Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:45:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đinh Đức Thiện - Một chiến sĩ cách mạng trung kiên, một vị tướng hậu cần t  (Đọc 46794 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #50 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2013, 01:18:41 pm »

Vấn đề lớn nhất đặt ra là nguồn viện trợ không đáp ứng được toàn bộ các nhu cầu vật tư, trang thiết bị cho tuyến đường ống này. Đồng chí Đinh Đức Thiện đã trực tiếp báo cáo với Chính phủ, làm việc với các viện khoa học, các trường đại học và các cơ sở sản xuất, để huy động sức mạnh tổng hợp của quân đội, của các cơ quan nhà nước, của các địa phương có tuyến ống đi qua, để thực hiện cho được quyết tâm xây dựng tuyến đường ống vào đến chiến trường.

Tuy nhiên, còn vấn đề gay go nhất là thiếu máy bom. Đồng chí Đinh Đức Thiện chỉ thị cho chúng tôi phải khắc phục bằng cách chế tạo ở trong nước. Chúng tôi đi tham khảo ý kiến các cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu thì tất cả đều trả lời rằng: khả năng công nghiệp của ta chưa sản xuất được loại máy bơm này. Đồng chí Đinh Đức Thiện đã đồng ý cho chúng tôi lấy một chiếc bơm ПHY trong bộ đường ống của Liên Xô, tháo rời ra từng bộ phận, rồi tập trung một số cán bộ kĩ thuật chế tạo cơ khí trong và ngoài quân đội cùng nghiên cứu, phân tích, thiết kế rồi tiến hành sản xuất thử. Sau một thời gian, bằng phương pháp thủ công và cơ khí, anh em đã sản xuất được một chiếc máy bơm đầu tiên theo đúng mẫu của Liên Xô, và đặt tên là bơm Trường Sơn.

Đồng chí Thiếu tướng, Giáo sự, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa lúc đó là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần cùng một số cán bộ nghiên cứu kĩ thuật trong và ngoài quân đội đã đến xem, trực tiếp kiểm tra, thử nghiệm và kết luận: Bơm Trường Sơn đã đạt được các thông số kĩ thuật tương đương bơm ПHY của Liên Xô, có thể đưa vào sản xuất hàng loạt. Ngay sau đó, đồng chí Đinh Đức Thiện giao nhiệm vụ cho một số nhà máy trong quân đội và Nhà máy cơ khí Hà Nội(1) tập trung sản xuất bơm Trường Sơn.

Mơ ước của ngành xăng dầu đã thành sự thật! Hàng trăm chiếc bơm Trường Sơn lần lượt được xuất xưởng; tiếp sau đó là đường ống dã chiến cùng phụ kiện cũng được sản xuất trong nước để cùng với nguồn viện trợ bảo đảm kịp thời cho kế hoạch thi công tuyến đường ống chiến lược. Sau bao nhiêu ngày đêm gian khổ, chiến đấu với địch, với trời, cuối cùng, đến đầu năm 1975, tuyến đường ống cũng vào đến Bù Gia Mập, cách Sài Gòn khoảng gần 1200 km đường chim bay.

Đường ống từ Lạng Sơn về gần Hà Nội rồi tiến vào Quảng Bình, vượt Trường Sơn vào Nam Bộ, hình thành một mạch máu xăng dầu xuyên qua cả chiều dài đất nước, bảo đảm đầy đủ và kịp thời xăng dầu cho tuyến vận tải chiến lược và các chiến trường.

Đó là một kì tích của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, là biểu hiện sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân.

Trong cuộc họp Hội đồng Chính phủ, sau khi nghe báo cáo về tuyến đường ống Trường Sơn, đồng chí Nguyễn Duy Trinh, lúc đó là Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã phát biểu: “Mặt trận xăng dầu nổi lên như một trong ba ngọn sóng của cách mạng trong chiến dịch chống phong tỏa của Níchxơn”.

Sau này, tôi làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dầu khí, có dịp sang Pháp làm việc, ông Viện trưởng Viện Dầu khí Pháp có hỏi tôi: “Vì sao trong chiến tranh, các ông dám làm và làm được đường ống dẫn dầu xuyên Việt?”.

Tôi trả lời: “Chúng tôi dám là và quyết tâm làm vì buộc lòng phải làm theo đơn đặt hàng của Mĩ”.

Ông ta nói; “Thật là các ông cũng sống xứng đáng lắm rồi!”.

Khi tôi làm Giám đốc Công ty Du lịch Cựu chiến binh, có dịp gặp hai tướng không quân Mĩ là Harry Adeholt và Richard Serd, họ cũng cho rằng đường ống dẫn dầu của ta là chuyện thần thoại có thật.

Đường ống xăng dầu vượt Trường Sơn gắn liền với tên tuổi của đồng chí Đinh Đức Thiện, vì đồng chí có tầm suy nghĩ chiến lược, có kiến thức kinh tế và khoa học, kĩ thuật, biết vận dụng sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, chỉ đạo kiên quyết, sáng tạo. Là một con người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đồng chí đã kịp thời chuyển hướng công tác bảo đảm xăng dầu sang trạng thái chủ động, bớt hao người, tốn của.

Đồng chí Đinh Đức Thiện đã đi xa. Nhưng hình ảnh của đồng chí mãi mãi in sâu trong lòng cán bộ và chiến sĩ ngành xăng dầu Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng chí là tấm gương sáng mãi mãi không bao giờ phai mờ để cho thế hệ chúng tôi và thế hệ mai sau học tập, noi theo!

(1) Đồng chí Đinh Đức Thiện giao nhiệm vụ cho Nhà máy cơ khí Hà Nội trên cương vị là Bộ trưởng Bộ Cơ khí - luyện kim.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #51 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2013, 01:19:43 pm »

TUYẾN ĐƯỜNG ỐNG XĂNG DẦU ĐÃ HÌNH THÀNH NHƯ THẾ!

Đại tá MAI TRỌNG PHƯỚC(*)

Trận mở đầu: vượt qua “Tam giác lửa”

Đầu tháng 6-1968, tôi đang công tác ở Trường Sĩ quan hậu cần, thì được lệnh khẩn cấp của Tổng cục Hậu cần gọi về nhận nhiệm vụ mới tại Cục Xăng dầu. Gặp tôi, các đồng chí thủ trưởng Cục Xăng dầu cho biết: hiện nay máy bay địch đang đánh mạnh vào địa bàn Quân khu IV, đặc biệt, tập trung vào khu vực ba bến phà Vinh - Nam Đàn - Linh Cẩm suốt ngày đêm, gây ách tắc giao thông, hàng không chuyển vào phía trong được. Xe chở xăng qua đây bị bắn cháy rất nhiều. An hem lái xe đã gọi đây là vùng “Tam giác lửa!”. Đoàn 559 và Đoàn 500 đang thiếu xăng nghiêm trọng. Nếu không khắc phục được kịp thời thì mùa khô tới đây sẽ không bảo đảm được chân hàng cho Đoàn 559 vận chuyển vào chiến trường. Vì vậy, đồng chí Đinh Đức Thiện, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần quyết định lắp đặt tuyến đường ống dã chiến vượt qua sông Lam và sông La để bơm xăng vào Hà Tĩnh cung cấp cho Đoàn 500 và Đoàn 559 và Tổng cục cử tôi phụ trách Công trường18 vừa được thành lập, làm nhiệm vụ thi công tuyến này.

Mặc dầu ở nhà trường, tất cả cán bộ, chiến sĩ, giáo viên, học viên đều được chuẩn bị tinh thần sẵn sàng đi làm nhiệm vụ ở tuyến trước, nhưng khi nhận được lệnh này, tôi không khỏi bàng hoàng, lo lắng vì tôi không phải là cán bộ chuyên môn ngành Xăng dầu, chưa có hiểu biết về đường ống, lại làm trong điều kiện địch đánh phá các liệt, mà thời gian triển khai thì lại rất gấp… Các đồng chí thủ trưởng Cục Xăng dầu động viên tôi, nói rõ cái khó nhất của công trình này là phải làm ở nơi mà địch đánh phá rất dữ dội nên đòi hỏi người phụ trách công trường, trước hết phải có quyết tâm, có tinh thần trách nhiệm, không ngại khó, thì mới làm được. Còn về kĩ thuật, đã có hai chuyên gia bạn mới sang, sẽ vào hướng dẫn thi công. Đồng chí Phan Tử Quang, Cục phó sẽ vào trực tiếp chỉ đạo. Công trường có gì khó khăn, Cục sẽ hết sức giúp đỡ.

Tôi suy nghĩ thì thấy đây là công việc rất cấp thiết để phục vụ cho chiến trường, cho miền Nam, nên dù khó khăn mấy cũng phải làm, không thể thoái thác.

Tôi về ngay Công trường 18 vừa được thành lập đang đóng quân ở phía nam Hà Nội. Ở đây, tôi gặp một số cán bộ đã cùng công tác ở Trường Hậu cần, được tiếp xúc với những kĩ sư trẻ mới tốt nghiệp ở các trường đại học, và các cán bộ, công nhân ở các ngành đã làm đường ống, mới được trưng tập vào bộ đội; thấy tinh thần anh em rất hồ hởi, phấn khởi đi làm nhiệm vụ, nên tôi cũng bớt lo lắng.

Ngày 10-6-1968, Đảng ủy Tổng cục Hậu cần ra quyết định thành lập Đảng ủy Công trường 18. Chúng tôi tranh thủ họp ngay để kịp triển khai công tác. Đồng chí Lương Nhân, Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Tổng cục, đến họp và giao nhiệm vụ. Anh nói tình hình các chiến trường và yêu cầu cấp bách của công tác cung cấp xăng dầu, để bảo đảm chi viện cho chiến trường. Anh giải thích, trước đây Tổng cục định làm đường ống trên đường 12 qua đèo Mụ Giạ, nhưng nay tình hình vận chuyển xăng dầu qua khu vực “Tam giác lửa” rất khẩn trương, rất cấp thiết, nên phải làm ở đây trước đã. Xây dựng tuyến đường ống này không những là công tác trọng tâm của Cục Xăng dầu mà của cả Tổng cục Hậu cần. Công trường hãy ra sức khắc phục khó khăn để làm cho nhanh, làm cho được. Cần gì thì Cục và Tổng cục sẽ chi viện. Anh kết luận bằng một câu, làm cho chúng tôi thấy rõ tính chất quan trọng của công việc mình sắp làm và không bao giờ quên được: “Nếu cần dát vàng vào để cho các đồng chí làm tuyến đường ống này thì Tổng cục cũng không tiếc”.

Sau khi thảo luận, bàn bạc, Đảng ủy Công trường 18 nhất trí hạ quyết tâm: “Lãnh đạo toàn công trường tích cực chuẩn bị, khắc phục mọi khó khăn, không ngại hi sinh, gian khổ, khẩn trương đưa công trường vào thi công để hoàn thành tuyến đường ống trong thời gian sớm nhất”.

Đêm 12-6-1986, toàn thể cán bộ, chiến sĩ, công nhân Công trường 18, rời Hà Nội hành quân vào Khu IV, và đêm 13-6, vượt qua bến phà Nam Đà và Rút Trét, tập kết an toàn vào các thôn, xóm bên bờ sông Lam; từ 14-6, tổ chức đi nghiên cứu địa hình và cắm tuyến…

Ngày 18-6, một bức điện của Cục Xăng dầu gửi vào làm cho chúng tôi rất bối rối: “Vì điều kiện khách quan, chuyên gia không thể vào được!”. Đường ống dã chiến là một loại trang bị mới của Liên Xô, để phục vụ chiến dịch, trong điều kiện được phi, pháo yểm trợ; còn ta thì lại làm cố định ở nơi bị không quân địch khống chế. Toàn bộ công trình, khó nhất là đoạn vượt sông Lam: sông thì rộng, nước chảy xiết, công trình đòi hỏi kĩ thuật cao mà chưa ai có kinh nghiệm. Chúng tôi chưa hình dung sẽ xoay xở ra sao đây?

Tiếp đó, chúng tôi lại nhận được điện của Tổng cục hỏi: “Không có chuyên gia thì có làm được không? Anh Thiện cho phép: nếu thấy việc kéo ống qua sông Lam khó khăn quá, thì đưa một bộ phận về Hà Nội, làm thử qua sông Hồng, với sự hướng dẫn của chuyên gia, rút kinh nghiệm, rồi sẽ vào làm tiếp”. Anh Phan Tử Quang cùng với chúng tôi bàn bạc thấy bây giờ lực lượng và phương tiện đã triển khai rồi, đặc biệt trong tháng 6 này, nước sông Lam xuống thấp nhất, qua tháng 7, tháng 8 là mùa mưa lũ, nước sông sẽ lên cao, dòng sông chảy xiết, khó mà vượt qua được. Vì vậy phải “làm tới” thôi, không thể do dự được. Bây giờ mà hoãn lại, thì sẽ làm mất khí thế của anh em. Phải làm khẩn trương, nếu để lâu sẽ lộ, địch có thể đánh vào đội hình công trường…

Vài ngày sau, đi nghiên cứu vượt sông, chúng tôi thăm dò, tìm được đoạn sông hẹp và kín nhất ở phía Nam bến dò Vạn Rú. Chúng tôi điện về báo cáo với Tổng cục quyết tâm làm, và hứa sẽ cố gắng làm cho được, và xin phép cho tổ chức vượt sông Lam trước. Anh Thiện trả lời đồng ý và nhắc nhở phải giữ bí mật tuyệt đối.

Chúng tôi bắt tay vào việc ngay. Việc kéo ống qua sông là quan trọng nhất và có ý nghĩa quyết định. Công trường không có máy kéo, không có ca nô, nên phải dùng sức người kéo ống như bộ đội ta đã kéo pháo vào Điện Biên Phủ năm xưa… Chúng tôi quan hệ với địa phương, xin thêm lực lượng dân quân hỗ trợ.

Đúng 21 giờ ngày 22-6-1968, công trường bắt đầu tổ chức vượt sông. Máy bay địch gầm rú trên đầu chúng tôi, và bắn phá các bến phà Nam Đàn, Linh Cảm, đèo Rú Trét, đồng thời thả pháo sáng rực bầu trời. Cán bộ, chiến sĩ, công nhân cùng dân quân vẫn bình tĩnh, lợi dụng ánh sáng của địch để thi công. Sau mỗi lần lắp ráp xong một đoạn thì hiệu lệnh kéo ống vang lên. Những cánh tay bên bờ phía đông nâng ống lên, để bên bờ phía tây níu dây cáp kéo ống qua sông, với sự hỗ trợ của một chiếc xe con Rumani. Qua một đêm lao động vất vả, đến 5 giờ sáng ngày 23-6-1968, một đoạn đường ống dài 500 mét được kéo qua sông an toàn. Đến mùa nước lên thì cả đoạn ống này đã nằm im dưới đáy sông. Nhờ kinh nghiệm vượt sông Lam chúng tôi đã tổ chức đưa đoạn ống qua sông La được nhanh và gọn hơn.

Công trường bắt tay vào thi công tiếp các đoạn ống trên mặt đất. Cần phải giữ cho tuyến ống được thẳng, bảo đảm bí mật, đề phóng máy bay trinh sát địch phát hiện, đồng thời không làm ảnh hưởng đến lúa của dân vừa cấy. Được bà con nông dân góp ý, ban ngày các đội thi công mượn trâu, theo mốc đã cắt, cày thành một rãnh thẳng có độ sâu 40cm; ban đêm, đưa ống vào lắp ráp; lắp đến đâu chôn lấp ngay đến đó; sáng hôm sau tổ chức cấy dặm lại như cũ. Nhờ đó, thi công được nhanh, bảo đảm được kĩ thuật và giữ được bí mật. Sau 45 ngày, chúng tôi lắp xong 42 km ống từ Nam Thanh (Nam Đàn, Nghệ An) đến Nga Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) và đưa các máy bơm vào vị trí. Để giữ bí mật đoạn ống này được kí hiệu là X42.

Thi công xong, chúng tôi tiến hành bơm nước rửa ống, thử áp suất và tính toán thông số kĩ thuật vận hành, trước khi chính thức bơm xăng. Ngày 10-8-1968, dòng xăng từ kho Nam Thanh đã được đẩy vào kho Nga Lộc. Nhận được báo cáo, Tổng cục Hậu cần đã điện vào biểu dương toàn thể cán bộ, chiến sĩ công nhân viện và dân quân trên công trường.

Chỉ sau vài ngày vận hành thì kho xăng Nga Lộc có sức chứa 500 tấn đã đầy ắp! Lúc này, địch lại đánh phá dữ dội và làm tắc đường nghiêm trọng ở ngã ba Đồng Lộc. Anh Thiện điện vào, ra lệnh kéo ngay một đoạn ống ra sông Ngàn Sâu. Trong hai ngày chúng tôi lắp xong đoạn ống dài 5km mang tên TF5, ra Đức Bồng trên bờ sông Ngàn Sâu để đóng phuy đưa xuống xà lan vận chuyển vào phía trong tránh trọng điểm ngã ba Đồng Lộc.

Song song với việc thi công đoạn đường ống X42, lợi dụng tình hình địch ngừng ném bom vĩ tuyến 19 trở ra, Cục Xăng dầu đã tổ chức xây dựng một kho dã chiến ở Đại Sơn (Đô Lương, Nghệ An) có sức chứa 1.000m3. Khi X42 hoàn thành, Cục giao nhiệm vụ cho một bộ phận Công trường 18, lắp đặt tiếp đoạn ống từ kho Nam Thanh qua Truông Băng về kho Đại Sơn. Cuối tháng 8-1968 xăng được bơm từ Đại Sơn, nằm ngoài khu vực bị địch đánh phá vào tuyến X42.

Trong chiến đấu, đánh thắng trận đầu là rất quan trọng! Đối với chúng tôi, hoàn thành được đoạn ống X42 để bơm xăng vượt qua “Tam giác lửa”, cũng là đánh thắng trận đầu, rất có ý nghĩa. Từ đây, đã mở ra một hướng phát triển mới cho công tác bảo đảm xăng dầu của quân đội. Chúng ta đã mạnh dạn, tự lực áp dụng một phương thức vận chuyển mới đòi hỏi kĩ thuật cao, tuy mới là bước đầu, nhưng đã thu được những kinh nghiệm rất quý báu để tiếp tục phát triển. Với trận thắng đầu, bộ đội đường ống xăng dầu đã góp phần vào thắng lợi chung của quân, dân ta đánh bại các âm mưu và thủ đoạn ngăn chặn của đế quốc Mĩ, giữ vững sự chi viện cho tiền tuyến lớn…

Chú thích
(*) Nguyên Chỉ huy trưởng Công trường 18 (xây dựng đường ống); binh trạm trưởng Binh trạm đường ống 169; Trung đoàn trưởng Trung đoàn đường ống 592 (Đoàn 559); Tham mưu phó Cục Tham mưu vận chuyển (Đoàn 559); Cục trưởng Cục Xăng dầu Tổng cục Hậu cần.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #52 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2013, 01:20:41 pm »

Đường ống vượt đèo Mụ Giạ, qua biên giới Việt - Lào tiến vào đường Trường Sơn

Sau khi tuyến ống X42 vận hành thông suốt một thời gian, anh Thiện chỉ thị cho Cục Xăng dầu tách Công trường 18 thành ahi công trường: Công trường 18 lên đường 12, thi công đoạn từ Cổng Trời (tây Quảng Bình) vào tuyến 559; bộ phận còn lại được tăng cường thêm hai tiểu đoàn tổ chức thành Công trường X40 để thi công nối tuyến X42 vào Cổng trời.

Anh Thiện điện gọi tôi ra Hà Nội làm việc. Lúc này đế quốc Mĩ cũng vừa tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc nhưng chúng lại tập trung đánh dữ dội đoạn đầu tuyến đường Trường Sơn. Anh bảo đồng chí bí thư trải bản đồ ra bàn, lấy bút chì đỏ vạch một đường ống từ Cổng Trời qua đèo Mụ Giạ, lên biên giới Việt - Lào, qua 050(1) rồi xuống Nà Tông (thuộc tỉnh Khăm Muộn ở Trung Lào); tại đây Anh khoanh một vòng tròn nhỏ, và nói: “ Các cậu làm ngay đoạn này, làm sao đến Tết Âm lịch này, phải có xăng ở Nà Tông cấp cho xe 559 chạy ban ngày”. Rồi Anh lại vạch tiếp một đường từ Nà Tông xuống Ka Vát rồi đi Lâm Bùm và giải thích: “sau đó, phát triển xuống ngã ba Làng Khằng, rồi đến Ka Vát để tránh các trọng điểm và túi nước Seng Phan và Pha Nốp”.

Thực hiện chỉ thị của anh Thiện, Cục Xăng dầu giao tuyến X42 cho Tiểu đoàn 668, trực thuộc Cục quản lí vận hành; tôi đưa Công trường 18 lên Cổng Trời; đồng thời Cục tổ chức Công trưởng X40, làm nhiệm vụ kéo đường ống từ Hà Tĩnh vào đường 12 (Quảng Bình).

Việc thi công tuyến ống trên đường 12, phải khắc phục nhiều khó khăn: núi cao, nhiều đèo dốc, đường hẹp, vực sâu, trời mưa thì nước sông suối chảy xiết, dễ làm gẫy ống và lại phải làm qua cửa khẩu là nơi địch đang tập trung đánh phá, ngăn chặn quyết liệt. Sau khi chúng tôi lắp xong ống, bơm thử thì không đẩy nước qua đỉnh đèo Mụ Giạ được. Anh em kĩ thuật phải nghiên cứu tính toán lại, đặt hai bơm đẩy nối tiếp ở đầu nguồn, thay đổi ác van điều chỉnh áp suất, và các thông số kĩ thuật vận hành, phải thử đi, thử lại mãi cuối cùng mới bơm được nước lên đèo.

Chúng tôi đang tiếp tục bơm thử nghiệm thì cuối tháng 12-1968, quân Mĩ dùng B52, ném bom rải thảm từ phía đông sang phía tây khu vực 050, phá hoại nhiều đoạn ống. Ban đêm, khắc phục xong, thì ngày hôm sau, chúng lại đánh phá… Chúng tôi loay hoay mất một thời gian dài, rồi mới tìm được đường tránh sang phía Đông. Anh em vừa khảo sát, đo đạc, vừa bắt tay ngay vào việc tháo, dỡ, chuyển ống, xây dựng các trạm bơm mới. Công việc có nhiều khó khăn vì địa hình hiểm trở, không có đường ô tô, nên phải tháo bơm ra thành nhiều bộ phận để khiêng, vác qua các lèn đá tai mèo. Trong quá trình làm đường tránh, chúng tôi vẫn tổ chức nghi binh ở tuyến cũ, nên máy bay cường kích và B52 vẫn tiếp tục đánh phá khu vực cũ.

Vào lúc đó, tôi nhận được điện của anh Thiện gọi ra Sở chỉ huy tiền phương Tổng cục Hậu cần ở Hương Đô (Hương Khê, Hà Tĩnh) để báo cáo. Có lẽ thấy làm đã lâu mà chưa xong, ngày Tết lại sắp đến rồi, nên anh Thiện sốt ruột. Trên đường về, tôi rất lo ngại vì đã được nghe nói Anh là người rất nóng tính. Đồng chí Lư, là bí thư, đưa tôi vào gặp Anh khi một cán bộ cao cấp vừa ra khỏi phòng làm việc. Có lẽ công việc có gì trục trặc, nên nét mặt Anh còn lộ vẻ bực tức…

Gặp tôi, Anh hỏi ngay: “Anh có làm được không thì nói…?”.

Tôi bình tĩnh báo cáo với Anh tình hình địch đánh phá trong những ngày qua và chúng tôi đang khắc phục bằng cách làm đường tránh sang phía đông, khoảng hai hay ba ngày nữa là xong và sẽ tổ chức bơm xăng vào Nà Tông trước Tết. Anh hỏi tại sao không dùng ngay đường này từ trước? Tôi trình bày vì trước đây khu vực này có kho vũ khí, nay địch đánh phải chuyển đi nơi khác, chúng tôi mới tận dụng được. Anh hỏi về ngụy trang và nghi binh. Tôi trả lời có làm, và địch vẫn đánh chỗ cũ, thì nét mặt Anh dần dần thay đổi và có vẻ vui lên. Anh hỏi tiếp về tình hình các kho hậu cần sau khi địch đánh phá, tình hình xe vận tải đi lại trên đường, tình hình sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ bám trụ ở khu vực này… Tôi trả lời Anh rành rọt các vấn đề mà tôi nắm được. Cuối cùng Anh hỏi có cần gì để hoàn thành công việc? Tôi đề nghị nếu có thể Tổng cục tăng cường thêm cho chúng tôi 2 đại đội, để có đủ lực lượng vác ống thì sẽ làm được nhanh hơn. Anh đồng ý sẽ điều ngay cho 2 đại đội thanh niên xung phong, bảo đồng chí Lư, ghi vào sổ rồi lấy mà gửi về cho anh em trên tuyến. Anh lại nhắc phải hết sức giữ bí mật; sau khi nối tuyến xong, thì vận hành ngay và báo cáo cho Anh biết…

Tôi về công trường, truyền đạt ý kiến anh Thiện cho anh chị em. Ai cũng phấn khởi và động viên nhau hoàn thành nhiệm vụ. Chỉ hai ngày sau, Công trường nối ống xong, bơm nước thử, rửa, rồi vận hành bơm xăng. Đúng giao thừa xuân Kỉ Dậu (1969), xăng vào đầy kho Nà Tông và được cấp phát kịp thời cho xe Đoàn 559, chở hàng ngay ban ngày trong ba ngày Tết…

Chú thích
(1) Tên bộ đội vận tải đặt cho một điểm ở đầu tuyến đường Tây Trường Sơn.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #53 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2013, 01:21:15 pm »

Sau đó, chúng tôi tiếp tục thi công vượt dãy núi đá, tránh ngã ba Làng Khằng qua Sen Phan và Pha Nốp để xuống Ka Vát. Đây là những trọng điểm địch đánh phá rất ác liệt, suốt ngày đêm, hầu như bầu trời không lúc nào ngớt tiếng máy bay; liên tiếp hàng chục kilômét đồi núi, rừng cây, khe suối luôn luôn rung chuyển vì những trận bom, đạn của máy bay các loại… Cuộc chiến đấu với địch diễn ra liên tục và căng thẳng. Cán bộ, chiến sĩ vẫn bám sát trận địa thi công, vừa làm vừa động viên nhau bằng những câu hò vang vọng núi rừng:

“… Trăm tấn sắt trên vai chiến sĩ
Vượt băng qua đỉnh đá tai mèo.
Tiếng hò át tiếng bom reo.
Mấy sông cũng vượt, mấy đèo cũng qua…”.

Đầu tháng 3-1969, chúng tôi hoàn thành lắp đặt xong đoạn ống Nà Tông - Ka Vát, tiến hành bơm xăng cấp phát cho xe các Binh trạm 31, 32, Đoàn 559 và báo cáo về Tổng cục để anh Thiện biết.

Trong khi chúng tôi làm tuyến ống trên đường 12 vào Đoàn 559, thì Công trường X40 cũng lắp đặt tuyến ống từ Đức Bồng qua Hương Khê (Hà Tĩnh) Tân Ấp (Quảng Bình) lên Cổng Trời. Đoạn ống X42, cũng được nối vào kho xăng ở Vinh. Đến ngày 9-3-1969, tuyến đườn ống từ Vinh (Nghệ An), vượt đèo Mụ Giạ vào đến Ka Vát dài 350 km đã vận hành thông suốt. Nờ có tuyến đường ống này, đến hết quý I năm 1969, Đoàn 559 đã nhận được khối lượng xăng bằng 1,5 lần cả mùa khô năm trước.

Sau khi nối thông tuyến ống trên đây, thì Cục Xăng dầu cũng sắp xếp lại tổ chức chỉ huy đường ống. Công trường 18 được chuyển thành Binh trạm 169 để làm nhiệm vụ quản lí, vận hành đoạn tuyến từ Hương Khê đến Ka Vát. Đoạn từ Nghệ An vào Hương Khê, do Binh trạm 150 phụ trách.

Ở hướng Đông, từ đầu năm 1960, theo chỉ thị của anh Thiện, Cục Xăng dầu thành lập Công trường 18b để thi cong tuyến đường ống từ Cẩm Li (huyện Lê Ninh, Quảng Bình) đi theo đường 18 qua biên giới Việt - Lào, sang Ba Mai (Savannakhét, Lào), rồi tới bờ sông Sê Băng Hiên. Đến giữa mùa mưa 1969 tuyến này đã bơm được 200 tấn xăng cho Đoàn 559, đóng phuy để thả trôi trên sông Sê Băng Hiên xuống đường 9, giảm được việc chở xăng bằng xe qua các trọng điểm. Đến tháng 12-1969, Tiểu đoàn 658 (được điều về quản lí tuyến ống từ tháng 9-1969) đã kéo dài đường ống đến Bản Cọ (Savanakhét). Nhờ có hai tuyến đường ống ở đường 12 và đường 18 nên việc bảo đảm xăng dầu cho Đoàn 559 ngày càng được vững chắc hơn.

Sau thời gian công tác ở Binh trạm 169, tháng 4-1970, tôi được điều về công tác ở cơ quan Cục Xăng dầu. Tháng 6-1970, tôi đi cùng đồng chí Phan Tử Quang vào Đoàn 559 làm việc. Đồng chí Đinh Đức Thiện lúc đó cũng vào tuyến vận tải, đã cùng đồng chí Đồng Sĩ Nguyên nghe báo cáo kết quả vận hành trên tuyến đường ống Cẩm Li - Bản Cọ và di kéo tiếp tuyến đường ống này, theo dọc sông Sê] Băng Hiên xuống Nam đường 9. Như vậy, cự li bơm xăng từ hậu phương vào tuyến vận tải chiến lược sẽ rút ngắn hơn, vừa tiết kiệm được ống và máy bơm, mà thi công lại nhanh hơn. Anh Thiện quyết định tôi ở lại Đoàn 559 để phát triển đường ống.

Ngày 20-10-1970, Trung đoàn 592, trung đoàn đường ống đầu tiên của Đoàn 559 được thành lập. Trung đoàn đã tập trung thi công tiếp đoạn đường ống từ Bản Cọ vượt qua đường 9, đến Gia Khum (Sê Công). Từ đó, việc bảo đảm xăng dầu cho các binh trạm từ bắc sông Bạc trở ra có nhiều thuận lợi. Chính vì vậy, mà trong năm 1970-1971, xăng dầu bảo đảm cho Đoàn 559 đạt gấp 1,5 lần năm 1968-1969.

Tháng 2-1971, Mĩ - ngụy mở cuộc hành quân Lam Sơn 719, vào khu vực Đường 9 - Nam Lào, hòng chặt đứt hành lang chi viện của chúng ta. Khi địch chiếm hai điểm cao 660 và 721, thì tuyến đường ống của Trung đoàn 592 nằm giữa hai ngọn núi này, bị uy hiếp. Nhưng bộ đội đường ống, chủ yếu là lực lượng Tiểu đoàn 968, đã phối hợp với các đơn vị của Sư đoàn 2, chiến dịch tiêu diệt địch và bảo vệ đường ống, các trạm bơm và kho xăng an toàn. Trong quá trình chiến dịch, Trung đoàn đường ống 592, ngoài việc bảo vệ tuyến an toàn, vẫn tổ chức vận hành bơm xăng vào kho Gia Khum và cấp phát được liên tục. Nhờ đó, sau chiến dịch đường 9 - Nam Lào, Đoàn 559 vẫn đủ xăng để cấp cho các đơn vị vận tải hoạt động từ Nam đường 9 vào phía trong.

Tháng 8-1971, Đoàn 559 thành lập Trung đoàn đường ống 532, để thi công và quản lí vận hành tuyến từ Gia Khum qua Sê La Nông vào nam sông Bạc. Trung đoàn đã phải khắc phục nhiều khó khăn về địa hình và thời tiết, do phải làm cả trong mùa mưa.

Đến cuối năm 1972, trên dải Trường Sơn, Đoàn 559 đã có tuyến đường ống dài gần 700km và hơn 12.800m3 kho.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #54 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2013, 01:21:59 pm »

Mở rộng mạng đường ống ở hậu phương:
đập tan âm mưu phong tỏa của đế quốc Mĩ, bảo đảm xăng dầu liên tục

Tháng 11 năm 1968, đế quốc Mĩ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc. Các đường giao thông vào Khu IV được sửa chữa, khôi phục nhanh chóng. Xăng dầu lại được chở bằng đường sắt vào ga Vinh, bằng đường thủy vào cảng Gianh.

Đế quốc Mĩ buộc phải xuống thang, nhưng Trung ương Đảng nhận định: không thể loại trừ khả năng địch đánh phá trở lại, nên cần có các biện pháp tích cực, chủ động đề phòng. Anh Thiện đã đề nghị với Bộ Quốc phòng và Chính phủ cho phép xây dựng một đường ống từ nam Hà Nội vào Vinh. Lúc này ống dã chiến được viện trợ đã sử dụng gần hết, nên đề nghị Nhà nước cho huy động loại ống hàn Φ100, dự trữ trong kho của bộ Vật tư ra làm đường ống cố định luôn, để sau này còn có thể dùng trong thời bình. Thực hiện chủ trương này, từ giữa năm 1970, Cục Xăng dầu đã tổ chức thi công và đến cuối năm 1971 thì hoàn thành. Với đoạn ống mới này, ta có thể bơm xăng từ khô xăng dầu dự trữ lớn nhất của Nhà nước ở Nhân vực (nam Hà Nội) vào Khu IV và đường Trường Sơn.

Đi đôi với việc tổ chức thi công tuyến ống hàn, Tổng cục Hậu cần quyết định xây dựng mạng đườn ống liên hoàn, nối liền tuyến ống hướng đông và tuyến ống hướng tây nằm trên địa bàn Quân khu IV. Để triển khai việc này, tháng 6-1970, Cục Xăng dầu giao nhiệm vụ cho Binh trạm 169 xây dựng đoạn ống từ nam sông Gianh đến Cẩm Li dài 85m, nối vào tuyến đường ống Cẩm Li - Bản Cộ của Đoàn 559. Đầu tháng 12-1970, Binh trạm 169, được tăng cường Trung đoàn 32 (Quân khu IV) thi công tiếp 85km từ nam sông Gianh vào Tân Ấp, nối liền với tuyến ống đường 12 - đèo Mụ Giạ.

Cuối tháng 12-1970, Cục xăng dầu đã thành lập Binh trạm 171 để quản lí tuyến đường ống Tân Ấp - Thọ Lộc - Giang - Long Đại - Cẩm Li. Thông qua tuyến này, có thể tiếp nhận xăng chở bằng đường ống đến cảng Giang, để bơm vào tuyến đông qua Cẩm Li, hoặc bơm vào tuyến tây qua Tân Ấp; cũng có thể bơm xăng từ Vinh sang tuyến đông, qua Tân Ấp, Gianh, Cẩm Li vào đường Trường Sơn(1).

Để phục vụ cho mặt trận bắc Quảng Trị (B5), đầu năm 1972, Cục Xăng dầu giao cho Binh trạm 171 lắp đặt trong 10 ngày xong đoạn tuyến Long Đại - Bến Quang, dài 60 km, với một khu bể có sức chứa 1.000m3.

Sau khi bộ đội ta đã đập nát tuyến phòng thủ bắc đường 9 của Mĩ - ngụy, Cục Xăng dầu đã cử một đoàn cán bộ cấp tốc vượt sông Bến Hải, vào Cam Lộ. Bộ đội giải phóng đến đâu, cán bộ xăng dầu nghiên cứu, khảo sát, cắm tuyến đến đấy. Tháng 4-1972, Tổng cục Hậu cần ra quyết định thành lập Binh trạm 172, có nhiệm vụ thi công và quản lí vận hành tuyến đường ống từ Bết Tất (sông Bến Hải) vào đường 9, Ba Lòng. Lúc này Mĩ - ngụy phản ứng điên cuồng, tập trung máy bay cường kích, B52, pháo hạm, pháo mặt đất đánh phá hủy diệt sướt ngày đêm, hòng ngăn cản cuộc tiến công của quân ta và chiếm lại những vùng đã mất. Vì vậy, trong thi công, nhiều lần, bị địch đánh trúng vào đội hình, nhưng cán bộ, chiến sĩ đường ống vẫn dũng cảm, kiên trì bám trận địa, để làm nhiệm vụ. Đầu tháng 5-1972, Binh trạm 1762 đã hoàn thành được đoạn đường ống Bến Tất - Cam Lộ dài 25km, và đưa vào vận hành ngay để phục vụ kịp thời đợt 2 chiến dịch.

Ngày 6-4-1972, Tổng thống Mĩ Níchxơn ra lệnh đánh phá lại miền Bắc với quy mô lớn và ác liệt hơn. Lúc này, hệ thống đường ống hàn cố định Φ150 Bãi Cháy - Nhân Vực của bộ Vật tư mới xây dựng về đến Hải Dương. Theo chủ trương của Chính phủ, Cục Xăng dầu lắp đặt trong 12 ngày đêm xong một tuyến ống dã chiến từ Hải Dương về Nhân Vực, tạo ra thế liên hoàn để bơm xăng thẳng từ Bãi Cháy về Nam Hà Nội.

Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần này, đế quốc mĩ đã thả thủy lôi và mìn xuống bờ biển Vịnh Bắc Bộ và các cửa sông từ Móc Cái, Cẩm Phả, Hồng Gai, Hải Phòng, Cửa Hội đến sông Gianh, nhằm phong tỏa, bịt chặt đường giao thông quốc tế làm cho tầu bè nước ngoài không thể ra vào các cảng của miền Bắc Việt Nam. Do đó, nguồn xăng dầu nhập bằng đường biển bị ngừng trệ. Các tuyến đường sắt cũng bị địch đánh phá dữ dội và bị tê liệt, nên không còn dùng toa P để vận chuyển xăng dầu được nữa. Các kho xăng dầu của Nhà nước và quân đội cạn kiệt dần. Nguồn dự trữ còn rất mỏng. Chúng ta đứng trước nguy cơ không có đủ xăng dầu để bảo đảm cho chiến đấu và hoạt động kinh tế. Thực tế này đòi hỏi phải tìm biện pháp hữu hiệu nhất để chống lại việc phong tỏa của địch. Chính phủ đã họp và đi đến quyết định giao cho quân đội làm đường ống để tiếp nhận xăng dầu từ biên giới Việt - Trung. Cục Xăng dầu tổ chức thi công tuyến đường ống, mang tên T72, từ Lạng Sơn về đến Nhân Vực. trong điều kiện có nhiều khó khăn về thời gian cần làm xong rât gấp, quân đội không có đủ lực lượng. Nhưng Thủ tướng Chính phủ đã giao cho các tỉnh Lạng Sơn, Hà Bắc, Hải Hưng, Bắc Thái… huy động nhân lực đến giúp. Các bộ: Cơ khí - Luyện kim, Vật tư, Tài chính, Kiến trúc… đã nhanh chóng đưa lực lượng và vật tư kĩ thuật tham gia công trình. Bộ Quốc phòng cũng sử dụng thêm lực lượng của các trường, các đơn vị đóng quân ở gần tham gia thi công. Vì vậy, chỉ sau nửa tháng xây dựng tích cực, đến 25-9-1972, toàn bộ công trình đã hoàn thành với bốn đường ống song song, có chiều dài tổng cộng 386km, có thể đồng thời bơm cả xăng và điêden. Sau đó, Nhà nước quyết định giao cho quân đội xây dựng tiếp tuyến đường ống T72b từ Móng Cái về đến Hải Dương. Tuyến ống này cũng đã làm xong trong 5 tháng và được đưa vào vận hành.

Nhờ có hai tuyến đường ống T72 và T72b, nhu cầu xăng dầu cho chiến đấu và cho kinh tế đều được bảo đảm đầy đủ và kịp thời. Âm mưu của địch nhằm ngăn chặn, cắt đứt nguồn tiếp tế và vận chuyển xăng dầu của ta - một loại vật tư chiến lược thiết yếu - đã hoàn toàn bị phá sản.

Ngành Xăng dầu quân đội đã góp phần đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ, như trong thư khen ngợi của Phó Thủ tướng Đỗ Mười, tháng 11-1972 đã nói; “Tôi thay mặt đồng chí Thủ tướng, tôi tuyên dương thành tích của ngành Xăng dầu, quân đội. Vừa qua bộ đội xăng dầu đã góp phần đánh bại âm mưu bao vây, phong tỏa của địch. Không phải chúng ta nói với nhau như vậy, mà chính đế quốc Mĩ cũng phải thú nhận sự thất bại của chúng. Trong công tác xăng dầu, chúng ta đã giành được thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, vì đã thực hiện được kế hoạch cơ giới hóa công tác vận chuyển xăng dầu chi viện tiền tuyến…”.

Chú thích
(1) Tuyến đường ống phía tây trên đường 12 chỉ vào đến Ka Vát. Tuyến đường ống phía đông qua Cẩm Li, Gia Mai là hướng chủ yếu bơm xăng vào Đoàn 559 và phát triển vào đến Nam Bộ.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #55 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2013, 01:23:26 pm »

Kéo dài tuyến đường ống, vươn sâu vào các chiến trường!

Đầu năm 1973, Hiệp định Pari được kí kết, đế quốc Mĩ buộc phải công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, phải rút hết lực lượng Mĩ và chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam. Nhưng với bản chất hiếu chiến, ngoan cố, Mĩ vẫn tiếp tục dính líu vào Việt Nam, tiếp tay cho quân ngụy trắng trợn phá hoại Hiệp định, thực hiện chiến tranh lấn chiếm, hòng tiêu diệt cơ sở cách mạng, tiến tới xóa các vùng giải phóng của ta.

Thực hiện quyết tâm chiến lược của Trung ương và Quân ủy Trung ương, anh Thiện đã chỉ đạo Cục Xăng dầu và Đoàn 559 nối nhanh tuyến đường ống chiến lược vào các chiến trường.

Trong những năm 1973 - 1974, Đoàn 559 đã kéo dài tuyến đường ống từ Nam đường 9, theo đường vận tải chiến lược Tây Trường Sơn tiến xuống phía Nam. Trung đoàn 532, sau khi thi công đến nam sông Bạc, tháng 11-1974 đã tiếp tục kéo ống vào đến Pô Cô (Tây Nguyên). Tháng 1-1974, Bộ Tl 559 thành lập tiếp Trung đoàn 537, để tổ chức thi công tuyến ống từ Pô Cô qua Plây Khốc vào Bu Prăng (tây nam Đắc Lắc) dài 225km. Sau đó sẽ phát triển vào miền Đông Nam Bộ.

Ở hướng Đông Trường Sơn, Binh trạm 171 và Binh trạm 172 ở Cục Xăng dầu, sau khi chuyển thuộc Đoàn 559, đã được tăng cường thêm lực lượng và phương tiện kĩ thuật, tổ chức thành Trung đoàn 671, có nhiệm vụ nối tiếp đường ống từ Cam Lộ, qua thung lũng A Lưới, vượt qua đỉnh núi Đá Bàn cao hơn 1.000 mét, tới Bù Lạc (tây Thừa Thiên) và từ đó đi Giàng (tây Quảng Nam), Khâm Đức (Tây Nguyên) rồi cũng tiến xuống phía nam. Việc thi công tuyến đường ống ở hướng đông rất gian khổ vất vả, vì phải qua địa hình rất hiểm trở: lắm đèo, nhiều dốc, có nhiều thung lũng rộng với những vỉa đá vôi lởm chởm, mùa mưa biến thành những túi nước, khó vượt qua. Nhưng cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 671 đã vượt mọi khó khăn, chủ yếu phải dùng sức người khiêng ống, khiêng máy qua rừng rậm, qua núi cao, có đoạn đã phải dùng dây thép bện lại, bắc trên cây rừng làm cầu treo để kéo ống qua vực sâu… Đến tháng2-1974, dùng xăng bơm qua đường ống phía Đông đã vào đến Bến Giàng. Ngoài ra cuối năm 1974, ở phía Đông Trường Sơn, Trung đoàn 671 còn tiến hành xây dựng tuyến ống thứ hai từ Đông Hà và A Lưới dài 65km để bơm điêden, chuẩn bị cung cấp cho xe tăng hành quân trên tuyến Đông Trường Sơn, tham gia các chiến dịch mùa Xuân 1975.

Tháng 1-1975, đường ống từ Plây Khốc (ngã ba biên giới) được kéo đến Bu Prăng rồi giữa tháng 2-1975 xuống đến Bù Gia Mập(1), kho cuối cùng của tuyến đường ống chiến lược nằm trong khu căn cứ của chiến trường miền Đông Nam Bộ…

Ngày 17-2-1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thay mặt Thường vụ Quân ủy Trung ương gửi điện khen ngợi toàn thể cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên ngành xăng dầu quân đội. Trong bức điện có đoạn viết:

“… Sau một thời gian lao động khẩn trương trong công tác, các đồng chí đã hoàn thành thắng lợi việc xây dựng một tuyến xăng dầu rất dài từ hậu phương ra tiền tuyến. Thành tích đó có ý nghĩa to lớn, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệm vụ chiến đấu của quân và dân ta trên các chiến trường.

Thường vụ Quân ủy Trung ương rất vui mừng và nhiệt liệt khen ngợi công lao đó của toàn thể cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên ngành xăng dầu quân đội…”.

*
*    *

Trải qua 7 năm (1968 - 1975) phấn đấu hết sức gay go, gian khổ, vượt qua những khó khăn về trang bị máy móc, vật tư, về điều kiện địa hình, thời tiết khắc nghiệt và sự đánh phá ngăn chặn quyết liệt của kẻ thù, bộ đội xăng dầu đã xây dựng và quản lí vận hành được một tuyến đường ống chiến lược, từ biên giới phía Bắc vào đến miền Đông Nam Bộ, với chiều dài hơn 5.000km, cùng hơn 100 khu kho có sức chứa trên 300.000m3. Lực lượng ban đầu khi vượt qua “Tam giác lửa” chỉ có một công trường với hơn 30 cán bộ, chiến sĩ và vài trăm công nhân, đến đầu năm 1975, đã phát triển thành chín trung đoàn đường ống, hai trung đoàn công trình, một trung đoàn thông tin, hai nhà máy, ba tiểu đoàn xe vận tải. Đội ngũ cán bộ, chiến sĩ ngành xăng dầu đã trưởng thành nhanh chóng, đã tiếp thu được những kinh nghiệm quý báu của các nước anh em, biết cách vận dụng rất sáng tạo và phù hợp với hoàn cảnh của đất nước ta, đã vươn lên làm chủ việc vận chuyển xăng dầu bằng đường ống, một phương thức hiện đại, nhưng còn rất mới mẻ đối với nước ta.

Tuyến đường ống xăng dầu đã hình thành như thế.

Đường ống đã phát huy tác dụng to lớn trong công tác cung cấp xăng dầu cho quân đội và cho cả các cơ quan nhà nước, trong thời chiến, đặc biệt là bảo đảm nhu cầu cho tuyến vận tải chiến lược và cho các chiến trường, đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của quân và dân ta, trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Chú thích
(1) Theo lịch sử của Cục Xăng dầu và lịch sử của Đoàn 559 thì Bù Gia Mập là kho cuối cùng của tuyến đường ống chiến lược. Kho xăng Lộc Ninh có sức chứa 1500m3 do anh Thiện chỉ thị cho Cục Xăng dầu giúp đỡ B2 xây dựng, chưa nối với tuyến đường ống. Xăng dầu dự trữ ở đây do xe xitéc chở từ Bu Prăng và Bù Gia Mập đưa về.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #56 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2013, 12:04:06 pm »

ĐỒNG CHÍ ĐINH ĐỨC THIỆN VÀ CHUYẾN ĐI KHẢO SÁT
TUYẾN ĐƯỜNG ỐNG ĐẦU TIÊN

TRẦN XANH(*)

Một ngày đầu tháng 4 năm 1968, đồng chí Đinh Đức Thiện triệu tập tôi lên làm việc và phổ biến: “Năm nay, Liên Xô viện trợ cho ta hai bộ đường ống dã chiến, mỗi bộ dài 100 km. Bộ thứ nhất đã đến cảng Hải Phòng còn bộ thứ hai cũng sắp vào. Tình hình đang biến chuyển có lợi cho ta. Sắp tới có thể địch phải xuống thang, ngừng ném bom miền Bắc để tuyên truyền gây uy tín cho Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống ở Mĩ. Nhưng thằng địch cũng ngoan cố và nham hiểm lắm. Nó sẽ đem tất cả bom đạn, trước đây dùng để bắn phá miền Bắc, đổ xuống tuyến đường 559, nhất là sẽ bịt các cửa khẩu từ miền Bắc vào đất Lào. Nó sẽ đánh rất dữ dội để cắt đứt đường tiếp tế cho miền Nam. Nếu ta không chuẩn bị sớm, không có kế hoạch đối phó cho tốt thì sẽ bị động. Nhất là về xăng dầu thì việc vận chuyển khó khăn hơn các loại hàng khác. Mà thiếu xăng thì xe trên tuyến vận tải không chạy được. Như vậy thì có đưa được hàng vào Đoàn 559 cũng bằng không”.

Tôi lắng nghe và ghi chép, vì những ý kiến anh phổ biến về tình hình hoàn toàn mới mẻ, tôi chưa được nghe và cũng chưa hình dung nổi. Anh bảo đồng chí bí thư đem bản đồ ra, lấy bút chì đỏ vạch, chỉ cho tôi và nói: “Tổng cục quyết định triển khai ngay các bộ đường ống dã chiến để bơm xăng vào cho Đoàn 559. Bộ thứ nhất sẽ đi theo đương 12, vượt qua đèo Mụ Giạ; còn bộ thứ hai sẽ nối xuống Lùm Bùm. Cậu về báo cáo thủ trưởng Cục, cử ngay một đoàn khảo sát, do cậu phụ trách, vào làm gấp, vừa khảo sát, vừa thiết kế. Phải đi ngay, làm trong tháng tư phải xong, về báo cáo và đưa lực lượng vào thi công ngay trong mùa mưa này. Phải tranh thủ thời gian, không thể chậm trễ, vì thằng Mĩ nó không chờ đợi anh đâu! Phía trong đã hết xăng rồi. Có binh trạm đã phải cho anh em dùng ba lô lót nilông để gùi xăng; nhưng cũng chẳng được bao nhiêu! Làm thế không được đâu…”.

Tôi suy nghĩ và thấy lo lắng vì khi học ở trường, trong khoa mục về khí tài xăng dầu có được học về đường ống. Nhưng khi về thì cũng chưa nghiên cứu sâu, vì nghĩ đất nước mình biết bao giờ mới có đường ống, có lẽ phải sau chiến tranh! Tôi cũng có làm đường ống nhưng đó chỉ là những đoạn đường ống hàn có “mặt bích” với chiều dài chưa quá mấy trăm mét ở trong các kho. Còn đường ống dã chiến thì tuy có nghe nói, nhưng tôi chưa hình dung ra thế nào… Tôi cũng lo lắng về việc đem đường ống đặt trên địa hình rừng núi mấp mô thế thì có được không, bơm có đủ sức mạnh để đẩy dòng xăng qua núi không, chuyên chở thế nào, khiêng vác chăng…?

Tôi đã biết anh Thiện và công tác dưới quyền Anh ở Cục Vận tải từ năm 1951, nên tôi cũng mạn dạn trình bày các suy nghĩ và thắc mắc của tôi. Anh đã giải thích và hướng dẫn thêm: “… Phải làm đoạn vượt qua đèo Mụ Giạ trước, vì đây là cửa khẩu chính của ta vào đường 559, đang bị địch đánh phá rất ác liệt để phong tỏa, ngăn chặn. Phải đặt đường ống theo đường ô tô, vì bơm xăng là để cấp cho xe chạy, đồng thời cũng lợi dụng ô tô chở ống và lắp ráp và có đường để đưa máy bơm vào… Nhưng đừng có dại làm đường ống ngay sát đường, vì khi địch đánh đường thì cũng trúng ống luôn. Phải làm cách xa ra, có thể cách đường một vài kilômét. Khi qua các trọng điểm, thường xuyên bị địch đánh phá thì phải cách xa hơn nữa. Nơi địa hình quá hẹp thì cũng phải tìm cách tránh xa mấy trăm mét. Từ đường ô tô vào nơi đặt đường ống phải vác ống bằng vài. Đường ống dã chiến làm bằng vật liệu nhẹ, khi mình đi xem diễn tập thấy lính Liên Xô một người vác được hai ống. Còn chiến sĩ của ta yếu hơn thì một người một ống, nếu không nổi thì hai người khiêng một ống vậy! Bơm thì nhất định nặng hàng tấn rồi. Phải làm đường, rồi dùng xe ba cầu, xe kéo, hoặc mượn xe húc kéo vào. Không có xe kéo thì dùng sức người như kéo pháo ở Điện Biên Phủ. Bơm xăng lên núi cao thì phải dùng nhiều bơm; nếu ở đường bằng phẳng dùng một bơm, thì nay phải dùng hai, ba bơm đấu vào mà bơm… Các kho xăng thì phải tìm hang đá mà đặt vào. Trường hợp ở nơi không có núi đá thì dùng các bể nhỏ, chôn ngầm dưới đất, hoặc trong khe núi, nhưng phải chú ý ngụy trang cẩn thận và đặt phân tán, để khi một bể bị bắn cháy không lan sang những cái khác.

Tôi còn có băn khoăn vì chưa biết được tính năng kĩ thuật của máy bơm, nên khó tính toán được vị trí đặt máy bơm. Anh Thiện nói: “Cứ đi xác định tuyến là chính, còn máy bơm sẽ xét sau”.

Tôi về báo cáo Cục lập một đội khảo sát tám người gồm các cán bộ khảo sát, thiết kế, vật chất, khí tài, cung cấp xăng dầu, vật tư, mang theo bản đồ, địa bàn, ống nhóm, máy kinh vĩ, cùng lương thực, thực phẩm và lên đường ngay. Cục bố trí cho một xe Gát 63 với ba lái xe, để thay đổi nhau, lái đi cho nhanh.

Chúng tôi đi mất gần hai đêm thì đến Hương Đô (Hương Khê, Hà Tĩnh), vào Sở chỉ huy của Đoàn 559. Sau khi nghe chúng tôi báo cáo, các đồng chí Tư lệnh và Chính ủy Đoàn rất hoan nghênh chủ trương lắp đặt đường ống của anh Thiện, và ra lệnh cho các binh trạm trên dọc đường hết sức giúp đỡ Đoàn khảo sát.

Đến tối, chúng tôi lại được xe theo đường 15 vào Xóm Cục. Ngày hôm sau, chúng tôi bắt đầu vác ba lô và dụng cụ đi bộ để khảo sát; còn xe, chờ đến tối sẽ quay về Hà Nội.

Đoạn từ Khe Ve đến 050, nhờ được nhân dân giúp đơ, chúng tôi đi theo dấu vết của đường Hàm Nghi, nay là con đường mòn trong khe núi đi gần như song song với đường 12, nhưng tránh được các trọng điểm: La Trọng, Bãi Rinh, Cha Lo, Cổng Trời (trên đèo Mụ Giạ). Đoan từ 050 qua Làng Khằng, Nà Tông, xuống Lùm Bùm, chúng tôi bám theo đường giao liên của Đoàn 559. Chúng tôi đã kết hợp bản đồ với đo đạc, xác định các điểm chuẩn trên thực địa, rồi vẽ sơ đồ mặt cắt dọc của tuyến đường ống, nhưng chưa xác định được vị trí đặt máy bơm, như đã báo cáo với anh Thiện. Về kho, thì cúng tôi xác định ở Khe Ve cứ dùng kho hiện có, còn phải dặt ở Nà Tông một kho có trữ lượng khoảng 500 tấn, ở Lùm Bùm, một cụm kho có chứa từ 500 đến 1.000 tấn.

Trong thời gian đi khảo sát, đoàn chúng tôi đã được các binh trạm 12, 31, 32 của Đoàn 559 tận tình giúp đỡ, nên công việc đã được tiến hành khá thuận lợi.

Cuối tháng 4-1968, chúng tôi trở ra đến Hương Đô, thì nhận được điện của Cục gọi về gấp. Thời gian này, địch đã tăng cường độ đánh phá lên gấp bội. Các bến phà Địa Lợi, Linh Cảm, Bến Thủy và đoạn đường ngã ba Vọt luôn luôn bị ùn tắc. Chúng tôi phải đi bộ ra Vinh rồi mới đi được ô tô ra Hà Nội.

Chúng tôi báo cáo với Thủ trưởng cục xong thì có điện của Tổng cục gọi lên báo cáo trực tiếp với anh Thiện. Tôi trình bày phương án chọn tuyến, nhất là tìm được đường “Hàm Nghi”, thì Anh rất ưng ý và chấp nhận. Anh nói: “Loại đường ống dã chiến này của quân đội Liên Xô, là để dùng ở cấp chiến dịch; bạn ới thiệu là mới chỉ triển khai trong diễn tập, chưa dùng trong chiến đấu, nên chưa có kinh nghiệm thực tế. Nay ta đem ra sử dụng đầu tiên, cần vừa làm vừa rút kinh nghiệm vận dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế của ta. Điều quan trọng nhất là phải giữ bí mật, không để địch phát hiện. Làm đến đâu phải ngụy trang đến đấy, không được phát cây cối nhiều; những chỗ đào đất, chôn ống xong phải trồng lại cây cỏ để giữ nguyên hiện trạng địa hình như cũ”.

Anh nói tiếp: “Nay địch đã xuống thang bước đầu, ngừng ném bom từ vĩ tuyến 19 trở ra, nhưng lại tập trung bắn phá Khu IV. Nó đang đánh dữ dội để phong tỏa khu tam giác Bến thủy, Nam Đàn, Linh Cảm. Xe téc và xe chở xăng phuy bị cháy nhiều. Phía trong đang “đói” xăng nghiêm trọng, nên ta phải làm một đoạn đường ống vượt sông Lam trước đã, còn đoạn Khe Ve - Mụ Giạ sẽ làm sau. Tổng cục sẽ giao kế hoạch cho Cục, cậu về bàn bạc để thực hiện…”.

Tôi về Cục, thì các cơ quan đang khẩn trương chuẩn bị đi làm đoạn đường ống đầu tiên. Đoạn này dự kiến đi từ Nam Thanh (Nam Đàn, Nghệ An) đến Nga Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) dài 42 km. Tổng Cục quyết định thành lập Công trường 18 (đơn vị tương đương trung đoàn) để thi công tuyến đường ống. Đồng chí Mai Trọng Phước được cử làm Chỉ huy trưởng, đồng chí Phan Ninh làm Chính ủy, tôi làm Phó Chỉ huy công trường. Các đồng chí trong đoàn khảo sát đều trở về công tác trong các cơ quan của công trường.

Vì yêu cầu phải làm rất khẩn trương, nên đoạn ống X42, chúng tôi phải vừa khảo sát, vừa thiết kế, vừa thi công.

Sau khi hoàn thành X42, đẩy được xăng vào tuyến bắc Hà Tĩnh. Công trường 18 được lệnh vào làm tiếp tuyến ống vượt qua đèo Mụ Giạ. Thực ra khi thi công, tuyến ống này cũng được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế, chứ không giữ nguyên như khi chúng tôi khảo sát, thiết kế.

Nhưng tôi muốn kể lại chuyện này để thấy rằng anh Đinh Đức Thiện không những là người đã đề ra chủ trương xây dựng đường ống, mà Anh còn chỉ đạo việc xây dựng rất cụ thể từ khâu khảo sát, thiết kế ban đầu, vạch ra hướng cho từng đoạn và cho toàn tuyến, cũng như khâu thi công sau này suốt từ Biên giới phía Bắc vào đến miền Đông Nam Bộ.

Anh là người đã khai sinh ra tuyến đường ống chiến lược Bắc - Nam!

Chú thích
(*) Nguyên Trưởng phòng Kĩ thuật, Cục Xăng dầu Tổng cục Hậu cần; Vụ trưởng Vụ Kĩ thuật, Tổng cục Dầu khí.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #57 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2013, 12:05:29 pm »

TẦM NHÌN CỦA NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO

ĐỖ NGỌC NGẠN(*)

Mặc dù cuộc họp đêm đó, tại Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng diễn ra cách đây 25 năm, nhưng với tôi, đó là một kỉ niệm thật khó quên! Cuộc họp chủ yếu để giải quyết kinh phí cho công trình đường ống T70, mới được xây dựng từ nam Hà Nội vào bắc Nghệ An. Công trình do đồng chí Đinh Đức Thiện, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần đề xuất, xin được ý kiến nhất trí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và của đồng chí Đỗ Mười; Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Chủ tịch Hội đồng chi viện chiến trường… Bộ Vật tư cung cấp ống, Cục Xăng dầu Tổng cục Hậu cần tổ chức thi công, từ cuối năm 1970 đến cuối năm 1971 thì xong. Tuy công trình đã hoàn thành, nhưng kinh phí xây dựng, cũng như để duy trì bộ máy quản lí, khai thác thì chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm bảo đảm…

Đồng chí Đỗ Mười chủ trì cuộc họp. Đồng chí Phan Tử Lăng, Cục trưởng Cục Xăng dầu, được đồng chí Đinh Đức Thiện ủy nhiệm báo cáo về tiến trình tổ chức thi công T70, một tuyến đường ống hàn cố định dài 170 km với bốn cụm kho có trữ lượng hơn 5.000 tấn, được hoàn thành trong thời gian chưa đầy 14 tháng.

Tuyến đường ống làm được nhanh như vậy, một phần, nhờ quyết tâm của bộ đội xăng dầu, nhưng phần quan trọng là đã vận động được sự đóng góp của cha và đông đảo nhân dân các địa phương có đường ống đi qua, tích cực tham gia giúp đỡ thi công. Đoạn đường ống mới xây dựng đã được nối liền vào tuyến đường ống dã chiến của Cục Xăng dầu xây dựng trước đây, từ bắc Nghệ An vào Trung Lào. Như vậy, từ nay trở đi ta có thể bơm thẳng xăng dầu từ Nam Hà Nội vào đến Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, rồi vào tuyến vận tải Trường Sơn.

Đa số đại biểu các bộ, các ngành đều đánh giá cao kết quả xây dựng tuyến đường ống mới: một công trình có tính chất công nghiệp, khoa học kĩ thuật rát cao, mà đã thi công được nhanh, đưa vào sử dụng được ngay, đáng được coi là một kỉ lục về xây dựng trong thời chiến… Tuy nhiên khi bàn đến vấn đề kinh phí cho công trình thì cuộc họp bị bế tắc.

Cục Tài vụ, đại diện cho Bộ Quốc phòng trong cuộc họp đưa ra lí do khó có thể phản bác được: “Nhà nước chưa cấp cho Quốc phòng ngân sách để chi cho công trình này. Vả lại, theo quy định của Nhà nước thì xăng dầu cấp cho quân đội từ nam Khu IV trở vào, được Bộ Vật tư giao cho tại Vinh (Nghệ An), nên Bộ Quốc phòng không có trách nhiệm về vận chuyển xăng dầu từ ngoài Bắc vào”.

Bộ Vật tư nhận mình là cơ quan có nhiệm vụ cung cấp xăng dầu cho quân đội nhưng chỉ biết nhận và giao ở Vinh, còn trách nhiệm vận chuyển vào đến nơi là của Bộ Giao thông - vận tải. Còn việc cấp ống dẫn dầu cho công trình này, theo lệnh cấp trên, là coi như hàng ghi nợ, chủ công trình phải thu hồi vốn để trả lại, theo đúng nguyên tắc của Nhà nước.

Bộ Giao thông - vận tải thì rất hoan nghênh tuyến đường ống, đã gánh cho mình một khối lượng vận chuyển khá lớn. Nhưng hiên nay vẫn dùng được tầu hỏa để chuyển xăng dầu vào Khu IV, nên chưa cần đến đường ống.

Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền nhất để giải quyết, thì đưa ra ý kiến là công trình này chưa được ghi vào kế hoạch năm, nên chưa có ngân sách. Vả lại, thực tế thì xét thấy cũng không cần!

Đúng như câu nói dân gian: “Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay”. Cứ như vậy, cuộc họp chưa tìm được tiếng nói chung, càng về khuya, càng trở nên căng thẳng. Cái rét, lúc đầu len lỏi vào phòng họp, bây giờ, đã bị xua tan vì khói thuốc lá hay vì cuộc tranh luận rất hăng hái, nhưng chưa ngã ngũ, không ai chịu ai…!

Tôi quan sát nét mặt đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng vẫn rất điềm tĩnh. Đồng chí lắng nghe, lúc nồi, lúc đứng, lúc đi lại… và chốc chốc lại lấy tay vuốt mái tóc khá dầy và đốm bạc, hất ra phía sau…

*
*    *
Bây giờ nghe lại chuyện này, chắc nhiều người không khỏi ngạc nhiên vì sao trong cuộc họp quan trọng như thế, lại có sự đùn đẩy để giải quyết một việc tưởng chừng như rất đơn giản? Xin ngược giòng thời gian để nhớ lại bối cảnh lịch sử lúc đó.

Năm 1965, đế quốc Mĩ gây chiến tranh phá hoại, mục đích chủ yếu là để cắt đứt sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Mùa mưa năm 1968, địch tập trung đánh phá “vùng cán xoong” đã gây trở ngại khá lớn cho ta: hàng không đưa được qua vùng nam Khu IV để chuyển vào chiến trường. Đặc biệt việc vận chuyển xăng dầu bị đình đốn: nhiều xe chở xăng bị bắn cháy; tuyến vận tải chiến lược thiếu nhiên liệu nghiêm trọng, hàng trăm xe đang nằm chờ… Giữa lúc đó, đồng chí Đinh Đức Thiện chủ trương đưa những ống dẫn dầu dã chiến, vừa được bạn viện trợ, ra xây dựng tuyến đường ống vượt qua các “cửa tử”: Nam Đàn - Linh Cảm, ngã ba Đồng Lộc, Khe Ve, Bãi Dinh, Cổng Trời, Nà Tông… Đến cuối năm 1970, một tuyến đường ống 400 km đã kéo dài từ Bắc Nghệ An vào đến Lùm Bùm ở Trung Lào…

Từ cuối tháng 11 năm 1968, địch tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc. Trong những năm 1969 - 1970, các địa phương từ Vĩnh Linh trở ra đã phần nào có không khí hòa bình: kinh tế được từng bước khôi phục; đường sắt, đường bộ, cầu cống được khẩn trương sửa chữa; xe lửa, ô tô chạy ban ngày. Ga Vinh, cảng Cửa Hội, cảng Gianh hoạt động tấp nập. Công tác vận tải hàng hóa vào nam Khu IV đã từng bước được cải thiện…

Tuy nhiên, phải nói âm mưu của địch rất xảo quyệt, chúng buộc phải tuyên bố ngừng bắn phá miền Bắc, thì lại tăng cường lực lượng không quân và bom đạn vào đánh phá dữ dội tuyến đường 559 hơn trước gấp nhiều lần. Nhưng nhờ có tuyến đường ống, tuyến vận tải chiến lược vẫn luôn luôn được cung cấp đầy đủ xăng dầu. Từ mùa khô 1969, có đường, có xe, có xăng, lại áp dụng nhiều biện pháp đối phó với địch có hiệu quả, Đoàn 559 đã tổ chức vận chuyển liên tục, đưa hàng vào ngày càng nhiều, tạo điều kiện cho bộ đội giành lại thế chủ động trên khắp các chiến trường…

Trước tình hình phát triển theo chiều hướng có phần thuận lợi, Trung ương Đảng tỏ ra rất bình tĩnh và sáng suốt… Nghị quyết Trung ương lần thứ 18, họp vào tháng 1-1970, nhấn mạnh: cần đề phòng đế quốc Mĩ ném bom trở lại miền Bắc, và mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia để gây sức ép với ta…

Xuất phát từ nhận định đó, từ giữa năm 1970, đồng chí Đinh Đức Thiện đã đề xuất việc gấp rút xây dựng tuyến ống từ nam Hà Nội để nối vào tuyến ống đã xây dựng ở phía trong. Chủ trương này đã gặp không ít phản ứng, không đồng tình từ một số cơ quan Nhà nước và cả trong quân đội, vì cho là địch không đánh nữa, có thể chuyển xăng dầu bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy, thì làm đường ống làm gì cho tăng phí, trong khi ta đang thiếu ống, thiếu máy bơm…!

Chú thích
(*) Nguyên Trưởng Phòng Kế hoạch, Cục Xăng dầu, Tổng cục Hậu cần; Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Lao động, Tổng cục Dầu khí.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #58 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2013, 12:06:09 pm »

Nhưng anh Thiện không thay đổi ý kiến và quyết tâm làm bằng được. đây là tuyến ống ở hậu phương, nên Anh chủ trương làm bằng đường ống hàn cố định, để xử dụng lâu dài. Sau này được viện trợ thêm ống dã chiến, sẽ nối dài tuyến ống từ Trung Lào sang Hạ Lào rồi vào Nam Bộ. Chủ trương này được Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhất trí. Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười cũng nhiệt liệt ủng hộ, và đã chỉ thị cho Bộ Vật tư xuất kho loại ống han đường kính 100mm cho Cục Xăng dầu làm. Đầu tháng 10 năm 1970, anh Thiện mời lãnh đạo các tỉnh có đường ống đi qua, về họp ở Tổng cục Hậu cần, để nghe trình bày kế hoạch xây dựng tuyến ống. Anh Mười bận không đến được, đã ủy nhiệm cho đồng chí Vũ Đường, là Bí thư riêng, đến truyền đạt tinh thần chủ trương của Nhà nước giao cho tổng cục Hậu cần làm tuyến ống hàn cố định. Các tỉnh đều nhiệt liệt hưởng ứng chủ trương này và hứa sẽ hết sức giúp đỡ việc xây dựng đường ống.

Công trường triển khai vào cuối tháng 10-1970. Hàng vạn dân công được huy động vào các công việc: cạo rỉ, sơn ống, đào hào, khiêng vác, rải ống, đặt ống, lấp đất… Hàng trăm thợ hàn bậc cao được huy động từ các nhà máy quốc phòng và các xí nghiệp của Bộ Cơ khí và luyện kim, thay nhau làm việc liên tục, để hàn ghép, nối ống…

Sau hơn 13 tháng lao động khẩn trương, công trình đã hoàn thành. Đồng chí Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã gửi thư khen ngợi. Đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng biểu ương và tặng lẵng hoa…

Thế nhưng khi bàn đến chuyện giải quyết kinh phí thì trắc trở, căng thẳng. Đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phải can thiệp…

Đêm đã khuya. Sương bao phủ vườn Bách Thảo một màu trắng đục. Hội nghị vẫn chưa nhất trí, vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Sự kiên nhẫn, kìm nén của đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cũng có giới hạn… Đồng chí trở về chỗ ngồi của mình, lấy tay hất ngược mái tóc ra sau gáy, rồi lại đứng dậy, tay phải chém mạnh vào không khí, cắt ngang một ý kiến phát biểu quá dài dòng của một đại biểu nào đó và nói đại ý: cuộc họp hôm nay, đáng lẽ phải tràn ngập không khí vui mừng, phấn khởi mới phải. Vui vì cán bộ, chiến sĩ ngành xăng dầu quân đội, được sự giúp đỡ của nhân dân bốn tỉnh Hà Tây, Nam Hà, Ninh Bình, Than Hóa, chưa đầy 14 tháng đã xây dựng được một tuyến ống hàn cố định, dài 170 km, vượt qua sông, qua núi. Những người tham gia xây dựng đã phải vượt qua bao gian khổ, khó khăn, có người đã vĩnh viễn nằm lại ở công trường, để hôm nay, chúng ta có cả một mạng đường ống, kho tàng chạy suốt từ nam Hà Nội vào tới Trung Lào. Chúng ta đã có một phương thức vận chuyển mới nhanh chóng, bất ngờ, an toàn, bí mật. Dù trong bất kì tình huống nào, dù địch đánh phá ác liệt đến đâu, cũng không thể ngăn chặn được dòng xăng ta đưa vào các chiến trường. Đoàn 559, quân dân miền Nam và tất cả chúng ta ở hậu phương lớn, đều vui mừng vì xe máy sẽ đỡ tổn thất, lái xe bớt hi sinh, còn xăng dầu thì bơm được quanh năm, không phụ thuộc vào mùa khô hay mùa mưa nữa…

Nghị quyết của Trung ương đã chỉ rõ: cả hai miền Nam, Bắc phải ra sức chuẩn bị sẵn sàng đối phó với những âm mưu và biện pháp chiến lược mới của Mĩ - ngụy. Trong 2 năm 1970 - 1971, trên các chiến trường, do phán đoán đúng, dự kiến sớm, ta đã chủ động đối phó với địch và giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, buộc địch phải co cụm lại và bị động đối phó. Nhưng chúng chưa từ bỏ các âm mưu thâm độc và các biện pháp quỷ quyệt, trong đó có việc đánh phá lại miền Bắc với quy mô ác liệt hơn. Điều đó rất có thể xảy ra. Công trình T70 của anh Thiện đề xuất, chính là một biện pháp tích cực để sẵn sàng đối phó với âm mưu của địch. Việc đó là rất đúng, rất cần, rất hợp lí. Dù chưa chuẩn bị, chưa kịp đưa vào kế hoạch, ngân sách, nhưng do nhu cầu bức thiết của chiến tranh, chúng ta phải làm, rồi sẽ bổ sung sau…

Những lời giải thích và kết luận đầy tính thuyết phục của đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, làm cho tất cả những người dự cuộc họp đều nhất trí, mà nếu ai chưa nhất trí thì cũng không còn lí do gì để phản đối được nữa…! Cuối cùng, thì đại biểu Ủy ban Kế hoạch Nhà nước cũng đề nghị xin cho phép xem xét tính toán lại, rồi sẽ báo cáo cách giải quyết, trên tinh thần tích cực nhất, vì ngân sách đã phân bổ rồi, cần làm việc với Bộ Tài chính để cân đối lại…!

*
*    *

Chỉ hơn hai tháng sau, tình hình đã diễn ra đúng như những phán đoán đồng chí Đỗ Mười đưa ra trong cuộc họp: Tháng 4-1972, Níchxơn ra lệnh ném bom, bắn phá trở lại miền Bắc với cường độ dữ dội hơn trước, đồng thời lại thả thủy lôi và mìn phong tỏa các cảng và các cửa sông làm cho vận tải đường thủy, đường bộ, đường sắt đều bị khó khăn, trở ngại. Duy nhất chỉ có tuyến đường ống vẫn ngày đêm liên tục chuyển xăng dầu cho các đầu mối tiêu thụ từ Nam Hà Nội vào đến nam Khu IV và tuyến 559…

Ở cơ quan Cục Xăng dầu, không khí làm việc hết sức nhộn nhịp, khẩn trương. Chuông điện thoại réo liên tục. Các Binh trạm báo cáo tình hình giao nhận xăng dầu, tình hình vận hành và các sự cố trên tuyến đường ống… Ủy ban Kế hoạch Nhà nước yêu cầu cho người ra làm việc ngay để giải quyết những việc tồn đọng và triển khai kế hoạch mới… Bộ Tài chính mới ra quyết toán công trình T70… Bộ Vật tư yêu cầu nhận xăng dầu gấp… Bộ Giao thông - vận tải yêu cầu giải phóng các toa P chở xăng… Nhiều cơ quan khác đề nghị giúp đỡ việc cung cấp hoặc cho vay nhiên liệu ở các địa phương nam Khu IV…

*
*    *

Tuyến đường ống không chỉ dừng lại ở đoạn nam Hà Nội - Lùm Bùm. Ở phía bắc, năm 1972, ngay trong khi máy bay địch đang đánh phá dữ dội, đường ống đã được nối thông đến biên giới Việt - Trung. Ở phía Nam, từ Trung Lào, đường ống đã được dần dần kéo dài vào chiến trường, mỗi năm thêm một đoạn, và đến đầu năm 1975 đã vào đến miền Đông Nam Bộ.

Bây giờ, có dịp ngồi nghĩ lại chặng đường hình thành tuyến đường ống mới thấy vĩ địa và đáng tự hào làm sao. Chưa đầy sáu năm rưỡi, chúng ta đã xây dựng được một mạng đường ống xuyên suốt Bắc - Nam với chiều dài hơn 5.000 km, cùng gần 600 trạm bơm và hàng trăm kho chứa xăng dầu lớn nhỏ.

Mùa xuân năm 1975, cuộc Tổng tiến công vào dinh lũy cuối cùng của Mĩ - ngụy, với nhiều quân đoàn hành tiến trên xe cơ giới, cùng hàng vạn xe, pháo các loại, ồ ạt tiến vào giải phóng Sài Gòn. Ngành xăng dầu dựa vào hệ thống đường ống, đã đáp ứng được đầy đủ và kịp thời mọi nhu cầu cho tuyến vận tải chiến lược hoạt động, cho các binh đoàn và đơn vị hành quân cơ động và tác chiến thắng lợi.

Có được tuyến đường ống, có được chiến công, có đường thắng lợi, một phần quan trọng là nhờ ở tầm nhìn của những người lãnh đạo, trong đó có anh Đinh Đức Thiện.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #59 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2013, 12:07:19 pm »

XÂY DỰNG SÂN BAY, ĐÁNH TÀU CHIẾN MĨ!

Thiếu tướng PHAN HÀM(*)

Gần suốt thời gian kháng chiến chống Mĩ, tôi công tác ở Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu, lãnh thêm trách nhiệm làm kế hoạch và theo dõi công việc chi viện cho chiến trường miền Nam. Vì vậy, tôi có quan hệ mật thiết với Tổng cục Hậu cần, và có nhiều dịp được làm việc với anh Thiện. Tôi thấy ở Anh, một người chỉ huy có quyết tâm cao, chịu suy nghĩ mạnh bạo, dám làm và biết làm lớn.

Anh Thiện trở lại quân đội, làm Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, khi đế quốc Mĩ vừa bắt đầu gây ra cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc Việt Nam để hòng ngăn cản việc chi viện của hậu phương lớn cho miền Nam.

Trong chiến lược của địch, khu vực nam Quân khu IV, từ Hà Tĩnh vào đến Quảng Bình, Vĩnh Linh là vùng trọng điểm đánh phá. Chúng gọi đó là vùng “cán xoong”, vì ở đây địa hình rất hẹp, có chỗ chiều ngang từ bờ biển vào đên chân dãy núi Trường Sơn rộng không quá 15 - 20 km. Các đoàn xe vận tải và các đơn vị bộ đội hành quân vào miền Nam, đều đi qua khu vực này. Thời Tổng thống Mĩ Giônxơn, từ 1965 đến 1968, Mĩ đã tập trung không quân và cả hải quân đánh vào đây với cường độ cao nhất, hơn cả ở các chiến trường miền Nam và tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn. Đặc biệt, chúng dùng nhiều loại máy bay thả đủ các loại bom: bom nổ, bom cháy, bom bi, bom nổ chậm, bom từ trường… ngày đêm bắn phá các điểm hiểm yếu, biến những đoạn đường chạy qua Ngã ba Đồng Lộc, ngã ba Dân Chủ thành những bãi bùn lầy lội, biến các bến phà sông Gianh, Xuân Sơn, Long Đại thành bình địa, tưởng chừng như không một chiếc xe nào, một phương tiện nào, một con người nào có thể lọt qua vùng “cán xoong” để vào được tuyến Trường Sơn.

Thế nhưng địch vẫn không ngăn cản được bộ đội công binh cùng thanh niên xung phong và dân công anh hùng của chúng ta, ngày đêm phơi mình dưới bom đạn, không quản hi sinh, gian khổ để chửa đường, chữa cầu, làm đường vòng, đường tránh, không để đường ra tiền tuyến bị tắc lâu. Bộ đội phòng không cùng dân quân du kích phối hợp tác chiến, bảo vệ đường, cầu, phá, các trọng điểm, đã bắn rơi khá nhiều máy bay địch, nên đã hạn chế được một phần tác hại đánh phá của chúng. Các lái xe tài giỏi và dày dạn kinh nghiệm đối phó với không quân địch, cũng không quản bom đạn, hi sinh, vẫn anh dũng đưa xe qua vùng tuyến lửa. Vì vậy, chúng ta vẫn đưa được hàng và các đơn vị bộ đội vào chi viện cho các chiến trường.

Khi Níchxơn lên cầm quyền, thì việc đánh phá miền Bắc càng được đẩy mạh hơn về cường độ cũng như về chủng loại, khối lượng các loại bom đạn. Tuy nhiên chúng vẫn không cắt đứt được đường vận tải của ta. Công tác chi viện cho miền Nam không bị ngừng trệ, mà còn được tăng cường hơn.

Địch bèn thay đổi cách đánh: Chiến hạm Niu Giơdi (New Jersey) được điều đến, cùng một số tầu hộ tống đừng ngoài khởi Quảng Bình. Nó là kì hạm của Hạm đội Thái Bình Dương, có 12 khẩu pháo cỡ lớn, có thể bắn xa tới 35 km. Mặc dù đứng cách bờ trên 10 km, ngoài tầm bắn của pháo bờ biển ta, nó có thể bắn khống chế đoạn đường từ Long Đại đến Xuân Sơn. Nó hợi hại hơn máy bay rất nhiều, vì máy bay phải có số giờ bay nhất định rồi phải hạ cánh, lại bị hạn chế về tầm nhìn, địa hình, thời tiết, đạn bắn trả của súng, pháo phòng không, nên thực tế không thể suốt ngày đêm phát huy được hiệu lực. Còn pháo hạm thì khác, nó có thể chia ô, tính toán cự li sẵn rồi bắn phá kiểu rải thảm cả 24/24 giờ để khống chế một khu vực. Đường hỏng, ta không sửa chữa được. Đoàn xe đi qua là trúng đạn ngay! Thủ đoạn mới này của địch đã gây khó khăn lớn cho ta, vì đoạn đường này rất hẹp, phía tây lại có các dãy núi đã án ngữ, không có chỗ nào có thể làm đường vòng, đường tránh.

Tình hình đó không những làm cho Tổng cục Hậu cần phải lo lắng, mà Bộ Tổng Tham mưu cũng phải quan tâm tìm cách giải quyết, vì hằng ngày giao ban nghe báo cáo khối lượng hàng chuyển vào tuyến 559 giảm một cách rõ rệt… Nếu để kéo dài, thì công tác chi viện chiến trường sẽ bị ảnh hưởng lớn. Anh Dũng bàn với anh Thiện: phải tìm biện pháp đánh lại chủ trương này của địch. Dùng pháo bờ biển thì bắn không tới. Chỉ còn cách dùng máy bay, mà phải hết sức bí mật, bất ngờ. Muốn vậy phải làm một sân bay dã chiến ở sát mép nước, trong địa phận tỉnh Hà Tĩnh hoặc tỉnh Quảng Bình. Phải làm rất nhanh, càng nhanh càng tốt. Sau khi nghiên cứu trên thực địa, Cục Tác chiến và Bộ Tư lệnh Không quân thống nhất đề nghị làm sân bay ở khu vực Khe Gát, thuộc xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Phương án này được Thường trực Quân ủy thông qua và phân công cho anh Thiện tổ chức thực hiện.

Anh Thiện vào Quảng Bình, bàn với Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban tỉnh huy động nhân lực tại chỗ để làm, vì chỉ có như vậy mới làm được nhanh và giữ được bí mật. Nhưng lúc đó, lực lượng lao động của Quảng Bình cũng không còn dư dật, đa số thanh niên đã vào bộ đội, vào du kích, đi thanh niên xung phong, dân công vào làm đường trong tuyến 559, số còn lại, phần lớn là nữ đi “ba sẵn sàng”, đang phải làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông và vận chuyển hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Thật là nan giải! Nhưng sau khi trao đổi đã đi đến thống nhất: Tỉnh Quảng Bình đưa ba trung đoàn thanh niên xung phong đến làm sân bay ở Khe Gát, dưới sự hướng dẫn của cán bộ kĩ thuật không quân. Để đổi công lại, anh Thiện cấp cho tỉnh Quảng Bình một số xe ủi để san lấp hố bom, sửa chữa đường, và một số xe vận tải, đồng thời dùng xe của Tổng cục Hậu cần vận chuyển cho địa phương một số hàng hóa.

Ở Bộ Tổng Tham mưu cũng có người phản đối việc cấp xe cho tỉnh vì cho như thế là chuyển tài sản, trang bị của quân đội ra ngoài, là việc làm không đúng nguyên tắc… Nhưng anh Thiện cứ làm! Vì thấy việc này là cần thiết, để thực hiện cho được chủ trương của cấp trên mà mục đích cao nhất là chiến thắng địch.

Sau năm tháng thi công cật lực, đến cuối tháng 2 năm 1972 sân bay dã chiến Khe Gát đã hoàn thành. Làm đến đâu, bộ đội và thanh niên xung phong đã ngụy trang đến đó, nên dù luôn luôn có máy bay, có vệ tinh do thám trên trời mà địch vẫn không phát hiện được.

Làm xong sân bay, phải bí mật đưa một biên đội máy bay đến. Việc này cũng không kém gian truân. Nếu để máy bay đáp xuống sân bay, thì rađa trên tầu chiến của địch sẽ phát hiện ngay. Bộ đội không quân phải tháo rời máy bay thành nhiều bộ phận, rồi vừa chở, vừa khiêng đến sân bay…

Ngày 19 tháng 4 năm 1972, hồi 16 giờ 5 phút, một biên đội máy bay ta cất cánh từ sân bay Khe Gát, bay là là trên mặt biển ra tiến công địch. Vì bất ngờ, tầu chiến địch không phát hiện được. Đến gần mục tiêu, máy bay mới vọt lên cao, bổ nhào xuống ném bom vào tầu Niu Giơdi và các tầu hộ thống, rồi quay về hạ cánh an toàn xuống một sân bay ở miền Bắc. Đoàn tầu địch không kịp phản ứng, cũng không kịp gọi máy bay đến ứng cứu. Kết quả, ta đã đánh chìm một tầu hộ tống, và làm hư hại nặng chiếc chiến hạm Niu Giơdi, ở ngoài khơi phía đông cửa Nhật Lệ (Quảng Bình).

Từ đấy, tầu chiến Niu Giơdi của Hạm đội Hoa Kì vắng bóng trên Biển Đông, không còn đến quấy nhiễu bờ biển bắc Việt Nam nữa. Ta theo dõi động tĩnh của địch thì thấy Đài tiếng nói Hoa Kì, các hãng thông tấn, cũng như báo chí Mĩ đều im lặng như tờ! Chả bù với vụ Hải quân ta đánh tầu Mađốc năm xưa! Có lẽ bị giáng một đòn đau điếng, địch không dám kêu la! Cũng có thể giới cầm quyền Hoa Kì muốn lờ đi để che giấu dư luận nhân dân Mĩ và thế giới!

Thế là chỉ với một sân bay, một biên đội, một lần xuất kích, ta đã phá được một thủ đoạn chiến lược rất nham hiểm của địch! Anh Thiện đã đóng góp một phần to lớn vào chiến thắng này, bằng cách làm độc đáo và sáng tạo.

Chú thích
(*) Nguyên Phó Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM