toàn bộ giác quan trong con người, để rồi từ đây mới biết sức mạnh đàn ông của mình đến đâu. Họ hàng, bạn bè cũng hiểu hôn nhân thời chiến nên họ ra về sớm. Mình bảo với vợ:
- Em vào ngủ trước đi. Còn lâu anh mới đi ngủ.

Quẩn quanh một lúc, rồi nàng vào buồng giả vờ ngồi khâu khâu vá vá.


Đọc đến đây, chị Mạ ngừng lại nhìn anh Củng, nói:

- Chỗ này anh bịa. Em khâu áo hẳn hoi, đâu có giả vờ?

Anh Củng cười:

- Có mỗi cái kim bị gãy khi đính cúc áo cho anh ban chiều. Không giả vờ thì khâu vá gì?

- Anh gớm lắm. - Chị Mạ cười trừ rồi cúi xuống đọc tiếp.

… Khi lừa được nàng vào buồng, mình nhanh chóng lẻn vào chốt chặt cửa. Chẳng nói, chẳng rằng mình tút quần áo dài trèo lên giường trùm chăn ngang ngực. Hình như người nàng rung. Nàng xích ra mép giường ngồi. Nhìn lên đình màn một lúc, từ từ nghiêng đầu, mình liếc nhìn nàng. Qua ánh đèn dầu mờ tỏ, khuôn mặt nàng mới xinh đẹp làm sao. Chưa bao giờ mình được tường tận ngắm nàng thế này. Mi mắt nàng dài và cong chớp liên hồi, môi nàng như nụ hồng hé nở, thỉnh thoảng hơi mím lại. Khuôn ngực nàng căng tràn phập phồng. Nàng không ngẩng lên. Nàng đang chăm chú khâu vá. Nhưng nàng có khâu gì đâu, chiếc kim cầm trên tay bị gãy một nửa đầu. Đúng là chiếc kim hồi chiều. Mình tung chăn ngồi dậy. Nàng hơi giật mình né sang một bên. Mình lấy chiếc áo sơ mi treo cuối giường, ghé răng cắn đứt một chiếc cúc rồi đưa cho nàng, nói:

- Tiện thể em đơm cho anh chiếc cúc.

Nàng đón nhận chiếc áo và cái cúc màu trắng, ngồi vân vi như đứa trẻ bị lỗi. Trời cuối thu, đầu đông nên cũng chưa lạnh lắm. Nàng mặc chiếc áo lót "đông xuân" màu trắng, khoác chiếc áo len xanh ra ngoài. Suối tóc dài, chảy tràn trên tấm lưng thon. Mình thèm nàng hết chịu nổi, chỉ muốn ôm lấy tấm lưng cong kéo xuống. Nàng cứ ngồi "khâu vá” mãi. Nhà trên có tiếng ho khù khụ của bố, tiếng quạt đập muỗi phành phạch của mẹ, tiếng tàu chuối xập xoè ngoài vườn.

Chừng nửa giờ, nàng đứng dậy, treo áo lên móc rồi ra mở cửa. Làm sao mở được, mình đã chốt chặt, đến thánh cũng chịu. Loay hoay một lúc nàng đành vào giường ngồi. Nàng cúi xuống tắt đèn, nghĩ sao lại thôi. Mình cũng không biết phải bắt đầu như thế nào? Đành giả vờ nhắm mắt ngáy pho pho, thỉnh thoảng vẫn hé mắt xem nàng làm gì để còn tạo điều kiện. Có một lần nàng nhìn mình. Có lẽ nàng chọn vị trí để nằm xuống? Cũng có thể nàng sợ mình? Nếu vậy thì mình phải tỏ ra nhẹ nhàng. Nàng lại mở cửa màn định tắt đèn. Nàng thổi hai lần ngọn đèn chỉ xiêu xiêu, và thế là nàng thôi. Ngồi thừ một lúc, rồi nàng hạ mình nằm thu lu như con mèo ở mép giường. Khổ thân nàng quá, làm sao mà phải sợ chồng chứ? Những người đàn ông như mình có gì mà sợ? Mình cũng run, cũng xấu hổ và lúng túng mỗi khi phải đối mặt với phụ nữ và thậm chí còn mềm lòng khi bọn con gái khóc chẳng hạn. Vậy thì làm sao nàng phải rón rén, run rẩy? Nàng cứ thử lao vào ngấu nghiến xem nào? Mình sẵn sàng tạo điều kiện ngay.

Mái tóc của nàng toả ra mùi hương nhu và lá xả thơm ngan ngát. Mùi hương nữ tính, quyến rũ đàn ông lạ kỳ. Nó làm cho đàn ông hăng lên, rồi lại mềm đi. Trời ơi, nàng đã nằm chung giường với mình, và chỉ còn cách mình một với tay nữa thôi. Nàng sắp thuộc về mình. Chao ơi, nghĩ đến điều ấy mình sướng run. Nàng cứ co ro ôm mép giường mãi thế kia thì... Ờ đúng rồi, nàng đang rét, phải đắp chăn cho nàng, đó là một lý do chính đáng.

- Ơ… Em chưa ngủ à? Giời ơi! Đắp chăn vào, chết rét mất.

Mình nói như vừa tỉnh giấc, rồi tung chăn phủ lên người nàng, và tiện thể dang tay ôm ngang bụng nàng kéo vào. Nàng cong người phòng thủ. Hai bên ghìm nhau như đôi trâu khoá sừng chừng mười phút. Cuối cùng nàng thua, giả vờ thua. Mình là kẻ chiến thắng, có quyền lục soát chiến trường, tìm bắt tù binh và thu chiến lợi phẩm. Nàng hổn hển:

- Tắt... tắt... anh tắt đèn.

Mình nghển cổ nhìn ngọn đèn một giây. Không được, thông thể được, đèn là mắt. Không có đèn thì thưởng thức cái đẹp diệu kỳ của tạo hóa làm sao được. Mình đã bóc nàng trước sự chứng kiến của ngọn đèn. Suốt đời, mình sẽ không thể quên được cảm giác sung sướng lúc này. Nàng đẹp đến không thể chê được bất cứ một nét nào trên cơ thể, ngay cả nốt ruồi ở dưới rốn cũng màu son. Nàng giống như tác phẩm số một của danh hoạ. Cơ thể nàng toả mùi hương thánh thiện đến nỗi mình không dám xâm lược. Mình run, run quá. Có lẽ lúc đó mình đã đánh mất mình, hoặc ít nhất là đánh mất cái phần lý trí, mới đủ can đảm xâm phạm nàng. Nàng nhắm mắt, cặp môi hé mở. Nàng muốn được hôn? Mình sẽ hôn để nàng tiếp nhận thế nào? Mình từ từ đặt cặp môi lên miệng nàng, bỗng người nàng rung lên, cặp môi mềm mại mở ra đón nhận nồng nhiệt.

Suốt mấy giờ đồng hồ hai đứa xoay xở tìm lối đi vào nhau, mà không được. Chúng mình khờ khạo quá. Mình như người lính thất trận vãi đạn ở chiến trường rồi gục ngã trước khi đến được mục tiêu...


Chị Mạ ngừng đọc, mặt đỏ lựng, nhìn chăm chăm anh Củng, cười tủm tỉm. Anh Củng cũng cười nói với vợ:

- Ngày đó anh khờ dại chả biết làm gì... Mà sao em không hướng dẫn cho anh?

- Ơ, anh hay nhỉ. Em hơn gì anh nào? Ngay cả đến lúc đó, em vẫn tưởng vợ chồng chỉ cần nằm chung giường là sẽ có con... Gần sáng, ở lần thứ hai anh thành công, lúc ấy em cứ tưởng bị thương cơ đấy.

Anh Củng ôm lấy chị Mạ kéo xuống giường âu yếm. Bây giờ nghĩ lại đêm tân hôn đầy kỷ niệm ấy thật sung sướng và hạnh phúc. Theo anh, người phụ nữ nhất thiết phải dành trinh tiết cho chồng. Đó là điều vô cùng quan trọng đối với tình cảm vợ chồng suốt một đời người. Vợ chồng sống với nhau, cùng tạo lập và xây dựng một gia đình hạnh phúc phải vượt qua bao thác ghềnh, có những lúc tưởng như không thể nào vượt nổi. Có thể, có nguy cơ rạn nứt, lại có khi có kẻ âm mưu phá hoại. Rồi ốm đau bệnh tật, hoạn nạn, v.v... Vì vậy vợ chồng cần phải có một loại tình cảm đặc biệt. Loại tình cảm này bền vững đến không gì lay chuyển nổi. Quy luật hình thành tình cảm là do những kỷ niệm tạo nên. Càng nhiều kỷ niệm, kỷ niệm càng sâu sắc thì tình cảm càng bền vững. Đêm tân hôn, người con gái dâng hiến trinh tiết cho chồng là một kỷ niệm sâu sắc duy nhất trong đời người con gái. Nó là một thứ kỷ niệm đặc biệt, là chất liệu bồi đắp tình cảm vợ chồng thêm bền vững. Suốt cuộc đời, mỗi lần nhớ tới kỷ niệm đó, vợ chồng thêm tôn trọng yêu quý nhau hơn.

Anh Củng siết vợ vào lòng, cảm động nói:

- Anh biết ơn em đã dành trọn đời vì anh và vì con.

Chị Mạ cảm nhận giây phút hạnh phúc hiếm hoi không kém gì đêm tân hôn ngày ấy. Quả thật, mấy chục năm lấy nhau, bao nhiêu lần chờ anh thất vọng. Có lúc đã thấy lòng chao đảo. Nhưng cứ nghĩ đến đêm tân hôn, cái đêm chị từ giã đời con gái để thành đàn bà, tự dưng chị nhớ anh da diết và vững tin hơn. Sống với anh vất vả lắm, nhưng cũng được đền bù xứng đáng. Hồi đó nhận lời yêu, rồi cưới một người lính chuẩn bị lên đường ra mặt trận là chị đã dũng cảm. Nhưng suốt đời lăn lộn, chống đỡ để giữ gia đình hạnh phúc trong hoàn cảnh của chị, còn phải dũng cảm hơn nhiều. Bù lại, mỗi lần anh về phép, là mỗi lần anh chị lại có đêm tân hôn. Cái Bằng nói cũng đúng: "Dũng cảm lấy chồng bộ đội, sẽ được cả một đời trăng mật".

Từ ngày lấy anh, chưa bao giờ chị nghe được ở miệng anh lời khen chị đẹp. Chị cứ ngỡ anh không hài lòng, không yêu chị. Anh cưới và ái ân với chị chẳng qua theo cái nghĩa vợ chồng. Mãi đến bây giờ, đọc trang viết này của anh, chị mới hiểu thêm về anh. Chị sung sướng khi biết mình đẹp thực sự cho anh. Thì ra anh yêu chị, tôn trọng chị, và anh tận hưởng ở chị những giá trị của cái đẹp. Đời chị cũng không uổng phí. Chị phải làm gì đây để chứng minh chị cũng yêu anh, không phải chỉ là nghĩa của một người vợ. Chị gỡ cánh tay anh và ngồi dậy.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #17 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2013, 10:04:50 am »

*

Bến xe là một ngôi nhà hai gian lợp ngói, cửa khoá im ỉm nằm cạnh ngã tư thị trấn. Sương mù như một tấm lưới trắng phủ xuống không gian trùm lên ngôi nhà, làm cho đêm càng thêm tĩnh lặng. Cây xà cừ như chiếc ô khổng lồ ủ rũ nhỏ những giọt nước mắt xuống mái ngói nghe lộp bộp. Mới ba giờ đêm, khách chờ đi chuyến xe thị xã lúc 5 giờ đã đến. Im lặng, vì không ai quen ai, không nhìn thấy nhau và cả lo lắng nữa. Có tiếng ho khậm khạc. Phía đầu hồi bên phải tiếng diêm bật xoèn xoẹt, lửa xoè, điếu cày cười giòn tan hâm không gian ấm lại.

Củng đưa xe đạp cho Mạ giữ, bấm đèn pin soi tìm danh sách đăng ký mua vé. Tiếng một người đàn ông:
 
- Treo ở cái đinh trên tường kia kìa. Hai mươi rồi đấy.

Củng hơi thất vọng. Mới ba giờ đã có hai mươi người đăng ký mua vé. Củng là người thứ hai mươi mốt, khó có thể đi nổi chuyến này. Mạ bảo:

- Cũng có người đăng ký hai, ba tên nhưng chỉ mua một vé.

- Sao lại thế?

- Em cũng không biết. Hình như họ sợ lái xe bán lung tung, tên đọc, tên bỏ sao ấy.

Củng bảo vợ về đầu hồi bên trái ngồi chờ. Đêm cuối thu se se lạnh. Trời nặng, sương mù quằn lên bò sát mặt đường, quấn vào gốc cây trông như khói. Trời mù thế này ô tô khó mà đi được. Nghĩ thế Củng nói với vợ:

- Nếu không mua được vé, chúng mình đèo nhau bằng xe đạp về đơn vị, có ba chục cây số thôi mà.
Mạ không trả lời, dựa đầu vào vai chồng tỏ ý đồng tình. Chị không muốn rời chồng một phút. Củng tắt đèn pin, luồn hai tay qua lưng vào trong áo, nắm lấy hai bầu vú mềm mềm, cưng cứng của vợ. Củng vẫn thèm Mạ, thèm lắm. Vợ chồng ở với nhau được hai ngày, mới bén hơi đã phải chia tay.

Một cuộc chia tay biết đến bao giờ gặp lại? Phải chăng không có cuộc chiến này thì Củng và bao nhiêu người nữa làm gì có những cuộc chia tay kỳ quặc như thế này. Củng bùi ngùi thương vợ. Thế là từ hôm nay Mạ trở thành một nàng vọng phu, đêm đêm còm cõi một mình nằm nghe tiếng súng từ phía Nam vọng về. Ngày ngày ra đầu làng dõi đôi mắt buồn về phương xa kiếm tìm hy vọng. Hình như tất cả những người đàn bà ở quê Củng đều có đôi mắt buồn và mòng mọng? Đêm ở làng những ngày chiến tranh thường dài hơn ban ngày. Củng ôm chặt vợ, im lặng hưởng giây phút hạnh phúc hiếm hoi của người lính. Anh còn muốn nói chuyện nhiều với vợ, nhưng thời gian quá ít ỏi. Tốt nhất lúc này chỉ im lặng mà tận hưởng.

Có tiếng dép lẹp xẹp đi về phía đầu hồi nơi vợ chồng Củng ngồi. Củng vội vàng kéo chiếc xu chiêng xuống chụp vào ngực vợ, rồi rút tay ra đặt trên đầu gối.

- Xe đến rồi! - Có tiếng người reo.

Mọi người đứng dậy nhốn nháo dõi mắt ra ngã tư chờ đợi. Một chiếc ô tô khách loại 30 chỗ lọc cọc bò tới và dừng lại trước cửa nhà chờ. Người phụ xe mở cửa, nhảy phịch xuống đất, dập cửa đánh rầm như người vừa cãi nhau với vợ, rồi lấy chiếc khoá, khoá cửa lại. Anh ta sợ hành khách lọt vào trong xe. Người lái chính lục cục làm gì đó trong ca bin. Mọi người hồi hộp, nín thở chờ đợi. Trời tang tảng sáng. Phố huyện lác đác có người qua lại. Mấy bà buôn thúng, khăn chít mỏ quạ, quần mổ đũng, quang gánh trên vai, tay trái vắt qua đòn gánh cầm ca cơm trước mặt, tay phải bốc cơm đưa vào miệng, vừa vắt vẻo, vừa nhai, vừa trò chuyện rôm đường phố.

Phụ xe hằm hằm bước lên thềm hỏi bâng quơ:

- Danh sách đâu?

Có tới bốn, năm câu trả lời và bốn, năm cánh tay chỉ lên tờ giấy viết nguệch ngoạc của nhiều loại chữ, nhiều loại mực treo phất phơ trên tường. Giật phắt tờ giấy, phụ xe lướt mắt qua, rồi nhìn một lượt hành khách như để so sánh rồi buông một câu:

- Nhiều thế này đi sao hết. Một nửa thôi.

Hành khách dồn về phía phụ xe, vây thành một vòng, tay cầm tiền, hướng mắt lên chờ đợi.

- Nguyễn Văn Tòng! - Phụ xe đọc.

- Có, có tôi đây!

Một người đàn ông râu lởm chởm, một tay ôm cái bọc vải nhựa, một tay cầm mấy tờ bạc cuộn lại giơ cao, lách vào. Phụ xe túm lấy cuộn tiền trong tay ông ta và giở ra đếm, hỏi:

- Có đủ đồng ba không?

- Dạ, đồng tư đấy ạ.

Xé một cái vé dúi vào tay người khách, phụ xe nói:

- Chưa có tiền giả lại nhá.

Ôm bọc đồ và nắm chặt chiếc vé trong lòng bàn tay, người khách ra sức chèn để thoát ra ngoài. Đám người như ao bèo ùa vào chỗ trống.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #18 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2013, 10:07:38 am »

- Phạm Thị Nga! - Phụ xe đọc tiếp.

Không có ai trả lời. Phụ xe đọc lại lần nữa:

- Nga, ai là Phạm Thị Nga?

Vẫn im lặng. Có tiếng người đáp:

- Không có Nga đâu. Đọc người khác đi.

- Trần Văn...

- Có, có tôi là Nga đây. - Tiếng một phụ nữ chen ngang lời người phụ xe.

Mấy người quay lại mắng chị ta.

- Đứng đực ra đấy, đọc mãi không thưa. Điếc hả?

Chị ta vừa huých người bên cạnh để len vào, vừa giải thích:

- Tôi tên Ngả, đâu phải tên Nga.

Phụ xe cúi xuống hỏi:

- Là Nga hay Ngả?

- Dạ em là Nga ạ.

- Ngả hay Nga? - Phụ xe quát.

- Dạ Ngả ạ. Anh đọc sai tên em.

- Bà đứng đấy, đây chỉ có Nga, không có Ngả.

Anh ta đọc tiếp:

- Trần Văn Bộ.

- Có tôi, đủ tiền đây ạ. Tôi mua vé xe đạp nữa ạ.

- Lã Thị Hội! - Phụ xe tiếp tục.

Một phụ nữ luống tuổi ra sức đẩy đám đông chen vào. Tới nơi chị ta ngẩng lên chờ đợi. Phụ xe hỏi:

- Tiền đâu?

Đến lúc ấy chị ta mới cúi xuống móc tiền. Móc mãi vẫn chưa lấy ra được hào nào.

- Đúng là đàn bà, ngố tàu. - Vài người sốt ruột rủa.
 
Lúng lúng thế nào, chị ta chỉ moi được tờ một đồng. Phụ xe nổi giận, đọc tiếp:

- Hà Văn Thi!

Chị phụ nữ vội kêu:

- Có, tôi có đủ tiền đây mà.

Người có tên Thi ẩy người đàn bà, chen vào đưa mấy tờ bạc cho phụ xe, nói:

- Cả một vé xe đạp nữa ạ.

Phụ xe xé một vé đưa cho anh ta, bảo:

- Hết vé xe đạp.

- Thế thì tôi để xe đạp ở đâu? Mới bán hai vé xe đạp mà.

- Để đâu mặc ông. Tôi không biết. - Phụ xe nói.

Phụ xe bán được 16 vé thì tuyên bố "hết vé". Mọi người nhao nhao phản đối. Một hành khách vẻ công chức tiến đến trước mặt người phụ xe bảo:

- Nhà nước quy định xe chở 30 khách, sao mới bán 16 vé đã hết?

Người phụ xe như không nghe thấy, không nhìn thấy, đút tập vé còn lại vào túi, tỉnh bơ đi về phía cửa xe. Những người mua được vé ào ào chạy theo, vây kín cửa xe. Khoá mở, cửa xe hé ra một lối chỉ đủ cho phụ xe đứng và một khe nhỏ để khách lách mà chen vào.
 
- Nào, ai có vé đưa đây. - Phụ xe đứng ở cửa xe nói.

Người ta lại chen nhau, đẩy nhau để quyết đưa được tấm vé trở lại cho phụ xe và được chen lọt vào trong xe. Người vào được trong xe rồi, mồ hôi nhễ nhại, quần áo xộc xệch, có khi đứt cả cúc áo, thở phào như vừa lên được vũ trụ. Những người không mua được vé, thì đứng nhìn tiu nghỉu. Chỉ tội cho hai ông khách mua được vé người, nhưng không mua được vé xe đạp, không biết xử lý thế nào. May quá, một ông gặp được người quen gửi chiếc xe đạp về. Còn một ông đành phải bán lại chiếc vé. Ông ta mang đến chỗ Củng:
 
- Ưu tiên cho anh bộ đội.

Củng thấy tội nghiệp cho mẹ con một phụ nữ bồng bế lếch thếch, đợi xe từ hai giờ mà không lên được, hơn nữa anh cũng muốn cùng vợ đi xe đạp lên đơn vị, nên nhường lại cho mẹ con chị ta. Chị phụ nữ gần như ứa nước mắt cảm động, nói:

- Tôi ơn các chú suốt đời... Bố cháu trên bệnh viện tỉnh đang hấp hối...


- Sao lại có thể vô lý như thế được?

Anh Củng nói như người khùng và ngồi dậy toan túm lấy chị Mạ. Chị Mạ vội ôm cuốn sổ, lùi về phía góc nhà. Mắt anh Củng trợn lên, răng nghiến ken két, loạng choạng đứng dậy, gầm gừ:

- Cô chỉ bịa... từ nay...

Chị Mạ vẫn ôm cuốn nhật ký trước ngực, nói trả:

- Anh để em học hết thì mới biết là thật hay bịa chứ.

- Bịa chứ, bịa chứ? - Anh Củng lắp bắp hỏi.

Chị Mạ bình tĩnh bảo:

- Đây, để em đọc nốt đoạn cuối anh viết thế này - Chị Mạ cúi xuống đọc:

- Một câu chuyện thần thoại vậy mà như thật, mình phải ghi vào đây để suốt đời mình tránh xa nó...

Chị Mạ đành phải bịa ra đọc cho chồng nghe đoạn kết thúc. Mặt anh Củng giãn ra, miệng nở nụ cười. Chị Mạ thở phào, thoát hiểm. Anh Củng dịu hẳn lại, hỏi:

- Rồi sau đó, chúng mình đến đơn vị ngủ ở đâu nhỉ? Đọc tiếp đi.

Chị Mạ gấp cuốn sổ, ấp vào ngực, nói với chồng:

- Đơn vị mượn cho một gian nhà kho ở hợp tác xã, một chiếc giường để hưởng "ngày trăng mật", và sau đó... anh bị sút lưng, còn em bị... "giập mật". Thôi khuya rồi, đi ngủ thôi, để mai đọc tiếp.

Chị Mạ cất cuốn sổ vào tủ, mở cửa ra ngoài đi giải. Thật hú vía, hôm nay chị không nhanh trí bịa ra đoạn cuối có lẽ anh Củng đã lên cơn nặng, và chị sẽ phải chịu trận. Chị bỗng hiểu ra, điều quan trọng không chỉ là đọc cái gì, mà còn phải đọc như thế nào thì mới có thể cứu được anh Củng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #19 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2013, 10:09:47 am »

7

Quế ngừng đọc, ngẩng lên nhìn bố. Anh Củng thiêm thiếp, khò khè thở. Quế thấy trên trán bố lấm tấm mồ hôi, ở dưới cổ bóng nhẫy như có nước, đôi môi khô. Bố không bình thường rồi. Quế đặt bàn tay lên trán bố, trời... nóng quá. Bố bị sốt to rồi.

Nghe tiếng con gái gọi, chị Mạ giật mình chạy vào. Quế cầm tay mẹ đặt lên trán bố. Chị Mạ giật thót như chạm phải lửa. Thôi chết, thế là nguy rồi. Đi gọi ngay cô Bằng.

Quế vừa phóng xe máy đi, ở nhà anh Củng bắt đầu mê sảng. Mắt vẫn nhắm, nhưng miệng ú ớ:

- Luyện, Luyện ơi!

Chị Mạ lấy khăn mặt dấp nước lạnh đặt lên trán chồng. Từ ngày ở bệnh viện về, anh Củng chưa sốt thế này bao giờ. Không hiểu anh sốt thông thường, hay do biến chứng từ căn bệnh hiểm nghèo.

- Không! Không!

Anh Củng bỗng hét toáng, hai tay nắm chặt đập xuống giường. Mồ hôi trên mặt anh túa ra. Sau tiếng thét, miệng anh Củng nhóm nhém, lắc đầu và tiếp tục ngủ.

Bằng tới, vừa đặt cái ống nghe vào ngực anh Củng, bỗng anh vung tay hét:

- Không, không được chôn nó.

Chị Bằng tiêm mũi an thần, rồi lấy chanh đánh cho anh Củng hạ sốt. Chị dặn Mạ, nếu anh tỉnh dậy thì cho uống chỗ thuốc này. Bây giờ cứ tiếp tục đánh chanh và đắp khăn lạnh lên trán và theo dõi.

Chị Bằng về rồi, Mạ hỏi con gái:

- Con đọc đúng cái đoạn mẹ bảo chứ?

- Dạ, vâng... Con đọc đến chỗ này, thì thấy bố thiếp đi.

Chị Mạ lo lắng suy nghĩ. Chả lẽ hiện tại và quá khứ lúc ẩn, lúc hiện trong đầu anh Củng? Chả lẽ không còn phân biệt được đâu là quá khứ, đâu là hiện tại? Luyện, cái tên mà anh Củng vừa nhắc trong mê, đúng là người trong sách mà Quế vừa tái hiện. Đành phải chờ đợi xem cơn sốt của anh diễn biến thế nào, rồi tìm cách gì đó cho ổn.

Ngày hôm sau anh Củng vẫn chưa tỉnh. Cặp nhiệt kế còn 37 độ. Thế nghĩa là anh không sốt nữa. Kiểm tra tim mạch bình thường, nhưng anh Củng vẫn nằm ngủ ly bì, thỉnh thoảng vẫn lảm nhảm mê sảng. Có lần anh gọi:

- Em ơi...

Chị Bằng giơ tay ra hiệu im lặng. Khi anh Củng ú ớ gọi lần thứ hai, chị Mạ thưa:

- Dạ em đây. Anh có nhớ em không?

- Nhớ… - Anh Củng bỗng đáp lại.

Chị Mạ kéo chị Bằng ra ngoài trao đổi:

- Mày thấy chưa, anh Củng vẫn nghe thấy. Tao cho đây chỉ là sự hôn mê tạm thời của não. Theo tao không cần vội đưa đi viện. Mày cứ để ở nhà vài hôm để tao theo dõi. Nếu không được hãy hay, Bằng nhỉ!

Bằng:

- Nếu vậy, phải truyền dịch để nuôi sống cơ thể.

Mọi công việc cấp cứu anh Củng tạm xong, Mạ lấy cuốn nhật ký, tìm một trang, nói với Bằng:

- Tao đọc, mày quan sát xem anh Củng có phản ứng gì không? Con Quế đi nấu cho mẹ ấm nước, để chốc nữa mẹ lau người cho bố.

Bằng ngoan ngoãn nghe theo lời Mạ, ngồi xuống giường chăm chú nhìn anh Củng.

Từ trên đỉnh núi nhìn xuống, dòng sông Sê-ka-pốc một màu trắng xoá, như con trăn khổng lồ lượn giữa bạt ngàn Trường Sơn bao la. Mây trắng quấn núi, quấn cây rừng và quấn cả người. Trên đỉnh cao cho mắt lang thang xuống bạt ngàn rừng Trường Sơn mây tầng tầng, lớp lớp cuốn lấy nhau, tưởng như mình đang bay trên trời cao...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM