Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:47:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: E55 - Bantatum Mùa Xuân 85 Đỏ Lửa  (Đọc 213155 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #140 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2013, 08:42:29 am »

  ******88
  ................
  Chúng tôi ( E55MT479 và F302MT479 ) kể về BanTatum không nhằm tâng công " màu cờ sắc áo " đơn vị mình .
 Chúng tôi muốn chia sẻ 1 quá khứ hào hùng đã từng được kinh qua cùng những bạn bè đồng cảm , cũng như đang rất háo hức mong chờ trông ngóng sẻ chia cùng anh em f7QD4 + các đơn vị từng tham gia chiến dịch Caomelai - pháo 40 nòng ... hoành tráng , ...  , để cùng tự hào chính đáng về QDNDVN Anh hùng Bách chiến Bách thắng .
   Tiếc rằng thông tin về trận ấy quá ít , ngoài vài điều quá tóm tắt của DucThao , của BY ... chưa có ai TRỰC TIẾP ...

   Quay lại BanTatum - Molinaka :
           * Lực lượng BB địch : Gồm 6 lữ đoàn + 10 tiểu đoàn trực thuộc - Khoảng 10 - 15.000 tay súng + 3 - 40.000 vợ con lính và dân tỵ nạn .
           * Lực lượng BB ta : F302 MT479 ( gồm e88 , e429 , e271 , d2e201 ), dĩ nhiên phải có ePB262.
                          E690 không tham gia , tiếp tục chốt giữ chặn biên  Kuok mon - Ampil  như bình thường .
                          E201 (-) gồm d1 và d3 ở nhà giữ cứ Anlongveng như cũ .
               Lực lượng BB , được MT 479 tăng cường cho F302 :
                            E5(-)f286 bạn Kampuchia
                            E55(-)MT479
                            D1E4F5 MT479
              Lực lượng PB , XT , CB , VT , TT , TS , QY , A72 , HH   của MT tăng cường . Chắc cũng chỉ tuơng đuơng với quân địch -> bất lợi hơn về quân số khi Vận động Tấn công Hợp đồng quân binh chủng , đánh căn cứ địch phòng ngự trong công sự vững chắc liên hoàn ở địa hình rừng núi hiểm trở  giáp biên nước thứ 3 - thù địch .

  Kết quả : sau 7 ngày giao tranh , ta làm chủ căn cứ địch . Diệt 1500 tên ( có trung tướng phó tổng TMT ) , bị thuơng 2000 tên ( có Đại tướng Tổng TMT ) Đánh thiệt hại nặng cả 6 lữ đoàn , thu nhiều súng đạn (?) kho tàng .
 Phá tan tành " THỦ ĐÔ KHÁNG CHIẾN " của Liên minh 3 phái .
 E429F302 được giao chốt giữ căn cứ này ...


   Nếu như đúng những gì bác Svailo trích dẩn thì trận Ban ta tum cũng là một trận đánh đáng tự hào và đáng ghi nhớ cho những đơn vị đã từng tham chiến trong trận nầy. Đây cũng là một cụm từ địa danh mà ít ra cho đến giờ rất nhiều CCB chiến trường K chúng ta đã biết. Tiếc rằng bạn cuvietha, trên cương vị là một cán bộ b trong cuộc lúc đó còn kể tóm lược nhiều quá, dẩn đến còn nhiều vấn đề anh em thấy chưa thông. Duc thao khi mới vào tham gia kể chuyện đơn vị mình cũng vậy, cứ như sợ ký ức sẻ bị đánh mất nên cứ kể chuyện nọ xọ chuyện kia, lẩn lộn lên hết cả. Sau nầy từ từ ký ức mới hồi về nhiều, xem lại những gì mình đã viết thì chưa thật sự hài lòng lắm. Có thể bạn cuvietha hiện đang hồi ức về sự kiện thì nhiều mà diễn biến của sự kiện đó thì ít nên kể chưa được sâu, và do điều kiện ở xa không liên lạc được với đồng đội được nên không gom được nhiều tư liệu và kiểm chứng, nên khó kể thành chi tiết được.

   Nhưng thiết nghĩ bạn nếu có thời gian và điềm tỉnh hơn, từ từ bạn sẻ nhớ lại rất chi tiết trong từng ngày tham gia trận đánh. Chiến dịch c85 là của toàn bộ chiến trường K lúc đó. Như những gì các anh em khác đã kể là ta đã chuẩn bị trước đó khá lâu rồi, có nghĩa là ta có rất nhiều thời gian để chuẩn bị. Dĩ nhiên về công tác giữ bí mật thì từng bước trên sẻ xác định thời gian triển khai đến cấp nào, chứ không thể đến cấp b mà khi vào trận vẩn không nắm được bất kỳ tình huống nào của ta và địch để làm cơ sở hoàn thành nhiệm vụ. Có thể thời gian lâu quá bạn quên hoặc cán bộ c lúc đó do lười quán triệt nên bước vào trận đánh mà anh em còn quá mù mờ về nhiệm vụ của mình, một điều khá nguy hiểm khi làm nhiệm vụ tác chiến hợp đồng lớn. Từ từ bạn nhớ lại và bổ xung thêm. Tổng thể trận đánh nầy, anh em ở các đơn vị dù có tham gia hay không thì cũng đã biết đến, chỉ có dẩn giải chi tiết thì người trong cuộc như bạn đi sâu thêm để anh em hiểu rỏ hơn thôi.

   Duc thao thì việc tham gia tranh luận hay bàn bạc gì các diễn tiến trong thời kỳ nầy đều lấy tinh thần chung của quân tình nguyện, một phần của QDNDVN, không phân biệt đơn vị nào cả, tất cả là nhiệm vụ chung . Cho nên trong to pic nầy cũng chỉ dám nêu lên những việc chung chung, kẻo làm loảng to pic của anh em trong một trận đánh khá nổi tiếng. Còn tình hình các trận đánh khác trong khu vực duc thao đứng chân trong cùng thời điểm, mặc dù thấy biết khá nhiều, nhưng do không trực tiếp tham gia vì phải đánh qua một hướng khác. Đợi đến khi nào có anh em trực tiếp tham gia vào kể chuyện, duc thao sẻ tham gia sau. Mong bạn cuvietha tiếp tục hồi tưởng để kể sâu hơn về trận đánh.
Logged
phumtarop
Thành viên
*
Bài viết: 221


1978 - một thời để nhớ...


« Trả lời #141 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2013, 08:48:15 am »

nhờ các bạn giúp mình hồi tưởng lại ký ức như sau:
1. khi trung đoàn của mình rút về lại Kông Pông Chàm, đóng gần ở 1 cái chợ. phum đó gọi là phum gì?

2. mình nhớ là D bộ của D2 đóng gần cái chợ, hình như là bên trong cái chùa, có một bãi đất trống mà anh em thường ra đó đá banh vào buổi chiều, cái phum đó gọi là phum gì?


   Đúng là Bantatum đỏ lửa ! Là người lính trực tiếp xung trận cấp tiểu đội,trung đội chỉ biết tuân lệnh của chỉ huy,bảo tiến thì tiến,đánh nhau với địch chí chết...tầm nhìn và hiểu biết cục diện của một chiến dịch quả là có giới hạn,nói vui thôi trong đơn vị mình có nhiều ông có biết khỉ khô gì đâu nhưng khi trà dư tửu hậu nói chuyện đánh nhau như là chỉ huy cấp cao nên bị anh em trêu là "tham mưu con" hà hà... cuvietha nhà mình tâm sự hồi ức một thời theo hoàn cảnh và cảm quan của một người lính nơi tuyến đầu chỉ có vậy, thật là hữu ích và thú vị khi được biết thêm nhiều điều rộng hơn nói về hoạt động của các đơn vị bạn củng như của địch trong thời điểm ấy.

   cuvietha đâu mất tiêu rồi ? Về nhà tiếp tục "nấu nướng" đi chứ.

   Sau trận đánh Bantatum, trung đoàn 55 được điều về Huyện ChPrey Kampongcham,sở chỉ huy trung đoàn đóng tại chợ Phaav trên lộ 6 cùng với các đại đội trợ chiến,riêng đại đội trinh sát đóng tại phum Tumnop cách trung đoàn bộ 6Km về hướng Bắc,theo đường bò đi tiếp 4Km là sở chỉ huy tiểu đoàn 2,từ đây đi theo hướng Tây Bắc 6Km là nơi đóng quân của tiểu đoàn 3 giáp với sông Tongle-Shap,tiểu đoàn 1 đóng ở Skun.

   Theo cách bố phòng 3 tiểu đoàn từ Đông sang Tây của trung đoàn 55 như vậy là để ngăn không cho lực lượng của F912 của Pot từ sông Chinit xuống,và những ngày tháng tiềp theo là những ngày không yên tỉnh bởi tụi Pot nó quậy tưng bừng,không như mình nghỉ là được mặt trận ưu ái cho về dưởng quân sau trận Bantatum.
Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #142 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2013, 04:12:23 pm »

Hi hi mấy rày em lo chụp mẫu chân dài nên hông zô VMH , trưa nay gặp mấy anh em mới hay .. he he đọc vài đoạn thấy thiệt tức cho lão Bình Yên và lão Đức Thảo , trận Cao mê Lai năm 1985 có hai sư đoàn chủ lực là F7 và 309 thế mà hai lão í nói có mỗi một E 31 , hì hì ... mặt trận còn điều E 271 của 302 phối thuộc với sư đoàn em nữa , sau chiến dịch trung đoàn 250 em nằm lại luôn hướng nam Cao mê Lai .
Hi mà em thắc mắc sao chiến dịch hướng F302 cũng lớn mà MT lại điều một E qua hướng Cao mê Lai hỉ bác Svailo
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #143 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2013, 05:03:35 pm »

Hi hi mấy rày em lo chụp mẫu chân dài nên hông zô VMH , trưa nay gặp mấy anh em mới hay .. he he đọc vài đoạn thấy thiệt tức cho lão Bình Yên và lão Đức Thảo , trận Cao mê Lai năm 1985 có hai sư đoàn chủ lực là F7 và 309 thế mà hai lão í nói có mỗi một E 31 , hì hì ... mặt trận còn điều E 271 của 302 phối thuộc với sư đoàn em nữa , sau chiến dịch trung đoàn 250 em nằm lại luôn hướng nam Cao mê Lai .
Hi mà em thắc mắc sao chiến dịch hướng F302 cũng lớn mà MT lại điều một E qua hướng Cao mê Lai hỉ bác Svailo

Sư đoàn 309 của lão thời chúng tôi đi đánh chiến dịch c81 diễn ra trong đầu năm 82 là sư đoàn chủ công của mặt trận 479 đảm nhiệm môt hướng tấn công của chiến dịch: hành quân từ Bà Vâl đánh vào hướng Nam của Cao Mê Lai. Lúc tôi đang vật vã với căn bệnh sốt rét ở Nam Sấp thì nghe trên phổ biến là sư 59 (tức sư đoàn 309 quân khu 5) đánh nhau rất tốt, diệt nhiều Pốt, thu nhiều súng, có cả xe pháo của địch...

Lúc đó chúng tôi rất nễ sư 59. Lính tráng đồn miệng với nhau rằng sư 59 là sư đoàn sơn cước đánh nhau trên chiến trường vùng núi rất tốt. Lính tráng vốn công bằng, không a dua nịnh nọt để được lòng cấp trên, thằng nào đánh tốt thì nó nễ Grin

Có lẽ do đánh tốt trên chiến trường Cao Mê Lai nên sau này sư 309 luôn được mặt trận ưu ái giao cho miếng xí quách này. Còn nhớ sư 59 của lão có đồng chí lên đến chức d phó còn phải đạp mìn cụt chân trên hướng Mê Lai.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Ba, 2013, 05:08:36 pm gửi bởi H3 Hùng » Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #144 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2013, 05:08:56 pm »

Hi mà em có một thắc mắc nữa , chiến dịch năm 85 hình như đơn vị nào cũng có đơn vị bạn cùng tham gia tác chiến .. năm ấy em về nhà lâu rồi nhưng  những lần họp mặt sư đoàn các bác đều có nhắc , ông Hồng sư trưởng 309 em mỗi lần nhắc đến ông Thảo E trưởng 271 đều khen .. hì hì 271 phối thuộc với 309 anh em chia lửa cho nhau đều lắm , trong chiến dịch ấy hướng E96 chịu tổn thất nặng nhất chứ không dí cho đơn vị phối thuộc .
Nghe mấy ông kể vừa đánh địch vừa canh chừng đơn vị bạn cũng vui , nhứt về ban đêm phải gác đơn vị tăng cho bạn .. sợ anh nào hứng chí dông đi luôn thì khổ .
Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #145 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2013, 05:22:26 pm »

Hi bác H3 nói đúng chiến dịch năm 81 chỉ có E 31 đi phối thuộc với F5 .. hì hì chúng em ba trung đoàn khác nằm dọc biên giới không nhúc nhích .. các bác còn nhớ kỳ nào có ai nhắc đến khu vục Tà Sanh do F 330 đảm nhiệm không .. Hi em cãi chí chết sau gọi điện hỏi cụ Hồng thì cụ í nói .. đơn vị mầy lúc đó ở Cao mê Lai , năm 84 chuẩn bị chiến dịch F 330 lên đảm nhiệm khu Tà Sanh rồi .. hì hì em phải xin lỗi tác giả , anh em mà ai nhớ gì thì kể cho vui phải không các bác .
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #146 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2013, 05:55:15 pm »

Hi hi mấy rày em lo chụp mẫu chân dài nên hông zô VMH , trưa nay gặp mấy anh em mới hay .. he he đọc vài đoạn thấy thiệt tức cho lão Bình Yên và lão Đức Thảo , trận Cao mê Lai năm 1985 có hai sư đoàn chủ lực là F7 và 309 thế mà hai lão í nói có mỗi một E 31 , hì hì ... mặt trận còn điều E 271 của 302 phối thuộc với sư đoàn em nữa , sau chiến dịch trung đoàn 250 em nằm lại luôn hướng nam Cao mê Lai .
Hi mà em thắc mắc sao chiến dịch hướng F302 cũng lớn mà MT lại điều một E qua hướng Cao mê Lai hỉ bác Svailo

Vậy thì xin thành thật xin lỗi bác Quyenkh nghe. Duc thao sơ lược ở đây là chỉ nói về mũi đánh chính diện thôi bác ạ. Còn cả Sư đoàn 309 thì từ lâu đã sát sườn với F5 ở hướng nầy rồi còn gì. Thật ra ngày đó ta tiến công trên một chính diện rộng lắm các bác ơi. Nhiều mũi, nhiều hướng, có chủ yếu, thứ yếu, chính diện, tạt sườn...đủ cả. Nên nhiều khi anh em nói đánh vào Cao mê lai, mục tiêu chính cũng đúng. Nhưng trên thực tế nhiều mũi chỉ đánh gần Cao mê lai thôi, khống chế, uy hiếp các hướng khác, để mũi chính diện có thời cơ giải quyết mục tiêu chủ yếu vậy mà. Chứ núi Cao mê lai không lớn lắm, tập trung quân đông như vậy mà xung phong cùng một lúc, thì làm gì đủ chỗ cho lính chen chân hả bác Quyenkh.
Logged
C2D1E4
Thành viên
*
Bài viết: 138


Phnom Malai 1979


« Trả lời #147 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2013, 06:35:06 pm »

Hi mà em có một thắc mắc nữa , chiến dịch năm 85 hình như đơn vị nào cũng có đơn vị bạn cùng tham gia tác chiến .. năm ấy em về nhà lâu rồi nhưng  những lần họp mặt sư đoàn các bác đều có nhắc , ông Hồng sư trưởng 309 em mỗi lần nhắc đến ông Thảo E trưởng 271 đều khen .. hì hì 271 phối thuộc với 309 anh em chia lửa cho nhau đều lắm , trong chiến dịch ấy hướng E96 chịu tổn thất nặng nhất chứ không dí cho đơn vị phối thuộc .
Nghe mấy ông kể vừa đánh địch vừa canh chừng đơn vị bạn cũng vui , nhứt về ban đêm phải gác đơn vị tăng cho bạn .. sợ anh nào hứng chí dông đi luôn thì khổ .



   Chào bác quyenkh !

Lâu quá ko gặp,vừa rồi tụi nầy có tổ chức họp mặt kỷ niệm ngày n/n 26/3/1979 tại vườn cau Q8 có đụng độ với E96/f309 cũng tổ chức họp mặt đó,mà bật mí một chút có một số CCB của f5 lính 78 + 79 (174 + Q16) là CCB của E96/309 đó.Bác biết ko D1E4F5 mình là chuyên gia phối thuộc các đ/v bạn....(chiến dịch C82 và cao điểm 175(1983) và BANTATUM mùa xuân đỏ lửa
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #148 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2013, 08:14:07 pm »

Hi hi mấy rày em lo chụp mẫu chân dài nên hông zô VMH , trưa nay gặp mấy anh em mới hay .. he he đọc vài đoạn thấy thiệt tức cho lão Bình Yên và lão Đức Thảo , trận Cao mê Lai năm 1985 có hai sư đoàn chủ lực là F7 và 309 thế mà hai lão í nói có mỗi một E 31 , hì hì ... mặt trận còn điều E 271 của 302 phối thuộc với sư đoàn em nữa , sau chiến dịch trung đoàn 250 em nằm lại luôn hướng nam Cao mê Lai .
Hi mà em thắc mắc sao chiến dịch hướng F302 cũng lớn mà MT lại điều một E qua hướng Cao mê Lai hỉ bác Svailo

 Hi ...hi! Bác quyenkh xem lại, chứ bác có "giận" hay "buồn" thì BY cũng xin chịu vì cuốn Lịch sử Sư đoàn 7 ghi thế. BY xin chép lại: Grin

 Cấp trên giao cho Sư đoàn 7, khi sang hoạt động mang phiên hiệu Sư đoàn 8 được tăng cường Trung đoàn 3 và một Đại đội pháo 105 ly thuộc Sư đoàn 9, một Tiểu đoàn công binh Trung đoàn 550, được cụm pháo chiến dịch chi viện, có nhiệm vụ: bước 1, tiêu diệt Tiểu đoàn đặc công 311 ở cao điểm 318 trong một đến hai ngày; bước 2, phát triển, đánh chiếm hai căn cứ của hai Trung đoàn 107 và 108, đồng thời có một Trung đoàn cùng Trung đoàn 31 Sư đoàn 309 tiến công căn cứ Sở chỉ huy Sư đoàn 474 và "Trung ương ba phái" ở Cao Mê Lai; sau đó xây dựng tuyến phòng thủ biên giới trên dải vừa chiếm được. (bảo đảm chép lại không sai một dấu chấm, dấu phẩy) Grin

 Theo cuốn Lịch sử Sư đoàn 7 thì chỉ nói chính về F7 cùng các đơn vị phối thuộc cùng trong trận đánh, ngoài ra nói thêm về các đơn vị bạn cùng tác chiến chung có liên quan. Như vậy là người viết lại cũng không khẳng định chỉ có E31 F309 tham gia trận đánh Camelai mà chỉ nói: Đồng thời có 1 E của F7 (không thấy nói cụ thể là E nào của F7) cùng E31 F309 tiến công Sở chỉ huy Sư đoàn 474 và "Trung ương ba phái" ở Caomelai.

 Đây cũng chỉ là kế hoạch của F7 khi nhận lệnh từ cấp trên với những phối hợp cùng các đơn vị bạn, thực tế chiến trường sẽ có những thay đổi và cụ thể nó thay đổi đến đâu thì BY chưa nói. Khi đánh chiếm Sở chỉ huy F474 và "Trung ương ba phái" bắt liên lạc được với E31 F309 ở Caomelai, đồng chí Ban (Phó Sư đoàn Trưởng Tham mưu trưởng đi cùng E141) mới báo về Sư đoàn lúc 11h 30' ngày 15.2.1985.

 Bác quyenkh yên tâm rồi nhé, cả F309 có "dính máu ăn phần" trong trận Camelai còn F7 thì chỉ gặp E31 nhà bác thôi. Grin Cũng như cuốn Lịch sử F7 cũng không khẳng định chỉ có E31 F309 tham gia trận đánh Caomelai năm 1985.

 Lính "Sơn cước" QK5 chưa gì đã nổi đóa lên rồi. Grin
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Ba, 2013, 08:22:49 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #149 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2013, 08:44:59 pm »

Em xin phép chứng minh tý cái gọi là "dây máu ăn phần"  Grin:

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM