Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:22:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Góc nhìn của lính chiến  (Đọc 28260 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2013, 08:54:36 pm »

                  Chào bác Xoan .
                  Tư tưởng của cha ông ta ,lấy đại nghĩa thắng hung tàn ,lấy trí nhân thay cường bạo ,lấy đức hiếu sinh là bài học nhân nghĩa ở đời em biết .Bác có tin em tin em thuộc làu làu cả Hịch tướng sĩ và  Cáo bình ngô không .Còn chuyện Kiều cũng được gần một phần ba .Nên bác cứ bình tĩnh viết bài ,trong tư tưởng của chung của CCB và trên nội dung quan điểm nhà nước .Các bạn đọc luôn quan tâm lắng nghe,có nhiều vấn đề nói ra lúc này vẫn còn là mới mẻ ,xin bác lưu ý .Ví như bắt người ta nuốt cả một cốc muối chẳng ai nuốt nổi ,nhưng mỗi ngày vài hạt chắc cũng ăn hết cốc muối đó. Mọi chuyện cần có thời gian và lý lẽ thuyết phục .Bác cũng nên tránh các vấn đề nhạy cảm .
                  Bạn đọc chờ đợi bài viết mới ,tinh thần mới của bác .CHÚC SỨC KHỎE BÁC
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #21 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2013, 08:56:03 pm »



    Xong nhé, Huong HN76  và bạn đọc ơi - mình đã trả lời bạn rồi nhé; chỉ sợ bị đóng cửa trang mạng không kịp trả lời lại bảo cái ông ba sạo dám nói dính quan hệ với lính Mỹ ở vùng đất Quảng. Quan điểm mỗi người mỗi khác, ý này ý kia, ta chọn lọc cái tốt cái hay để đọc, để biết thêm có gì đâu mà vội vã quy kết anh em chứ, sai thì vỗ vai nhau bảo sửa, đừng lôi cái này cái kia của họ ra nói buồn chết đi được...cái số Xuanxoan là vậy.
 
    Chỉ mong bạn đọc cùng suy ngẫm những bài viết của xuanxoan có phải phản động không nhé. Mình gửi cấp tập cho biết những bài này đã viết trước khi có phản ứng của các đồng đội khi tôi nói về quan hệ với Mỹ - những bài viết này được viết từ câu hỏi của Huong HN76.

    Cám ơn Huong HN76 vì câu hỏi của bạn và tôi trả lời đã làm nổi sóng trang mạng. Giờ mình yên tâm vì đã đăng xong trả lời để tạm nghỉ, để suy ngẫm cái sai, cái đúng của những bài mình viết.
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #22 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2013, 05:54:12 pm »

Xin lỗi, nhầm.
Logged

Nhật ký Viết lại
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #23 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2013, 08:44:43 am »

                                
                                
GẶP NHAU TUỔI 60, NGÓ NHƯ TUỔI HAI MƯƠI
 

       Một chuyến đi Bắc có lịch trình, nhưng vẫn chưa có duyên ngồi ở 19C Ngọc Hà cùng các chiến hữu trang “một thời máu và hoa” vì …không đúng “giờ G” chiều thứ 7 hàng tuần.

       Tính khí dân “kẻ chợ” 42 năm trước không bỏ được, nên gần trưa ngày 2/9, xuanxoan vẫn dẫn liên quân 10D Thường Tín gồm các chiến binh ở các mặt trận Bình Trị Thiên khói lửa, lính Tây nguyên “đít mốc”, cả đặc công rừng sác cùng các cựu sĩ quan viện vật lý của Bộ Quốc phòng định chiếm lĩnh điểm cao 19C. Rất tiếc, dù chọn thời điểm đúng là các anh lính MVH bỏ ngỏ trận địa đấy nhưng chưa trúng có thể do trinh sát chủ quan, điều nghiên thực địa không tính tới thiên thời, địa lợi, nhân hòa của Hà Nội ở thời điểm ngày 2 tháng 9. Vì vậy, liên quân !0D đã bị dòng người (được cảnh sát bảo vệ) cuồn cuộn, liên tục đi viếng Lăng không dứt đã không cho phép chúng tôi thực hiện tiếp cận 19C. ý đồ dùng đặc công mở cửa mở vào trong cắm cờ không thành. Đành chấp nhận chuyển phương án II không đánh vào trung tâm 19 C nữa, rút ra ngoại ô chờ thời cơ khác.


      Ảnh: Chuyển phương án không đánh chiếm cao điểm 19C, đang ngồi chờ dồn binh ở góc phố nhỏ

« Sửa lần cuối: 20 Tháng Chín, 2013, 07:46:18 pm gửi bởi xuanxoan » Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #24 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2013, 07:43:43 pm »

        
       60 năm (tiếp)

       Sau 42 năm, những người lính 4.9.71 chia tay nhau ở binh trạm Trường Sơn, kẻ vào Trung đoàn 9, người đi Trung đoàn 19…cứ thế, dù ở cùng sư đoàn, ở cùng mặt trận Nam Lào với nhau, nhưng có bao giờ gặp nhau đâu.

       Tháng 5/72 người ở lại giữ cao nguyên Bô lô ven tung tăng đi bắn hổ lấy xương nấu cao, kẻ xuống đồng bằng Không sê đôn lội na (ruộng), cùng Pha thét Lào chống càn giữ vùng giải phóng, quần nhau với lính đặc nhiệm Thái liên tục 3 tháng mùa mưa, lính với quan, quan với lính “ngót”  hơn 2/3; địch - ta thấy nhau lắc đầu ra hiệu, ý chẳng muốn bắn nhau nữa, đường ai nấy đi. Tháng 10/72 đơn vị mình quay về cùng hợp lực E9 của  "nó" cùng đánh địch có ý đồ nống ra cắt đường dây 559.

       Trận ở sân bay xalavan, không biết “nó” có bắn nhầm mình không, mình đang leo cây gỡ dây trời 2W…bùm, một phát pháo, ngọn cây gẫy gục, mình té xuống, xém làm ma đất Lào, chưa kịp hỏi Trọng C6 có phải đơn vị mày bắn nhầm tao không đấy?.



Sau 42 năm, xuanxoan cùng trọng C6 gặp nhau trong ngày kỷ niệm cùng nhập ngũ.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Chín, 2013, 07:51:52 pm gửi bởi xuanxoan » Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #25 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2013, 08:06:28 pm »

     
      60 năm (tiếp)

      Về Miền Nam, tháng 12/1974, trung đoàn mình nhận trận địa của sư 320 ở Bắc Tây Nguyên, nhưng hỏi ra lại chính là nhận bàn giao trận địa của đơn vị Trọng C6 Trung đoàn 9. Còn Trọng C6 cùng trung đoàn 9 tiếp tục được tăng cường nằm tronmg đội hình sư 320 đón lõng địch ở đường 14 ở EaHLeo (bắc Cẩm Ga) nơi vừa vị trận lụt do ông trời đổ nước và chủ yếu do người ta mở xả lũ hại.

      Trận đánh ngày 5/3 ở Thuần Mẫn, Trung đoàn 9 đánh chặn 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 53 của VNCH cùng 14 xe địch hành quân về Buôn Ma Thuột; E9 đã bắn cháy 8 xe, có 2 xe tăng thiết giáp, thu 2 pháo 105, buộc địch phải quay lại Pleiku.

      Đời người, các cụ nói có duyên mà không gặp cũng có một ý này là vậy, anh em cứ đuổi bóng nhau hoài, khi đánh xuống đồng bằng đơn vị Trọng C6 đánh trận Đồng dù, tiến sâu vào Sài Gòn. Còn trung đoàn 19 mình dừng chân ở quân cảng Cam Ranh, ra biển đông đánh chiếm một đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

      Giải phóng rồi, ta lại về với rừng già, lính “đít mốc” tình nguyện 968, áo vá vai, quần đùi rộng thình lại ăn ở 3 cùng với bào con các dân tộc Tây nguyên. Về Tây nguyên tiểu trừ Fulro và thổ phỉ bảo vệ buôn làng nhưng cũng có gặp nhau đâu.

      Tiểu hết phỉ, về Bình Thuận trông bông, nắng gió làm người xơ xác, ăn cơm chan với cát vàng theo gió ùa vào; đúng là đời thằng lính chiến, lúc chốt chặn, đánh nghi binh chỉ có bom đạn làm bầu bạn; nuốt vội miếng cơm trộn sắn, sắn trộn cơm để còn đánh địch lấn chiếm. Hòa bình rồi, cơm ăn có cát vàng, cát bay phủ hoa bát cơm lính; thằng nào, thằng nấy trông gày đét, đen như mắm, nhưng nào có gặp nhau đâu. Nay lên trang mạng “dựng nước và giữ nước” mới nhận ra nhau, mãi tới giờ mới bắt tay nhau, nhưng cũng có nói được gì đâu, tiệc tùng, chào hỏi anh em cùng chiến đấu  đã hết giờ tiệc rồi. Thôi hẹn Trọng C6 dịp khác vậy nhé.

     Đúng là chiến tranh đên, chiến tranh đi, chỉ còn người lính ở lại.



CCB trung đoàn 9 và 19
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #26 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2013, 04:06:01 pm »

      (tiếp)

      Trong chuyến ra thăm bạn chiến đấu xưa ở Hà Nội tháng 9/2013, thật bất ngờ mình lại có duyên được đứng ngắm nhìn từ căn gác của Thông ( một người lính cũng là bạn học cũ cấp III Thường Tín) một phong cảnh rất mơ mộng của một vùng sông nước, thôn cư trù phú, một màu xanh tím trong một chiều mưa trải dài mút tầm măt. Bạn tôi bất ngờ đến bên cạnh nói nhỏ…đó là đoạn sông Tiêu Tương có chàng Trương Chi đó. Truyện xưa kể về Trương Chi lại tràn về, những mơ mộng viễn vông tuổi thơ, những diễn dịch nhí nhố của tuổi học trò lại chập chờn xuất hiện, buột miệng mình nói: Chán quá, lớp mình không có mối tình Trương Chi – Mỵ nương nhỉ?, hai thằng cười hề, hề…

       Hồi tưởng lại lớp 10D năm đó, là lớp chọn của trường nên bọn con gái cùng lớp học rất giỏi ngang ngửa với bọn con trai, chúng cứ mày tao chí tớ cấm có gọi tên bọn tôi, chúng cứ gọi bọn con trai là “thằng” tất, còn bọn tôi gọi chúng là “cái” hoặc”con” kèm theo tên tuốt, nhưng trong đám con gái có một em đẹp nhất là “cái Ái”, bọn mình gọi là hoa hậu lớp. bọn con trai học trò mình nhiều đứa cũng mơ mộng tới “con Ái” thú thực trong đó cũng có mình, nhưng nào có đứa nào dám gọi nó là em. Giờ nhìn lại ảnh xưa em vẫn quyến rũ, 60 năm cuộc đời, nhân cả lớp đã nghỉ hưu, tháng 6/2013 chúng tổ chức một buổi đi dã ngoại miền núi, tiếc quá mình không ra được.


Ảnh trọng Thông ...xin chào, xin mời...
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Chín, 2013, 06:02:32 pm gửi bởi xuanxoan » Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #27 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2013, 05:59:29 pm »

      

        Quay lại khúc sông Tiêu tương, nhớ chuyện thầy cô dạy văn ngày xưa thường giảng… đời sống người dân Việt, các dòng sông cổ xưa có vai trò quan trọng, đó vừa là nơi cung cấp nguồn nước cho ruộng đồng mang lại sản vật cho con người, lại vừa là nơi hò hẹn gặp gỡ của các chàng trai cô gái. Đặc biệt, dòng sông thường khởi đầu những câu chuyện tình và diễm tình hết sức ly kỳ, cảm động; nhưng cũng có những chiến tranh giành người đẹp cũng dữ dội như truyện Sơn tinh, Thủy tình. Còn đoạn sông Tiêu Tương tôi đang ngắm, tương truyền truyện có chàng dân chài nghèo Trương Chi, tài hoa nhưng xấu xí từng yêu đơn phương một người đẹp con quan,  mối tình sét đánh khi anh gặp lần đầu và cũng là nơi anh lìa xa cuộc đời, mang theo một bi kịch tình yêu thơ mộng. Từ câu chuyện cổ tích mang yếu tố huyền thoại đã làm cho dòng sông Tiêu Tương ấy trở nên lung linh, huyền ảo trong mắt tôi và chứa đầy những nét văn hóa truyền thống của vùng đất và con người xứ Kinh Bắc. Rất tiếc, chúng ta không khai thác đề tài có một không hai này một cách khoa học.
.

Ảnh đoạn sông Tiêu Tương ở Kinh bắc
 
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Chín, 2013, 10:58:01 am gửi bởi xuanxoan » Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #28 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2013, 10:55:36 am »

       Hình tượng chàng Trương Chi với tài năng ca hát đã góp phần nói lên mơ ước và khát vọng cháy bỏng của người dân xứ Bắc về tình yêu nam nữ trong sáng, mơ ước về cuộc sống bình đẳng hơn, xóa đi những ngăn cách về thân phận con người. Trong quá trình lưu truyền, sức sống dai dẳng của câu chuyện được tồn tại luôn gắn với vùng đất, dòng sông và tạo ra loại hình nghệ thuật văn hóa độc đáo – hát Quan họ ở vùng Kinh Bắc chăng?.

      Tiếc rằng, hiện nay các dòng sông, ao hồ, giếng cổ, ruộng đồng đang bị người đương thời lấp đi, các căn nhà xi măng cốt thép vô hồn cứ ngổn ngang hiện diện như muốn nuốt nốt chiều rộng con đường làng cổ nhỏ thó, len lách đang tìm cách thoát ra, chạy ra sông Tương tiêu. Môi trường sống gắn với tự nhiên của con người bao đời nay, ngày càng đã bị tước đoạt; không biết đêm trăng sáng, ở khúc  sông Tiêu Tương ấy có còn tiếng mái chèo khua nước nhè nhẹ của con thuyên độc mộc, mỏng manh, có còn tiếng sáo, lời ca của hậu duệ chàng Trương Chi không?. Câu hỏi này mình chưa kịp hỏi chủ nhà, một người hàng xóm cũng là em vợ Thông thấy có khách, chạy sang chào hỏi…Thông giới thiệu đây là chàng trai dân bản xứ, chính gốc ở khúc sông Tiêu Tương - nhạc sĩ Lê Vinh. Chà không ngờ gặp được hậu duệ dân ở quê “chàng Trương Chi”, lại ở đúng khúc sông huyền thoại mới lý thú, đúng là duyên tình cờ.

       Nhạc sĩ Lê Vinh cũng chòm chèm 40 hơn lẻ, chưa có người nâng khăn sửa gối vì có lẽ còn nặng cái “gen” tài hoa của Chàng Trương Chi xưa, anh mải theo đuổi nàng tiên thơ, sáng tác lời ru tình, dâng hiến cho nàng Mỵ nương trong mộng xứ thiên thai chăng?. Hy vọng, trong sáng tác của anh có những ca khúc trữ tình để đời như tiếng hát Trương Chí làm say đăm lòng người.


Nhạc sĩ Lê Vinh tặng Xuanxoan những bài hát do anh sáng tác


và sau đó...một hai ba...mấy chàng trai U60 nói chuyện tình yêu thời trai trẻ
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #29 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2013, 08:55:07 am »

        Về lại Thường Tín, về nơi nhà mình ở khi sơ tán là nhà Quang, con đường xưa mới 43 năm đã đi vào chuyện cổ tích; cái mộng mơ được đi giữa cánh đồng lúa chín vàng, ngắm nhìn đôi má hồng của cô thôn nữ với màu áo nâu non có cánh cò trằng bay, bay; được thả mình cuốc bộ, từng bước trên con đường làng lót bằng gạch thẻ xưa rợp bóng tre, tất cả hình ảnh đó đã vĩnh viến không tồn tại ở nơi đây, không còn khái niện trong tuổi học trò ngày nay. Mình không dám chụp cảnh cũ dọc đường vào làng quê của Quang, mình sợ bị tổn thương ký ức thiên nhiên một thời đẹp như cõi thần tiên của nông thôn Miền Bắc. Quang là người mình từng viết trong nhóm học trò – 4 thằng chốn học đi chùa Hương mà mình đã kể ở phần trước.


Kính cẩn thắp ném hương cho ba Quang, liệt sĩ thời chống Pháp



        Rồi cả nhóm trò nhỏ 10D năm xưa ùa vào chào mẹ Quang, vợ liệt sĩ tuổi đã hơn 90, kính chúc bà khỏe mạnh sống lâu.


       Món ăn vùng quê xứ Bắc vẫn là món ăn miền đất cổ xưa không thể bỏ đi được món tiết canh, Quang đãi bạn ở Miền Nam ra hết sức chân tình…món tiết canh ngan không thể thiếu. Do ở Đà nẵng mình cấm tiệt từ nhiều năm nay, mình lại không khoái khẩu món này nên vừa ăn, vừa run; hai đứa con gái ngày xưa mình hay bắt nạt, giật tóc nó, nay nó chê mình nhát thế, vừa  Grin…vừa run, sợ bị Bí thư chi đoàn họp thanh niên kiểm điểm sao :-\sao chẳng thấy ăn  Grin tuổi trẻ đã ngu ngơ rồi, nay chẵng lẽ bị bọn con gái chê ngũ ngơ nữa à, thôi đành liều mình, nhắm mắt ăn bát nhỏ. Giờ nghĩ lại tuổi trẻ bọn mình hồi đó, thích đó nhưng cứ loanh quanh mãi, đạp xe đèo nhau đi cả chục cây số, ướt đầm áo, em hỏi có mệt không…không, không mệt; rồi chỉ biết nói trời xanh xanh, nước trong veo mày hỉ….và chấm hết.

     

Bốn thằng trốn học đi chùa Hương năm xưa, mình đã viết ở trang “Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng”,
43 năm mới khéo chụp chung được khuôn mặt 4 thằng trốn học đi chùa Hương năm xưa làm bằng chứng "dành dành" là đây để kiểm điểm. Thưa cô Chỉnh chủ nhiệm 10D, báo cáo lớp trưởng Hoài (người đeo kính áo trắng ảnh trước) sĩ quan viện vật lý quân đội: giờ thú tội, chúng em có phải kiểm điểm không ạ?.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM