Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:21:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: E55 - Bantatum Mùa Xuân 85 Đỏ Lửa  (Đọc 213151 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2013, 08:29:20 pm »

Chiều mùng 4 tết Quý Tỵ vừa qua, tôi đi dọc theo dãy Đăng Rét từ Preah Vihear sang Anlong Veng về Xiêm Riệp chỉ mất 1 buổi chiều. Đó là tính cả thời gian dừng xe tại Anlong Veng xem đập nước của Tà Mok và nhà của Tà Mok, dừng xe tại Choam xem mộ Pôn Pốt và mua sắm tại chợ biên giới Choam

Đập nước ở Anlong Veng do Tà Mok thiết kế


Nhà Tà Mok ở chiến khu Anlong Veng


Mộ Pôn Pốt chỉ cách chợ cửa khẩu Choam chừng trăm mét


Pôn Pốt hỏa táng tại đây (Pon Pot's was cremated here)


Chợ cửa khẩu biên giới Choam

Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2013, 08:55:14 pm »

Do đi theo tour nên tôi không thể dừng chân trên chiến trường xưa của các đồng đội để chụp hình. Chỉ biết rằng xe tôi đã chạy dọc theo biên giới Cam - Thái trên chiến trường xưa của sư 302 trải dài theo dãy Đăng Rét từ giáp sư 5 ở Phnum Xroc đến giáp sư 307 ở Preah Vihear. Và tôi đã gặp được những người của phía bên kia cuộc chiến.

Đây là cận vệ của Tà Mok, nay anh ta làm nghề bán vé trong khu di tích chiến tranh của Tà Mok


Cận vệ Ta Mok cũng cụt 1 chân như xếp của mình. Ta Mok đã chết và được những người cùng phe hỏa táng một cách đàng hoàng. Riêng Pôn Pốt thì chết thảm trong thời gian bị nhốt trong cái lồng sắt này


Pôn Pốt chết thảm trong thời gian bị nhốt trong cái lồng sắt ghi chữ Khmer trên. Cái xác bị thiêu bằng vỏ xe và cháy không hết, thân xác còn lại được lấp đất sơ sài lên trên. Gà chó bươi một thời gian muốn thành bình địa nên phải rào lại như hình chụp phía trên. Nay khu mộ của Pốt thành di tích lịch sử, được bán vé cho khách nước ngoài vào xem với 2 USD một vé.

Đây là con rể Pốt ngồi soát vé ngoài cổng và con gái Pốt chống cuốc đứng cho tôi chụp hình làm chứng


Cuộc chiến đã qua, người trong cuộc chiến nay mỗi người mỗi cảnh. Tôi nay là du khách ung dung ngồi xe máy lạnh đi tham quan chiến trường xưa, trả tiền vào cổng bằng đô la Mỹ. Còn những người kia ung dung ngồi bán vé thu tiền cho chủ nhưng chắc tâm trạng chẳng thể nào ung dung nổi !!!
Logged
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #22 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2013, 08:58:30 pm »


Cuộc chiến đã qua, người trong cuộc chiến nay mỗi người mỗi cảnh. Tôi nay là du khách ung dung ngồi xe máy lạnh đi tham quan chiến trường xưa, trả tiền vào cổng bằng đô a Mỹ. Còn những người kia ung dung ngồi bán vé thu tiền cho chủ nhưng chắc tâm trạng chẳng thể nào ung dung nổi !!!


hehe..bác làm em ngứa chân rồi nghen  Grin. Hè này bác có tour nào nữa không cho em tháp tùng với  Grin
Logged

như chưa hề cầm súng...
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #23 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2013, 09:18:37 pm »

hehe..bác làm em ngứa chân rồi nghen  Grin. Hè này bác có tour nào nữa không cho em tháp tùng với  Grin

Nếu tribeco muốn đi thì hè này mình hú nhau đi. Mua vé xe đò đi Phnom Pênh rồi mướn xe 4 hoặc 16 chỗ túc tắc từ Phnom Pênh tiến dần đến Kongpong Thom, Preah Vihear, Anlong Veng, Ban Tatum, Choam rồi về Xiêm Riệp hihi.

Đến Kongpong Thom nhớ chú Trí có chụp cho thằng con tôi tấm hình này




Nên tôi đã kêu bé Đức lại đây ba chụp tấm ảnh đối chứng với ảnh chú Trí Grin
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Ba, 2013, 09:27:51 pm gửi bởi H3 Hùng » Logged
cuvietha
Thành viên
*
Bài viết: 73


« Trả lời #24 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2013, 09:39:29 pm »

tuyệt vời quá thượng sỹ Hùng! thật sự đã có lòng ghen tỵ với bác rồi. còn bao nhiêu hình quí và hiếm bác post lên hết cho anh em coi đi.

những cuối đời của tên khốn nạn Pôn Pốt, nó sống như con chó vậy vì thằng anh Trung Quốc đã bỏ rơi đó. năm 98, khi mình nghe bản tin tiếng Anh về cái chết của hắn, người ta nghi ngờ có kẻ đã thuốc Pôn Pốt vì sợ hắn khai lung tung trước tòa án diệt chũng quốc tế.

cám ơn bác thượng sỹ Hùng. luôn cầu chúc cho bác được khỏe mạnh, làm ăn phát tài để có thêm nhiều chuyến "công du" như vậy.  Grin
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #25 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2013, 09:41:43 pm »

cám ơn các bạn đã cung cấp những thông tin quí giá mà mình chưa hề biết và cũng xin nhắc lại là bài viết của mình thuộc dạng hồi ký cá nhân chứ không phải là quân sử để ghi lại những sự kiện có thật (fact) và do thời gian quá lâu hoặc thiếu những thông tin chính xác, cảm nhận về một số điạ danh có thể không chính xác, nhưng đó chỉ là cảm nhận của một người lính thiếu thông tin và có những suy đoán dựa theo nhận định của cá nhân. tôi cho rằng điều đó hợp lý và tất nhiên các bạn có thể tham gia ý kiến để làm sáng tỏ vấn đề đó. điều này sẽ giúp tôi hiểu thêm những thông tin chính xác mà tôi không có vào thời điểm đó.

 Bạn cuvietha! Grin

 Box M&H ở diễn đàn VMH là nơi để CCB viết bài về ký ức và kỷ niệm đời lính, nơi CCB trải lòng mình với những năm tháng cầm súng chiến đấu, Box M&H hội tụ rất nhiều CCB từng tham gia cầm súng giữ nước ở mấy cuộc chiến tranh và nhiều giai đoạn, thời kỳ của lịch sử quân sự Việt Nam. Có những cuộc chiến hay chiến dịch hoặc trận đánh mà CCB khác biết nhưng bạn lại không biết, hoặc ngược lại điều bạn từng đi qua thì nhiều CCB kỳ cựu từng cầm súng chiến đấu rất lâu trong Quân đội lại không biết. Vì thế chúng ta mới hội tụ ở đây cùng nhau đọc và nghiền ngẫm ký ức chiến đấu của bạn như một sự tìm hiểu về quân sự của năm tháng chiến tranh. Từng là người lính chắc bạn hiểu, lính thích nghe chuyện lính miễn là chuyện thật của mỗi cá nhân, kinh nghiệm chiến đấu thì ai cũng có và tùy ở mỗi cương vị của mình khi đó. Vì vậy, sẽ có những so sánh, suy luận hoặc đặt ra những giả định trong mỗi câu chuyện. Và tất nhiên là không ai đưa những câu chuyện của chúng ta vào lịch sử quân sự VN cả. Vì là Box M&H với ký ức kỷ niệm đời lính ở diễn đàn VMH nên buộc phải là những câu chuyện thật, nếu không thật thì không còn là ký ức, kỷ niệm đời lính nữa và tức khắc sẽ chuyển bài viết xuống Box Văn học Chiến tranh của diễn đàn VMH.

 Vì vậy, thành viên viết bài cần sát với thực tế từng có mà họ từng chứng kiến, tham gia, cái gì biết chắc thì nói là biết chắc, cái gì chưa chắc thì có thể nói là hình như, có lẽ hoặc có thể để mọi người cùng hiểu rằng tác giả vẫn còn chút nghi ngờ nguồn thông tin của chính mình và không khẳng định nguồn thông tin đó, tránh bị bạn đọc hiểu nhầm là "nổ" khi tham gia viết bài ở VMH. Nếu cần những thông tin cho chính xác hơn thì bạn có thể nhờ thành viên khác giúp đỡ cung cấp thông tin về thời gian và không gian nếu lâu năm rồi mà bạn đã quên. Grin

 Chúng tôi vẫn luôn nóng lòng chờ đợi bài viết về ký ức chiến đấu của bạn và đơn vị E55 ấy, ủng hộ và chia sẻ với bạn những năm tháng khó khăn, ác liệt và hy sinh ấy. Mong bạn chắc tay bút và vững bước ở VMH như tinh thần của người lính năm xưa. Grin

 À quên! Thế năm xưa bạn sang K năm nào? Đơn vị đi sang Campuchia từ cửa khẩu nào? Phía an ninh cửa khẩu K lúc đó cấp Visa cho QTN VN mấy năm và con dấu đóng trên hộ chiếu là màu gì? Dấu màu đỏ hay tím? Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #26 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2013, 10:17:33 pm »

Trong thời gian chờ đợi bác Hà Việt Cư kể chuyện đi đánh Ban Tatum mùa xuân năm 1985 tôi xin kể nốt về câu chuyện tham quan chiến trường xưa ở Anlong Veng.

Đây là xe thông tin của Pốt thời y còn làm trùm quân kháng chiến


Cận cảnh


Đây là Mr Nguyễn Văn Mỹ tổng giám đốc công ty du lịch Lửa Việt là người hướng dẫn chuyến đi của chúng tôi


Ông đang thuyết trình về ngày tàn của bạo chúa: Khi tà Mok lên nắm quyền tổng tư lệnh quân đội, y đổ hết tội diệt chủng lên đầu Pôn Pốt. Kia là cái hồ dùng để trấn nước nhằm bức cung các nghi phạm cấp cao trong bộ chỉ huy của Khmer đỏ. Đây là cái lồng sắt nhốt Pôn Pốt sau khi bị đổ tội diệt chủng vào người. Trong thời gian bị cầm tù, Pôn Pốt được nhiều người cho là bị hạ độc chết nhưng lại được loan tin là chết vì bệnh đau tim


Sau khi tham quan một vòng nhà chỉ huy của tà Mok, tôi lên sàn lầu nhà y đứng chống nạnh chụp hình mà nghĩ vẫn vơ: Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ hơn ai !!!


Tà Mok đổ tội diệt chủng lên đầu Pốt nhưng thực ra chính y là tên đồ tể của chế độ diệt chủng: http://vietbao.vn/The-gioi/Chan-dung-Ten-do-te-Khmer-Do-Ta-Mok/20593967/159/
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Ba, 2013, 11:17:32 pm gửi bởi H3 Hùng » Logged
cuvietha
Thành viên
*
Bài viết: 73


« Trả lời #27 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2013, 10:23:52 pm »

bác binhyen1960 yên tâm. vào sân chơi thì phải chấp nhận luật lệ, đó là điều đương nhiên. hoàn toàn đón nhận những ý kiến đóng góp của bác và những bạn khác. không vấn đề! cái sai về địa danh do cảm nhận của cá nhân, nó hoàn toàn hợp lý bởi vì với cương vị của một người lính bình thường, tôi và có lẽ các bạn khác đều không có những thông tin chính xác trong thời điểm đó.

các bác, gần 30 năm rồi, tất nhiên là sẽ có những lệch lạc về thời gian, tên gọi, địa danh, thông tin, v.v... tôi không nghĩ là chúng ta quá khắt khe nhau trong vấn đề này phải không? và nếu các bác kịp thời đóng góp ngay sẽ thật tuyệt vời.

những điều tôi đang viết ra, chỉ muốn ôn lại, chia sẻ với các bạn những gì mình đã từng trải và cái suy nghĩ của người lính trước lúc lâm trận mà thôi. tôi không có mục đích gì khác hơn điều đó.

nói chơi điều này nha, các bác muốn ném đá, xin cứ tự nhiên vì tôi ở xa lắm nên sẽ không ném đến đâu...  Grin

cùng là người lính, tôi luôn mong ước rằng các bạn sẽ có một cuộc sống sung túc, vui vẻ và tràn đầy hạnh phúc thì tôi vui rồi.

Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #28 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2013, 10:47:10 pm »

Thả chiếc ba lô xuống vệ đường, tôi đi ngược về phía sau để gặp cán bộ đại đội. Anh trung úy Cư đại đội phó, cán bộ chỉ huy của đại đội tôi trong chiến dịch này, triển khai chỉ thị của tiểu đoàn, bộ đội sẽ nghỉ chân tại đây đêm nay, nhắc nhỡ anh em đào hầm cá nhân và canh gác cẩn thận. Sau cuộc hội ý với đại đội, tôi đi về phía trước, gọi các A trưởng đến hội ý, phân chia đội hình dừng chân của trung đội và truyền đạt lại mệnh lệnh của đại đội.  
(Xin chờ đón đọc tiếp phần 2...)

Chúng tôi rất trông xem những ký ức chiến trường viết từ những người trong cuộc chiến. Theo tình tiết câu chuyện tôi nghĩ bác Cư là người trong cuộc chiến này nhưng cách hành văn có phần tiểu thuyết hóa nên chưa thật lắm với tình thế chiến trường mà giống cuộc chiến trong văn học hơn. Tôi cũng từng là b phó nắm tạm quyền b trưởng đi chiến dịch Nam Cao Mê Lai (chiến dịch c81 đầu năm 82 của mặt trận 479). Theo tôi một trung đội thời đó đi tác chiến hiếm khi nào có tới một chục tay súng, nên thường cấp trung đội đi hội ý đại đội xong là kêu anh em lại triển khai ngay nhiệm vụ chứ hiếm khi hội ý chỉ tới cấp a trưởng. Chính vì những tình tiết như trên nên bác binhyen1960 có phần thắc mắc về thân thế bác. Bác đừng để bụng nhe Grin Có bao nhiêu chuyện bác cứ kể hết cho anh em nghe với. Khi kể bác nên tự cảnh giác rằng những người đang đọc chuyện của bác toàn là các tay "cao thủ" trên chiến trường cả đấy hihi.
Logged
cuvietha
Thành viên
*
Bài viết: 73


« Trả lời #29 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2013, 11:30:45 pm »

các bác cứ đóng góp mạnh mẽ, em đang lắng nghe đó. cái thời của em, nó đỡ hơn cái thời của bác là trung đội em có khoảng 14 tay súng. 3 tiểu đội, mỗi tiểu đội 4 em, cộng 2 B phó  Grin

bác thượng sỹ à, em có phải là nhà sử gia đâu mà viết cứng ngắc vậy bác? hơn thế nữa, em là kỹ sư về vi tính, nên những công việc em làm nó "khô cằn" lắm rồi.  bác có thể làm ơn cho em "tiểu thuyết" trong câu truyện của em một chút có được không? đa tạ bác!  Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM