Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:26:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quan hệ Việt – Trung trong thập niên70 thế kỷ 20  (Đọc 29780 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #10 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2013, 04:37:08 pm »


Cám ơn các bác đã đưa lên đây nhiều tài liệu quý.
Tuy nhiên, ta cân nhắc xem tư liệu này có nên để ở mục này không:
Ngày 28-11-78 Nữ ca sĩ cải lương Thanh Nga nổi tiếng của miền nam VN bị ám sát  tại tp HCM sau khi đóng những vai Anh Hùng lãnh tụ kháng chiến chống TQ thời xưa
 


Bởi theo như tôi được biết, đây chỉ là 1 vụ án hình sự, không có yếu tố chính trị.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
huythu
Thành viên
*
Bài viết: 95



« Trả lời #11 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2013, 06:19:14 pm »


huythu cảm ơn bác Thắng , bác Tuanb5 và mọi người. Trên kia chỉ là lý thuyết, các bác đóng góp thêm về thực tế lịch sử những gì mắt thấy tai nghe trong những năm tháng tham gia chiến đấu ở biên giới  tây nam  và biên giới phía bắc. Đó là những cứ liệu xác thực nhất, sống động nhất.
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #12 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 11:20:26 am »

[ote quauthor=tuanb5 link=topic=26733.msg430347#msg430347 date=1363513028]

Cám ơn các bác đã đưa lên đây nhiều tài liệu quý.
Tuy nhiên, ta cân nhắc xem tư liệu này có nên để ở mục này không:
Ngày 28-11-78 Nữ ca sĩ cải lương Thanh Nga nổi tiếng của miền nam VN bị ám sát  tại tp HCM sau khi đóng những vai Anh Hùng lãnh tụ kháng chiến chống TQ thời xưa
 

Bởi theo như tôi được biết, đây chỉ là 1 vụ án hình sự, không có yếu tố chính trị.
[/quote]
 
    Cảm ơn bạn tuan5.
    Tôi copi trang viết đã không lựa chọn chuẩn xác hơn. Xin lỗi bạn có sự nhầm lẫn một chút. Đáng lẽ không đưa tư liệu dưới dó lên trang. Tôi xoá nhé.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Ba, 2013, 11:26:54 am gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #13 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 02:53:15 pm »


Chào bác vanthang341ht!

Khi tham gia chiến tranh biên giới Tây-Nam, tôi là người lính bộ binh của QĐ3, không mấy khi được tiếp xúc với những thông tin cấp E,F. Còn bác lúc ấy đã là cán bộ chính trị nên tầm hiểu biết chắc chắn cao hơn, nên rất hy vọng được đọc bài viết của bác về chiến trường K-Nơi Trung quốc sử dụng Khmer đỏ như 1 mũi dao găm hiểm ác đâm vào Việt nam.

Sự xúi dục và tiếp tay của Bắc kinh ở K thời kỳ này là điều đã rõ ràng, không còn bàn cãi.

Khi viết về 1 giai đoạn lịch sử, rất cần có sự trao đổi ý kiến, thậm chí phản biện để vấn đề thêm sáng tỏ. Xuất phát từ suy nghĩ đó, tôi muốn cùng bác và các bác khác trao đổi về 1 đoạn trong bài viết của huythu:

Dưới sự đạo diễn của Bắc Kinh, tập đoàn phản động Pôn Pốt – Yêng Xa Ri tuyên truyền vu khống Viêt Nam “xâm lược Cam Pu Chia” ráo riết hô hào chiến tranh chống Việt Nam. Từ sau tháng 4.1975 Pôn Pốt liên tục đưa quân lấn chiếm, bắn phá, gây xung đột ở biên giới tây nam...

Trên thực tế, rất nhiều tài liệu có nhận định tương tự như trên.
Tuy nhiên, tôi vẫn băn khoăn: Có phải ngay từ tháng 4-1975 Trung quốc đã đạo diễn Khmer đỏ trong các vụ xâm lấn biên giới, đảo của ta không? Hay đây là sản phẩm cực đoan dân tộc chủ nghĩa của 1 số lãnh đạo Khmer đỏ? (điều này rất quan trọng, bởi ta và K trong tương lai còn lắm duyên nợ)

Trung quốc thực sự biến Khmer đỏ thành tên lính xung kích đánh Việt nam ở thời kỳ nào, trước hoặc sau khi bên họ sảy ra việc bắt "bè lũ 4 tên"?
Trên đây là suy nghĩ của tôi, do khả năng cũng như nguồn tư liệu còn hạn hẹp, rất mong các bác cho ý kiến.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #14 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2013, 11:10:04 am »


Chào bác vanthang341ht!

Khi tham gia chiến tranh biên giới Tây-Nam, tôi là người lính bộ binh của QĐ3, không mấy khi được tiếp xúc với những thông tin cấp E,F. Còn bác lúc ấy đã là cán bộ chính trị nên tầm hiểu biết chắc chắn cao hơn, nên rất hy vọng được đọc bài viết của bác về chiến trường K-Nơi Trung quốc sử dụng Khmer đỏ như 1 mũi dao găm hiểm ác đâm vào Việt nam.

Sự xúi dục và tiếp tay của Bắc kinh ở K thời kỳ này là điều đã rõ ràng, không còn bàn cãi.

Khi viết về 1 giai đoạn lịch sử, rất cần có sự trao đổi ý kiến, thậm chí phản biện để vấn đề thêm sáng tỏ. Xuất phát từ suy nghĩ đó, tôi muốn cùng bác và các bác khác trao đổi về 1 đoạn trong bài viết của huythu:

Dưới sự đạo diễn của Bắc Kinh, tập đoàn phản động Pôn Pốt – Yêng Xa Ri tuyên truyền vu khống Viêt Nam “xâm lược Cam Pu Chia” ráo riết hô hào chiến tranh chống Việt Nam. Từ sau tháng 4.1975 Pôn Pốt liên tục đưa quân lấn chiếm, bắn phá, gây xung đột ở biên giới tây nam...

Trên thực tế, rất nhiều tài liệu có nhận định tương tự như trên.
Tuy nhiên, tôi vẫn băn khoăn: Có phải ngay từ tháng 4-1975 Trung quốc đã đạo diễn Khmer đỏ trong các vụ xâm lấn biên giới, đảo của ta không? Hay đây là sản phẩm cực đoan dân tộc chủ nghĩa của 1 số lãnh đạo Khmer đỏ? (điều này rất quan trọng, bởi ta và K trong tương lai còn lắm duyên nợ)

Trung quốc thực sự biến Khmer đỏ thành tên lính xung kích đánh Việt nam ở thời kỳ nào, trước hoặc sau khi bên họ sảy ra việc bắt "bè lũ 4 tên"?
Trên đây là suy nghĩ của tôi, do khả năng cũng như nguồn tư liệu còn hạn hẹp, rất mong các bác cho ý kiến.

    
     Chào bạn tuan5.
     Bạn đặt câu hỏi trên đây tôi không trả lời bạn thì không lịch sự lắm nhưng trả lời bạn thì phải mất rất nhiều thời gian bởi nói trên diễn đàn này không phải muốn nói sao cũng được. Mặt khác nếu câu bạn hỏi trên cách đây vài ba chục năm tôi có thể trả lời bạn dễ dàng hơn. Bây giờ tuổi cao, trí nhớ giảm, tư liệu quẳng hết từ những năm 1985-1995, nói mò với bạn chắc sẽ bị người khác bác bỏ bằng những phản bác có căn cứ mới thì tôi chỉ có nốc ao thôi. Grin
     Thôi thì nói chuyện với bạn theo cách hiểu của tôi đã từng được nghe trước đây vậy:
     Thứ nhất bạn có thẻ đọc lại bài viết của huythu ở chương 2, chương 3(trang 1). Theo tôi huythu nói khá rõ về những âm mưu, thủ đoạn của TQ trong quá trinh VN đang đánh Mỹ và sau ngày giải phóng, đất nước thống nhất. Có điều ở đây huythu dùng câu này tôi thấy chưa chuẩn: “ Thứ ba, thập niên 70 là sự mở đầu cho một khúc quanh trong quan hệ Việt – Trung, nó còn kéo dài đến tận đầu thập niên 90 khi quan hệ Việt – Trung được bình thường hóa, tình trạng căng thẳng giữa hai nước mới chấm dứt.”
    Theo tôi thì phải nói là nó còn kéo dài đến tận thập niên 90 khi quan hệ Việt-Trung được bình thường hoá, tình trạng căng thẳng giữa hai nước tạm thời lắng xuống chứ không phải mới chấm dứt.
     Tôi lưu ý bạn một điều nữa tại phim tài liệu đang phát các buổi sáng hàng ngày, Hôm nay 19/3 đã đến tập 9, phim “Câu chuyện huyền thoại về thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn”. Theo câu chuyện trên thì khi Lon Non lật đỏ XiHaNuk (18/3/1970) chúng ta đã biết trước rồi. Vả lại ngay sau khi  bị lật đổ  XiHaNuk được Bắc Kinh đưa về nuôi dưỡng và từ đó con bài XiHaNuk không bao giờ BK buông ra. Huh Huh Huh
     Như bạn nói: “tôi vẫn băn khoăn: Có phải ngay từ tháng 4-1975 Trung quốc đã đạo diễn Khmer đỏ trong các vụ xâm lấn biên giới, đảo của ta không? Hay đây là sản phẩm cực đoan dân tộc chủ nghĩa của 1 số lãnh đạo Khmer đỏ?”  
    Tôi nghĩ có thể có sự cực đoan dân tộc chủ nghĩa của một số lãnh đạo Khmer đỏ nhưng đó không phải là yếu tố quyết định. Nếu không có kẻ đứng sau giật dây, bày mưu, tính kế thì thử hỏi chúng có giám liều lĩnh như vậy vì chúng cũng biết rằng không dễ gì gây hấn với Việt Nam lại có thể tồn tại được. Vì vậy chúng còn nêu quyết tâm một người KPC đánh với 20 người Việt Nam thì đánh Việt Nam đến 700 năm sau chúng sẽ thắng(!) Huh
     Bạn hỏi: “Trung quốc thực sự biến Khmer đỏ thành tên lính xung kích đánh Việt nam ở thời kỳ nào, trước hoặc sau khi bên họ sảy ra việc bắt "bè lũ 4 tên"?
     Tôi chưa rõ lắm về thời điểm này nhưng chúng ta nên hiểu rằng TQ nuôi tham vọng thôn tính nước ta đã có từ thời xa xưa. Thời đại ngày nay không còn để cho “cá lớn nuốt cá bé” nhưng không phải "cá lớn" đã từ bỏ tham vọng đó. Việt Nam không phải là con cá bé dễ nuốt như chúng nó tưởng. Mỹ do ảo tưởng cũng đã phải nhá ra vì không thể nuốt trôi được. TQ đã từng muốn nuốt nước ta cả nghìn năm trước đó nhưng không thể nuốt trôi.
      Một Việt Nam như Bác Hồ đã từng nói: “Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước đó là truyền thống cực kỳ quý báo của dân tộc ta. Mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Một nước Việt Nam như vậy đứng bên cạnh mình, cản trở tham vọng của mình TQ càng tìm trăm phương, nghìn kế để thôn tính.
     Trước đây cha ông ta đã từng nói TQ là kẻ thù truyền kiếp, vì vậy không phải chỉ sau khi “bè lũ bố tên” sụp đổ TQ mới thực sự biến Khmer đỏ thành tên lính xung kích đánh VN. Hành động khát máu của Khmer đỏ với nhân dân KPC có lẽ chúng cũng học được “Cuộc cách mạng văn hoá” ở TQ những năm 60 của thế kỷ trước(!)
   Mời bạn xem thêm ở đay: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/534311/bai-hoc-tu-cuoc-chien-bao-ve-bien-gioi-1979.html
     Vài lời nôm na với bạn như vậy có gì chưa phải xin bạn cứ góp ý chúng ta cùng trò chuyện nhé.
     Chào bạn.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Ba, 2013, 01:55:46 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
huythu
Thành viên
*
Bài viết: 95



« Trả lời #15 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2013, 09:22:56 pm »

 
  Bác Thắng ạ. Hồi làm niên luận quan hệ Việt – Trung, cháu cũng phân vân cụm từ này, nhưng cháu vẫn viết “mới chấm dứt” chứ không viết “ tạm thời lắng xuống”. Vì sau khi bình thường hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc không còn sự đối đầu căng thẳng trong chính trị ,ngoại giao và quân sự như những năm 70, 80 nữa. Còn mâu thuẫn, tranh chấp, không đồng nhất trong 1 vấn đề... giữa ta và Trung Quốc thì vẫn còn nhiều, bởi họ luôn cho mình là “đại Hán”, cái tự cao đó đã trở thành thâm căn cố đế, trở thành bản chất của người Trung Quốc. Vấn đề Hoàng Sa, vấn đề lãnh hải, đường lưỡi bò của Trung Quốc....đang còn là những vấn đề thời sự nóng bỏng.

  Nhắc đến Trung Quốc ta lại nhớ tới Nga – Xô, nhớ tới sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, trong sáng, vô tư của chính phủ và nhân dân Xô viết, lại thấy thêm quý thêm yêu đất nước của những con người nhân hậu ấy . Trung Quốc là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại nhưng hình như họ không có bài học lịch sử.

Các bác tiếp tục trao đổi thêm ạ !
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #16 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2013, 12:48:12 pm »


Xin chân thành cám ơn bác vanthang341 đã trả lời câu hỏi của tôi.
Thủ đoạn của Trung quốc vô cùng nham hiểm. Sau khi sử dụng tiềm lực để tiến hành 2 cuộc chiến tranh ở thập kỷ 70 thế kỷ 20, nay họ chuyển sang chiến thuật gặm nhấm chủ quyền biển đảo:

(Dân trí) - Lực lượng giám sát biển cần được hiện đại hơn nữa để bảo vệ ngư dân, ngư trường và chủ quyền lãnh thổ. Tàu Trung Quốc xâm phạm trái phép là xua đuổi, xử phạt. Họ đang gặm nhấm từng mét nước cho đến khi “chiếc lưỡi bò tưởng tượng” sẽ trở thành hiện thực.
 
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #17 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2013, 05:30:19 pm »

Tôi đưa bài này để chúng ta đọc và suy ngẫm


CHA TÔI, LÊ DUẨN VÀ KỶ NIỆM VỚI TRUNG QUỐC

Chủ nhật, 07/04/2013, 09:30 (GMT+7)

Nhân kỷ niệm 106 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, chúng tôi trao đổi với ông Lê Kiên Thành về chủ đề không mới nhưng vẫn còn nguyên giá trị khoa học thời sự: Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn và những kỷ niệm với Trung Quốc.

Qua những lần xuất hiện trên báo chí để nói về cha mình, cũng như qua những lời chúng tôi ghi lại dưới đây, ông Lê Kiên Thành, người con trai thứ của cố Tổng bí thư Lê Duẩn giúp độc giả hôm nay hiểu hơn về bản lĩnh của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn đầy thử thách và oanh liệt của lịch sử dân tộc (1958 -1986).

... Năm 1957, đang là Bí thư Xứ ủy Nam kỳ, cha tôi được Bác Hồ gọi ra Bắc. Khi ấy, ông đã chọn một hành trình rất ngoạn mục là đi qua Nam Vang (Phnôm Pênh), Hồng Công tới Quảng Châu về Gia Lâm với sự giúp đỡ nhiệt thành của những người bạn Trung Quốc.

Mẹ tôi, các chị tôi và tôi cũng từng có thời gian học tập ở Trung Quốc. Đặc biệt, mẹ tôi trong cuốn nhật ký của mình từng có những trang viết ghi lại những kỷ niệm sâu sắc trong quãng thời gian bà vừa học vừa nuôi con tại Trung Quốc. Trong đó, bà cũng đã ghi nhận sự quan tâm của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông, cố Thủ tướng Chu Ân Lai.


Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn

Trong ban lãnh đạo Trung Quốc, cha tôi cũng có những người bạn rất thân thiết như Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh. Khi Chu Ân Lai ốm, cha tôi sang thăm TQ và vào bệnh viện thăm Chu Ân Lai, nói: “Mong đồng chí chóng khỏe”. Ông Chu Ân Lai nói: “Chúng nó không để tôi sống đâu” (ý chỉ bè lũ 4 tên). Chu Ân Lai vốn là người rất kín đáo và chừng mực. Phải là tình bạn sâu sắc thì ông mới có thể chia sẻ như vậy với cha tôi.

Thế nhưng, vào những thời khắc quan trọng, cha tôi cũng đã thể hiện với Chu Ân Lai sự quyết liệt đến mức cao nhất của mình vì độc lập dân tộc.

Cha tôi kể, có lần, một đồng chí nói với ông: Trung Quốc có đề nghị giúp ta mấy trăm xe tải từ Bắc vào Nam với điều kiện phải để người của họ lái. Cha tôi nói: “Tôi không nhận cái xe nào cả”. Sau đó có đồng chí hỏi lại: “Anh Duẩn, sao ta không nhận một vài cái cho bạn vui?”. Ông nói: “Chúng ta không bao giờ được để cho bất kỳ ai có thể có suy nghĩ có thể cướp được đất nước này, kể cả anh em ‘môi hở, răng lạnh’”.

Độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia là nguyên tắc bất di, bất dịch. Vào thời điểm chúng ta còn nhờ rất nhiều vào Trung Quốc những thứ rất thiết yếu như lương thực và vũ khí, nhưng khi họ mời NiXon sang thăm để đàm phán và lấy cuộc chiến tranh VN để mua bán lợi ích của họ, thì trên báo Nhân dân đã viết một câu: “Chúng ta đang sống ở một thời đại mà không phải các nước lớn có thể làm mưa làm gió, hoặc định đoạt số phận của nước nhỏ”. Đó là bản lĩnh của chúng ta, là ý chí của chúng ta.

Trong thời kỳ mình đánh nhau với Mỹ, Trung Quốc cũng rất khó khăn. Dân họ cũng đói. Nhưng họ đã giúp đỡ Việt Nam nhiều thứ, kể cả tiền. Việt Nam từng cảm kích với điều đó. Nhưng không vì thế mà có thể quên được sự toàn vẹn lãnh thổ, cái gì là nguyên tắc thì phải kiên quyết giữ.

TBT Lê Duẩn gặp PTS. Lâm Ngọc Thiềm và các sinh viên ĐH Tổng hợp Hà Nội - những người rời giảng đường đến chiến hào vào tháng 5/1972 (Ảnh tư liệu)

… Năm 1972 là một năm đầy thử thách với tiến trình thống nhất đất nước của Việt Nam. Trong cuốn nhật ký của cha tôi có ghi lại vài dòng nhưng đủ để tôi nhớ và hình dung lại những gì diễn ra trong năm đó liên quan đến câu chuyện mà cha tôi kể lại. Ở đó, bản lĩnh người lãnh đạo tối cao của đất nước đã thể hiện bản lĩnh của một dân tộc… Và đủ để tôi cảm nhận sự khắc khoải, đau đớn về những gì trải qua trong cái năm đầy cam go, thử thách ấy và quyết tâm dữ dội của ông về hai chữ độc lập, tự do của dân tộc.

Trước khi Nixon có cuộc đàm đạo với lãnh đạo Trung Quốc, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai sang Việt Nam, gặp cha tôi ở Gia Lâm (Hà Nội). Thủ tướng Chu Ân Lai nói với cha tôi rằng Trung Quốc và Nixon sẽ có cuộc bàn thảo về vấn đề Việt Nam.

Cha tôi kể rằng lúc đó ông đã lập tức nổi nóng: “Nước Việt Nam là của người Việt Nam, không ai có thể quyết định được vận mệnh của dân tộc này thay chúng tôi. Nếu Mỹ muốn bàn về Việt Nam thì sang Việt Nam mà bàn với chúng tôi, tại sao bàn với các đồng chí và tại Trung Quốc? Đồng chí có biết, năm 1954, khi cảm nhận được rằng, Việt Nam đã bị ép ký hiệp định Genève, tôi đã khóc ròng trên đường từ miền Bắc quay trở lại miền Nam vì biết rất rõ rằng, rồi đây máu của đồng bào tôi sẽ đổ hàng chục năm trời? Và sau đó thì các đồng chí đã thấy đó, sau hai năm theo như thỏa thuận là “hoà bình sẽ được lập lại”, máu của đồng bào tôi đã đổ cho tới bây giờ…”.

Cha tôi kể, khi ấy, Thủ Tướng Chu Ân Lai đã tỏ thái độ xin lỗi.

Sau khi gặp Nixon, Thủ tướng Chu Ân Lai có sang Việt Nam thông báo tình hình rồi sẽ thế này, thế khác. Sau khi nghe xong, cha tôi nói: “Tôi chỉ biết trước một điều là sau khi Nixon gặp các đồng chí, Mỹ sẽ đánh chúng tôi gấp 10 lần…”.

Dự đoán đó đã đúng. Sau đó, Mỹ đã rải bom khắp các thành phố lớn và làng mạc miền Bắc…

Cha tôi không ngăn được điều này nhưng ông đã thể hiện bản lĩnh và ý chí của cả dân tộc lúc đó và tâm nguyện lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dù có đốt cháy dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập, tự do”.

Nếu sợ những thế lực bên ngoài và sợ cả chính mình thì tức là giặc chưa đến mà phải thua. Sự kiện 30/4/1975 đã thể hiện bản lĩnh của những nhà lãnh đạo Việt Nam, trong đó có cha tôi.

Nhìn lại sự kiện chiến tranh biên giới 1979, cũng từng có một số người đặt vấn đề: Vì ông Duẩn găng với Trung Quốc, vì ông Duẩn chủ trương đánh Campuchia. Đó là quãng thời gian tôi đã trưởng thành và là một người lính, với tất cả những gì đã chứng kiến, tôi hiểu rằng, ở thời điểm đó, những nhà lãnh đạo Việt Nam, mà cha tôi là người đứng đầu, đã không thể có sự lựa chọn khác.

Với Campuchia, Việt Nam đã thay mặt nhân loại cứu một dân tộc khỏi họa diệt chủng mặc dù cả mình mẩy chúng ta còn đầy thương tích sau hai cuộc chiến tranh. Và cũng là để cứu chính mình. Nếu không làm việc đó, có thể khẳng định rằng sau đó Việt Nam phải chịu một cuộc chiến tranh từ hai đầu biên giới.

Với cuộc chiến 1979, đó không phải là sự lựa chọn của chúng ta. Mà quả thực, nếu không có chuyện Trung Quốc bất ngờ tiến quân vào 6 tỉnh biên giới thì có lẽ đến sau này, cũng sẽ vẫn có người nói: Chuyện nói Trung Quốc muốn đánh Việt Nam là do cha tôi tự nghĩ ra.

Thời đó, không ít người không thể tin được rằng, Trung Quốc có thể đánh Việt Nam. Xin trích lại một đoạn trong bài viết mới đây của ông ông Dương Danh Di, nguyên là Bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, chuyên làm công tác nghiên cứu thời đó để các bạn có thể hiểu thêm rằng: Họ tiến hành cuộc chiến đó là vì điều gì?

Bộ đội Việt Nam đánh trả quân xâm lược Trung Quốc tại Lạng Sơn năm 1979 (Ảnh tư liệu)

“... Cuối tháng 1 năm 1979 Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ, được Tổng thống Carter đón tiếp với nghi lễ rất cao, hai nước quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao, và không biết còn bàn bạc gì nữa? Trên đường về nước Đặng Tiểu Bình ghé qua Nhật Bản. Trước những tình hình trên, một số anh em nghiên cứu chúng tôi đã khẳng định khá sớm: hai nước anh em thân thiết như răng với môi này không đánh nhau một trận không xong!

Lý trí mách bảo như vậy, thậm chí còn mách bảo hơn nữa: Trung Quốc đã từng gây cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ và nhất là với Liên Xô và cả hai lần họ đều bất ngờ ra tay trước.

Thế nhưng về mặt tình cảm (bây giờ nhìn lại thì còn có cả sự ngây thơ, cả tin nữa) vẫn hy vọng dù chỉ là chút ít thôi: quan hệ Việt Trung đã từng gắn bó, sâu nặng như vậy, họ không thể một sớm một chiều trở mặt được.

Trong bối cảnh trên, cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu ngày 17/2/1979 do nhà cầm quyền Trung Quốc - mà người chủ xướng là Đặng Tiểu Bình, phát động, về tổng thể không bất ngờ đối với chúng tôi, nhưng về thời gian cụ thể và nhất là về qui mô binh lực mà Trung Quốc sử dụng thì quả là không tính tới...”.

Tất nhiên, cha tôi là người không hề bất ngờ vì ông và Đảng cũng đã có sự tiên liệu và chuẩn bị trước.

Khi lòng yêu nước ăn sâu vào trong máu thịt, thì dù trong hoàn cảnh nào, người ta cũng có sự cảnh giác chính xác để có thể phản ứng đúng để bảo vệ Tổ quốc, bằng cách này hay cách khác.

Vì thế khi gần đây nghe về những vụ như sách của trẻ em in cờ Trung Quốc, nho Việt Nam bán trong siêu thị Big C có dán cờ Trung Quốc, tôi thấy buồn. Chẳng phải vì người Trung Quốc bây giờ quá giỏi mà vì người Việt Nam bây giờ quá chủ quan. Những việc làm đó thực ra cũng chỉ thể hiện sự cẩu thả của một số người cụ thể có liên quan. Nhưng qua đó cũng cho thấy: Ở họ không thường trực lòng yêu nước đủ để không phạm phải những chuyện không cho phép phạm phải. Khi một người yêu nước nồng nàn, yêu nước một cách không vụ lợi thì bất kỳ có điều gì xảy ra có ảnh hưởng tới đất nước thì sẽ có phản ứng tức thời ngay.

Tôi từng đến cửa Hữu nghị quan sau ngày 17/2/1979. Hồi đó, ở chỗ Trung Quốc trưng bày những kỷ vật về mối quan hệ của hai nước, có tất cả những tấm ảnh lãnh đạo Việt Nam qua nhiều thế hệ, trừ cha tôi. Trong sâu thẳm, tôi tự hào vì điều đó: Cha tôi, Tổng Bí thư Lê Duẩn là người quyết bảo vệ đến cùng từng tấc đất ở đây.
Lê Kiên Thành
http://khampha.vn/toi/cha-toi-le-duan-va-ky-niem-voi-trung-quoc-c8a74210.html
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
kc135
Thành viên
*
Bài viết: 287


« Trả lời #18 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2013, 10:36:11 am »

đừng nghe những gì Trung Quốc nói,hãy nhìn kỹ những gì Trung Quốc là
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #19 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2013, 01:48:56 pm »

đừng nghe những gì Trung Quốc nói,hãy nhìn kỹ những gì Trung Quốc là

Diễn đàn không khuyến khích kiểu hô khẩu hiệu nhảm này. Xóa sau 24h.
Logged
Trang: « 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM