Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 09:16:30 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: E55 - Bantatum Mùa Xuân 85 Đỏ Lửa  (Đọc 213589 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
cuvietha
Thành viên
*
Bài viết: 73


« Trả lời #70 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2013, 12:23:44 am »



tribeco: cám ơn bạn đã chú thích rõ từng người một trong tấm hình. cậu Ba (lính 82, trinh sát D2) nhìn quen lắm, nhưng không dám xác nhận. Trung cối (C5), có phải cậu này ở Q3 không? nhìn quen lắm... nếu có dịp gặp lại các bạn này, cho mình gửi lời hỏi thăm. không biết hoangpet có biết Phướng y tá C6 ở đâu không?


***(*)88
       Anh Ba này đi chung với anh trong trận trinh sát leo lên cây thấy Pốt đầy nhóc đó anh,trận đó anh Ba ôm cây đuôi cá quất dữ quá nên tụi nó chịu không thấu,bởi vậy anh thấy quen quen là phải rồi!
     Nguyễn Ngọc Ba khi còn ở D2 với biệt danh là Ba ... khí ! ( do có thời gian làm quân khí ) trước lúc vào chiến dịch bantatum Ba khí quậy tèm lem nên được an dưỡng tại KHÁCH SẠN 55 ! Khi D2 vào chiến dịch D3 từ biển hồ về giữ cứ của D2 , 7 Bặng lúc đó là D trưởng D3 đã đưa Ba khí về TS D3 ! Còn Trung cối bậy giờ sức khoẻ hơi kém ... hiện nay 7 Bặng và Ba khí đã ở cùng 1 nơi ở Tây Ninh để tiện bề ăn nhậu ...

Thì ra là như vậy  Grin mình chỉ gặp Ba vài lần lúc còn ở Kông-Pông-Chàm, sau này lên Siêm Rệp cũng ít gặp... Chắc Bảy Bặng "kết", nên kéo về TS D3...cám ơn hungd3e55 đã chia sẻ thông tin này  Grin
Logged
concopxamcuamiendong
Thành viên
*
Bài viết: 134


cọp lìa rừng, cọp về thành phố


« Trả lời #71 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2013, 12:26:39 am »

  chào các bác em nhớ kg lầm sau khi lảnh thực phẩm ngay phẩu tiền phương thì chúng ta hành Quân ngang đội hình của pháo 130ly đi được khoảng chục cây số là đến đội hình tên lửa 12 nòng và vào trong cũng độ chừng 10 cây số là pháo 105ly,đi sâu vào trong sát chân núi đăng rét là cứ tiền phương của E429,đừng chân sát chân núi giải lao ăn uống hỏi ý và tiếp tục hành Quân lên núi đến lưng chừng núi có 1d của 429 chốt Quanh suối ta lại nghỉ ngơi tắm giặt lấy sức sáng mai hành Quân tiếp.sáng chúng ta hành Quân lên đỉ̉nh 200 và bám theo đường dây hữu tuyến,để lên đỉnh 300 anh em rất cực khổ vì vừa mang vác nặng lại phải leo núi bằng dây rừng,có lúc tưởng chừng kg vượt Qua nỏi trong thâm tâm rất là nản đời chưa bao giờ hành Quân kiểu đó cả,sau khi lên được đỉnh núi tưởng đã hết gian nang,trong lòng anh em nào cũng thấy khỏe cả.niềm vui chưa được bao lâu thì phải chạy trốn và tìm chổ núp né những chiếc trực thăng nã rốt két thấy mà lạnh cả người                              
                                                           còn tiếp chào
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Ba, 2013, 08:45:45 am gửi bởi concopxamcuamiendong » Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #72 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2013, 01:57:51 am »

 ******88
  Mình tin chắc rằng các bạn D2 đã bị nhầm khi cho rằng có đánh nhau với lính Thái .
  * Sau này , khi tổng kết chiến dịch chỉ có 1 thông báo duy nhất : D8E429 của đ/c Sớ địa  có đụng độ với lính Thái , nhưng là lính biên phòng trong 1 đồn biên phòng trên 1 cao điểm bắc cứ Bantatum 3km . Khi phát hiện đánh nhầm , Tiểu đoàn trưởng Sớ địa được lệnh rút quân chuyển hướng ngay
( các bạn lưu ý : Cứ Bantatum không phải là cái " bản Tatum của Thái lan" có vẽ trên bản đồ đâu nhé .
Cứ này nằm trên đất Kampuchia , trong cái mỏ vẹt cách phía nam bản Tatum của Thái lan tới 9km lận .)

 Chúng ta gọi là " cứ BanTatum " cho dễ đối chiếu trên bản đồ tác chiến .
Thực chất , cứ này được chúng đặt tên Tây là " Green Hill " - Đồi xanh . Các văn bản " pháp quy " chính thống nội bộ và đối ngoại của chúng đều dùng từ " Green Hill " , không hề có từ Bantatum .

  * Quân phục của lính Molinaka trên Bantatum có 2 loại  : Rằn ri và Xám ( như đồ Trâydi của VNCH cũ ) dành riêng cho các sắc lính khác nhau theo từng lữ đoàn 1,2,3, 5,6
      + Đồ Rằn ri có 3 loại : Rằn ri 6 màu , rằn ri 4 màu và rằn ri 3 màu trên 2 loại vải Nilon 100% dày cứng như mo nang dành cho lính thường và Polyeste pha cotton rất mỏng nhưng rất bền gồm 6 màu rất đẹp dành cho SQ và lính lữ đoàn Commando đặc biệt .
 Trong 3 loại rằn ri đó , đều chia ra 2 nhóm : Nhóm Rằn ri nền sáng là của SQ , Rằn ri nền sẫm là của lính
      + Đồ xám : Cũng có 2 loại Xám sẫm vải nilon dày cho lính . Xám sáng màu vải mỏng đẹp cho SQ .
      + Đồ lót cũng 2 loại : Rằn ri và Xám cỏ úa
      + Mũ nón thì tùm lum :
             Nón lưỡi trai dài - rằn ri hoặc xám
             Nón tai bèo nhưng chóp phẳng may viền như đít xô chứ không múi chóp tròn như nón tai bèo Giải phóng - cũng Xám hoặc răn ri .
             Nón bánh tiêu ( mũ nồi ) bằng nỉ : Đỏ sẫm , Đen , Xám , Cỏ úa .

  Mình tin rằng các bạn đã đánh nhau với bọn Molinaka của Shihanuck mặc đồ Xám ( trâydi ) này và tưởng rằng đó là lính Thái , rồi truyền tai nhau sai lạc đi vậy  .
Các bạn chưa vào đến giới tuyến chiến đấu của lính Thái , làm sao đụng độ với chúng được !

  Súng đạn của tụi này tùm lum cả Tàu cả Mỹ : AK , CKC , AR15 M16 , Đại liên M30 , M60 , K56 , 12ly7 . 12ly8 , B69 , M72 , Cối 8 Mỹ , 8 tàu , cối 106,7 Mỹ , DK75 tàu , DK90 Mỹ ... Claymor và cả DH ...
 Rất ít M79 .
Logged
cuvietha
Thành viên
*
Bài viết: 73


« Trả lời #73 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2013, 02:40:50 am »

Phần 4:

Vì không rõ là nhiệm vụ phải tiến sâu vào khoảng bao nhiêu, tôi ra hiệu cho trung đội dừng lại và nấp vào trong những dãi nhà nhỏ, cách nơi trung đội tôi gặp gỡ các anh em trinh sát D khoảng 100 mét, và chờ bộ phận của đại đội tiến lên. Khi gặp anh Cư đại đội phó, tôi hỏi: “Mình sẽ làm gì tiếp?”. Anh đại đội phó trả lời: "Tạm thời, tìm chỗ nào đó cảnh giới và chờ chỉ thị của tiểu đoàn". Nhận lệnh xong, tôi quay về trung đội, tìm một địa hình tương đối an toàn và bố trí đội hình để anh em canh gác. Trong lúc này, tiếng súng đã dừng hẵn và chỉ còn nghe những tiếng chân dồn dập, cười nói của lính ta từ từ tiến vào cứ địch. Tôi, Hoàng Đa-Sa-Ép, Hoàng "Đầu To", cùng nhau tiếp tục đi thăm dò những nơi địch có thể ẩn núp. Cách nơi trung đội tôi không xa, ba đứa tụi tôi phát hiện có một cái hầm nổi. Cả ba từ từ tiến đến, nhẹ nhàn mở cánh cửa, nòng súng đã sẵn sàng và từng bước một, bước xuống hầm, nhưng không phát hiện có ai trong đó. Có lẽ, địch đã rút đi từ trước. Hầm tuy nhỏ, nhưng kiên cố. Có một cái bàn cây đặt giữa căn hầm, chất đầy đồ quân dụng dường như dành cho bộ phận thông tin của địch. Không phát hiện gì thêm, tôi nhặt lấy vài hộp pin nhỏ định cho vào ba lô thì nghe có tiếng chân người bước xuống. Cả ba đứa tôi cùng quay nòng súng chỉa ngay về phía cửa, nơi có hai bóng người đang đi xuống. Dần dần hiện ra hai người lính mặc bộ quân phục màu xanh khác với lính nhà mình, tôi nâng đầu súng lên trong tư thế chuẩn bị bóp cò. Hai người lính đó la lên: "Đồng hương, đồng hương... Đừng bắn!". Tôi thở phào nhẹ nhõm và quay đầu súng xuống, tôi nhìn họ và hỏi:

- Đồng hương ở đơn vị nào?

Cậu đi trước trả lời ngắn gọn:

- 302. Có tìm được gì không, đồng hương?

- Chỉ vài hộp pin nhỏ thôi.

- Cho mình xin một hộp được không?

- Được mà.

Tôi đưa ngay hộp pin cho anh ta. Sau đó, ba đứa tụi tôi cùng nhau quay về nơi trung đội đang trú chân.

Mặt trời đã bắt đầu mọc lên. Có lẽ đã khoảng 8 giờ sáng, lính ta từ các đơn vị bạn đã bắt đầu tràn vào trong cứ. Bóng người tấp nập qua lại đi tìm đồ cỗ và hình như họ đã quên rằng chỉ vài giờ đồng hồ trước đó thôi, nơi đây đã xảy ra một trận chiến đẫm đầy máu. Đời lính là thế. Thằng nào chết, mày hãy yên giấc. Đứa nào còn sống, sẽ phải tiếp tục sống.

Tôi cùng với anh em ngồi quay quần trước một căn hầm ăn cơm sáng. Cũng chỉ là những bịch cơm sấy, nhạt phèo trộn chung với nước lã và được đưa vào bụng bằng những hột muối có pha chút bột ngọt. Cơm nước, phì phà điếu thuốc rê xong, tôi dặn dò anh em cẩn thận khi đi tìm đồ cỗ, sau đó, tôi đi về phía đại đội để nghe ngóng tình hình.

Trên đường đi, tôi chợt nghe tiếng động cơ của chiếc F phản lực gầm rú trên bầu trời, vội vàng nhảy chúi vào một chiếc hầm bên đường. Tiếng hỏa tiển bắn ra, bay xé gió nghe rợn người "Tẹt... Tẹt... " Và, ầm một cái! Một cái cây xanh lớn mọc phía bên trên của miệng hầm đã bị đứt đôi! Tôi đảo mắt nhìn quanh căn hầm, đã đầy kín chú đội nhà ta!

Mặc cho bọn không quân Thái truy kích, tôi lồm cồm chui ra ngoài và tiếp tục rão bước. Khi đến nơi đại đội tôi trú quân, gặp Phướng Y Tá, bạn thân của tôi, lính 82, Q3, tôi dò hỏi:

- Có tình hình gì không?
- C5 và trinh sát tiểu đoàn chết nhiều lắm... Thằng Lâm "Bắc Kỳ" (Gọi là "Bắc Kỳ" vì nghe đồn, cậu Lâm là con của gia đình cán bộ người Bắc chuyển vào Nam công tác, giận bố mẹ nên đăng lính, lên Siêm Rệp bị kỷ luật chuyển về tiểu đội hỏa lực cối 60 của đại đội tôi, sau đó, nhậu sỉn rồi quậy, nên bị tống qua C5) cũng chết trong trận này rồi.

Phướng kể tiếp: "Bên mình đa số bị chết vì mìn, đại liên và DKZ của nó dập. Hiện tại chưa biết tổng số thương vong là bao nhiêu, nhưng hầu như C5 đã xóa sổ".

Tôi lặng người và cảm thấy xót xa cho những đồng đội của mình đã nằm xuống. Họ cũng như tôi, cũng có những lúc bồng bột của lứa tuổi thanh niên, cũng có những ước mơ được quay về bình yên với mẹ già, bên mái ấm gia đình, nhưng những ước mơ đó sẽ không bao giờ thành hiện thực bởi họ đã mãi mãi ra đi... Cái chết của họ vô cùng thầm lặng và chỉ có những người đồng đội còn sống sót sau trận chiến mới hiểu được sự hy sinh cao cả đó.

Trưa hôm đó, đại đội tôi được lệnh rút quân về nơi trú quân đêm hôm trước. Vào buổi chiều, tôi được tin Phát, lính 82, C7, tên bạn nối khố của tôi, bị thương nhẹ trong trận đánh đêm qua. Đến chiều tối, tôi tranh thủ chạy đến C7 thăm thằng bạn thân. Rất may là hắn chỉ bị thương nhẹ trên môi và bị mẽ vài cái răng cửa.

Đến tối, trong một buổi hội ý, anh Cư, cán bộ chỉ huy đại đội, thông báo đơn vị sẽ rút quân vào sáng sớm ngày mai và nhắc nhỡ anh em trong tư thế sẵn sàng.

Sáng sớm hôm sau, chúng tôi hành quân trở về cứ hậu cứ. Ánh nắng của mùa xuân cùng với những làn gió mát ôm quyện vào người chiến binh như đón chào họ từ cõi chết trở về. Tạm biệt Ban Tatum, một địa danh đã ghi dấu chân tôi cùng với máu và thịt của bao đồng đội thân yêu...

(Đọc phần kết tại đây:)
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,26779.80.html
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Ba, 2013, 08:46:40 pm gửi bởi cuvietha » Logged
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #74 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2013, 08:07:49 am »

Bạn cuvietha! Cho mình hỏi tí Grin nhiệm vụ của C bạn trong chiến dịch ban ta-tum là gì,có thể bạn biết không?
Bạn đừng nghĩ gì nhé Grin đơn thuần mình chỉ tò mò thôi!

Hề.hề..bác svailo ràng như lòng bàn tay Cheesy. Vâng như nhữnh gì bác nói tên cái cứ điểm ban ta-tum,khi xưa chúng em cũng gọi ban ta-tum là đồi xanh vì đứng xa nhìn lên Núi chỉ thấy ngọn Núi ấy trọc lóc phủ đầy những tấm tăng màu xanh trên những ngôi nhà!
Bác Sớ trong chiến dịch,hình như D của bác Sớ đánh mũi vu hồi nên mới có chuyện đụng ngay đồn biên phòng Thái Lan,lúc đó ở bên dưới trận điạ em có nghe tin nầy,nghe đâu bác ấy chỉ huy đánh bung cả đồn biên phòng Thái không biết có chính xác không nhưng lúc ấy em tin( ba lần Thái giương cờ Thái ta tán tung cờ)
Và bác svailo nói cũng đúng,ĐH của em hy sinh trên đường về khi xong chiến dịch ban ta-tum,em sai Cheesy Grin
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Ba, 2013, 10:14:48 am gửi bởi loc85c5 » Logged
hungd3e55
Thành viên
*
Bài viết: 81



« Trả lời #75 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2013, 09:23:58 am »

       Khi C5 tổn thất nặng thì 7 Bặng đã lên đến cứ tiền phương của E , theo lời kể của anh 7 thì anh 7 có đề nghị đưa 1 C của D3 lên tăng cường nhưng các bác không đồng ý ! Cũng theo anh 7 thì khi nhận kế hoạch tác chiến thì D3 tham chiến chứ không phải D2 , và kế hoạch là lòn qua Thái vượt các đồn biên phòng của Thái đánh lên núi . Sau này D2 tham chiến kế hoạch có lẽ cũng thay đổi nên anh 7 vẫn cứ nghĩ là mình đánh từ Thái qua ! Nếu có thể các bác thu thập thong tin từ anh 7 qua điện thoai số : 01672790323 để cũng cố dữ kiện trước lúc vào chiến dịch và khoãng thời gian thương vong của C5 các bác chỉ huy E lo lắng và tính toán ra sao !
Logged
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #76 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2013, 12:10:05 pm »

******88
  Mình tin chắc rằng các bạn D2 đã bị nhầm khi cho rằng có đánh nhau với lính Thái .
  
  * Quân phục của lính Molinaka trên Bantatum có 2 loại  : Rằn ri và Xám ( như đồ Trâydi của VNCH cũ ) dành riêng cho các sắc lính khác nhau theo từng lữ đoàn 1,2,3, 5,6
      + Đồ Rằn ri có 3 loại : Rằn ri 6 màu , rằn ri 4 màu và rằn ri 3 màu trên 2 loại vải Nilon 100% dày cứng như mo nang dành cho lính thường và Polyeste pha cotton rất mỏng nhưng rất bền gồm 6 màu rất đẹp dành cho SQ và lính lữ đoàn Commando đặc biệt .
 Trong 3 loại rằn ri đó , đều chia ra 2 nhóm : Nhóm Rằn ri nền sáng là của SQ , Rằn ri nền sẫm là của lính
      + Đồ xám : Cũng có 2 loại Xám sẫm vải nilon dày cho lính . Xám sáng màu vải mỏng đẹp cho SQ .
      + Đồ lót cũng 2 loại : Rằn ri và Xám cỏ úa
      + Mũ nón thì tùm lum :
             Nón lưỡi trai dài - rằn ri hoặc xám
             Nón tai bèo nhưng chóp phẳng may viền như đít xô chứ không múi chóp tròn như nón tai bèo Giải phóng - cũng Xám hoặc răn ri .
             Nón bánh tiêu ( mũ nồi ) bằng nỉ : Đỏ sẫm , Đen , Xám , Cỏ úa .

  Mình tin rằng các bạn đã đánh nhau với bọn Molinaka của Shihanuck mặc đồ Xám ( trâydi ) này và tưởng rằng đó là lính Thái , rồi truyền tai nhau sai lạc đi vậy  .
Các bạn chưa vào đến giới tuyến chiến đấu của lính Thái , làm sao đụng độ với chúng được !

  Súng đạn của tụi này tùm lum cả Tàu cả Mỹ : AK , CKC , AR15 M16 , Đại liên M30 , M60 , K56 , 12ly7 . 12ly8 , B69 , M72 , Cối 8 Mỹ , 8 tàu , cối 106,7 Mỹ , DK75 tàu , DK90 Mỹ ... Claymor và cả DH ...
 Rất ít M79 .

  tribeco ủng hộ và tin vào quan điểm của bác svailo.
  Nhân đây, tribeco xin giời thiệu lại một số ảnh của phóng viên phương Tây chụp trên cứ Bantatum năm 1984, khi được Sihanouk mời vào để cổ vũ cho Molinaka ( trước khi ta mở chiến dịch đánh vào cứ này).

Nguyên văn: Young Red Khmers Khmero Thai Border Photo 1984  








Nguồn: http://www.past-to-present.com/newresult.cfm
--> gỏ từ khóa vào cửa sổ search: khmer

Logged

như chưa hề cầm súng...
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #77 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2013, 12:40:08 pm »

Cảm ơn những bức ảnh của bác tribeco đã đưa lên. Ô! Cả nữ nửa cơ,vậy mấy chị thường tốc sà rong chạy ngời ngời trong rừng mà các bác bb bắn hoài không trúng  Cheesy chắc của pol pot chăng?
Nhình xem ra có vẻ oai thật,thử lửa mới biết Vàng thật hay giả Grin
Logged
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #78 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2013, 02:02:07 pm »

thêm tí píc nữa :
http://www.past-to-present.com/photos.cfm?reference=G16626

khmero thai boder prince norodom sihanuok  1984 -cambodia








Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #79 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2013, 02:09:00 pm »


( các bạn lưu ý : Cứ Bantatum không phải là cái " bản Tatum của Thái lan" có vẽ trên bản đồ đâu nhé .
Cứ này nằm trên đất Kampuchia , trong cái mỏ vẹt cách phía nam bản Tatum của Thái lan tới 9km lận .)...

Có phải cái căn cứ Tà Tum, Sàm Rông, Xiêm Riệp không bác svailo?
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM