Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 03:40:44 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: E55 - Bantatum Mùa Xuân 85 Đỏ Lửa  (Đọc 213562 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
cuvietha
Thành viên
*
Bài viết: 73


« vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 03:48:39 am »

Lời tác giả:

Các bạn độc thân mến. Thật sự, tôi không nghĩ rằng sẽ có một ngày nào đó, mình phải ngồi xuống, ôn lại trong ký ức để viết ra những gì đã xảy ra trong đời lính của mình cách đây đã gần 28 năm! Nhưng, đây điều mà tôi sẽ làm bởi vì những hàng chữ mà tôi dự định sẽ viết ra chính là lời tự thuật của một người lính từng tham gia vào chiến dịch Bantatum, một cái địa danh mà có lẽ rất ít ai biết đến, nhưng đầy đau thương và khói lửa và qua đó, tôi muốn gửi đến những người bạn chiến đấu của mình lời nhắn nhũ từ đáy lòng của tôi: "Các bạn là những người bạn tôi yêu quí nhất!".

Bài viết sắp tới của tôi, sẽ được viết với góc nhìn của một người lính bình thường chứ không phải đứng trên cương vị của một người chỉ huy, do đó, những mục đích, mục tiêu, kế hoạch hành động, phương án tác chiến của chiến dịch Bantatum Mùa Xuân 85 sẽ không tìm thấy trong bài viết này. Tác giả cũng xin nói rõ rằng bài viết được viết dưới dạng tự thuật, vì vậy, tên người, địa danh có thể chỉ dành riêng cho những bạn đọc từng là cựu chiến binh E55 và những cái tên và địa danh đó cũng có thể bị nhầm lẫn bởi thời gian của sự kiện và hiện tại đã cách nhau quá xa. Cuối cùng, không ai hoàn thiện và luôn cầu tiến đó là phương châm hàng đầu của tác giả, do đó, mọi ý kiến đóng góp hoặc phê bình của bạn đọc luôn được đón nhận một cách nghiêm túc và nồng nhiệt.

(Xin các bạn hãy chờ đọc Phần 1)
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Ba, 2013, 07:59:35 am gửi bởi cuvietha » Logged
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #1 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 07:02:13 am »

Các bác thân mến,
   Trung đoàn 55 cơ động cho hai mặt trận: MT 779 và MT479 QK7 trên chiến trường Kampuchia đã đi được một chặng đường dài, khởi đầu từ topic của tuaans dành cho china em trai liệt sĩ Lâm Thế Hiển:
- Thư từ của chiến sĩ Lâm Thế Hiển.
   Các topic kế tiếp:
- Mình là lính e55 ( e732 )
- Tụi mình là lính e55 ( e732 ) - phần 2
- Tụi mình là lính e55 ( e732 ) - phần 3
  Sau một thời gian dưỡng quân, tăng cường quân số, nay e55 tiếp tục hành quân với sự đóng góp của thành viên mới cuvietha. cuvietha hiện đang định cư tại Mỹ nguyên là lính 82, thuộc C6-D2-E55, từng tham chiến chiến dịch Bantatum 3/1985.

  Rất mong được các bác trong ngoài e55 nhiệt tình ủng hộ  Grin


 - cuviettha hiện nay  Wink
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Ba, 2013, 09:14:55 am gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
cuvietha
Thành viên
*
Bài viết: 73


« Trả lời #2 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 08:14:56 am »

Phần 1:

Sau khi điểm danh xong, đoàn xe chở các anh em trong tiểu đoàn 2 đi chi viện cho đơn vị bạn bắt đầu chuyển bánh. Thật lòng mà nói, tôi, lúc bấy giờ, với cương vị là một trung đội phó quyền trung đội trưởng, cũng vẫn không biết đơn vị mình sẽ đi đâu và chi viện cho đơn vị nào. Thêm vào đó, vì xe dành cho đại đội 6 của chúng tôi là những chiếc xe nằm ở phía sau tận cùng của đoàn xe, nên tôi cũng không biết có bao nhiêu đại đội khác trong tiểu đoàn cùng tham gia vào chiến dịch chi viện này ngoài những nguồn tin vỉa hè mà tôi nghe ngóng được là toàn thể trung đoàn sẽ tham gia.

Đoàn xe cứ tiếp lăn bánh, chạy qua trung đoàn bộ trên trục lộ 6, sau đó, chuyển hướng chạy vào trục lộ 68, rồi đến ngã ba Sầm Rông, đến chiều thì đoàn xe đưa chúng tôi đi, đã đến một bìa rừng, rồi tiến sâu vào trong. Suốt lộ trình này, tôi đã chú ý và thấy đường mòn này hình như đã được làm từ lâu và điều này chứng minh rằng cấp chỉ huy đã có sự chuẩn bị trước. Càng tiến sâu vào rừng, tôi lại thấy thỉnh thoảng có vài anh bộ đội công binh đóng dọc theo hai bên lề đường và chạy khoảng thêm một lúc, đoàn xe băng ngang qua một cánh rừng có cắm những lá cờ nhỏ màu xanh trải ngang trên mặt đất như lằn biên xa tít. Ngay lúc này, linh cảm đã báo cho tôi biết, chúng tôi đang tiến sâu vào lãnh thổ của Thái Lan!

Khi trời đã bắt đầu trở nên tối, những tiếng nói, cười đùa lẫn nhau của các chú đội trên xe đã không còn nữa và thay vào đó là sự im lặng bao trùm. Có lẽ, trong lúc này không ai muốn người khác quấy rầy sự suy tư của mình bởi nỗi lo âu đã hiện rõ trên gương mặt của mỗi người vì họ thừa thông minh để hiểu rằng càng đi sâu vào trong đất Thái, cơ hội để quay về an toàn lại càng mong manh... Cuối cùng thì điểm dừng của chúng tôi đã đến, đó là chân núi của một dãy núi hùng vĩ. Khi đoàn xe đã dừng hẵn, anh em đại đội 6 chúng tôi lục đục  kéo nhau xuống xe. Khi chúng tôi nghiêm chỉnh trong đội hình dọc để bắt đầu tiến lên núi, một chú đội, đầu băng trắng đi ngược theo chiều của chúng tôi, dừng lại và gọi một đồng đội trong trung đội tôi:

- Hoàng!
Hoàng, lính 82, Q10, A phó trong trung đội tôi, đứng lại mừng rỡ hỏi:
- Mày ở đơn vị nào?
- Tao ở trung đoàn 88.
- Mày bị gì vậy?
- Tao hên quá, chỉ bị thương thôi...
- Tình hình trên đó có sao không?
- Chết nhiều lắm... Tao hên nên mới bị thương xuống đây. Thôi tao đi đây. Mày cẩn thận!

Sau đó, hai người họ chào nhau chia tay và chúng tôi bắt đầu tiến lên núi. Mẩu chuyện trao đổi giữa hai người họ, anh em tôi đều nghe hết. Một ý nghĩ thoáng qua đầu tôi trong lúc đó: "Chỉ bị thương thôi mà đã hên rồi, vậy thì cái gì đang chờ đón anh em tụi tôi trên đó đây?".

Mặc dù trời đã tối, nhưng qua ánh trăng, những đoàn dân công Campuchia vẫn tải thương nườm nượp kéo xuống chân núi. Trên vai họ mang theo những cái võng đã được bó chặc và bất động. Trong đó đang chứa đựng những tử sĩ hay là thương binh của ta? Tôi không thể xác định điều được đó, nhưng có lẽ, những người đang nằm trên những chiếc võng đó sẽ không còn phải lo sợ trước những nguy hiểm mà chúng tôi sẽ phải đối diện ở phía trước.

Chỉ sau khoảng 30 phút hành quân leo lên đỉnh núi, người tôi ướt đẫm mồ hôi và suốt đoạn đường đó, tôi chú ý thấy bên vệ đường có những cái sạp chỉ có đà ngang vắt qua và trên đó là những cái võng được quấn chặc và được đặt lên trên những cái đà ngang. Linh tính đã cho tôi biết đó chính là những xác người đang chờ được tải xuống chân núi. Chúng tôi đi khoảng hơn 1 tiếng nữa thì có lệnh từ đại đội báo xuống toàn bộ C6 dừng chân và nghỉ tối tại đây. Triển đạt chỉ thị của đại đội đến các anh em trong trung đội xong, tôi uể oải tìm một khoảng trống, mắc võng, ngồi lên đó, đốt một điếu thuốc rê, rít một hơi thật dài, ngã người xuống, nhìn lên bầu trời cao và lòng mông lung tự hỏi điều gì sẽ đến và đang chờ đón chúng tôi...

Sáng sớm hôm sau, khi mặt trời vừa bắt đầu ló dạng, anh em trong trung đội tôi đã cơm nước xong xuôi và trong tư thế sẵn sàng chờ chỉ thị từ đại đội. Cái cảm giác mà tôi cảm nhận được trong lúc đó là hầu như tất cả đều im lặng. Cái tánh hay chọc người của Hoàng "Đầu To", lính 82, Q10, đã biến mất đi từ lúc nào và thay vào đó là sự đăm chiêu trầm tư. Cậu Cường lính 84, Nhà Bè, anh nuôi trung đội, người có tánh hay cằn nhằn với tôi về những cái việc nhỏ nhất trong trung đội, hôm nay cũng im lặng! Và, tôi không tin rằng cậu ta đã đổi tánh một cách đột ngột như vậy. Có lẽ, điều mà tôi cảm nhận từ nơi họ đó là nỗi lo lắng cho những điều không may sẽ xảy ra.

Cậu liên lạc chạy xuống truyền chỉ thị của đại đội: Đơn vị bắt đầu hành quân. Tôi sắp xếp đội hình trung đội và sau đó, cùng hòa nhập vào đội hình của đại đội. Do tình hình địa hình mới và tính chất bí mật của chiến dịch, cho đến lúc này, tôi vẫn chưa biết vị trí của các đại đội bạn trong đội hình của tiểu đoàn tôi như thế nào, nhưng có lẽ, tôi cũng không còn đầu óc để nghĩ đến chuyện đó nữa. Đội hình của tiểu đoàn tôi bắt đầu theo con đường mòn tiến sâu vào dãy núi phía trước. Hành quân cho đến trưa, sau khi bỏ lại một đoạn đường rừng núi phía sau khá xa, chúng tôi đã bắt đầu nghe rõ tiếng pháo nổ vang dội ở phía trước. "Họ chơi luôn cả pháo binh!", tôi thầm nói. Tâm trạng của tôi lúc đó đã có phần hoang mang bởi tôi và có lẽ các anh em khác trong trung đội chưa bao giờ có những trận đánh phối hợp binh chủng ghê như vậy. Nhưng tôi đã nhanh chóng xác định được tư tưởng của mình. Đã lên đến đây rồi, cùng lắm là chết, có gì phải lo sợ?

Đi được thêm một đoạn đường rừng, đội hình đại đội tôi bắt đầu tiến ra một trảng trống được bao quanh bởi những cánh rừng. Khi chúng tôi băng ngang cái trảng trống đó, tôi thấy dọc theo bìa rừng, có nhiều dãy nhà dã chiến đã được dựng lên từ lúc nào. Tôi thầm đoán mò, có lẽ đây là sở chỉ huy mặt trận và trạm y tế chăng? Kế đến, giữa bãi đất trống đó là những khẩu pháo nòng dài của đơn vị pháo binh đang nã đạn về hướng mà chúng tôi đang tiếp tục hành quân đến. Trên đoạn đường này, anh em trong trung đội bắt chuyện được với một vài anh em thuộc đơn vị bạn đang làm nhiệm vụ đóng chốt ở khu vực này. Sau một vài câu xã giao, chúng tôi biết được họ là lính của sư đoàn 302 mà anh em thường gọi đùa là: Ba-Khiêng-Hai.

Qua thăm hỏi, chúng tôi biết thêm anh em thuộc sư 302 đã nằm chốt trong khu vực này lâu rồi và hình như hai chữ "chợ búa" đã bị loại ra khỏi tự điển Việt Nam của họ đã từ lâu. Một anh đội, mặt mày xanh lè, tóc dài, môi thâm - dấu hiệu của chứng sốt rét rừng kinh niên, cười nói với anh em tụi tôi: "Tụi mình ở trong này, 6 tháng mới có người ra chợ một lần, nên để dành được bao nhiêu tiền lương là dốc ra mua đồ hết...". "Sáu tháng mới đi chợ một lần?!", tôi hỏi lại với giọng đầy kinh ngạc. "Ừ, 6 tháng một lần", cậu ta nhắc lại với một giọng vô cùng bình thản. Tôi nhìn thẳng vào gương mặt của anh với lòng đầy nễ phục và xót xa cho đồng đội của đơn vị bạn phải thi hành những nhiệm vụ quá sức tưởng tượng của tôi!

Chia tay với người "đồng hương" thuộc sư 302, các anh em trung đội tôi chạy vội vào đội hình của đại đội và tiếp tục cuộc hành quân tiến về phía trước. Theo lối đường mòn có sẵn, chúng tôi lại tiếp tục đi sâu vào trong rừng. Càng đi, tôi càng nghe tiếng nổ đề-pa của đạn pháo bắn ra từ hướng ngược chiều của đoàn quân càng rõ. Có lẽ, đó là hướng từ bên Thái. Tiếng đạn bay rít, xé gió trên không trung, và những tiếng nổ chát chúa, long trời lở đất tiếp theo liền sau đó đã làm cho cái sợ quay trở lại bao trùm lên ý nghĩ của tôi. Tại sao lại không sợ chứ khi tôi đã bắt đầu hiểu được rằng cái sống và cái chết trong lúc này chỉ còn là tích tắc?

Đoàn người không ai nói nhau một lời nào, vẫn tiếp tục hướng nhanh về nơi có những tiếng nổ khiếp sợ đó. Đi được thêm khoảng 1 - 2 tiếng, chúng tôi đi ngang một khoảng trống nhỏ trong khu rừng rậm rạp thì gặp một chú lính Thái, tóc cao, chỉ mặc mỗi chiếc áo thun xanh và cái quần ka-ki xám dính đầy máu, nằm chết bên lề rừng. Ngay lúc này, tôi chắc chắn rằng đã không còn là trò đùa nữa bởi mình đang đập nhau với bọn Thái! Khi vừa đi qua chỗ xác chết đó khoảng hơn 200 mét, có lệnh báo dừng lại để nghỉ giải lao và khoảng 30 phút sau, cậu liên lạc chạy xuống báo, đại đội cần gặp tôi để hội ý.

Thả chiếc ba lô xuống vệ đường, tôi đi ngược về phía sau để gặp cán bộ đại đội. Anh trung úy Cư đại đội phó, cán bộ chỉ huy của đại đội tôi trong chiến dịch này, triển khai chỉ thị của tiểu đoàn, bộ đội sẽ nghỉ chân tại đây đêm nay, nhắc nhỡ anh em đào hầm cá nhân và canh gác cẩn thận. Sau cuộc hội ý với đại đội, tôi đi về phía trước, gọi các A trưởng đến hội ý, phân chia đội hình dừng chân của trung đội và truyền đạt lại mệnh lệnh của đại đội. 

Xin xem tiếp phần 2 tại đây:
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,26779.msg430690.html#msg430690
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Ba, 2013, 05:18:56 am gửi bởi cuvietha » Logged
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #3 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 09:43:21 am »

***(*)88
       Chào anh  Cuvietha! Vậy chắc anh là Cư Sĩ Chí Đắc,lính C7 do nhớ nhà đi phép tự ký nên bị đì xuống C6 phải không anh? Anh Hoàng mà anh vừa nhắc trong câu chuyện hồi năm 90 là chiến hữu “ve chai” với em (vì nhà vợ ảnh bên quận Tư),lúc hành quân lên đánh Băng Tà Tum ảnh có kể gặp một người bạn hàng xóm lính 88 bị thương vào mắt đang đi về tuyến sau.Anh Hoàng Đaxaep sau này xuất ngũ đi làm rồi “vớt” được một nữ chuyên gia xứ Đài,không biết có theo nàng về dinh không mà mất liên lạc khoảng chục năm rồi! Để hôm nào gặp lại ảnh em nối dây hữu tuyến bắt liên lạc lại cho,anh qua trang “Một thời máu và hoa” viết bài vào đây cho phù hợp nè anh http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,26779.0.html
       Chúc anh cùng gia đình luôn luôn vui,khoẻ nhé!
Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
concopxamcuamiendong
Thành viên
*
Bài viết: 134


cọp lìa rừng, cọp về thành phố


« Trả lời #4 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 10:14:11 am »

    Chào các CCB e55, hôm nay, chiến trường sôi động trở lại rồi nhé các bác.
    Chúc các cựu binh hành quân hào hùng cho những chiến dịch tiếp theo.
                                        
                                                              Xin chào
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Ba, 2013, 11:11:22 am gửi bởi concopxamcuamiendong » Logged
concopxamcuamiendong
Thành viên
*
Bài viết: 134


cọp lìa rừng, cọp về thành phố


« Trả lời #5 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 10:27:26 am »

    Bác Đắc cứ từ từ hành quân, em đang dõi theo chân bác vì em cũng đi Bantatum sau khi chạm chán với Pốt ở tây - tây bắc Đônsava. Trên đường Pốt rút về Đônsava và tao ngộ gặp các k trực thuộc của e bộ e55 chúng làm thịt luôn. Đơn vị em tưởng sẽ đi tiếp chi viện cho e nhưng không: bất ngờ có lệnh hành quân ra lộ 68 và  xe chờ sẵn bốc đi luôn. Em nhắc để bác nhớ tụi em hành quân vào ngày 3/3/1985.    

                                                           Kính chào
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Ba, 2013, 12:03:36 pm gửi bởi concopxamcuamiendong » Logged
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #6 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 07:31:36 pm »


Đoàn xe cứ tiếp lăn bánh, chạy qua trung đoàn bộ trên trục lộ 6, sau đó, chuyển hướng chạy vào trục lộ 68, rồi đến ngã ba Sầm Rông, đến chiều thì đoàn xe đưa chúng tôi đi, đã đến một bìa rừng, rồi tiến sâu vào trong.


Từ nơi này, ngày 3/3/1985, từ lộ 68 đi sâu vào hướng Sầm Rông, nhiều đồng đội e55 đi mãi không về.
     - minhtrang91 (d52-Đoàn7705) - tribeco (e55-MT479) & H3 Hùng (e4-f5 ) trong lần về lại chiến trường xưa.


Ngã ba Kralanh 2010 - minhtrang91 (d52 Đoàn7705) & tribeco (e55)
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Ba, 2013, 07:50:58 pm gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
cuvietha
Thành viên
*
Bài viết: 73


« Trả lời #7 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 09:04:07 pm »

86humxamthaylong: đúng rồi em, nhưng anh là lính C6 ngay từ lúc đầu mặc dù đã có 2 lần thay mặt đơn vị ký giấy phép về thăm gia đình lúc còn ở Kông-Pong-Chàm... Hoàng Đa-Sa-Ép là lính C7 bị chuyển qua vì tội đào ngũ... Hahaha... Lúc đó C6 đóng quân ở phum Cầm-Ba cách tiểu đoàn và trung đoàn ít nhất cũng từ 12-15 km trở lên, nên chẳng còn chỗ nào để đì lính C6 nữa. hôm nào gặp lại Hoàng "Đầu To" Q.10, cho anh gửi lời hỏi thăm cậu ta.
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #8 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 09:39:35 pm »

Càng tiến sâu vào rừng, tôi lại thấy thỉnh thoảng có vài anh bộ đội công binh đóng dọc theo hai bên lề đường và chạy khoảng thêm một lúc, đoàn xe băng ngang qua một cánh rừng có cắm những lá cờ nhỏ màu xanh trải ngang trên mặt đất như lằn biên xa tít. Ngay lúc này, linh cảm đã báo cho tôi biết, chúng tôi đang tiến sâu vào lãnh thổ của Thái Lan!

Khi trời đã bắt đầu trở nên tối, những tiếng nói, cười đùa lẫn nhau của các chú đội trên xe đã không còn nữa và thay vào đó là sự im lặng bao trùm. Có lẽ, trong lúc này không ai muốn người khác quấy rầy sự suy tư của mình bởi nỗi lo âu đã hiện rõ trên gương mặt của mỗi người vì họ thừa thông minh để hiểu rằng càng đi sâu vào trong đất Thái, cơ hội để quay về an toàn lại càng mong manh... Cuối cùng thì điểm dừng của chúng tôi đã đến, đó là chân núi của một dãy núi hùng vĩ. Khi đoàn xe đã dừng hẵn, anh em đại đội 6 chúng tôi lục đục  kéo nhau xuống xe.

 Hơi thắc mắc một chút, mong bạn cuvietha giải thích rõ hơn.

 Vậy là đơn vị bạn đang tiến sâu vào lãnh thổ Vương quốc Thái Lan và hành quân bằng phương tiện cơ giới.

 Liệu bạn có nhầm lẫn gì không? BY không thắc mắc về nhầm lẫn sự kiện mà là nhầm lẫn về địa danh. Không lẽ đơn giản như vậy sao khi phía Thái Lan để quân ta xâm phạm lãnh thổ của họ công khai tới như vậy? Trong chiến dịch năm 1985 rất nhiều đơn vị của ta dàn trận dọc tuyến biên giới Cam-Thái quyết bứt nhổ căn cứ và đập chết liên minh 3 phái. Nhiều CCB tham gia chiến dịch này và chưa từng thấy ai nói quân ta tiến sâu sang đất Thái Lan mà công khai đến như vậy. Tất nhiên là có những đơn vị bí mật luồn vào bọc phía sau lưng địch đánh hất về biên giới Cam.

 BY không tin là đơn giản như vậy khi chiến dịch này có đủ các Quân khu gồm QK5 7 9 và QD4 cùng tham gia tấn công. Lúc đó LHQ, TQ, Thái Lan và nhiều nước phương Tây khác đang chống phá QTN VN rất quyết liệt. Chẳng nhẽ phía ta "điếc" không sợ súng đến thế hay sao? Chiến trường và chiến đấu là chuyện đương nhiên nhưng dư luận Thế giới cũng là điều từng gây cản trở rất lớn cho VN trong cuộc chiến tranh này. BY nghĩ, hoàn toàn không thể đơn giản như vậy được. Mong bạn cuvietha giải thích rõ hơn.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #9 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 09:50:40 pm »

Bác Cuvietha kể chuyện nghe hay quá, 1 cách nhìn đời thường về chiến tranh.
Để đi tới chiến thắng, vinh quang không chỉ có những bước chân dũng mãnh, thần tốc, "hể đánh là thắng", ... Bên cạnh những bước chân oai hùng đó, còn có những bước chân dè dặt, những bước chân vừa đi, vừa nghĩ của người lính, phấn đấu để bước đi, để hoàn thành nhiệm vụ. Bởi kỹ năng chiến đấu, ở một số người, không phải dễ mà có, dù đã qua quá trình rèn luyện.
Như bác kể, những người chưa có điều kiện trải qua sẽ hình dung được rằng "chiến tranh đâu phải trò đùa".
Nó không chỉ là thắng thua, là vinh quang cay đắng, mà còn nhiều thứ rất đời thường nữa.
Nó không là 1 cuộc dạo chơi, hay chuyến du lịch mạo hiểm, chỉ biết gặt hái những chiến công hiển hách, tả như vậy thì chiến tranh "thấy ham" quá phải không bác.
Chúc bác khỏe, viết nhiều. Smiley
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM