Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 02:39:09 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Góc nhìn của lính chiến  (Đọc 28303 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« vào lúc: 01 Tháng Tư, 2013, 09:20:44 am »



     VÀI LỜI PHI LỘ

     Người lính về đời thường, cái gì cũng bỡ ngỡ như mới; nhất là người lính chiến ở rừng sâu mới xuống đồng bằng:

     Nhìn cánh đồng lúa non xanh, có cánh cò bay, có cô thôn nữ má đỏ hồng xinh...cứ ngỡ cảnh thiên đường.

     Lính chiến về thị thành, ồn ào tấp lập lúc đầu bỡ ngỡ choáng ngợp, cũng náo nức hòa vào dòng chảy đường phố, lúc chồi lên, lúc hụp xuống theo dòng đời tự chảy ... nhưng chỉ riêng với mình, sao lại thấy cô đơn - bạn bè đồng đội vẫn còn nơi chinh chiến hoặc về quê; còn mình về quê, nhưng lại thấy xa lạ quá, xa quê hồi 3 -4 tuổi hơn 20 năm sau mới về quê ...có biết mô chi.

    Người lính chiến dù 50, 60 năm sau và đến hơi thở chót cuối đời, bản chất vẫn là lính chiến: tạch đùng, hô xung phong là xung phong, hô rút là rút...vẫn đậm nét lính chiến trong cuộc sống hàng ngày.

   Cái nhìn của lính chiến lúc đơn giảm như khi nghe hô xung phong là xung phong; lúc đa sầu, đa cảm như cảnh nhớ nhà nhớ bạn gái thủa học trò; rất mãnh liệt như hình viên đạn khi đối mặt với kẻ thù và cũng đầy nước mắt khi ôm xác đồng đội. Cái nhìn của lính về Tổ quốc và nhân dân là trên hết; về Đảng, Chính quyền rất rõ ràng về bản chất giai cấp. Cái nhìn của lính chiến về chính sách kinh tế luôn đật lợi ích nhân dân là trung tâm.

   Đấy là cái nhìn của lính chiến trong chiến trận và trong hòa bình. 



   
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #1 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2013, 10:01:54 am »

   Chào bác Xuan xoan !

   Không ngờ bác lại khỏe dữ vậy. Xây hết nhà nộ đến nhà kia, Phòng nhất , phòng nhì.......liên tục. Đúng là cựu binh về đời thường còn nhiều cái vấn vương !

  Chúc bác và các CCB có những bài viết hay thể hiện mọi góc nhìn của người lính trong chiến trận cũng như lúc thanh bình cho mọi thế hẹ đàn em, cháu kế tiếp hiểu biết thêm nhiều nữa về những người lính năm xưa.
 
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #2 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2013, 10:46:03 am »


                         Thanh minh, thanh nga về chuyện đưa 2 bài đã viết trong trang về đây:


     mình sẽ cóp 2 bài về đây cho có đầu có đuối của cái nhìn của lính chiến 

    1. Câu chuyện ngắn:

                                 Giải ngũ về nhà năm 1976 về nhà với Má:

    30/4/1975 - chiến tranh kết thúc, hòa bình lập lại trên đất nước mình; đâu đâu cũng có cờ hoa, những buổi mít tinh rầm rộ, sự ngưỡng mộ của nhân dân cả nước với đoàn quân giải phóng - dù anh là lính tân binh vừa nhập ngũ, được ở đồng bằng cũng được sự chào đón và ngưỡng mộ nuông chiều của nhân dân. Còn chúng tôi - lính chiến Sư đoàn 968 ở các trung đoàn 9 từ Sài gòn, trung đoàn 19 từ Quân cảng Cam ranh – Khánh Hòa lại lầm lũi đi ngược lên núi rùng Tây nguyên tiếp tục chiến đấu. Cuộc đời người lính chiến Sư đoàn 968 lại cơm nắm cơm đùm với những cơn sốt rét triền miên, chưa kịp mặc quân phục mới, vẫn những bộ quân phục mặc trên người thủa chiến tranh bạc màu, rách bươm, lỗ chỗ vết mảnh bom đạn xuyên rách lại tiếp tục lội rừng đi truy quyét Fulro và tàn binh trên Tây nguyên. Máu đồng đội mình - lính sư đoàn 968 vẫn tiếp tục đổ trên núi rừng Tây Nguyên sau giải phóng. Băng rừng lội suối vào những nơi chỉ có vượn hú, chim kêu không bóng người để tìm hang ổ của tàn quân VNCH và lực lượng Fulro.
 
    Trước năm 1975 đi rừng sâu thường gặp mầu áo quân giải phóng thì nay mới hòa bình ít tháng thôi, đã chẳng còn bóng người, nhiều khi các căn hầm cũ của chúng tôi ngày xưa lại là nơi trú ngụ của mấy anh bộ độ đảo ngũ sợ không dám về ở lại "đốt than", làm nương tự sống qua ngày hoặc là căn cứ của Fulro hoặc tàn binh của lính VNCH; đi truy lùng thì theo tổ chiến đấu 3 người hoặc tiểu đội… nhiều khi bất chợt những loạt đạn chẳng biết từ đâu bắn đến, máu lại đổ, lại nổ súng truy đuổi nhưng chẳng thấy bóng dáng kẻ đã nổ súng vào mình, cứ thế chúng tôi và địch cứ vờn nhau như chơi trò ú tim.   

      Gần năm trời cũng dẹp tan được các ổ thổ phỉ ở rừng sâu, vận động nhân dân các dân tộc không theo Fulro ra rừng; các căn cứ của Fulro căn bản đã bị chúng tôi xóa sổ. Sư đoàn lại chuyển quân về Thuận Hải trông bông. Lính chiến nay bỏ súng, vác cuốc xẻng đứng giữ trời nắng và gió Thuận Hải khô cả người, ăn cơm nhìn lính mới bổ sung ào ạt khỏe khắn, nhanh nhẹn, khéo ăn khéo nói, da cứ như con gái…quay sang nhìn đám lính chiến cũ mà thấy ngán - quần áo lôi thôi, gầy nhách, da đen bệch, môi trắng rã, sẹo đầy người, ăn nói thì tạch đùng như nước mắn chấm dùi đục chán chết…thế là lính cũ lại ào ào ra quân dù chúng tôi có muốn ở cũng không được.

       Cuối năm 1976, sau năm năm chinh chiến, so với cuộc đời và các bậc tiền bối quả là ngắn nhưng cũng đầy ắp kỷ niệm chinh chiến ở khắc các chiến trường từ A tới… Z; lần về phép lần đầu cũng là lần cuối của đời lính chiến…hỏi đường, hỏi nhà rồi cũng đến …thấy má, mình chạy à vô…má ơi…lại khóc nữa…sao con – anh giải phóng quân Miền Nam mà hay khóc nhè thế à…không khóc sao được, đêm hành quân trên đường dây Trường Sơn, nằm mắc võng dưới trăng ở binh trạm 5, mùi phong lan thoang thoảng nhớ nhà, nhớ mẹ nước mắt cứ chảy hoài; rồi khi cả tốp lính đại đội 1 thuộc tiểu đoàn 3 chúng tôi tấn công đánh chiến cứ điểm Thanh Bình 10/3/1975 bị trúng loạt đạn pháo 105 bị thương và hy sinh gần hết, mình chỉ kịp kêu 2 chữ: má ơi - gục xuống và ngất lịm đi …đến đêm, Tiểu đoàn cử bọn thằng Toán dân Vĩnh Tuy – Hà Nội, lính trinh sát tiểu đoàn lần mò tìm xác anh em, thấy tôi nằm lẫn với lính Việt Nam Cộng Hòa cáng về…thấy mình còn sống đưa khẩn đi viện tiền phương…

      Nước mắt cứ ứa ra, Má đỡ ba lô tôi nhẹ tênh - sau 5 năm ở chiến trường, ra quân được cấp 6 tháng gạo, vác đâu có nổi, biết là của quý nhưng vẫn phải đem bán liên hoan chia tay cùng tiểu đội mất rồi, nay phục viên về lại ăn bám tiểu chuẩn gạo của má lần nữa đây; trong ba lô lẫn lộn bộ quân phục quân giải phóng và quần lính phía bên kia, một cuốn lý lịch quân nhân, một giấy xác nhận về phòng chính trị QKV nhận hồ sơ chuyển sinh hoạt Đảng về đia phương... và má ơi, đây là mấy chiếc Huân chương chiến công giải phóng con được tặng thưởng đem về như hồi bọn con nhập ngũ đã hứa với gia đình và bà con láng giềng là - Một xanh cỏ, 2 đỏ ngực; đi hết đường tầu mới về quê hương; nay con về vẫn là binh nhất như lúc mới vào Nam (thực tế sau giải phóng tôi được phong vượt cấp lên trung sĩ), má tôi cười bà nói…suốt đời lính, dù là lính “binh bét” nhưng con về với má là nhất rồi con…tôi không hiểu ý Má, cứ tưởng Má nói đùa để an ủi tôi về sự chậm tiến…nhưng đến 60 năm cuộc đời mới hiểu một phần ý câu: được làm “lính binh bét” về với mẹ là nhất của bà.                                 
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #3 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2013, 10:52:43 am »



      Ngày 29/3 Đà Nẵng khánh thành 2 cây cầu và 1 tuyến cáp treo 4 trong một. Về xây dựng cầu chỉ còn một ý tướng trước khi chia tách tỉnh chưa làm được dù trước đây đã có đoàn đi nước ngoài thăm thú đó là cầu chui qua sông hàn (trước dự định đúng ở vị trí cầu quay), hy vọng Đà nẵng sẽ có cây cầu thứ 10 là cầu chui(ý tưởng này chỉ những người thế hệ chúng tôi mới biết). Hạ tâng cơ sở kỹ thuật về mặt vật chất nhìn tổng thể mặt bằng có thể tạm gọi là đã có chút ít trong hành trang để tiến vào thế kỷ tri thức. Hy vọng nhiều vào thế hệ nối tiếp xây dựng Đà nẵng thành trung tâm: Dịch vụ khoa học kỹ thuật - du lịch - ytế - kinh tế biến phát triển của khu vực.

       Ngày 29/3 Đà nẵng đón nguyên thủ quốc gia, du khách về xem rồng há miệng ra lửa về đêm, ngày phun nước cứu hạn (nhìn lại thấy giống rắn quá); với mình lại được đón 1 đồng đội cùng nhập ngũ, cùng ở tiểu đoàn bộ K3 tình nguyện thời chinh chiến ở Nam Lào - Thế Hùng (Hùng nhẩm). Hùng nhẩm hiện là lính Văn phòng Bộ Quốc phòng, trước khi nhận quyết định hưu vào khoe với xuanxoan...tao đã trở về đời thường rồi nhé.

       Hắn đây

               

             


       Thời thế hệ mình, Hùng là con của một vị Trung tá ở Bộ quốc phòng hồi đó dư sức trón nghĩa vụ...nhưng hắn vẫn nhập ngũ vào Nam chiến đấu như con thường dân; mãi đến 3/1974 trước khi bọn mình về Nam Hùng mới về bắc học sĩ quan. Mình với Hùng nhiều kỷ niệm thời nhập ngũ, thời chinh chiến Nam Lào ở tiểu đoàn 3 Tình Nguyện.
 
       Đãi bạn đơn giản như ngày nào: một chai rượu quốc lủi, lọ đậu phọng rang; bánh hỏi -thịt luộc - rau sống (món quê vợ Bình Định) và tô cháo chữa cháy ...kiểu chữa cháy sau "nhậu" của người Nam bộ.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #4 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2013, 10:55:27 am »

                                               

                                            "nó" là nó, không phải là "nó"

                           (mình định viết nhiều kỳ dựa trên các sự kiện hàng ngày)

        Giờ nhiều khi bạn đọc tin, bài viết trên báo, xã luận, bình luận…có thể bạn có lúc tặc lưỡi…không biết thằng cha này viết cái chi mô – khi đọc thì đúng “nó” là nó, nhưng đọc rồi “nó” không phải là “nó”, nhà văn, nhà báo giờ viết sách, viết tin bài đăng báo nhiều khi viết ở dạng này; ngay xuanxoan cũng vậy muốn viết A lại quàng xuống B, đường dẫn xuống C,D…tận đẩu tận đâu – mà thực ra ý chí không định viết như vậy, nhưng giờ hở ra là chụp mũ, chụp túi, chụp chụp búi xua rồi…nên câu cú cứ như chụp giật kiểu văn phong chuyện tranh ngày nay chúng ta viết cho trẻ em đọc dạng như “sát thủ đầu mưng mủ”…nên chữ và nghĩa đá nhau lộn tùng phèo.

       Mình lấy ví dụ bài mình đã viết nhé như bài “Tản mạn từ chuyện xin được… bùm, bùm – lạc đường” đã viết trên trang Lạc trong đời thường ngày 26/3 - Là tiểu biểu cách viết “thổ tả” cuả Xuanxoan; nói theo ngôn ngữ triết học “nó” là nó, không phải là “nó” đấy. khổ thế đấy, mới đây bạn thấy cụ ông 80 tuổi còn lên truyền hình, thanh minh chuyện ký và ký, chuyện vì sao làm trưởng đoàn kiến nghị 72 của Baux … rồi thanh minh, thanh nga ngập ngừng gượng gạo chuyện không viết nội dung góp ý Hiến pháp…đó là cụ ông nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp đấy nhé…cụ cũng giỏi triết học đấy…“nó” là nó, không phải là “nó” đấy và nhưng cuối cùng cụ ông vẫn khẳng định là ông tự nguyện ký đấy chứ, có ai ép buộc đâu.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #5 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2013, 11:07:18 am »




        Sau sự kiện cụ ông 80 nói trên, hiện giờ trên tất cả các ngóc ngách xóm bản ở đồng bằng, đô thị cứ tối tối các ông bà tổ trưởng (thôn trưởng) cầm xếp giấy in sẵn đến từng hộ dân vận động ký và ký …mình mượn hình ảnh của Mục tầu  ở Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhé:

       

      …XX thì chẳng biết mặt mũi cái phiếu đang vận động là gì cả (chợt nhớ phiếu tem phiếu thời bao cấp) nếu như không có “mực tầu” gửi đăng xin ý kiến anh em giúp. Sáng nay hỏi vợ ...bà thủng thẳng nói: có...nhưng tôi ký tuốt rồi...đưa ông, ông sao chép y chang  Grin các ý kiến trang Mến Thương - "Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Dựng nước và giữ nước” vô có mà … tôi à....eo ôi, khiếp quá Roll Eyes - đùa chút nghe bác chủ trang; bà chủ nhà tôi cựu lính Hải quân thứ thiệt Cool không ngán thằng nào cả… ký tuốt rồi, chẳng cần viết thêm a, bờ,cờ gì hết - ký cái rẹt, có cho tôi biết gì đâu.

     Hiện giờ ta đang nhầm lẫn khái niệm: của tôi ( của anh), của chúng tôi; của tôn giáo, của nhân dân - nghĩa là “của ai”… từ ngữ lộn tùng xèo cái riêng thành cái chung chính là do nỗi sợ hãi lật thuyền của tay thuyền trưởng quá non nớt, yếu bóng vía, thiếu bản lĩnh chính trị nên mỗi khi thấy có sóng dù mới có lăn tăn (mà cánh nhà văn, nhà thơ bảo đẹp như mơ đấy) đã vội vã hò hét thủy thủy đó mà; ví như hôm qua 31/3 họp cựu chiến binh khu phố…chi trưởng có đọc 1 bản ghi bên lề rõ to “tài liệu chính thống” của cấp quận tổng hợp tình hình phê phán một nhóm đảng viên, CCB thái hóa biến chất vào hùa với trang mạng baux …tham gia kiến nghị chống phá Đảng và nhà nước, ngang nhiên ký kiến nghị đòi viết, sửa đổi hiến pháp, bỏ điều này điều khác…nghe đọc dai nhách, tức mình quá - mình phát biểu yêu cầu chi hội trưởng từ nay trở đi không đọc bài viết của các những cán bộ tuyên huấn các cấp tổng hợp, vì họ không đủ trình độ bản lĩnh chính trị để tổng hợp; yêu cầu có đọc thì đọc những văn bản có dấu và chức vụ người ký để còn biết đâu là thật, đâu là giả, trình độ người lãnh đạo qua văn bản thông báo. Dứt khoát không đọc ba cái tổng hợp vớ vẫn không ai chịu trách nhiệm, không ai ký đó đi; chúng tôi cũng hưu trí, cũng đảng viên ít 30 năm, nhiều 60 năm tuổi đảng nghe đọc tuyên truyền cứ như nghe 1 răng, một rắc thủa nào của loa phát thanh phường…Trang Baux có đăng ký nhà nước hoạt động đàng hoàng; các cụ trí thức, lão thành cách mạng, cả tướng lĩnh rất chững chạc, có kiến nghị bài bản, ký ghi rõ địa chỉ, chức danh thời còn làm việc…đâu như mấy anh chỉ lợi dụng tổ chức rồi chụp mũ người khác là không đúng. Nên biết lắng nghe và tập hợp hết những ý kiến khác biệt chính danh như vậy – họ chính là những người tốt còn lại trong cái thời…này đấy.
Logged
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #6 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2013, 03:40:17 pm »

     Chào bác Xuanxoan.
 Đề tài của bác thật nóng, nhưng theo mà theo mấy chục nhà khoa học và tướng lĩnh ở trang baux tôi thấy  không  ổn.
 - Quốc hội họp nhiều từ xưa tới nay đồng thuật các vị phát biểu hay như TV nói, lúc ấy  có vị ngoài luồng, nghe chẳng được tức mình  choảng vào miệng cho, tạo hình ảnh phản cảm, không hay,không đẹp lắm.
 - Vinaxin, Vina gì gì ấy và nhiều nhiều các tập đoàn nhà nước làm ăn bề thế, nhiều quyền lực lắm, nhưng  tiền của dân cứ đi đâu đó. Lúc đó thì quả là gay, chẳng thể tự kiểm điểm tập thể được, làm gì còn cơ hội để tái cấu trúc để một vài năm đã lãi khủng. Cách chức thì lấy đâu ra cán bộ để làm việc, dân tôi trông cậy vào ai?.
 - Ngày xưa u tôi thường kể bọn địa chủ bóc lột giầu có lắm, chúng có nhiều tiền tới mức đổ chết cả người. Bây giờ tôi đã thấy đầy tớ dân quê tôi tiền nhiều chẳng những đổ chết người còn sập cả nhà nữa ấy. Tớ giầu thì chủ chắc không nghèo, cớ gì phải thay đổi tự nguyện làm đầy tớ tới cùng, quyết không thay đổi..............
   Hay thật, quái lạ cho cái bác nào lại nghĩ ra cả cái chiêu sửa hiến pháp, thật hay dỡn Huh Huh Huh
 
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #7 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2013, 06:54:54 pm »

       

       Một ý kiến nêu ra, giải trình cả trang giấy cũng không đủ ý – vấn đề đồng đội đặt ra đây cũng là vấn đề như vậy:

       a.“Một nghìn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày ... trong thời kỳ còn chính quyền VNCH trước 1975, hay một bà mẹ LS Đặng Thùy Trâm từng nói về những gì mà người Mỹ đã làm sau chiến tranh ở VN, lời nói đó không đại diện cho toàn thể nhân dân VN nói chung về cuộc chiến tranh đó, lời nói đó chỉ mang ý nghĩa tâm tình, mãn nguyện của một cá nhân chứ không đại diện cho nhiều triệu người VN khác”.

        b.Có điều là em thắc mắc là bác xoan CCB chống Mỹ đang ủng hộ cho ai đây ?

        bạn hỏi xuanxoan trả lời ( giai đoạn 1945 đến 30/4/1975 cho đúng trọng tâm câu hỏi):


                                                                 PHẦN I

                  Căn cứ để xử dụng từ ngữ của lính chiến binh nhất xuanxoan cho cuộc chiến tranh 30 năm

       a.Bản Tuyên ngôn thoái vị của Bảo Đại công bố ngày 25 tháng 8 năm 1945 chính thức chấm dứt Nhà Nguyễn và chế độ quân chủ ở Việt Nam. Đại diện Việt Minh là ông Trần Huy Liệu và ông Cù Huy Cận tiếp thu bàn giao ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho Trần Huy Liệu ( bản tuyên ngôn này giờ đọc xuanxoan vẫn xúc động đấy – bản tuyên ngôn thoái vị thấm đượm nỗi lo cho dân tộc).

       Vì hạnh phúc của dân tộc Việt Nam,
       Vì nền độc lập của Việt Nam,

       ……Chiếu đà tiến dân chủ đang đẩy mạnh ở miền Bắc nước ta, Trẫm e ngại rằng một sự tranh chấp giữa miền Bắc với miền Nam khó tránh được, nếu Trẫm đợi sau cuộc trưng cầu dân ý, để quyết định thoái vị. Trẫm hiểu rằng, nếu có cuộc tranh chấp đó, đưa cả nước vào sau hỗn loạn đau thương, thì chỉ có lợi cho kẻ xâm lăng……

       …..Việt Nam độc lập muôn năm,
       Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm,


       b.Tuyên ngôn 2/9/1945 : Việt Nam tuyên bố với các nước trên thế giới …chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

       Bản Tuyên ngôn thoái vị của Vua Bảo Đại ngày 25 tháng 8 năm 1945, Tuyên ngôn ngày 2 tháng 9 năm 1945 và tiếp theo là Hiến pháp 1946, có lẽ mãi mãi là những mẫu mực về văn phong, tầm nhìn chiến lược cho muôn đời sau.
     
      Đây là 3 căn cứ để sử dụng từ ngữ cuộc chiến tranh 30 năm, dù anh đứng ở góc độ nào về chính trị.

      Nước Việt Nam dân chủ công hòa được thành lập và từ đó đến 1975 là cuộc chiến tranh trên lãnh thổ Việt nam là cuộc chiến đấu bảo vệ sự vẹn tròn giang sơn Tổ quốc.của dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam - nhằm thực hiện Hiến pháp 1946. Vì sao tôi tính từ ngày có Tuyên ngôn, có Hiến pháp, không cắt bỏ giai đoạn, phải tính từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn 2/9/1945 - đó là ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; sau đó là Hiến pháp của nhân dân được thông qua. Rất tiếc nhiều người lầm lẫn giai đoạn như tính từ 1954 khi 2 miền tạm thời chia cách…(có vậy, xuanxoan mới theo ba má ra bắc tập kết chứ bộ).Từ ngày công bố Tuyên ngôn 2/9/1945 (sau ngày vua thoái vị), chúng ta đã phải tiến hành bảo vệ ngay sự thống nhất đất nước và tạm dừng cuộc chiến theo Hiệp định Genève 1954.

     Hiệp định Genève 1954 được ký kết tại Thụy Sỹ để khôi phục hòa bình ở Đông Dương, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Được ký kết bởi nhiều nước, nhiều bên tham gia (bạn có thể tìm đọc cụ thể có nhiều lý thú đấy); riêng Việt nam lúc này có 2 đại diện tham gia:

     - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

     - Quốc gia Việt Nam

    ( Bạn chú ý lúc này ngoài đại diện nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn có đại diện Quốc gia Việt nam).

     Nội dung cơ bản của Hiệp định Genève:

     Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, không can thiệp vào công việc nội bộ 3 nước.

     Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương

     Các bên tham chiến thực hiện cam kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, trao trả tù binh

     Dân chúng mỗi bên có quyền di cư sang lãnh thổ do bên kia kiểm soát trong thời gian quân đội hai bên đang tập kết

     Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự,vũ khí nước ngoài vào Đông Dương. Nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự tại Đông Dương

     Thành lập Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến Đông Dương gồm: Ấn Độ, Ba Lan và Canada, với Ấn Độ làm chủ tịch.

     Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân sự tạm thời. Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc; Chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam.

      Khoản a, điều 14 ghi rõ : "Trong khi chờ một một cuộc tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, mỗi bên sẽ quản lý phần lãnh thổ Hiệp định chia cho mình."

      Bản Tuyên bố chung ghi rõ ở Việt Nam: “Đường ranh giới về quân sự chỉ có tính chất tạm thời, không thể coi như là một biên giới về chính trị hoặc lãnh thổ”.

      Về cơ bản là như vậy, anh đứng ở phía nào sẽ có quan điểm của phía đó; nhưng cái ta dùng là căn cứ pháp lý của Hiệp định để phán xét, không thể võ đoán láy cái riêng của anh để phán người khác. Anh đã cầm bút ký vào hợp đồng mua bán nhà rồi, thì phải tôn trọng chứ nhỉ, người khác không thực hiện thì anh nói thế nào, anh không thực hiện người khác nói thế nào…đơn giản là phải căn cứ vào biên bản đã ký kết, nhất là công ước quốc tế.   
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tư, 2013, 07:14:30 pm gửi bởi xuanxoan » Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2013, 07:43:37 pm »


                    Chào bác Xoan , Em vừa đọc xong bài của bác ,em nảy ra một ý nghĩ ,bác có suy xét như thế nào về tình hình hiện nay trên bán đảo Triều tiên .Còn với em thống nhất đất nước là tư tưởng lớn của cả dân tộc .Ngay đến ông Nguyễn cao Kỳ  phó tổng thống của chế độ VNCH cũ có lần cũng đã nói như vậy ...
            Vấn đề khác chắc bác biết trong 9 năm kháng chiến chống Pháp đồng bào MN tin tưởng vào kháng chiến vào chủ tịch HCM như thế nào ,và sau này trong những năm đánh Mỹ đồng bào MN hướng về MB ra sao .Và nếu không có sự ủng hô của nhân dân MN liệu ta có thể đưa quân vào và giải phóng MN được hay không .Có thể làm một cuộc kháng chiến đánh đuổi Mỹ xâm lược được hay không .
             Viết phân tích kỹ thì dài lắm ,nên em thôi ,bác đánh giá lại vấn đề
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #9 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2013, 08:03:53 pm »


     huonghn76 ơi!

     Bán đảo Triều tiên ta sẽ trao đổi khi có thời gian.

     Rất tiếc Hương HN76 chỉ đọc lướt đọc bài tôi vừa viết trên và phần viết này chỉ là căn cứ để tôi sẽ sử dụng những khái niệm, từ ngữ nhậy cảm trong giai đoạn hiện này khi viết tiếp nội dung.

     Như tôi đã viết góc nhìn của lính chiến:

     Sẽ rất sốc nếu anh đọc...vì đó là sự thực;

     sẽ khó chịu vì chúng ta từ xưa đến nay ta quen cái nhìn một chiều;

     Sốc vì cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề của lính binh bét.

     Tôi cũng biết sân chơi này rất khó chịu cách viết của tôi, biết vậy nhưng muốn nội dung trang đa dạng hơn, nhưng rất tiếc mới có một 2 bài đã làm cho các bạn khó chịu. Mình cũng tiếc, nếu chấm dứt mình cũng buòn lắm chứ; thôi đồng thuận là tiêu trí hàng đầu, mình có lẽ tạm dừng viết những bài gây phiền hà cho trang..

   
 
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tư, 2013, 08:08:58 pm gửi bởi xuanxoan » Logged
Trang: 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM