Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:44:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đinh Đức Thiện - Một chiến sĩ cách mạng trung kiên, một vị tướng hậu cần t  (Đọc 46800 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #30 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2013, 10:12:45 am »

- Lương khô 701 - 702: Trong chiến đấu, quân đội nào cũng phải dùng lương khô. Ở các nước phát triển, lương khô thường là bánh mì khô, bánh quy, thịt, cá, đường, sôcôla… đóng hộp thành những khẩu phần ăn; nói chung trọng lượng nặng và thể tích cồng kềnh, giá thành cao, không phù hợp với điều kiện kinh tế và vận chuyển của ta. Anh Thiện yêu cầu nghiên cứu một loại lương khô, gọn nhẹ, đóng gói kín, nhưng bảo đảm được năng lượng xấp xỉ khẩu phần ăn của bộ đội ta ở chiến trường. Viện đã triển khai nghiên cứu loại lương khô 701. Chúng tôi đã tính toán nguyên liệu cân đối đủ dinh dưỡng để sản xuất ra một loại bánh bích quy đặc biệt. Trong quá trình nướng chín, loại bánh này đã được khử trùng, và giảm thủy phần xuống mức thấp nhất để giảm trọng lượng. Sau đó bánh được xay nhỏ rồi ép chặt để giảm thể tích, thành các bánh 250g được bao gói kín trong túi PE và được đóng vào thùng sắt tây hán kín. Tuy nhiên, lương khô 701, chỉ bảo đảm được dinh dưỡng ở mức vừa phải, chỉ có thể thay thế một vài bữa ăn trong điều kiện hành quân và chiến đấu bình thường, không thể dùng để ăn dài ngày được, và trọng lượng cũng còn nặng. Đồng chí Đinh Đức Thiện đã yêu cầu Viện nghiên cứu một loại lương khô cực nhẹ, trọng lượng không được vượt quá 300g/người/ngày, có dinh dưỡng cao, để cung cấp cho những đơn vị có nhiệm vụ đặc biệt luồn sâu trong lòng địch dài ngày (như đặc công, trinh sát), nhưng không có điều kiện nấu nướng, không được tiếp xúc với dân. Chúng tôi đã nghiên cứu làm ra loại lương khô 702 cũng bằng bột bích quy ép nhưng cực ngọt, để không thể ăn được nhiều một lần, được bổ sung thêm thành phần sô cô la, bột sữa, bột trứng để tăng chất đạm, thêm một loại vitamin và bột sâm để tăng khả năng chuyển hóa và sức dẻo dai. Loại lương khô 702 được đưa cho một trung đội trinh sát ăn thử nghiệm thay suất ăn hằng ngày trong khi đi làm nhiệm vụ. Kết quả sau một tháng, đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ trinh sát, mỗi chiến sĩ đêu có bị sụt cân, nhưng được bồi dưỡng trong ba tuần thì trọng lượng lại được khôi phục như cũ. Cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã phát biểu: có thể chấp nhận được loại lương khô 702.

Mẫu của hai loại lương khô đã được đưa sang nước bạn sản xuất và hơn 40.000 tấn đã được đưa ra chiến trường cung cấp cho bộ đội. Các loại lương khô này đã có tác dụng lớn để bảo đảm thay thế bữa ăn cho các đơn vị hành quân cấp tốc, bộ đội lái xe, đặc công, trinh sát trong khi đi làm nhiệm vụ. Đặc biệt, trong các chiến dịch Đường 9 Nam Lào (1971), Quảng Trị (1972), mùa Xuân 1975, lương khô đã bảo đảm cho bộ đội có suất ăn giữ được sức khỏe để duy trì chiến đấu khẩn trương, liên tục và truy kích địch, không có điều kiện nấu nướng.

- Mắm ruốc: Việc nhận được yêu cầu nghiên cứu một loại thực phẩm đóng vào hộp, có khối lượng nhỏ, nhưng thành phần đạm cao, có thể ăn dần trong nhiều ngày, để dùng cho bộ đội hành quân đường dài và chiến đấu ở những vùng khó tiếp tế. Bài toán thật khó giải. Nhưng cuối cùng cũng đã tìm ra được đáp số: Chúng tôi dùng 2kg thịt lợn nạc làm thành 600g ruốc bông, và 2 lít nước mắm nấu khô thành 400g mắm kem: đem hai thức trộn với nhau, được 1kg đạm cô đắc và mặn, đóng vào hộp có thể bảo quản lâu dài; mở ra dùng được cả tháng; có thể làm thức ăn với cơm, có thể pha thành nước chấm, có thể đem nấu canh với các loại rau rừng kiếm hái được thành những nồi canh ngon miện có hương vị khác nhau.

- Vấn đề rau: Rau là nguồn quan trọng cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ. Khẩu phần ăn thiếu rau, thường gây ra các bệnh tê phù, quáng gà, chảy máu chân răng (scorbut), táo bón… Vì vậy, trong bữa ăn không thể thiếu rau. Để giải quyết vấn đề rau ăn cho bộ đội trong hành quân và chiến đấu, lúc đầu chúng tôi đã nghiên cứu cách chế biến rau khô, nhưng việc cung cấp rau không giải quyết được vì những khó khăn về vận chuyển. Cũng có phương án chuyển đậu xanh thường xuyên cho các đơn vị ngâm giá, nhưng cũng không thể cung cấp đậu xanh thường xuyên cho tất cả các đơn vị. Tốt nhất là khuyến khích các đơn vị tăng gia sản xuất tại chỗ theo truyền thống của bộ đội ta. Cục Quân nhu đã mua, lập đơn hàng xin viện trợ nhiều loại hạt giống rau để cung cấp cho các đơn vị. Nhưng do điều kiện chiến đấu, bộ đội phải lưu động luôn, và do địch đánh phá, nên việc tăng gia sản xuất cũng bị hạn chế.

Viện cũng đã cử sáu đoàn đi nghiên cứu thực vật ở các chiến trường và thu thập được 420 loại rau rừng ăn được. Chúng tôi viết thành sách, in ra gửi cho các đơn vị, tổ chức triển lãm, và huấn luyện cho cán bộ và chiến sĩ biết cách kiếm hái rau rừng. Đây cũng là một biện pháp giải quyết được một phần rau cho khẩu phần ăn hằng ngày của bộ đội ở chiến trường.

- Chế biến lương thực, thực phẩm: Do nhu cầu bảo đảm, và cải thiện sinh hoạt cho bộ đội, các đơn vị phải chế biến tại chỗ nhiều loại lương thực, thực phẩm. Viện đã nghiên cứu đặt sản xuất trong nước và xin viện trợ các loại máy chế biến cỡ nhỏ: máy xát gạo, máy xay bột khô, máy xay bột nước, máy mài sẵn, máy làm mì sợi, máy thủy điện nhỏ… để tổ chức các trạm chế biến cho các đơn vị. Triển khai trong điều kiện hết sức thiếu thốn ở chiến trường, các trạm chế biến của một số đơn vị, đã khắc phục khó khăn, chế biết được sắn thành mì sợi, kẹo mạch nha, bánh quy, chế biến bún, bánh phở, sữa đậu nành, đậu phụ, chế biến rượu, cồn, nước giải khát… và đã hình thành một ngành công nghiệp lấy làm mô hình cơ sở công nghiệp chế biến nhỏ ở nông thôn và miền núi thời bình.

- “Nhà ăn cơ khí”: Anh Thiện giao cho Viện nghiên cứu tổ chức các nhà ăn cơ khí” cho những đơn vị tập trung đông người ở hậu phương. Gọi là “nhà ăn cơ khí”, vì nhà ăn được trang bị các máy móc cơ điện để chuẩn bị thức ăn và nấu nướng như: máy vo gạo, máy xay, máy xát, máy nghiền, máy trộn thực phẩm, máy rửa bát, nồi áp suất, nồi hơi… Bếp của “nhà ăn cơ khí” không dùng than, củi đun trực tiếp mà dựa trên công nghệ dùng hơi nước cung cấp nhiệt đun nóng các nồi to có 2 vỏ được đậy nắp kín để tạo ra áp suất lớn làm chín lương thực, thực phẩm. “Nhà ăn cơ khí” được tổ chức thí điểm trước tại một cơ quan, một trường học, một bệnh viện, một xí nghiệp trong quân đội. Từ đó rút ra ưu thế của nó là: nấu chín nhanh (hầu như không bao giờ có cơm sống, cơm khê, cơm cháy hoặc thức ăn không chín), bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, tiết kiệm than củi, giá thành nấu nướng hạ (bếp càng lớn, người ăn càng đông càng rẻ). Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là giá đầu tư ban đầu cao. Sau khi hòa bình, thống nhất đất nước, “nhà ăn cơ khí” đã được phát triển thêm ở một số đơn vị. Anh Thiện cũng chỉ thị cho Viện giúp đỡ tổ chức “nhà ăn cơ khí” cho nhiều đơn vị ngoài quân đội, trong đó có 10 trường đại học, và đặc biệt là giúp khu Gang thép Thái Nguyên tổ chức “nhà ăn cơ khí” cho 9000 người ăn, đạt được kết quả khá tốt.

Ngoài các đề tài khoa học học kĩ thuật ăn uống trên đây, Viện còn được giao nghiên cứu khẩu phần ăn cho bộ đội không quân và hải quân, đặc biệt là người lái máy bay phản lực chiến đấu. Chúng tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ này, đã cung cấp những tài liệu có căn cứ khoa học để Cục Quân nhu soạn thảo các tiêu chuẩn cung cấp cho bộ đội không quân và hải quân, đã được Bộ Quốc phòng và Tổng cục Hậu cần ban hành chính thức.

- Về mặt nghiên cứu quân trang của bộ đội thì việc đáng kể của Viện là đã thiết kế được bộ quân phục gọn nhẹ cho bộ đội hành quân vào chiến trường. Thời kì đầu, chiến sĩ và cán bộ đi B đều phải mang một ba lô nặng 15kg, chưa kể vũ khí, đạn dược, dụng cụ chuyên môn. Trong ba lô phải có đủ các loại trang bị sinh hoạt cần thiết cho cá nhân: quần áo, chăn, màn, võng, tăng, tấm đắp, ni lông che mưa, giầy hoặc dép, khăn mặt, xà phòng, kem đánh răng, gương, lược, bi đông nước, hộp mắm hành quân, đường, sữa, túi gạo dự trữ cho 5 ngày, xoong nhôm để nấu ăn, xăng đặc làm chất đốt, một số thuốc thường dùng cùng bông, băng cấp cứu… Chấp hành chỉ thị của đồng chí Đinh Đức Thiện, Viện đã nghiên cứu rút trọng lượng mang theo của chiến sĩ đi B xuống 13kg, rồi xuống 10kg. Đó quả là một kì tích. Đối tượng nghiên cứu để giảm trọng lượng chủ yếu nhằm vào các loại vải sợi để may trang phục. Trước đây, quân trang được may bằng sợi bông nên nặng, và khi giặt lại lâu khô, không phù hợp với điều kiện chiến trường. Nay dùng các loại vải dệt bằng sợi tổng họp thì chẳng những đạt được yêu cầu nhẹ, gọn mà lại ít ngấm nước, giặt mau khô. Tuy nhiên nếu dùng loại vải 100% sợi tổng hợp, thì rất nhẹ, rất mau khô nhưng bí, không thoát mồ hôi, không hợp vệ sinh. Vì vậy, đã dùng loại vải dệt bằng sợi tổng hợp có pha một phần sợi bông (tétron), là tốt nhất…

Trong chiến đấu, nhất là trên tuyến đường vận tải chiến lược Trường Sơn, máy bay địch đánh phá rất ác liệt suốt ngày đêm. Nhưng chiến sĩ công binh vẫn phải bám trụ trên mặt đường để bảo đảm giao thông, chiến sĩ lái xe vẫn phải xông pha dưới làn bom đạn để chở hàng vào chiến trường. Viện đã nghiên cứu ra loại áo giáp chống bom bi, được anh em công binh và lái xe rất hoan nghênh. Đồng thời, cũng nghiên cứu loại áo phao để bảo vệ các chiến sĩ công tác ở bến phà, trên sông, suối, bị bom địch hất xuống nước, cũng không bị chìm, không bị chết đuối.

*
*    *

Là Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần thời chiến, đồng chí Đinh Đức Thiện rất quan tâm đến các vấn đề có liên quan đến đời sống, chiến đấu hằng ngày của cán bộ, chiến sĩ. Đồng chí giải quyết công việc rất nhanh, nhưng mọi quyết định đều dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học và tính toán, cân nhắc kĩ về mặt kinh tế.

Đồng chí không chỉ đề ra yêu cầu cao, mà còn lo mọi điều kiện cần thiết để cán bộ hoàn thành nhiệm vụ. Đồng chí đã khuyến khích cán bộ hoa học kĩ thuật, ngoài việc nghiên cứu tài liệu trong sách vở, phải tự học trong thực tế, phải được bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn. Đồng chí đã tạo cơ sở, điều kiện trang bị, thiết bị và ngân sách cần thiết cho việc nghiên cứu. Với tác phong sâu sát, đồng chí đã nhiều lần nghe báo cáo và xem xét kết quả nghiên cứu ở hiện trường, có nhiều ý kiến nhật xét, phê phán, đánh giá và gợi ý rất sắc sảo.

Cho đến bây giờ, ngồi viết những dòng này tôi lại tưởng nhớ tới một người chỉ huy quân sự, bề ngoài có dáng vóc to lớn, vẻ oai phong, làm việc thì chặt chẽ, nghiêm khắc, nhưng trong cuộc sống đời thường, lại rất gần gũi và đầy tình cảm…
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #31 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2013, 10:14:13 am »

NGƯỜI CHỦ NHIỆM ĐẦU TIÊN CỦA TỔNG CỤC KĨ THUẬT

Trung tướng NGUYỄN VĂN TIÊN(*)

Đầu năm 1974, do nhu cầu phát triển của quân đội, Tổng cục Kĩ thuật được thành lập. Đồng chí Đinh Đức Thiện, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, được giao kiêm Chủ nhiệm Tổng cục Kĩ thuật. Tôi từ Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân được điều động về làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục, cùng với các anh Vũ Văn Đôn, Các Cục Quân khí, Quản lí xe, cùng các nhà máy, kho tàng, nhà trường thuộc Cục, đều được chuyển từ Tổng cục Hậu cần sang Tổng cục Kĩ thuật.

Lúc đầu, cơ quan Tổng cục Kĩ thuật chưa có cán bộ, chưa có chỗ làm việc. Anh Thiện bàn với Tổng cục Chính trị điều động cán bộ các nơi về tổ chức bộ máy giúp việc, đồng thời chỉ thị cho các cơ quan của Tổng cục Hậu cần thu xếp bố trí chỗ ở và chỗ làm việc cho Tổng cục Kĩ thuật. Anh cũng hướng dẫn cho tôi, một cán bộ từ đơn vị mới lên cơ quan, còn nhiều bỡ ngỡ, cách làm việc với các tổng cục, với thủ trưởng bộ, các cơ quan và các đơn vị. Anh cũng chỉ thị cho thủ trưởng các cục trực thuộc Tổng cục Kĩ thuật đến báo cáo với tôi về nhiệm vụ, tình hình mọi mặt, và kế hoạch công tác của cục, sau đó đưa tôi xuống các nhà máy, kho tàng, nhà trường… để tìm hiểu tình hình thực tế. Những việc này, đã tạo điều kiện cho tổng cục Kĩ thuật sớm đi vào hoạt động, đồng thời cũng giúp tôi nhanh chóng bắt tay vào nhiệm vụ mới.

Anh Thiện đề ra nhiệm vụ trước mắt của Tổng cục Kĩ thuật là: điều kiện tổ chức, bổ sung đủ cán bộ và nhân viên vào biên chế, lập thêm những tổ chức mới cần thiết như Cục Tăng - Thiết giáp… đồng thời đẩy mạnh cung cấp vũ khí, đạn dược cho các chiến trường, để chuẩn bị cho hoạt động Đông - Xuân 1975, dự kiến có thể đánh lớn và dài ngày hơn, mặt khác, giao nhiệm vụ cho các nhà máy sản xuất và cải tiến vũ khí, trang bị, phục vụ cho nhu cầu của chiến trường như làm đạn pháo, cối, mìn phá rào, nghiên cứu cải tiến loại xe vận tải có thể tự hành vượt sông được… Anh nói với chúng tôi; “Làm nghề hậu cần, kĩ thuật, luôn luôn phải đi trước một bước; phải nắm ý đồ của người chỉ huy quân sự, điểm tấn công ở đâu, sẽ phát triển về hướng nào, để ta vừa bảo đảm cho các binh đoàn cơ động có đủ vũ khí đạn dược theo cơ số, vừa có phương án ém sẵn trước kho tàng dự trữ, thì khi tác chiến xảy ra mới tránh được bị động…”.

Tháng 2 năm 1975, anh Thiện và tôi vào chiến trường, để kiểm tra và chỉ đạo công tác chuẩn bị bảo đảm hậu cần và kĩ thuật cho chiến dịch mùa Xuân. Đến Tây Nguyên, anh Thiện ở lại Sở chỉ huy, làm nhiệm vụ Phó Tư lệnh chiến dịch, và cử tôi vào thẳng Cục Hậu cần Miền (B2) để kiểm tra, nắm tình hình vũ khí, đạn dược bổ sung theo kế hoạch đã cung cấp được bao nhiêu, còn thiếu gì thì đôn đốc hậu phương chuyển nhanh vào, đồng thời xem xét khả năng bảo đảm kĩ thuật của một số cơ sở như kho tàng, trạm, xưởng… của các đơn vị hỏa lực: tăng, thiết giáp, pháo binh…

Khi chiến dịch Tây Nguyên mở đầu, ta đánh vào Buôn Ma Thuột, anh Thiện gọi tôi về ngay, để chuẩn bị tiếp quản các cơ sở vật chất, kĩ thuật của địch. Việc này, anh Thiện đã có kế hoạch cho cơ quan Tổng cục Kĩ thuật và các cục chuẩn bị sẵn từ trước. Khi tôi về đến Tây Nguyên thì các đồng chí Cục phó và Đoàn cán bộ tăng cường của Cục Quân khí và Quản lí xe cũng đã có mặt, nên việc thu chiến lợi phẩm và quản lí các cơ sở kĩ thuật của địch được tiến hành khá thuận lợi: ta có bộ phận chuyên trách tiến vào ngay, mặt khác, quân địch thua trận hoang mang bỏ chạy, không kịp phá hoại nên ta tiếp thu được các cơ sở vật chất, kĩ thuật gần như trọn vẹn.

Sau khi giải phóng Buôn Ma Thuột và Plâycu, bộ đội ta truy kích địch, rồi tiếp tục tấn công xuống vùng duyên hải, giải phóng Tuy Hòa và Nha Trang. Tôi và một số cán bộ kĩ thuật lại được anh Thiện cử xuống những nơi đó để tổ chức tiếp thu các cơ sở kĩ thuật và trang bị của mình. Từ Sở chỉ huy, anh Thiện đã điện chỉ thị hướng dẫn cho chúng tôi; thu gom ngay các loại súng pháo, đạn dược của địch, nhất là pháo và đạn 105, tổ chức bảo quản và sửa chữa nhanh chóng, rồi vận chuyển gấp vào tăng cường hỏa lực cho các quân đoàn đang tiến vào phía nam. Nhà Trang là nơi có kho xăng dầu lớn của địch. Anh Thiện cũng chỉ thị cho chúng tôi huy động xe téc của quân đội và của dân ở vùng mới giải phóng chở xăng dầu vào, cung cấp cho các đơn vị tham chiến và Cục Hậu cần Miền. Chúng tôi đã thi hành được tốt mệnh lệnh này một phần nhờ sự ủng hộ tích cực của anh Lê Trọng Tấn chỉ huy cánh quân phía đông, đánh chiếm Nhà Trang và tiến vào Nam theo quốc lộ 1. Anh Tấn đã hạ lệnh cho bộ đội canh giữ kho,bảo quản chu đáo rồi bào giao cho chúng tôi nhận và tổ chức vận chuyển. Nhờ đó, đã giải quyết được một phần khá quan trọng nhiệm vụ bảo đảm xăng dầu cho chiến dịch. Phải nói rằng anh Thiện đã quán triệt rất sâu sắc quan điểm “lấy của địch để đánh địch”.

Đến Chiến dịch Hồ Chí Minh, do cơ sở và nhu cầu vật chất, kĩ thuật đã được Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Kĩ thuật chuẩn bị trước, đã ém sẵn ở các chiến trường, rải trên tuyến 559 và để ở các kho hậu phương, cộng với số chiến lợi phẩm được đưa vào sử dụng kịp thời, nên công tác bảo đảm hậu cần và kĩ thuật đã hoàn thành được nhiệm vụ, bảo đảm được yêu cầu tác chiến, góp phần vào thắng lợi chung.

Sau khi giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thì việc thu hồi, tiếp quản các cơ sở vật chất, kĩ thuật, các trang bị vũ khí, đạn dược, xe cộ, khí tài, quân trang, quân dụng trở thành một nhiệm vụ lớn của Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Kĩ thuật. Xe cộ, súng, pháo và các đồ dùng quân sự, địch vứt đầy đường, khắp nơi trong thành phố và trong các căn cứ quân sự. Anh Thiện bàn với tôi, tổ chức nhiều đội đi thu hồi, đưa gom về các nhà máy phục hồi, bảo dưỡng, sửa chữa rồi đưa vào kho cất giữ. Các kho tàng, nhà náy, các căn cứ hậu cần, kĩ thuật của địch do các quân đoàn chiếm giữ lúc đầu, được dần dần giao lại cho các tổng cục quản lí. Công việc tiếp quản, thu hồi một khối lượng lớn cơ sở vật chất, kĩ thuật của địch rất khó khăn, vất vả, nhưng nhờ có sự chỉ đạo trực tiếp của anh Thiện, nên đã làm được khá tốt, tuy nhiên cũng phải mất nhiều tháng sau mới bước vào ổn định.

Mặc dầu thời gian tôi được công tác cùng anh Thiện không dài, nhưng tôi đã học tập được ở anh rất nhiều. Tôi nhớ anh là một đồng chí cấp trên có sự hiểu biết rộng, có tầm nhìn xa, chịu suy nghĩ sâu và có quyết tâm cao. Anh rất thông cảm, độ lượng đối với các đơn vị và cơ quan, đối với cán bộ và chiến sĩ cấp dưới, nhưng lại rất nghiêm khắc đối với bản thân và cơ quan tổng cục do anh lãnh đạo. Anh luôn luôn lo cho chiến trường, lo cho bộ đội, sẵn sàng giúp đỡ, hợp tác với các cơ quan ngoài quân đội và các địa phương.

Anh Thiện là người có công lớn trong việc xây dựng ngành hậu cần và ngành kĩ thuật của quân đội ta.

Chú thích
(*) Nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kĩ thuật.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #32 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2013, 01:10:39 pm »

NHÀ CHIẾN LƯỢC HẬU CẦN TÀI BA

Thiếu tướng ĐÀO SƠN TÂY(*)
(TƯ KHANH)

Đồng chí Thượng tướng Đinh Đức Thiện, người anh, người chỉ huy hậu cần, kĩ thuật của quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Anh là người gắn bó, luôn nghĩ tới cán bộ và chiến sĩ ở chiến trường. Anh đã không từ một việc gì, dù nhỏ nhất để lo cho chiến trường Nam bộ, xa hậu phương đang chiến đấu đầy hi sinh, gian khổ: từ vũ khí, đạn dược, thuốc men, đến cơm, áo, gạo, tiền… Anh cũng đã đề xuất với các cơ quan cử vào Nam Bộ hàng nghìn cán bộ, kĩ sư, y bác sĩ, công nhân lành nghề để xây dựng ngành hậu cần, kĩ thuật.

Anh là nhà chiến lược hậu cần tài ba. Khi Mĩ - ngụy thực hiện quốc sách ấp chiến lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng, anh đã cùng các cơ quan tìm cách tiếp tế bí mật bằng đường biển cho Nam Bộ hơn 5.000 tấn vũ khí, đạn dược, thuốc men, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang đánh phá ấp chiến lược, làm thất bại âm mưu chiến tranh đặc biệt của địch.

Khi đế quốc Mĩ thực hiện chiến tranh cục bộ, tranh thủ thời co thuận lợi, anh đã kịp thời chuyển hướng vận tải bằng đường công khai: dùng tầu lớn chở hàng quá cảnh qua cảng nước bạn Campuchia tiếp chuyển về biên giới Việt Nam. Nhờ số vũ khí đó, lực lượng vũ trang Nam Bộ đã có điều kiện đánh thắng hai cuộc phản công mùa khô 1965-1966, và 1966-1967, đặc biệt là đã đánh bại cuộc càn Gianxơn Xity, có 3.000 quân Mĩ tham gia và đánh vào các thị xã, thị trấn, thành phố trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), làm nhụt ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ, buộc chúng phải đàm phán với ta ở Pari.

Từ năm 1969 đến năm 1963 đế quốc Mĩ thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh hòng rút dần quân Mĩ về nước trong khi vẫn đẩy mạnh Chiến tranh. Khi Nam Bộ gặp nhiều khó khăn nhất, thì tháng 6-1969, anh cùng một số cán bộ vào nghiên cứu chi viện và chỉ đạo trực tiếp Hậu cần Miền khắc phục khó khăn. Từ đó, việc tiếp tế, chi viện của hậu phương lớn miền Bắc về nhiều mặt, đã giúp Nam Bộ cùng cả nước đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Mĩ buộc phải rút quân. Vùng giải phóng được mở rộng.

Đầu 1973, quân dân miền Đông Nam Bộ giải phóng Bù Bông. Đường đông Trường Sơn được nối liền với Nam Bộ. Đồng thời, một kì công có một không hai trong cuộc kháng chiến chống Mĩ là xây dựng được đường ống dẫn xăng dầu từ miền Bắc vào đến Bù Gia Mập (tỉnh Phước Long), tạo điều kiện tiếp tế xăng dầu cho vận tải cơ giới, xe tăng, thiết giáp, pháo binh phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng để đi đến thắng lợi cuối cùng.

Năm 1975, Anh lại có mặt ở Tây Nguyên để trực tiếp chỉ đạo bảo đảm hậu cần, kĩ thuật cho giải phóng Buôn Ma Thuột, Plâycu, Huế, Đà Nẵng, Nhà Trang, Phan Rang… và sau đó vào miền Đông Nam Bộ để thành lập Hậu cần mặt trận, bảo đảm cho Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Bất cứ ở đâu, nhiệm vụ gì trên giao, Anh đều hoàn thành xuất sắc, vì Anh dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Anh đã luôn chủ động thực hiện chuẩn bị hậu cần và kĩ thuật đi trước một bước, tạo điều kiện bảo đảm đẩy đù và kịp thời cho các chiến trường.

Thắng lợi là công lao chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Nhưng Anh là người có vai trò quan trọng trong việc chi viện cho chiến trường, như Bác Hồ đã nói: “Công việc cung cấp cũng quan trọng như việc đánh giặc trước mặt trận: có cung cấp đầy đủ súng đạn, đủ cơm ăn, áo mặc thì bộ đội mới đánh thắng trận…”.

Anh đã làm đúng lời Bác Hồ dạy.

Chú thích
(*) Nguyên Chính ủy Cục Hậu cần, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #33 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2013, 01:11:58 pm »

NHỮNG NĂM THÁNG LÀM VIỆC VỚI ĐỒNG CHÍ ĐINH ĐỨC THIỆN

Đại tá TRẦN LƯ(*)

Đầu năm 1965, tôi được giao nhiệm vụ làm Bí thư cho đồng chí Đinh Đức Thiện, lúc đồng chí vừa trở về nhận lại nhiệm vụ Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần. Từ đó đến năm 1974, khi làm việc ở Hà Nội cũng như các đợt đi công tác ở trong nước và ngước ngoài, đặc biệt là trong những ngày tháng được đi với đồng chí vào tuyến lửa Khu IV, đường Trường Sơn và các chiến trường miền Nam, lúc nào thầy trò cũng ở bên nhau. Tôi đã được sống và làm việc với đồng chí vào thời điểm lịch sử cả nước chuyển sang thời chiến, ngành Hậu cần quân đội đứng trước những thử thách nặng nề, với những đòi hỏi cực kì phức tạp và mới mẻ.

Cùng với tập thể lãnh đạo Tổng cục Hậu cần, biết dựa vào các ngành của Nhàn ước và các địa phương, với ý chí và tài năng của mình, đồng chí đã không phụ lòng tin của Bác Hồ, của Bộ Chính trị Trung ương Đảng và của Quân ủy Trung ương đối với ngành hậu cần.

Không chỉ trong lĩnh vực công tác hậu cần và kĩ thuật, mà trên các lĩnh vực khá như quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, văn học nghệ thuật, đồng chí cũng có nhiều ý kiến sắc sảo do có một bộ óc quan sát nhạy bén và vống sống phong phú, từng trải của mình. Ý kiến của đồng chí trên các lĩnh vực này thường được nhiều người trong nghề thích thú, tâm đắc.

Thời kì đó, mặc dù đã ở tuổi 60 nhưng sự vận động của tư duy và cường độ làm việc của đồng chí thì thanh niên cũng ít người theo kịp. Trần ngâm, nhưng lúc nào cũng suy nghĩ, rất say sưa tìm ra cái mới, đứng trước những tình huống tưởng như bế tắc, đồng chí thường tìm mọi cách để “đi ra” và “đi lên”, không thỏa mãn dừng lại, mà luôn luôn thúc đẩy cho công việc phát triển.

Làm việc với đồng chí thì sự tiêu cực, trì trệ, bảo thủ phải được thay bằng “ý chí tiến công” với lòng hàm muốn đổi mới, và cải tiến không ngừng.

Khi đã quyết và bắt tay vào cuộc thì hầu như khó có thể ngăn chặn hay cản trở được. Sống chan hòa, ưa phóng khoáng, ngại gò bó, hình thức. Hình ảnh ông già cao lớn, mái tóc bạc với bộ quần áo bà ba bạc màu và đôi dép lê khi tiếp xúc với bộ đội, thanh niên xung phong và dân công trên tuyến vận tải, ai cũng cảm giác đó là một “lão nông tri điền” chứ không phải là dáng vẻ một vị tướng. Đó cũng là cá tính, là góc cạnh riêng, mà đồng chí thường nói rằng “trái khoáy” nên mới vậy.

Là một người lãnh đạo cao nhất của ngành hậu cần, có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều người, ở các ngành trong và ngoài quân đội, các địa phương, ở trong và ngoài nước, hầu như rất nhiều người, ít nhiều đều biết đến đồng chí.

Đã gắn bó với đồng chí trong gần 10 năm, nhân ngày giỗ đồng chí, tôi xin có một đôi dòng ghi lại những sự kiện, những kỉ niệm, và những suy nghĩ của mình về một con người chân chính, gọi là nén hương dâng lên đồng chí, người anh và cũng là người thầy của cán bộ hậu cần chúng tôi với tất cả tấm lòng biết ơn và kính trọng.

Chú thích
(*) Nguyên Phó Tham mưu trưởng Tổng cục Hậu cần.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #34 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2013, 01:26:01 pm »

Những quyết định táo bạo

Từ chuyến vào làm việc đầu tiên với Đoàn 559 khi mới về nhận nhiệm vụ ở Tổng cục Hậu cần, điều trăn trở nhất làm cho đồng chí luôn luôn suy nghĩ là làm sao tổ chức được một tuyến vận tải chiến lược để đưa hàng tới các chiến trường với một khối lượng lớn, đáp ứng được yêu càu của bộ đội.

Vận chuyển thô sơ, gùi thồ đã có tác dụng nhất định trong thời gian đầu, khi quy mô cuộc chiến tranh còn nhỏ, nhu cầu còn đơn giả. Đến nay, yêu cầu bảo đảm cho các chiến trường đã trở nên rất to lớn, phức tạp và khẩn trương nếu chỉ dùng vận chuyển thô sơ thì không thể đáp ứng được, mà phải chuyển sang cơ giới.

Đồng chí trực tiếp đi nghiên cứu tuyến và giao cho Đoàn 559 cử nhiều đoàn đi khảo sát cụ thể ở Tây Trường Sơn.

Tổ chức vận tải trong kháng chiến chống Pháp chỉ có các đoàn xe và lực lượng công binh bảo đảm không lớn lắm. Trong kháng chiến chống Mĩ, ta phải tự mình xây dựng tuyến đường quân sự chiến lược vượt Trường Sơn. Địch dùng cả không quân và bộ binh phối hợp đánh phá ác liệt, nhằm mục đích ngăn chặn chi viện từ miền Bắc vào miền Nam, nên bản thân lực lượng vận tải phải có các đơn vị chiến đấu, các đơn vị phòng không để “che ô” cho đoàn xe, kho tàng và đường, cầu trọng điểm. Chỉ huy tuyến vận tải dài hàng nghìn kilômét, làm sao cho ăn khớp giữa lực lượng xe và kho tàng, giữa vận tải và công binh, phòng không… Không thể chỉ dùng phương tiện thông tin độc nhất là vô tuyến điện, vì sẽ quá chậm do phải qua khâu mã dịch của cơ yếu, mà phải có mạng hữu tuyến tải ba thông suốt trên toàn tuyến và nối với chiến trường.

Phương án tổ chức vận chuyển cơ giới trên tuyến đường Trường Sơn đã được trên thông qua nhanh chóng. Nhưng khi bắt tay vào tổ chức thực hiện, tôi đã được chứng kiến ở đồng chí những sự chịu đựng và căng thẳng, có khi quá tải trong thời điểm này. Từ vận chuyển gùi thồ, chuyển sang vận chuyển bằng ô tô với tuyến đường dài hàng mấy nhìn kilômét, có biết bao nhiêu nhu cầu phải giải quyết: khảo sát nắm tuyến, xin lực lượng làm đường, xe ủi, xe húc, thuốc nổ, xăng dầu, xe cộ, phương tiện thông tin, đào tạo lái xe, thợ kĩ thuật, tổ chức các binh trạm, hệ thống kho tàng, các đơn vị xe vận tải, các đơn vị bảo đảm, công binh, dân công, thanh niên xung phong, phòng không, tác chiến mặt đất… Lo cho đủ các nhu cầu vật chất và tổ chức lực lượng đã vất vả, lại còn phải tranh thủ sự ủng hộ và nhất trí trong quân đội và các cơ quan nhà nước.

Các đồng chí lãnh đạo nói chung đều quyết tâm nhưng đi vào cụ thể có đồng chí cũng còn phân vân điều này, điều nọ. Thí dụ như đối với Quân khu Trị Thiên, chiến trường gần miền Bắc nhất, trong những năm đầu, ta phải dùng hàng nghìn dân công và xe đạp thồ để vận chuyển vẫn không kịp đáp ứng được nhu cầu tối thiểu. Nhưng khi đề ra chủ trương dùng cơ giới thì đồng chí lãnh đạo cao nhất ở đó cũng ngại ngùng, nghi ngờ khả năng hiện thực, vì thấy địch đánh phá ác liệt quá, không tin có thể đảm bảo vận chuyển thông suốt. Nhưng sau, thực tế đã trả lời: trong mùa vận chuyển đầu tiên, lực lượng cơ giới đã đưa vào Trị Thiên khối lượng vật chất gấp nhiều lần những năm trước đó. Nhu cầu của chiến trường về cơ bản được đảm bảo.

Những năm tiếp theo cho đến hết chiến tranh, việc tổ chức vận chuyển cơ giới trên tuyến 559 đã được triển khai, phát triển đồng bộ và đã khẳng định tính ưu việt của nó:

- Từ năm 1959 đến năm 1964 chúng ta mới chuyển được hàng vào Khu V, mỗi năm được vài nghìn tấn, đến năm 1966 đã bắt đầu vận chuyển đến Tây Nguyên và Nam Bộ. Năm 1968, dùng vận chuyển cơ giới, đã đưa được vào miền Nam 1 vạn quân (gấp 3 lần năm 1965) và 70.000 tấn hàng (gấp 8 lần năm 1965)(1).

Trong hơn hai năm chuẩn bị và đảm bảo cho tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đã chuyên giao cho các chiến trường 413.450 tấn(2).

Đối với tuyến đường mang tên Bác thì sử sách, các công trình nghiên cứu, cũng như nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật đã nói đến và chắc chắn sẽ còn tiếp tục được tôn vinh mãi mãi xứng đáng với sự đóng góp to lớn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Ngay sau khi tổ chức vận chuyển cơ giới bước đầu thực hiện có kết quả, đồng chí liền suy nghĩ sao cho việc vận chuyển xăng dầu vào chiến trường đáp ứng được yêu cầu với khối lượng lớn, lại tiết kiệm được xăng dầu và nhất là bớt thương vong.

Hằng ngày giao ban vận chuyển, nghe báo cáo về số xe chở xăng bị đánh và cháy trên toàn tuyến, đồng chí càng sốt ruột vì con số đã lên đến hàng trăm, mà xe chở xăng bị địch đánh trúng là mất xe, mất xăng, mất cả người.

Cùng với các đồng chí chỉ huy và cán bộ kĩ thuật Cục Xăng dầu, đồng chí đi khảo sát tuyến và nghiên cứu phương án làm đường ống dẫn xăng dầu. Đó là một công việc hoàn toàn mới mẻ, ngoài tầm suy nghĩ thông thường.

Cùng với đường bộ, đường thủy, đường không, nay quân đội ta đã có thêm phương thức vận chuyển mới là đường ống. Xây dựng đường ống xăng dầu xuyên Việt trong chiến tranh chống Mĩ đã trở thành một huyền thoại. Chúng ta ai cũng đã biết. Cho đến bạn vè và đối thủ của chúng ta cũng đã biểu lộ sự ngạc nhiên, thán phục. Đó vẫn còn là đề tài hấp dẫn để nghiên cứu, tìm hiểu.

Chuyển hướng vận chuyển từ thô sơ sang cơ giới trên tuyến đường vận tải chiến lược đường Trường Sơn và làm đường ống xăng dầu từ miền Bắc vượt Trường Sơn vào đến Nam Bộ, hai công trình đó đã đi vào lịch sử như những dấu son chói lọi của quân dân ta.

Bây giờ nghĩ lại càng thấy vĩ đại biết bao!

Công lao đó thuộc về các đồng chí lăn lộn trên tuyến đường bằng cả mồ hôi và máu của mình, các cán bộ vận tải và xăng dầu từ hậu phương ra tiền tuyến và các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và quân đội. Nhưng nếu không có người chỉ huy nhận thức nhạy bén, có trình độ tổ chức điêu luyện, có kiến thức và nhất là có gan dám làm, dám chịu trách nhiệm, thì cũng không thể đề xuất và thực hiện các phương án mới mẻ và táo bạo đó.

Chú thích
(1) Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 314.
(2) Sđd, tr. 318.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #35 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2013, 01:27:22 pm »

Tạo nguồn vật chất hậu cần trong kháng chiến chống Mĩ

Có thể nói việc tạo nguồn vật chất hậu cần cho quân đội trong chiến tranh chống Mĩ đã phát triển rất cao, cả về quy mô, chủng loại, số lượng, chất lượng, các hình thức và không gian huy động. Ngoài nguồn huy động ở trong nước là chủ yếu, còn có nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa và các nguồn khác nữa.

Nhiệm vụ của Tổng cục Hậu cần là: nghiên cứu, tổng hợp đơn hàng viện trợ quân sự, đi đàm phán kí kết với các nước, tổ chức tiếp nhận vận chuyển, phân phối và thanh quyết toán. Đồng chí Thiện được Quân ủy Trung ương giao cho nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo công tác này.

Đồng chí thường xuyên và trực tiếp báo cáo với đồng chí Lê Thanh Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ để giải quyết mọi yêu câu thực hiện kế hoạch tạo nguồn vật chất, kể cả việc cung cấp ngoại tệ thường xuyên cũng như đột xuất để mua hàng tại chỗ.

Chính phủ có sự giúp đỡ của nước bạn cho quá cảnh, mà ta đã kịp thời đưa được một số lớn súng đạn đến chiến trường trong đó có B40, 12 li 7 để đánh bại cuộc hành quân Gianxơn Xity của Mĩ năm 1967.

Đối với Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, ngoài việc hướng dẫn xét duyệt đơn hàng hằng năm, đồng chí đã cho thành lập cơ quan đại diện của ta ở Bắc Kinh và Mátxcơva để giữ liên lạc thường xuyên với bạn trong công tác viện trợ.

Hằng năm đồng chí đều dành thời gian gặp và làm việc với các tùy viên quân sự và các tham tán thương vụ của ta khi về nước, để nắm khả năng của mỗi nước, thông báo nhu cầu của quân đội, tranh thủ sự giúp đỡ của các đại diện của ta ở nước ngoài và bàn kế hoạch triển khai thực hiện.

Giữa Tổng cục Hậu cần và Bộ Ngoại thương, có mối quan hệ rất chặt chẽ, “tắt lửa tối đèn” có nhau, làm việc rất thân tình và cởi mở để phối hợp chặt chẽ trong việc lập đơn hàng và tiếp nhận hàng viện trợ quân sự đi qua đường kinh tế(1).

Trong những lần đồng chí được Bộ Chính trị cử làm Phó trưởng đoàn đại biểu Chính phủ do Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị dẫn đầu, đi đàm phán và kí kết hiệp định về viện trợ quân sự và kinh tế ở các nước xã hội chủ nghĩa, đồng chí đã tranh thủ xin bạn các loại trang bị kĩ thuật mới, có chất lượng cao như máy bay Mig-21, xe tăng T-55, tên lửa phòng không SAM-3, tên lửa vác vai để bắn máy bay bay thấp, các loại hỏa tiễn, súng chống tăng B40, B41, máy điện thoại TA-57… Đồng chí cố gắng xin nhiều đạn và phụ tùng thay thế, xin các thiết bị kĩ thuật cho công binh, thông tin, phòng hóa, máy thu thanh bán dẫn…). Đồng chí rất chú ý đến các thiết bị toàn bộ để thành lập các nhà máy sản xuất, sửa chữa vũ khí và trang thiết bị kĩ thuật và xin các loại xe công trình để phục vụ cho việc sửa chữa vũ khí và khí tài ở các đơn vị và chiến trường.

Về sinh hoạt của bộ đội, đồng chí Thiện quan tâm đến việc nhờ bạn giúp đỡ nâng cao dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của bộ đội, đặc biệt chú trọng các loại thứ ăn khô, đóng hộp có chất lượng cao như lương khô, bột trứng, bột sữa, mắm ruốc, thịt, cá hộp… để phục vụ cho bộ đội chiến đấu ở chiến trường xa, cho lái xe phải đi cả đêm mà không có điều kiện nấu nướng. Chính đồng chí đã trực tiếp chỉ đạo Viện Nghiên cứu Kĩ thuật quân nhu nghiên cứu công thức chế biến khẩu phần lương khô 701 và 702 được bộ đội rất hoan nghênh trong chiến tranh chống Mĩ, để nhờ bạn sản xuất.

Về quân trang, đồng chí đã đề ra việc xin và mua sắm các loại trang bị gọn, nhẹ, mau khô như tăng, võng, quân áo bằng sợi tổng hợp để giảm nhẹ mang vác cho bộ đội và phù hợp với thời tiết, khí hậu ẩm ướt ở chiến trường.

Đồng chí cũng chỉ đạo cả việc sản xuất giầy vải có đế dày, xốp, đàn hồi, phù hợp với hành quân và tác chiến của bộ đội, nghiên cứu cả mẫu dép nhựa khá đẹp cho bộ đội nữ.

Về cứu chữa thương, bệnh binh và phòng bệnh, đồng chí chú ý xin nhiều trang bị cho bệnh viện, đội điều trị, đội phẫu thuật cơ động, xin nhiều thuốc kháng sinh, thuốc phòng chống sốt rét, thuốc bổ (vitamin các loại, sâm, viên tăng lực) và các loại thuốc cần thiết khác và đặc biệt, đồng chí đã chỉ đạo Cục Quân y nghiên cứu việc đóng thuốc thành từng cơ số, rất thuận tiện trong cấp phát cho các loại cơ sở điều trị ở đơn vị, ở chiến trường cũng như ở hậu phương.

Viện trợ của các nước anh em đã giúp đỡ chúng ta một phần vật tư, hàng hóa khá lớn để bảo đảm cho quân và dân ta chiến đấu và giành thắng lợi. Đồng chí thường nói vui rằng trong chống Mĩ, chúng ta đã có những con người tuyệt vời được ra đời trong cái nôi xã hội chủ nghĩa, có sức khỏe, có tri thức, có lòng yêu nước, có chí hi sinh và lòng dũng cảm. Nhưng trang bị từ đầu đến chân là do nước bạn giúp đỡ. Đó là điều rất quý mà không bao giời chúng ta quên được.

Chú thích
(1) Nhu cầu viện trợ của quân đội, theo thủ tục của các nước thường chia làm hai đơn hàng: các loại vật tư quân sự thuần túy do Bộ Quốc phòng làm đơn hàng; còn loại vật phẩm có tính chất kinh tế thì quân đội làm việc với Bộ Ngoại thương và Ủy ban Kế hoạch Nhà nước để tổng hợp vào đơn hàng viện trợ chung của Chính phủ.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #36 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2013, 01:28:45 pm »

Một phần ba thời gian đi xuống dưới

Nét nổi bật trong phương pháp lãnh đạo và tác phong công tác của đồng chí là luôn luôn tiếp cận với thực tiễn. Đồng chí hay nhắc lại câu nói của Gớt mà đồng chí thích thú: “… Lí luận thì xám mà cây đời mãi mãi xanh tươi”.

Với các trọng trách: Ủy viên Trung ương Đảng, ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó ban Điều hòa vận tải Trung ương, Chủ nhiệm và Bí thư Đảng ủy Tổng cục Hậu cần, trong thời điểm cả nước có chiến tranh, quả là đồng chí có hàng núi công việc. Chương trình công tác của đồng chí đều dày đặc, trong đó đã thành nếp quy định mỗi tuần vào thứ 5 phải đi họp Thường trực Quân ủy Trung ương. Cũng có khi họp hai ngày hoặc cả tuần liền. Nhưng đồng chí dặn tôi là dù có nhiều việc, nhưng cố dành khoảng một phần ba thời gian để đi xuống dưới.

Đồng chí giao việc cho cơ quan và mạnh dạn giao quyền hạn giải quyết công việc cho các phó chủ nhiệm Tổng cục và các cục trưởng. Đồng chí thường nói; “phải biết chọn việc mà làm, đừng tham một đĩa mà bỏ cả mâm. Cung phải có gan dám bỏ bàn giấy, xa gia đình, xa Hà Nội, đến tận cơ sở mà quan sát, nghiên cứu, để giải quyết cho trúng”. Làm việc theo kiểu sáng đi tối về thật chẳng thích hợp chút nào với sự biến động và tác phong xông xáo của đồng chí. Đồng chí cho rằng giam mình bên bàn làm việc suốt ngày làm cho người ta giảm khả năng tư duy, không thấy được cái mới, cái đang phát triển trong thực tiễn vô cùng sinh động và phong phú. Vì vậy, khi có ý định đi các đơn vị cơ sở, hay vào tuyến đường 559 hoặc đi chiến trường, thì khó có ai can ngăn hoặc trì hoãn được vì hầu như không bao giờ đồng chí thay đổi ý kiến.

Đầu năm 1965, khi mới về Tổng cục Hậu cần, đồng chí chưa điều hành công việc mà dành hẳn mấy tháng liền đến các cơ sở: xí nghiệp, kho tàng, đoàn xe, bệnh viện, binh trạm, nhà trường, học viện… Tiếp theo là đến một số sư đoàn, quân khu, quân đoàn, quân binh chủng, trong đó có các đảo, sân bay, căn cứ hải quân, trận địa phòng không. Cuối cùng là đồng chí trực tiếp đi vào tuyến 559 và ở đó làm việc liền một tuần.

Đầu năm 1966, đồng chí lại cùng với đồng chí Phạm Ngọc Mậu, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, vào Đoàn 559 để trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng lực lượng, bảo đảm vận chuyển và hành quân, vì ở thời điểm này Đoàn 559 đang gặp khó khăn, có hướng, có tuyến đã thiếu gạo ăn, có nguy cơ bộ đội bị đói.

Sau hơn ba tháng “nằm vùng” tại Đoàn 559, đúng lúc cao điểm của mùa mưa thì thầy trò mới hồi quân bằng đường bộ, vì lúc đó không còn xe nào chạy được. Ban ngày leo đèo, vượt suối, tối đến tăng võng ngủ rừng, suốt gần một tuần đi bộ đến đèo Mụ Giạ thuộc đất Việt Nam mới chuyển sang đi ôtô. Sau đó gần như thành lệ, mùa khô nào đồng chí cũng có mặt ở Đoàn 559.

Mùa mưa bộ đội Trường Sơn rút ra các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa để nghỉ ngơi, tập huấn, khôi phục các trang bị kĩ thuật… thì đồng chí lại đến với anh em để thăm hỏi, động viên và sơ kết rút kinh nghiệm cho mùa khô tới.

Anh em trên tuyến 559 từ các đồng chí trong Bộ Tư lệnh đến chỉ huy các tuyến, các binh trạm, các sư đoàn… đều thấy “Anh Đinh”(1) là người gần gũi với mình. Các giai đoạn trưởng thành hay những lúc khó khăn thì “anh Đinh” là người luôn có mặt để chia sẻ, giúp đỡ và thật sự ghé vai cùng gánh vác.

Ngược lại, đối với Đoàn 559 đồng chí cũng dành những tình cảm quý trọng đặc biệt, đồng chí coi anh em trên tuyến 559 như những chiến hữu thân tình. Việc chăm sóc nuôi dưỡng lái xe, từ viên thuốc bổ, viên sáng mắt, thuốc chống muỗi, chống vắt, chiếc mũ sắt và áo giáp chống bom bi, đến việc tổ chức các trạm ăn uống dọc đường với bát phở, bát bún… Tất cả những điều cụ thể đó đều được đồng chí quan tâm đề ra và yêu cầu thực hiện có kết quả.

Có thể nói trong suốt 10 năm (1965-1975), lúc Đoàn 559 còn trong giai đoạn sơ khai đến khi phát triển thành những binh đoàn hùng mạnh, binh chủng hợp thành, dù Đoàn 559 thuộc Tổng cục Hậu cần hay trực thuộc Quân ủy Trung ương sau này, đồng chí vẫn là người chỉ huy gắn bó máu thịt với bộ đội Trường Sơn.

Vào thời điểm địch không chỉ tập trung đánh phá trên tuyến 559 mà còn rất chú trọng đánh phá khá ác liệt vùng cán xoong từ vĩ tuyến 20 trở vào để ngăn chặn vận chuyển từ hậu phương, phá việc tạo chân hàng cho tuyến 559, đồng chí lại trực tiếp với Bộ Tư lệnh 500(2)chỉ đạo tổ chức vận chuyển, trong đó có việc vượt sông Lam và sông Gianh để đưa hàng lên các cửa khẩu cho tuyến 559 và chuyển sang Lào theo đường 217, đường 7 và 8. Những địa danh đã đi vào sử sách như Đồng Lộc, Truông Bồn, Địa Lợi, Khe Ve… cũng là nơi mà đồng chí đã bỏ bao tâm huyết để đưa được các đoàn xe mang hàng lên phía trước.

Dịp lễ Nôen, Tết dương lịch, Tết âm lịch, thường có ngừng ném bom ở miền Bắc. Trước đó hàng tháng, đồng chí đã chỉ đạo chuẩn bị một đợt vận chuyển đột kích để tranh thủ chạy ban ngày, ưu tiên đưa những hàng hóa thiết yếu quan trọng được an toàn.

Bản thân đồng chí cũng tranh thủ lên đường để quan sát tình hình thực tế ban ngày. Đã bao nhiêu đêm đi xe dưới ánh trăng hoặc với ánh sáng đèn gầm, nhiều khi dưới pháo sáng và cả những trận bom, nay ngồi xe chạy ban ngày, với sự tĩnh lặng của bầu trời, ngọn gió đồng mát rượi và thiên nhiên đầy ắp không khí trong lành. Nhiều lần đi ban ngày từ Ninh Bình, Thanh Hóa đến Vĩnh Linh, mới thấy đến từng chi tiết sự tàn phá, hủy diệt của âm mưu muốn đưa Việt Nam trở lại thời kì đồ đá. Cảm giác vừa quen vừa lạ, nhẹ nhõm lâng lâng, lúc quặn đau thúc giục tự nhiên lòng yêu nước dâng trào và sự căm thù lại có dịp bốc lửa.

Đồng chí hết sức quan tâm xem xét cách đánh phá của địch các trọng điểm, các phương án tìm đường vòng, đường tránh, tổ chức vượt sông, việc phân chia cung tuyến vận chuyển, các khu vực kho tàng trung chuyển, nơi tập kết xe, cách bố trí lực lượng bảo đảm giao thông… Cứ mỗi lần đi như vậy lại giúp cho đồng chí hình thành những ý định và chủ trương mới.

Vào những năm 1967-1968, bộ đội hành quân đi B mang vác khá nặng, phải đi bộ dài ngày, đến chiến trường Nam Bộ thì mất gần nửa năm trời. Đây là nỗi trăn trở day dứt, lo lắng của các đồng chí lãnh đạo ở Bộ Quốc phòng cũng như ác đồng chí tư lệnh chiến trường.

Trước tình hình đó, đồng chí đã dành thời gian đến các đơn vị chuẩn bị đi B để trực tiếp tìm hiểu các mặt: từ chất lượng bộ đội, tổ chức phương pháp và kết quả huấn luyện cũng như các mặt bảo đảm. Đồng chí đã thử vác ba lô và các trang bị của chiến sĩ, thì thấy trọng lượng người chiến sĩ phải mang theo là quá nặng. Sau nhiều lần nghiên cứu trao đổi với Đoàn 559, cơ quan và lãnh đạo Tổng cục Hậu cần, cũng như Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, đã đã đề xuất kế hoạch bảo đảm cho bộ đội hành quân đi B nhằm giảm bớt cực nhọc, vất vả cho anh em, để khi vào chiến trường vẫn duy trì được sức khỏe, có thể chiến đấu được ngay. Kế hoạch đó có ba nội dung chủ yếu:

Một là: Chấn chỉnh công tác huấn luyện. Ngoài nội dung giáo dục chính trị, cần được học kĩ về chiến thuật, rèn luyện toàn diện, thực hành thành thạo. Tăng số đạn thật cho anh em bắn, thêm lựu đạn, bộc phá để anh em sử dụng thuần thục, làm cho mọi người “dạn” với súng đạn, nghe tiếng súng không “giật mình” thì vào chiến trường mới đối mặt ngay được với quân Mĩ.

Hai là: Giảm trọng lượng mang vác. Anh em đi B chỉ mang theo những thứ thiết yếu nhất, sao cho tổng trọng lượng không quá 20kg kể cả súng đạn. Số còn lại giao cho đơn vị vận tải trên các tuyến phụ trách đưa đến tận nơi.

Ba là: Tích cực chuẩn bị các mặt tiến tới bộ đội hành quân cơ giới.

Khi kế hoạch đó được phê chuẩn, đồng chí đã chỉ đạo thực hiện theo đúng quy định và yêu cầu nói trên, và cuối cùng thì bộ đội đi B đã hành quân cơ giới đến tận chiến trường. Nỗi trăn trở đã được giải tỏa, mặc dù trong quá trình thực hiện thật không dễ dàng.

Đồng chí đã nhiều lần nới với cán bộ phụ trách việc huấn luyện, việc trang bị cho bộ đội và tổ chức hành quân đi B và đặc biệt với tuyến 559: “con em miền Bắc như những viên ngọc quý, được chế độ xã hội chủ nghĩa chăm sóc nâng niu từ lúc lọt lòng. Nếu huấn luyện “nhếu nháo”, trang bị không hợp lí, điều kiện đi đường quá gian khổ, sức cùng lực tận, khi đến chiến trường, không còn sức chiến đấu, không đủ sức đánh thắng được quân Mĩ, thì chúng ta là người có tội với anh em, với các bà mẹ, và với cả miền Nam”.

Chú thích
(1) Bí danh của đồng chí Thiện khi giao dịch với các chiến trường và tuyến vận tải.
(2) Sở chỉ huy tiền phương của Tổng cục Hậu cần ở nam Quân khu IV.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #37 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2013, 01:29:20 pm »

Ba lần vào Nam Bộ và những tình cảm với chiến trường

Được xác định bởi mối quan hệ đúng đắn giữa hậu phương và tiền tuyến, đồng chí rất quan tâm xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa Tổng cục Hậu cần với các chiến trường. Báo cáo ở chiến trường gửi ra đồng chí đọc rất cẩn thận, nghiên cứu và có ý kiến giải quyết cụ thể, không bỏ sót một chi tiết nào. Cũng không bao giờ bỏ qua dịp gặp gỡ, làm việc với cán bộ ở chiến trường ra. Những cuộc gặp vỡ và làm việc với cán bộ hậu cần và tư lệnh các chiến trường thường là được xếp vào ưu tiên số 1, nếu ngày bận thì làm tối, ngày làm việc bận thì làm vào ngày nghỉ. Làm xong, đồng chí còn hỏi tỉ mỉ tình hình gia đình, vợ con của từng người. Không những giải quyết yêu cầu chung của chiến trường mà còn rất tâm lí giải quyết những nhu cầu riêng, kể cả việc ăn ở, phương tiện đi lại… Ngày lễ, ngày Tết, đồng chí giao cho cơ quan đi thăm gia đình các đồng chí đang công tác ở chiến trường. Bản thân đồng chí cũng trực tiếp đến thăm một số nhà. Đồng chí thường xuyên cử các đoàn của Tổng cục Hậu cần vào công tác ở các chiến trường, có đoàn do cán bộ cấp cục, cũng có đoàn do các đồng chí Phó chủ nhiệm Tổng cục dẫn đầu.

Kể từ khi làm Chủ nhiệm Tổng cục cho đến khi kết thúc chiến tranh chống Mĩ, không kể những lần trực tiếp đi các chiến dịch Đường 9 Nam Lào và Bắc Quảng Trị, đồng chí đã ba lần vào chiến trường Nam Bộ, một lần vào các chiến trường Khu V, Tây Nguyên.

Tháng 6-1969, đồng chí đi theo đường hàng không từ Hà Nội qua Quảng Châu (Trung Quốc) đến Phnôm Pênh rồi vào miền Đông Nam Bộ.

Tháng 3-1973, sau Hiệp định Pari, đồng chí dẫn đầu đoàn của Tổng cục Hậu cần đi theo tuyến đường 559 vào miền Đông Nam Bộ, rồi sau đó ra làm việc tiếp với Bộ Tư lệnh Tây Nguyên và Bộ Tư lệnh Khu V. Đầu năm 1975, đồng chí đi Chiến dịch Hồ Chí Minh với cương vị là Phó Tư lệnh chiến dịch, phụ trách hậu cần, kĩ thuật.

Trong những chuyến đi vào Nam, thì lần đi năm 1973 là có nhiều kỉ niệm nhất. Đoàn của Tổng cục Hậu cần gồm tôi, cả các cục trưởng nên quân số gần ba chục người đi trên tám xe con. Gần đến ngày lên đường thì Văn phòng Trung ương Đảng báo có đoàn của Trung ương gồm đồng chí Tố Hữu, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban thống nhất Trung ương, đồng chí Nguyễn Thọ Chân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thống nhất Trung ương và đồng chí Phạm Chung, Phó văn phòng Trung ương Đảng sẽ đi cùng với đồng chí Thiện vào chiến trường.

Đồng chí giao cho tôi tổ chức chỉ huy hành quân và bảo đảm các mặt ở trên đường cũng như sắp xếp chương trình và nội dung là việc với từng chiến trường. Các đồng chí ở Bộ Tư lệnh 559 đã luân phiên nhau đưa đoàn cả khi vào lẫn khi ra. Do xe nhiều, người đồng nên các đồng chí ở Đoàn 559 càng vất vả để lo cho đoàn đi đến nơi, về đến chốn. Đến nay nghĩ lại chuyến đi ấy, tôi thầm biết ơn cán bộ, chiến sĩ Đoàn 559 đã rất nhiệt tình và trách nhiệm cao lo đưa, đón, bảo đảm cầu đường, vượt sông, bảo đảm nơi ăn nghỉ được chu đáo đàng hoàng.

Chuyến đi khá vất vả nhưng cũng rất sinh động này đã được miêu tả chân thật nhưng cũng rất trữ tình, trong bài thơ “Nước non ngàn dặm” của đồng chí Tố Hữu. Nhà thơ đã nói đến một trong những kỉ niệm sâu sắc trong chuyến đi mà chúng tôi không bao giờ quên được:

                                         “Anh vào tuyến lửa đêm qua
                                         Bất ngờ một trận như là bão rơi…”
                                         “… Sê Xan tan nát đạn cày,
                                         Trống trơ rừng khộp, khô gầy rừng le…”.

Đêm đó chúng tôi đến Tà Ngâu, Xiêm Pạng, vượt đường19, đi qua sông Sê Xan. Các anh được Đoàn 559 bố trí một số xe Honđa đưa đi trước. Đoàn xe con do tôi phụ trách vừa qua phà được vài trăm thước thì máy bay OV10 và C130 đến; phát hiện được mục tiêu chúng liền tập trung đánh. Rời khói xe, anh em chạy vội vào rừng le, rừng khộp hai bên đường nấp vào gốc cây hoặc mô đất. Chúng đánh khá lâu: máy bay địch quần đi đảo lại, đến hơn một giờ; tiếng đạn cối từ máy bay bắn xuống nổ đinh tai, nhức óc. Có lẽ chúng thấy xe đã cháy, cho là đã xóa sổ được mục tiêu hoặc đã hết đạn, mới bỏ đi. Cũng máy, chúng chỉ bắn cối thôi, nếu chúng dùng thêm hai tiết mục nữa như chúng vẫn thường đánh các mục tiêu khác, là bom bi, bom phát quang thì chắc chắn chúng tôi không thoát khỏi thương vong. Khi dứt tiếng máy bay, chúng tôi đi ra đường thì ôi thôi! Cả gia tài của mọi người để trên xe cùng với 6 chiếc xe đã cháy trụi, không còn lại một thứ gì! Thế là từ đây mỗi người chỉ còn nhất bộ; cứ như vậy cho đến lúc vào đến Nam Bộ mới có thêm quần áo và đồ dùng sinh hoạt hằng ngày.

Sau ba tuần lễ hành quân xuyên Đông Dương, vào một buổi sáng giữa tháng 4-1973, chúng tôi đã đến sở chỉ huy của Bộ Tư lệnh Miền trong khu rừng cao su ở vùng Lộc Ninh mới giải quyết, trong gần 20 ngày, anh Thiện cùng đoàn chúng tôi làm việc với Cục Hậu cần Miền, đến thăm các trung đoàn xe, kho tàng, bệnh viện… rồi cùng anh Tố Hữu làm việc với Trung ương Cục và Quân ủy Miền.

Cuộc chia tay với các đồng chí Nam Bộ đầy lưu luyến và cảm động! Đồng chí Bùi Phùng, Chủ nhiệm Hậu cần Miền trực tiếp đưa đoàn ra Tây Nguyên và Khu V.

Chuyến đi vào bị địch đánh, chuyến đi ra cũng chẳng kém phần gian khổ, vì từ Bù Gia Mập, các anh cùng chúng tôi tự soi đường theo hướng Đông Trường Sơn để ra Đắc Tô; xe cứ theo tọa độ lăn bánh trên rừng khộp. Có đoạn phải đi bằng thuyền trên sông Bung, chẳng may thuyền bị lật làm cho ai nấy đều có dịp tự kiểm tra khả năng bơi lội của mình. Có đoạn gặp cả một khu rừng khộp đang cháy, đoàn lại phải tìm đường tránh để đi.

Ra đến Tây Nguyên, nghe báo cáo được biết bộ đội và đồng bào đang bị thiếu gạo, thiếu muối, anh Thiện đã điên ngay cho Đoàn 559 tập trung lực lượng vận tải để chở gấp gạo, muối cho Tây Nguyên, tránh được nạn đói đã gần kề.

Sau hơn ba tháng đi vào bằng tuyến đường Tây Trường Sơn, đi ra theo hướng Đông Trường Sơn, trực tiếp làm việc với các đồng chí lãnh đạo và ngành hậu cần các chiến trường, các anh và chúng tôi đã kết thúc chuyến đi lịch sử này trên một máy bay chuyên cơ do Bộ Quốc phòng điều vào sân bay Đồng Hới để đưa đoàn về Hà Nội.

Trong chuyến đi này, ngoài công việc chính là kiểm tra mọi mặt công tác của các chiến trường, truyền đạt những chủ trương của Trung ương và Quân ủy, giúp cho các chiến trường giải quyết khó khăn, nhất là trong bảo đảm hậu cần và xây dựng hậu phương. Các anh cũng đã nắm được cơ sở thực tiễn đi đi đến một quyết định chiến lược là phải mở thêm trục đường Đông Trường Sơn. Nhờ có thêm trục đường mới này mà chúng ta có điều kiện đưa các binh đoàn cùng với các trang bị và hỏa lực vào miền Nam, mà anh Tố Hữu đã khái quát là; “có đại lộ nên mới đưa được đại quân, đại xa (xe tăng) và đại pháo vào!”.

Có thể nói nội dung và kết quả chuyến đi ấy không những chỉ có giá trị trong thời gian trước mắt mà chắc chắn còn góp phần vào việc chuẩn bị cho đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Sau 23 năm, nghĩ lại chuyến đi ấy, tôi vẫn thấy hiện lên những hình ảnh đẹp đẽ của anh Thiện với chiến trường. Trên tuyến 559 cũng như ở Nam Bộ, Tây Nguyên và Khu V đâu đâu các đồng chí lãnh đạo chiến trường và cán bộ hậu cần cũng dành những tình cảm đặc biệt cho đoàn và coi anh Thiện là người gần gũi, chân tình, đã lo trước cho chiến trường và giải quyết cho chiến trường với mức độ cố gắng nhất.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #38 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2013, 01:30:11 pm »

Tấm lòng đối với cán bộ

Sống và làm việc nhiều năm với đồng chí tôi thấy tình cảm của đồng chí được giấu kín ở trong lòng, ít khi bộc lộ ra ngoài, ngay cả đối với vợ con trong gia đình. Nhưng thực trạng nội tâm thì chưa đầy lòng quý mến, yêu thương đồng chí đồng đội, cũng như những người thân trong gia đình.

Có đồng chí mới gặp lần đầu và làm việc với đồng chí thì e ngại trước thái độ nghiêm khắc, có khi lạnh lùng. Nhưng làm việc nhiều thì lại càng thấy gần gũi, thân thiết, vì thực chất, đồng chí là con người đại lượng, chân thành, thẳng thắn, không ưa khuất tất, vòng vèo. Đồng chí rất quý mến những cán bộ có ý chí tiến công, dám làm và dám chịu trách nhiệm, không dựa dẫm hay tranh công đổ lỗi. Đồng chí thường nói: “Cán bộ chúng ta không phải là những thầy bói nói mò, mà là người hành động, muốn hành động đúng phải có ý chí và kiến thức khoa học, kĩ thuật, nghiệp vụ”. “Tiến độ công việc bình thường hay cấp bách đến đâu thì người cán bộ cũng phải xử lí đúng như như sự vật vốn có, nóng lạnh phải cho rõ ràng, minh bạch. Đừng bao giờ tránh né, giữ thái độ phải chăng, dĩ hòa vi quý, tốt trong quan hệ bạn bè nhưng lại rất có hại cho cán bộ”.

Khi giao nhiệm vụ cho cán bộ, không bao giờ đồng chí chỉ giao việc mà không giải quyết các điều kiện để làm được việc đó. Đó là cách tốt nhất, làm cho cán bộ yên tâm, phấn khởi triển khai v. Gặp trường hợp cán bộ yêu cầm quá nhiều, đồng chí phê phán và cho rằng: “Nếu cán bộ khi nhận nhiệm vụ mà đòi hỏi cấp trên giải quyết đủ 100% các điều kiện thì chứng tỏ tài ăng của cán bộ đó quá bình thường. Cấp trên chỉ giải quyết tốt đa là 70% điều kiện, còn lại 30% là do trình độ năng lực của cán bộ giải quyết”. Mùa khô năm 1969 khi vào thông qua kế hoạch vận chuyển ở Đoàn 559, cơ quan đã tính toán và đề nghị xin thêm hàng trăm xe vận tải. Đồng chí nói vui rằng: Không những không thêm xe mà còn thu bớt xe về dự phòng, nếu chúng ta giải quyết triệt để các biện pháp sau đây:

Một là tập trung thêm lực lượng công binh để củng cố, nâng cấp mặt đường bảo đảm cầu, đường tốt hơn trước để xe không phải đi với tốc độ 10km/giờ mà lên được 15km/giờ thì đã tăng được 50% năng suất vận chuyển.

Hai là chấn chỉnh khâu giao nhận hàng giảm thời gian xe chờ hàng do khâu chuẩn bị và bốc vác.

Ba là nâng trọng tải của mỗi xe lên cho đúng hệ số quy định. Nếu xe 4 tấn mà chỉ chở có 2 tấn thì cũng như có hai xe mà ta chỉ dùng có một xe.

Bốn là nuôi dưỡng tốt lái xe, chuẩn bị kĩ thuật xăng dầu chu đáo, để từng xe cộ có thể vượt cung, tăng chuyến. Tổ chức bảo dưỡng sửa chữa khôi phục kĩ thuật nhanh cóng để giảm số xe nằm ở các trạm, xưởng.

Năm là công tác chỉ huy điều độ, hợp đồng giữa các lực lượng công binh, phòng không, kho tàng, vận chuyển phải ăn khớp, tất cả tập trung vào bảo đảm cho đoàn xe đưa hàng ra phía trước.

Các biện pháp đó tổng hợp lại sẽ ra được số xe nhiều hơn số xe mà Đoàn đề nghị tăng thêm. Kết thúc cuộc họp, mọi người đều thoải mái mặc dầu không có thêm xe.

Trong cuộc sống hằng ngày, đồng chí hay đến nhà anh em cán bộ để thăm hỏi chuyện trò. Nhà riêng của đồng chí không có lính canh gác để bạn bè, anh em tự do ra vào, không hạn chế. Ở những cuộc họp hay gặp gỡ riêng, câu chuyện của đồng chí thường đem lại cho ngươi nghe nhiều điều bổ ích. Cách trò chuyện của đồng chí thường giản dị, chân thành, sôi nổi, dí dỏm nhưng có nội dung lí luận sâu sắc và phương pháp luân khoa học. Có lúc đồng chí cũng “bạo mồm” phê pháp để mong mỏi có những cái mới xuất hiện và được ủng hộ. Cũng có lúc đồng chí sử dụng ngôn từ dân dã mà từ đó “tiếng lành đồn xa”, có người đã thêu dệt lên những chuyện vui mà tôi biết là không hề có.

Đối với mọi người trong tâm của đồng chí Thiện luôn luôn chỉ có một chữ Thiện.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #39 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2013, 01:31:16 pm »

BÀI HỌC TỪ MỘT VỊ TƯỚNG CÓ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

Thiếu tướng BÙI NAM HÀ(*)

Từ thuở thiếu thời bước vào cuộc đấu tranh cách mạng, đến khi rời khỏi quân ngũ, tôi vừa tròn 50 tuổi quân, trong đó có 30 năm vũ trang kháng chiến chống đế quốc, tôi càng thấm thía câu tục ngữ Việt Nam: “Không thầy, đố mày làm nên”.

Anh Đinh Đức Thiện là một trong những người thầy mà tôi rất kính trọng và biết ơn.

Vào thu đông năm 1948-1949, trước chiến dịch Đông Bắc, anh Thiện là Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, được cấp trên chỉ định làm Chính ủy một hướng chiến dịch. Anh cùng anh Thanh Phong, Phó Tư lệnh Liên Khu I đến kiểm tra tiểu đoàn tôi D517, chủ lực của Liên khu I - trước lúc xuất quân. Duyệt qua hàng quân một lượt, Anh xen vào đội hình các phân đội, xem xét và hỏi han cặn kẽ từng cán bộ, chiến sĩ về vũ khí, đạn dược, thuốc men, quân trang, quân dụng của mỗi người và của cả đơn vị có được bao nhiêu. Đang là mùa đông mà tôi và anh Thức, chính trị viên tiểu đoàn, toát mồ hôi, ướt cả áo và ngạc nhiên, không ngờ một đồng chí cấp trên, mà lại làm việc cụ thể, tỉ mỉ đến như thế.

Kiểm tra xong, anh nói chuyện với bộ đội, đại ý:

Các đồng chí xuất trận lần này, đã có tương đối đủ trang bị để hoàn thành nhiệm vụ đợt đầu. Muốn cho chiến dịch toàn thắng, thì phải kiên quyết đánh thắng trận đầu. Phải đánh thắng để động viên khí thế quân, dân, làm cho bộ đội và nhân dân cùng phấn khởi và tin tưởng. Phải đánh thắng để thu chiến lợi phẩm, lấy vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng của địch bổ sung cho mình, để đánh tiếp những trận sau. Đất nước ta còn nghèo, nhân dân ta còn nghèo - trên chỉ có thể cấp cho bộ đội được một phần vũ khí đạn dược, quân trang, quân dụng, còn phần quan trọng hơn cả là lấy ở tiền tuyến, lấy của địch để trang bị cho mình mạnh lên. Như thế là “lấy của địch để đánh địch”. Đó là quan điểm, là đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng. Đó cũng là phương châm để đánh tắc từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, lấy ít thắng nhiều, lấy yếu thắng mạnh… Một điều quan trọng nữa cần chú ý là khi đánh xong, thu quân phải mang hết thương binh về hậu phương điều trị. Phải chôn chất tử sĩ chu đáo, và phải bí mật đánh dấu mộ chí để sau này còn tìm lại được.

Chiến dịch Đông Bắc, ta đã giành thắng lợi lớn, tiêu diệt được một bộ phận quan trọng sinh lực địch và thu được chiến lợi phẩm: lương thực, quân trang, thuốc men, và đặc biệt là súng đạn, trong đó có cả súng chống tăng và trung liên để bổ sung trang bị cho đơn vị. Chúng tôi đã làm được như chỉ thị của đồng chí bí thư Tỉnh ủy, chính ủy hướng chiến dịch.

Như vậy, trong lần đầu tiên gặp Anh, tôi đã thu được một bài học: “Bộ đội tiến hành chiến tranh nhân dân, phải dựa vào hai nguồn tiếp tế: Một là của ta, do trên cấp hoặc nhân dân giúp đỡ; hai là lấy của địch, để bổ sung cho mình”.

Khi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ của nhân dân ta bước vào giai đoạn quyết liệt, Mĩ đổ bộ quân chiến đấu vào miền Nam, và gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, anh Thiện được bổ nhiệm về lãnh đạo ngành Hậu cần quân đội.

Vào cuối những năm 60, đầu những năm 70, cả hai bên, ta và Mĩ - ngụy, đều tổ chức những chiến dịch tiến công và phản công lớn, sử dụng những binh đoàn tinh nhuệ, thiện chiến nhất, tiêu thụ lượng vật tư chiến tranh rất lớn. khi đó, tôi là Phó Tư lệnh Mặt trận Quảng - Đà, thì được các anh Chu Huy Mân, Tư lệnh, và anh Võ Chí Công,Chính ủy, gọi về giao nhiệm vụ ra miền Bắc, xin Bộ kế hoạch chi viện hậu cần cho Quân khu V, nhất là để phát triển về hướng Nam Trung Bộ.

Trên đường ra Bắc, tôi nhớ lại cách đây 6 năm (cuối 1964), Đoàn chúng tôi hành quân vào Quân khu V, theo tuyến giao liên trên đường 559, phải mất 53 ngày. Chuyến đi ra lần này chỉ mất 14 ngày. Có nhiều đoạn đường dài hàng trăm kilômét được đi bằng ô tô. Đường Trường Sơn đã khác xa, không phải là “Đường mòn Hồ Chí Minh”, như lúc chúng tôi đi, mà đã có nhiều tuyến đường dài, rộng, ngang, dọc chằng chịt. Trên trời máy bay địch lồng lộn trinh sát, bắn phá suốt ngày đêm. Dưới mặt đường, khói lửa ngút trời, ít khi vắng tiếng bom rơi, đạn nổ. Nhưng từng đoàn rất đông bộ đội, công binh, thanh niên xung phong, cả nam lẫn nữ, vẫn liên tục sửa đường bị địch phá hỏng và mở thêm đường mới! Nhiều đơn vị cao xạ bố trí trận địa ở ven đường, chống trả quyết liệt với máy bay địch để bảo vệ hành lang vận chuyển. Xe cộ ra vào nườm nượp; từng đoàn hàng trăm xe đang chở hàng, chở quân, kéo pháo đi về phía Nam! Các binh trạm với thành phần binh chủng hợp thành, đã thay thế các trậm giao liên thuở trước. Trên tuyến 559, đã hình thành một thế trận, một loại hình tiền tuyến của công tác hậu cần, trong chiến tranh quy mô lớn, hiện đại hóa.

Trên đường, qua các binh trạm và các đoàn xe, tôi không chỉ nghe những chiến công của cán bộ, chiến sĩ Đoàn 559, mà còn được biết về tài điều hành cuộc chiến phía sau của Bộ Tư lệnh Trường Sơn và nhất là của người trực tiếp lãnh đạo tuyến vận tải chiến lược ở trên: đồng chí Đinh Đức Thiện, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, người Bí thư Tỉnh ủy 20 năm trước, đã lãnh đạo chiến tranh du kích và đánh vận động chiến trên một địa bàn địa phương. Và hiện nay, vẫn anh Đinh Đức Thiện ấy, đang là một trong mấy vị tướng điều hành một mặt trận đặc biệt “mặt trận vận tải chi viện cho chiến trường miền Nam”. Mặt trận này được trải dài từ miền Bắc, xuyên dọc dải Trường Sơn vào đến Nam Bộ, trên đường còn được tiếp nối với các chiến trường Trị Thiên, Tây Nguyên, Quân khu V, Lào, Campuchia. Ngoài thế trận trên bộ, công tác vận tải chi viện còn có tuyến hỗ trợ là “Đường mòn Hồ Chí Minh trên Biển Đông” tạo ra chỗ dựa vững chắc cho tiền tuyến lớn đánh bại quân địch.

Về bộ, sau khi báo cáo với Thường trực Quân ủy Trung ương, tôi được sang báo cáo và làm việc trực tiếp với anh Thiện. Đã từ lâu không gặp anh, nên tôi vui mừng khôn tả. Anh dang hai tay ôm tôi vào lòng, vuốt nhẹ đầu tôi rồi nói câu đầu tiên: “Nam Hà gầy quá! Tóc đã bạc rồi, có được 50 kí không?”. Tôi cũng ghì chặt lấy anh, xúc động mạnh vì thấy “ông Tướng” thân hình cũng lủng củng toàn xương với da thôi, có hơn gì đâu – Anh cũng gầy quá - tôi nghĩ nhưng không dám nói ra. Cách đây hơn 20 năm, Anh là Bí thư Tỉnh ủy, lo cho dân, cho bộ đội, lúc ấy đánh du kích là chủ yếu, đến nay trên cương vị ủy viên Quân ủy Trung ương, phụ trách bảo đảm vật chất cho một cuộc chiến tranh nhân dân hiện đại trải dài ra cả hai miền từ Bắc đến Nam, lại hỗ trợ cho cả hai nước Lào và Campuchia, thì làm sao mà to, mập được! Nghĩ vậy mà thương anh quá, tôi lại càng ghì sát vào áo anh. Anh ứa nước mắt! Anh trấn tĩnh lại, nắm lấy vai tôi và nói vui: “ô thằng cha này còm thế mà còn khỏe gớm nhỉ!”.

Vào bàn làm việc, tôi báo cáo ý định của Quân khu, phát triển tác chiến về hướng Nam Trung Bộ và kế hoạch bảo đảm hậu cần, trong đó có vấn đề làm đường cho xe vận tải loại nhẹ chạy từ Tây Bình Định nối với tuyến vận tải của Nam Trung Bộ. Quân khu dặn tôi ra cố gắng xin lấy tối thiểu 10 - 15 xe Gát 63 và Gát 69 đít vuông, nhưng thấy Thủ trưởng có vẻ cởi mở, rộng rãi với chiến trường, tôi đã nâng lên xin 20 xe. Anh gật gù lắng nghe và phê chuẩn toàn bộ. Tôi mừng quá, tưởng thế là xong, nhưng anh nhẹo mắt mỉm cười và nói với tôi; “Chà, cái anh Tham mưu con này vẫn hóm hỉnh như gã Tiểu đoàn trưởng năm xưa thôi, ma lanh thật!”. Anh đưa ra bức điện và nói tiếp: “Này xem đây, Quân khu chỉ xin có 5 xe Gát 63 và 10 xe Gát 69 thôi, nhưng cậu đã tự ý tăng lên. Thôi, cũng phê chuẩn tất cả để Nam Hà về lập công. Nhưng cần báo cáo với các anh Bộ tư lệnh, coi đây là vốn của Bộ chi viện, còn chiến trường cần tích cực bổ sung thêm bằng cách đánh địch mà lấy. Cố gắng tiêu diệt lấy vài thiết đoàn Mĩ - ngụy, thì mới thỏa mãn được yêu cầu trang bị của Quân khu”.

Tôi cảm ơn anh Thiện, và trên đường về suy nghĩ kĩ về lời anh dặn dò. Thì ra đây cũng là tư tưởng chỉ đạo như cách đây hơn 20 năm, mặc dù bây giờ ta tiến hành chiến tranh trong những điều kiện khác trước: ta đã có hậu phương lớn là miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ta được sự giúp đỡ của các nước anh em và các lực lượng tiến bộ trên tế giới. Nhưng bất kì trong hoàn cảnh nào, dù là chiến tranh du kích hay chiến tranh chính quy, quy mô lớn, nếu muốn giành được thắng lợi, đều phải dựa vào hai nguồn tiếp tế: nguồn của ta do trên cấp và nhân dân giúp đỡ, và nguồn của địch, phải đánh mà lấy. Người chỉ huy phải đề cao tư tưởng tự lực, phải coi trọng nguồn tiếp tế của địch. Phải đánh thắng để thu hồi chiến lợi phẩm để bổ sung trang bị và nuôi dưỡng đơn vị ngày một trưởng thành và phát triển. Phải chăng đó cũng là đặc trưng của công tác hậu cần của chiến tranh nhân dân, dù tác chiến trong điều kiện du kích hay hiện đại, của một nước chậm phát triển, phải đương đầu với các đạo quân xâm lược của các nước lớn.

Sau khi làm xong nhiệm vụ “cầu viện” cho chiến trường Quân khu V, tôi được điều về bộ Tư lệnh quân tình nguyện ở Thượng Lào, không có dịp trở về Quân khu. Sau này, khi được bổ nhiệm làm Giám đốc Học viện Hậu cần, trong khi xây dựng giáo trình, giáo án giảng dạy, đặc biệt là khi chỉ đạo tập bài về bảo đảm hậu cần cho tác chiến, bất kể là chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân địa phương, hay chiến tranh nhân dân của các binh đoàn chủ lực, tôi đều quán triệt quan điểm bảo đảm bằng “hai nguồn tiếp tế”, làm cơ sở để hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu và giành thắng lợi.

Tôi vẫn nhớ đó là bài học mà đồng chí Đinh Đức Thiện, người có tầm nhìn chiến lược đã nhắc nhở tôi, đã dạy tôi, trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ.

Chú thích
(*) Nguyên Phó Tư lệnh mặt trận Quảng - Đà, Phó Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam ở Thượng Lào, Giám đốc Học viện Hậu cần.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM