Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:14:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Truyện Ký Phạm Thúy Mơ  (Đọc 11354 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« vào lúc: 22 Tháng Ba, 2013, 10:30:35 am »

   Xin phép Ban quản trị và các bác CCB cho em pots tập chuyện ký của bác Phạm Thúy Mơ . một người cựu nữ TNXP quê Thái Bình ( hiện đang làm chủ tịch hội TNXP tỉnh Tuyên quang ) về ký ức cuộc sống của những nữ TNXP những ngày tháng sôi sục trong chiến tranh CMCN Ttrên con đường Trường Sơn huyền thoại . Do em đánh máy trực tiếp hơi nhiều chữ nên có những đoạn bị sai chính tả hay lỗi gõ mong các bác thông cảm !

PHẠM THUÝ MƠ
MỐI TÌNH ĐẦU TRÊN CON ĐƯỜNG HUYỀN THOẠI



TẬP TRUYỆN KÝ
NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN
HÀ NỘI – 2009



LỜI MỞ ĐẦU


   Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,giành độc lập tự do của dân tộcViệt Nam, đến nay đã trở thành huyền thoại và được Việt Nam lưu truyền mãi mãi.
   Nhưng còn những kỷ niệm buồn vui người chiến sỹ thời đạn bom,,vẫn ẩn sâu trong tiềm thức mỗi cựu chiến binh và cựu TNXP chưa ai biết đến...

   Tôi may mắn còn lại sau cuộc chiến tranh chống chọi với bom đạn, kẻ thù "để giữ gìn mạch máu giao thông an toàn của tổ quốc" trên con đường Trường Sơn huyền thoại. nay sẵn có chút khí văn chương nên mong muốn được giới thiệu cùng bạn đọc tậpp truyện ký" Mối tình đầu trên con đường huyền thoại ", bao gồm những mẩu truyện có thật của bạn bè đồng độỉơ Trường Sơn năm xưa.Bạn đọc có thẻ hình dung được cuộc sông chiến đấu của chúng tôi ngày ấy phong phú biết nhường nào...




XUÂN VỀ NHỚ KỶ NIỆM XƯA


Mùa xuân dã về trên que hương đất nước chúng ta, xuân của đất trời chồi non, lộc biếc, xuân của lòng người sâu thăm ước mơ và hy vọng. Đón xuân vui tết của mỗi người chúng ta mới có phút thanh nhàn để ôn lại kỷ niệm về chặng đường đã qua...
   Mùa xuân mới đến, đã đánh thức biết bao kỷ niệm của một thời đánh mỹ ở Trường Sơn năm xưa. Hình ảnh cả đơn vị chờ đón Bác Hồ kính yêu đọc thơ chúc têt đêm giao thừa, hiện dần lên trong tâm trí tôi.
    Những ngày giáp tết năm mậu thân 1968 cách đây đã tròn 40 mùa xuân. Cái tết đầu tiên tôi xa gia đình, quê hương, bạn bè thời thơ ấu. Đón xuân vui tết cùng đồng chí, đồng đội, ở trường sơn bom đạn khét nồng.
    Chúng tôi vinh dự được ăn tết trước một tuần, để những ngày tết thực sự của dân tộc Việt Nam "kẻ thù tạm ngừng chiến" còn làm nhiệm ụ đặc biệt trực trên tuyến "đảm bảo thông đường " cho những chuyến xe vận chuyển quân, lương, súng đạn tiếp tế kịp thời cho chiến trương B – C.
   Không biết chuẩn bị từ khi nào, mà bạn chỉ huy đơn vị đã chăm lo cho chúng tôi ăn tết, có đầy đủ hương vị ngọt ngào của quê hương, nên ai cung vui mừng phấn khởi vơi bơt nỗi nhớ gia đình.
   Riêng phái nữ được ban chỉ huy đơn vị giao nhiệm vụ, tạo ra cành đào khoe sắc, để đêm giao thừa đơn vị còn tổ chức vui liên hoan " hái hoa dân chủ".
   Chúng tôi phải tranh thủ thời gian lúc nghỉ vào rừng tìm kiếm được cây mai như ý, bí mật đem về cắt tỉa , bầy binh bố trận những bài hát, điệu múa, tấu, thơ, cười .v.v.v...bao gồm các thể loại dân ca Bắc, Trung, Nam cài sẵn lên cành đào. Làm xong đưa đến nhà hầm của ban chỉ huy đại đội, lấy tấm dù pháo sáng che kỹ...
   Nóng lòng chờ đợi mãi, rồi đêm giao thừa cũng đến. Đơn vị chỉ để tiểu đội xung      kích trực tuyến , còn tập trung hết về căn nhà hầm của ban chỉ huy. Đại đội trưởng Nguyễn Cao       đưa tay nhẹ nhàng lật tấm dù, cành đào tươi thăm xuất hiện, trước sự ngạc nhiên của cán bộ và chiến sỹ trong đơn vị, ai cũng xuýt xoa thàn phục" giả mà như thật"! Phái nữ tự hào đưa mắt nhìn nhau mỉm cười, đỏ mặt.
   Chúng tôi cũng rất vinh dự được đón tiếp thủ trưởng Lê Ngọc Hoàn xuống đơn vị chúc tết và tặng cho chiếc đài cátsét, để mọi người được nghe Chủ Tịch Hồ Chí Minh chúc tết lúc giao thừa. Cả đơn vị sung sướng vỗ tay reo vang làm chấn động cả căn nhà hầm.

-   Hoan hô thủ trưởng!...

Bỗng từ trong chiếc đài cátsét để trên bàn vang lên giọng nói của nữ phát thanh viên:
Đây là đài tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ thủ đô Hà Nội...

Chúng tôi cùng nhau nín thở, hồi hộp, xúc động đến tận cùng trái tim, nẵm chặt tay nhau im lặng, nghe rõ cả trái tim mình đang đập dồn dập,mắt đăm đắm nhin vào chiếc đài nhỏ bé để trên bàn phía trước, với niềm khát khao được nghe giọng nói của Bác Hồ Kính yêu.
-   đồng bào và chiến sỹ cả nước...hãy lắng nghe thơ chúc tết của chủ tịch Hồ Chí Minh!
Chùng tôi đều ứa nước mắt khi bên tai mình đã vang lên giọng nói trầm bổng, trìu mến, thiết tha của Bác  Hồ kính Yêu...Nhân dịp đón xuân mới tôi xin thay mặt các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, gửi tới đồng bào và chiến sỹ cả nước mấy vần thơ chúc tết:

   Năm qua thắng lợi vẻ vang
         Năm nay tiền tuyến chắc cầng thắng to
         Vì độc lập vì tự do
        Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào
         Tiến lên chiến sỹ đồng bào   
         Bắc  Nam sum họp xuân nào vui hơn!


   Chương trình chúc tết của chủ tịch Hồ Chí Minh đã qua từ lâu, đài tiếng nói Việt Nam chuyển sangnchương trình ca nhạc. Nhưng chúng tôi vẫn ngồi bất động nuối tiếc, từng người cố nhập tâm lời dạy của Bác Hồ qua những vần thơ mộc mạc, như một tia chớp chói sáng dẫn đường cho lứa tuổi thanh xuân mười tám  - đôi mươi "xẻ dọc trường sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai".
   Bác Hồ đã tiếp thêm cho chúng tôi sức mạnh dể hoàn thành tốt xuất sắc nhiệm vụ tổ quốc giao...
   Bất ngờ đại đội trưởng Nguyễn Cao  vùng đứng lên giơ cao nắm tay hô.
   -Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!
   - Đảng lao động Việt Nam muôn năm!
Các đồng  chí, chúng ta hay cùng với quân dân cả nước quyết tâm đánh thắng giặc mĩ xâm lược và bè lũ tay sai bán nước, giành độc lập tự do cho Dân tộc Việt Nam.

-   Quyết tâm!Quyết tâm!Quyết tâm!

          Chúng tôi vội đưa tay quệt những giọt nước mắtcon vương trên đôi má, đồng thanh giơ cao nắm tay hô vang theo đại đội trưởng Nguyễn Cao. Cùng hứa với Bác Hồ kính yêu: "Sẵn sàng vì nước quên thân , vì dân phục vụ đến hơi thở cuối cùng. Góp phần tích cực vào công cuộc giải phóng đất nước,giành độc lập tụ do cho dân tộc".

Mùa xuân năm Mậu Thân đi qua, thay thế bằng mùa xuân mới Kỷ Dậu.
Đêm giao thừa năm ấy, đã để lại trong lòng tôi một kỷ niệm sâu sắc suốt cuộc đời.Những vần thơ chúc tết đêm giao thừa của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, cũng là tín hiệu của một mùa Xuân mởitên đất nước tươi đẹp hôm nay,đầy chồi non,lộc biếc đang vẫy gọi những con người Việt Nam yêu tổ quốc, hãy cùng đồng hành tiễn bước tới tương lai...



Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #1 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2013, 03:17:40 pm »

GIÓ THOẢNG - CỒN CÁT TRẮNG



   

   Nhân dịp kỷ niệm ngày truyền thống lực lượng TNXP Việt Nam, Đoàn cán bộ hội cựu TNXP tiêu biểu thay mặt cho các thế hệ TNXP Tỉnh Tuyên Quang, do đồng chí Thiều Quang Sơn chủ tịch hội làm trưởng đoàn, vào thăm tỉnh Quảng Bình khói lửa năm xưa và những nơi có di tích lịch sử anh hùng liệt sỹ của lực lượng TNXP...

   Xe ca đưa đoàn vượt đèo ngang,biển cả mênh mông dạt dào sóng vỗ, gió thoảng đưa hương mặn nồng của vùng cồn cát trắng...Chẳng mấy chốc xe chúng tôi dã đỗ trước sân nhà nghỉ công đoàn ngành cao su thị xã đồng Hới Tỉnh Quảng Bình. Quãng hành trình dài gần 700 cây số, ai cũng thấy thấm mệt, nhưng lòng tràn đầy phấn khởi...

   Đêm đầu tiên sau bao nhiêu năm đất nước thồng nhất và thực hiện công cuộc đổi mới của đảng, Nhà nước . Đến hôm nay tôi lại được ngủ qua đêm bên cồn cát trắng, nghe sóng biển du dương, hàng phi lao rì rào và tiếng thì thầm của các linh hồn liệt sỹ đã annh dũng hy sinh trê vùng đất này, máu thịt của họ thấm sâu trong lòng cát ... Tôi thao thức trằn trọc suốt đêm dài tĩnh nặng , biết bao kỷ niệm thời chiến tranh ùa về như một tia chớp chói loà, rọi vào ngóc ngách tối tăm của tiềm thức . Các hình ảnh bạn bè, đồng đội dã hy sinh năm xưa cứ lần lượt hiện về. Ngày ấy vào mùa mưa năm 1968 đơn vị TNXP – C395 – N39 chúng tôi nhận nhiệm vụ bốc dỡ hàng hoá xuống tàu thuỷ để vận chuyển vào chiến trường B – C tại bến cảng sông Gianh và bến thuỷ,Tỉnh Quảng Bình. Đơn vị đóng quân ở nhà dân ven bờ bắc Sông Gianh. Cứ chạng vạng tối tập trung ra bến cảng làm nhiệm vụ, tờ mờ sáng về nhà dân ngủ để lấy sức. Suốt 6 tháng trời ròng rã chúng tôi không còn ai biết giấc ngủ ban đêm là gì. Đến khi chuyển vào mở đường Trường Sơn , hôm chia tay mới biết rõ mặt chủ nhà mình trọ. Kiểm quân số đơn vị hao mất 16 người, do bom đạn mỹ đã cướp mất trong khi chúng tôi đang làm nhiệm vụ. Trước lúc rời cồn cát, cả đợn vị ngả mũ cúi trào tạm biệt nh người đồng đội thâm thương nằm lại nơi bến cảng Sông Gianh để đi nhận nhiệm vụ mới còn khó khăn gian khổ hơn gấp nhiều lần mà tổ quốc giao phó...

    Nay trở lại nơi đây, lòng bồi hồi xúc động. tranh thủ lúc đoàn nghỉ ngơi, tôi thuê xe ôm lướt qua thi xã Đồng Hới, vượt cầu Nhật Lệ sang bờ Nam, mong sao tìm thấy gia đình chủ nhà đóng quân năm xưa nhưng không có hy vọng. Sau nhiều năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước của Đảng vùng cồn cát bị bom đạn mỹ cầy xới , đổ nát, nghèo nàn, lạc hậu năm xưa biến mất. Nay mọi thứ đã hoàn toàn đổi thay. Nhà cao tầng mọc lên san sát, các cửa hàng ,cửa hiệu buôn bán sàm uất, ven biển cồn cát trắng nay trở thành bãi biển tắm mát và nghỉ ngơi của du khách thập phương đến thăm quan động Phong Nha Kẻ Bàng . Bến phà sông Gianh, Long Đại kể cả bến đò của mẹ suốt năm xưa, nay đã thay thế bằng những cây cầu lừng lững bắc qua sông. Tôi đứng lặng trên cầu Nhật Lệ nhìn dòng nước trong xanh hiền hoà, phóng tầm mắt ra xa hơn chút nữa thị xã Đồng Hới như một bức màu hoàn hảo. Điều đó đã khẳng định đời sống của nhân dân vùng cồn cát trắng thực sự phồn vinh thịnh vượng...Tôi thầm tự hào về chiến công  hào hùng của lực lượng TNXP  đã một thời hy sinh quên mình để bảo vệ những tuyến đường , chuyến hàng tiếp viện cho chiến Trường Miền Nam, trên que hương cồn cát trắng...Chào tạm biệt các linh hồn đồng đội đã nằm lại nơi đây , chúng tôi con phải đến với những nữ TNXP anh hùng giữa nga ba Đồng Lộc...

   Đứng trước Tượng  đài kỷ niệm những anh hùng liệt sỹ của lực lượng TNXP trên ngã ba Đồng Lộc, Tỉnh Hà Tĩnh. Chúng tôi đều xúc động rưng rưng nước mắt, thắp nén hương tưởng nhớ tới các anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ và giư gìn mạch máu giao thông của tổ  quốc. Đóng góp một số tiền ít ỏi vào hòm công đức, để quản trang thường xuyên hương khói cho các hương hồn liệt sỹ . Sau đó đoàn đến thắp hương trên phần mộ của người chiến sỹ TNXP đã anh dũng hy sinh để bảo vệ tuyến đường ngã ba Đông Lộc . Chúng tôi đều sững sờ nhìn thấy hố bom khổng lồ làm bằng chứngvề tội ác của đế quốc Mỹ, ngay trước phần mộ của người cô gái trẻ trung , tươi vui, nụ cười rực rỡ còn đọng trên môi, đã khắc sâu trong bia đá từng mộ . Chúng tôi đứng lặng hồi lâu trước phần mộ , lòng xót xa, thương tiếc nhìn những người đồng đội muốn nói điều gì đó, từ sâu thẳm trong lòng mình . cầm nén hương  thơm trên tay , nước mắt rưng rưng tôi thầm khấn tên từng đồng đội : " cầu mong các bạn thảnh thơi an nghỉ nơi chín suối. Chúng tôi may mắn còn đến ngày hôm nay, để thực hiẹn lời dạy của Bác Hồ Kính yêu. Xây dựng lại đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.các bạn hãy tin tưởng vào các thế hệ thanh niên Việt Nam, sẽ mãi mãi noi gương tinh thần hy sinh quên mình để bảo vệ non sông, đất nước nư các bạn"...

   Trên đường trở về Tuyên Quang, đoàn chúng tôi ghé thăm làng sen quê Bác. Nghe qua cô thuyết minh mọi người đã hiểu thêm về gia quyến và thời thơ ấu của Hồ Chủ Tịch...

    Chuyến tham quan học hỏi,tuy chỉ có bốn ngày, nhưng đã để lại dấu ấn khó quên trong lòng mỗi dại biểu. Ai cũng được mở mang thêm tầm nhnf về sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của đất nước. Cùng nhau khẳng định và tin tưởng tuyệt đối vào đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước" Đàng hoàng hơn, to đệp hơn" Như lời dạy của Bác Hồ kính yêu. Các thế hệ cựu TNXP Tuyên Quang sẽ luôn "nêu gương sáng, hiến lế" và động viên các thế hệ trẻ tiếp bước cha anh tham gia lực lượng " Thanh niên tình nguyện" để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giầu đẹp, bình yên , gia đình ấm no, hạnh phúc.
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #2 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2013, 06:34:09 pm »

ĐÊM TRƯỜNG SƠN CUỐI THU


   Vào mùa khô rừng Trường Sơn không có mưa, cái nắng chói chang kèm theo những cơn gió lào nóng oi ả làm cho người và cây cối khô cằn.

   Mới sáng ra từ xa đã vọng về tiếng bom rơi rầm rầm. Trên bầu trời xuất hiện chiếc máy bay OV10 của Mỹ Thiệu bay sà sà ngọn cây, bắc loa phóng thanh hát nhạc vàng và đọc bài dụ dỗ chiêu hồi việt cộng về với quốc gia, nghe mà tức điêu người, nếu không vì giữ bí mật con đường vận tải và nơi đóng quan thì chúng tôi đã nã cho bọn giặc lái một tràng Ak vào sọ rồi.

   Tạm quân Y của chúng tôi đóng quân cách đường quốc lộ 20 tháng 7 chừng 2 km ven bờ suối. Lán trại xây dựng bằng nhà hầm kiên cố, có nguỵ trang trên lóc hầm. Trạm thường đón tiếp các thương binh từ các nơi gửi về và trực tiếp điều trị cho thương bệnh binh trên trục đường 20/7 và 312 thuộc binh trạm 16, bệnh nhân là các chiến sỹ TNXP . bộ đội công binh, dân công hoả tuyến...làm nhiệm vụ thường xuyên bảo dưỡng, phá bom, thông đường để những chuyến xe qua chi viện sức người, sức của cho chiến trường B – C.

   Trạm quân Y duy nhất có tôi và Bưởi là Y tá được đào tạo  từ lực lượng TNXP , người khu ba còn toàn cán bộ Y,Bác Sỹ là người khu 4,Bưởi là hộ lý 19 tuổi người Hà Tây,quê Lụa có mái tóc xoăn tự nhiên gọi à "Bưởi Xoăn". Bưởi ít nói nhưng chăm sóc thương bệnh binh rất nhiệt timnhf không kể ngày đêm. còn tôi là ytá tuổi mười tam có biệt hiệu "Sơn Ca" vì tôi hay hát mỗi khi buồn và nhớ nhà, hát cho thương binh nghe khi họ yêu cầu. mỗi khi hát tôi thường hát chèo làn điệu que hương tôi. Cả hai chúng tôi được coi là my chính cánhcủa binh trạm, chúng tôi rất thân nhau đi đâu cũng có nhau, thường tìm đến nhau lúc rỗi rãi để tâm sự và rủ nhau đi hái quả me rừng...

   Nắng mãi rồi trời cũng phải mưa. Thường sau cơn mưa cua đá bà ra vô kể. Tôi liền ngỏ ý rủ Bưởi Xoăn tối đi soi bắt cua về nấu canh chua để thưởng thức và bồi dương cha thương bệnh binh, Bưởi Xoăn đồng ý ngay.

   Tôi khẩn trương chuẩn bị chiếc đèn ba pin và túi "ba gang" đựng cua. Đồng thời báo cáo Bác sĩ trạm trưởng về kế hoạch của mình, được trạm trưởng nhất trí và nhắc chúng tôi mang theo súng đề phòng bất trắc, không được di ra khỏi con suối đơn vị đóng quân...

    Mới 7h tối trăng lên sáng trong, cua đá bò ra nhiều vô kể, Bưởi Xoăn sung sướng nói nhỏ. Sơn ca ơi, đêm nay trăng sáng cua ra nhiều quá.

   Tôi liền giơ túi lên nói"nếu không đầy túi ba gang không về". Chúng tôi người trước, người sau soi đèn bắt cua mải mê quá đã rời xa con suối nơi đơn vị mình đóng quân từ lúc nào không hay biết. Đột nhiên từ trong bóng tối xuất hiện hai chiếc đèn pin sáng rọi thẳng vào mắt chúng tôi, kèm thao giọng hô giõng giạc đứng im giơ tay lên!

   Hai người lạ mặt tay lăm lăm hai họng súng chĩa thẳng vào người chúng tôi . Bị quá bất ngờ, tôi bàng hoàng vội tháo súng ra để tự bảo vệ , nhưng đã quá muộn. Cả hai đã bị bắt giải đến một nhà hầm cách đó không xa, khi bước chân vào nhà hầm chúng tôi chạm ngay vào người đàn ông to cao, râu quai nón, nước da bánh mật tầm năm mươi tuổi. Sau này tôi mới biết người đồng chí đó là Hà Mâu – Chính uỷ quê miền nam. Hai người đàn ông trao đổi với người lạ mặt trong hầm điều gì đó, rồi bỏ ra ngoài, lúc này trong hầm chỉ còn lại hai chúng tôi và người dàn ông tầm thước, người đó cứ nhìn chùng tôi chằm chằm không chớp mắt, ông ta đưa tay vào ngăn kéo bàn làm việc rút ra một tấm ảnh,hết nhìn ảnh lại nìn vào Bưởi Xoăn,lát sau cầm điện thoại nói gì đó, ít phút xuất hiện một người đàn ông tầm bốn mươi tuổi đến đưa chúng tôi qua nhà hầm khác. vừa ngồi xuống người đó đã hỏi dồn dập họ tên, quê quán, đơn vị đóng quân...Tôi bấm Bưởi Xoăn ngồi yên không trả lời. Người lạ có ý đe doạ khi chúng tôi không nói gì, mặc kệ! Chúng tôi cứ ngồi yên dán mắt nhìn người lạ ,miệng lưỡi cứng đờ.Giữa lúc đó ở bên ngoài nghe rõ tiếng hỏi nhau:

-   Mấy giờ rồi đồng chí ?
-   Một giờ hai mươi!

   Tôi chợt thấy lo lắng nghĩ ngay giờ này chúng tôi chưa về thì cả đơn vị sẽ nháo nhác đi tìm. Hỏi mãi không có kết quả, người đàn ông lạ mặt bỏ ra ngoài , đóng sầm cửa hầm lại . Trong hầm chỉ còn lại hai đứa, chúng tôi lao vào ôm nhau khóc nức nở lo sợ , không biết nơi đây là quân ta hay quân địch. Mệt mỏi và căng thẳng quá, nhưng sức mạnh và tuổi trẻ đã mau chóng đưa chúng tôi vào giấc ngủ say xưa như không có chuyện gì xảy ra.

   Những tiếng hô  to" ai cũng như tôi thì mất nước" đánh thức chúng tôi dậy, không ai bảo ai, cả hai cùng nhìn ra ngoài. Lúc đó cửa hầm đã mở chúng tôi nhìn thấy một khoảng đất rộng, từng hàng người thẳng tắp khoảng  trên ba chục người đang tập thể dục ngực đeo biển "Ai cũng như tôi thì mất nước" chúng tôi ôm trầm lấy nhau mừng chảy nước mắt vì đây không phải quân địch mà quân mình, nhưng thanh niên đeo biển tập thể dục kia là những người lính sợ khó khăn gian khổ, hy sinh nên đã trốn đơn vị quay về nhà, trên đường trốn chạy đã bị bắt tập trung vào cải tạo...

   Chúng tôi đang mải mê vui mừng thì người đàn ông tối qua lại xuất hiện đưa chúng tôi đi đánh răng, rửa mặt ăn sáng, và cứ lặng lẽ hường dẫn không nói lời nào. Cuối cùng chúng tôi được đưa về căn nhà hầm lúc ban đầu, người đàn ông tầm thước hôm qua lại tiếp chúng tôi. Vừa nhìn thất chúng tôi bước chân vào ông đã vồn vã bắt tay cất lời xin lỗi và tươi cười giới thiệu họ tên , quê quán của mình cho chúng tôi nghe, ông khen ngợi chúng tôi giỏi và dũng cảm.

   Sau đó ông tường thuật lại chuyện xảy ra cho chúng tôi nghe. Cách đây hai mươi ngay có toán biệt kích được tung vào Trường Sơn nơi chúng tôi đóng quân,nhằm dò la những bí mật vận chuyển của quân đội ta chi viện cho chiến trường. Tổng số có hai mươi ba tên tóm được mười chín tên, còn lại bốn tên trong đó có một tên là nữ. Số biệt kích này là người miền bắc bon chúng còn đang lẩn khuất trong khu rừng chúng tôi đóng quân. Ông thò tay vào ngăn kéo lôi ra một tấm ảnh tên nữ biệt kích đưa cho chúng tôi xem, không ngờ người trong ảnh lại giống Bưởi Xoăn đến thế. Cả khuân mặt, mái tóc xoăn tự nhiên cắt ngắn, Chỉ khác có đôi mắt của Bưởi Xoăn đen , còn mắt của ả biệt kích nhỏ dài gian giảo. Ông tiếp tục cho chúng tôi biết có hai người bảo vệ ở trạm quân y đêm qua không thấy chúng tôi về, đã lần theo con suối hỏi tìm...

   Ông vừa nói xong ngoài cửa xuất hiện hai đồng chí bảo vệ trạm quân y bước vào. Không giữ được bình tĩnh chúng tôi lao vào lòng họ khóc nức nở mừng rỡ, như lâu ngày mới gặp người thân. Sau phút xúc động chúng tôi lại bẽn lẽn cười xấu hổ vì lúc đó rất đông người vào hầm đang nhìn hai chị em trêu trọc vui vẻ...

   Chào tạm biệt nơi không mời mà đến, chúng tôi trở về với nhiệm vụ của mình đang chờ ở quân y, nhận lại những thứ đã bị thu về tối qua, tôi cầm túi cua vẫn còn nguyên vẹn đổ ra chậu nửa biếu Chính UỶ Hà Mâu, Ông cũng tặng chúng tôi rất nhiều sách về đoàn. đảng, Bác Hồ để làm kỷ niệm, Kể từ ngày đó khi có dịp công tác người chính uỷ già ấy lại tranh thủ ghé thăm chúng tôi...
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Ba, 2013, 07:16:45 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #3 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2013, 09:46:08 am »

MỘT THỜI ĐỂ NHỚ
Kỷ niệm 38 năm kỷ niệm gặp mặt TNXP
 C395 – N39 (1968-2005


   Đêm trường Sơn cuối đông năm 1970. Đơn vị TNXP C 395-N39 chúng tôi nhân được lệnh chuyển quân gấp từ tuyến đường 20/7 vào bảo vệ tuyến đường suối ngầm 3/2 hoàng hôn vừa buông xuống sau dãy núi cũng là lúc đơn vị bắt đầu cuộc hành trình. Hành trang bên mình gọn nhẹ. Vai đeo bao lô con cóc, tay chống gậy trường sơn, chân đi đôi dép Bác Hồ, đầu đội mũ cối. Chúng tôi đi theo đường giao liên xuyên thẳng qua những khu rừng đã bị bom mỹ tàn phá, chỉ còn lại trơ trọi gốc cây cháy dở dang đen thui, lố nhố như lính đứng gác. Đoàn quân nối đuôi nhau, người nọ nối người kia chưng 4m, giữ im lặng tiến về phía trước, dùng đèn pin nhỏ để soi lối đi. Từ xa nhìn ánh đèn lập loè nhỏ như đàn đom đóm rừng nên đã đánh lừa được máy bay do thám của địch. Tôi và Bưởi Xoăn y tá đi sau đơn vị cùng với chính uỷ viên Nguyễn Cao.

   Chính trị viên quê Kiến Xương Thái Bình người cao to , đôi mắt sâu, nước da xanh tái do bi sốt rét rừng,chưa có vợ hơn tôi và Bưởi Xoăn trên chục tuổi. Mỗi lần chính trị viên xuất hiện ở lán quân y, tôi đều bắt gặp ánh mắt anh và Bưởi Xoăn nhìn nhau đắm đuối, như thầm nhắn gửi điều gì đó từ sâu thẳm trong trái tim chưa nói thành lời ... Những lúc như thế tôi đành tế nhị viện lý do rút lui để hai người có chút riêng tư và thầm nghĩ sau này đất nước hết chiến tranh nếu họ thành duyên sẽ có nhiều kỷ niệm kể lại cho con cháu nghe...

   Càng về khuya rừng núi càng thở ra một làn sương mênh mông. Không còn nghe thấy tiếng côn trùng rên rỉ trong đêm, hay tiếng chim kêu vượn hú, mà chỉ nghe tiếng ùng oàng từ chiến trường xa vọng đến, thoang thoảng mùi khét nồng của bom đạn. Trời bắt đầu  lất phất có hạt mưa phùn,cái lạnh của hơi núi rừng đang len lỏi vào sau làn áo ướt đẫm mồ hôi đã làm tôi rùng mình nghĩ ngay đến loài vắt xanh hút máu...
   Chợt Bưởi Xoăn dừng lại nhăn nhó than thở:

-   Sao mà mãi vẫn chưa được nghỉ giải lao, đôi chân em mỏi nhừ không muốn bước Sơn ca ơi?
-   Hãy cố gắng lên, sắp đến nơi nghỉ rồi đấy!
-   Có thật không, Sao chị biết?
-   Ấy là mình đoán thế. Tôi nói để an ủi bạn,thật ra có biết gì đâu.

-   Đề nghị hai đồng chí im lặng. Chính trị viên thấy chúng tôi vi phạm nội quy hành quân nên nhắc nhở.

... Vừa đến dòng suối trong vắt ngập đến bắp chân, soi đèn pin nhìn thấy rõ cả sỏi đá. Hương thơm nhè nhẹ toả ra từ những giò phong lan ở đâu đó quanh đây thật dịu ngọt, phần nào đã giảm bớt nỗi mệt nhọc suốt chặng đường dài hành quân lội suối băng rừng. Chúng toi được lệnh dừng chân giải lao ba mươi phút để ăn điểm tâm. Tôi và Bưởi Xoăn tìm chọn phiến đá bằng phẳng vội cởi bỏ ba lô, túi thuốc như chút một gánh nặng trên người, đứng thẳng vươn vai hít thở căng phồng lồng ngực hương vị của rừng đêm. Và mở rộng tầm mắt nhìn ra xung quanh, ngỡ ngàng trước cảnh thiên nhiên thật bình yên. Hình như nơi đây chưa hề có dấu vết của chiến tranh. Bên dòng suối trong leo lẻo không ngừng chảy róc rách là rừng cây nguyên sinh. Thân cây to đến mấy vòng tay, tán lá xum xuê. Bám vào thân cây từ trên cao rủ xuống những dây phong lan khoe sắc rực rỡ đang chòng ghẹo với những hạt mưa đón xuân đung đưa trước gió...

   Chính trị viên Nguyễn Cao cũng chọn phiến đá gần chúng tôi nghỉ.
   Anh thấy hai chị em cứ nắn bóp đôi chân mỉm cười bảo:

-   Hai đồng chí tranh thủ dùng điểm tâm, kẻ sắp hết giờ giải lao rồi đấy.

Người đâu mà vô tâm thế, chẳng hỏi thăm được một câu, khô như củi ấy!
Bưởi Xoăn lẩm bẩm.

- Sắp đến nơi chưa thủ trưởng ơi? Tôi hỏi nhỏ chính trị viên.
- Còn phải đi khoảng 3 canh giờ nữa.

Tôi mở túi cóc ấy phong lương khô bẻ đôi đưa cho Bưởi Xoăn một nửa.
- Thôi giận hờn mãi, tranh thủ ăn còn lấy sức hành quân tiếp.

Đột nhiên có một bóng đen từ trên cây cao lao xuống dòng suối ngay trước mặt hai chị em, làm nước bẩn tung toé khắp nơi. Ngỡ bị biệt kích tấn công bất ngờ, tôi vội chộp khẩu AK đựa ba lô lên đạn chĩa lòng súng về phía kẻ thù và kéo Bưởi Xoăn nằm rạp xuống chờ lệnh.

-   Cẩn thận trăn rừng đấy, đừng nổ súng!

Chính trị viên lệh xong lấy con dao găm nhẹ nhàng đến bên hai chị em chợ giúp. Đúng là lần đầu tiên trong đời tôi nhìn thấy tận mắt một con trăn màu tro vừa dài vừa to. Nó đang trườn theo dòng suối chảy xuôi sắp tới gần chân tôi và Bưởi Xoăn.

- Bắn bắn đi Sơn Ca ơi? mẹ em bảo nếu bi trăn cuốn chỉ có chết thôi không gỡ ra được đâu. Bưởi Xoăn ôm tôi run lên giục giã. Tôi căng thẳng tròn mắt nhìn con trăn đang đến gần.
-   Bình tĩnh cứ để nó cho tôi. Chính trị viên thì thầm.

Hình như con trăn đã linh cảm thấy nguy hiểm xắp sảy ra, nó liền nghển cao cổ nghiên ngó hồi lâu. Bất chợt quăng mình mạnh xuống nước rồi lao thẳng vào khu rừng già. Tôi thở phào nhẹ nhõm kéo chốt khoá an toàn súng dựa vào chỗ cũ. Trong giây lát cả ba chúng tôi bàng hoàng nhìn nhau cùng phá lên cười...

  Nhai miếng lương khô chưa kịp nuốt đã thấy Bưởi Xoăn tự dưng nhảy dựng đứng lên mắt nhắm nghiền  rên rỉ:
- Cứu em với Sơn Ca!
Lại làm sao nữa đây, đau bụng hả ? Sợ bạn đau ruột thừa cấp tôi cuống quýt hỏi .

-   Trời ơi, nó... nó ở kheo chân ấy !

Tôi rọi đèn pin theo tay Bưởi Xoăn chỉ, bỗng toàn thân nổi gai ốc, eo ơi một con vắt xanh đã mọng máu, bụng nó căng tròn. Nói thật bom đạn Mỹ tôi không sợ mà chỉ sợ vắt cắn. Thân nó nhỏ như con sâu đo, cái vòi nhọn hoắt như mũi kim, thường đậu trên cành cây, vách đá có rong rêu. Đánh hơi thấy người đến gần liền co mình lại nhảy phốc sang bám ngay vào miếng mồi, rồi lập tức tìm nơi kín đáo nhất trong cơ thể con người để hành nghề thật êm dịu. Khi ta thấy thì cũng là lúc nó đánh chén no nê nằm nghỉ. Tôi bị nhiều lần rồi nên mỗi khi phải đối mặt với chúng thì toàn thân lại nổi gai ốc.

Nhìn bạn nửa khóc, nửa cười ruột gan tôi căng như bốc lửa. Liền lấy chiếc panh kẹp bông tẩm cồn dí thẳng vào vòi con vắt, thế mà mãi nó mới chịu nhả miếng mồi dơi xuống trôi theo dòng nước.

- Thôi bình yên trở lại rồi, hãy mở mắt ra đi, kẻo thủ trưởng đang cười kia kìa.

Chính trị viên vẫn tảng lờ như không có chuyện gì, nhưng tôi nghĩ thật ra tim anh nhói đau. Giá như chỉ có hai người chắc anh đã lao đến chăm sóc, vỗ về người yêu...

-   Các đồng chí chuẩn bị lên đường. Chính trị viên mỉm cười nhắc 2 chị em .
-   Người ta cực chưa đã hay sao mà cứ cười hoài. Bưởi Xoăn dận hờn nhìn người yêu
-   Người ta cũng đứt từng khúc ruột đấy, nhưng đành ngậm bồ hòn làm ngọt thôi! Tôi trêu tức bạn và tranh thủ hoạ mấy phần thơ chọc 2 người.

Thủ trưởng nhìn em tủm tỉm cười
Đau lòng em lắm thủ trưởng ơi
Chân em đàn vắt đang bâu tới
Trăn rừng nổi giận quăng qua suối...
Mình vàng yếu đuối chỉ kêu trời!
Thủ trưởng nhìn em sao cứ cười
Em nhìn thủ trưởng nước mắt rơi!

Bưởi Xoăn xem xong đấm lưng tôi thùm thụt. Tôi liền xé trang giấy gấp thành mũi tên phóng sang chỗ chính trị viên Nguyên Cao. Anh đưa tay đón và giở ra xem rồi lấy bút viết gì đó vào trang sau...Chúng tôi đi tiếp. Trời tối dần ...   Bụp, oàng! Bỗng có tiếng nổ trên bầu trời phía trước.

-   Tất cả các đồng chí vào vị chí sẵn sàng chiến đấu.

Tôi vội mở chốt khoá an toàn khẩu AK hướng ngắm lên bầu trời nơi mục tiêu vừa phát ra tiếng nổ. Từ xa dần dần hiện rõ ra một con quái vật khổng lồ đang gầm gừ lao đến . Nó có 2 con mắt xanh lè, ở Đuôi không ngừng phụt ra luồng khói lửa trắng vàng. Mỗi tiến nổ bụp oàng lại nhả ra một chiếc dù pháo sáng. Cả khu rừng Trường Sơn bỗng dưng sáng như ban ngày.

-   đầm già đấy! Tôi thì thầm với Bưởi Xoăn.

Con quái vật nhả liền mười chiếc dù pháo sáng rồi biến mất vào đám mây. Không gian trở nên yên tĩnh lạ thường. Bỗng dưng hàng loạt tiếng gà gáy từ trong rừng sâu vọng đến như một dàn đồng ca. Chắc lũ gà rừng nhầm tưởng trời sáng nên mới thi nhau đánh thức ông mặt trời như thế...

Lợi dụng pháo sáng của địch soi đường chúng tôi tiếp tục hành quân với tốc độ nhanh hơn. Vừa đi vừa chạy mau chóng qua nơi nguy hiểm. Linh cảm mách bảo cũng sắp tới gần mặt trận phía trước. Chúng tôi càng phải thận trọng hơn, nhằm bảo toàn lực lượng để hoàn thành nhiệm vụ mới với bao khó khăn đang chờ. Có thể phải hy sinh tính mạng trong lúc phá bom thông đường bảo vệ mạch máu giao thông của tổ Quốc. để những đoàn xe trở quân,lương, súng đạn tiếp viện kịp thời cho chiến trường. Nối liền tình cảm quân dân giữa hậu phương với tiền tuyến...
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Ba, 2013, 09:59:22 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #4 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2013, 08:55:00 pm »

LAN TÍM TRƯỜNG SƠN


Kiều Hanh trở mình quay sang đưa tay ôm ngang người tôi thở dài hỏi nhỏ:

-Chị cũng không ngỏ được hay sao mà cứ trở mình liên tục thế? Hay lại nhớ đến ”Người ấy” hả? Bây giờ dễ đến hai giờ sáng rồi chị nhỉ? Nhanh thật, mới đấy mà cũng gần ba mươi năm chị em mình mới gặp lại nhau, ngủ chung như ngày nào, chỉ khác bây giờ có đêm ấm, chăn êm. Em nhớ hoài những kỷ niệm của chị em mình ở trường Sơn năm xưa nên chả ngủ được. Hay chúng mình dậy nấu mỳ tôm ăn rồi tâm sự đến sáng luân, mai chị về Tuyên thao hồ mà ngủ còn em chiều mới tới ca trực cơ.

-Nếu chị không về Bệnh viện Bạch Mai khám bệnh, thì làm sao biết được kiều Hanh là Y tá trưởng ở đây, gặp lại nhau mừng quá chị cũng không ngủ được. Em còn nhớ cái chiều tháng tư năm 1969 chúng mình chạy việt dã trong rừng già không? Cũng may không đứa nào vướng phải bom của mỹ.

-Em làm sao quên được chiều hôm đó. Nay nghĩ lại vẫn còn sợ hết vía nếu không có  “Người ấy” của chị thì chúng mình đã hoá thành ma thương rừng già rồi.
-Sợ hết vía nên đến nay không còn vía nào “Chống lầy” nữa phải không? Tôi đưa Tay cù vào nách Kiều Hanh nói chọc.

Kiều Hanh liền cù lại trả đũa, cả hai chị em phút chốc quên đi hiện tại cùng nhau nhớ về tuổi đôi mươi tràn đầy sức sống thủa nào. Đã không sợ hy sinh gian khổ tình nguyện lên đường nhập ngũ đi bất cứ nơi đâu tổ Quốc cần. Kiều Hanh quê Đống Đa – Hà Nội kém tôi một tuổi, cùng học lớp y tá cấp tốc do tổng đội TNXP – P78 Tổ chức tại vùng đất đỏ huyện Quảng Trạch - Tỉnh Quảng Bình. Học xong chúng tôi được điều về đội TNXP – N395 do đồng chí lê Ngọc Hoàn (Bộ trưởng giao thông vận tải bây giờ) làm đội trưởng, vào trương Sơn bảo vệ tuyến đường vận tải 20/7 và 3/2 thuộc binh trạm 16. Kiều Hanh với tôi cùng phục vụ ở một trạm quân y do bác sỹ trạm trưởng Nguyễn Cần chỉ huy...

- Chị nghĩ gì mà nằm im thế? Em dậy nấu mì, chị cứ nằm mơ về Trường Sơn năm xưa bao giờ nấu xong em gọi chị dậy ăn nhé.
   Kiều Hanh nói rồi xuống bếp, còn lại một mình tôi miên man nhớ kỷ niệm về một thời đã qua.

   Vào mùa mưa năm 1969 chẳng hiểu nguồn gốc từ đâu mà chấy dận lan khắp Trường Sơn. Chúng sinh nở trên đầu tóc, quần áo, chăn màn, ở đâu cũng thấy cán bộ và chiến sỹ bị ghẻ lở hắc lào do chấy rận gây nên. Lệnh của chỉ huy Lê Ngọc Hoàn: “Tất cả các chiến sỹ TNXP và bộ đội đóng quân trên tuyến đường 20/7 và 3/2 tìm mọi biện pháp diệt tận gốc chấy rận, để đảm bảo cho các chiến sỹ săn sàng chiến đấu, nhằm giữ mạch máu giao thông của tổ quốc...”

   Chiến dịch phòng chống chấy rận được tiến hành triệt để đến từng cán bộ và chiến sỹ. tất cả quần áo, chăn màn được đưa vào chảo đun sôi 100C để giét chấy rận. Ngoài ra những thầy thuốc vào rừng tìm lá đắng hướng dãn cho mọi người nấu nước tắm. Hai chị em chúng tôi cũng bị chấy rận trên tóc vào quần áo làm cho ăn không ngon,ngủ không yên, mình mẩy có những nốt bầm tím rất khó chịu, đứng chỗ nào cũng muốn gãi. Đã thế còn bị cánh lính thông tỉntêu trọc bằng thơ, chúng tôi xem xong vừa tức vừa buồn cười:

      “Trường Sơn hoa nở ngút ngàn
      Điểm thêm lan tim, trên làn da em!
      Thoạt nhìn cứ tưởng nốt duyên
      Lâu thành nốt nhạc du dương giữa rừng
      Yêu em anh quyết đến cùng
      Quân thù cũng diệt, rận rừng cũng tiêu...”

Thế rồi vào một buổi chiều tháng 4 năm 1969 hai chị em vừa xong ca trực, về tới lán đã thấy Trần Đoàn đứng chờ trước cửa. Anh nháy mắt cười vui vẻ.

-   Chào hai “ công chúa rừng xanh”, anh có một tin bất ngờ cho hai chị em đây. Nếu chiều nay được nghỉ anh xin tình nguyện tháp tùng đưa “ Hai nàng công chúa” đến giếng thần tắm cho thư thái và làn da giảm bớt tiếng nhạc du dương!

Tôi đỏ mặt đưa mắt nhìn Trần Đoàn, anh cứ tảng lờ nói tiếp : Chiều qua trong lúc đi nối đường dây bị đứt, anh phát hiện ra một giếng nước nóng to bằng hố bom và nước ngập đến ngang ngực. Khi làm xong việc anh xuống tắm thử,ngâm mình mãi không muốn lên nữa , về đỡ hẳn ngứa.

Kiều Hanh sung sướng xoắn xuýt hỏi Trần Đoàn: có thật không anh ? Nếu anh mà lừa chúng em thì liệu hồn đấy !

-Thế nào, mình có đi không chị? đằng nào chiều nay cũng phải đi tim lá đắng cho thương binh tăm cơ mà!
Tôi nghe Kiều Hanh hỏi, liền đưa mắt nhìn Trần Đoàn  để xác định lời nói của Trần Đoàn  thật hay đùa, bắt gặp ngay ánh mắt anh đang âu yếm nhìn mình, toàn thân tôi nóng bừng như vừa tiếp nhận một luông điện mịnh nên vội quay mặt đi. Trần Đoàn là tràng trai Hà Nội hơn tôi năm tuổi , anh đang học năm thứ ba trường Đại Học Kinh Tài tình nguyện nhập ngũ, vào Trường Sơn trước tôi hai năm, làm bên tổng đài thông tin thuộc đường dây 559 Kiều Hanh đồng hương với Trần đoàn nên anh thường xuyên đến chỗ chúng tôi chơi. Mỗi lần gặp anh tôi đều nhìn thấy ánh mắt anh nhìn mình cháy bỏng yêu thương mà vẫn chưa nói lên thành lời...

-Trời ơi, sao chị cứ để người ta chờ hoài thế ? Kiều Hanh huých khuỷu tay vào tôi nhắc lại lần nữa.

- con quỷ đi thì đi chứ sao!

Trần Đoàn vác khẩu AK đi trước, hai chị em theo sao, băng qua lối mòn tiến về khu rừng già, khoảng một giờ đồng hồ thì đến khe suối có một hang đá to, từ trong hang đá chảy ra một dòng nước bốc hơi đọng lại vào khoảng rộng nnư hố bom rồi chảy xuôi. Hai chị em vội quẳng bọc quần áo mang theo trên bờ chạy đến sờ tay xuống nước, nước nóng tầm 30C trong vắt nhìn thấy cả sỏi đá dưới suối.

-Bây giờ anh đến tảng đá đằng kia đứng canh cho hai em tắm gội thoả thích. Nếu có gì không ổn thì hú một tiếng là anh đến liền. Trần Đoàn dặn kỹ rồi vác súng đi. Còn lại hai người Kiều Hanh kéo tay tôi để nguyên cả quần áo lọi nhào xuống nước. Chúng tôi sung sướng ngâm mình trong giây lát rồi xoã tóc xuống gội đầu cho nhau. Kiều Hanh ghé miệng vào tai tôi nói nhỏ:

-Gội đầu xong hai chị em mình tắm tiên nhé?
-Chị chẳng dám đâu. Tôi đưa mắt nhìn về phía Trần Đoàn nhưng không thấy anh.

Hai chị em gội đầu xong đang định tắm tiên theo đề nghị của Kiều Hanh. Đột nhiên một tiếng hú vang cả trời đất trên đầu chúng tôi. Ngước mắt nhìn lên thì trời ơi, một con vượn đực lông đen đang đứng giữa lối mòn xuống giếng, nó ngửa mặt lên trời nhe răng hú liên hồi. Không chần trừ tôi với bọc quần áo ,dắt tay Kiều Hanh sang bờ suối bên kia, chạy thục mạng tránh xa khỏi con vượn hung ác. Lúc sau nghe thấy một tràng súng AK, tiếng hú im bặt, đoán ngay Trần đoàn đã bắn chết con vượn cứu hai chị em. Hai chị em tôi chị em tôi ngồi bệt xuống đất thở không ra hơi. Kiền Hanh mặt tái xanh thở hổn hển: em sợ quá chị ơi bom đạn mỹ không sợ bằng con vượn đực này, nó to và nhìn hung ác quá, như muốn ăn tươi nuốt sống chị em mình!

Cả hai chưa kịp hoàn hồn lại nghe tiếng hú từ xa vọng đến, liền vùng dậy cắm cổ chạy về rừng già. Chúng tôi gặp ngay một nương sắn rồi đến ngay một nương củ kiệu xen lẫn toàn bí ngô, ngạc nhien bảo nhau không biết có phải nương rẫy của đồng bào mình hay của bon biệt kích. Từ ngày vào Trường Sơn đã mấy năm rồi, chúng tôi chưa hề gặp một người dân nào. Hai chị em chưa hết bàng hoàng thì cuối nương kiệu xuất hiện người đàn bà địu đứa con nhỏ da đen đỏ, mặc áo ngắn, phía dưới quấn mảnh vải thô làm váy, cổ và chân đeo vòng bạc, miệng ngậm chiếc tẩu dài , tay xách chiếc sọt tre đi về phía hai chị em. Người đàn bà nhìn chúng tôi chằm chằm, lát sau đưa tay cầm chiếc tẩu trên miệng xuống, cười tít mắt để lộ hai hàm răng ngắn sát lợi nói níu lo như chim.Kiều Hanh sợ quá ôm chặt lấy tôi. Bất ngờ chị ta vùng chạy hú liên tục. Tôi lạnh toát người bảo Kiều Hanh :

-   Chuyến này thì chị em mình chẳng chạy đâu cho thoát. Đây không phải dân mình mà “mọi ” ăn thịt người như trong phim Rôbinsơn đấy?

Sau tiếng hú của người đàn bà, một loạt tiếng hú tiếp thao từ chân núi vọng về, rồi xuất hiện một toán người đàn ông mình trần, phía dưới che một mảnh vải thô, miệng ngậm tẩu thuốc lá, vác súng và gậy chạy đến. Họ cười nói chỉ trả vào hai chị em, đang đứng ngây ra nhìn. để ý thấy người nao hàm răng cũng ngắn sát lợi, tai căng chảy dài xuống. Người già nhất tách ra khỏi đám đông tiến lại đập tay vào vai tôi chỉ về phía rừng già. Tôi hiểu ông ta hỏi từ nơi ấy đến nên cứ gật đầu bừa. Đột nhiên ông già giơ hai tay lên trời hú một hồi dài. Cả toán người bèn buông gậy và súng xuống chắp tay về phía hai chị em. Chúng tôi rụng rời cả chân tay,cứ tưởng đã đến giờ họ ăn thịt mình bèn ôm nhau khóc như hai đứa trẻ.

Trần Đoàn hổn hển lao đến ôm lấy chúng tôi rồi nói gì đó với ông già, ông ta phất tay một cái, cả toán người liền cầm vũ khĩ lao về hướng rừng già. Khi đoàn người đi rồi anh vỗ về mãi hai chị em mới bình tĩnh trở lại. Tôi ngước mắt hỏi Trần Đoàn:

-Bây giờ làm thế nào hở anh? Chỉ chậm một tý thôi là họ sẽ ăn thịt bọn em rồi!

-Trời ơi, em nói gì lạ vậy, ai ăn thịt các em chứ. Đây là đòng bào Vân Kiều du canh du cư nay đây mai đó, đi hết khu rừng nọ đến khu rừng kia phát nương trồng rẫy. Họ mới tới nơi này được hai mùa nương rẫy. Vừa rồi là họ biểu hiện khâm phục hai chị em, đã từ khu rừng có con vượn đực chuyên rình bắt phụ nữ về làm vợ. Hôm nay nó dã chắc mẩm tóm được “hai công chúa rừng xanh” định bụng mang về treo ngay cửa hang để đi ra, đi vào ngắm cho thoả thích, nào ngờ hai công chúa chạy mất!

-Đến nước này mà anh còn trêu trọc hay sao? Kiều Hanh thổn thức.

-Anh ơi! Ban nãy cả lũ người nhìn chúng em chằm chằm khiếp quá.

Trần Đoàn thôi không đùa nữa, nghiêm túc giải thích cho hai chị em hiểu đôi nét về phong tục, tập quán của người Vân Kiều. Con trai Vân Kiều đủ tuổi trưởng thành phải sắm đủ vòng bạc đeo cổ và đeo tay, để làm lễ vật cưới vợ, hàm răng phải cưa sát lợi, tai căng chải dài xuống. Nếu không sắm đủ vòng bạc thì suốt đời không lấy được vợ, con trai ông vừa nãy đã gần 40 tuổi vẫn chưa có vợ, nay nhìn thấy cô Sơn Ca đeo chiếc vòng bạc mà cô đang cần, mong muốn được em kỷ niệm lại thì sẽ mang ơn suốt đời.

Trần Đoàn  đang giải thích cho chúng tôi hiểu rõ tập quán người Vân kiều thì đã thấy đoàn người khênh xác con vượn từ khu rừng già đi ra. Ông già đi đến bên Trần Đoàn đưa tay chỉ về phía chân núi đá nhưng anh lắc đầu, ông già lại quay sang nhìn tôi chằm chằm, toán người cũng đứng lại chờ đợi, lưỡng lự trong giây lát,tôi đưa tay lên cổ tháo chiếc vòng bạc kỷ vật của mẹ trao cho trước lúc đi xa, nâng niu đưa cho ông già. Người con trai của ông đang từ toán người chạy vái tôi liên tục. Tôi lúng túng mặt đỏ như quả bồ quân nhìn Trần Đoàn cầu cứu. Anh vội bắt tay người Vân Kiều đang sung sướng đã sắm đủ vòng bạc để cưới vợ và gật đầu chào ông già rồi kéo tay tôi rảo bước...

Rời khỏi bản Vân Kiều ba anh em nhanh chóng tìm đường tắt về đơn vị, may sao cũng vừa. đến giờ nghiêm nhận “mật khẩu” trong đêm. Sáng hôm sau vừa thức dậy tôi đã nhìn thấy Trần Đoàn đang đứng gần hai thanh niên Vân Kiều ngoài vọng gác. Nhìn thấy tôi Trần Đoàn vẫy đến chỉ vào gánh củ kiệu và gánh bí ngô nói: họ đến để cảm ơn em đấy? Tôi ngạc nhiên hỏi Trần Đoàn.

-Chúng em có nói gì về nơi ở của mình đâu mà sao họ biết hở anh ?

-Khu vực nay người Vân Kiều thuộc trên lòng bàn tay. Khi mình tìm đường về đơn vị, họ đã bám theo để biết nơi ở của anh em mình, sáng nay gánh quà tặng đến sớm nhờ anh trao tận tay em đấy!

Tôi đưa mắt nhìn hai tràng trai Vân Kiều , họ toét miệng cười, để lộ hai hàm răng trắng đã cưa sát lợi...
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #5 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2013, 02:19:39 pm »

                  TRĂNG KHUYẾT


Từ xưa người dân miền biển quê tôi thường coi vùng biên giới phía bắc tỉnh Hà Giang là “Rừng thiêng, nước độc” không cho con cháu lên làm ăn, sinh sống. Vậy mà bấy lâu nay những người thân của tôi đang gắng công, góp sức xây dựng và gì giữ bình yên giải biên cương của tổ quốc...

Đến thăm để tìm hiểu cuộc sống đời thường của những người dân nơi nắng gió biên thuỳ. Từ thị xa Hà Giang chúng tôi phải vượt qua dốc chín khoanh lên tới cổng trời. Tranh thủ lúc nghỉ ngơi, tôi đưa tay vén làn mây bạc, ngó trộm núi Cô Tiên ngồn ngộn, ẩn hiện giữa giải ngân hổntập trùng xanh biếc...

Sau cơn mưa mùa hạ, núi rừng thở ra một làn sương mênh mông, đã làm tan biến cái nóng oi ả, đã bám theo chúng tôi từ miền xuôi lên đây. Tôi sung sướng hít đầy lồng ngực hương vị ngọt ngào của trời đất, rồi mới tiếp tục cuộc hành trình.

Chẳng mấy chốc xe chúng tôi đã lướt qua thị trấn Quản Bạ - yên minh tràn đầy ánh nắng. Chạm đất đồng Văn, bắt gặp ngay triền núi đá dài vô tận, nhấp nhô như biển san hô cạn. Tôi ngạc nhiên nhìn thấy những cây  ngô chui lên từ kẽ đá “không khác gì đá mọc mầm” . Tôi chạnh lòng nhớ tới lời hát ru của mẹ thủa nào : “đố ai ngồi võng không ru, bế em không khóc, đò đưa không chèo. Đố ai đốt cháy ao bèo, để anh gánh đá Đông Triều về ngâm. Ngâm bao giờ cho đá nảy mầm, cho sung nảy nụ, cho hành nảy hoa, ngâm bao giờ chạch đẻ ngọn tre, sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình. Ngâm bao giờ rau diếp làm nên cột đình, gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta...” Quả là người dân vùng cao tài tình sáng tạo trong lao động sản xuất, đã dùng giọt mồ hôi bắt “rừng đá” đâm trồi nảy lộc nở ra những bắp ngô nây nẩy trông mát con mắt khách qua đường...
Tiện đừng chúng tôi ghé thăm công trình kiến trúc  cổ xưa của dinh thự Vua Mèo, sau đó tạt qua cửa khẩu Lũng Cú, rồi mớ về phố cổ Đồng Văn...

Đêm đầu tiên ngủ trên vùng Biên giới đồng Văn phải đắp chăn, khí hậu không khác gì sapa. Thảo nào tôi gặp rất nhiều “ông tây, bà đầm” lên đây tránh nóng. Tôi thao thức không sao ngủ được chỉ mong trời mau sáng còn xuống xem phiên chợ phố cổ ...

Mới bảnh mắt mà chợ đa đông nghịt người mua, bán. Từ trên các triền núi cao người dân vẫn tiếp tuc đổ về phiên chợ, theo các nẻo đường đông vui như chảy hội. Đàn ông mặc bộ quàn áo còn vương mùi lá chàm, vai đeo quẩy tấu sản phẩm làm ra, nách cắp con gà, con lợn xuống chợ, đàn bà mặc những bộ váy đủ màu sắc, tay vừa đi vừa tước sợi lanh, nói cười ríu rít. Họ gặp nhau chào hỏi ngôn ngữ riêng. Tôi đứng ngẩn ngơ trước lối vào chợ, nhìn không chán mắt, nghe không chán tai, thứ tiếng nói là lạ như chim hót của người Đồng Văn...

Chợ mỗi lúc một đông hơn tôi vội quay vào, cũng háo hức không khác gì dân địa phương. Cố chen đẩy, luồn lách giữa đám đông từ đầu chợ đến cuôí chợ, nghển cao cổ, nghiêng ngó tìm kiếm món ăn “mèn mén- thắng cố” mà không thấy. Đột nhiên một bàn tay rắn chắc nắm chặt chân tôi đẩy, kèm theo giọng ồm ồm lơ lớ tiếng kinh.

-Mắt mày để trên trán hay sao thế?

Tôi giật mình ngó xuống, thấy bàn chân của mình đè lên bàn chân của một ông già  râu tóc rậm rạp đã điểm sương, dáng vóc to cao, mặt loang lổ vết sẹo, mặc quần áo tà phủ, tay trái còn hai ngón đặt trên quẩy tấu lê quả căng tròn. Ánh mắt chạm nhau như luồng điện cực mạnh, toàn thân tôi nóng bừng vội nhấc chân mình ra khỏi chân ông già, mãi sau mới thốt ra được một âm thanh gãy vụn trong hơi thở không đều.

-Xin lỗi già ạ!

Ông già đổi sắc mặt, vội cúi xuống tránh cặp mắt tò mò của tôi. Cũng may có người khách xuống hỏi mua lê đã cứu nguy cho cả hai người. Tôi đưa tay xuống chọn hơn chục trái lê cho vào túi bóng, cố kéo dài thời gian, quan sát ông già một lần nữa từ đầu đến chân. để tìm kiếm điều gì đó vừa chợt đến trong tiềm thức mà cưa xác định rõ nét. Tôi phát hiện ra qua bắp tay rắn chắc và thân hình vạm vỡ của người ngồi trước mặt, chỉ tầm trên năm mươi tuổi nhưng bộ râu và mài tóc rậm rạp đã làm người đó trở thành ông lão bảy mươi. Ông già cũng nhanh mắt liếc nhìn tôi, vội giấu ngón tay thiếu ngón ra sau quẩy tấu. Tôi lúng túng như tợ vụng mất kim, đánh rơi túi lê trên tay xuống đất, quả lăn tứ tung, bà khách mua hàng vội giúp nhặt những trái lê rơi cho vào túi. Tôi đưa cho ông già cân, miệng hỏi giá bao nhiêu một ký, ông già nhìn xuống trả lời bằng tiếng dân tộc.

-Bia xia!

Tôi ngơ ngác hết nhìn ông già, đến nhìn bà khách mua hàng, như đã hiểu bà khách nói nhỏ vào tai tôi.
Ba ngàn đồng một ký. Chắc Bà mới ở xuôi lên chơi với con phỏng?

Tôi gật đầu và nhờ bà hỏi xem ông già tên gì, ở đâu tôi còn đến mua lê về làm quà?

Cả đêm đó tôi trằn trọc không sao chợp được mắt. hình ảnh ông già tóc dài râu rậm cứ chập chờn, lởn vởn như từ cõi âm ty hiện về. Trong tâm tưởng tôi như có điều gì đánh thức tôi chưa rõ nét, biến thành sự day dứt không sao chịu nổi. Cảm thấy như đã gặp người này ở đâu. Bao nhiêu năm tháng của đời người. Trải qua chiến tranh và hoà bình. Rồi công việc bộn bề giữa đời thường. Những hồi ức cứ chập chờn , chắp nối. Mấy ngày liền tôi như bị ma ám, bất chợ người bạn thân ở trường Sơn năm nào đã hiện dần trong tiềm thức , tôi buột miệng kêu thành lời trong đêm tĩnh lặng.

-Hoàng! Đúng Hoàng rồi?

Như một tia chớp chói loà rọi vào ngóc ngách tối tăm của tiềm thức, mọi ảo ảnh biến mất. Tôi chợt tỉnh và vô cùng bàng hoàng mong trời mau sáng để chuẩn bị chuyến đi tìm về quá khứ.

Sáng hôm sau Huy hướng dẫn đường tà lèng và lái xe đưa tôi đến dốc Mã pì Lèng, hẹn chiều chạng vạng quay lại đón...

Đứng trên đỉnh dốc Mã Pì Lèng nhìn xuống xóm Tà Lèng rất gần. Tôi thong thả bước trên con đường mòn. Hai ven đường chạy dài thoai thoải vách đá, là những nương ngô xanh non mơn mởn. Thi thoảng tôi bắt gặp một vài người lưng đeo quẩy tấu bẻ ngô trên vách đá , như những vận động viên leo núi. Nhìn gần thế mà tôi phải cuốc bộ gần hai giờ đồng hồ mới tới đầu xóm. Tà Lèng nằm trên một khu đất rộng rãi, có trên năm chục nóc nhà lớn nhỏ ngói bờ lu xi măng, cây cối lên xanh tốt, bên dòng sông Nho Quế đang mùa no nước...
Thấy khách lạ xuất hiện, nhiều người chạy ra nhìn ngó xem có vào nhà mình không. Tôi dừng chân bên lề đường hỏi thăm bà lão đang quét cổng, mặc áo cánh, quần thâm (đoán chắc là người miền xuôi lên đây cư trú).

-   Bà ơi? Cho cháu hỏi thăm nhà ông Pải Sài ở đâu ạ...
-   Pải Sài trưởng xóm à?
-   Ông Pải Sài râu rậm, thương binh ạ.
-   Vậy hả! Mãi tận cuối xóm cơ.

Bà già tốt bụng đã chạy sang hàng xóm cạnh nhà gọi đứa cháy nội về dẫn đường giúp. Tôi vội cảm ơn bà lão, theo sau thằng bé tầm mười tuổi, mình trần, chân đất, nước da tắm nắng.

-   Nhà ông Pải Sài rậm râu đây ạ? Thằng bé nói xong quay đầu chạy mất tăm.

Tôi bâng khuâng đứng trước cổng ngôi nhà xây lợp ngói, hiên tây, chiếc sân rộng
đang phơi ngô còn nguyên cả bắp, bên cạnh một vườn lê quả sai trĩu cành.

   Lòng rạo rực nôn nao như ở cái tuổi đôi mươi, tôi lây hết sức can đảm bước chân vào trong sân. Nhà vắng tanh, hai cánh cửa bỏ ngỏ. Đột nhiên một đàn chó đủ các cỡ từ đâu lao đến vây quanh tôi, sủa inh ỏi. Người lạnh toát tôi đứng im như trời trồng, miệng líu lưỡi phát ra âm thanh không thành ngôn ngữ. Bỗng giọng nói ồm ồm, lơ lớ đâu đó. Tự nhiên đàn chó nhìn tôi vẫy đuôi tản hết, chưa kịp hoàn hồn còn đang nhìn trước, ngó sau, tóc gáy tôi đã dựng ngược khi bàn tay mình chạm phải bàn tay lông lá. Vẫn âm thanh ban nẫy ồm ồm vọng đến.

-   Sài Tẩu? Mời khách vào nhà.

Qua giây phút bàng hoàng toát cả mồ hôi hột, tôi mới kịp nhận ra một chú khỉ dễ thương đang đứng khoang tay trước mặt, lễ phép cúi chào, nó cười tít mắt, miệng kêu chít chít để lộ hai hàm răng trắng đều tăm tắp. Tôi liền đưa hai tay ra, nó liền nhảy tót lên lòng, quàng tay qua cổ, hôn tôi chùn chụt vào má, tay chỉ vào nhà. Lòng cuộn sóng cố bình tĩnh tôi bước theo chú khỉ con.

Ông chủ của nó vẫn ngồi bình thản trên ghế xa lông như không hề có chuyện gì xảy ra, tôi cay cú bèn dõng dạc.

- Chào già Pải Sài đã kỳ công hướng dẫn được những con vật biết nghe lời?

Pải Sài vội giấu nụ cười inh nghịch vào sau bộ râu rậm, gật đầu chỉ tay xuống ghế đối diện mời ngồi, rót hai chén trà đẩy về phía tôi một chén. Không còn lẩn tránh ánh mắt đầy phán xét đang dọi thẳng vào mình nữa. Cả hai cùng nhìn vào mắt nhau khá lâu. Đột ngột và rất nhanh tôi đứng dậy vươn tay qua bàn nước kéo ống tay áo của Pải Sài lên đến bả vai, mắt chạm ngay vết sẹo to tròn, không kìm chế được tôi kêu lạc cả giọng.

-   Trời ơi? Hoàng?

Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #6 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2013, 02:20:20 pm »

Pải Sài không kịp phản ứng ngồi sững sờ, chân tay bất động, mặt tái đi, đầu cúi xuống và thật bất ngờ, đứng phắt dậy lao đến kéo tôi vào lòng trong hơi thở dồn dập. Những giọt nước mắt lăn qua hàm râu rậm rạp, rơi xuống gò má tôi hòa tân với dòng lệ đang trào dân nơi khóa mắt, lăn xuống bờ môi mặn nồng. Toàn thân tôi nóng bừng như có luồng điện chạy khắc cơ thể. Phút giây người mềm nhũn trong vòng tay rắn chắc của Pải Sài. Trời đất chao nghiêng, không gian bỗng dưng yên tĩnh đến lạ lùng. Chúng tôi chỉ còn nghe rõ trái tim của nhau đập dồn đập. Mọi sự giận hờn tan biến chỉ còn lại niềm xót thương vô hạn. Tình yêu bạn bè, đồng đội của những ngày chiến tranh ác liệt ở Trường Sơn trỗi dậy. Qua giây phút xúc động không kìm chế nổi lòng mình, Pải Sài đã bình tâm trở lại dìu tôi ngồi xuống ghế, vội lau đi những giọt nước mắt đắng cay, nói tiếng Kinh rành rọt.

-   Hoàng đã chết từ lâu! Nay chỉ còn Pải Sài thôi Sơn Ca ạ.

Tôi lặng người khi nghe Pải Sài nhắc đến tên mà anh em thương binh tặng cho thưở nào, ngước đôi mắt ướt trân trân nhìn Pải Sài miệng lưỡi cứng đờ. Lòng thầm gọi Lệ Xuân người bạn gái thân thương đã cạn nước mắt vì Hoàng, hiên nay không còn nữa. Lê Xuân đã anh dũng hy sinh trong chiến dịch thu đông năm đó, nằm lại một mình giữa rừng Trường Sơn. “Xuân ơi! Mình đã tìm thấy Hoàng của chúng ta rồi...”bao nhiêu câu hỏi dồn dập trong đầu, mãi sau tôi mới thốt ra được.

-   Ông mang tên Pải Sài từ khi nào? Sao lại lên đây lập nghiệp?...

-   Chuyện dài lắm, tôi biết thể nào bạn cũng đến tìm, nhờ vết thẹo bên má mà tôi đã nhận ra bạn ngay hôm phiên chợ. Tôi định giấu không cho bạn biết tên và nơi ở nhưng không cưỡng nổi lòng mình. Từ phiên chợ trở về, tôi như người mất hồn, đứng ngồi kông yên, vợ con tưởng ốm không cho lên nương.

Nghe Pải Sải nhắc đến vợ con tôi đưa mắt tìm kiếm.
-   Họ đã lên nương từ sớm.

Trong phút chốc Hoàng đã trở lại con người thật của mình, cởi bỏ bộ dạng một ông
già khắc khổ lầm lì, khó hiểu. Ngày ấy, Hoàng hơn Lệ Xuân ba tuôit nhưng lại kém tôi hai tuổi, chúng tôi thân với nhau như anh em ruột thịt, ngay từ ngày vào Trường Sơn. Thề sẽ là bạn thân của nhau trọn đời. Hoàng làm bên tổng đài thông tin nên có thời gian nhàn rỗi hơn chúng tôi. Lúc rảnh thường xuống suối tìm con cua đá, hay con cá bống nấu cho chúng tôi bát canh chua bồi dưỡng...

   Lúc này giọng Hoàng trở nên cởi mở nhiệt tình hơn.

-   Sơn Ca còn nhớ Pải vụ chúng mình trộm mìn đánh cá không?
-   Quên sao được kỷ niệm buồn ấy! Ông đã cho chị em chúng tôi ăn cá hơi nấu với nước mắt còn gì!
-   Chẳng hiểu sao lúc đó mình đã châm dây cháy chậm mà không ném xuống suối cứ cầm trên tay nhìn đàn cá bơi lội, khi giật mình thì đã muộn. May ma dùng thử một thỏi mìn nếu cả thì đã tan xác rồi!

Vào một chiều thu tháng Tám năm Mậu Thân. Lệ Xuân và tôi bàn giao xong ca trực, hai chị em vưa về lán định bụng đánh một giấc rồi mới xuống suối tắm gội, bất ngờ Hoàng lao vào nhà như một cơn gió lốc, nói trong hơi thở hổn hển.

-Hai “Tiểu thư” có theo mình đi bắt cá nấu canh chua không? Trong lúc đi nối đường dây bị đứt minmhf đã phát hiện ngầm suối có nhiều cá to lắm.

Nói đến món canh chua nấu cá đã lâu chưa được thưởng thức, Tôi thèm ứa nước chân răng , xoắn suýt dần dập hỏi Hoàng.

-Ở đâu? Băt bằng cách nào ?

- Nổ mìn! Hai tiểu thư chỉ việc ngồi trên bờ tha hồ mà nhặt cá. Hoàng nói rất vô tư không có ý bông đùa.

Tôi đưa mắt sang Lệ xuân ngầm hội ý, đã mấy ngày nay đầu óc chúng tôi căng thẳng, tất bật với những trận bom của đich tàn phá suống con đường suối ngầm. Vhẳng hiểu tại sao hôm nay như có một phép lạ, trời đất phả ra một làn mây mù day đặc, lớt phớt mưa bay, tạm thời che khuất con mắt cú vọ của bọn “đầm già”. Núi rừng Trường Sơn được một ngày yên ả không có tiếng bom rơi đạn nổ. Nghe Hoàng nói chúng tôi cũng muốn đi thư giãn một chút liền gật đầu hỏi nhỏ.

-Lấy đâu ra thuốc nổ bây giờ?

-Khỏi lo! Mình đã chuẩn bị đầy đủ, chỉ cần hai tiểu thư đi xách cá cho vui. Hoàng cười hết cỡ đưa tay vào túi quần lôi ra năm thỏi mìn, ba chiếc kíp nổ, đoạn giây cháy chậm cho chúng tôi xem.

Bộ ba bám theo nhau đi sâu vào một khu rừng già, cách trạm quân y hơi xa. Bỗng tôi reo to và ngạc nhiên thấy đoạn suốingầm hết sâu, nước trong veo ngay giữa rừng già. Nhìn rõ những con cá lườn xanh bơi lội.

 Tôi vội kéo tay Lệ xuân lặng lẽ ngồi xuống bên bờ suối, ra hiệu cho Hoàng đừng làm những con cá hoảng sợ lặn mất. Chúng tôi thi nhau bứt lá rừng ném xuống, chỉ trong nháy mắt lũ cá đã rỉa hết. Tụ nhiên tôi thấy lòng rưng rưng thương những con cá vô tội , liền thì thầm vào tai Hoàng.

-   Chúng mình về thôi ? Không ăn cá nữa!
-   Sao yế đuối thế! Việc bắt cá cứ để tôi lo, hai tiểu thư hãy đi tìm quả me được chưa?
-   Tùy Hoàng!

Tôi ra hiệu cho Lệ Xuân đứng dậy nhanh chóng rời khỏi lũ cá vô tư. Hai chị em tìm mãi mới vớ được cây me quả sai chưa từng thấy. Tôi trèo tót lên cây bẻ từng cành nặng quả ném xuống để Lệ Xuân bứt cho vào hai mũ sắt.Chúng tôi sung sướng nếm những tgrái me đầu mùa vừa chua, vứa chát nhưng khi nuốt vào bụng, cổ họng lúc nào cũng thấy ngọt lim. Dọc đường hành quân kiếm được vài quả cho vào túi thì chẳng còn biết khát là gì...

-Đoàng!

Bỗng tiếng nổ khô giòn xé tai từ phía Hoàng vọng đến, tôi bàng hoàng rụng rời chân tay lao từ trên cây me xuống đất, bỏ lại hai mũ sắt đầy quả me, chộp tay Lệ Xuân băng rừng về chỗ Hoàng.

Trời ơi một cảnh tượng đau lòng. Nơi chúng tôi vừa ngồi ban nãy, cây cối tơi tả mùi khét nồng còn vương vãi, không thấy Hoàng đâu? cả hai nước mắt lã chã chia nhau đi tim gào khàn cả tiếng.

-Chị ơi?  anh ấy đây!.

Nghe tiếng gọi thất thanh của Lệ Xuân tôi vội lao đến, Hoàng bị văng vào bùi cây lá nón, tim tôi đau quặn khi nhìn thấy Hoàng ngất lịm trên vũng máu, mặt mũi, quần áo rách như sơ mướp, bàn tay trái mất ba ngón...Kéo lệ Xuân đang ôm Hoàng khóc không ra tiếng khỏi người Hoang, ghé tai nghe lồng ngực vẫn còn thấy tiếng đập yếu ớt của trái tim, Toi liền làm động tác sơ cứu cầm máu, xé áo băng bó tạm vêt thương, để Lệ Xuân ở lại bên Hoàng còn tôi chạy tìm người trợ giúp...

Ba ngày đêm Hoàng nằm cấp cứu ở trạm quân y tiền phương vẫn mê man bất tỉnh. Tời quang mây tạnh máy bay địch lại hoành hành, chúng bắn phá đủ loạ bom xuống tuyến đường Trường Sơn. Những người thầy thuốc không còn có thời gian thư giãn. Chúng tôi bị quấn hút vào chiến dịch với khẩu hiệu “ thông đường,  giữ mạch máu giao thông” để những đoàn xe tiếp viện kịp thời cho chiến trường B-C. Hoàng và một số bệnh binh nặng phải chuyển về tuyến sau, kể từ đó chúng tôi mất liên lạc với nhau. Sau này đất nước thống nhất tôi có về thăm gia đình thì được biết Hoàng đã hy sinh mặt trận phía Nam...

Pải Sài hai tay mân mê chén trà mắt nhìn xa xăm giọng xúc động.

-Tôi đã có lỗi với các bạn! có tội với gia đình, và đã bị hoàn cảnh đưa đẩy đến nơi đây sinh cơ lập nghiệp. Khi tỉnh lại đầu óc tôi lúc nhớ lúc quên, chẳng còn biết mình là ai, làm sao bị thương tật... Mãi sau này chuyển về điều dưỡng thương binh Ninh Bình, tôi mới dần hồi phục trí nhớ, khi biết mình là ai thì đất nước đã thống nhất đã được gần hai năm. Nghe các thương binh nặng nằm gần kể chuyện các trận đánh vào sào huyệt huyệt vủa bọn mỹ nguỵ mà thèm. Tôi càng nghe càng thấy sấu hổ, tự phán xét mình chẳng ra gì bên cạnh những vị anh hùng của thời đại. Tôi chở thành người lầm lì, ít noi hẳn đi, nhìn ai cũng thấy lạnh lùng mặc cảm...

Vào một đêm tối trời, chờ cho moih người ngủ say, tôi vội thu dọn hành lí bỏ đi khỏi viện điều dưỡng. Vừa quốc bộ , vừa đi nhờ xe tải, mờ tối hôm sau mới về đến quê nhà. Tôi không dám về nhà ngay, kéo sụp mũ che lấp khuân mặt sứt sẹo, vào quán nước đầu làng hỏi thăm tin tức gia đình. Bà hàng nước cho biết Hoàng hy sinh mới báo tử, mệ đổ bệnh đã qua đời...

Lại một lần nữa tôi chốn chạy để giữ uy cho gia đình, muốn đến nơi thật xa để không ai còn ai nhận ra mình nữa. Tôi lang thang đến bến xe khách Hà Giang, gặp ngay Sào Dín ở chiến Trường B2 về phục viên. Qua vài câu chuyện tàm phào của người lính ngồi chờ xe, chúng tôi than thiết nhau ngay. Tôi buồn rầu kể câu chuyện của mình cho Sào Dín nghe hoàn cảnh của mình , nghe xong anh tặc lưỡi, cười vố đết vào đùi tôi.

Không việc gì phải tự dằn vặt mình thế,mày kém tao ba tuổi chứ gì? Vậy về làm em tao thay thế Pải Sài bị bệnh mất rồi. Có cơm cùng ăn, có việc cùng làm được không? Nhưng quê tao tận biên giới đồng Văn nghèo lắm...

Tôi như người chết đuồi vớ được cọc, sung sướng quỳ lạy xin được làm người anh em Sào Dín mãi mãi. Chúng tôi liền đưa nhau vào quán làm trầu rượu kết nghĩa anh em, thề sống chết có nhau trọn đời. Tôi mang tên Pải Sài từ đó, Sào Dín sẽ hứa không tiết lộ thân phận của tôi trên que hương mới...

 Thầm thoát đã qua ba mùa nương rẫy, tôi theo Sào Dín vầ xóm Tà Lèng, được vợ chồng anh thương yêu như giọt máu trên dưới của mình. Tôi đã phần nào nguôi ngoai đi nôic mặc cảm. Anh chị đã tìm cho tôi một cô vợ. Nàng đẹp người, đẹp nết, sinh liền ba đứa con có nếp, có tẻ. Sào Dín làm cho tôi căn nhà đấy tùe lúc mới lấy nhau, sắm cho đầy đủ dồ dùng gia đình, nhưng đôi lúc Sào Dín vẫn bắt gặp tôi ngoòi thẫn thờ một mình đăm đắm trầm tư...

-Từ đó đến nay ông đã về quê lần nào chưa? Tôi sốt ruột ngắt lời Pải Sài.

-Một lần! Cách đây gần chục năm, Sào Dín bắt tôi đưa anh ấy về thăm gia đình, chỉ có anh ấy ngồi trong nhà còn tôi ngồi ngoài quán nước chờ. Bố Mẹ tôi đều đã qua đời, nmhà chỉ còn hai vợ chồng em trai út. Sào Dín nói là anh em kết nghĩa với tôi khi còn ở ngoài quân ngũ. Em trai tôi ào khóc ôm chặt lấy anh nghẹn ngào chỉ tay lên bàn thờ, nơi có bát hương và ảnh của tôi.

- Anh Hoàng em hy sinh mất rồi anh ơi!

Sào Dín ứa nước mắt rút trong túi áo ra tạp tiền anh đã chuẩn bị từ trước, đặt lên bàn thờ, nói với em trai tôi để hương khói cho cha mẹ, rồi lấy ba nén hương thắp vào bát hương của cha mẹ vái ba lần ... Kéo em tôi ngồi xuống ghế hỏi thăm tình hình sức khoẻ và kinh tế gia đình hiện nay. Em trai van nài anh ở lại ăn bữa cơm quê mùa, anh khất khi khác vội vã xin phép ra về...

Nghe tiếng chó sủa tôi đưa mắt ra cổng thấy hai người phụ nữ một già, một trẻ gùi quẩy tấu ngô xuất hiện.
-Vợ đứa con dâu cả của tôi đấy! Chuyện của Hoàng chỉ có anh Sào Dín và bạn biết thôi! Họ đều nói và nghe tiếng kinh sõi cả! Pải Sài nhắc nhẹ tôi.

-Tôi vội đứng lên ra cửa chào đón hai người, Pải Sài giới thiệu vớ vợ con, tôi là cán bộ pụ nữ về thăm xóm Tà Lèng và thăm gia đình, sau đó giục vợ con nghỉ ngơi rồi bắt gà làm thịt nấu cơm đãi khách quý, còn chúng tôi vẫn tiếp câu chuyện giở giang...

-Cơn nước xong nhìn đồng hồ đã gần ba giờ chiều, tôi vội cảm ơn vợ con Pải Sài tiếp đãi bưa cơm ăn ngon miệng và xin phép ra về. Chẳng biết chuẩn bị từ khi nào Pải Sài lôi từ gầm giường ra quẩy tấu lê phải vài chục ký cho tôi làm quà. Loáng một cái đã đưa gọn quẩy tấu lên lưng. Tôi tròn mắt đứng nhìn không nói lên lời quay sang bịn rịn chia tay với hai người phụ nữ đáng yêu, mến khách. Pải Sài đưa chân tôi đến chân dốc Mã Pì lèng. Dọc đường đi không hề nói nửa lời. Đặt quẩy tấu Lê xuống đất, ánh mắt băn khoăn như nói lên điều gì, mãi sau mới thốt lên lời.

Hoàng đã chết ! Nhưng bạn vẫn nhớ đến Pải Sài chứ!.

Khoé mắt tôi dòng lệ cứ tự niên dâng trào mỗi lúc thêm mạnh mẽ hơn, không làm chủ được mình. Tôi lao vào lòng Pải Sài giọng nức nở run run.

-Thế là bộ ba chúng ta nay chỉ còn lại hai thôi Hoàng ạ!

Pải Sài ghì chặt tôi trong vòng tay rắn chắc đến nghẹn thở, cố hít đầy lồng ngực hương bồ kết vương trên mái tóc. Rồi bất chợt đặt nụ hôn nồng cháy lên đôi mắt ướt của tôi, không nói lời nào vội vã quay gót thật nhanh. Tôi rưng rưng đứng nhìn những bước chân lầm lũi trên con đường mòn , mờ dần trong tầm mắt , mất hút giữa nương ngô xanh tốt, thở dài nuối tiếc...
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #7 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2013, 08:44:11 pm »

MỐI TÌNH ĐẦU
 TRÊN CON ĐƯỜNG HUYỀN THOẠI



Chuyến xe khách cuối cùng Hà Nội cập bến Tuyên Quang, cũng là lúc phố xá bừng ánh điện. Đêm cuối xuân tiết trời xe lạnh, phảng phất mưa bay, xe vừa dừng, hành khách vừa chen nhau tay xách nách mang, được các bác xe ôm chờ sẵn chở tản mạn về các xóm phố. Người sau cùng bước xuống khỏi xe là một phụ nữ cao dong dỏng, mái tóc cắt ngắn xoăn tự nhiên, khuôn mặt che kín bằng chiếc khăn voan màu tím hoa cà, để hở đôi mắt đượm buồn, tay xách chiếc túi du lịch nhỏ. Chị lộ rõ vẻ lưỡng lự băn khoăn giây lát rồi mới quyết định thả bước trên hè phố, đưa mắt quan sát những ngôi nhà cao tầng hai bên lề đường...

Thời chiến tranh chống Mỹ, chị cũng đã có dịp ghé thăm thị xã Tuyên Quang, ngày ấy nơi dấy còn nghèo nàn đổ nát do bom đạn kẻ thù bắn phá, vầy mà nay dấu vết chiến tranh không còn nữa, đường phố phong quang sạch đẹp, nhà cao tầng mọc lên san sát. Sự thay đổi của một thị xã miền núi ngoài sức tưởng tượng của chị...

Nhưng giờ đây vết thương trong tâm hồn của chị mới bắt đầu rỉ máu và nhức nhối. Chị khẽ thở dài rảo bước, bất chợt hít đầy lồng ngực một làn không khí thơm mát vị phù sa, pha lẫn hương hoa dạ lan từ dòng sông Lô toả trong đêm, xoa dịu trái tim người con gái một thời xa xưa đang thổn thức...

Chị rẽ vào một ngõ nhỏ ven ngoại ô thị xã, chốc chốc lại dừng chan ghé vào khung cửa để xem số nhà, phố xá lác đác đã có người tắt đèn đi ngủ, chị bồi hồi lo sợ nghe rõ cả bước chân mình trong đêm tối, cuối cùng chị cũng tìm thấy căn nhà xây hai tầng vẫn còn nồng mùi vôi vữa, sáng ánh điện. Nhìn lại lần nữa số nhà người bạn đã cung cấp cho hôm gặp nhau ở Lâm Đồng, chị mạnh dạn gõ cửa, lúc sau nghe tiếng dép lẹt xẹt từ phía sau đi lên, cửa hé mở. Trước mặt chị xuất hiện người đàn bà đẫy đà, xa lạ nhìn ra, chị rụt rè khẽ hỏi:

-Xin lỗi đây có phải nhà anh Thanh Bình không ạ?

Chị lạnh người khi bắt gặp ánh mắt của chủ nhà tỏ ra vẻ ngạc nhiên, tò mò nhìn mình từ đầu đến chân, mãi sau mới phát ra một âm thanh gãy vụn không được mặn mà cho lắm.

-   Vâng! Chị hỏi chồng tôi có việc gì? Xin mời  vào!

Cánh cửa được mở rộng, chị lấy hết can đảm để bước chân vào trong nhà, đưa mắt quan sát nhanh những đồ dùng trong nhà được bày đặt ngăn nắp, góc phòng khách kê chiếc bàn làm việc còn đang ngổn ngang giấy tờ, sổ sách ...

Bất chợt cả chủ và khách đứng giữa nhà trân trân nhìn nhau không chớp mắt, vị khách đã nhận ra người đứng trước mặt mình là Diệu Thuý, người bạn thân thiết ở Trường Sơn năm xưa, suýt nữa không làm chủ được mình đôi chân chị muốn quỳ xuống... Còn chủ nhà cũng đã linh cảm điều gì đó, từ bà khách thật gần gũi, có lẽ còn vướng chiếc khăn choàng mặt kia! Chủ nhà vộ cúi xuống tránh cặp mắt ngạc nhiên đang nhìn xoáy vào tâm can mình, chị toát mồ hôi lúng túng tay kéo ghế mời khách miệng lắp bắp.

-Chị ngồi chờ chồng tôi một lát, anh ấy vừa đi công tác về còn đang tắm!

Vị khách cố nén súc động, thong thả ngồi xuống ghế, đưa tay gỡ chiếc khăn choàng trên mặt để lộ rõ những vết loang lổ đen. trắng trông thật ghê sợ, chị nhìn thẳng vào mặt goi tên.

-Diệu Thuý phải không?

Ngay lúc đó chủ nhà trấn tĩnh lại, rồi buột miệng kêu lên.

-Trời! "Bưởi Xoăn" đúng là Bưởi Xoăn phải không?

Hai người phụ nữ phút chốc đã quên đi tất cả tủi hờn lao và ôm ghì lấy nhau mừng mừng, tủi tủi, nước mắt lăn tròn trên đôi má. Diệu Thuý vội đẩy bạn ra nhìn lại lần nữa để xác định thật hay mơ, giọng lạc hẳn đi.
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #8 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2013, 08:47:40 pm »

- Ôi! đúng là Bưởi Xoăn thật rồi. Ngày đó mình đi nhận thuốc ngoài Hiền Ninh về đơn vị thì được biết xe cứu thương đã đưa bạn và một ssố thương binh nặng ra Quảng Bình điều trị, mình cố hỏi tin tức về cậu nhưng mất hẳn liên lạc, sau này về quê hỏi mọi người đều trả lời không biết cậu đi đâu...

- Mình cũng nhận ra Diệu Thuý ngay từ khi bước chân vào trong nhà, bạn khác quá!

- Sao Thu Bưởi lại biết mình ở đây?

Vô tình thôi, chuyện dài lắm! nào ngờ cậu lại là vợ của Thanh Bình.
Diệu Thuý linh cảm thấy nụ cười và giọng nói của Thu Bưởi đượm chút cay đắng, chị thấy người tự nhiên nóng bừng như có dòng diện chay khắp cơ thể, chị sực nhớ và hình dung được điều gì đó sắp sảy ra, vội buông tay thu Bưởi vẻ lúng túng, miệng đang cười hết cỡ bỗng hằn rõ hai nếp nhăn bên khoé mắt. Vừa sau lúc dó bức tường ngăn dưới bếp có tiếng hắng giọng của đàn ông. Thu Bưởi nhìn nhanh ra  lối cửa thông xuống bếp, thấy thấp thoáng người đi lại qua ánh điện sáng mờ, trống ngực chi đập liên hồi... Diêu Thuý nhìn bạn ngẩn người tỏ vẻ hốt hoảng.

-Thu Bưởi ngồi chờ, mình đi lấy phích nước!

Còn lại một mình, Thu Bưởi cố trấn tĩnh, chị duỗi chân suýt đá phải phích nước còn đầy dưới gầm bàn. Tự nhiên chị cảm thấy toàn thân mệt rã rời và vô cùng hối tiếc đã tìm lên đây, gây nên sự đảo lộn không nhỏ cho gia đình sống yên vui này. Điều gì đang xảy ra sau bức tường ngăn kí mà Diệu Thuý lại hốt hoảng đến thế?...

Thu Bưởi biết tin Thanh Bình vân còn sống, nhưng nhiễm phải chất độc màu da cam, vợ chồng anh sinh hai lần nhưng đều không nuôi được. Lần này ra Hà nội chi tranh thủ ghé thăm gia đình anh xem thực hư thế nào để cùng chia sẻ với anh niềm vui nho nhỏ đã bị quên lãng. Nào ngờ cô bạn thân lại là vợ của anh Thanh BÌnh, càng làm chị khó xử.

Giữa lúc ấy ở đằng sau bức thường ngăn kí, cũng đã xảy ra cuộc chiến tranh của đôi vợ chồng chồng Diệu Thuý. Từ nhà tắm đi ra Thanh Bìnhh đã nhận ra người đàn bà đang nắm tay vợ mình là Thu Bưởi. Người anh run lên, hai đầu gối khuỵ xuống, ngã lăn ra đất , anh linh cảm Thu Bưởi tìm anh để phán xét... Diệu Thuý vội chay xuống đỡ Thanh Bình ngồi dậy, nói thế nào anh cũng không chịu ra gặp Thu Bưởi...

Những phút ngồi chờ đợ vợ chồng Diệu Thuý quá lâu đã làm cho Thu Bưởi, như bị xúc động , lòng chị càng quăn đau. Chẳng hiểu tại sao chị vân còn yeu và chờ đợi người ấy đến bây giờ, mặc dù người ấy đã gây cho chị bao nhiêu khổ đau, tủi nhục. Nhưng nay chị đã trót đến đây để cư xử sao cho Diệu Thuý khỏi nghĩ xấu về mình.

Ở phía sau bức tường ngăn kia vẫn tiếng thì thầm của vợ chồng Diệu Thuý. Thu Bưởi ngồi trên phòng khách cố nén lòng chờ đợ người ấy xuất hiện, nhưng chỉ có Diêu Thhuý lau vội nước mắt đi lên với nét mặt căng thẳng chị nói với Thu Bưởi.

-Xin lỗi Thu Bưởi chắc bạn chưa ăn? để mình ra phố mua chút gì bạn dùng tạm.
-Thôi không cần! Mình ghé thăm gia đình cậu một lát, đưa lại gói quà cho Thanh Bình rồi đi ngay, ngoài kia đang có người đứng chờ mình.
-Sao vội thế?
Mặc cho Diệu Thuý níu kéo, Thu Bưởi tỏ vẻ bình tĩnh kéo khoá túi du lịch lấy ra một gói nhỏ đưa cho bạn.
-Nhờ cậu chuyển cho Thanh Bình!

Bất chọt cả hai người phụ nữ lại sững sờ nhìn nhau, trong giây lát đều thấy mất tự nhiên. Thu Bưởi bắt gặp ánh mắt Diệu Thuý tỏ vẻ lo lắng, trong khoảnh khắc chuyện quá khứ lại dội về, toàn thân chị nóng bừng, không ngờ Thanh Bình không ra cố tình tránh mặt không ra gặp mình, chị tức giận xách túi du lịch vùng đứng lên nói với Diêu Thuý hơi thở dồn nén .

-Thôi nhé chào tạm biệt mình đi đây!
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #9 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2013, 09:03:26 pm »

...Vào một đêm Trường Sơn mùa khô năm 1969 trạm quân y Q3 của chị tiếp nhận một thương binh được đư từ tổng đài thông tin đường dây 559 đến. Anh ta  bị mảnh bom găm vào phần mềm trên đùi, tuy vết thương không nặng nhưng anh đã nằm điều trị 2 tuần mới lành, Thu Bưởi là y tá trực tiếp thay băng vết thương hàng ngày, chỉ nhìn thấy người thương binh đó nằm mỉm cười. Chẳng hiểu tại sao ngay cái nhìn đầu tiên của anh ta, đã làm cho con tim của chị nhảy nhót, đôi má chị ửng hồng, bàn tay run run khi cầm xi lanh tiêm vào đùi của anh ta...

Người thương binh đó là Thanh Bình, quê ở Xuân Hoà,Thị Xã Tuyên Quang, anh vào Trường Sơn trực bên tổng đài thông tin đường dây 559 từ đầu năm 1965 trước Thu Bưởi 3 năm, Vêt thương trên đùi anh đã lành, được ra viện trở về đơn vị công tác. Nhưng lại xuất hiện vêt thương khác nơi con tim, anh không thể nào quên được Thu Bưởi người y tá xinh đẹp , dịu hiền nết na, bất kỳ khi nào có thời gian rảnh anh liền phi đến trạm quân y Q3  thăm chị. Nơi dồi sim đanh mùa hoa nở rộ và con suối đên ngay thì thầm là nơi hẹn hò của hai người...

Rồi một sự kiện không ngờ xảy ra. Vào đêm cuối thu năm đó, tiết trời xe lạnh, những ánh sao lung linh huyền ảo, đoàn văn công Trương Sơn đến trạm quân y Q3 biểu diễn phục vụ thương, bệnh binh. Thanh Bình được tin sang trạm quân y tử sớm chờ Thu Bưởi cùng đi xem ca kịch... Hai người ngồi bên nhau tay trong tay ngầm trao đổi tìn hiệu của tình yêu . Đột nhiên Thanh Bình không kìm chế được lòng mình nắm chặt tay Thu Bưởi kéo chị ra nơi hò hẹn thường xuyên của hai người. Bên đồi hao sim tím đang mùa nở rộ, lan rừng toả hương thơm bay trong gió, dòng suối dưới chân đôi trai gái không ngừng ca hát, đêm Trường Sơn ánh trăng huyền ảo, không gian hình như tĩnh nặng nghe hai người thủ thỉ bên nhau, gió mơn man trên mái tóc xoăn tự nhiên và nàn da trắng nõn nà mịn màng của Thu Bưởi, đã làm cho tràng trai hai mươi lăm tuổi đang tràn đầy sức sống , hồn vía bay bổng lên chín tầng mây . Anh không ngờ ở nơi khói lửa bom đạn của kẻ thù, giữa sự sống còn chỉ trong tích tắc, lại xuất hiện một loài hoa bằng xương thịt đã làm cha anh sao xuyến ngất ngây...Không kìm chế được sự rung động tột cùng của con tim, Thanh Bình càng ôm ghì Thu Bưởi trong vòng tay rắn chắc hơn. đây là lần đầu tiên kể từ khi quen biết nhau, anh mới có đủ can đảm ôm chị vào lòng. Thu Bưởi người mềm nhũn run run, khuân mặt duyên dáng tái đi dưới ánh trăng. Thanh Bình vân chưa tin được rằng mình có được tình yêu chân thành mà Thu Bưởi đang giành cho anh từng giây từng phút. Hai người nhìn nhau sao xuyến con tim, những giọt ánh trăng xuyên qua kẽ lá nhảy nhót trên vai, trên tóc Thu Bưởi. Bất ngờ với cả chính mình hanh Bình càng ghì chặt người yêu hơn , hơi thở và tấm thân non trẻ của Thu Bưởi như luồng điện được truyền qua đôi bàn tay đã hâm nóng toàn thân Thanh Bình, Thu Bưởi thì thầm bên tai người yêu " đừng anh em sợ".

-Thu Bưởi ơi. Em có yêu anh thật không? Nếu chẳng may anh bị thương cụt cả chân, tay... Em không bỏ anh chứ?
-Sao anh lại nói gở thế?

Thu Bưởi vội đưa bàn tay che lên miệng Thanh Bình chị run run áp đôi má ướt vào lồng ngực rắn chắc của người yêu, những giọt nước mắt hạnh phúc của Thu Bưởi đã thấm dần vào cơ thể Thanh Bình, anh xác động đỡ chị xuống phiến đá bằng phẳng bên dòng suối đang ca hát, vụng về đặt lên nơi huyền ảo một nụ hôn. Nụ hôn đầu tiên đã làm cho trời đất chao nghiêng, vũ trụ mờ mịt. Cả hai người ghì chặt lấy nhau ngây ngất khôn cùng. ôi tình yêu với bao điều ngẫu nhiên tai biến , với bao niềm hạnh phúc khổ đau không có gì thay thế được. Thu Bưởi lại thì thầm bên tai Thanh Bình.

-Kìa anh! Đừng ... em sợ...!
-Sợ gì nào?
-Sợ ... sợ lắm anh ơi!

Thanh Bình bồi hối gọi tên Thu Bưởi trong đêm tĩnh lặng , giọt sương long lanh vương trên mái tóc đôi trai gái đang say men tình, họ hoá thân vào nhau, làn da mát lạnh với trái tim tràn đầy sức sống, họ đã thực sự trao cho nhau tín hiệu cuộc đời để rồi ngày mai có xa cách ngàn trùng với bao thương nhớ và niềm tin họ cũng không thể tách rời...

Thu Bưởi ngồi tựa vai người yêu, mái tóc xoã trên ngực Thanh Bình, chị lặng lẽ khóc vì niềm hạnh phúc đến quá bất ngờ và sự sợ hãi mơ màng của người con gái đã trao cho người con trai điều bí mật thiêng liêng nhất của đời mình...

Thanh Bình vẫn còn bàng hoàng sau phút giây nồng nàn tưởng như vũ trụ đã bị biến mất ấy, giờ đây lại thực sự trở về anh vô cùng ân hận và nỗi xot xa cháy lòng, dường như tuổi trẻ của anh vừa đi qua. Anh hiểu đã xảy ra một biến cố quan trọng, gắn bó cuộc đời mình với người con gái trong trắng như đoá hoa phong lan khoe sắc giữa đêm trăng! Nếu không có chiến tranh hai người đã có thể làm đám cưới đàng hoàng cơ mà! Thanh Bình khẽ đặt tay lên đôi vai tròn đang rung lên của Thu Bưởi, chị ngước mắt nhìn anh thủ thỉ.

-Em sợ lắm anh ơi.
Thanh Bình vội lau đi những giọt nước mắt còn vương trên đôi má ửng hồng của người yêu an ủi.
-Kể từ đêm nay có trời đất chứng giám, em đã chính thức là vợ yêu của anh rồi!
- Nhỡ chùng mình có con thì sao hả anh?
-Kìa em!

Nghe người yêu hỏi người Thanh Bình lạnh toát, anh không còn biết làm gì hơn để an ủi Thu Bưởi, càng ôm chặt người yêu vào lòng có quên đi tất cả những khó khăn đang chờ hai người phía trước, mà giữ lại giây phút ngắn ngủi, anh hôn lên đôi mắt ướt của người yêu vỗ về.

-Em chào anh nhé1 Sau chiến dịch mùa khô này chúng mình sẽ báo cáo đơn vị tổ chức đám cưới ...
- Em sẽ chờ anh suốt cuộc đời? Thu Bưởi nở nụ cười trong nước mắt đắm đuối nhìn người yêu ...
Tiếng xôn xao bình luận vở ca kịch của các chiến sỹ, đã kéo đôi tình nhân về với hiện tại, họ vội vã chia tay nhau để mỗi người sẽ mang theo mình một khát vọng...

Cuộc chiến tranh bắn phá của đế quốc Mỹ ngày càng ác liệt hơn trên các tuyến đường Trương Sơn. Đôi trai gái đều bị quấn hút vào nhiệm vụ chiến đấu với kẻ thù, để bảo vệ mạch máu giao thông của đất nước, cho những đoàn xe tiếp kịp thời ra chiến trường B – C.

Thanh Bình nhận nhiệm vụ vào trực tổng đài thông tin giáp mặt trận Quảng Trị - Thừa Thiên, anh vội vã sang quân Y để chia tay người yêu, nhưng không gặp Thu Bưởi , anh để lại bộ quần áo To Châu và bức thư viết mấy dòng: " Nếu là con trai em hãy đặt tên Trường Sơn, con gái em đặt Hương Sim nhé hẹn gặp lại" , rồi khoác ba lô lên đường...

Thanh Bình ra đi để lại cho Thu Bưởi sự lo lắng khôn cùng, cái thai trong bụng lớn dần từng ngày, chị không nhận được tin tức của anh. Rồi bất chợt nữa lại giáng xuống đầu Thu Bưởi, chị bị bom napan cháy xém toàn thân khi đang cứu thương binh ra khỏi biển lửa của trạm quân y. Chị và một số thương binh nặng được đưa về tuyến sau cứu chữa và điều trị. Điều kỳ diệu là sinh linh bé nhỏ trong bụng vẫn phát triển bình thường không hề gì. Các y bác sỹ biết chị đang mang thai nên tận tình chăm sóc cả hai mẹ con. trong thời gian điều trị tai bệnh viện quân y Quảng Bình, Thu bưởi nhận được tin Thanh Bình đã hy sinh ở mặt trận Thừa Thiên Huế, chị tê tái ngất sửu nhiều lần... Khi vết thương trên thân thể chị vừa lành thì thì tiếng khóc chào đời từ giọt máu Thanh Bình trao tặng đã xua tan bóng đêm trong tâm hồn Thu Bưởi. Chị sung sướng trào nước mắt vì đứa con khôi ngô, tuấn tú giống bố như lột, cái miệng chúm chím nhỏ xíu đang tóp tép đòi ăn, đôi mắt đen sâu thăm thẳm nhìn mẹ, chị chạnh lòng nhớ tới Thanh BÌNH ...

Thu Bưởi đặt tên con theo ước nguyện của Thanh Bình...
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: 1 2 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM