Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:01:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường đến Nhà Trắng của Ronald Reagan.  (Đọc 9062 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Trần Anh
Thành viên
*
Bài viết: 318



« vào lúc: 17 Tháng Ba, 2013, 12:49:56 am »

Đường đến Nhà Trắng của Ronald Reagan
(theo CNN)
dịch giả: Ngọc Sơn


Ronald Reagan: Từ thành phố nhỏ đến Hollywood (1)

Phần lớn cuộc đời Reagan, những từ được viết bên cạnh những bức ảnh trong cuốn sổ lưu niệm thời trung học của ông, đều trở thành sự thực. Người cứu hộ, vận động viên, diễn viên, thị trưởng, tổng thống, không có nhiều điều mà ông chưa từng làm.

Những khả năng đó dường như là vô tận đối với cậu bé có biệt danh Dutch lớn lên tại thành phố nhỏ Dixon, Illinois.
"Thế giới là một cơ hội lớn cho Ronald Wilson Reagan", người viết tiểu sử Lou Cannon đã viết trong cuốn "Ronald Reagan: The Role of a Lifetime.
Ronald Wilson Reagan sinh ngày 6/2/1911 tại Tampico, Illinois, là con của ông John Edward Reagan (thường được gọi là Jack) và bà Nelle Wilson Reagan. Gia đình cậu bé Dutch (tên thân mật mà cha Ronald đặt cho) sống trong một căn hộ trên tầng 2 ở Tampico. Ông có một anh trai hơn ông hai tuổi là John Neil.
Jack là một người đàn ông không ngơi nghỉ. Không bằng lòng với nghề bán giày ở Tampico, ông cùng gia đình chuyển nhà rất nhiều lần trong suốt quãng thời bé thơ của Dutch và mong muốn tìm được công việc và một cuộc sống tốt hơn.
Khi Dutch lên 9 tuổi, gia đình nhà Reagan định cư ở Dixon, một thành phố nhỏ nơi Jack biến được một phần giấc mơ của ông thành hiện thực, trở thành thành viên của Fashion Boot Shop.
Nhưng phiền toái vẫn tiếp tục xảy đến đối với người cha này. Những năm tiếp theo ông phải tiếp tục đối chọi với những thay đổi thất thường của nền kinh tế và chứng nghiện rượu của bản thân.
Số tiền ít ỏi mà Jack kiếm được ở cửa hàng giày thường bị lãng phí vào các cuộc chè chén say sưa. Ông có thể biến mất vài giờ hoặc vài ngày liền, để Nelle phải xin lỗi hộ chồng. Bà phải nhận may vá để kiếm tiền trang trải cho gia đình.
Nhưng Dutch đã thể hiện sự lạc quan mà ông mang theo suốt cuộc đời, đối mặt với tình hình tài chính eo hẹp của gia đình và những vất vả trong cuộc sống với niềm tin rằng những ngày tươi sáng ở phía trước.
Nhiều năm sau, Reagan nhớ lại những năm tháng ở Dixon như quãng thời gian bình dị của chốn thôn dã. Mùa hè ông khám phá thung lũng Rock River, mùa đông thì đi trượt tuyết. Dixon là nơi Reagan phát hiện ra tình yêu thiên nhiên và tầm quan trọng của thành phố nhỏ, những giá trị truyền thống.
Nelle Wilson Reagan là một con chiên mộ đạo. Bất chấp những hoàn cảnh khó khăn, bà vẫn hết lòng giúp đỡ người khác. Vì đã cho phép Neil rửa tội trong nhà thờ Thiên chúa La mã giống cha, bà khuyến khích Dutch theo đạo Cơ đốc.
Ở tuổi 12, Dutch được Những môn đồ của Giê Su - một nhóm Tin lành ở chủ trương ôn hoà, cứu rỗi linh hồn thông qua những việc thiện và tư tưởng rằng Chúa sắp đặt mọi việc - rửa tội.
Nhà thờ trở thành tâm điểm trong cuộc đời Dutch. Ông tới các lớp học kinh thánh, đóng các vở kịch nhà thờ do mẹ ông đạo diễn và giúp sửa chữa và quét dọn nhà thờ.
Dutch mang những bài giảng của nhà thờ theo suốt cuộc đời. Nhiều năm sau, ông vẫn có thể trích những bài thánh ca mà ông học khi còn nhỏ và chia sẻ với những người khác niềm tin vào sự sắp sếp không sai lầm của Chúa.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Ba, 2013, 01:09:14 am gửi bởi Trần Anh » Logged

As long as you love me. We could be starving, we could be homeless, we could be broke.
As long as you love me. I'll be your platinum, I'll be your silver, I'll be your gold...
 
Trần Anh
Thành viên
*
Bài viết: 318



« Trả lời #1 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2013, 12:51:43 am »

Ông thừa hưởng từ người cha vẻ duyên dáng và năng khiếu kể chuyện. Cho dù những khó khăn về việc làm, Jack đã dạy các con ông giá trị của tham vọng và sự chăm chỉ.
Nổi tiếng ở trường
Tại trường trung học Dixon, Dutch là một chủ tịch hội sinh viên nổi bật, năng động và vượt trội về môn bóng đá, bóng rổ.
Từ những năm đầu đời đó, Dutch đã yêu thích nghiệp diễn. Cậu tham gia diễn kịch ở nhà thờ, nghiên cứu kịch ở trường trung học, và tham gia nhiều vở kịch ở trường.
Nhưng những giây phút đáng nhớ nhất trong những năm học tại Dixon của Dutch là ở Lowell Park bên bờ Rock River. Tại đó, vào các mùa hè, cậu làm cứu hộ 7 ngày một tuần. Dutch từng lôi 77 người lên khỏi dòng nước xiết của con sông.
Những thập kỷ sau, Reagan nhớ lại những ngày làm cứu sinh ở Lowell Park là quãng thời gian hạnh phúc nhất trong đời.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Reagan đăng ký học Đại học Eureka, trường đại học do Những Môn đồ của Giê Su điều hành. Đẹp trai, điềm đạm và đậm chất thể thao, Dutch nhanh chóng tạo được tên tuổi tại ngôi trường nhỏ chỉ có 250 sinh viên khi cậu nhập học năm 1928.
Dutch chơi trong đội bóng Vòi rồng Vàng, trở thành đội trưởng đội bơi và tham gia các vở diễn trong trường. Cũng tại Eureka, Reagan lần đầu tiên tưởng tượng sẽ trở thành ngôi sao màn bạc, giấc mơ mà ông giữ cho riêng mình.
Trong khi mơ ước về Hollywood, Reagan nếm mùi chính trị đầu tiên ở trường đại học, khi giữ chức thành viên điều hành hội sinh viên và sau đó trở thành chủ tịch.
Ngay năm thứ nhất, là một thành viên Dân chủ trẻ tuổi theo chính sách kinh tế xã hội mới, Reagan đã lãnh đạo các cuộc biểu tình trong trường đại học để phản đối kế hoạch cắt bỏ ngành học. Trong thời gian đó, hiệu trưởng từ chức và Reagan trở nên nổi bật.
"Lần đầu tiên trong đời, tôi để từ ngữ tuôn trào và có những khán giả, thật hồ hởi", Reagan viết trong cuốn tiểu sử của ông.
Gia đình xuống dốc
Ngoài số tiền học bổng ở trường, Dutch kiếm thêm bằng việc làm cứu sinh và bồi bàn tại quán ăn ở trường. Cậu cũng rửa đĩa cho khu tập thể nữ.
Trở lại Dixon, cửa hàng Fashion Boot của Jack trở thành nạn nhân của tình trạng suy giảm kinh tế năm 1930 và khiến ông trở thành người bán dạo. Nelle kiếm việc tại một cửa hàng quần áo, và gia đình phải cho thuê lại một phần căn hộ để kiếm thêm đồng ra đồng vào. Khi không còn có thể thuê nổi nhà, cả gia đình lại chuyển sang một căn hộ nhỏ hơn.
Sau đó, Jack mất việc và Reagan thường phải bí mật gửi tiền tiêu vặt cho mẹ.
Sau đó, khi Jack mắc bệnh tim, Dutch phải nuôi cha mẹ và đưa anh trai tới đại học Eureka.
Bố của Reagan, một trong số những thành viên đảng Dân chủ ít ỏi trong thành phố, được chỉ định làm quản lý một số chương trình cứu trợ liên bang của Franklin Roosevelt và đã cho con ông cái nhìn không mấy tốt đẹp về công việc của chính phủ liên bang.
Sau này Reagan nhớ lại, những nhân viên phúc lợi đã nhấn chìm nỗ lực của cha ông, khuyến khích người ta không nhận những công việc mà chương trình thúc đẩy việc làm mang lại, thay vào đó thì quá dựa dẫm vào những nguồn phúc lợi.
"Tôi không đủ sắc sảo để nhận ra điều mà sau này tôi mới biết: nguyên tắc đầu tiên của bộ máy quan liêu là bảo vệ bộ máy quan liêu", Reagan viết. Chống lại tư tưởng đó trở thành một trong những nguyên lý chính trị trung tâm của ông.
Đường đến Hollywood
Reagan nhận bằng kinh tế và xã hội học của Đại học Eureka năm 1932. Khi đó ông 21 tuổi và vẫn giữ giấc mơ trở thành ngôi sao màn bạc.

Mặc dù nền kinh tế đang trong cơn suy thoái, Reagan tìm được việc làm phát thanh viên chương trình thể thao ở Davenport, Iowa và sau đó là ở Des Moines.
Ông làm việc 5 năm cho đài phát thanh và hoàn thiện kỹ năng nói. Một câu chuyện thường được nhắc đi nhắc lại đã kể về việc ông đã phát những bài bình luận về các trận bóng chày của câu lạc bộ Chicago Cubs từ buồng điện thoại của ông ở Des Moines như thế nào. Những bản tin hấp dẫn của ông chỉ được đựa trên những bức điện báo khi trận đấu đang diễn ra.
Nhưng giấc mơ Hollywood của ông vẫn còn đó. Năm 1937, trong khi ở California để đưa tin về khoá huấn luyện mùa xuân của Cubs, Dutch đã tới Los Angeles để thử vai. Ông đã giành được hợp đồng 7 năm với hãng Waner Bothers và người ta đã nói với ông: "Dutch Reagan không phù hợp với màn bạc, nhưng Ronald Reagan thì ổn".
Vì vậy, Ronald Reagan trở lại Des Moines, gói gém đồ đạc và tiến thẳng tới Hollywood.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Ba, 2013, 01:11:05 am gửi bởi Trần Anh » Logged

As long as you love me. We could be starving, we could be homeless, we could be broke.
As long as you love me. I'll be your platinum, I'll be your silver, I'll be your gold...
 
Trần Anh
Thành viên
*
Bài viết: 318



« Trả lời #2 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2013, 12:52:39 am »

Ronald Reagan: Từ diễn viên đến thống đốc California (2)

Ronald Reagan đến Hollywood năm 1937 với tư cách một đảng viên Dân chủ và không có gì nhiều ngoài một chất giọng tốt và sức hấp dẫn tự nhiên. 3 thập kỷ sau, ông trở thành một người theo chủ nghĩa bảo thủ, nổi danh trên toàn nước Mỹ và trở thành người đứng đầu bang đông dân nhất quốc gia này.

Hơn 2 thập kỷ ở kinh đô điện ảnh thế giới, Reagan đã giành được những thành công và tiền bạc nhất định, nhưng theo như ông thú nhận, thì ông chưa từng là diễn viên thuộc hàng top.
Giống như một nhân viên cứu hộ, trong một thời gian dài, Reagan rất thích đóng vai người hùng. Ông từng đóng hơn 50 phim nhưng chỉ trong duy nhất một lần ông thủ vai côn đồ.
Một trong những biệt danh của Reagan ở Nhà Trắng có nguồn gốc từ bộ phim "Knute Rockne -- All American" sản xuất năm 1940, trong đó ông thủ vai ngôi sao bóng đá George "The Gipper" Gipp. Tại Washington, ông đã sử dụng khẩu hiệu "chiến thắng cho Gripper" để tập hợp các thành viên đảng Cộng hoà.
Reagan coi vai Drake McHugh năm 1941 trong phim "King's Row" là xuất sắc nhất trong cuộc đời diễn viên của ông. Nhân vật này sau khi phát hiện ra rằng đôi chân của anh ta bị cắt đi trong một cuộc phẫu thuật ác ý đã hét lên: "Phần kia của cơ thể tôi đâu rồi?". Sau này Reagan đã dùng câu nói đó làm tiêu đề cho cuốn tự truyện năm 1965.
Thay đổi sự ưu tiên
Hôn nhân của Reagan cũng đến từ Hollywood. Năm 1940, ông kết hôn cùng Jane Wyman, một nữ diễn viên trẻ đầy triển vọng. Một năm sau đó, Jane sinh hạ cho ông cô con gái Maureen Elizabeth. Năm 1945, họ nhận con nuôi, cậu bé Michael Edward.
Trong khi xuất hiện trên màn ảnh để kiếm sống thì Reagan cũng trở nên say mê chính trị bên ngoài phim trường. Niềm tin chính trị của Reagan - bị ảnh hưởng bởi người cha là thành viên đảng Dân chủ và tổng thống Franklin Delano Roosevelt - đã dần thay đổi. Ông chuyển sang cánh hữu và ngày càng ủng hộ chủ nghĩa bảo thủ.
Trong thời gian Thế Chiến II, do mắt kém nên Reagan không tham gia chiến đấu và ông được giao làm phim về huấn luyện quân sự.
Năm 1947, Reagan được bầu làm chủ tịch hội Diễn viên Điện ảnh (SAG) và ông sử dụng vai trò này để bảo vệ những đồng nghiệp mà ông cho là bị đưa nhầm vào sổ đen.
Vì Jane Wyman không thích việc Reagan ngày càng đi sâu vào chính trường nên năm 1948, cuộc hôn nhân của họ đổ vỡ.

Cũng qua SAG, Reagan đã gặp Nancy Davis, một nữ diễn viên trẻ. Reagan nhanh chóng phải lòng người phụ nữ thông minh này và hai người kết hôn năm 1952. Cũng trong năm đó, cô con gái Patricia Ann chào đời và 6 năm sau, Nancy cho ra đời cậu con trai Ronald Prescott.
Từ màn bạc tới màn ảnh nhỏ
Sau 17 năm tại Hollywood, Reagan chuyển sang làm cho truyền hình. Từ năm 1954 đến 1962, ông dẫn loạt chương trình của CBS mang tên "The General Electric Theater".
Những bài phát biểu của ông đề cập đến những vấn đề lớn của chính phủ và vấn đề tăng thuế và khiến ông chiếm được sự đồng cảm của giai cấp lao động Mỹ.
Những năm làm việc cho đài truyền hình đã mang lại cho Reagan cơ hội rèn giũa kỹ năng nói chyện trước công chúng. Năm 1960, ông thực hiện chiến dịch ủng hộ Richard Nixon chống lại John F. Kennedy. Năm 1962, Reagan đăng ký làm thành viên đảng Cộng hoà.
Tìm tiếng nói mới
Reagan đã tham gia vận động cho đảng viên Cộng hoà Barry Goldwater năm 1964 trong khi làm chủ chương trình "Death Valley Days". Ông đã được đề nghị làm bộ phim vận động trên truyền hình kéo dài 30 phút, nhắc lại bài phát biểu của ông trong chiến dịch gây quỹ cho phe Cộng hoà hồi đầu năm đó.
Bài phát biểu "Thời điểm để lựa chọn" đã chỉ trích bộ máy chính quyền cồng kềnh và kêu gọi cải cách thuế, chủ đề đã trở thành câu thần chú của Reagan 24 năm sau đó.
"Sẽ không thể có an ninh ở bất cứ nơi nào trên thế giới tự do này nếu nền kinh tế và tài chính của Mỹ không ổn định", Reagan tuyên bố trước khán giả tryền hình.
Tạp chí Time gọi bài phát biểu đó là "điểm sáng trong chiến dịch ảm đạm". Goldwater cuối cùng đã thất bại nhưng bài phát biểu của Reagan đã giúp đảng Cộng hoà kiếm được rất nhiều tiền ủng hộ và khiến ông trở thành điểm sáng trên chính trường Mỹ.
Bị gây ấn tượng bởi bài phát biểu của Reagan, một số người giàu có, thành viên của đảng Cộng hoà ở California đã thuyết phục ông ra ứng cử. Với sự ủng hộ của những người môi giới chính trị, Reagan đã nhảy vào cuộc đua giành chức thống đốc California.
Năm 1966, Reagan đã vượt qua 5 ứng viên để giành vị trí người ứng cử của đảng Cộng hoà. Nhiều tháng sau, dù thiếu kinh nghiệm, Ronald Wilson Reagan đã đánh bại ứng viên đảng Dân chủ Pat Brown để trở thành thống đốc bang California.
Ronald, Nancy và 2 con chuyển đến Sacramento. Người đàn ông chưa từng làm việc cho chính quyền bắt đầu học cách quản lý ở vị trí đứng mũi chịu sào tại một bang đông dân nhất nước Mỹ.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Ba, 2013, 01:23:33 am gửi bởi Trần Anh » Logged

As long as you love me. We could be starving, we could be homeless, we could be broke.
As long as you love me. I'll be your platinum, I'll be your silver, I'll be your gold...
 
Trần Anh
Thành viên
*
Bài viết: 318



« Trả lời #3 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2013, 12:53:04 am »

Ronald Reagan: Giấc mơ tổng thống (3)

Trong 2 nhiệm kỳ làm thống đốc California, Reagan đã cắt giảm chi tiêu cho y tế, giáo dục và phúc lợi xã hội, tiếp tục theo đuổi chủ nghĩa bảo thủ và xây dựng nền tảng chính trị để mở đường đến Nhà Trắng.

Sau khi nhậm chức thống đốc bang đông dân nhất nước Mỹ, Reagan ngay lập tức thực hiện những lời hứa trong cuộc vận động tranh cử, đó là giảm thuế, cắt giảm chi tiêu và thu gọn bộ máy chính quyền.
Vì không có kinh nghiệm quản lý, quyết định đầu tiên mà Reagan đưa ra với tư cách một thống đốc đã gây ra thảm hoạ. Đối mặt với việc ngân sách bị thâm hụt nặng và chi tiêu chính quyền bang quá lớn, Reagan quyết định giảm 10% số nhân viên chính quyền bang.
Vì hy vọng cải thiện tình hình đã không thành hiện thực nên Reagan lại buộc phải nâng thuế lên 1 tỷ đôla.
Việc cắt giảm ngân sách khiến sinh viên Đại học California ở Berkeley nổi giận và phản đối. Sự việc đó làm đảo lộn hình ảnh của Reagan sau nhiều năm chuyên vào vai các người hùng tại Hollywood giờ trở thành một kẻ phản diện.
Cuộc nổi dậy của sinh viên lên đến đỉnh điểm vào mùa xuân năm 1969. Những người biểu tình đã làm mọi hoạt động tại đại học California tê liệt. Tuy nhiên, Reagan giữ lập trường cứng rắn và đã huy động cả lực lượng tuần tra California để dập tắt các cuộc biểu tình. Dộng thái đó càng làm cho tình hình thêm căng thẳng và khiến Reagan bị sinh viên căm ghét.
Mệt mỏi vì những cuộc tuần hành liên tiếp trong những năm 1960 -1970, Reagan ra khẩu hiệu "Tuân thủ nguyên tắc hoặc bị loại bỏ", để đương đầu với những người phản đối ông.
Năm 1970, Reagan ra tranh cử chức thống đốc California nhiệm kỳ 2 và tái đắc cử. Nếu nhiệm kỳ thứ nhất của ông được đánh dấu bằng các vụ chống đối thì nhiêm kỳ hai là thời kỳ của hợp tác.
Sau khi quyết định nâng thuế đã bổ sung đáng kể cho ngân sách, Reagan có thể giảm nhiều loại thuế cho công chúng. Ông tiến hành công cuộc cải cách hệ thống phúc lợi. Theo đó, yêu cầu để được nhận trợ cấp xã hội trở nên khắt khe hơn. Hơn 300 nghìn người đã bị loại bỏ danh sách nhận trợ cấp.
Trong thời gian đó, Reagan đãi ngộ những người giàu có và thế lực đã ủng hộ ông, cũng nhờ sự giúp đỡ của họ mà con đường đến Washington của Reagan rộng mở.
Lou Cannon, người viết tiểu sử, đã viết rằng Reagan có những bài học chính trị thông qua những thử thách và sai lầm. Đó là một thống đốc có mục đích, nhưng không có kế hoạch và thậm chí không biết chính phủ hoạt động như thế nào hoặc những đường bước để đạt được mục tiêu.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Ba, 2013, 01:22:50 am gửi bởi Trần Anh » Logged

As long as you love me. We could be starving, we could be homeless, we could be broke.
As long as you love me. I'll be your platinum, I'll be your silver, I'll be your gold...
 
Trần Anh
Thành viên
*
Bài viết: 318



« Trả lời #4 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2013, 12:54:29 am »

"Những người nộp thuế phải gánh chi phí để vị tổng thống tương lai học cách làm lãnh đạo trong khi đó bộ máy chính quyền California đầy tính chuyên nghiệp và vẫn bị phỉ báng mới thực sự làm việc quản lý".
Reagan đã tạo phong cách riêng trong quản lý là để các cố vấn lo những vấn đề chi tiết.
"Tôi không cho rằng người đứng đầu nên theo dõi mọi chi tiết trong tổ chức của anh ta", Reagan viết trong cuốn "An American Life", bảo vệ phong cách quản lý mà ông áp dụng tại California và sau này là ở Washington.
Sức hấp dẫn với báo chí
Thậm chí ngay những năm đầu trên chính trường, Reagan đã tỏ rõ ông có thể xoay sở tốt với báo giới, kiểm soát tình thế trong khi vẫn giữ sự duyên dáng.
Nghị sĩ Cộng hoà Dana Rohrabacher - người soạn các bài phát biểu cho Reagan tại Nhà Trắng - nhớ lại rằng có một đêm trong sân thủ hiến những năm 1960, một phóng viên mới vào nghề hy vọng làm một bài phỏng vấn cho một tờ báo nhỏ.
Nancy đề nghị phóng viên này đi khỏi đó nhưng Reagan đi theo anh ta xuống đường xe. Kem cạo râu vẫn còn đầy trên mặt, Reagan nói: "Nếu anh có thể ở cả đêm ở bãi cỏ sau nhà tôi, tôi có thể dành cho anh 5 phút. Nào, thế vấn đề là gì?"
Giấc mơ tới Nhà Trắng
Trong thời gian ở Sacramento, Reagan đã để mắt tới Nhà Trắng. Năm 1968, chỉ 18 tháng sau khi được bầu làm thống đốc California, ông tuyên bố sẽ chạy đua giành chức tổng thống của phe Cộng hoà. Đã quá muộn để giành quyền đề cử từ Richard Nixon nhưng nó khiến đảng này chú ý đến tham vọng của ông.
Reagan không tham gia năm 1972 nhưng năm 1975, ông thôi chức thống đốc California để chạy đua vào Nhà Trắng.
Năm 1976, Reagan cạnh tranh với tổng thống Gerald Ford để giành quyền đề cử của Đảng Cộng hoà nhưng đã thất bại. Tuy nhiên, ông đã tạo hình ảnh sẽ là một ứng cử viên trong tương lai.
4 năm sau, Reagan cố gắng lần nữa và giành được quyền ứng cử của Đảng Cộng hoà. Ông chọn ứng cử viên phụ là George Bush, nghị sĩ Texas, đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc và là giám đốc CIA.
Reagan kêu gọi sự phục hồi cái gọi là những giá trị Mỹ, một chính phủ liên bang gọn nhẹ, giảm thuế để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế. Reagan cũng hứa hẹn sẽ cân bằng thu chi ngân sách. Chương trình hoạt động của phe bảo thủ gồm cả việc giảm bớt những quy định kinh doanh và cấm phá thai.
Trong cuộc tranh luận trước bầu cử, Reagan đã gây ấn tượng khi kết thúc bằng một câu đáng nhớ: "Giờ đây ông có tốt hơn ông của 4 năm về trước không?".
Sự thất vọng của dân chúng trước tỷ lệ lạm phát cao và cuộc khủng hoảng con tin ở Iran khiến Reagan được ủng hộ. Ông giành được 51% số phiếu phổ thông, và 44 bang so với Carter là 41% và 6 bang. Ở tuổi 69, Reagan trở thành vị tổng thống cao tuổi nhất trong lịch sử Mỹ.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Ba, 2013, 01:24:03 am gửi bởi Trần Anh » Logged

As long as you love me. We could be starving, we could be homeless, we could be broke.
As long as you love me. I'll be your platinum, I'll be your silver, I'll be your gold...
 
Trần Anh
Thành viên
*
Bài viết: 318



« Trả lời #5 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2013, 01:25:27 am »

Ronald Reagan: Những năm ở Nhà Trắng (4)

Ronald Reagan bước vào Nhà Trắng năm 1981 với hai mục tiêu chính: tinh giản chính phủ và "làm cho nước Mỹ mạnh trở lại" bằng cách tăng cường quân sự. "Chính phủ không giải quyết được các vấn đề của chúng ta, chính phủ chính là vấn đề", ông tuyên bố trong lễ nhậm chức.

Với tư tưởng đó, Reagan cắt giảm thuế và chi tiêu chính phủ trong khi đẩy mạnh xây dựng quân đội.
Ông cũng theo đuổi những kế hoạch nhằm xoá bớt những nguyên tắc của liên bang và đề cập đến các vấn đề thương mại, bao gồm tình trạng ngập tràn ôtô nhập từ Nhật.
Tháng 2/1981, thẩm phán tối cao Potter Stewart tuyên bố ý định nghỉ hưu và đó là dịp để Reagan thực hiện cam kết trong chiến dịch tranh cử, đó là chỉ định một phụ nữ vào ngành toà án. Cuối năm đó, ông bổ nhiệm bà Sandra Day O'Connor, thẩm phán toà phúc thẩm Arizona vào vị trí đó.
Reagan từng hút chết trong một vụ ám sát. Ông đã bị bắn tại khách sạn Washington bởi John Hinkley Jr. người sau này thú nhận rằng anh ta làm vậy để thu hút sự chú ý của nữ diễn viên Jodie Foster. Viên đạn chỉ cách tim Reagan vài cm. Khi gặp vị bác sĩ sẽ phẫu thuật lấy viên đạn ra, Reagan nói: "Tôi hy vọng ông là đảng viên Cộng hoà".
Ngay sau khi hồi phục, Reagan tăng tốc việc thực thi các chính sách về kinh tế. Người dân Mỹ đã bầu cho ông với hy vọng rằng tình trạng lạm phát hai con số, tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất cao sẽ được giải quyết.
Với sự hợp tác của Quốc hội, Reagan quyết định giảm thuế và chi tiêu chính phủ cùng lúc nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Chính sách giảm 25% thuế được áp dụng trong 3 năm liền đã khiến lạm phát giảm nhưng nước này lâm vào tình trạng thụt lùi nặng nề và buộc phải tăng thuế.
Trước tình trạng nền kinh tế trì trệ, chính sách tài khoá của Reagan - vẫn bị những người chỉ trích gọi là "Reagonomics" - lên án gay gắt. Nạn thất nghiệp tiếp tục gia tăng và những người lao động vẫn ủng hộ ông giờ quay mặt đi.
Reagan hối thúc người Mỹ "cứ tiếp tục" theo đuổi chính sách kinh tế mà ông đưa ra. Trên thực tế, nền kinh tế Mỹ đã hồi phục. Năm 1983, nền kinh tế Mỹ phục hồi và tăng trưởng trong 8 năm sau đó.
Kết quả này đã giúp ông bắt đầu chiến dịch tranh chức tổng thống nhiệm kỳ 2 và đối thủ của ông là phó tổng thống Walter Mondale. Khẩu hiệu vận động tranh cử của Reagan là: "Một ngày mới lại đến với nước Mỹ".
Trong cuộc bầu cử đó, Reagan thắng lớn. Ở tuổi 73, ông lại là vị tổng thống cao tuổi nhất của Mỹ.
Ông tiếp tục chính sách tài khoá bảo thủ trong nhiệm kỳ 2, cắt bớt các chương trình xã hội, trong đó có chương trình hỗ trợ các bữa ăn trưa ở trường học và trợ cấp nhà ở. Ông đã bị những người bênh vực người nghèo chỉ trích.
Tuy nhiên, Reagan không nhìn nhận mọi việc như vậy. Ông cho rằng ông đang tạo cơ hội cho những người kém may mắn. Ông không cần đến An ninh xã hội và hứa hẹn sẽ duy trì mạng lưới an toàn cho người già, người tàn tật và những người có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, cho đến lúc rời Nhà Trắng, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ở Mỹ là cao nhất trong lịch sử.
Logged

As long as you love me. We could be starving, we could be homeless, we could be broke.
As long as you love me. I'll be your platinum, I'll be your silver, I'll be your gold...
 
Trần Anh
Thành viên
*
Bài viết: 318



« Trả lời #6 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2013, 01:25:51 am »

Trong khi cắt giảm các chương trình phúc lợi xã hội, Reagan tăng chi phí quốc phòng lên đáng kể. Ông tin rằng cách ngăn chặn chiến tranh hạt nhân hữu hiệu là phải sở hữu nhiều vũ khí hơn đối thủ - trong trường hợp này là Liên Xô. Mặt khác, Reagan tuyên bố sẽ đàm phán để chấm dứt xây dựng kho vũ khí hạt nhân.
Hàng nghìn cuộc biểu tình đã diễn ra trên khắp đất Mỹ bởi người dân lo sợ rằng cuộc chạy đua vũ trang sẽ dẫn đến thảm hoạ. Nhưng Reagan đã phớt lờ và tăng ngân sách cho quốc phòng thêm 35%.
Reagan cũng đầu tư vào hệ thống phòng thủ chiến lược nhằm đánh chặn tên lửa. Các nhà khoa học đã chế nhạo ý định này và gọi đó là "Cuộc chiến giữa các vì sao" nhưng Reagan không từ bỏ ý định.
Do chính sách cắt giảm thuế và tăng chi tiêu quốc phòng, thâm hụt ngân sách tăng vùn vụt. Reagan đã đổ lỗi cho Quốc hội vì không cắt giảm chi tiêu chính phủ liên bang ở mức cần thiết.
Trong khi Reagan tự coi ông là quán quân của dân thường, ông đã làm nhiều việc để lấy lòng giai cấp đại tư bản.
Dù chủ trương cắt giảm các chương trình xã hội là một trong những mục tiêu hàng đầu của chính quyền Reagan, toà án Mỹ đã quyết định khôi phục lại một số chương trình về y tế và những chuẩn mực về an toàn.
Các vấn đề xã hội cũng có những kết quả hai mặt. Số học sinh nghiện ma tuý giảm dù không rõ có phải là kết quả của chiến dịch "Hãy nói không" mà Reagan phát động hay không. Tuy nhiên, AIDS lại tăng và giới chức y tế cho rằng sự thiếu sát sao của Nhà Trắng đối với vấn đề này là nguyên nhân chính.
Nhà viết tiểu sử Lou Cannon nói: "Ông ấy khiêm tốn và sẵn sàng chia sẻ vinh dự về những thành tựu đã đạt được với người khác nhưng lại không chịu thừa nhận những sai lầm".
Nếu trong nhiệm kỳ đầu Reagan tập trung đến các vấn đề kinh tế thì ở nhiệm kỳ 2, ông được ghi nhận là đã nỗ lực chấm dứt Chiến tranh Lạnh.
Reagan đã gặp gỡ nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev nhiều lần và năm 1987 hai bên đã ký hiệp ước phá huỷ tên lửa đạn đạo tầm trung.
Chính sách ngoại giao của Reagan đã gây ra nhiều tranh cãi. Năm 1985, ông đã thăm một nghĩa địa, nơi chôn cất những cảnh sát mật của Đức quốc xã, bất chấp sự lên án của các nhóm người Do Thái.
Reagan cũng đã sử dụng quân đội để giải quyết một số vấn đề quốc tế. Ông đưa lính thuỷ đánh bộ tới Libăng để làm nhiệm vụ gìn giữ hoà bình. Nhưng năm 1983, các binh sĩ này đã bị tấn công trong cuộc đánh bom tại các trại lính ở Beirut và 241 người thiệt mạng. Khi Reagan rời nhiệm sở năm 1988, một số người Mỹ vẫn bị giữ làm con tin ở Libăng.
Năm 1986, Reagan đã ra lệnh ném bom Libya để trả đũa vụ tấn công tại một hộp đêm ở Tây Đức làm một số lính Mỹ thiệt mạng mà quân đội Mỹ cho là các phần tử khủng bố người Libya tiến hành.
Năm 1988, năm cuối cùng của Reagan ở Nhà Trắng, phi cơ Pan Am Flight 103 đã nổ tung trên bầu trời Scotland làm 270 người chết.
Scandal Iran - contra
Chính hệ tư tưởng của Reagan và chủ trương để các cố vấn lo việc hoạch định chính sách đã dẫn đến scandal trong sự nghiệp chính trị của vị tổng thống này.
"Reagan không thấu hiểu các vấn đề về mặt chuyên môn và ông luôn thấy rằng những buổi cung cấp thông tin của các cố vấn là buồn tẻ... Hầu hết các cố vấn của Reagan cho rằng ông thông minh nhưng nhiều người cũng cho rằng ông lười động não", Cannon viết.
Reagan đã chỉ đạo các trợ lý của ông giúp đỡ các phần tử đối nghịch ở Nicaragua sau khi quốc hội Mỹ quyết định chấm dứt viện trợ cho nước này.
Sĩ quan Oliver North và một số người khác trong chính quyền Reagan đã bí mật điều hành mạng lưới buôn bán vũ khí cho Iran và dùng số tiền thu được để cung cấp cho các phiến quân Nicaragua. Vụ làm ăn đó đã bị phát giác năm 1986.
Với việc bán vũ khí cho Iran, Nhà Trắng hy vọng rằng sẽ xoa dịu các phần tử ôn hoà trong chính quyền Hồi giáo để dùng ảnh hưởng của Tehran đối với Libăng, giúp Nhà Trắng đàm phán giải thoát cho các con tin.
Reagan khẳng định rằng ông không đổi việc bán vũ khí cho Iran để giải thoát con tin. Reagan cũng nói rằng ông không biết số tiền thu được đã được đổ vào quỹ hỗ trợ các phần tử đối lập Nicaragua, thậm chí ông không biết là ngân quỹ đó tồn tại.
Công tố viên độc lập Lawrence Walsh kết luận năm 1994 rằng không có bằng chứng cho thấy Reagan hay George Bush phạm luật hay họ biết về số tiền đó. Nhưng Walsh khẳng định Reagan đã tham gia hay ít nhất là bật đèn xanh cho vụ đó.
Đánh giá những di sản mà Reagan để lại sau thời gian cầm quyền, Lou Cannon viết: "Reagan có thể đã không phải là một vị tổng thống giỏi nhưng đó là một công dân Mỹ vĩ đại, người có tầm nhìn sâu xa về nước Mỹ".
Logged

As long as you love me. We could be starving, we could be homeless, we could be broke.
As long as you love me. I'll be your platinum, I'll be your silver, I'll be your gold...
 
Trần Anh
Thành viên
*
Bài viết: 318



« Trả lời #7 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2013, 01:26:57 am »

Ronald Reagan: Lời giã biệt dài (5)

Sau hai nhiệm kỳ ở Nhà Trắng, Reagan trở lại Califonia và suốt phần còn của cuộc đời, ông phải chống chọi với căn bệnh Alzheimer quái ác. Tuy nhiên, đối với đa số dân chúng Mỹ, ông vẫn là biểu tượng của một vị tổng thống luôn duy trì những giá trị truyền thống, hóm hỉnh và lịch thiệp.
Rời phòng Bầu dục, ông trở về Rancho del Cielo, khu nhà mà hai vợ chồng Reagan đã mua khi ông còn là diễn viên Hollywood.
Ngay sau khi rời nhiệm sở, Reagan bị chỉ trích vì đút túi khoảng 2 triệu đô cho 2 bài phát biểu ngắn với tư cách là khách mời của tập đoàn Fujisankei Communications Group của Nhật. Người ta cho rằng ông đã kinh doanh vị thế của mình.
Reagan cũng phải nghe những chỉ trích về di sản mà chính quyền của ông để lại, trong đó có việc ngân sách liên bang thâm thủng nặng nề, vụ Iran-Contra và thậm chí một số người phân vân liệu chính sách đẩy mạnh quốc phòng một cách ồ ạt của ông có có chút tác động nào tới việc Liên Xô sụp đổ hay không.
Bố già của đảng Cộng hoà
Sau khi rời Nhà Trắng, Reagan vẫn dính dáng đến chính trường, với vai trò một chính khác lão thành của đảng Cộng hoà. Ông đã khen ngợi người kế nhiệm đồng thời là người từng làm phó cho ông - George Bush (Bush cha) - tại hội nghị đảng Cộng hoà năm 1992.
Tháng 4/1994, gia đình Reagan cùng gia đình tổng thống Clinton, cựu tổng thống Bush, Carter và Ford tại lễ tang của cựu tổng thống Richard Nixon. Và đó là một trong những lần cuối cùng Reagan xuất hiện trước một sự khiện lớn.
Chống chọi với bệnh tật
Cuối năm đó, trong lá thư viết tay gửi cho công chúng, Reagan tuyên bố ông đã mắc bệnh Alzheimer.
"Tôi hy vọng rằng sẽ nhiều người biết đến căn bệnh này hơn. Có lẽ nó sẽ khuyến khích người ta hiểu hơn về các bệnh nhân hay gia đình của những người mắc căn bệnh này", Reagan viết.
Reagan đã đạt được điều ông mong muốn, công chúng Mỹ đã hiểu rõ hơn về căn bệnh suy nhược và gây mất trí nhớ này. Và viện nghiên cứu Ronald và Nancy Reagan và hội Alzheimer đã được thành lập.
Sau đó, ông rất ít khi xuất hiện trước công chúng mặc với sự chăm sóc và hướng dẫn của bà Nancy, ông vẫn đến văn phòng riêng tại Los Angeles hàng ngày.
Khi căn bệnh tình ngày càng nặng hơn, cựu đệ nhất phu nhân phải đại diện cho chồng tại các sự kiện cần sự có mặt của ông.
Hoàng hôn cuộc đời
Tháng 12/1999, Nancy Reagan nói rằng tình trạng sức khoẻ của chồng bà đã tồi tệ đến mức ông không có thể nói chuyện một cách mạch lạc được nữa. Vài tháng sau, Reagan không đến văn phòng ở Los Angeles nữa.
Tháng 2/2001, Reagan bị ngã và gãy xương hông. Các bác sĩ đã phẫu thuật nối lại xương cho ông và họ đã rất ngạc nhiên trước tốc độ phục hồi của ông. Khi Reagan ở bệnh viện, cô con gái Maureen - một nhà hoạt động vì căn bệnh Alzheimer đồng thời là người phát ngôn của gia đình - cũng nằm viện vì bệnh u hắc tố
Ngày 6/2/2001, Reagan bước sang tuổi 90. Trong lịch sử Mỹ, chỉ có 3 vị tổng thống sống đến tuổi 90, đó là John Adams, Herbert Hoover and Gerald Ford.
Trong một buổi phỏng vấn trên đài truyền hình CNN vào sinh nhật thứ 90 của Reagan, bà Nancy nói rằng hai ông bà không còn nói chuyện được với nhau nữa.
"Thật đau buồn khi nhìn người mà bạn yêu mến và gắn bó lâu dài như vậy mắc căn bệnh Alzheimer và hai người không thể chia sẻ những kỷ niệm".
Khi người dẫn chương trình gợi ý rằng có các bệnh viện điều trị cho bệnh nhân Alzeimer, bà nói: "Ồ, không, không, Không bao giờ, không bao giờ. Ông ấy sẽ ở nhà".
Dù mắc bệnh Alzheimer, Reagan vẫn thể hiện tính cách lạc quan của ông trong một lá thư nói về tình trạng sức khoẻ năm 1994 .
"Khi Chúa gọi tôi về trời, có thể vào một ngày bất kỳ, tôi sẽ để lại tình yêu thương đối với đất nước chúng ta và sự lạc quan vĩnh cửu về tương lai của nó".
"Tôi đang bắt đầu hành trình dẫn đến hoàng hôn cuộc đời tôi. Tôi biết rằng đối với nước Mỹ, một bình minh tươi sáng luôn ở phía trước".
Logged

As long as you love me. We could be starving, we could be homeless, we could be broke.
As long as you love me. I'll be your platinum, I'll be your silver, I'll be your gold...
 
Trang: 1   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM