Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:31:02 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện kể về một gia đình liệt sĩ  (Đọc 64380 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2013, 09:41:24 am »

        Anh Thành vào đặt, trứng cũng không đậu trên đũa. Mọi người nhìn nhau lo lắng. Anh Thành bấm máy liên lạc với Bích Hằng.

        - Hằng ơi! Sao gia đình anh thử trứng đũa mà không đậu?
 
        - Anh cứ bình tĩnh, em đã thắp hương mời, bác ấy sắp lên rồi đấy. Vì lâu ngày mọi người mới đi tìm nên bác ấy còn giận các anh các chị đấy.
 
        - Thế bây giờ phải làm gì?
 
        - Gia đình cứ chuyện trò với bác ấy đi, khi nào nhìn thấy một con nhện là bác ấy lên đấy.
 
        Mọi người quan sát trên mộ nhưng không nhìn thấy con nhện nào cả. Mấy anh chị em quì sụp trước mộ khấn vái. Trong khi chờ đợi, anh Thành tiến sát đến vị trí trung tâm chắp tay kính cẩn khấn rất to, giọng run run xúc động:

        - Hôm nay theo lời chỉ dẫn của nhà ngoại cảm Bích Hằng, các em và các cháu đã đến nghĩa trang này để tìm mộ anh… Trước lúc lâm chung thầy mẹ có dặn lại: “Các con phải tìm bằng được mộ chí, hài cốt các anh để đưa về quê hương bản quán, với ông, bà, tổ tiên… và gia đình… Từ khi anh mất đến nay đã 43 năm, phần thì mải lo công việc, phần thì thiếu thông tin, hôm nay mới có cơ hội đi tìm anh… Anh hãy thứ lỗi cho chúng em… Nếu đúng là Tổ quốc, nhân dân đã đưa anh về đây và đúng là anh của các em ở dưới ngôi mộ này… Anh hãy linh thiêng báo tin hay nhập vào quả trứng, hiện hữu đứng trên đầu đũa để chúng em biết đưa anh về với gia đình tổ tiên…

        Sau lời khấn của anh Thành, không gian như chùng xuống, nặng nề, căng thẳng…

        Trời đổ mưa dày hạt hơn, không gian như tĩnh lặng trước lời cầu khấn chân thành của người em trai. Mọi người ai cũng rưng rưng ngấn lệ nhưng không dám khóc thành tiếng
 
        Giữa lúc mọi người đang sụt sùi thì tiếng chuông điện thoại reo lên.
 
        - Rồi! Bích Hằng gọi lại đây rồi - Anh Thành reo lên và bật loa cho mọi người cùng nghe:   
 
        - Bác ấy lên rồi đấy! Trong đoàn của anh có phụ nữ không? Bác ấy đang đặt tay lên vai cô gái ngồi bên phải anh và hỏi cô này là cô nào?
 
        Mọi người nhận ra chính là cô Mười, cô em út ngồi bên phải anh Thành đang lầm rầm nói chuyện với người dưới mộ. Chị Yến giục:

        - Cô Mười thử đặt trứng lên đũa đi, anh ấy kết cô mà nhập vào trứng đấy.
 
        Với sự thành tâm của người em út chưa hề biết mặt anh trai mình, cô nâng quả trứng trên 2 tay, nhẹ nhàng đặt trên đầu chiếc đũa và cô cất giọng thiết tha:

        - Anh ơi! Nếu đúng là anh Khới - Anh trai của chúng em thì anh hãy nhập vào quả trứng này để chúng em nhận được anh, anh ơi…!
 
        Thật kỳ lạ, khi hai tay cô Mười vừa buông ra, như có nam châm hút lại, quả trứng đứng tăm tắp trên đầu đũa. Mấy anh chị em chúng tôi oà khóc. Cùng lúc, bó hương thắp trên mộ anh cũng bùng cháy mặc dù trời mưa vẫn rơi.
 
        Lúc này mọi người mới để ý nhìn thấy có một con nhện màu vàng đất bò đi bò lại trên dòng chữ “Quân tình nguyện Việt Nam” Chứng kiến sự linh nghiệm đó, đám phụ nữ chúng tôi càng khóc to hơn. Tôi thấy anh Tân và anh Thành hai hàng nước mắt đang lăn dài trên khuôn mặt đã méo đi vì đau xót.
 
        Phải chăng trái tim các anh đang nhói đau, thương cho thân phận người anh trai mình. Anh đã được qui tập về đây gần 20 năm rồi mà chưa một lần được người thân trong gia đình đến hương khói.

        Lúc này trời đã chuyển mây đen báo hiệu sắp có cơn giông lớn. Tôi và chị Yến vội vàng sắp hết các đồ cúng lễ mang theo và bảo các cháu châm thuốc lá mời hết các ngôi mộ xung quanh để các liệt sĩ đang yên nghỉ tại đây cùng chung vui ngày hội ngộ của gia đình chúng tôi.

        Anh Tân, anh Thành vội vào thông báo với các anh quản trang. Họ cũng ra ngay mộ và cùng sững sờ trước hình ảnh đang diễn ra trước mắt. Mọi người còn kinh ngạc hơn khi quan sát quả trứng đứng trên đầu đũa không ở tư thế cân bằng mà còn lệch nghiêng về một bên.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2013, 02:50:31 am »

        Chúng tôi xin số điện thoại liên lạc của nghĩa trang và nhờ các anh quản trang theo dõi giúp về tình hình quả trứng rồi lên xe đi ăn cơm vì trời sắp mưa rất to. Ngồi trong quán vừa tranh thủ ăn vừa tránh mưa. Cơn mưa giông rất to, nước dâng lên ngập hết cả đường đi khiến mọi người cùng nghĩ quả trứng sẽ rơi mất thôi.
 
        Gần hai giờ chiều trời đã ngớt mưa, không nén nổi tò mò, anh Thành đề nghị mọi người quay lại nghĩa trang. Tất cả háo hức lên xe quay lại. Xuống xe, mấy cháu thanh niên đi như chạy về phía ngôi mộ.
 
        Tôi, chị Yến, anh Thành và cô Mười đi giữa, anh Tân đi sau cùng dáng bộ rất đau khổ. Chợt nghe một cháu reo lên: “Quả trứng vẫn đứng nguyên”. Mọi người vội đến gần. Tôi không tin vào mắt mình nữa, quả trứng vẫn đứng trên đầu chiếc đũa bất chấp cơn mưa giông sấm chớp ầm ầm vừa rồi.
 
        Không thấy anh Tân đâu, tôi quay lại thấy anh đang đứng cách đó mấy hàng mộ như hoá đá lặng lẽ quan sát mà không dám lại gần, nét mặt thất thần khó tả.

        Lưu luyến bịn rịn trước mộ khá lâu, gia đình chúng tôi mỗi người một tâm trạng. Ai có nguyện vọng gì thì cũng tranh thủ cầu khấn và xin anh phù hộ cho.
 
        Khi lên xe trở về, mọi người hỏi đùa tôi: Sao đã ra xe còn quay lại xin bác thêm điều gì? Có thể tiết lộ bí mật cho mọi người biết được không?.
 
        Tôi cười không nói nhưng trong lòng cảm thấy rất mãn nguyện vì tấm lòng với các anh và sự quyết tâm tham gia trong chiến dịch đi tìm mộ này của tôi cuối cùng cũng đã có kết quả.
 
        Về quê trong tâm trạng phấn khởi, chúng tôi đều ao ước: Giá như tìm được mộ anh Khới khi thầy con sống, chắc thầy sẽ đỡ đau lòng hơn.

        Bữa cơm chiều diễn ra đầm ấm trong gia đình, mọi người vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ về việc lần đầu tiên chứng kiến việc tìm mộ bằng tâm linh.
 
        Riêng anh Tân vẫn im lặng suy tư. Tôi nghĩ anh là người kỹ càng, cẩn thận nên trong đầu anh vẫn đang có điều nghi vấn.
 
        Ăn cơm xong, tôi thấy anh Tân và anh Thành vừa uống nước vừa thì thầm trao đổi với nhau. Sau đó, anh Thành thông báo với mọi người ngày mai sẽ lại tiếp tục tổ chức đi Nghệ An để thực hiện hai việc: Vào Nghĩa trang quốc tế Anh Sơn và đến thăm gia đình chị Lệ người yêu anh Khới (theo thông tin có được từ cuốn nhật ký anh để lại).
 
        Theo kế hoạch, chủ nhật ngày 13/4/2008, anh Tân, vợ chồng tôi, chú Kiên và chú Minh chồng cô Mười sẽ đi Nghệ An. Anh Tân nói với tôi:

        - Vào nghĩa trang Anh Sơn thì thím nên tranh thủ tìm mộ người cậu ruột hy sinh ở biên giới Việt Lào.
 
        Tôi mừng quá, liên lạc với người cậu út ngoài Nam Định để lấy các thông tin về người cậu đã hy sinh năm 1969. Gia đình biết (thông qua đơn vị cũ) cậu tôi đã được qui tập về nghĩa trang Anh Sơn.
 
        Chị Yến đưa tôi mấy quả trứng gà và mấy chiếc đũa để tôi mang đi thử xem có linh nghiệm không.

        Hôm sau mọi người dậy từ 5 giờ sáng để lên đường. Xe chạy một mạch tới nghĩa trang Anh Sơn lúc 9 giờ. Nhìn bên ngoài, bị che khuất bởi các dãy nhà hai bên đường nên không thấy hết được qui mô của nghĩa trang.
 
        Chúng tôi gửi xe và đi vào sâu bên trong. Lòng chúng tôi càng thấy quặn thắt khi nhận ra nghĩa trang quá rộng. Bạt ngàn các ngôi mộ xếp ngay hàng thẳng lối được chia thành các khu và các lô.

        Chúng tôi vào làm việc với Ban Quản lý nghĩa trang. Sau khi nghe anh Tân trình bày nguyện vọng của gia đình, tôi mới rõ mục đích của anh Tân là ngoài việc tạo điều kiện cho tôi tìm mộ người cậu ruột, anh còn muốn kiểm tra một lần nữa xem có thấy tên anh Khới trong danh sách liệt sĩ hy sinh tại Lào ở nghĩa trang Anh Sơn hay không.
 
        Theo anh Tân, nếu tìm thấy tên anh Khới ở nghĩa trang Anh Sơn thì thật là quá may mắn. Còn nếu không thấy thì một lần nữa khẳng định ngôi mộ số 150 nghĩa trang Hàm Rồng đúng là mộ anh.
 
        Một công đôi việc, trong lúc anh Tân, anh Thành tra sổ tìm tên liệt sĩ theo tỉnh Thanh Hoá, tôi mở sổ tìm danh sách liệt sĩ tỉnh Nam Định. Tôi tra đi tra lại vẫn không thấy tên cậu tôi là: Hoàng Duy Châu, quê Nam Định, hy sinh năm 1969.

        Qua thông tin tôi cung cấp về thời gian đơn vị qui tập ngôi mộ cậu tôi là vào năm 1987, người quản trang cho biết, nếu qui tập về nghĩa trang thời gian ấy thì đều là mộ vô danh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2013, 01:29:01 am »

        Sau khi thắp hương ở đài liệt sĩ cho tất cả những người đã vì nước hy sinh, tôi nhờ anh quản trang dẫn ra khu mộ vô danh qui tập vào năm 1987. Khu mộ này có hai lô, mỗi lô có đến hàng trăm ngôi mộ mà hầu hết là vô danh.
 
        Dựa vào thông tin mà một nhà ngoại cảm đã cung cấp, tôi đi tìm ngôi mộ số 9 hàng thứ 10 để thắp hương. Lúc này anh Tân, anh Thành đã tra sổ xong và thông báo không tìm thấy tên anh Khới trong danh sách liệt sĩ có tên tại nghĩa trang Anh Sơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ngôi mộ số 150 ngoài Hàm Rồng được coi chính xác là ngôi mộ của anh Khới, giải toả nỗi băn khoăn của gia đình chúng tôi.

        Anh Tân, anh Thành động viên tôi thắp hương khấn và đặt trứng đũa mời cậu tôi lên. Tôi khấn và đặt trứng mấy lần đều không đậu. Tôi đã làm như thế ở cả 2 khu đều không được.
Tôi gọi điện ra ngoài Hà Nội thì các dì tôi cho biết: Nếu muốn thử trứng đũa thì người đặt trứng phải là cùng huyết thống (bố mẹ hoặc anh em ruột) hoặc phải là vợ chồng. Tôi là cháu gọi bằng cậu nên sẽ không có linh ứng.
 
        Buồn vì không tìm được mộ cậu, song tôi cũng cảm thấy yên tâm vì dù sao cậu tôi cũng đã được qui tập về Tổ quốc, được yên nghỉ trên mảnh đất Việt Nam thân yêu. Tôi thầm hứa sẽ quay lại đây cùng gia đình khi chúng tôi có thông tin chi tiết hơn về ngôi mộ của cậu.
 
        Rời nghĩa trang khi trời gần trưa, chúng tôi tiếp tục đi Nam Thanh – Nam Đàn để tìm về gia đình chị Lệ theo tên những địa danh có trong cuốn nhật ký anh Khới để lại.

        Trời nắng đẹp, phong cảnh non nước vùng quê hương Bác giống như bức tranh mà tôi còn nhớ trong một câu thơ: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh…, xe chạy qua những cánh đồng lúa đang vào mùa gặt, những cây cầu nho nhỏ chỉ đủ cho chiếc xe con lách qua.

        Theo chỉ dẫn khá tỷ mỷ của chị cán bộ phụ nữ xã chúng tôi đã tìm được đến gia đình chị Chìu. Chị Chìu nay đã 80 tuổi. Chị cho biết chị Lệ lấy chồng và ở quê chồng tại xã Nam Hưng. Năm nay chị Lệ cũng đã 70 tuổi rồi. Thật không may, dịp này chị Lệ không có nhà vì đang đi trông cháu ngoại ở Kỳ Sơn.

        Chúng tôi hỏi thăm chị Chìu về anh Khới thì chị Chìu nhớ và nói ngay: Anh Khới đàn hay lắm. Chồng chị Chìu còn nói thêm: Anh ấy còn giỏi cả tiếng Anh nữa. Ngày xưa đóng quân ở đây anh ấy có dạy văn hoá cho bộ đội.

        Sau khi xin địa chỉ và số điện thoại gia đình nhà chị Lệ, chúng tôi hẹn sẽ quay lại khi chị Lệ đi trông cháu trở về.

        Chúng tôi rời Nghệ An về Thanh Hoá ngay trong chiều hôm đó, trên đường đi mọi người vẫn không ngừng bàn tán sôi nổi về mối tình đẹp của anh chị và mong sớm được quay lại gặp chị để tìm hiểu thêm về đời sống tình cảm của anh trong quãng thời gian trước khi anh sang Lào.
Hôm sau, trên đường đi về Hà Nội chúng tôi lại rẽ vào nghĩa trang Hàm Rồng. Thật kỳ lạ, quả trứng vẫn đứng yên trên đầu đũa sau hơn 3 ngày.

        Không còn cách nào khác là nhờ các anh quản trang trông nom và hàng ngày ra mộ thắp hương, chúng tôi quay trở về với tâm trạng vừa vui vừa lo lắng: Vui vì đã tìm được mộ anh, song lo lắng là có nên đặt bia mộ cho anh hay đưa phần mộ anh về nghĩa trang của gia đình.

        Một sự thật mà khi nói ra có lẽ ít người tin: Quả trứng vẫn đứng im trên đầu đũa tới 12 ngày cho đến khi gia đình tôi quyết định nhờ các anh quản trang đặt bia mộ cho anh.
Vậy là sau hơn 40 năm hy sinh vì Tổ quốc, anh Khới đã được trả lại tên mình trên mộ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2013, 12:14:00 am »


        Đi tìm mộ anh Kiêm

        Sau khi đã xác định được mộ anh Khới, gia đình chúng tôi quyết tâm sẽ tìm mộ anh Bùi Khắc Kiêm.

        Anh Tân đã mở chiến dịch gọi điện hỏi thăm một số người là đồng đội cùng với đơn vị anh Kiêm. Thế nhưng vẫn không nhận được thông tin nào chi tiết để có thể xác định nơi chôn cất khi anh hy sinh.
 
        Tôi và anh Thành vẫn trông chờ vào sự tìm kiếm của nhà ngoại cảm Bích Hằng (ảnh và thông tin chi tiết về anh Kiêm vợ chồng tôi đã đưa cho Bích Hằng ngay sau khi tìm được mộ anh Khới khoảng một tuần).

        Vào chiều ngày 15 tháng 5, đang ở cơ quan làm việc, anh Thành gọi điện hẹn tôi hết giờ làm việc sẽ qua cơ quan đón để cùng đến gặp Bích Hằng nhận thông tin về việc tìm mộ anh Kiêm.
 
        Khoảng 18h00, chúng tôi có mặt tại nhà Bích Hằng. Thông tin Bích Hằng cung cấp cũng chỉ vẻn vẹn có mấy dòng: Bác Kiêm nằm ở nghĩa trang mới huyện Krôngbông - Đắc Lắc, mộ vô danh, vị trí đặc biệt, hàng đầu. Anh Thành đã gạch chân chữ “Đặc biệt” và cứ hỏi đi hỏi lại tại sao gọi là “Đặc biệt”. Bích Hằng đã trả lời không thật sự rõ ràng lắm về câu hỏi này!

        Chúng tôi thông báo về quê. Mọi người bàn ngay đến việc sẽ vào Đắc Lắc tìm mộ anh Kiêm. Tôi và anh Thành gọi điện vào Ngân hàng Đầu tư và phát triển Đắc Lắc - Chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam để hỏi thăm về vị trí cũng như đường đi đến nghĩa trang huyện Krôngbông. Nhận được thông tin hỗ trợ từ anh Mạnh, Giám đốc chi nhánh hứa sẽ cử người dẫn đường khi gia đình vào Đắc Lắc. Chúng tôi vô cùng phấn khởi và chuẩn bị cho chuyến đi xa rất ý nghĩa này.

        Lần này nhiều người trong gia đình cùng muốn đi. Tuy nhiên do đường xá xa xôi nên phải bàn tính đi bao nhiêu người và đi như thế nào cho phù hợp. Đoàn được chia thành 2 nhóm. Do thời gian có hạn nên vợ chồng tôi sẽ đi bằng máy bay từ Hà Nội vào Đắc Lắc.

        Nhóm còn lại tập trung tại quê Thanh Hoá và đi bằng ô tô từ hôm trước. Đoàn đi ô tô có 4 người gồm: Anh Tiềm (đi từ Hải Phòng tập kết về Thanh Hoá để nhập đoàn), vợ chồng anh Tân, cô Mười. Như vậy tổng cộng có 6 người trong gia đình sẽ tham gia đoàn tìm mộ anh Kiêm.

        Hai tốp đi máy bay và ô tô hẹn gặp nhau tại bến xe Đắc Lắc vào 7h00 sáng ngày 29 tháng 5.

        Ngoài ra chúng tôi còn báo cho 2 cháu con chị Thiêm đang làm ăn sinh sống tại Đắc Lắc về chuyến đi tìm mộ. Các cháu cũng hẹn đón chúng tôi trên đường đi để cùng tham gia.

        Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Đắc Lắc đã hỗ trợ rất nhiệt tình cho chúng tôi về phương tiện đi lại và cử người dẫn đường. Xuất phát từ thị xã Buôn Mê Thuột đi Krôngbông, khoảng 9h sáng chúng tôi đã có mặt tại phòng Thương binh xã hội huyện Krôngbông.
 
        Tiếp chúng tôi là một chị cán bộ phòng Thương binh xã hội rất tâm lý và mến khách khiến cả đoàn rất cảm động. Gia đình trình bày lý do và nguyện vọng tìm mộ người anh liệt sĩ đã hy sinh tại khu căn cứ Khuê Ngọc Điền năm 1965 (cách đây 43 năm) và được nhà ngoại cảm Bích Hằng thông tin là đã qui tập vào nghĩa trang của huyện. Chị cán bộ liên lạc ngay với anh Thuỳ - trưởng phòng Thương binh xã hội và đề nghị gia đình chờ ít phút.

        Khoảng 10 phút sau, anh Thuỳ trưởng phòng đã có mặt, mặc dù mắt đang đau phải đeo kính song anh vẫn rất nhiệt tình đưa gia đình chúng tôi ra nghĩa trang.

        Tất cả lên xe đi thêm khoảng 2km nữa thì đến nơi. Nghĩa trang huyện có qui mô nhỏ hơn và cách bố trí cũng khác so với hai nghĩa trang Hàm Rồng và nghĩa trang Anh Sơn. Qua tìm hiểu và khi xác định vị trí ngôi mộ anh Kiêm, chúng tôi đã rõ và tự giải đáp được thắc mắc về 2 từ “đặc biệt” mà Bích Hằng nhắc đi nhắc lại cho chúng tôi khi kể về việc đã gặp và chuyện trò với anh Kiêm: “Ngôi mộ của anh rất đặc biệt và nghĩa trang cũng rất đặc biệt”.

        Vấn đề này lần lượt được lý giải như sau:

        Về sự đặc biệt của nghĩa trang được các anh ở phòng Thương binh xã hội giải thích: Đây là nghĩa trang chôn cất cả liệt sĩ hy sinh từ thời kháng chiến chống pháp và chống Mỹ.

        Sau khi vào nghĩa trang, gia đình chúng tôi rất khó xác định vị trí ngôi mộ theo mô tả của Bích Hằng vì nghĩa trang được bố trí theo chiều ngang. Đài liệt sĩ ở giữa, hướng về ba mặt hai bên cạnh là hai khu mộ liệt sĩ. Phía trước tượng đài là khu đất chờ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2013, 02:51:57 am »

        Nếu đứng chính giữa đài liệt sĩ nhìn sang phía tay trái thì không phải, vì hàng đầu đều là mộ liệt sĩ có danh.

        Anh Thành điện thoại cho Bích Hằng. Nghe anh Thành mô tả vị trí đang tìm kiếm, Bích Hằng nói ngay là không phải, gia đình xác định sai vị trí rồi. Bích Hằng đề nghị tìm sang bên khu đối diện, nghĩa là phải đứng trên đài liệt sĩ nhìn xuống khu mộ thì mộ anh Kiêm là ngôi mộ đầu tiên, hàng đầu bên tay trái.

        Trong khi anh Thành nói chuyện qua điện thoại với Bích Hằng, tôi kéo cô Mười lên đài liệt sĩ thắp hương lần nữa khấn xin các anh phù hộ cho gia đình tôi tìm được mộ anh Kiêm.

        Mọi người di chuyển sang khu mộ bên cạnh và xác định lại vị trí theo đúng mô tả của Bích Hằng thì thấy ngay ngôi mộ đầu tiên phía bên trái mang số 1 và cũng là ngôi mộ duy nhất vô danh trong hàng đầu tiên. Đây đúng là sự “đặc biệt” thứ hai.

        Mọi người mừng rỡ, mang các đồ vật ra để thắp hương khấn vái. Các cháu con chị Thiêm mang hương và thuốc lá thắp hết cho các ngôi mộ xung quanh. Như đã dự định từ trước, chị Yến lại lấy trứng gà và đũa mang từ nhà đi để chuẩn bị thử bằng phương pháp tâm linh.

        Do có kinh nghiệm từ lần tìm mộ anh Khới, lần này mọi người thực hiện các thủ tục không lúng túng mà bài bản hơn. Lần lượt từng người trong gia đình khấn trước mộ để giới thiệu về mình và người được phân công đặt trứng đũa là anh Tiềm. Hai tay anh run run nâng quả trứng đặt trên đầu đũa, anh khóc và khấn rất thành tâm, rõ ràng.

        Khấn xong, anh vừa buông tay ra thì lập tức quả trứng đã đứng yên trên đầu đũa. Tiếng khóc oà lên, mừng mừng tủi tủi, chúng tôi cùng quì sụp trước ngôi mộ mà khóc thương người anh đã hy sinh khi còn quá trẻ.

        Tôi nhìn sang phía anh Thuỳ - trưởng phòng Thương binh xã hội thì thấy anh đang chăm chú quan sát và lấy khăn lau vội nước mắt.
 
        Theo xác nhận của phòng Thương binh xã hội, nghĩa trang này đã quy tập một số liệt sĩ hy sinh từ những năm 60 ở nghĩa trang trong căn cứ Khuê Ngọc Điền về đây. Như vậy là thông tin có cơ sở hoàn toàn trùng hợp với lời kể của một số đồng đội còn sống.

        Theo các đồng đội của anh Kiêm kể lại: Tháng 5 năm 1965 trong một trận đánh, anh Kiêm đã bị thương và được anh em trong đơn vị đưa anh về trạm xá dã chiến của căn cứ Khuê Ngọc Điền cứu chữa. Vì vết thương quá nặng, ba hôm sau anh đã hy sinh tại đây. Đơn vị đã mai táng anh tại nghĩa trang trong khu căn cứ Khuê Ngọc Điền. Điều này cũng hoàn toàn trùng khớp với thông tin từ giấy báo tử của đơn vị.

        Sau khi xong xuôi mọi việc cúng lễ, anh Tân trao đổi với anh Thuỳ - trưởng phòng Thương binh xã hội về thủ tục đặt bia mộ. Anh Thuỳ đã ủng hộ ngay và nói:
- Gia đình cứ yên tâm, chỉ cần để lại thông tin về anh Kiêm là phòng Thương binh xã hội huyện Krôngbông sẽ trực tiếp làm các thủ tục cần thiết để hỗ trợ gia đình.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2013, 12:07:59 am »

        Ngày 27 tháng 7 năm 2008, kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ, gia đình chúng tôi đã nhận tin từ anh Thuỳ thông báo phòng Thương binh xã hội cùng các cháu đã tổ chức lễ đặt bia mộ cho anh Kiêm rất trang trọng tại nghĩa trang của huyện trong niềm thương tiếc, biết ơn của nhân dân địa phương.

       Vậy là gia đình chúng tôi đã thành công lần thứ hai trong việc đi tìm mộ các anh. Cho dù hài cốt các anh chưa đưa về được với quê hương, bản quán. Chúng tôi tạm hài lòng vì đã thực hiện được một phần nguyện vọng của thầy, mẹ tôi trước lúc ra đi.
 
       Từ nay chúng tôi đã có địa chỉ cụ thể để hương khói cho các anh mỗi ngày giỗ Tết. Bằng nén tâm hương thành kính được dâng lên các anh, mong cho linh hồn các anh được siêu thoát ở cõi vĩnh hằng. Tổ quốc, nhân dân, quê hương, gia đình, bạn bè… ghi nhớ công ơn các anh trong niềm tiếc thương vô hạn…
 
       Nghe xong câu chuyện của chị Tuyết, tôi chợt nhận ra mỗi người trong gia đình đều cố gắng góp phần mình vào việc tìm kiếm các anh như tìm kiếm sự thanh thản trong lòng mình. Không chỉ những người thân trong gia đình, những đồng đội như chúng tôi mà cả các anh các chị quản trang, các cán bộ, nhân viên ngành Lao động - thương binh và xã hội đến các nhà ngoại cảm… đều quan tâm rất sâu sắc đến việc tìm kiếm mộ liệt sỹ.
 
       Câu chuyện về nỗi đau mất mát, sự khao khát một cuộc sống hoà bình, sự phấn đấu hy sinh và tình cảm nồng hậu của các thành viên trong gia đình bạn tôi đã khiến tôi không thể không cầm bút.

       Câu chuyện ấy - như một huyền thoại của thời nay - một huyền thoại đẫm nước mắt của khổ đau, hạnh phúc và tình yêu; một huyền thoại bi hùng của một gia đình, của bao gia đình và của cả dân tộc Việt Nam trong chiến tranh - sau chiến tranh.

       Những trang viết cuối cùng, tôi dành cho cuộc hành trình đi tìm kiếm mộ liệt sĩ, như những nén tâm hương để bày tỏ sự tri ân và cảm phục của những người đương thời với thế hệ những người đi trước.

Hà Nội, 25 tháng 11 năm 2008            

(còn fiếp)
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2013, 02:26:32 am »


PHỤ LỤC

ĐỌC CHUYỆN KỂ VỀ MỘT GIA ĐÌNH LIỆT SĨ

        (ĐCSVN) - Ngày 12 tháng 2 vừa qua, tôi được mời dự buổi họp báo giới thiệu cuốn "Chuyện kể về một gia đình liệt sỹ" của Hoàng Liêm do NXB Thanh Niên tổ chức. Trong suốt buổi họp báo tôi đã tự hỏi: Phải chăng đây là cuốn sách đầu tiên viết về một gia đình anh hùng, một gia đình của nhiều liệt sỹ?

        Tôi biết Hoàng Liêm đã có nhiều bài viết trên Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Những trang viết mộc mạc, chân tình về một thời đau thương nhưng vô cùng hào hùng của dân tộc. Trong đó, để lại trong tôi ấn tượng mạnh mẽ và niềm xúc động sâu sắc nhất là bài : "Bùi Khắc Tường - giờ này anh về đâu?".

        Hoàng Liêm là một người may mắn được trở về sau chiến tranh. Anh đau đáu suốt hơn ba mươi năm về những hy sinh, mất mát của những bạn bè cùng ra đi từ trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Thật bất ngờ, thông qua bài: "Bùi Khắc Tường - giờ này anh về đâu?", anh đã thực hiện được lời hẹn với bạn trước khi vào chiến trường: Đến và thắp được một nén hương trên bàn thờ gia đình bạn. Rồi cũng từ đó anh biết thêm nhiều điều về gia đình bạn để cuốn sách "Chuyện kể về một gia đình liệt sĩ " ra đời vào tháng đầu của năm 2009 do Nhà xuất bản Thanh Niên phát hành.

        Bằng cách kể chuyện tâm tình mộc mạc, với kết cấu chặt chẽ, đan xen sinh động giữa hiện tại và quá  khứ bằng trí nhớ tường tận về từng sự kiện, thời gian, quê quán tính cách của từng nhân vật, cuốn sách đã có một sức cuốn hút và gây xúc động mạnh mẽ đối với người đọc.

        Chỉ với trên hai trăm trang sách, Hoàng Liêm đã nêu lên được tầm vóc lớn lao của cuộc chiến đấu chống xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc; sự hy sinh to lớn của bao thế hệ người Việt Nam cho cuộc sống hôm nay. Chúng ta càng thêm tự hào, yêu quý đất nước Việt Nam và càng thêm trân trọng; biết ơn những anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh thân mình vì Tổ quốc.

        Trong cuốn sách, tác giả đã nêu lên được hình ảnh cao đẹp của nhiều lớp người trong quá khứ cũng như hiện tại: Từ những anh hùng liệt sĩ ra đi không có ngày về đến những cựu chiến binh may mắn trở về sau cuộc chiến; lớp người sinh thành và nuôi dạy các liệt sĩ; những người thân của các liệt sĩ, kể cả thế hệ sinh ra và lớn lên sau chiến tranh; chính quyền địa phương và cả bà con ở quê hương liệt sĩ... Tất cả đều thể hiện những phẩm chất cao đẹp, đáng tự hào, những nét nhân văn trong truyền thống dân tộc.

        Các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam được miêu tả trong cuốn sách không chỉ là những người thông minh, lanh.lợi và quả cảm trong chiến đấu, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc và còn là những người tài hoa, yêu đời với những tình cảm trong sáng, những tấm gương về sự kiên trì phấn đấu không mệt mỏi để vươn lên trong cuộc sống.

        Bùi Khắc Khới, người con cả trong gia đình này. Anh thuộc lớp chiến sĩ đã từng tham gia cả hai cuộc chiến tranh giải phóng của dân tộc. Do hoàn cảnh lúc  bấy giờ, anh không được học nhiều, nhưng qua nhật kí của anh, ta thấy anh là người đa tài, hiểu biết khá sâu về nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Anh có tình cảm trong sáng và có một tuổi trẻ đáng khâm phục, đầy hy sinh cống hiến cho quân đội nói chung và bộ đội biên phòng nói riêng. Anh đã hy sinh tuổi trẻ và tình yêu sôi nổi của mình cho sự nghiệp giải phóng đất nước và tình đoàn kết chiến đấu keo sơn Việt - Lào.

        Bùi Khắc Kiêm - Chàng trai chân chất là con trai thứ hai của gia đình. Anh đã vui vẻ lên đường nhập ngữ mặc dù mới xây dựng gia đình được hơn một tháng. Anh đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự nhưng vì cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã bước vào thời kì khốc hệt, anh tiếp tục phục vụ tại ngũ và ra chiến trường. Trong một trận đánh năm 1965, anh bị thương nặng và đã anh dũng hy sinh tại chiến trường Tây Nguyên. 

        Liệt sĩ Lê Thị Vượng, vợ của anh Bùi Khắc Kiêm. Chị đã nén lòng động viên chồng lên đường nhập ngũ, tích cực tham gia mọi công tác ở địa phương: Bí thư chi đoàn thôn, ủy viên Ban chấp hành xã Đoàn, Trung đội trưởng nữ dân quân. Khi máy bay địch đánh phá quê hương, chị đã tự nguyện tham gia chiến đấu cùng các chiến sĩ quân đội và anh dũng hy sinh khi mà sự mất còn của chồng vẫn chưa được khẳng định. Chỉ bấy nhiêu thôi tôi đã thấy chị xứng đáng là một nữ anh hùng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2013, 02:07:03 am »

        Đặc biệt Bùi Khắc Tường liệt sĩ thứ tư của gia đình, nguyên là sinh viên năm thứ ba khoa Sinh trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Anh thuộc lớp thanh niên được học hành chu đáo, tương lai đầy triển vọng. Gia đình đã có ba anh, chị là liệt sĩ, anh hoàn toàn có thể được ở lại tiếp tục học hành để hoàn thiện học vấn của mình. Thế nhưng anh đã giấu gia đình và địa phương, lên đường nhập ngũ để tham gia giai đoạn cuối của cuộc chiến, đóng góp sức mình vào công cuộc giải phóng đất nước. Anh đã anh dũng hy sinh trong vòng tay đồng đội, khi thắng lợi của cuộc kháng chiến đang đến rất gần.

        Một gia đình có tới bốn người con hy sinh cho cuộc chiến tranh chống xâm lược. Nỗi đau lớn nhất là nỗi đau của những bậc sinh thành. Hoàng Liêm đã kể lại một cách chân thực và xúc động sự đau đớn và phẩm chất cao đẹp của song thân bốn liệt sĩ - Nhà giáo Bùi Khắc Tráng và bà mẹ Việt Nam anh hùng Lâm Thị Lam. Hình ảnh hai ông bà mang những nét điển hình, tiêu biểu cho nhiều bậc cha, mẹ các anh hùng liệt sĩ trên khắp đất nước này

        Là một nhà giáo, Cụ Bùi Khắc Tráng rất quan tâm đến việc dạy các con. Cụ là người cầm tay uốn nắn các con trong từng nét chữ đầu đời. Khi con khôn lớn, Cụ dạy các anh, các chị phải lấy chữ Nhân làm đầu. Trong hai năm 1966 - 1967, liên tiếp gia đình nhận tin báo tử của con trai trưởng và con dâu. Năm 1970, địa phương báo tử liệt sĩ Kiêm. Sau ngày giải phóng, lại một lần nữa nhận tin báo tử của Bùi Khắc Tường - Liệt sĩ thứ tư của gia đình, Cụ đã vững vàng nén nỗi đau để vực cả gia đình đứng dậy. Cụ thật sự là trụ cột của gia đình trước những nỗi đau quá lớn. 

        Mẹ Việt Nam anh hùng Lâm Thị Lam - Một người phụ nữ phải chịu quá nhiều nỗi đau xót lớn lao về sự ra đi của các con mình. Cụ chưa kịp nguôi nỗi đau về sự hy  sinh của đứa con trước thì đã ập tới tin buồn về sự ra đi của đứa con sau đến nỗi có nhũng lúc tưởng cụ không thể đứng dậy được nữa. Thế nhưng cũng như nhiều bà mẹ Việt Nam khác, cụ đã nén được nỗi đau, không hề một lần ngăn cản con lên đường cứu nước. Cụ hiểu rõ chí hướng của các chàng trai khi đất nước đứng trước họa xâm lược.

        Chúng ta không thể kìm nén sự xúc động khi Hoàng Liêm miêu tả hình ảnh sau ngày chiến thắng, hằng ngày bà mẹ đi ra đường, cứ thấy bóng dáng anh bộ đội nào lại níu lấy để hỏi có gặp con tôi không, bao giờ nó về? Đến nỗi có lần mẹ lả đi, anh bộ đội phải hỏi đường lũ trẻ trong làng để cõng mẹ về nhà.

        Trong tâm trạng bồi hồi, Hoàng Liêm đã nhớ về mẹ mình và so sánh đầy xúc động : "Mẹ tôi có bốn lần tiễn con lên đường ra trận, nhưng cũng là người may mắn có được niềm vui bốn lần đón các con từ mặt trận trở về.... Còn người mẹ anh hùng mà chúng tôi đang thẩm tạ lỗi đây, mẹ chỉ hai lần được tiễn con ra trận mà đã phải tới bốn lần nhận giấy báo tử những đứa con yêu. Đau lắm! Còn nỗi đau nào... đau hơn thế?". Có lẽ chỉ một sự so sánh như vậy đã đủ nói lên sâu sắc nỗi đau của lòng mẹ.

        Một hình ảnh khác cũng đẩy xúc động về một bà mẹ tiễn con lên đường ra trận được Hoàng Liêm miêu tả trong hoài niệm của mình về ba mươi lăm năm trước khi trên đường về quê bạn qua ga Thường Tín: "Vậy mà chiều ấy, khi đoàn tàu chuyển bánh, cả đoàn chúng tôi cùng chứng kiến một hình ảnh mà đến tận bây giờ không ai có thể quên được. Trong bóng chiều, mưa lâm thâm, đoàn tàu quân sự dần tăng tốc, mang theo những chàng trai trẻ tiến về Nam. Trên sân ga, những bàn tay và những chiếc khăn vẫy, vẫy! Vượt trên những chiếc khăn, vượt trên những bàn tay, chúng tôi thấy một bà mẹ vượt lên phía trước. Mẹ chạy theo đoàn tàu mà không hề biết đến gạch đá dưới chân mình. Bóng mẹ già chới với trong chiều mưa của cái ngày đưa tiễn ấy, cứ ám ảnh chúng tôi suốt cả cuộc đời"...

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2013, 05:02:26 am »

        Qua cuốn sách, chúng ta cũng thấy những đồng đội trở về sau cuộc chiến. Những Nguyễn Lâm, Nguyễn Chu Chân, Trần Anh Phương, Võ Minh, Vũ Kiệm...  Những người trong Hội cựu chiến binh của E271 đầy nghĩa tình, đã quá nửa đời người vẫn không phút nào quên những đồng đội không trở về sau chiến thắng và thực hiện nhũng hẹn ước với họ.

        Mặc dù bận nhiều công việc, hoàn cảnh mỗi người cũng đầy khó khăn, các anh vẫn làm hết sức mình để tìm được người thân các liệt sĩ, giúp gia đình các liệt sĩ tìm nơi các anh yên nghỉ để đưa các anh về quê hương của mình. Các anh đã thay mặt. đồng đội hết lòng chăm sóc người thân của liệt sĩ khi gặp khó khăn trong cuộc sống đời thường - như đối với gia đình liệt sĩ Nguyễn Quốc Khải. Những việc các anh làm đầy nghĩa tình và thật cảm động, thật đáng khâm phục.

        Tác giả cũng đã nói về những người thân của các liệt sĩ, đặc biệt là gia đình họ Bùi Khắc như các anh Tiềm, anh Tân, anh Thành, chị Yến, chị Tuyết... - Những người đã học và làm thay cho cả các liệt sĩ trong gia đình mình, họ luôn có ý chí vươn lên trong cuộc sống. Các anh, các chị đều tốt nghiệp đại học, hiểu biết sâu rộng và hiện đang có những đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

        Đặc biệt các anh, các chị đều không bao giờ quên những người đã khuất. Các anh, các chị vẫn làm mọi việc cần thiết để có nhiều thông tin về những người  thân của mình đã chiến đấu, hy sinh ngoài chiến trường; Hết lòng quý trọng, kính yêu những đồng đội của anh, em mình. Sống như vậy là biết tri ân những người đã hy sinh vì Tổ quốc, biết tự hào về những người đã làm vẻ vang cho gia đình, cho dòng họ cho đất nước.

        Tác giả cũng không quên nhắc đến thế hệ thứ ba đã trưởng thành - Lớp người sinh ra và lớn lên trong hòa bình nhưng những hình ảnh về cuộc chiến tranh trong lịch sử vẫn in đậm nét trong tâm trí của họ.

        Tác giả nêu rõ sự cảm phục, trân trọng của thế hệ này đối với những hy sinh mất mát nói chung của đất nước và của chính gia đình mình cho cuộc sống hôm nay. Họ cũng thấy rõ trách, nhiệm của thế hệ mình đối với đất nước.

        Mặc dù cuốn sách chỉ kể về một gia đình liệt sĩ cụ thể của dòng họ Bùi Khắc ở thôn Hố Nam, xã Tân Dân, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa nhưng tính khái quát rất cao bởi trên đất nước này có biết bao nhiêu gia đình có con em là liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh chống xâm lược.  Mọi gia đình đều có thể thấy hình bóng của gia đình mình, làng quê mình, những người thân của mình qua cuốn sách này. Những người đã tham gia chiến đấu cũng có thể tìm thấy những kỷ niệm của mình qua cuốn sách. Chính vì thế, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn đã rất có lí khi viết lời giới thiệu cuốn sách: "Tôi ngờ rằng nhiều bạn đọc, sau khi đọc cuốn sách này của anh Hoàng Liêm, sẽ tìm đến những kỷ niệm chiến tranh của bản thân mình và bè bạn mình. Nếu những gì chúng ta âm thầm làm hằng ngày được ghi lại trên trang sách thì những người đã hy sinh hôm qua cũng thấy như được an ủỉ".

        Cảm ơn Hoàng Liêm đã đem đến cho chúng ta món quà đầu xuân đầy tình nghĩa này. Tôi tin rằng cuốn sách sẽ được đông đảo bạn đọc đón nhận.

         
Nguyễn Đức Hy               
(Chí hội người cao tuổi phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội)               
Logged

Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #89 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2013, 11:24:04 am »

        Anh Thành vào đặt, trứng cũng không đậu trên đũa. Mọi người nhìn nhau lo lắng. Anh Thành bấm máy liên lạc với Bích Hằng.

        - Hằng ơi! Sao gia đình anh thử trứng đũa mà không đậu?
 
        - Anh cứ bình tĩnh, em đã thắp hương mời, bác ấy sắp lên rồi đấy. Vì lâu ngày mọi người mới đi tìm nên bác ấy còn giận các anh các chị đấy.
 
        - Thế bây giờ phải làm gì?
 
        - Gia đình cứ chuyện trò với bác ấy đi, khi nào nhìn thấy một con nhện là bác ấy lên đấy.
 
        Mọi người quan sát trên mộ nhưng không nhìn thấy con nhện nào cả. Mấy anh chị em quì sụp trước mộ khấn vái. Trong khi chờ đợi, anh Thành tiến sát đến vị trí trung tâm chắp tay kính cẩn khấn rất to, giọng run run xúc động:

        - Hôm nay theo lời chỉ dẫn của nhà ngoại cảm Bích Hằng, các em và các cháu đã đến nghĩa trang này để tìm mộ anh… Trước lúc lâm chung thầy mẹ có dặn lại: “Các con phải tìm bằng được mộ chí, hài cốt các anh để đưa về quê hương bản quán, với ông, bà, tổ tiên… và gia đình… Từ khi anh mất đến nay đã 43 năm, phần thì mải lo công việc, phần thì thiếu thông tin, hôm nay mới có cơ hội đi tìm anh… Anh hãy thứ lỗi cho chúng em… Nếu đúng là Tổ quốc, nhân dân đã đưa anh về đây và đúng là anh của các em ở dưới ngôi mộ này… Anh hãy linh thiêng báo tin hay nhập vào quả trứng, hiện hữu đứng trên đầu đũa để chúng em biết đưa anh về với gia đình tổ tiên…

        Sau lời khấn của anh Thành, không gian như chùng xuống, nặng nề, căng thẳng…

        Trời đổ mưa dày hạt hơn, không gian như tĩnh lặng trước lời cầu khấn chân thành của người em trai. Mọi người ai cũng rưng rưng ngấn lệ nhưng không dám khóc thành tiếng
 
        Giữa lúc mọi người đang sụt sùi thì tiếng chuông điện thoại reo lên.
 
        - Rồi! Bích Hằng gọi lại đây rồi - Anh Thành reo lên và bật loa cho mọi người cùng nghe:   
 
        - Bác ấy lên rồi đấy! Trong đoàn của anh có phụ nữ không? Bác ấy đang đặt tay lên vai cô gái ngồi bên phải anh và hỏi cô này là cô nào?
 
        Mọi người nhận ra chính là cô Mười, cô em út ngồi bên phải anh Thành đang lầm rầm nói chuyện với người dưới mộ. Chị Yến giục:

        - Cô Mười thử đặt trứng lên đũa đi, anh ấy kết cô mà nhập vào trứng đấy.
 
        Với sự thành tâm của người em út chưa hề biết mặt anh trai mình, cô nâng quả trứng trên 2 tay, nhẹ nhàng đặt trên đầu chiếc đũa và cô cất giọng thiết tha:

        - Anh ơi! Nếu đúng là anh Khới - Anh trai của chúng em thì anh hãy nhập vào quả trứng này để chúng em nhận được anh, anh ơi…!
 
        Thật kỳ lạ, khi hai tay cô Mười vừa buông ra, như có nam châm hút lại, quả trứng đứng tăm tắp trên đầu đũa. Mấy anh chị em chúng tôi oà khóc. Cùng lúc, bó hương thắp trên mộ anh cũng bùng cháy mặc dù trời mưa vẫn rơi.
 
        Lúc này mọi người mới để ý nhìn thấy có một con nhện màu vàng đất bò đi bò lại trên dòng chữ “Quân tình nguyện Việt Nam” Chứng kiến sự linh nghiệm đó, đám phụ nữ chúng tôi càng khóc to hơn. Tôi thấy anh Tân và anh Thành hai hàng nước mắt đang lăn dài trên khuôn mặt đã méo đi vì đau xót.
 
        Phải chăng trái tim các anh đang nhói đau, thương cho thân phận người anh trai mình. Anh đã được qui tập về đây gần 20 năm rồi mà chưa một lần được người thân trong gia đình đến hương khói.

        Lúc này trời đã chuyển mây đen báo hiệu sắp có cơn giông lớn. Tôi và chị Yến vội vàng sắp hết các đồ cúng lễ mang theo và bảo các cháu châm thuốc lá mời hết các ngôi mộ xung quanh để các liệt sĩ đang yên nghỉ tại đây cùng chung vui ngày hội ngộ của gia đình chúng tôi.

        Anh Tân, anh Thành vội vào thông báo với các anh quản trang. Họ cũng ra ngay mộ và cùng sững sờ trước hình ảnh đang diễn ra trước mắt. Mọi người còn kinh ngạc hơn khi quan sát quả trứng đứng trên đầu đũa không ở tư thế cân bằng mà còn lệch nghiêng về một bên.


   Chào @ Giangtvx

Rất xúc động khi đọc bài Chuyện kể...  Gia đình tôi cũng có chuyện đi tìm hài cốt người anh ( anh vợ ) liệt sĩ hy sinh năm 1967 ở xã Kroong huyện Kbang tỉnh Gia lai chính quê anh hùng Núp, người dẫn chúng tôi vào rừng nơi trạm xá cũ của đ/v anh lúc hy sinh đc chôn ở chân đồi, ven suối ... ngày xưa ông là liên lạc của đôi du kích do ông Núp chỉ huy.

 Gia đình chúng tôi từ quê hương Lô giang Đông hưng Thái bình nơi sinh ra của LS lên đường, chúng tôi làm rất kỹ và đủ thủ tục về tâm linh, khấn vái, kêu cầu theo chỉ dẫn của nhà ngoại cảm Cậu Nguyện ở C8 khu TT kim liên Hn và lời kể của đ/đôi người chôn anh . Ông chỉ nhớ đc nơi chôn là chân đồi, ven suối cạnh bệnh xá dã chiến giữa rừng còn đường vào thì mấy chục năm khg quay lại mà ngày xưa từ bắc vào toàn đg rừng nay ông chịu chẳng biết đg mô. Đường hướng, tọa độ gđinh tôi phải nhờ đến nhà ngoại cảm...

... sau nhiều gian nan chúng tôi cũng tìm đc anh . Có 2 điều mà gđình tôi giống câu chuyện của gđinh LS bạn kể là :

 Tại khu vực có các anh đang nằm tìm mãi khg có kết quả... sau nhớ ra làm thủ tục hương khói, vàng mã kêu xin : Thần linh , thổ địa, thần rừng nơi đấy và sau kêu , gọi tâm tư cùng anh LS thì bất ngờ thấy đc mộ ngay cái nơi mà mình bất ngờ nhất. Nơi mình quá mệt mỏi thất vọng và hạ cái balo đồ đoàn, vàng mã quần áo, dép cao su đúc... mang từ HN vao cho anh ( Vào giữa rừng chg tôi mất sóng đt khg liên lạc đc với nhà ngoại cảm nên khg cón sự chỉ dẫn )
 Khi thấy mộ khg bia, khg dấu tích gì chgs tôi đã làm phép thử : Quả trứng , trên cây đũa . Trứng thì mua ở dân xã Kroong, đũa phải mang từ cũ đang dùng ở nhà.

Chúng tôi gặp may , ngay từ lần thử đầu tiên do em trai LS là anh vợ tôi Vũ hồng Quân kêu cầu , khấn khứa là đc ngay Quả trứng đứng im trên cây đũa . Sau ít giây ngỡ ngàng, bàng hoàng anh em chúng tôi khóc rống cả lên anh ơi anh hỡi mấy ông người dan tộc đi theo dẫn đường và giúp chúng tôi sợ quá chạy dạt đi hết. Tôi phải đi tìm và dỗ mãi họ mới quay lại giúp chúng tôi đào bới và đeo anh ra khỏi rừng, về bản tôi hỏi thì họ bảo : Chúng tao thì sợ Ma còn chúng mày là Phù thủy...
 Sau đấy để tiến hành đào bới tìm kiếm hài cốt Tôi tự tay nhấc quả trứng ra khỏi cây đũa thì thấy đúng là như có 1 lực hút rất mạnh từ quả trứng và cây đũa. Sau đó tôi có thử khấn và đật lại nhưng quả trứng khg đứng trên cây đũa nữa. Đúng là hiện tượng này chỉ xẩy ra với những người cùng huyết thống hoặc cùng gien di truyền Còn mình là Rể chắc chỉ là Khách...

 Chuyện dài mà nhiều cái lạ lắm bạn ạ nhưng tôi ngộ ra là muốn làm đc việc này thì :

NGười đi tìm hài cốt dù là ai cũng phải thật tận tâm có hiểu biết ít nhiều và có khả năng sử lý đc tình hình, tình thế khi xẩy ra sự cố phát sinh...
Người đc tìm cũng phải có ý nguyện trở về với quê hương , gia đình người thân thì công việc mới thuân và có kết quả.

Xin gửi mấy tấm ảnh để moi người xem công việc của anh em tôi.



Em trai LS Vũ văn Bích     anh Vũ hồng quân với quả trứng và cây đũa trên mộ



Em trai và em rể ZBC bên mộ anh Bích



Hài cốt của anh đc bê lên trong tấm  tăng bọc chôn anh khi xưa đúng như lời kể lại của anh Quýnh người đ/đôi đã chôn anh mình trong còn cả màn tuyn, khuy áo , giây cao su là quai dép cao su dự phòng của người lính Nói chung những cái gì là đồ nhựa, ny lon thì còn chứ xương cốt thì chả còn đc bao nhiêu...

 
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM