Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 02:25:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trở lại đất nước CHÙA THÁP  (Đọc 14354 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« vào lúc: 12 Tháng Ba, 2013, 09:43:37 pm »

TRỞ LẠI ĐẤT NƯỚC CHÙA THÁP (1)

Sau khi tốt nghiệp khoa Pháp ĐHSP ngoại ngữ năm 1980, tôi được điều về Cục I Bộ Giáo dục để sang Kampuchia làm công tác giảng dạy tiếng Việt cho học sinh, SV các trường sư phạm cũng như 1 số cơ quan của bạn. Tôi có mặt tại Đoàn chuyên gia giáo dục VN tại K cuối tháng 8/1981. Chúng tôi được bố trí trong khu chuyên gia VN tại thủ đô Pnom Penh. Đây là 1 khu phố được quây lại cách biệt với dân cư xung quanh, một mặt là đại lộ  Mao Trạch Đông, bên kia đường là khu Chamcamon của đoàn chuyên gia quân sự, một mặt là đại lộ Sisovath mặt còn lại là đại lộ Monyvong. Khu chúng tôi ở rất gần với cầu Sài Gòn, ở đây có rất nhiều biệt thự bị hoang phế, cỏ dại mọc tùm lum cùng với những bụi cây rậm rạp. Chúng tôi được chỉ định 1 ngôi nhà và dọn dẹp để ở. Sau nhà là khu vườn rộng trồng nhiều vú sữa. Ngôi nhà này có 3 gian tầng 1 mà chủ nhân của nó làm cửa hàng (không biết bán gì) với các tủ quầy. Trên gác lúc ấy có tổ chuyên gia ngành công nghiệp chế biến cao su và tổ chuyên gia Liên minh HTX nằm trong đoàn chuyên gia công nghiệp. Tổ tiếng Việt của tôi còn có 2 cậu nữa học cùng khoa Pháp và chỉ có tôi là có vợ con. 3 anh em tôi được phân về dạy 1 số trường PT đang thí điểm giảng dạy tiếng Việt, ngoài ra còn tham gia dạy 1 số SV sư phạm và 1 số cơ quan bạn như ngân hàng, tài chính, nội vụ...

Sau gần 3 năm công tác tại K, tôi hết nhiệm kỳ trở về VN và chuyển sang công tác tại ngành ngân hàng cho tới khi nghỉ hưu. Đã nhiều lần dự định trở lại Phnom Penh thăm lại cảnh cũ người xưa mà chưa có dịp. Cuối tháng 12 vừa qua, được sự động viên của vợ chồng thằng con, vợ chồng tôi đã chọn chuyến đi PhnomPenh - Siem Reap của Vietravel.

Ngày thứ nhất 20/12/2012

Sớm chúng tôi có mặt tại trụ sở của Vietravel ở đầu phố Hai Bà Trưng để lên xe ra sân bay. Hà Nội Buổi sớm mùa đông này vẫn chưa rét lắm, không khí thoáng đãng sạch sẽ làm cho tâm hồn thư thái, tranh thủ lúc xe chưa đến, tôi lượn 1 vòng quanh khu vực Nhà hát lớn






Hà Nội một sớm mùa đông




Cảng hàng không Nội Bài trong sương sớm



Trong phòng chờ ra máy bay
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Ba, 2013, 05:37:02 pm gửi bởi VMH » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #1 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2013, 04:44:10 pm »

TRỞ LẠI ĐẤT NƯỚC CHÙA THÁP (2)

Ngày thứ nhất (tiếp)

9g40, chiếc Airbus A-320 của VietnamAirlines số hiệu VN921 chở chúng tôi rời sân bay Nội Bài trực chỉ hướng Tây theo tuyến Hà Nội - Vientiane - Phnom Penh.




Rừng núi phía Tây Tổ quốc dưới cánh bay




Đất Lào đã ở phía dưới và con sông lớn phải chăng đó là dòng Mêkong








Máy bay đang hạ độ cao để xuống sân bay Wattay của thủ đô Vientiane.

11g chúng tôi đến sân bay Vientiane và chờ transit ở đây để đi tiếp tới Phnom Penh.



Trong phòng chờ của cảng HKQT Wattay của thủ đô Vientiane
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Ba, 2013, 05:37:47 pm gửi bởi VMH » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #2 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2013, 11:30:11 am »

                       Chào bác Mõ ( nếu khg phải thì cho em xin lỗi

  Sao " TRỞ LẠI ĐẤT NƯỚC CHÙA THÁP " mà bác khg bay thẳng Nongphenh hay Siemrep mà lại lòng vòng qua Vientiane để phải chờ transit làm gì cho nó khổ mà lại sốt ruột cả anh em đang chờ chuyện của bác đấy .











« Sửa lần cuối: 14 Tháng Ba, 2013, 05:38:09 pm gửi bởi VMH » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #3 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2013, 03:02:14 pm »

                      Chào bác Mõ ( nếu khg phải thì cho em xin lỗi

  Sao " TRỞ LẠI ĐẤT NƯỚC CHÙA THÁP " mà bác khg bay thẳng Nongphenh hay Siemrep mà lại lòng vòng qua Vientiane để phải chờ transit làm gì cho nó khổ mà lại sốt ruột cả anh em đang chờ chuyện của bác đấy .


@ZBC: Thông thường người ta đi tour sang K là đi vào SG rồi lấy vé tour để đi xe sang Pnom Penh và đến Siem Rieap và thời gian đi không dưới 1 tuần. Đi từ HN chủ yếu đi bằng đường HK, tới Pnom Penh mới đi bằng xe đến Siem Reap, thời gian có 4 ngày 3 đêm nhưng chi phí đắt hơn. Có phụ nữ và trẻ con cùng đi nên chọn tour này để đỡ mệt.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Ba, 2013, 05:38:25 pm gửi bởi VMH » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #4 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2013, 03:25:13 pm »

TRỞ LẠI ĐẤT NƯỚC CHÙA THÁP (3)

Ngày thứ nhất (tiếp)

11g45 chuyến bay chở chúng tôi rời Wattay, Vientian bay tiếp đến Phnom Penh. Thủ đo Vientian của Lào nằm bên bờ sông Mekong, bên bờ bên kia đã là đất Thái. Vòng lượn của máy bay khi cất và hạ cánh đều nhìn thấy sông Mekong, thậm chí còn sang cả đất Thái.



Dòng Mêkong, bên kia là đất Thái




Đồng bằng nước Thái dưới cánh bay




Những cánh đồng khô hạn của Kampuchia đã ở phia dưới
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Ba, 2013, 05:38:38 pm gửi bởi VMH » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #5 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2013, 05:25:12 pm »

 
TRỞ LẠI ĐẤT NƯỚC CHÙA THÁP (4)

Ngày thứ nhất (tiếp)

Đến Pnom Penh





Ngoại vi Pnom Penh đã ở dưới cánh bay

13g08 chúng tôi đến cảng HKQT Pochenton ở thủ đô Phnom Penh





Sảnh làm thủ tục nhập cảnh với không khí chuận bị cho lễ Noel




Sảnh đưa đón khách của sân bay



Đường từ sân bay về khách sạn...


...bên kia đường, cách đây 30 năm là trường ĐHSP Pnom Penh, giờ là trường ĐH ngoại ngữ



Vào đến trung tâm thành phố


Ga xe lửa Pnom Penh


Qua sông Tongle Sap (cầu sập)...






...để về đến khách sạn Blue River




« Sửa lần cuối: 14 Tháng Ba, 2013, 06:54:28 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #6 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2013, 10:06:23 pm »

TRỞ LẠI ĐẤT NƯỚC CHÙA THÁP (5)
Ngày thứ nhất (tiếp)

Sau khi nhận phòng tai Blue river Hotel, đoàn chúng tôi lên xe để bắt đầu chuyến tham quan Pnom Penh và bắt đầu là thăm Hoàng cung và Chùa Bạc. Đất nước Kampuchia đang trong những ngày chịu tang Quốc vương Sihanouk nên chúng tôi chỉ có thể thăm khu vực xung quanh Chùa Bạc.


Chùa Bạc trong Hoàng cung hay Chùa Phật ngọc lục bảo, là một ngôi chùa nổi tiếng của Campuchia. Đây là nơi hành lễ của Hoàng gia. Sở dĩ được gọi là Chùa Bạc vì ngôi chùa có đến 5329 miếng bạc lát trên nền nhà, mỗi miếng bạc đều làm thủ công và có trọng lượng 1,125 g. Ngôi chùa có chức năng văn hoá và lưu giữ bảo vật tôn giáo hơn là chức năng thờ cúng, chứa đựng hơn 1650 đồ vật có giá trị. Bức tượng Phật ngồi trên ngọn tháp trung tâm ngôi đền là bức tượng ngọc lục bảo, có những thông tin khác nhau bức tượng được làm bằng ngọc lục bảo hay pha lê. Đứng trước tượng lục bảo là tượng Phật Di-lặc (đức phật tương lai) đúc bằng 90 kg vàng ròng và được gắn 2086 viên kim cương, trong đó có viên kim cương 25 carat trên vương miện và viên kim cương 20 carat gắn ở ngực. Ngoài ra còn có bức tượng Phật xá lị ngồi trong một tháp nhỏ bằng vàng và bạc, các bảo vật của hoàng hậu Kossomak Nearirith, bảo vật đóng góp của các dòng họ quý tộc và hoàng gia.( theo Wkipedia )

Toàn bộ bên trong của Chùa Bạc không được phép quay phim, chụp ảnh.




Trước thềm vào Chùa Vàng, Chùa Bạc.


Các lăng mộ của các thành viên trong Hoàng gia


Tượng vua Norodom I trong trang phục của Napoleon, quà tặng của Mẫu quốc Pháp năm 1860 Grin




Bên trong khu vực Hoàng cung



Cây sa-la, theo truyền thuyết vua Jayavarman II đắc đạo trở thành Phật dưới gốc cây này



Núi Bà Penh - trái tim của Phnom Penh
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Ba, 2013, 10:16:45 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #7 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2013, 04:16:47 pm »

TRỞ LẠI ĐẤT NƯỚC CHÙA THÁP (6)

Ngày thứ nhất (tiếp)

Thủ đô Phnom Penh năm ở nơi giao lưu của 4 dòng sông là Mêkong Thượng, Mêkong Hạ, Bassac và Tonle Sap, còn gọi là Sông 4 mặt


Sông Tonle Sap


Cầu qua sông Tonle Sap (Cầu Sập)


Quảng trường Sông 4 mặt


Hội trường Sông 4 mặt




Bến tầu du lịch



Du ngoạn trên sông


Nơi gặp gỡ của 4 dòng sông.




Hoàng hôn trên sông


Hoàng cung trong ráng chiều



Sân khấu văn nghệ của Casino Nagaworld. Ở đây khu đánh bạc không được phép chụp ảnh
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Ba, 2013, 06:17:33 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #8 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2013, 01:41:06 pm »

TRỞ LẠI ĐẤT NƯỚC CHÙA THÁP (7)

Ngày thứ hai 21/12/2012

Tháng 6/1989, quân tình nguyện VN rút khỏi Campuchia. Hoàng thân Sihanouk đã trở về Phnom Penh ngày 23 tháng 11 năm 1991 sau 13 năm vắng mặt và một cuộc tuyển cử tự do được tổ chức năm 1993 dưới sự giám sát của Liên hiệp quốc. Sau khi cuộc Tổng tuyển cử tự do được Liên Hợp Quốc đứng ra tổ chức tháng 5 năm 1993. Quốc hội nhất trí tái lập lại Vương quốc Campuchia. Đứng đầu nhà nước là Quốc vương Norodom Sihanuk. Năm 1998, Polpot chết, tổ chức Khơ me đỏ tan rã. Tháng 6 năm 2003, Liên hợp quốc và Chính phủ Campuchia đạt được thỏa thuận về việc xét xử các thủ lĩnh Khơ me đỏ.Hai bên thống nhất lập một tòa án do các thẩm phán quốc tế và thẩm phán Campuchia cùng làm chủ tọa. Tuy nhiên, việc xét xử Khmer Đỏ diễn ra hết sức chậm chạp do những thế lực đã nâng đỡ Khơ me đỏ trước đây (Trung Quốc) cản trở. Phần lớn các nhân vật quan trọng của tổ chức này đã chết già mà không bị tòa kết án. Mãi đến cuối năm 2008, phiên tòa đầu tiên xét xử các thủ lĩnh Khơ me đỏ mới được mở


Hình tượng nòng khẩu súng bị thắt lại để "Giã từ vũ khí", mở đầu 1 kỷ nguyên hòa bình cho đất nước Chùa Tháp.





Trước đài Tưởng niệm quân tình nguyện VN


Cả đoàn trước tượng đài QTN VN


Quảng trường Đài Độc lập.
Phía bên phải của Đài sẽ đi về khu vực Đoàn chuyên gia VN nơi tôi ở những năm từ 1981-1984. Phía bên trái đi về hướng núi Bà Pênh sẽ đi qua trường Cao đẳng SP Phnom Pênh, trường PTTH Phnom Daun Penh nơi tôi dạy học và gần với Bộ Giáo dục của K.



Trường Cao đẳng sư phạm Pnom Penh, nơi tôi đã từng dạy học.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #9 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2013, 02:51:23 pm »

TRỞ LẠI ĐẤT NƯỚC CHÙA THÁP ( 8 )

Ngày thứ hai (tiếp)

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng là một bảo tàng tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ trong thời gian cầm quyền từ 1975 đến 1979. Đây đã là trường phổ thông trung học trước khi trở thành trại tập trung của chế độ diệt chủng Kmmer Đỏ. Năm 1975, trường được chuyển thành nhà tù với tên gọi Nhà tù an ninh S21. Trong thời gian 4 năm cầm quyền của Kmer Đỏ, nơi đây giam giữa khoảng 17.000 người (có nguồn khác cho răng con số này là 20.000), phần lớn là thành viên hoặc lính trước đó của Kmer Đỏ bị kết tội phản bội. Trường đã được cải hoán như xây thêm hàng rào điện, gia cố phòng thành trại giam, phòng hỏi cung và phòng tra tấn.

S21 được thiết kế đặc biệt để dành cho việc tra hỏi và tiêu diệt các phần tử "phản bội".Trong suốt 4 năm cầm quyền của mình , nơi đây giam giữ tổng cộng 10.499 nghìn người (chưa tính khoảng 2.000 trẻ em bị giết) gồm nhiều quốc tịch như Việt Nam, Lào, Thái, Ấn Độ, Pakistan, Anh, Mỹ, Canada, New Zealand, Australia, nhưng phần lớn là người Campuchia.
Phía trước nhà tù

Họ là công nhân, nông dân, kỹ sư, thợ cơ khí, dân trí thức, giáo viên, giáo sư, học sinh và thậm chí là công sứ, nhân viên ngoại giao. Toàn bộ thành viên gia đình của nạn nhân, kể cả trẻ em mới đẻ cũng bị đưa vào giam giữ










Địa ngục trần gian Tuol Sleng


Hướng dẫn viên người Campuchia và nhân chứng còn sót lại của nhà tù Tuol Sleng



Chợ Mới và đường phố xung quanh.

Những năm tôi ở đây, Chợ Mới vẫn còn để hoang. Dưới thời PolPot đây là nơi quân Khmer đỏ nuôi dê, cừu và trâu bò.


Quang cảnh sầm uất bên trong chợ.

Thế là dự định tranh thủ quay lại nơi tôi ở ngày xưa tôi đã sống và những nơi tôi đã từng làm việc trong những năm 1981-1984 đã không thực hiện được vì lịch trình của cả đoàn tại Phnom Penh không còn chỗ để lách. Thôi đành phải lỗi hẹn một dịp nào đó quay trở lại vậy.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Ba, 2013, 03:50:41 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM