Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:31:58 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đinh Đức Thiện - Một chiến sĩ cách mạng trung kiên, một vị tướng hậu cần t  (Đọc 46878 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #10 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2013, 10:09:01 am »

Tác giả, kiến trúc sư tuyến đường ống dẫn xăng dầu trên tuyến đường Hồ Chí Minh là anh Đinh Đức Thiện. Đó là tầm nhin và năng lực hành động, dự đoán trước sáu, bảy năm, để đón đầu thời cơ.
 
Về đường sá anh Đinh Đức Thiện luôn luôn chủ trương cầu đường trên tuyến phải xây dựng thành một mạng lưới liên hoàn, đồng bộ cả Đông Tây Trường Sơn, thỏa mãn và có dự trữ, tạo ra cơ sở hạ tầng thực sự đi trước. Tuyến Đông Trường Sơn, phải khôi phục và mở mới thành một tuyến đường tiêu chuẩn quốc gia xuyên Bắc - Nam, cho trước mắt và cả cho phát triển kinh tế miền núi, quốc phòng, an ninh sau khi ta giải phóng miền Nam.
 
Trước khi chiến dịch Đường 9 - Nam Lào diễn ra, anh Đinh Đức Thiện đã vào làm việc cùng Bộ Tư lệnh Trường Sơn đưa ra các dự đoán và giải pháp cụ thể; giao cho chúng tôi: một mặt phải đánh thắng địch ở cánh Tây Trường Sơn, đặc biệt diệt cho được trực thăng, đồng thời phục vụ hậu cần thỏa mãn cho cánh Đông Trường Sơn. Nhưng vấn đề đặt lên hàng đầu là phải vận chuyển liên tục, không để vận tải chiến lược ngừng trệ một ngày nào.
 
Đoàn 559 cần gì, Bộ Quốc phòng và Tổng cục thỏa mãn đầy đủ. Nhờ vậy khi chiến dịch xảy ra, tuyến Tây Trường Sơn hoàn toàn chủ động, dưới sự chỉ huy thống nhất của Bộ, Đông và Tây Trường Sơn đã phối hợp nhịp nhàng, tiêu diệt hoàn toàn các binh đoàn của ngụy miền Nam, Lào, Thái Lan; đập tan vĩnh viễn âm mưu của địch cắt đứt tuyến chi viện chiến lược đường Hồ Chí Minh, đẩy mạnh được vận chuyển bảo đảm hậu cần cho các chiến trường.
 
Về xây dựng, phát triển các binh chủng trên tuyến, anh Đinh Đức Thiện ủng hộ quan điểm: căn cứ theo yêu cầu, nhiệm vụ mà điểu chỉnh, phát triển quy mô tổ chức theo kịp diễn biến khách quan, không câu nệ. Vì nhiệm vụ đề ra tổ chức, chứ không phải tạo ra tổ chức để có chỗ ngồi. Khi hiệp định Pari được kí kết, điều kiện hòa bình đã có, Bộ Tư lệnh Trường Sơn đề nghị tổ chức các sư đoàn xe vận tải để chạy thẳng giao hàng nhiều, nhanh, trực tiếp cho các chiến trường, xóa bỏ các cung. Đây chính là quan điểm vận tải của anh Đinh Đức Thiện nên Anh rất ủng hộ. Đây cũng là cách làm để thúc đẩy thời cơ và đủ sức để chủ động đón lệnh thần tốc của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, phục vụ chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Nhờ vậy, đến giữa năm 1973, Bộ đã cho phép tuyến đường Hồ Chí Minh được sắp xếp lại theo hướng binh chủng hợp thành và 10.000 thanh niên xung phong, trong đó có 2 sư đoàn và 1 trung đoàn xe vận tải cơ động chở hàng, chở quân là lực lượng chủ lực, 4 sư đoàn công binh, 1 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn và 6 trung đoàn công xạ và các trung đoàn phục vụ chiến đấu và bảo đảm chiến đấu. Sau chiến dịch Buôn Ma Thuột, anh Đinh Đức Thiện được Bộ Chính trị cử vào tham gia Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh. Nhờ nắm chắc khả năng, thế mạnh của tuyến đường Hồ Chí Minh nên Anh đã phát huy được sức mạnh tối đa của tuyến cho thời cơ quyết định.
 
Về phong cách và tác phong của anh Đinh Đức Thiện: cái lớn nhất là nói và làm đi đôi với nhau, chủ trương và giải pháp gắn liền với nhau. Đặc biệt là điều kiện để bảo đảm giải pháp rất đồng bộ, kịp thời, chủ động, cụ thể. Ví dụ tăng cường 1.000 xe vận tải, anh ghi rõ trong quyết định bao nhiêu lái xe đi cùng, bao nhiêu chiếc lốp dự bị, bộ đồ nghề v.v… Khi bàn việc phát triển cầu đường, anh chủ động nói luôn phải tăng thêm bao nhiêu máy húc, xe ben, thuốc nổ… Khi quân Mĩ rải bom từ trường xuống tuyến, anh chủ động đưa các trung đội xe phóng từ vào, trong lúc Bộ Tư lệnh Trường Sơn chưa kịp xin… Có những việc cụ thể, chúng tôi rất cảm động như việc trang bị mũ sắt, áo giáp cho bộ đội vận tải. Mũ sắt thì chiến trường nào cũng được cấp, riêng áo giáp thì chỉ có tuyến đường Hồ Chí Minh mới có, do đặc điểm riêng của nó. Anh quan tâm cả giấc ngủ, lo từng viên tăng lực cho bộ đội lái xe. Anh Đinh Đức Thiện là một nhân vật dám nói, dám làm việc lớn, dám chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo, thẳng thắn, rộng rãi, ghét xu nịnh, gần gũi, thực lòng thương yêu cán bộ, chiến sĩ, bạn bè. Phong cách và tác phong của anh Đinh Đức Thiện có sức thuyết phục cấp dưới mạnh mẽ, góp phần tạo nên nhân cách đúng đắn cho nhiều cán bộ cộng sự.
 
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 giải phóng Sài Gòn, thì ngày 8 tháng 5 năm 1975 anh Thiện triệu tập tôi đến bàn cách để đề nghị Chính phủ một phương án xây dựng kinh tế. Anh chỉ đạo tìm kiếm dầu khí đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đặt nền móng đầu tiên để liên doanh với Liên Xô xây dựng ngành dầu khí Việt Nam. Sau khi giải phóng miền Nam, Anh cũng lại đi vào những công việc có tầm cỡ quốc gia như sau chiến thắng Điện Biên Phủ.
 
Cuộc đời của anh Đinh Đức Thiện trong thập kỷ 60, nửa thập kỷ 70 đã gắn chặt với tuyến chi viện chiến lược đường Hồ Chí Minh, làm nên mốc son chói lọi trong trang sử hào hùng kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
 
Hôm nay, tưởng niệm 10 năm ngày mấy của Anh, là một cộng sự trực tiếp đã từng giúp Anh, trải qua bao thăng trầm, gian khổ, ác liệt và thắng lợi, tôi xin kính cẩn nghiêng mình trước anh hồn của Anh. Chúc Anh an nghỉ ngàn thu!
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #11 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2013, 10:16:45 am »

ÔNG TƯỚNG “NÓNG” - NHÀ THƠ VUI(*)

TỐ HỮU

Tôi là một cán bộ chính trị nhưng lại có cái “duyên” với nhiều nhà quân sự, trong đó đặc biệt là anh Đinh Đức Thiện mà người ta hay gọi là ông Tướng “Nóng”. Tôi cho đó là cái tên sáng tạo của nhân dân gọi một người nhiệt tình, nhiệt tâm, rất nóng, nóng trong tâm huyết, nóng trong hành động, đã nói là làm. Nói mà nóng thì cũng dễ thôi, chứ làm mà nóng mới thật là khó.
 
Anh Đinh Đức Thiện là người nói nóng và làm rất nóng. Tôi tin rằng nếu không có anh Đinh Đức Thiện, ngành Hậu cần và Đoàn 559 thì cũng khó có những chiến công lớn là đặc biệt là chiến dịch Hồ Chí Minh mà chúng ta đã giành được. Dẫu rằng có Bộ Chính trị, có Bác Hồ, và sau Bác có đồng chí Lê Duẩn; dẫu rằng có Quân ủy, đứng đầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Văn Tiến Dũng, là những nhà quân sự tài ba, thao lược lớn và rất sáng suốt. Nhưng không thể thiếu những người thực thi là các tướng “đánh”, rong đó có tướng cực kì quan trọng mà lịch sự đôi khi không nhớ tới lắm, đó là “tướng Hậu cần”. Mác đã nói: “Chống lại bạo lực phản cách mạng chỉ có bạo lực cách mạng”, cho nên cái câu ta hay nói “lấy yếu đánh mạnh” chỉ là cách nói lúc ban đầu thôi, còn cuối cùng bao giờ cũng phải mạnh hơn thì mới thắng được. Mạnh hơn không phải chỉ bằng tư tưởng, mà còn phải bằng lực lượng vật chất. Trí tuệ sáng suốt và tài tổ chức tuyệt với của Đảng ta đã tạo ra sức mạnh vật chất vĩ đại để chiến thắng. Chính Kítxingiơ có lần nói trong khi đàm phán với ta rằng: “Nếu các ông chỉ có dũng cảm thì các ông thua rồi. Nhưng các ông cực kì thông minh! Tôi rất ngạc nhiên là tại sao các ông đưa được nhiều pháo lớn, nhiều xe tăng, nhiều đơn vị lớn vào miền Nam như thế mà chúng tôi lại không biết gì cả”. Ai làm việc đó, cố nhiên là Bộ Chính trị quyết định, cố nhiên là Quân ủy chỉ thị, nhưng người thực hiện theo tôi hiểu, đó là anh Đinh Đức Thiện và đội quân hậu cần tuyệt vời của chúng ta, trong đó có anh Đồng Sĩ Nguyên Tư lệnh và Đoàn 559 anh hùng, mà tôi rất quý mến.
 
Còn nhớ một hôm, vào đầu tháng 2-1973, tôi đến nhà anh Lê Duẩn. Anh đang ngồi trầm ngâm, thấy tôi vào, liền bật dậy và nói: “Không thể kéo dài tình thế nhùng nhằng ở miền Nam được. Bọn địch đã trở mặt, đang giành giật với ta, thì ta phải ra tay ngay. Nhưng phải có những quả đấm thật mạnh. Muốn vậy, phải đưa vào các chiến trường những binh đoàn chủ lực, nhiều xe tăng và đại bác. Nhưng đường vào còn nhỏ, phải mở đường lớn ở cả Đông và Tây Trường Sơn, càng nhanh càng tốt. Không có đường lớn, thì không thể có những quả đấm mạnh để đánh bại đội quân ngụy còn hàng triệu quân và được vũ trang ghê gớm. Dầu là Mĩ đã rút đi, nhưng nó đã tăng cường vũ trang cho quân ngụy, gọi đó là “đổi màu da xác chết!””.
 
Nghe Anh nói, tôi rất phấn khởi, vì đó là chủ trương rất đúng. Tôi liền đề nghị với Anh, cho tôi đi miền Nam một chuyến. Tôi là Bí thư thường trực, Trưởng ban Thống nhất, Trưởng ban Tư tưởng Trung ương mà không biết gì về Trường Sơn, về Nam Bộ thì làm ăn thế nào được? Anh Ba rất đồng tình và bảo nên đi sớm. Được lời như cởi tấm lòng, vì thế mới có chuyện tôi đi Nam đầu tháng 3 năm 1973. Nhân có đoàn anh Đinh Đức Thiện đi vào Nam, tôi liền đi cùng, càng tiện và thêm vui.
 
Kỉ niệm về chuyến đi của tôi với anh Đinh Đức Thiện rất nhiều. Một chuyến đi mà gặp đủ cả thủy, hỏa, tặc, chỉ thiếu đạo! Đi 8 xe, một qua sông Se Xan, bị máy bay Mĩ đánh cháy mất 6 xe, quần áo mất sạch nhưng không chết người là may rồi. Mới nghe vo ve tiếng của OV10, là cả đoàn bỏ xe, chạy tản vào rừng ngay. Riêng anh Thiện và tôi thì có 2 cái xe máy chở đi trước về trạm nghỉ. Còn các anh em thì đợi hết bom, máy bay qua rồi, lục tục về sau. Tất cả đều an toàn. Chết làm sao được cái đội quân cơ giới rất gan góc và thông minh này. Dầu lúc đó là tháng 3 năm 1975, Hiệp định Pari đã kí, nhưng không phải là đã hết nguy hiểm. Chúng tôi đi đường Tây Trường Sơn. Thơ của Phạm Tiến Duật nói Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, nhưng lúc đó, mới chỉ có Trường Sơn Tây thôi. Anh Thiện nói: “chỉ có một đường thì không ăn được, phải có hai đường, phải làm nhanh đường Đông Trường Sơn”. Tôi hỏi: “Đông Trường Sơn đi thế nào?”. Anh bảo: “chưa có đường, phải xẻ đường mà đi, băng qua rừng khộp; không phải là rừng du lịch, mà là rừng đầy bom, mìn và chất độc màu da cam”…
 
Thế là sau một tháng ở Trung ương Cục miền Nam, từ Lộc Ninh, chúng tôi lên Bù Đốp, Bù Gia Mập, qua sông Xe Rê Pok, vào đất Tây Nguyên và đi lên phía Bắc.
 
Khi đến Kon Tum, gặp bộ đội, anh Thiện hỏi câu trước tiên là: “Có đủ gạo ăn không?”. Lính thưa rằng: “Thưa Bác, hết gạo rồi, chỉ còn nửa lạng đến một lạng, phải ăn cháo thôi”; “Thế còn muối không?”, “Chỉ còn một chút thôi nhưng mà phải để dự trữ”. Tóm lại là, lính rất đói và ăn nhạt, và đồng bào dân tộc ở đây cũng thế, thèm từng hạt muối! Thế là anh Thiện nổi nóng lên. Tìm gặp anh Trần Thế Môn là Chính ủy chiến trường Tây Nguyên, anh Thiện hỏi :”Sao anh để lính và cả dân đói như thế còn đánh đấm gì?”. Anh Môn nói: “Ơ hay! Việc này là việc của Anh, chứ đâu phải việc của tôi?”. Anh Thiện cà khịa: “Anh ở trên núi cao, anh chả biết bộ đội và dân nó no, nó đói thế nào?”. Anh Môn cũng chả vừa: “Tôi biết cả, nhưng việc đưa gạo vào chiến trường là việc của Anh chứ đâu phải là việc của tôi?”. Anh Thiện tuy nóng dữ dằn như thế, nhưng lại cũng rất phục thiện. Anh nói: “Ờ thì lỗi của mình!”. Và Anh điện hỏa tốc cho anh Đồng Sĩ Nguyên, ra lệnh tuyến vận tải Trường Sơn chở gấp gạo, muối và thực phẩm vào Tây Nguyên, tạm hoãn việc vận chuyển súng đạn và các loại khác. Khi quay ra đến Chà Vân, tôi thấy hàng trăm, hàng trăm xe chở toàn gạo và muối vào. Qua đó tôi mới thấy: tinh thần, tình cảm đã đành, nhưng tính quyết liệt, quyết sách rất nhanh của anh Thiện đã cứ nguy cho các đơn vị ở Tây Nguyên. Sau này, tôi có dịp gặp anh em các đơn vị đó, anh em nói: “Hồi đó không có bác Thiện, bọn cháu e đến rau má cũng không còn mà ăn và dân cũng đánh thiếu muối mãi thôi”. Như vậy, để thấy rằng anh Thiện là một con người cực kì tốt bụng, cực kì ngay thẳng, nhưng điều quan trọng nhất là hành động cực kì quyết liệt, nhanh nhạy. Anh là người không biết sợ địch, không biết sợ khó, nhưng lại rất trọng lẽ phải và tình đồng chí. Đó là điều mà trong lòng tôi luôn luôn kích trọng. Anh Đinh Đức Thiện không phải chỉ có tài làm hậu cần, mà khi làm cơ khí luyện kim cũng giỏi, đến lúc làm dầu khí cũng tài. Cho nên trong sự nghiệp cách mạng của đất nước, công lao trong những năm đánh giặc, cũng như công lao trong xây dựng đất nước của anh Thiện rất lớn.

Chú thích
(*) Bài nói của đồng chí Tố Hữu, nguyên ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng tại buổi sinh hoạt lịch sử tưởng niệm đồng chí Đinh Đức Thiện tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10-1-1997.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #12 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2013, 10:18:58 am »

*
*    *

Anh Thiện với tôi tuy không có quan hệ chặt chẽ lắm, nhưng cũng có cái tình riêng là hay thơ, phú. Ông Tướng võ này, tuy nổi tiếng về tính nóng nhưng cũng lại thích làm thơ, hay làm thơ, và làm thơ lục bát loại châm biếm sắc sảo lắm. Thơ của Anh “vịnh” tất cả các ngành của Đảng, và Nhà nước. Anh “vịnh”tất cả mọi sự việc mà trúng gần hết. Giọng thơ Nam Định, cái đất của Tú Xương cũng phải! Thơ của Tú Xương chua cay, nhưng đùa cợt, nhẹ nhàng, còn thơ Anh thì nói toạc móng heo! Người tốt bụng, ngay thẳng thì thích, nhưng ai ưa nịnh thì cũng khó chịu đấy!
 
Anh làm thơ đọc cho tôi, hoặc các anh em khác nghe toi. Không ngờ trong chuyến đi vào Nam, khi đến đoạn đường Trường Sơn ngang qua Huế, Anh tặng tôi bài thơ: “Nhà thơ xứ Huế” như sau:
 
Đường về núi Ngự, sông Hương
Lòng quê đi, một bước đường một đau
Thù này mang nặng từ lâu
Nắng mưa đã gội máu đầu hoa râm.

Năm đó tôi mới 53 tuổi, tóc đã hoa râm đâu! Chẳng qua Anh đã phịa thêm một chút! Tôi nghĩ cũng phải tặng lại Anh một bài thơ. Trong chuyến đi, một lần đi thuyền trên suối, tôi đang lo thuyền đắm thì chết, thế mà khi thấy con cá, anh vội chồm ra chụp được đuôi cá. Thế là vớ được một con cá giữa dòng nước chảy. Ở một đoạn sau, đang ngồi trong xe, thấy Anh nhảy tuột xuống đất, chưa kịp hiểu anh đi đâu, làm gì, thì Anh đã đánh què một con cầy hay con cáo gì đó. Thế là hai lần tôi phục động tác nhanh nhẹn của anh. Nhưng một lần khác đi thuyền trên sông, thì thuyền bị lật. Chúng tôi đều bị ướt như chuột lột, phải lên bờ phơi quần áo. Trời nắng quá! Tôi nói; “Ông Thiện ơi, trời nắng quá”. Anh nói; “Thì khó gì, có như vậy mà cũng không biết xử lí, lật mẹ nó cái thuyền lên, rồi ngồi vào trong”. Tôi thấy anh thật nhanh trí, bèn ứng khẩu mấy câu thơ vui tặng Anh:
 
                  Nhảy tòm xuống nước lôi đuôi cá,
                  Vượt tót lên non bắt cáo què.
                  Được thời, Bộ trưởng thông sông núi.
                  Thất thế, anh hùng núp bóng ghe.
 
Anh Thiện là người hay làm thơ châm chọc, thì mình cũng học ông một tí! Không dè anh thụi tôi một cái và nói: “Anh bảo tôi núp bóng ghe, thì tôi đâu có đến nỗi như thế. Trong quê tôi “ghe” là cái thuyền, nhưng ở ngoài Bắc thì nó lại có nghĩa khác! Thế là “ông Tướng” bị chiếu tướng cười ộ lên vui vẻ. Nhân đây tôi nhắc lại một bài thơ khác của Anh, một bài thơ mà tôi thấy rất hay. Một vị tướng như anh Thiện, không sợ trời, sợ đất, mà biết sợ một cô con gái lái đò dám phê bình! Đó là bài thơ:
 
                 Đi qua sông Ghép
 
                  Hôm đi qua phà Ghép
                  Tới nơi chẳng thấy đò.
                  Làm cách nào sang sông?
                  Đang bực sẵn trong lòng,
                  Mình văng ngay “củ kiệu”.
                  Bỗng lái đò xuất hiện.
                  Chắc chị đã nghe hết,
                  Vẫn đưa đò cho sang.
                  Đi ra tới giữa sông,
                  Chị lái đò mới nói:
                  Các ông là bộ đội,
                  Hay cán bộ trung ương
                  Văng “cái ấy” với dân,
                  Theo tôi là hơi bậy,
                  Làm sai điều Bác dạy
                  Không có đúng chi mô.
                  Và tôi người lái đò,
                  Thấy răng tôi cứ nói.
                  Các ông chớ mất lòng.
                  Sông Ghép rộng mênh mông,
                  Chị lái đò “ca mãi”.
                  Mình nghĩ biết mình dại,         
                  Thua cả chị lái đò!
 
Một ông Tướng như anh Đinh Đức Thiện, hay văng tục, có lẽ lần đầu bị một chị lái đò phê bình thẳng thắn, mà không tự ái, thành thật thấy lỗi: “mình nghĩ biết mình dại, thua cả chị lái đò”, thì cũng đáng trọng biết bao!
 
Anh Thiện ơi! Anh là một trong những người tôi quý mến và suốt đời tôi không sao quên được. Hôm nay, tưởng niệm 10 năm ngày mất của Anh, tôi cảm thấy rất sung sướng. Sung sướng vì thấy rằng: ở trên đời này, nhân dân mình, Đảng mình vẫn còn luôn tưởng nhớ đến những người đồng chí, những người con rất xứng đáng với Đảng, với dân, thực sự là những người cộng sản Việt Nam, như Anh. Bài thơ “Nước non ngàn dặm”, tôi viết sau chuyến đi vào Nam cùng Anh, chứa chan bao xúc động, có một phần tình cảm sâu nặng với người bạn đường, bạn đời rất chân thành là Anh đấy, anh Thiện thân yêu!
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #13 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2013, 10:31:20 am »

ĐỐI PHÓ VỚI MẬT THÁM PHÁP(*)

MAI CHÍ THỌ(*)

Anh Đinh Đức Thiện, năm 1930 là học sinh đã bị bắt vì hoạt động cộng sản. Vì thiếu chứng cứ, và anh không chịu thừa nhận tội trạng, nên địch phải thả anh ra. Sau đó, anh bắt liên lạc được với Đảng và tiếp tục hoạt động. Lần này bị bắt, bị tra tấn, anh cương quyết phủ nhận những lời buộc tội của địch. Bọn lính kín đưa ra bằng cớ về một lời khai của một đồng chí đối với anh. Anh yêu cầu được đối chất. Địch buộc phải đưa đồng chí này đến gặp anh. Thì ra đồng chí cùng trong chi bộ. Hai gia đình ở gần nhau. Vừa trông thấy đồng chí kia anh nói ngay: “thằng này khai bậy cho tôi là đúng thôi, vợ nó đem đồ dơ xuống giặt giũ ở ao nhà tôi, tôi đã chửi cho một trận, nó căm thù tôi”. Nói xong với bộ mặt hầm hầm, anh xông lại đánh đồng chí kia túi bụi. Anh đóng kịch như thật, bọn lính kín thấy không ổn, nhẩy vô can thiệp và đưa anh kia trở lại xà lim. Anh nói với bọn lính kín: “Tôi thường bệnh hoàn và đau tim nặng, biết mình sức khỏe như thế không chịu được gian khổ, đòn tra tấn nên không dám tham gia cách mạng. Khi các ông khám xét nhà tôi thì thuốc[46] tây, thuốc bắc, toa thuộc đều ở trong ngăn tủ. Các ông tra khảo chắc tôi phải chết thôi. Tôi đâu có biết gì mà khai”.
 
Thực ra cũng chẳng có toa thuốc và thuốc men gì cả. Nhưng anh cứ dựng đứng lên như thế vì tin chắc rằng khi xét nhà, bắt người, bọn chúng chỉ quan tâm đến tài liệu cách mạng, những tang vật phạm pháp thôi. Mặt khác, từ ngày bị bắt, anh luôn luôn đóng vai tuồng là một người bệnh hoạn. Dù cho trời nắng nóng anh vẫn mặc bên ngoài một cái áo bành tô, đầu tóc bù xù, nét mặt mệt mỏi, ít ăn, ít nói. Nửa tin, nửa ngờ, bọn lính kín nói: “để tụi tao đưa mày đi khám bệnh cho rõ trắng đen”. Và chúng đưa anh đi khám bệnh thật. Anh chắc mẩm: khám bệnh cho tù nhân thì bất quá chúng chỉ cho một y tá khám là cùng. Khi nhân viên y tế hỏi anh; “Tài sao anh lại biết là đau tim?”. Anh nói tên một ông bác sĩ nội trú (docteur interne dé hopitaux) đã khám và cho anh toa thuốc. Ông bác sĩ nội trú là có thật, còn khám bệnh và cho toa là bịa đặt. Anh giương ông bác sĩ nội trú ra cốt để cho người y tá khám bệnh phải nể trọng. Lúc đó ở Việt Nam, bác sĩ thường cũng hiếm, huống chi là bác sĩ nội trú. Người y tá khám qua loa rồi cho anh về, cũng chẳng thấy có ý kiến gì. Quả nhiên sau đó, bọn lính kín tra tấn anh cũng nhẹ đòn hơn trước nhiều. Thế là anh Thiện đã chiến thắng được bọn lính kín, bằng tinh thần chịu đựng, trí tuệ và kinh nghiệm mà anh đã thu thập được trong cuộc sống phong phú của mình trên cả ba miền đất nước. Anh đã làm nhiều nghề, tiếp xúc, cọ xát với nhiều tầng lớp, nhiều giới đồng bào và cũng từng vào tù ra khám. Năm 1941, tòa án đế quốc phải tha anh vì không có bằng chứng buộc tội. Đây là người đảng viên duy nhất được thả trong vụ án của chúng tôi.

Chú thích
(*) Tên bài do Ban Biên soạn đặt. Trích trong: Những mẩu chuyện đời tôi - Mai Chí Thọ - Nxb Công an nhân dân, 1995.
(**) Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #14 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2013, 10:37:43 am »

CÔNG TO, CHỨC TRỌNG MÀ DÂN DÃ

NGUYỄN THỌ CHÂN(*)

Nếu chỉ biết nhau trong công tác, chưa dễ gì đã hiểu nhau. Nếu chỉ giao du với nhau, chưa dễ gì đã biết tài nhau. Quan hệ giữa tôi và anh Đinh Đức Thiện quả là không đầy đủ để nói về nhau.
 
Sau cùng một chuyến đi vào, ra dọc đường Trường Sơn, anh Tố Hữu làm bài thơ dài Nước non ngàn dặm, gửi tặng anh Thiện và tôi. Nhờ có chuyến đi Trường Sơn ấy, mà chúng tôi hiểu nhau, thân nhau và quý nhau hơn. Hành trình vất vả, đến binh trạm sau mỗi ngày đường, người và xe mệt nhoài. Có đêm vượt sông Sê Xan, bị máy bay Mĩ bắn trúng đoàn xe, chúng tôi biết sức lực, cái gan, cái chí của nhau. Để bớt mệt, chúng tôi kể cho nhau cả những chuyện riêng tư mà ngày thường và nếu không thân, chẳng bao giời nói, mà chỉ cùng chung gian lao, nguy hiểm người ta mới thổ lộ với nhau.
 
Cho đến bây giờ, tôi vẫn thầm cảm ơn anh Thiện đã tổ chức chuyến đi đó, cảm ơn các đồng chí bộ đội đã vất vả vì chúng tôi. Chuyến đi ấy vào mùa xuân năm 1973. Đường sá rất xấu, một ngày đêm, xe chỉ bò được khoảng 80 km trở lại. Hết núi đồi, lại khe suối, qua những cánh rừng bị chất độc hóa học làm trụi lá, những cành cây khô khốc giống như những cánh tay gầy guộc đang giơ lên kêu la thảm thiết, tố cáo tội ác của giặc. Vì đang là mùa khô, nên có lúc chúng tôi phải múc nước ở khe mà uống, bụng nghĩ chắc khó tránh được nhiễm độc. Nhờ anh Thiện và các đồng chí bộ đội, chúng tôi không đến nỗi kiệt sức. Anh Tố Hữu và tôi nói riêng với nhau: nếu không có sự chu đáo của anh Thiện, thì không biết sẽ ra sao!
 
Chỉ trên đường ngàn dặm đó, tôi mới hiểu được công lao của anh Thiện và đồng đội đã khai sơn, phá thạch làm ra con đường 559, tin tưởng hơn và sức mạnh của tinh thần yêu nước. Tố Hữu có lí khi viết:
 
                  Trường Sơn Đông nắng Tây mưa,
                  Ai chưa đến đó như chưa hiểu mình.
 
Đường Trường Sơn đồng nghĩa với nghị lực phi thường và quyết tâm sắt đá của cán bộ và chiến sĩ Trường Sơn và vị tướng lãnh đạo Tổng cục Hậu cần.
 
Anh Thiện rất tháo vát, có tác phong dứt khoát và sâu sát. Đến từng đơn vị, Anh kiểm tra tình hình quân nhu, vũ khí. Có nơi Anh phát hiện khai gian, lấy nhiều hơn cơ số đạn được quy định, trong khi chiến trường khác còn thiếu. Anh đã nghiêm khắc phê bình. Tôi hỏi riêng Anh: “Ở các nước khá, trong thời chiến lấy quá như thế có bị kỉ luật không?”. Anh trợn mắt: “bắn!”. Hỏi vậy chứ tôi thừa biết là lỗi nặng.
 
Dường như sau chuyến đi đó, Anh thân với tôi hơn. Tôi nói thân là vì người ta có thể quen nhau mà không thân nhau. Một hôm, Anh cho người đem đến biếu tôi một bình rượu bìm bịp mà trước đó Anh đã ca ngợi tác dụng của nó. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đến chơi với tôi vào mùa đông, thấy tôi nằm giường không đệm, Anh cằn nhằn: “Tuổi cao rồi, sao ăn ngủ như thế”, và ngỏ ý sẽ gửi đệm và máy điều hòa cho tôi. Tôi can Anh, vì có thể tự lo được. Qua đó, thấy Anh quan tâm đến đồng chí của mình như thế nào. Tôi quý tấm lòng của Anh, vì có những người chẳng thèm quan tâm đến ai, nếu họ không được hưởng chút lợi. Với họ, lương tâm cũng trở thành hàng hóa trao đổi.
 
Tôi để ý thái độ của Anh đối với cán bộ, chiến sĩ. Anh rất nghiêm trong công việc, nhưng thương yêu cấp dưới như tinh thần “phụ tử chi binh”. Cán bộ, chiến sĩ kính nể, phục tùng, nhưng thương Anh, cảm thấy Anh chính là họ. Trên đường Trường Sơn, xe vận tải qua các trạm, lính hỏi nhau: “chở gì thế?”. Trả lời: “chở cái… của ông Thiện, chứ chở gì nữa!”. Rồi họ cười với nhau. Đủ biết họ gần gũi với Anh biết dường nào.
 
Anh Thiện rất ghét thói hành chính quan liêu, lạnh lùng, chậm chạp. Ôi, Anh có biết đâu ngày nay, nước ta cũng đang cải cách hành chính, nhưng ì ạch lắm, vì hành chính minh bạch, họ khó kiếm chác, nên sức cưỡng lại không nhỏ! Tôi đã có ý nghĩ phải bắt những kẻ quan liêu xuống “dưới đó” xin ý kiến của Anh!
 
Đôi khi ngồi với nhau, chúng tôi đọc thơ cho nhau nghe. Anh là một ông tướng, vừa đánh giặc vừa làm thơ. Anh là một nhà thơ, còn thôi chỉ là thứ “ong non ngứa nọc”. Anh làm thơ để châm biếm thói dởm đời và để châm chọc bạn bè. Thơ Anh có giọng Tú Xương. Là một lãng tử Thành Nam đặc biệt, Anh đã từng bôn ba, lê gót bốn phương, nếm đủ mùi tục lụy.. Nếu không gặp cách mạng, có lẽ Anh sẽ trở thành một Tú Xuất thời nay. Dù đi đến đâu, Anh cũng không bỏ cốt cách Nam Định, nên trên đường Trường Sơn xa thẳm, Anh cũng không quên đem theo riềng, mẻ, mắm tôm… Anh kheo thịt chó Nam Định quê Anh mới ngon, nên có lần về Nam Định cùng Anh, tôi đã gạ Anh thết món “cờ tây”.
 
Ngay chiều hôm Nam bị nạn, tôi vội đến để nhìn lại lần chót người bạn ngàn dặm, một người gần gũi với mọi người, và được mọi người gần gũi, một con người từng trải, hào phóng. Anh cũng là một tướng lĩnh lỗi lạc, hết lòng vì đồng đội, vì chiến trường. Anh có công lớn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mọi người yêu quý Anh không chỉ vì công lao to lớn của Anh mà còn vì anh có cái tâm của một ông “Thiện”, chức vụ cao mà vẫn dân dã, ghét cay ghét đắng thói xu phụ.
 
Tôi không đủ tư cách để nói về chiến công của Anh, đánh giá sự nghiệp của Anh. Và tôi cũng không có ý định nói với các đồng chí và các bạn những chuyện đời thường như trên, mà chỉ để thì thầm sự việc đã qua với Anh, vì tôi nghĩ Anh còn sống! Anh còn sống trong lòng chúng ta!

Chú thích
(*) Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; Phó Trưởng ban Thống nhất Trung ương; Bộ trưởng Bộ Lao động.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #15 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2013, 09:54:56 am »

MỘT LỚP HỌC ĐẶC BIỆT

Giáo sư PHẠM NHƯ CƯƠNG(*)

Trước ngày miền Nam được giải phóng, một số anh chị em chúng tôi ở Việt Triết học thuộc Ủy ban Khoa học xã hội đã có dịp đối thoại qua làn sóng của Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam với trí thức và nhân dân đô thị miền Nam về các chủ đề hòa hợp dân tộc và tôn giáo. Chúng tôi cũng đã có dịp tiếp xúc và trao đổi với những thân sĩ, trí thức miền Nam thuộc Liên minh dân tộc dân chủ và hòa bình do Luật sư Trịnh Đình Thảo làm Chủ tịch ở Hà Nội. Và sau ngày giải phóng Sài Gòn, vào hạ tuần tháng 5-1975, tôi được đi trong đoàn trí thức khoa học xã hội ở miền Bắc vào gặp gỡ, trao đổi với các đồng nghiệp ở Sài Gòn. Không khí của những buổi hội ngộ ban đầu chan hòa tình cảm dân tộc, niềm vui đất nước được thống nhất, nhưng chưa có được sự cởi mở, chan hòa để nói với nhau về những lo âu, thắc mắc, về nội dung học thuật và những công việc sẽ cùng làm trong những ngày sắp tới.

Sau ngày toàn bộ miền Nam được giải phóng ít lâu, một số cán bộ nghiên cứu thuộc các viện của Ủy ban Khoa học xã hội được cử vào Thành phố Sài Gòn để thành lập Viện Khoa học xã hội miền Nam (sau đổi tên là Viên Khoa học xã hội Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh). Viện có tiếp nhận một số trí thức khoa học xã hội tại chỗ vào làm việc. Một trong những hoạt động quan trọng của Viện hồi đó là tiếp xúc, trao đổi và tổ chức sự hợp tác ban đầu giữa Viện và các trí thức ở miền Nam, trong đó một bộ phận quan trọng là các trí thức đã làm việc trong chế độ cũ. Địa điểm làm việc của viện là nơi đã diễn ra nhiều cuộc gặp gỡ, tọa đàm, thuyết trình những vấn đề học thuật đang được quan tâm và qua những hoạt động đó, Viện đã thực hiện được đến mức độ nhất định nhiệm vụ đoàn kết, tập hợp đội ngũ trí thức khoa học xã hội ở miền Nam (chủ yếu là ở Thành phố Hồ Chí Minh), bước đầu đã tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin với trí thức cũ.

Nhưng quả tình là những ngời phụ trách Viện và Ủy ban Khoa học xã hội hồi đó, chưa nghĩ tới việc tổ chức một lớp nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin cho chông chức và trí thức cao cấp của chế độ Sài Gòn cũ, mà sáng kiến, chủ trương rất độc đáo đó là từ đồng chí Đinh Đức Thiện.

Một ngày cuối năm 1975, đồng chí thư kí của anh Thiện, đến gặp anh Trần Phương và tôi (lúc đó là Viện trưởng Viện Kinh tế và Viện Triết học thuộc Ủy ban Khoa học xã hội) chuyển lời mới của Anh vào giảng cho lớp học sẽ được tổ chức trong Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi không khỏi ngỡ ngàng về một chủ trương thật là táo bạo, lại không phải do cơ quan tuyên huấn mà lại do “một ông Tướng” đưa ra. Nhưng riêng tôi, vốn vẫn mong có dịp được tiếp xúc, trao đổi sâu hơn với những đối tượng như trong lớp nghiên cứu, nên sau khi được sự đồng ý của đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội, tôi đã vui vẻ nhận lời, mặc dù biết trước rằng đây sẽ là một khảo nghiệm, thách thức không đơn giản đối với mình về tri thức cũng như về thái độ, tấm lòng.

Trên chuyến máy bay vào Thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Đinh Đức Thiện trao đổi với chúng tôi về lớp học. Đọng lại trong tôi đến nay một ý: chúng ta đã phải chiến đấu bằng súng đạn và đã chiến thắng. Vẫn cảnh giác, phải sẵn sàng đối phó với các thủ đoạn phá hoại, chống đối, nhưng dẫu sao cái chính lúc này là khôi phục, xây dựng về kinh tế, văn hóa. Lớp học này là một dịp tốt để chứng minh sức mạnh chân lí của chủ nghĩa Mác - Lênin. Điều đó tôi không làm được, đó là trách nhiệm và vinh dự của các anh, mong các anh cùng chúng tôi làm cho lớp học thành công tốt đẹp. Tôi tin tưởng và xin phó thác cho các anh và các anh ở Viện Khoa học xã hội miền Nam. Chúng ta cần tế nhị trong quan hệ đối xử và kiên nhận theo kiểu “mưa dầm nước lut”.

Suốt cả khóa học, Anh không một lần can thiệp hoặc tỏ ra có quyền chỉ đạo, chỉ thị này khác cho chúng tôi. Nhưng chúng tôi hiểu rằng sự đóng góp của Anh vào thành công của lớp học là rất lớn.

Qua đồng chí thư kí tôi hiểu được thêm về anh Đinh Đức Thiện: Anh tìm mọi cách để hiểu thật nhiều về Sài Gòn, về con người Sài Gòn. Muốn vậy phải đi nhiều, thấy nhiều, tiếp xúc nhiều, nghe nhiều. Phải có người thông thuộc đường phố Sài Gòn đưa đi, và Anh đã chọn anh Năm Nhẫn một lái xe cứu hỏa trước là cảnh sát cũ, lái xe cho Anh. Anh Năm Nhẫn tiếp tục lái xe nhiều năm sau này cho Anh. Đó là một thái độ dám tin người và mạnh bạo dùng người.

Anh tiếp xúc một cách cởi mở với nhiều loại người khác nhau, trong đó có các công chức, trí thức cao cấp cũ. Có số người đã biết nhau trước đây ở miền Bắc, có người đã từng là cán bộ của ta, sau vào miền Nam, lập gia định và làm việc cho chính quyền Sài Gòn. Anh lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và gợi ý về việc tổ chức lớp học tập, nghiên cứu này. Từ sau ngày Sài Gòn được giải phóng, họ đã được nghe và đọc khẩu hiệu “chủ nghĩa Mác - Lênin bách chiến bách thắng muôn năm!”. Họ muốn có dịp hiểu rõ hơn, có hệ thống hơn về vũ khí tư tưởng kì diệu đó. Anh thấy nên đáp ứng nguyện vọng đó, và cũng là một dịp rất tốt cho ta để tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin. Anh trao đổi suy nghĩ với các đồng chí Phạm Văn Đồng, Tố Hữu, Trần Quang Huy, được sự đồng tình ủng hộ.

Tuy không trực tiếp lên lớp, vì còn bận bao nhiêu công việc khác, nhưng Anh vẫn dành thì giờ để tiếp xúc với các học viên ở nhà riêng của Anh hoặc ở nhà của họ, trao đổi việc lớn, việc nhỏ một cách cởi mở, thẳng thắn, có khi họa thơ. Có lần anh Vũ Quốc Thúc (chuyên gia kinh tế có tiếng của chế độ cũ) đến chơi đi chiếc xe đạp mini, anh Thiện nói: “Tôi biết anh còn hai chiếc xe con xịn, cứ mang ra mà dùng, nếu thiếu xăng tôi sẽ giúp giải quyết. Anh đi xe đạp, ngộ nhỡ xảy ra tai nạn tôi mang tiếng”. Nhiều người trong số họ nói với nhau: “Cộng sản mà như anh Bảy Thiện thì chúng tôi chơi liền”.

Xin nói cụ thể thêm một ít về lớp nghiên cứu. Ngoài 29 học viên là cán bộ của Viện Khoa học xã hội miền nam, còn lại 119 học viên nguyên là Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Quốc vụ khanh, dân biểu, linh mục, các giáo sự, luật sư, kiến trúc sư, kĩ sư. Một phần lớn trong số học có bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ ở các trường đại học Âu, Mĩ. Ngoài những người là quan chức cao cấp cũ, có những người thuộc lực lượng thứ ba chống Mĩ - Thiệu nhưng cũng không tán thành chủ nghĩa cộng sản, có người chống Mĩ - Thiệu trong các phong trào đô thị, bị Mĩ - Thiệu bỏ tù, như chị Ngô Bá Thành. Các học viên được chia thành 10 tổ, có tổ trưởng, tổ phó. Cách học là lên lớp nghe giảng, trao đổi, thảo luận ở tổ, sau mỗi phần, có thu hoạch cá nhân. Thời gian của lớp nghiên cứu là 14 tháng, gồm các bộ môn chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, kinh tế chính trị học mácxít. Khi giới thiệu nội dung, có liên hệ với đường lối, phương pháp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cũng như với anh Đinh Đức Thiện, quan hệ giữa anh em giảng viên chúng tôi với các anh, chị học viên rất cởi mở, chân tình, tôn trọng lẫn nhau. Những bản thu hoạch của học viên, những bức thư họ gửi cho tôi khi học xong phần triết học, cho thấy rõ kết quả của lớp nghiên cứu và là một kỉ niệm đẹp trong cuộc đời làm công tác nghiên cứu và giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin của tôi. Kinh nghiệm của lớp nghiên cứu này đã được tôi vận dụng có kết quả sau này, trong khi tổ chức tòa đàm học thuật với các đại biểu của “con đường thứ ba” trong Sài Gòn cũ vàn hất là trong các cuộc hội thảo khoa học có sự tham gia của các linh mục, trí thức công giáo vào dịp Tòa thánh Vaticăng phong thánh tử vì đạo.

Do nhiều hoàn cảnh và lí do khách quan, chủ quan khá phức tạp mà hiện nay việc giảng dạy và tiếp thu Chủ nghĩa Mác - Lênin có phần khó khăn, giảm sút hơn so với trước. Chúng ta đang thực hiện việc chuyển đổi về mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là một sự đổi mới mang ý nghĩa cách mạng sâu sắc, trong đó có sự đổi mới về tư duy bao gồm đổi mới cả về nội dung và phương pháp. Chúng tôi, những người đã từng là giảng viên của lớp nghiên cứu hồi đó, đang hằng ngày cố gắng thực hiện “sự vượt lên chính mình” để nhận thức không lạc hậu với cuộc sống. Tôi chắc nhiều anh, chị em học viên của lớp nghiên cứu cũng đang làm điều đó. Giá như có một cuộc gặp mặt để nói với nhau về những gì diễn ra trong nhận thức của mỗi chúng ta trong gần 20 năm qua thì rất bổ ích và thú vị. Và cũng là một dịp để chùng nhau ôn lại những kỉ niệm trân trọng về một vị tướng cách mạng, một người cộng sản Việt Nam xứng đáng được chúng ta kính trọng về nhân cách, về những đóng góp to lớn vào chiến thắng lịch sử của dân tộc.

Chú thích
(*) Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban khoa học xã hội; nguyên Viện trưởng Viện Triết học Ủy ban khoa học xã hội.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tư, 2013, 10:09:13 am gửi bởi anhquaynop » Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #16 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2013, 09:58:30 am »

CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP CỦA ANH LÀ MỘT TẤM GƯƠNG

Thiếu tướng TÔ KÍ(*)

Ngày 20-1-1977, chúng ta rất bàng hoàng, xúc động nghe một tin mà chắc mọi người chúng ta không bao giờ muốn nghe: đồng chí Đinh Đức Thiện từ trần một cách đột ngột.

Như chúng ta đều biết về con người của đồng chí Đinh Đức Thiện: đó là một công dân, một quân nhân, một tướng lĩnh, một đồng chí cộng sản mẫu mực trong thời đại Hồ Chí Minh.

Đối với Đảng, hết lòng trung thành,
Đối với quân đội, tận tâm phục vụ.

Từ buổi thiếu thời đến lúc vĩnh biệt cõi đời, đồng chí đã biểu lộ là một con người trung thực, hết lòng, hết dạ, tận tâm tận lực lo cho đất nước, bất luận ở cương vị công tác nào, bất luận ở đâu, bất kể khó khăn nào.

Những đức tính cao đẹp đó của đồng chí, dẫu bao nhiêu năm, tháng đã trôi qua, vẫn mãi mãi còn lắng đọng trong tâm trí mọi người. Chúng ta vẫn tưởng nhớ những ngày nào, dưới sự chỉ đạo của đồng chí, quân dân cùng chung lòng chung sức mở đường chiến lược Trường Sơn bảo đảm cho chiến trường có đủ súng các loại, đủ xe, pháo, xăng dầu, khí tài, lương thực, thực phẩm, cung cấp cho bộ đội ăn no đánh thắng.

Đồng chí có công lớn trong việc bảo đảm hậu cần cho cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chúng ta đều hiểu chiến tranh với quân xâm lược Mĩ ác liệt là dường nào, công tác hậu cần nặng nề và khó khăn như thế nào; hậu cần phải đi trước mới đảm bảo cho tác chiến ở miền Nam với quy mô ngày một lớn, nhu cầu ngày một nhiều, chiến tuyến ngày một dài, ngày càng đánh sâu vào sào huyệt của địch. Đồng chí đã hoàn thành được nhiệm vụ vì đã thấm nhuần quan điểm chiến tranh nhân dân, quan điểm hậu cần nhân dân và đã truyền cảm cho các cấp trong toàn ngành, tạo ra mạng lưới hậu cần rộng khắp trên, dưới, ngang, dọc, bảo đảm kịp thời cho tác chiến bất kể với quy mô nào. Nhiều người trong chúng ta còn nhớ câu nói của đồng chí khi mở đầu Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử: “Tôi bảo đảm đủ các loại đạn, nhất là đạn pháo để bắn cho chúng nó khiếp đến ba đời”. Đó là quyết tâm sắt đá của đồng chí, trong việc đảm bảo hậu cần cho chiến dịch toàn thắng.

Sau chiến thắng đế quốc Mĩ, đồng chí được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ chính thức thành lập ngành dầu khí Việt Nam, một công việc rất khó khăn - mọi việc mở đầu đều rất khó - nhất là trong một lĩnh vực ta chưa hề có kinh nghiệm. Đến hôm nay, ngành dầu khí đã đạt được những kết quả to lớn, xứng đáng là một ngành kinh tế mũi nhọn, mà Đảng, Nhà nước và nhân dân hi vọng.

Mấy năm tiếp sau, đồng chí được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Đồng chí đã nêu ra khẩu hiệu: “giao thông phải đi trước, mới phát triển được kinh tế” và “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, vì hệ thống đường sá của nước ta rất lạc hậu, chưa phát triển, lại bị địch đánh phá hỏng nhiều. Nếu chỉ riêng Nhà nước làm thì không thể bảo đảm được. Đó là những phương hướng đúng đắn mà ngày nay chúng ta còn tiếp tục thực hiện.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thời đại Hồ Chí Minh đã sản sinh ra những con người cộng sản, người quân nhân, người tướng lĩnh, người cán bộ cao cấp tuyệt vời. Đồng chí Đinh Đức Thiện là một trong những người đó.

Đứng trước anh linh của đồng chí, chúng tôi là những người cộng sự dưới quyền lãnh đạo của đồng chí, xem cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí là tấm gương để mãi mãi học tập.

Chú thích
(*) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Thành phố Hồ Chí Minh.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #17 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2013, 10:04:44 am »

LỊCH SỬ NGÀNH GANG THÉP MÃI MÃI GHI CÔNG

NGUYỄN HOÀI KHIÊM(*)

Anh Đinh Đức Thiện đã có một thời gắn bó với Khu gang thép Thái Nguyên và để lại những dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm khảm đội ngũ cán bộ, công nhân gang thép chúng tôi.

Sau kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, để thực hiện đường lối công nghiệp hóa đất nước trong thời kì quá độ, Đảng và Nhà nước đã quyết định thành lập khu Gang thép Thái Nguyên. Ngày 4 tháng 6 năm 199, công trường Khu gang thép được thành lập. Đồng chí Đinh Đức Thiện được Trung ương Đảng và Chính phủ chỉ định làm Bí thư Đảng ủy kiêm Chỉ huy trưởng công trường. Và từ ngày đó, đồng chí cùng ập thể lãnh đạo, sát cánh với đội ngũ cán bộ, công nhân viên, vượt qua những thử thách ban đầu, với biết bao công việc phải lo toan của một công trường lớn mà cái vốn để điều hành kinh tế và kĩ thuật lại hầu như chưa có gì. Thế nhưng, chỉ trong khoảng thời gian hơn ba năm, khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên đã hình thành và đã bắt đầu sản xuất được gang.

Ngày 21-6-1962, Bộ Công nghiệp nặng ra quyết định thành lập Công ti Gang thép Thái Nguyên, đồng chí Đinh Đức Thiện được giao nhiệm vụ Giám đốc Công ti.

Sản xuất chưa được bao lâu thì đế quốc Mĩ mở cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Cả nước ở trong tình trạng có chiến tranh. Khu gang thép tạm thời chuyển hướng nhiệm vụ vừa xây dựng, vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu. Một bộ phận cán bộ, công nhân viên lên đường gia nhập bộ đội và phục vụ tiền tuyến. Đồng chí Đinh Đức Thiện cũng có quyết định trở lại quân đội.

Như vậy trong quãng đời hoạt động của mình, đồng chí Đinh Đức Thiện đã có sáu năm cống hiến cho sự ra đời và trưởng thành của khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên.

Sáu năm chỉ là một khoảng thời gian ngắn. Nhưng với đội ngũ cán bộ, công nhân viên Khu gang thép, thì thời gian công tác của đồng chí Đinh Đức Thiện là những năm, tháng sôi động, đầy nhiệt tình, trách nhiệm và tâm huyết với sự nghiệp, với đội ngũ và để lại trong lòng mỗi người những kỉ niệm đẹp đẽ, rất gần gũi, thân thương. Đồng chí Đinh Đức Thiện vừa là người lãnh đạo, người đồng chí, vừa là người anh, người bạn thân thiết của đội ngũ cán bộ, công nhân ở đây.

Đồng chí đã cùng tập thể cán bộ, công nhân viên phải đối mặt với biết bao khó khăn:

- Quy mô công trường lớn, lại ở một vùng đồi núi hoang vu, dân cư thưa thớt, cơ sở hạ tầng hầu như không có gì.

- Cán bộ, công nhân tuy đông, nhưng chưa có kinh nghiệm làm kinh tế, chưa bao giờ tiếp cận với công nghiệp gang thép.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật, phương tiện thì cũng quá ít, phần lớn công việc phải làm thủ công nhưng dụng cụ để làm thủ công cũng không có đủ.

Ấy vậy mà trong những năm công tác ở khu Gang thép, đồng chí Đinh Đức Thiện, với bản lĩnh của người cách mạng, với tác phong của người cán bộ quân đội, đã cùng với tập thể lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, công nhân viên ở đây, khai thác những tiềm năng sẵn có, vượt qua những khó khăn, thử thách, tạo dựng nên những thành quả rất có ý nghĩa cho khu công nghiệp:

- Đó là sau ba năm từ ngày mở đầu với hai vạn cán bộ, công nhân viên, với gần 1.000 xe và máy, hàng vạn tấn vật tư thiết bị được lần lượt đưa về, gần 50 quả đồi với gần 11 triệu m3 đất đá đã được san lấp. Mặt bằng nhà máy đã được hình thành, tạo điều kiện cho hàng loạt công trình đầu tiên của khu công nghiệp gang thép được xây dựng vào những năm sau. Và ngày 29 tháng 11 năm 1963, lò cao số 1 đã cho ra lò mẻ gang đầu tiên trong niềm hân hoan, phấn khởi của cán bộ, công nhân Khu gang thép và đồng bào cả nước.

Với lòng quyết tâm, sớm làm ra thép cho Tổ quốc, ngay trong năm 1964, đồng chí Đinh Đức Thiện đã cùng các lãnh đạo, dồn sức đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thép đầu tiên. Nhưng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ đã ngăn cản việc thực hiện kế hoạch này.

- Đó là những thành quả về xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên. Các anh, chị em được điều động đến khu công nghiệp phần lớn chỉ có lòng nhiệt tình cách mạng, và truyền thống chiến đấu anh dũng, nhưng rất thiếu vốn kiến thức kinh tế, khoa học kĩ thuật, kinh nghiệm và tay nghề. Cho nên, sau khi nhận nhiệm vụ, việc đầu tiên, đồng chí Đinh Đức Thiện quan tâm là phải tìm mọi cách bồi dưỡng cán bộ và công nhân. Trên một nghìn bộ đội chuyển ngành đã được tập trung học văn hóa và kĩ thuật để chuẩn bị cho lớp đào tạo công nhân kĩ thuật xây dựng như hàn, nề, mộc, bê tông, cốt thép… được mở cùng với hàng chục lớp cán bộ quản lí thi công, quản lí sản xuất do chuyên gia hướng dẫn. Như vậy, đến hết năm 1960 đã có trên một vạn cán bộ, công nhân được học tập kĩ thuật, nghiệp vụ.

Kết quả này đã góp phần quan trọng giúp cho đội ngũ cán bộ, công nhân nhanh chóng tiếp thu và làm chủ được những công việc ở công trường xây dựng một khu công nghiệp lớn với dây chuyền công nghệ sản xuất gang, thép. Nhờ đó, đã tạo tiền đề quan trọng cho những bước tiến vững chắc cho khu công nghiệp trong những năm tiếp theo và cho đến ngày nay.

- Cùng với những cống hiến về đào tạo, bồi dưỡng kĩ thuật, nghiệp vụ, đồng chí Đinh Đức Thiện còn để lại những kinh nghiệm quý báu về công tác cán bộ. Với cách nhìn sắc sảo, lấy hiệu quả công việc và phẩm chất làm thước đo, đồng chí cùng tập thể đảng ủy xây dựng được một đội ngũ cán bộ vừa có phẩm chất chính trị tốt, vừa có năng lực chuyên môn, lại được thử thách trong thực tiễn. Ngay từ khâu lựa chọn, đồng chí đã chủ trương dựa vào quần chúng giới thiệu lên. Trong sử dụng, đồng chí chủ trương khai thác tối đa chỗ mạnh của từng người. Đồng chí luôn luôn đòi hỏi cao ở cán bộ dưới quyền. Theo đồng chí, đã là người cán bộ thì phải gương mẫu, phải có năng lực và phẩm chất, có tính quyết đoán, dám chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp dưới, làm việc phải trung thực và hết mình. Đối với cán bộ, người lãnh đạo phải có thái độ khen, chê thưởng phạt rõ ràng, kiên quyết. Đồng chí Đinh Đức Thiện nổi tiếng là người nghiêm khắc đối với cán bộ. Đã có không ít trường hợp, cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, đồng chí đã kí quyết định thi hành kỉ luật ngay sau khi trực tiếp kiểm tra. Ở thời điểm lúc đó, không làm như vậy thì rất khó giữ được ổn định, khó có được một đội ngũ cán bộ, công nhân gang thép gắn bó với sự nghiệp, có tay nghề và tác phong công nghiệp vững vàng như ngày nay.

- Đối với chúng tôi, dấu ấn của đồng chí Đinh Đức Thiện không chỉ ở những cống hiến mà còn ở phẩm chất đạo đức, tác phong và tình cảm với đồng đội, đồng chí.

Đồng chí Đinh Đức Thiện là người có tinh thần trách nhiệm cao, say sưa lăn lộn với công việc, không chịu chùn bước trước khó khăn. Đồng chí rất xông xáo, rất sâu sát thực tế nên thường có mặt ở những công trình trọng điểm, ở những khâu ách tắt để giải quyết.

Với đồng chí, công việc là trên hết, nguyên tắc là trên hết. Trong công việc phải kiên quyết, dứt khoát, không được để tình cảm lấn lướt. Vốn người thắng thắn, nóng tính, thấy cái gì không nên, không phải nói ngay, thậm chí có lúc rất gay gắt, nhưng đồng chí lại rất tình người. Trong đời thường, đồng chí sống chan hòa, tình cảm với anh, chị em cán bộ, công nhân viên, quan tâm tới mọi người, nên càng làm cho anh, chị em gần gũi yêu mến. Đồng chí rất kiên quyết trong xử lí kỉ luật. Nhưng khi đã xử lí rồi, đồng chí thấu hiểu cán bộ sẽ có nhiều tâm tư, đồng chí thường dành thời gian, gần gũi tâm sự, động viên người có lỗi. Khi người bị kỉ luật có tiến bộ, sửa chữa được khuyết điểm, thì đồng chí lại tín nhiệm, giao công tác, sử dụng, theo đúng khả năng và trách nhiệm, không thành kiến. Một số đồng chí, lúc đầu có ý kiến sai về đồng chí Đinh Đức Thiện, cho là độc đoán, gia trưởng, nhưng từ thực tiễn, và với tấm lòng thủy chung, tình người của đồng chí đã giúp họ hiểu đúng hơn, và lại càng yêu mến, kính trọng đồng chí hơn.

Tình cảm thương yêu đồng chí, đồng đội của đồng chí Đinh Đức Thiện đã biểu hiện rõ rệt nhất trong việc đồng chí rất quan tâm đến đời sống cán bộ, công nhân viên. Trong những năm đầu xây dựng, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đồng chí đã chăm lo xây dựng nơi ăn, chốn ở, mua sắm giường chiếu, tổ chức nhà ăn tập thể, nâng cao chất lượng bữa ăn cho cán bộ, công nhân viên. Phong trào tăng gia sản xuất, chăn nuôi, phong trào rèn luyện thân thể, vệ sinh phòng bệnh, phong trào học tập bổ túc văn hóa do đồng chí phát động đã phát triển khá rầm rộ. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ khi về thăm công trường ngày 8-6-1959: Muốn ăn quả thì phải trồng cây”, đồng chí đã phát động toàn công trường trồng cây ở khu vực nhà ở, nơi làm việc, để vừa có bóng mát, vừa có môi trường trong sạch, lại có quả để ăn. Đồng chí cho mua hàng tấn quả nhãn, quả vải… cho mọi người ăn và lấy hạt ươm thành cây để trồng. Kết quả, những năm sau này, cây cối lên xanh tốt ở các khu tập thể, khu làm việc và đường vào nhà máy, hằng năm đã ra hoa kết quả. Khi ăn những quả vải, quả nhãn với hương vị ngọt ngào, chúng tôi lại nhớ đến đồng chí Đinh Đức Thiện, người đã đặt nền móng cho phong trào trồng cây ở khu Gang thép Thái Nguyên.

Trong suốt 37 năm qua, từ những kết quả ban đầu rất có ý nghĩa mà đồng chí Đinh Đức Thiện cùng lớp cán bộ lãnh đạo tiền bối đã tạo dựng được, các thế hệ cán bộ, công nhân gang thép đã nỗ lực vượt qua những khó khăn, thử thách, mất mát, hi sinh để bảo vệ, xây dựng, duy trì và phát triển công nghiệp gang thép. Trải qua 10 năm đổi mới của đất nước, khu Gang thép Thái Nguyên đã không ngừng phát triển, sản lượng hàng năm tăng bình quân 10-15%, năng lực sản xuất từng bước được bổ sung, hiện đại hóa, và đang phấn dấu đến năm 2000 đạt sản lượng 25 vạn tấn thép cán/năm. Đời sống của công nhân, viên chức về vật chất và tinh thần, ngày càng được cải thiện. Trình độ kĩ thuật, nghiệp vụ và quản lí được nâng lên. Hiện nay, toàn công ti có 2.000 cán bộ có trình độ trung, cao cấp kĩ thuật; đang bộ có 2.700 đảng viên, và trên 2.000 đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đội ngũ chúng tôi đang chuẩn bị hành trang để bước vào thời kì phát triển mới, thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Chú thích
(*) Nguyên Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Thái, Bí thư Đảng ủy Công ti gang thép Thái Nguyên.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #18 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2013, 10:07:41 am »

NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG CHO NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM

Tiến sĩ NGUYỄN GIAO(*)

Tôi rất vinh dự thay mặt cho tập thể cán bộ, công nhân viên Liên doanh Dầu khí Vietxopetro, được bày tỏ những tình cảm chân thành, tốt đẹp nhất đối với đồng chí cố Bộ trưởng Dầu khí Đinh Đức Thiện nhân buổi lễ tưởng niệm 10 năm ngày mất của đồng chí.

Thực hiện mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến đi thăm Liên Xô trước đây: xây dựng ở Việt Nam, sau khi đất nước thống nhất, một cơ sở công nghiệp dầu khí như ở Adécbaigian, đồng chí Bộ trưởng Đinh Đức Thiện là một trong những đồng chí lãnh đạo Việt Nam, có công đầu tham gia vào quá trình khởi thảo và hiện thực hóa Hiệp định hợp tác Việt Nam và Liên Xô về thăm dò và khai thác dầu khí tạo thềm lục địa Nam Việt Nam. Trên cương vị Bộ trưởng phụ trách dầu khí, đồng chí Đinh Đức Thiện đã trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng luận chứng kinh tế kĩ thuật, làm cơ sở thành lập Xí nghiệp liên doanh Vietxopetro.

Xí nghiệp liên doanh Vietxopetro được thành lập trong những năm tháng mà đất nước có nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất cho ngành Dầu khí chưa có, đội ngũ cán bộ chuyên môn còn ít. Bộ trưởng Đinh Đức Thiện đã đích thân tổ chức đoàn cán bộ khảo sát các tỉnh phía nam và cuối cùng, xác định lấy Vũng Tầu làm nơi xây dựng cơ sở hạ tầng ban đầu, đặc biệt làm cảng dầu khí cho Xí nghiệp liên doanh Vietxopetro. Dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Đinh Đức Thiện, nhân dân địa phương và các đơn vị quân đội đã tập trung hỗ trợ rất lớn cho việc xây dựng cơ sở cho Xí nghiệp liên doanh. Đồng thời, nhiều đồng chí chỉ huy quân đội được cử sang công tác tại Tổng cục Dầu khí và tập trung chỉ đạo xây dựng các công trình tại Vũng Tàu.

Những công trình hiện có của Liên doanh Vietxopetro đều ghi đậm nét nhưng kỉ niệm sau sắc về Bộ trưởng Đinh Đức Thiện. Cảng dầu khí và căn cứ dịch vụ trên bờ, ngày nay có được là nhờ sự hợp tác đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta với Liên Xô (cũ), đồng thời cũng là công lao của những người lính binh đoàn 318, vừa từ chiến trường trở về, đã bắt tay ngay vào xây dựng cơ sở của Xí nghiệp liên doanh Vietxopetro. Cảng và căn cứ dầu khí Vũng Tầu, có tầm cỡ lớn nhất Việt Nam đã phát huy tác dụng to lớn trong việc làm cơ sở phát triển công tác thăm dò và khai thác các mỏ dầu khí trên biển. Nhờ vậy, chỉ trong vòng hai năm rưỡi, Vietxopetro đã tìm thấy dầu và từ năm 1986, mỏ Bạch Hổ đã được đưa vào khai thác.

Trong 15 năm hoạt động, Xí nghiệp Vietxopetro thu được nhiều thành tựu đáng kể. Sản lượng khai thác dầu khí tăng nhanh qua từng năm và đưa Vietxopetro trở thành cơ sở sản xuất dầu thô lớn nhất Việt Nam. Tính đến tháng 9 năm 1996, tổng số dầu khai thác từ các mỏ của Vietxopetro đạt 40 triệu tấn. Riêng trong giai đoạn 1991 - 1995, Xí nghiệp đã khai thác trên 29 triệu tấn dầu thô; tốc độ tăng trưởng trên 9 triệu tấn và nộp vào ngân sách Nhà nước trên 700 triệu đôla Mĩ.

Kế hoạch khai thác năm 1997, là 9 triệu tấn dầu thô. Dự kiến tháng 10 năm 1997, Vietxopetro sẽ khai thác tấn dầu thứ 50 triệu.

Cùng với việc nâng cao sản lượng dầu, Xí nghiệp đã tập trung đầu tư vào giải quyết vấn đề cung cấp khí đồng hành. Từ năm 1995, khí đã được chuyển vào bờ cho Nhà máy điện Bà Rịa và hiện nay đạt sản lượng gần 1 triệu m3/ngày. Dự kiến trong năm 1997, Xí nghiệp liên doanh sẽ cung cấp vào bờ khoảng 600 m3 khí để đáp ứng nhu cầu của ngành Điện năng.

Tháng 7 năm 1996 vừa qua, tại buổi mít tinh trọng thể kỉ niệm 15 năm ngày thành lập Xí nghiệp liên doanh Vietxopetr, để ôn lại một chặng đường xây dựng và phát triển của cơ sở khai thác dầu đầu tiên ở Việt Nam, các đại biểu và tập thể cán bộ, công nhân viên Việt Nam và Liên bang Nga đã long trọng ghi nhớ công lao to lớn của cố Bộ trưởng Đinh Đức Thiện đối với các Xí nghiệp liên doanh Vietxopetro.

Nhiều năm tháng trôi qua, nhưng trong tâm trí những người cán bộ công nhân làm dầu khí không thể nhòa phai kí ức tốt đẹp về người Bộ trưởng Dầu khí đầu tiên đầy bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với một hoài bão to lớn: chinh phục những tầng vàng đen nằm sâu trong vùng thềm lục địa Việt Nam để phục vụ cho công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.

Đồng chí Bộ trưởng Đinh Đức Thiện là tấm gương sáng ngời cho mọi thế hệ cán bộ, công nhân viên công tác trong Xí nghiệp liên doanh Vietxopetro nói riêng và ngành Dầu khí nói chung.

Chú thích
(*) Tổng Giám đốc Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietxopetro.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #19 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2013, 10:15:14 am »

ANH THIỆN VÀ TÁC CHIẾN

Thiếu tướng HOÀNG DŨNG(*)

Tôi công tác ở Bộ Tông Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam 32 năm, trong đó có 14 năm ở Cục Tác chiến. Tôi đã nhiều lằn được gặp và làm việc với anh Đinh Đức Thiện trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Là Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, những lần đi xuống đơn vị, Anh thường đề nghị Bộ Tổng Tham mưu cho cán bộ tác chiến cùng đi. Anh thường chọn những cán bộ theo dõi hướng, theo dõi chi viện nắm được tình hình chiến trường. Trong thời gian đế quốc Mĩ đánh phá miền Bắc, hằng ngày Anh thường cử cán bộ tham mưu hậu cần sang Cục Tác chiến nắm tình hình địch bắn phá để báo cáo lại. Anh không hỏi về tên những địa điểm địch đánh phá, những quãng đường bị bị hỏng, cầu bị sập… Vì Anh đã nắm được qua nhiều nguồn khác. Anh thường tập trung hỏi sâu về cách đánh của máy bay, tầu chiến địch, lực lượng phòng không, pháo binh của Bộ và Quân khu bố trí ở đó, hỏa lực của dân quân, tự vệ địa phương, những khó khăn của các lực lượng tham gia chiến đấu, số thương vong và thiệt hại của bộ đội và nhân dân…

Một lần nghe báo cáo xong, Anh đều nêu những gợi ý khá cụ thể về cách bố trí lực lượng, đánh lại máy bay và tầu chiến địch và dặn tôi về báo cáo với Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu là Anh đề nghị điều động đơn vị phòng không nào bố trí cố định đơn vị nào cơ động để bảo vệ một mục tiêu, một khu vực hay nhắc nhở các quân khu các tỉnh phải kiểm tra hệ thống báo động, xây dựng hầm hố phòng tránh và sơ tán nhân dân ở các vùng trọng điểm, tổ chức khắc phục hậu quả sau khi địch đánh phá v.v. Hồi đó, ta có nhiều trung đoàn phòng không và đơn vị pháo binh bắn tầu chiến, nhưng Anh vẫn nhớ phiên hiệu từng đơn vị.

Một lần, trong dịp Tết dương lịch, địch ngừng ném bom, tôi được đi cùng Anh vào Quân khu IV, đi ban ngày, theo đường số 1. Nhiều cầu lớn bị đánh hỏng, phải đi đường vòng tránh hoặc lội qua đường ngầm. Khi đến đầu cầu Cẩm Bào, nằm ở giữa ga Yên Lí và huyện lị Diễn Châu, Anh bảo dừng xe lại, xuống xem. Đây là một cây cầu nhỏ, nằm sát đường sắt. Cầu bị địch đánh đi, đánh lại nhiều lần. Cứ mỗi lần cầu bị đánh hỏng, ta sửa lại, máy bay địch lại đến đánh tiếp. Cầu nằm giữa cánh đồng lầy, địa hình rất trống trải, nên rất khó bố trí lực lượng phòng không. Để tránh chiếc cầu này, ta phải làm một con đường vòng rất dài, rất xa, ban đêm phải đi mất cả tiếng đồng hồ xe mới qua được.

Anh đứng ngắm nghía một lúc, rồi nói: “Tức thật, một cái cầu bé tí, vỗ đít một cái có thể nhảy qua, mà nó làm mình khó giữ”, rồi Anh quay lại hỏi tôi: “Cậu có nghĩ đến cách lợi dụng mấy cái toa xe lửa mặt bằng ở ga Yên Lí, cách đây mấy trăm mét không? Bọn này đánh cầu, nhất định phải bổ nhào thật thấp. Ta đưa súng lên toa xe mặt bằng, bố trí lẫn lộn vào đống toa xe bị đánh hỏng trong ga. Khi máy bay địch đến, thì đẩy ra gần cầu, bắn lúc chúng đang bổ nhào thì nhất định ăn. Chỉ cần 12 li 7 hay 14 li 5, nó cũng chết. Đánh vài trận như vậy cho nó sợ đi chứ, nếu không có chữa xong cầu, nó lại đánh hỏng”.

Nhờ gợi ý của anh Thiện, ít lâu sau, với cách bắn trực diện máy bay bổ nhào, dân quân xã Diễn Hồng bằng súng 12 li 7 đã bắn rơi một máy AD-6, ngay gần cầu Cẩm Bào, mở đầu cho phong trào dân quân miền Bắc bắn rơi nhiều máy bay Mĩ.

Tôi cũng được làm việc với anh Thiện trong Chiến dịch Tây Nguyên, tiếp đo là Chiến dịch Hồ Chí Minh. Tuy là Phó Tư lệnh chiến dịch, nhưng ít khi Anh có mặt trong Sở Chỉ huy. Anh thường đi kiểm tra đôn đốc các dv dưới. Chỉ khi nào Bộ Chỉ huy họp bàn những vấn đề quan trọng như quyết tâm sử dụng và bố trí lực lượng, cách đánh…, thì Anh có mặt và tham gia những ý kiến rất cụ thể vè những nội dung đó. Khi nghe Chủ nhiệm Hậu cần Chiến dịch Tây Nguyên báo cáo kế hoạch bảo đảm xong, anh Dũng quay sang nhìn anh Thiện, anh Thiện thủng thẳng nói: “Lo đấy, nhưng quyết tâm đã có, cách đánh nhất định phải thế mới bất ngờ, mới chắc ăn. Tôi sẽ thúc anh em bảo đảm bằng được, sẽ cố gắng để nếu các anh đánh nhanh, thì còn dư để đưa ra chỗ khác. Tôi sẽ làm việc cụ thể với anh em hậu cần chiến dịch, và anh em 559, rồi sẽ báo cáo sau. Thôi tôi đi đây…”. Mọi người trong Sở Chỉ huy đều cười, tuy không ai nói ra, nhưng chắc đều không nghĩ một điều: anh Thiện là con người đã nói có là có, đã làm là làm bằng được. Anh có cách làm, mà nhiều khi người khác chưa kịp nghĩ ra. Mọi người trong Sở Chỉ huy đều yên tâm, tin tưởng ở Anh.

Tôi nhớ trong trận đánh Buôn Ma Thuột, Sư đoàn 316 có một trung đoàn phải vượt đường 14 và sông Sê Rê Pốc để đánh từ phía nam vào. Đây là hướng hiểm yếu, nhưng có nhiều khó khăn. Hôm Sư đoàn thảo luận quyết tâm, và giao nhiệm vụ trên sa bàn, tôi vừa đến nơi đã thấy anh Thiện ngồi giữa các cán bộ Sư đoàn. Anh đã khêu gợi cho nhiều ý kiến cụ thể về cách giữ bí mật, cách vượt đường, vượt sông, cách đưa pháo vào, cách đánh chiếm và giữ các vị trí tiền tiêu của địch thế nào đẻ Trung đoàn đồng loạt tấn công và hợp điểm với các cánh quân khác tại Sư đoàn bộ 23 của địch trong thị xã. Trung đoàn 149 của Sư đoàn 316 ở hướng này, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của trận đánh.

Sáng ngày 30 tháng tư năm 1975, tại Sở chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh, khi lời Dương Văn Minh tuyên bố trên đài phát thanh Sài Gòn yêu cầu ngừng bắn, để trao lại chính quyền cho ta, vừa dứt, thì anh Thiện cùng một lúc với các anh Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng, đều thốt lên một cách kiên quyết: “Không ngừng bắn gì cả, lệnh cho các đơn vị tiếp tục tấn công”. Vừa lúc đó, cũng có lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp điện vào: “Tiếp tục tấn công, buộc địch đầu hàng vô điều kiện”.

Sau khi Dương Văn Minh ra lệnh trên đài cho quân ngụy hạ vũ khí đầu hàng, cả Sở Chỉ huy nhảy lên reo hò mừng thắng lợi. Tôi nhìn thấy anh Thiện nét mặt rạng rỡ. Anh không nói gì cả, miệng cười mà nước mắt chảy trên gò má. Một lúc sau, cả Sở Chỉ huy im lặng nghe anh Dũng chỉ thị những việc phải làm ngay. Anh Dũng nói xong, anh Thiện mới chậm rãi nói: “Bây giờ có chết mới nhắm mắt được”.

Anh Đinh Đức Thiện đi vào cõi vĩnh hằng 10 năm rồi, nhưng nhiều anh em cán bộ Bộ Tổng Tham mưu vẫn nhớ Anh, nhớ hình ảnh của Anh, không phải là vị tướng mặc quân phục oai nghiêm, ngực đeo huân chương mà là một ông già tóc bạc, mặc bộ đồ bà ba màu nâu giả dị, nhưng hiện trong con người chưa đựng một tâm hồn trong sáng, kiên định, táo bạo nhưng đầy thân ái; nhớ những lời nói của Anh chân thành, dí dỏm, dễ hiểu, nhưng ẩn chứa nội dung lí luận, khoa học sâu sắc.

Anh em cán bộ tham mưu chúng tôi luôn coi Anh như một trong những thủ trưởng ngành Tham mưu của mình.

Chú thích
(*) Nguyên Chánh Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM